TPTYL Bai1 BonThangPhap

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐTTX 4 – Ban Học Tập

Môn: Thắng Pháp Tập Yếu Luận

THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN


ABHIDHAMMATTHASANGAHA

GIỚI THIỆU MÔN HỌC:


A. Nội Dung Môn Học:
1. Giảng về 52 Tâm Sở
2. Giảng về 121 Tâm Vương
3. Giảng về Một phần Sắc Pháp
4. Giảng về Ý Nghĩa Niết Bàn theo Abhidhamma (A Tỳ Đàm) Hay Vi Diệu Pháp/
Thắng Pháp.
B. Giới Thiệu về Tên Môn Học:
1. Tên Môn Học: Thắng Pháp Tập Yếu Luận:
 Luận là 1 bản viết – 1 bản luận: sưu tập những yếu lý của những pháp mà Thù Thắng
(Thắng Pháp là Pháp Thù Thắng hay là Vi Diệu Pháp hay là Siêu Lý Pháp). Tóm lại là:
Bộ sưu tập về Pháp Thù Thắng hày Vi Diệu Pháp.
 Abhidhammatthasanghan : bộ sưu tập về những yếu lý – ý nghĩa của Vi Diệu Pháp –
Thắng Pháp – Siêu Lý Pháp.
◦ Abhi: là Vi Diệu Pháp – Thắng Pháp – Siêu Lý Pháp,
◦ Dhamma: là Pháp những lời dạy của Đức Phật – các Pháp trong thế gian,
◦ Attha: là ý nghĩa – yếu lý,
◦ Sangaha: là bộ sưu tập – tập hợp.
Giáo Thọ yêu cầu học môn này phải cố gắng nâng cao vì đây là những lời dạy cao của
Đức Phật yêu cầu học viên phải nhón gót cao hơn mới học nổi.
2. Tài Liệu Môn Học:
 Sách Giáo Khoa Thắng Pháp Tập Yếu Luận ( tập 1 và 2)
(Có 3 phiên bản: tiếng Pali , Tiếng Anh và Tiếng Việt).
 Hay còn gọi là Tâm Lý Học của Đạo Phật – HT.Thích Minh Châu dịch giả.
“Trung Hoa có Trần Huyền Trang
Việt Nam có trăng vàng Minh Châu”.
Lưu ý: Môn này rất quan trọng cho việc học cao hơn về sau.

BÀI 1. BỐN THẮNG PHÁP

A. CẤU TRÚC BÀI GIẢNG GỒM: 4 phần


 PÀLI VĂN: là Tài Liệu Bậc 1 – Tài Liệu Gốc
Bài số 1: Bốn Thắng Pháp Trang 2/2
ĐTTX 4 – Ban Học Tập
Môn: Thắng Pháp Tập Yếu Luận

 THÍCH VĂN: Chú Thích Từ


 VIỆT VĂN: Dịch Ra Tiếng Việt
 THÍCH NGHĨA: Giải Thích Ý Nghĩa
 Giáo Thọ lưu ý thêm về môn học:
Học viên cố gắn học cho thuộc suy nghĩ cho thấu đáo là đạt yêu cầu.
- Trí Văn là trí do nghe, từ nghe đó mới có tự trí tư
- Trí Tư: Nghe xong rồi suy nghĩ
- Trí Tu: từ suy nghĩ hiểu thì sẽ Tu theo.
=> Trong quá trình tìm hiểu Pháp có 2 pháp là Pháp học và Pháp hành, làm sao học rồi tu
được và giải thoát trong hiện tại xem như học thành công.
+ Làm sao học xong bài này tu đạt theo bài này là đạt được Pháp Hành.
+ Làm sao hành được rồi thì sẽ thành tựu bậc thánh nhân – A La Hán.
Theo A Tỳ Đàm có 4 bậc thánh:
+ Sơ quả Tu-đà-hoàn (Sotāpatti): đã diệt trừ thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ.
+ Nhị quả Tư-đà-hàm (Sakadāgāmī): giảm nhẹ dục ái và sân
+ Tam quả A-na-hàm (anāgāmī): diệt trừ dục ái và sân
+ Tứ quả A-la-hán (Arahanta): diệt trừ Ái sắc, Ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, và vô minh.
=> Nếu người nào diệt trừ được 10 kiết sử trên thì người đó là A La Hàn.
“Như vậy yêu cầu ai học xong môn này phải đạt được sơ quả Tu-Đà-Hoàn: là phải diệt trừ
thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ. Rồi sau đó làm sao đạt được Nhị quả Tư-đà-hàm giảm nhẹ
dục ái và sân.”
B. NỘI DUNG CHÍNH BÀI HỌC
I. PÀLI VĂN:
 Tattha đọc “tát-thá”: ở đây,
 Vuttābhidhammatthā các pháp thuộc về vi diệu pháp được nói đến,
+ Vuttā đọc “vút-ta”
+ Bhidham đọc “phí-thăm”
+ Matthā đọc “mắt-tha”
 Catudhā đọc “Chá-tú-tha” có 4 loại,
 Paramatthato đọc “Pá-rá-mắt-thá-tô”: theo đệ nhất nghĩa đế,
 Cittam đọc “Chít-tăng”: Tâm Vương,
 Cetasikam đọc “Chê-tá-sí-kăn”: Tâm Sở,
 Rūpam đọc “Ru-păng”: Sắc Pháp,
 Nibbànamiti đọc “Níp-pa-năng”: Niết Bàn,
 Sabbathā đọc “Sắc-bá-tha”: Tất cả.
II. THÍCH VĂN:
Tương tự phần I
III. VIỆT VĂN: Dịch Ra Tiếng Việt
Tattha vuttābhidhammatthā catudhā paramatthato, Cittam cetasikam rūpam
nibbànamiti sabbathā.
=> Ở đây các pháp thuộc về vi diệu pháp được nói đến có 4 loại theo đệ nhất nghĩa đế:
Tâm Vương, Tâm Sở, Sắc Pháp, Niết Bàn, Tất cả.
IV. THÍCH NGHĨA: Giải Thích Ý Nghĩa
- Có hai sự thật (đế): Tục đế và Ðệ nhứt nghĩa đế – Chơn Đế ,
Bài số 1: Bốn Thắng Pháp Trang 2/2
ĐTTX 4 – Ban Học Tập
Môn: Thắng Pháp Tập Yếu Luận

+ Tục đế (Sammuti-sacca) là sự thật ngoài mặt, sự thật của thế tình.


+ Chơn đế – Ðệ nhứt nghĩa đế (Paramatthasacca) là sự thật tuyệt đối.
Ví dụ:
Tục đế: Tôi xin chào Sư Cô/ Thầy là tục đế. ( Tục đế là cái không có)
Chơn đế: Xin chào đất, nước, lửa, gió là chơn đế. ( Chơn đế là cái có thật)
Người nào nhìn thấy được chơn đế giải thoát ngay trong hiện tại.
- Sắc pháp: là vô thường, đau khổ, vô ngã
- Tâm Vương, Tâm Sở: là danh pháp
- Nāma (Danh) và Rūpam (Sắc) => Danh sắc là vô thường, đau khổ, vô ngã.
- Như vậy chúng ta chỉ cần thoát khỏi tục đế thì chúng ta đã giải thoát rồi ngay trong hiện tại.
- Tâm Vương là thức uẩn.
- Tâm Sở là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn là vô thường.
Giải thích:
+ Tâm Vương, Tâm Sở, Sắc Pháp chửi tôi. Vậy giận ai ? Giận Tâm Vương, Tâm Sở hay giận
Sắc Pháp, hay giận cả 3 hay không giận.
+ Mà Tâm Vương, Tâm Sở, Sắc Pháp thay đổi liên tục như dòng nước trên con sông. Mà
dòng nước trên con sông đã chảy qua thì nó không còn ở đây nữa. Như vậy 3 cái trên nó thay đổi
liên tục thì sẽ giận ai, giận cái cũ hay cái mới. Cái cũ thì mất rồi, cái mới đâu có chửi mình =>
không thể giân cái mới được.
Như vậy luôn thay đổi liên tục như vô ngã là vậy, khi ta suy nghĩ kỹ về vấn đề này thì ta có thể giải
thoát được rồi. Tâm Vương, Tâm Sở, Sắc Pháp thì luôn thay đổi.
+ Tâm Vương là tâm chính
+ Tâm Sở là phần đi theo, phụ thuộc, sở hữu, đi cùng với Tâm Vương.
Ví dụ:
Cái ly nước: Sắc Pháp giống cái ly còn Tâm Vương giống nước trong ly, Tâm Sở giống như
chất khác trong cái ly như cà phê, O-van-tin trong cái ly.
Tâm mà có Sân thì gọi là Tâm Sân: Tâm là Tâm Vương; Sân là tâm sở.
Tương tự nhiều vì dụ khác.
Có người có 2 tâm: Tâm Vương giống nhau nhưng Tâm Sở khác khác nhau – Tâm sở là 1
tâm ganh tị và một tâm tỳ hỷ -hoan hỷ với sự thành công của người khác. Cùng một sự kiện nhưng
phản ứng của 2 tâm khác nhau.
“Trong Kinh Tứ Niệm Xứ dạy: khi tâm có tham dễ biết là tâm có tham, Khi tâm không có
tham, hay biết không có tham”.
=> Như vậy khi ta đọc được cái tâm của mình sẽ giúp mình giải quyết được phiền não.
Hòa thượng Minh Châu chú thích: Thắng Pháp Tập Yếu Luận Hay còn gọi là Tâm Lý Học của
Đạo Phật.
Đối tượng nghiên cứu là Tâm Vương, Tâm Sở và Sắc Pháp (đất nước lửa gió là chính).
+ Niết Bàn: Niết là không, bàn là tham: là sự thiêu dệt tham ái => Không tham là có Niết
bàn. Niết bàn là hạnh phúc tối thượng. Kiềm chế lại tham sân si, sự khó chịu bực bội, lòng ham
muốn. Cố gắn để có Niết bàn từng thần để sớm đạt Niết bàn toàn phần.
Câu nói nếu có người gây ra cho mình phiền não, đừng nhìn người gây ra cho mình phiền
não, mà hãy nhìn cái tâm phiền não của mình. Phải học cái tâm thì mới nhìn được cái tâm. Nhìn
được cái tâm phiền não của mình, nhìn cái tâm chứ đừng nhìn người vì nhìn người lại càng phiền
não. “Đừng mong muốn thay đổi bản tánh người khác mà hãy cố gắn thay đổi tâm khó chịu của
mình”.
Phải sống chậm lại, kiểm soát được mình và tâm của mình.
Kinh Pháp Cú: “Hạnh phúc thay thân được kiểm soát,
Hạnh phúc thay khẩu được kiểm soát,
Hạnh phúc thay ý được kiểm soát
Bài số 1: Bốn Thắng Pháp Trang 2/2
ĐTTX 4 – Ban Học Tập
Môn: Thắng Pháp Tập Yếu Luận

Hạnh phúc thay tâm được kiểm soát”.


C. BÀI TẬP VỀ NHÀ (NỘP CỘNG ĐIỂM THI):
“Đọc và tóm tắt lời nói đầu trong Quyển Thắng Pháp Tập Yếu Luận của HT. Thích Minh
Châu. (Từ 18 trang còn lại 6 trang vở tập học sinh)
Có 2 cách tóm tắt:
a/ Đọc từng chữ rồi gạch bỏ những chử không thích.
b/ Đọc hết 1 đoạn rồi tự mình tóm ý lại đoạn đó.

Bài số 1: Bốn Thắng Pháp Trang 2/2

You might also like