Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐTTX 4 – Ban Học Tập

Môn: Thắng Pháp Tập Yếu Luận

BÀI 3-4
TÁM TÂM THAM, HAI TÂM SÂN, HAI TÂM SI
(12 TÂM BẤT THIỆN)
Lưu ý: bài này có trong câu hỏi thi, nên học kỹ, Tám tâm tham này rất quan trọng vì ai cũng có đủ
tám tâm tham này.

Câu hỏi thi: liệt kê (pali – việt, hán – anh) và giải thích, có cho ví dụ 8 tâm tham

8 tâm tham, 2 tâm sân, 2 tâm si, tổng cộng có 12 tâm bất thiện. Mỗi ngày chúng ta đều có 12 tâm bất
thiện này chiếm 99,99% thời gian nên cần học kỹ.

Tattha katamam kàmàvacaram

Tattha: ở đây,
katamam: có bao nhiêu,
kàmàvacaram: dục giới tâm (tâm dục giới có 54 tâm, nhưng bài này có 8 tâm tham thôi, tâm sắc giới
có 15, tâm vô sắc giới có 12). Mình thì thường có tâm tham, sân, si hằng ngày có 12 tâm (tâm bất
thiện dục giới) trong 54 tâm dục giới; tâm thiện dục giới; tâm quả dục giới (quả của tâm thiện); tâm
duy tác dục giới (tâm làm việc lành của Đức Phật và các bậc Alahan). Trong 54 tâm dục giới có 24
tâm dục giới tịnh hảo (8 tâm thiện, 8 tâm quả và 8 tâm duy tác), 18 tâm vô nhân (7 tâm quả bất thiện
vô nhân, 8 tâm thiện vô nhân, 3 tâm quả vô nhân) và 12 tâm bất thiện.

Học kỹ các tâm bất thiện này, sẽ nhận rõ tâm của chính mình. Ví dụ: thấy khăn dơ, tiếp cận với nó
thấy bực bội khó chịu, không ai giặt…  tâm sân; hay ly trà thanh nhiệt, càng uống càng ngủ, nếu
13 giờ không đồng ý uống ly nước này  tâm sân, nếu 21h tối uống để ngủ  tâm tham… tất cả
cảnh xuất hiện thì tâm đều xuất hiện theo cảnh đó. Khi nói quý vị ngu dữ, các vị bực bội, khó chịu
thì đó là tâm sân. Khi nói quý vị thông minh, nghe thích quá thì đó là tâm tham. Mỗi ngày quý vị
xuống bếp ăn cơm thì vừa có tâm tham vừa có tâm sân, nếu đồ ăn nấu ngon ăn thích thì là tâm tham,
nếu đồ ăn mình không thích là tâm sân. Tâm tham sân si thường xuyên xuất hiện, mình có tham sân
si, họ cũng có tham, sân, si  mình với họ bà con. Mình lên án họ có tham sân si, mình cũng có
tham sân si, như vậy quá bất công, vì vậy hãy trả lại công bằng cho họ.

I. Tám tâm tham

1. Somanassa-sahagataṁ, diṭṭhigata-sampayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ


(Tâm tham thọ hỷ hợp tà vô trợ)

2. Somanassa-sahagataṁ, diṭṭhigata-sampayuttaṁ sasaṅkhārikam ekaṁ.


(Tâm tham thọ hỷ hợp tà hữu trợ)

3. Somanassa-sahagataṁ, diṭṭhigata-vippayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ

Bài số 1: Bốn Thắng Pháp Trang 2/2


ĐTTX 4 – Ban Học Tập
Môn: Thắng Pháp Tập Yếu Luận

(Tâm tham thọ hỷ ly tà vô trợ)

4. Somanassa-sahagataṁ, diṭṭhigata-vipayuttaṁ sasankhārikam ekaṁ.


(Tâm tham thọ hỷ ly tà hữu trợ)

5. Upekkhā-sahagataṁ, diṭṭhigata-sampayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ.


(Tâm tham thọ xả hợp tà vô trợ)

6. Upekkhā-sahagatam, diṭṭhigata-sampayuttaṁ sasaṅkhārikam ekaṁ.


(Tâm tham thọ xả hợp tà hữu trợ)

7. Upekkhā-sahagataṁ, diṭṭhigata-vippayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ.


(Tâm tham thọ xả ly tà vô trợ)

8. Upekkhā-sahagataṁ, diṭṭhigata-vipayuttaṁ sasaṅkhārikam ekaṁ.


(Tâm tham thọ xả ly tà hữu trợ)

1. Somanassa-sahagataṁ, diṭṭhigata-sampayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ (Tâm tham thọ hỷ


hợp tà vô trợ)

Somanassa-sahagataṁ: câu hữu với hỷ  cùng có với vui (tâm có vui)

diṭṭhigata-sampayuttaṁ: tương ưng với tà kiến

asaṅkhārikam ekaṁ: một tâm không cần nhắc bảo

Tâm tham câu hữu với hỷ tương ưng với tà kiến không cần nhắc bảo còn gọi là tâm tham thọ hỷ hợp
tà vô trợ  tâm này có đặc điểm là có sự vui thích và có tà kiến, không có sự trợ giúp (nhanh nhẹn,
không cần nhắc nhở). Tâm tham này diễn tiến đến 8 trạng thái khác nhau. Khi tâm tham khởi lên ví
dụ đi ăn trộm, nghĩ là có tội nhưng vẫn lấy  tâm tham nhưng không có tà kiến, không có tà kiến
không có nghĩa là chánh kiến vì có chánh kiến thì là tâm thiện.

2. Somanassa-sahagataṁ, diṭṭhigata-sampayuttaṁ sasaṅkhārikam ekaṁ. (Tâm tham thọ


hỷ hợp tà hữu trợ)

Somanassa-sahagataṁ: câu hữu với hỷ

diṭṭhigata-sampayuttaṁ: tương ưng với tà kiến

sasaṅkhārikam ekaṁ: một tâm cần được nhắc bảo

Một tâm tham câu hữu với hỷ tương ưng với tà kiến cần được nhắc bảo hay còn gọi là tâm tham thọ
hỷ hợp tà hữu trợ. Khi thấy nghe ngửi nếm đụng hoặc suy nghĩ một thứ gì đó khởi lên lòng tham
muốn với sự hoan hỷ vui thích nghĩ rằng không có tội và có sự trợ duyên giúp đỡ của người khác
hoặc của chính mình. Ví dụ có người vô chùa thấy tượng Phật bằng vàng, khởi lên lòng tham muốn
nên ăn cắp tượng Phật đó bằng sự vui mừng nhưng nghĩ rằng không có tội lỗi gì cả và làm việc đó
bằng sự chần chừ chậm chạp hoặc có người xúi dục.

Bài số 1: Bốn Thắng Pháp Trang 2/2


ĐTTX 4 – Ban Học Tập
Môn: Thắng Pháp Tập Yếu Luận

3. Somanassa-sahagataṁ, diṭṭhigata-vippayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ (Tâm tham thọ hỷ


ly tà vô trợ)

Somanassa-sahagataṁ: câu hữu với hỷ

Diṭṭhigata-vippayuttaṁ: không tương ưng với tà kiến

asaṅkhārikam ekaṁ: một tâm không cần nhắc bảo

Một tâm tham câu hữu với hỷ không tương ưng với tà kiến không cần nhắc bảo còn gọi là tâm tham
thọ hỷ ly tà vô trợ

4. Somanassa-sahagataṁ, diṭṭhigata-vipayuttaṁ sasankhārikam ekaṁ. (Tâm tham thọ hỷ


ly tà hữu trợ)

Somanassa-sahagataṁ: câu hữu với hỷ

Diṭṭhigata-vippayuttaṁ: không tương ưng với tà kiến

sasaṅkhārikam ekaṁ: một tâm cần được nhắc bảo

Một tâm tham câu hữu với hỷ không tương ưng với tà kiến cần được nhắc bảo còn gọi là tâm tham
thọ hỷ ly tà hữu trợ. Ví dụ có người vào chùa thấy tượng Phật bằng vàng khởi lên lòng ham muốn
bèn lấy trộm với trạng thái hoan hỷ vui mừng và nghĩ rằng có tội đồng thời có sự trợ giúp của người
khác hay với trạng thái chần chờ chậm chạm của mình.

Lưu ý: đọc hàng trăm quyển sách nói về tâm, không bằng đọc chính tâm của mình (khi làm bài
thi nên ghi câu này) (ý nghĩa: học rồi thì buông xả nó đi mà quay về nhận diện chính tâm của mình)
Trong Kinh Pháp cú, Đức Phật cũng dạy: Ai sống một trăm năm ác giới, không thiền định không
bằng sống một ngày có giới có thiền định. Khi có thiền định là mình đã đọc được cái tâm của mình.
Nghiên cứu về cái tâm là phụ, đọc được cái tâm là chính.
5. Upekkhā-sahagataṁ, diṭṭhigata-sampayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ. (Tâm tham thọ xả
hợp tà vô trợ)

Upekkhā-sahagataṁ: câu hữu với xả

diṭṭhigata-sampayuttaṁ: tương ưng với tà kiến

asaṅkhārikam ekaṁ: một tâm không cần nhắc bảo

Ví dụ: khi mình đói bụng, người ta dâng cúng thức ăn thì đó là tâm tham thọ hỷ, khi mình đã no rồi
nhưng người ta cúng nữa mình nhận là tâm tham thọ xả.

Tâm tham câu hữu với xả tương ưng với tà kiến không cần nhắc bảo còn gọi là Tâm tham thọ xả
hợp tà vô trợ. Tâm khởi lên lòng tham muốn với trạng thái bình thường nhưng nghĩ sai (tà kiến)
bằng một trạng thái nhanh nhẹn, không cần sự giúp đỡ của ai. Ví dụ: một người vô chùa thấy tượng
phật bằng đồng, khởi lên lòng tham muốn ăn trộm mang về nghĩ rằng không có tội, ăn cắp một cách
nhanh nhẹn.

Bài số 1: Bốn Thắng Pháp Trang 2/2


ĐTTX 4 – Ban Học Tập
Môn: Thắng Pháp Tập Yếu Luận

6. Upekkhā-sahagatam, diṭṭhigata-sampayuttaṁ sasaṅkhārikam ekaṁ. (Tâm tham thọ xả


hợp tà hữu trợ)

Upekkhā-sahagataṁ: câu hữu với xả

diṭṭhigata-sampayuttaṁ: tương ưng với tà kiến

sasaṅkhārikam ekaṁ: một tâm cần được nhắc bảo

Tâm tham câu hữu với xả tương ưng với tà kiến cần được nhắc bảo còn gọi là Tâm tham thọ xả hợp
tà hữu trợ. Giống như trên nhưng làm một cách chậm chạp

7. Upekkhā-sahagataṁ, diṭṭhigata-vippayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ. (Tâm tham thọ xả ly


tà vô trợ)

Upekkhā-sahagataṁ: câu hữu với xả

diṭṭhigata-vippayuttaṁ: không tương ưng với tà kiến

asaṅkhārikam ekaṁ: một tâm không cần nhắc bảo

Tâm tham câu hữu với xả không tương ưng với tà kiến không cần nhắc bảo còn gọi là Tâm tham thọ
xả ly tà vô trợ . Ví dụ: một người vô chùa thấy tượng phật bằng đồng, khởi lên lòng tham muốn ăn
trộm mang về với trạng thái bình thường nghĩ rằng có tội, ăn cắp một cách nhanh nhẹn, không người
xúi bảo

8. Upekkhā-sahagataṁ, diṭṭhigata-vipayuttaṁ sasaṅkhārikam ekaṁ. (Tâm tham thọ xả ly


tà hữu trợ)

Upekkhā-sahagataṁ: câu hữu với xả

diṭṭhigata-vippayuttaṁ: không tương ưng với tà kiến

asaṅkhārikam ekaṁ: một tâm cần được nhắc bảo

Tâm tham câu hữu với xả, không tương ưng với tà kiến cần được nhắc bảo còn gọi là Tâm tham thọ
xả ly tà hữu trợ. Giống như trên nhưng tâm này khởi lên một cách chậm chạp, chần chờ hoặc có
người xúi dục

Tám tâm này là tâm câu hữu với tham.

Bài số 1: Bốn Thắng Pháp Trang 2/2


ĐTTX 4 – Ban Học Tập
Môn: Thắng Pháp Tập Yếu Luận

Tất cả là pháp, pháp là tất cả những sự vật hiện tượng, pháp được chia làm hai: chơn đế và tục đế.
Pháp tục đế là pháp thuộc về sự thật của thế tục, thế gian. Pháp chơn đế là sự thật của sự thật. Ví dụ
cái bàn là tục đế nhưng nếu nói đất nước lửa gió thì đó là chơn đế. Chơn đế được chia làm hai: chơn
đế hữu vi và chơn đế vô vi. Chơn đế vô vi là Niết bàn, chơn đế hữu vi là chơn đế còn hành động còn
tạo tác về thân khẩu ý. Các pháp hữu vi là vô thường, khổ, vô ngã.
Bài số 1: Bốn Thắng Pháp Trang 2/2
ĐTTX 4 – Ban Học Tập
Môn: Thắng Pháp Tập Yếu Luận

II. Hai tâm sân

1. Domanassa-sahagataṁ, paṭigha-sampayuttaṁ asaṅkhārikam ekaṁ. (Tâm sân thọ


ưu hợp phẫn vô trợ)
2. Domanassa-sahagataṁ, paṭigha-sampayuttaṁ sasaṅkhārikam ekaṁ (Tâm sân
thọ ưu hợp phẫn hữu trợ)

III. Hai tâm si

1. Upekkhā-sahagataṁ, vicikicchāsampayuttam ekaṁ (Tâm si thọ xả hợp hoài nghi)


2. Upekkhā-sahagataṁ, uddhaccasampayuttam ekaṁ (Tâm si thọ xả hợp phóng dật)

Bài số 1: Bốn Thắng Pháp Trang 2/2

You might also like