Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 86

PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ, CÔNG CHỨNG, THỪA PHÁT LẠI

MỤC LỤ

AUGUST 14, 2023

1
C
PHẦN I: PL VỀ CÔNG CHỨNG VÀ CHỨNG THỰC:....................................2

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CHỨNG:...............................................2

1. Đối tượng điều chỉnh luật công chứng là gì ?..................................................3

2. Phương pháp điều chỉnh luật công chứng ?.....................................................3

3. Nguồn luật công chứng là gì ?.........................................................................3

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ CÔNG CHỨNG


VIÊN:........................................................................................................................4

1. Hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay có giống nhau hay không ?....................4

2. Công chứng là gì ?...........................................................................................4

3. Đối với di chúc bằng miệng có công chứng được hay không ?.......................4

4. Phân biệt "hợp đồng vay tài sản" và "hợp đồng tín dụng":..............................5

5. Cá nhân tổ chức có thực hiện nhà nước VN có thể thực hiện quyền bất động
sản ?........................................................................................................................6

6. Có mấy tổ chức hành nghề công chứng viên ?................................................7

7. Khái niệm tổ chức hành nghề công chứng.......................................................7

8. Trình bày khái niệm, phân loại tổ chức hành nghề công chức ?......................7

9. Phân tích tiêu chuẩn công chứng viên ?...........................................................9

10. Quyền và nghĩa vụ công chứng viên ?........................................................11

CHƯƠNG 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG CHỨNG HĐ, GIAO DỊCH:....12

1. Phân tích công chứng văn bản khai nhận di sản ?.........................................12

2
2. Người để lại di sản có được khai nhận di sản tại tổ chức hành nghề công
chứng ?.................................................................................................................13

3. Di sản thừa kế được mở khi nào ?..................................................................13

CHƯƠNG 6. THỪA PHÁT LẠI VÀ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ THỪA PHÁT


LẠI:.........................................................................................................................14

1. Phân tích khái niệm, đặc điểm chế định thừa phát lại ?.................................14

2. Trình bày ý nghĩa, vai trò của chế định thừa Phát lại, những công việc thừa
phát lại được thực hiện ?......................................................................................15

CÂU HỎI ÔN TẬP.............................................................................................16

1. Trình bày tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm thừa phát lại ?
............................................................................................................................
16

2. Phân tích Khái niệm và đặc trưng pháp lý văn phòng thừa phát lại ?............16

3. Trình bày việc tống đạt theo yêu cầu tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ?.......
............................................................................................................................
18

4. Phân tích việc lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức đối với thừa
phát lại ?...............................................................................................................19

3
PHẦN I: PL VỀ CÔNG CHỨNG VÀ CHỨNG THỰC:
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CHỨNG:
1. Đối tượng điều chỉnh luật công chứng là gì ?

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật,
sự điều chỉnh của pháp luật tác động tới. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là
toàn bộ các quan hệ xã hội, được pháp luật điều chỉnh.

2. Phương pháp điều chỉnh luật công chứng ?


PP mệnh lệnh.
3. Nguồn luật công chứng là gì ?

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội ban hành Luật công chứng.

4
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ CÔNG
CHỨNG VIÊN:
1. Hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay có giống nhau hay không ?

Nhiều người hay nhầm lẫn giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay tài sản. Về
mặt pháp lý hai hợp đồng này hoàn toàn khác nhau. Hai hợp đồng này đều có tính
chất là cá nhân, tổ chức đi vay phục vụ cho đời sống, sinh hoạt.

2. Công chứng là gì ?

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng
chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn
bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn
bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt
(sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc do
cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

3. Đối với di chúc bằng miệng có công chứng được hay không ?

Khoản 5 điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về di chúc miệng phải đáp
ứng các điều kiện về thủ tục như sau: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu
người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người
làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người
làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải
được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký
hoặc điểm chỉ của người làm chứng”.

Điều 632 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định những người sau đây không được
làm chứng:

5
“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau
đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”

4. Phân biệt "hợp đồng vay tài sản" và "hợp đồng tín dụng":

TIÊU CHÍ HỢP ĐỒNG VAY TS HĐ TÍN DỤNG


Hợp đồng vay tài sản là Hợp đồng tín dụng là
Khái niệm sự thỏa thuận giữa các việc cấp tín dụng, theo
bên, theo đó bên cho đó tổ chức tín dụng giao
vay giao tài sản cho bên hoặc cam kết giao cho
vay; khi đến hạn trả, bên khách hàng một khoản
vay phải hoàn trả cho tiền để sử dụng vào mục
bên cho vay tài sản cùng đích xác định trong một
loại theo đúng số lượng, thời gian nhất định theo
chất lượng và chỉ phải thỏa thuận với nguyên
trả lãi nếu có thỏa thuận tắc có hoàn trả cả gốc và
hoặc pháp luật có quy lãi.
định.
Hình thức Hình thức bằng lời nói Hình thức bắt buộc bằng
hoặc bằng văn bản. văn bản.
Đối tượng Tài sản bao gồm vật, Đối tượng luôn là tiền.
tiền và giấy tờ có giá.

6
Tổ chức, cá nhân có đầy Bên cho vay là tổ chức
Chủ thể đủ năng lực pháp luật tín dụng, bên vay là tổ
chức, cá nhân đáp ứng
dân sự và năng lực hành đủ điều kiện quy định.
vi dân sự.
- Hợp đồng vay không - Cho vay ngắn hạn
Phân loại kỳ hạn. - Cho vay trung hạn
- Hợp đồng vay có kỳ - Cho vay dài hạn
hạn.
Lãi suất vay do các bên Tổ chức tín dụng và
thỏa thuận. (có thể có lãi khách hàng thỏa thuận
hoăc không có lãi). về lãi suất cho vay theo
Trường hợp các bên có cung cầu vốn thị trường,
Lãi suất thỏa thuận về lãi suất thì nhu cầu vay vốn và mức
lãi suất theo thỏa thuận độ tín nhiệm của khách
không được vượt quá hàng, trừ trường hợp
20%/năm của khoản tiền Ngân hàng Nhà nước
vay, trừ trường hợp luật Việt Nam có quy định
khác có liên quan quy về lãi suất cho vay tối
định khác. đa.
Bên cho vay và bên đi Nghĩa vụ chuyển giao
Quyền và nghĩa vụ các vay thực hiện quyền và tiền của bên cho vay
bên nghĩa vụ của mình song được thực hiện trước
song và bình đẳng với làm cơ sở, tiền đề cho
nhau. việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ của bên đi vay.
Luật Các tổ chức tín
dụng 2010, sửa đổi bổ

7
CSPL BLDS 2015. sung năm 2017.
Thông tư 39/2016/TT-
NHNN ngày
30/12/2016.

5. Cá nhân tổ chức có thực hiện nhà nước VN có thể thực hiện quyền bất
động sản ?

Bất động sản đưa vào kinh doanh là các loại nhà, công trình xây dựng gắn liền
với đất và các loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử
dụng đất quy định tại Điều 5 của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 (Điều 5
Luật Kinh doanh bất động sản quy định các loại bất động sản đưa vào kinh doanh
bao gồm: Nhà, công trình xây dựng có sẵn của các tổ chức, cá nhân; Nhà, công
trình xây dựng hình thành trong tương lai của các tổ chức, cá nhân; Nhà, công trình
xây dựng là tài sản công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa vào
kinh doanh; Các loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được phép kinh doanh quyền
sử dụng đất).

6. Có mấy tổ chức hành nghề công chứng viên ?

Theo điểm k khoản 2 Điều 17 Luật Công chứng 2014 quy định về nghĩa vụ của
công chứng viên: “Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản
quy phạm pháp luật khác có liên quan". Như vậy, theo quy định nêu trên, công
chứng viên chỉ được phép hành nghề tại 01 tổ chức hành nghề công chứng.

7. Khái niệm tổ chức hành nghề công chứng.

8
Có thể hiểu: “Tổ chức hành nghề công chứng là nơi chứng nhận tính xác thực,
hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản,... Bao gồm Phòng
công chứng và Văn phòng công chứng”.

8. Trình bày khái niệm, phân loại tổ chức hành nghề công chức ?

Khái niệm tổ chức hành nghề công chức:

Tổ chức hành nghề công chứng là tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép
để hoạt động trong lĩnh vực công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng
công chứng.

Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công
chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật công chứng do Quốc hội
Nhà nước XHCN Việt Nam bàn hành ngày 20/06/2014 và các văn bản quy phạm
pháp luật khác có liên quan.

Phòng công chứng và Văn phòng công chứng có nhiệm vụ và trách nhiệm nghề
nghiệp như nhau, tuy nhiên đây là hai tổ chức khác biệt.

Tổ chức hành nghề công chứng thực hiện hai nghiệp vụ chính là công chứng và
chứng thực.

Đặc điểm của tổ chức hành nghề công chứng:

Đặc điểm của Phòng công chứng:

- Phòng công chứng (PCC) do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập.
- PCC là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và
tài khoản riêng.

Người đại diện theo pháp luật của PCC là Trưởng phòng. Trưởng PCC phải là
công chứng viên, do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

9
- Tên gọi của PCC bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự
thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi PCC được thành lập.
- PCC sử dụng con dấu không có hình quốc huy. PCC được khắc và sử dụng
con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc
quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy
định của pháp luật về con dấu.

Đặc điểm của Văn phòng công chứng:

- Văn phòng công chứng (VPCC) được tổ chức và hoạt động theo quy định
của Luật công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên
quan đối với loại hình công ty hợp danh.

VPCC phải có từ hai công chứng viên (CCV) hợp danh trở lên. VPCC không có
thành viên góp vốn.

- Người đại diện theo pháp luật của VPCC là Trưởng Văn phòng. Trưởng
VPCC phải là CCV hợp danh của VPCC và đã hành nghề công chứng từ hai
năm trở lên.
- Tên gọi của VPCC phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo
họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một CCV hợp danh khác của
VPCC do các CCV hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm
lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm
truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- VPCC phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.

VPCC có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài
chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp
pháp khác.

10
- VPCC sử dụng con dấu không có hình quốc huy. VPCC được khắc và sử
dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin
khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của VPCC được thực hiện theo quy
định của pháp luật về con dấu.
9. Phân tích tiêu chuẩn công chứng viên ?

Tại điều 8 Luật công chứng quy định về tiêu chuẩn công chứng viên như sau:

Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên:

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,
có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ
nhiệm Công chứng viên:

Có bằng cử nhân luật;

Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau
khi đã có bằng cử nhân luật;

Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng
nghề công chứng;

 Hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng 03 tháng đối với những
người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Khoản 1,
Điều 10 Luật công chứng năm 2014 bao gồm: người đã có thời gian làm
thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; luật sư đã hành
nghề từ 05 năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ
luật; người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao
cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng
viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

11
 Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng kéo dài trong 12 tháng sau khi
có bằng cử nhân luật đối với những trường hợp không được miễn đào tạo
nghề công chứng kể trên.

Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; heo quy định tại
Khoản 1, Điều 11, Luật công chứng năm 2014 thì: “Người có giấy chứng nhận tốt
nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công
chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự
có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự
về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư
pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành
nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự”. Sau khi tham gia quá trình tập sự hành
nghề công chứng, người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng
là người được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.

Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng. Một trong những quy định về
tiêu chuẩn làm công chứng viên, điều kiện bảo đảm sức khỏe là một quy định
không rõ ràng. Như thế nào được xem là đảm bảo sức khỏe để hành nghề công
chứng? Rất khó để xác nhận được tiêu chuẩn đảm bảo sức khỏe hành nghề, cần
có một văn bản pháp luật hướng dẫn về tiêu chuẩn trên.

Theo quy định trên, một người muốn trở thành công chứng viên phải thỏa mãn
đồng thời 05 điều kiện, trong đó có điều kiện “ có bằng cử nhân luật”. Hiện nay,
quy định này chưa được hướng dẫn bởi văn bản nào nên có bằng cử nhân luật do
các cơ sở đào tào Luật trong nước được cấp phép là điều kiện bắt buộc với cá nhân
muốn trở thành công chứng viên. Do vậy trong trường hợp của bạn chỉ học thạc sỹ
Luật kinh tế thì chưa đủ điều kiện để trở thành công chứng viên.

10. Quyền và nghĩa vụ công chứng viên ?

12
Công chứng viên có các quyền sau đây:
Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;

Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng
cho tổ chức hành nghề công chứng;

Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này;

Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để
thực hiện việc công chứng;

Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái
đạo đức xã hội;

Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan.

Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:


Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;

Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;

Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;

Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối
yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;

Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công
chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;

13
Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn
bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn
phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;

Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên;

Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề
công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của
công chứng viên mà mình là thành viên;

Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp
luật khác có liên quan.

CHƯƠNG 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG CHỨNG HĐ, GIAO DỊCH:
1. Phân tích công chứng văn bản khai nhận di sản ?
Khoản 2 Điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định việc công chứng văn bản
khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 Luật
Công chứng 2014, theo đó:

Đối với hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế:

- Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định
phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có
giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người
để lại di sản đó.
- Trường hợp thừa kế theo pháp luật, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải
có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được
hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

14
- Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có
bản sao di chúc.

Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng
là người được hưởng di sản.

Nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là
không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người
yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng
văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

2. Người để lại di sản có được khai nhận di sản tại tổ chức hành nghề công
chứng ?

Không được, Căn cứ theo quy định của Luật công chứng năm 2014 thì việc
công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế có thể được tiến hành bởi tổ chức
hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

3. Di sản thừa kế được mở khi nào ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Thời
điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố
một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được Tòa án xác định ngày
chết của người bị tuyên bố là đã chết.

15
CHƯƠNG 6. THỪA PHÁT LẠI VÀ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ THỪA PHÁT
LẠI:
1. Phân tích khái niệm, đặc điểm chế định thừa phát lại ?

Phân tích khái niệm:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009
của Chính phủ thì Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ
nhiệm và trao quyền để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ,
lập vi bằng và các công việc khác theo quy định pháp luật.

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi
hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định
của Nghị định và pháp luật có liên quan.Trong phạm vi trách nhiệm của mình, thừa
phát lại được thực hiện các công việc sau:

- Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án
dân sự.
- Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
- Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu
của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết
định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết
định thi hành án.

Đặc điểm chế định thừa phát lại:

Thừa phát lại là người đạt đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, được
Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để thực hiện một số công việc theo quy định của
pháp luật.

16
Thừa phát lại là người hành nghề tự do, không phải là công chức, không hưởng
lương từ ngân sách nhà nước, hoạt động không theo chế độ công vụ nhưng khi
thực hiện một số công việc nhất định lại có quyền như những cán bộ công chức.

Thừa phát lại thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động thi hành án dân
sự chỉ được thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật cho phép liên quan
đến thi hành án dân sự như: tống đạt văn bản, giấy tờ, xác minh điều kiện thi hành
án và thi hành án dân sự.

Thừa phát lại hoạt động theo những quyên tắc về quy chế hoạt động, đạo đức
nghề nghiệp mà pháp luật quy định, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.

2. Trình bày ý nghĩa, vai trò của chế định thừa ơhats lại, những công việc
thừa phát lại được thực hiện ?

Ý nghĩa và vai trò:

Tính công bằng: Chế định thừa phát lại đảm bảo tính công bằng và công lý
trong hệ thống pháp luật. Nó ngăn chặn các bên liên quan tranh cãi về cùng một
vấn đề pháp lý ở mức độ vô tận và đảm bảo rằng một lần quyết định được đưa ra,
nó được xem là cuối cùng và không thể bị thay đổi.

Sự ổn định và dự báo: Chế định thừa phát lại tạo ra sự ổn định và dự báo trong
hệ thống pháp luật. Khi một quyết định cuối cùng đã được đưa ra, các bên liên
quan có thể dựa vào nó và có một hiểu biết rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của họ.
Điều này giúp giảm bất đồng và tranh chấp không cần thiết.

Hiệu lực và sự thực thi: Chế định thừa phát lại đảm bảo hiệu lực và sự thực thi
của quyết định tòa án. Nếu không có chế định này, bên thua kiện có thể lợi dụng
việc kháng cáo và xét xử lại để kéo dài tranh chấp và trì hoãn thực thi quyết định.

17
Công việc thừa phát lại được thực hiện:

Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;

Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định;

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật;

Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự
theo quy định.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm thừa phát
lại ?

Tiêu chuẩn thừa phát lại:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại bao gồm (Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP):

– Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp
hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
– Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức
sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
– Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn
thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định
08/2020/ NĐ - CP.
– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
2. Phân tích Khái niệm và đặc trưng pháp lý văn phòng thừa phát lại ?

18
Khái niệm văn phòng thừa phát lại:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì văn phòng
Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc
được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Văn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa
phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ. Văn phòng
Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Tên gọi văn phòng Thừa phát
lại bao gồm cụm từ "Văn phòng Thừa phát lại" và phần tên riêng liền sau. Người
đứng đầu Văn phòng Thừa phát lại là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp
luật của văn phòng Thừa phát lại.

Đặc trưng văn phòng thừa phát lại:

Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại
hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên
thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa
phát lại” và phân tên riêng liên sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện
theo quy định của pháp luật, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của Văn
phòng Thừa phát lại khác trong phạm vi toàn quốc, không được vi phạm truyền
thông lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn
phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.

Thư ký nghiệp vụ giúp Thừa phát lại thực hiện nghiệp vụ pháp lý theo quy định.
Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn là công dân Việt Nam
không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật,

19
có phẩm chất đạo đức tốt, phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên và không thuộc
một trong các trường hợp không được bổ nhiệm thừa phát lại.

Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo
nguyên tắc tự chủ về tài chính.

– Con dấu của Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy.
– Văn phòng Thừa phát lại được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp
Giấy đăng ký hoạt động.

Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở,
địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; không được thực
hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của
Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này.

3. Trình bày việc tống đạt theo yêu cầu tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ?

Thẩm quyền và phạm vi tống đạt của Thừa phát lại được quy định tại Điều 32
Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Việc tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ
quan thi hành án dân sự của Thừa phát lại được quy định tại Điều 33 Nghị định
08/2020/NĐ-CP như sau:

– Thừa phát lại tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân
dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự
trong vụ án hình sự và khiếu nại, tố cáo; tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của
cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát
lại đặt trụ sở theo hợp đồng dịch vụ tống đạt được ký kết giữa Văn phòng
Thừa phát lại với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân
sự.

20
Trường hợp tống đạt ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài
địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Văn phòng Thừa phát
lại có thể thỏa thuận với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân
sự bằng hợp đồng riêng cho từng việc cụ thể.

– Thủ tục tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân
thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng; thủ tục tống đạt giấy tờ, hồ sơ,
tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật
thi hành án dân sự.
– Hợp đồng dịch vụ tống đạt được thực hiện theo phương thức Tòa án, Viện
kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có nhu cầu chuyển giao các
loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu đã thỏa thuận tống đạt cho Văn phòng Thừa phát
lại để thực hiện tống đạt.

Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu thỏa thuận tống đạt bao gồm: Giấy báo, giấy triệu tập,
giấy mời, thông báo, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định, quyết định
kháng nghị của Tòa án; thông báo, quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát nhân
dân; quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập, thông báo của cơ quan thi
hành án dân sự. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có thể tống đạt các loại
giấy tờ, hồ sơ, tài liệu khác theo đề nghị của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ
quan thi hành án dân sự.

Số lượng và từng loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cụ thể giao Thừa phát lại tống đạt
được thực hiện thông qua biên bản có xác nhận của 02 bên theo ngày.

– Nội dung chủ yếu của hợp đồng dịch vụ tống đạt bao gồm: Loại giấy tờ, hồ
sơ, tài liệu cần tống đạt; thời gian thực hiện hợp đồng; thủ tục tống đạt;
quyền, nghĩa vụ của các bên; chi phí tống đạt.

21
Sau khi ký kết, hợp đồng dịch vụ tống đạt được gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi
Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự mở tài khoản để kiểm
soát việc thanh toán chi phí tống đạt cho Văn phòng Thừa phát lại.

– Mỗi Tòa án, mỗi Viện kiểm sát nhân dân, mỗi cơ quan thi hành án dân sự có
thể ký hợp đồng dịch vụ tống đạt với một hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát
lại.
4. Phân tích việc lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức đối với thừa
phát lại ?

Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức đối với
thừa phát lại:

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng
làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác (Khoản 3, điều 2,
Nghị định 135/2013/NĐ-CP). Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà
nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án
dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có
liên quan; trong đó: Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do
Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

Hay nói một cách thực tế, vi bằng là một văn bản bằng văn bản kèm theo hình
ảnh, video, âm thanh (nếu cần thiết). Trong văn bản này, Thừa phát lại sẽ mô tả và
ghi lại những hành vi, sự việc liên quan đến việc lập văn bản mà đích thân Thừa
phát lại chứng kiến một cách trung thực và khách quan. Văn bản này có giá trị
chứng minh trước tòa nếu các bên có tranh chấp liên quan đến sự việc hoặc sự
kiện, hành vi lập vi bằng.

Từ khái niệm trên cũng như các quy định hiện hành của pháp luật, chúng ta
thấy vi bằng và việc lập vi bằng của thừa phát lại có một số đặc điểm, yêu cầu sau:

22
– Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản này phải do chính thừa phát lại
lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình
trên vi bằng;
– Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về
hình thức và nội dung của văn bản;
– Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến;
đó là kết quả của quá trình quan sát trực quan và được phản ánh một cách
khách quan, trung thực trong một văn bản do thừa phát lại lập;
– Vi bằng do thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp
luật được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh;
– Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc
vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu
trữ.

Hành vi lập vi bằng của thừa phát lại có đặc điểm tương tự như hoạt động công
chứng của công chứng viên cả về phương pháp và mục đích hoạt động. Tuy nhiên,
việc lập văn bản không phải là văn bản công chứng. Công chứng là việc công
chứng viên thay mặt Nhà nước chứng kiến, chứng thực tính xác thực của văn bản,
hợp đồng dân sự theo yêu cầu của khách hàng đối với công chứng viên. Hoạt động
lập vi bằng của thừa phát lại bao gồm việc tạo ra các chứng thư (vi bằng) về các sự
kiện và hành vi xảy ra ở mọi nơi với ít sự kiểm soát về không gian và thời gian.

Có thể lấy một ví dụ đơn giản để thấy sự khác nhau giữa hoạt động lập vi bằng
và hoạt động công chứng như sau: Bên A và bên B ký hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất. Khi đó họ phải đến văn phòng công chứng, gặp chứng viên để
thỏa thuận và ký kết hợp đồng trước sự chứng kiến của công chứng viên. Sau khi
hợp đồng được ký kết với sự chứng thực của công chứng viên, khi hai bên "bước
ra khỏi cửa" văn phòng công chứng thì công chứng viên không nhất thiết phải quan

23
tâm việc hợp đồng đó được thực hiện thế nào? việc chuyển nhượng quyền sử dụng
đất tiến hành ra sao? có vi phạm trong thực hiện các thỏa thuận không?. Từ đây có
thể sẽ xuất hiện vai trò của thừa phát lại. Họ có thể sẽ chứng kiến và lập vi bằng về
việc chuyển giao quyền sử dụng đất, lập vi bằng về những vi phạm xảy ra trong
quá trình thực hiện hợp đồng... nếu các bên yêu cầu họ làm vậy.

Giá trị pháp lý của vi bằng:

Giá trị pháp lý của vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức đối với thừa phát
lại gồm 2 loại:

– Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản
hành chính khác.
– Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự
và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch
giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Việc xác thực không có giá trị pháp lý mà chỉ có giá trị chứng minh: Thừa phát
lại chỉ ghi nhận các trao đổi, giao dịch tiền tệ và giao nhận chứng từ chứ không xác
thực quan hệ giao dịch mua bán. Vi bằng không có chức năng công chứng, chứng
thực hoặc công chứng chứng minh giao dịch mua bán tài sản; Văn bản không thay
thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực hoặc văn bản hành chính khác. Việc
chuẩn bị hồ sơ được thực hiện theo đúng thủ tục nhà nước quy định và sẽ xác nhận
giao dịch của các bên vào thời điểm đó. xảy ra tranh chấp. Như vậy, một hành vi
chỉ có giá trị chứng minh và được tòa án công nhận, một đặc điểm cho thấy việc
thực hiện hành vi sẽ giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý khi tham gia giao dịch.

Ngoài ra, có 9 trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng Căn cứ pháp lý
Điều 2, 36, 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát
lại gồm:

24
– Trong trường hợp liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người
thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ,
cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì
và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại;
cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
– Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm
mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức,
tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lại
trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh,
quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công
trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
– Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại
Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
– Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy
định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính
xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ
tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt;
xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
– Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai,
tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy
định của pháp luật.
– Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người
yêu cầu lập vi bằng.
– Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn
vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn
vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
25
– Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Phạm vi, thẩm quyền vi bằng:

Theo quy định hiện hành, xét về thẩm quyền, thừa phát lại có quyền lập vi bằng
cung cấp chứng cứ về sự việc, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp
pháp luật cấm hoặc không cho phép. Về phạm vi áp dụng, Thừa phát lại hiện nay
được lập vi bằng dựa trên sự việc, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương nơi Thừa phát lại đóng trụ sở.

Thẩm quyền, phạm vi và giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 36
Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ quy định về tổ
chức và hoạt động của Thừa phát lại. Ngoài ra, Thừa phát lại không được lập vi
bằng đối với các trường hợp quy định tại Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP,
như lập vi bằng để xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà
pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; ghi nhận sự
kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có
giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật…

Các bước lập vi bằng của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng của Người yêu cầu lập vi bằng:

Khi có nhu cầu lập vi bằng, khách hàng thường sẽ phải đến Văn phòng Thừa
phát lại. Tại Văn phòng, họ trình bày với người tiếp nhận các yêu cầu của mình và
yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng đối với hành vi, sự kiện nhất định. Sau khi phía
Văn phòng Thừa phát lại tiếp nhận yêu cầu, Văn phòng Thừa phát lại có trách
nhiệm xem xét hành vi sự kiện được yêu cầu lập vi bằng. Nếu hành vi sự kiện là
trái pháp luật thì phải từ chối lập vi bằng. Trường hợp yêu cầu lập vi bằng là hành

26
vi sự kiện hợp pháp thì hai bên có thể tiếp tục đến bước thứ hai là thỏa thuận cụ thể
về việc lập vi bằng.

Bước 2: Thỏa thuận về việc lập vi bằng:

Cá nhân, tổ chức lập vi bằng phải thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại các
nội dung chủ yếu sau:

– Nội dung cần lập vi bằng: là các hành vi, sự kiện mà thừa phát lại phải tiến
hành lập vi bằng.
– Địa điểm, thời gian lập vi bằng: Nơi xảy ra hành vi, sự kiện.
– Chi phí lập vi bằng: là kinh phí mà người yêu cầu lập vi bằng phải thanh
toán cho Văn phòng thừa phát lại.
– Các thỏa thuận khác nếu có: trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng,
bồi thường thiệt hại…

Theo quy định hiện hành, hình thức của các thỏa thuận trên phải là bằng Văn
bản. Thực tế cho thấy, các Văn phòng Thừa phát lại thường áp dụng dưới hình thức
ký kết một Hợp đồng dịch vụ lập vi bằng với Người yêu cầu lập vi bằng.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng:

Vi bằng (theo mẫu) có thể được lập tại chính trụ sở Văn phòng Thừa phát lại
hoặc tại một nơi khác mà khách hàng yêu cầu. Thừa phát lại mô tả trung thực,
khách quan và cụ thể sự kiện hành vi cần ghi nhận; nếu cần thiết có thể tiến hành
đo đạc, chụp ảnh, quay phim… đính kèm trong vi bằng.

Vi bằng được lập thông thường thành 03 bản: 01 bản đăng ký trại Sở tư pháp,
01 bản cấp cho Người yêu cầu lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại Văn phòng thừa phát
lại. Trường hợp muốn lập nhiều bản hơn, khách hàng và Thừa phát lại có thể cùng
nhau thỏa thuận thêm.

27
Trong trường hợp có sai sót về soạn thảo, đánh máy, lỗi kỹ thuật, ghi chép,
không làm ảnh hưởng đến nội dung vi bằng thì Thừa phát lại được sửa lỗi đó. Việc
thừa phát lại sửa nội dung này cũng tương tự việc sửa lỗi kỹ thuật của Văn bản
công chứng.

Bước 4: Đăng ký Vi bằng:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày lập Vi bằng, Văn phòng Thừa phát
lại có trách nhiệm Đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại
đặt trụ sở.

Bước 5: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng, cấp bản sao vi bằng (nếu có):

Sau khi hoàn tất việc lập Vi bằng, thì Người yêu cầu lập Vi bằng được nhận 01
bản chính Vi bằng. Người yêu cầu lập vi bằng có quyền yêu cầu cấp bản sao Vi
bằng với số lượng không hạn chế. Sau đó, Văn phòng thừa phát lại cho khách hàng
ký biên bản bàn giao Vi bằng và tiến hành thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

Phương pháp, trình tự, thủ tục lập vi bằng:

a. Tiếp nhận lập vi bằng:

Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước
người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Có nhiều tổ chức, cá
nhân yêu cầu một Văn phòng thừa phát lại lập vi bằng về một sự kiện hoặc hành vi
(Ví dụ: các thành viên Hội đồng quản trị đều có yêu cầu lập vi bằng xác nhận việc
tổ chức cuộc họp của Đại hội cổ đông công ty cổ phần) thì theo tinh thần chung
Văn phòng thừa phát lại làm các thủ tục tiếp nhận yêu cầu, ký hợp đồng với từng
tổ chức, cá nhân có yêu cầu đồng thời thực hiện việc lập và cung cấp vi bằng theo
quy trình chung.

b. Thỏa thuận việc lập vi bằng:

28
Cá nhân, tổ chức muốn lập vi bằng về các sự kiện, hành vi phải thỏa thuận với
Trưởng văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng Điều 38 Nghị Định
08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020. Thỏa thuận được lập thành biên bản với các nội
dung chủ yếu sau:

– Nội dung cần lập vi bằng: đó là các sự kiện, hành vi hay chuỗi hành vi liên
quan đến sự kiện nào đó mà thừa phát lại phải tiến hành lập vi bằng.
– Địa điểm, thời gian lập vi bằng: Là không gian, địa điểm, thời gian nơi xảy
ra sự kiện, hành vi mà thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng. Hiện pháp
luật không có quy định cụ thể việc cho phép hay không cho phép thừa phát
lại được lập vi bằng trong một số trường hợp đặc biệt như: lập vi bằng vào
ban đêm, lập vi bằng tại tư gia của người khác..., quá trình hoàn thiện pháp
luật có thể cho phép trong trường hợp đặc biệt như nếu không lập vi bằng thì
có thể bị xóa chứng cứ, dấu vết làm mất chứng cứ... thì có thể lập vi bằng
vào ban đêm, tại tư gia của người khác, tuy nhiên nên hạn chế tối đa việc lập
vi bằng trong một số trường hợp trên.
– Chi phí lập vi bằng: Là phần kinh phí mà người đề nghị lập vi bằng phải
thanh toán cho thừa phát lại. Mức kinh phí này theo thỏa thuận giữa thừa
phát lại và người đề nghị nhưng không vượt quá mức mà pháp luật quy định
đối với từng công việc cụ thể. Ngoài ra thì thừa phát lại có thể thỏa thuận
với người đề nghị hỗ trợ một số chi phí hợp lý khác như chi phí vận chuyển,
chi phí đi lại, chi phí bồi dưỡng cho người làm chứng...
– Các thỏa thuận khác (nếu có): Các bên có thể thỏa thuận thêm về một số
nội dung như trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, tình trạng bất khả
kháng, quyền lợi của người thứ ba có liên quan...

Văn bản về việc thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01
bản. Người yêu cầu phải cung cấp các thông tin và các tài liệu liên quan đến việc

29
lập vi bằng (nếu có) để đảm bảo việc lập vi bằng được khách quan, chính xác. Nếu
thông tin và tài liệu cung cấp không đầy đủ, không chính xác (như xác định sai
danh giới đất), dẫn đến việc lập vi bằng của thừa phát lại không đúng thì người yêu
cầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những sai sót đó.

Theo quy định thì quyền lập vi bằng phát sinh khi Văn phòng thừa phát lại và
đương sự có thỏa thuận về việc lập vi bằng. Hình thức thỏa thuận được thể hiện
bằng văn bản dưới dạng hợp đồng ký kết giữa Trưởng văn phòng thừa phát lại và
đương sự. Tuy nhiên, nếu quy định cứng như vậy thì việc lập vi bằng đối với
những sự kiện, hành vi "đột xuất, bất ngờ" gặp khó khăn. Khi đó nếu cứ phải đợi
thống nhất về các điều khoản hợp đồng thì việc lập vi bằng sẽ khó đáp ứng được
tính kịp thời. Ví dụ: như lập vi bằng về hành vi vi phạm luật giao thông; lập vi
bằng về một vụ tai nạn giao thông.

Trong trường hợp trên pháp luật cho phép và công nhận "thỏa thuận miệng"
giữa hai bên. Tức là khi phát sinh tình huống khẩn cấp cần lập vi bằng, đương sự
có thể đề nghị thừa phát lại đến lập vi bằng ngay mà chưa cần phải ký biên bản
thỏa thuận. Việc ký biên bản thỏa thuận (hợp đồng) sẽ được hoàn tất ngay sau khi
lập vi bằng. Nếu sau đó hai bên không thống nhất được các điều khoản cơ bản của
hợp đồng thì thừa phát lại có thể hủy kết quả lập vi bằng.

c. Hình thức, thủ tục lập vi bằng:

Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước
người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện,
hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết,
Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan
đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của

30
các thông tin, tài liệu cung cấp.

Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị
pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

– Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng
Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư
pháp quy định.
– Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng
Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản
công chứng.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn
phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở
Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong
thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải
vào sổ đăng ký vi bằng

Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ


sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Cơ sở pháp lý: Điều 39,
Điều 40 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.

31
CHƯƠNG 4. PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC:

1. Anh (chị) hãy phân tích khái niệm, đặc điểm của chứng thực và so sánh
giữa chứng thực với công chứng?

Khái niệm:

Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, hợp pháp
của các giấy tờ, văn bản, chữ ký của các nhân, thông tin cá nhân để bảo vệ quyền
và lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quan hệ dân sự, kinh tế, hành
chính.

Về khía cạnh pháp lý, khái niệm “chứng thực” hoàn toàn không dễ định nghĩa,
để hiểu rõ hơn khái niệm này, cần hiểu về các định nghĩa khác nhau của khoa học

32
pháp lý nước ta qua các thời kỳ, cũng như cách định nghĩa khác nhau của khoa học
pháp lý nước ngoài.

Về khía cạnh ngôn ngữ, theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ Nxb Đà
Nẵng năm 1997 có một số định nghĩa về chứng thực được định nghĩa “Nhận cho
để làm bằng là đúng sự thật. Chứng thực lời khai. Xác nhận là đúng. Thực tiễn đã
chứng thực điều đó”. Như vậy, nghĩa của từ “chứng thực” xét về góc độ ngôn ngữ
còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau.

Đặc điểm:

Hoạt động chứng thực có những đặc điểm như sau:

+ Chứng thực là việc cơ quan nhà nước thực hiện chứng nhận các sự việc,
chủ yếu là chứng thực về mặt hình thức của văn bản, giấy tờ mà không đề
cập đến nội dung chứng thực;

+ Khi chứng thực cần thực hiện ở đúng cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm
quyền quản lý hồ sơ. Theo quy định các cơ quan có thẩm quyền chứng thực,
bao gồm: Phòng tư pháp; UBND xã, phường, thị trấn; Các cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và các cơ quan khác được ủy quyền để
thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Công chứng viên.

Như vậy, sẽ tùy thuộc vào loại giấy tờ mà người có yêu cầu chứng thực để thực
hiện chứng thực ở các cơ quan có thẩm quyền khác nhau.

+ Trong cuộc sống, đôi khi có những phát sinh liên quan đến một số hoạt
động cần giấy tờ có tính chất pháp lý hay để xác nhận một sự việc nào. Khi
đó, bắt buộc người có liên quan phải có một văn bản, giấy tờ, tài liệu hợp
pháp, chính xác để làm chứng cứ chứng minh cho nội dung đó thì cá nhân

33
thực hiện hoạt động chứng thực theo đúng quy định, tránh gặp phải những
tranh chấp không mong muốn.

+ Hoạt động chứng thực góp phần đảm bảo tính trung thực, tính chính xác
theo đúng luật, đúng các văn bản gốc đã được lưu giữ tại cơ quan, tổ chức
quản lý có thẩm quyền. Qua đó, giúp Nhà nước quản lý hiệu quả mọi hoạt
động trên phạm vi cả nước.

So sánh giữa chứng thực với công chứng ?

Công chứng Chứng thực


Khái niệm Công chứng là việc công chứng Là việc cơ quan, toor chức có
viên của một tổ chức hành nghề thẩm quyền căn cứ vào bản
công chứng chứng nhận tính xác chính để chứng thực bản sao
thực, hợp pháp của hợp đồng, là đúng với bản chính (NĐ
giao dịch dân sự khác bằng văn 23/2015/NĐ – CP).
bản, tính chính xác, hợp pháp,
không trái đạo đức xã hội của bản
dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt
sang tiếng nước ngoài hoặc từ
tiếng nước ngoài sang tiếng Việt
mà theo quy định của pháp luật
phải công chứng hoặc cá nhân, tổ
chức tự nguyện yêu cầu công
chứng.
CSPL Luật Công Chứng 2014 NĐ 23/2015/NĐ – CP
Thẩm - Phòng công chứng - Phòng tư pháp
quyền - Văn phòng công chứng - UBND xã, phường
- Cơ quan đại diện ngoại

34
giao, cơ quan đại diện
lãnh sự và cơ quan khác
được thực hiện chức
năng lãnh sự VN
- Công chứng viên
Bản chất Một hợp đồng giao dịch, công Chứng nhận sự việc, không đề
chứng viên chịu trách nhiệm về cập đến nội dung chủ yếu chú
tính hợp pháp để giảm thiểu rủi trọng về mặt hình thức.
ro, mang tính Pháp lý cao hơn.
Đối tượng Hợp đồng, giao dịch, bản dịch do Những văn bản thuộc danh
PL QĐ phải công chứng hoặc cá sách những văn bản cấm tại
nhân, tỏ chức tự nguyện yêu cầu Điều 22 NĐ 23/2015/NĐ – CP
công chứng. đều có thể chứng thực bản sao.
Gía trị PL - Kể từ ngày được công - Bản sao được chứng
chứng và đóng dấu do công thực được dùng thay
chứng hoặc tổ chức hành cho bản chính, trừ TH
nghề công chứng, trừ TH PL QĐ khác.
các bên tham gia giao dịc - Chữ ký chứng thực giá
thỏa thuận khác trị CM.
- Hợp đông, giao dịch được - Hợp đồng, giao dịch
công chứng giá trị chứng chứng thực giá trị
cứ, trừ TH tòa tuyên bố vô chứng cứ thời gian,…
hiệu.
- Bản dịch công chứng giá trị
sử dụng giấy tờ, văn bản
dịch.

35
2. Anh (chị) hãy phân tích chứng thực bản sao giấy tờ, văn bản ?

Thẩm quyền:

Thuộc về Phòng tư pháp, Ủy Ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

Thủ tục:

Bước 1: Người yêu cầu chứng thực xuất trình hồ ở trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện, từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ
Bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 1 giờ 30 phút, buổi chiều tử 13 giờ 00 phút
đến 17 giờ 00 phút).

Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở
để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực,

Bước 2: Người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ thi chuyển cho người thực hiện chứng thực.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu chứng thực bổ
sung hồ sơ theo quy định hoặc hướng dẫn nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
chứng thực, nếu nộp hổ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì tiến hành
chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan thực hiện
chứng thực không có phương tiện để chụp.

 Trường hợp tiếp nhận hồ sơ sau 15 giờ địa đặt chân In Trên chứng thực không thể
trả kết quả ngay trong ngày thặc có thỏa th thời gian trả kết quả với người yêu
cầu chúng ta thi natri da, nhất là sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ ngay
từ kết qua CHỦ GI yêu cầu chứng thực.

36
Bước 3: Người thực hiện chứng thực tiên nhân từ sự bản chính, đối chiếu với bản
sao.

Nếu nội dung bản sao đúng với bản chính và giấy nó vẫn đan không thuộc các
trường hợp không được dùng làm cơ sở để chúng ng bản sao thì thực hiện chứng
thực như sau

+ Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;

 Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của Phòng Tư pháp thực hiện chứng thục và ghi vào
số chứng thực.

Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu
bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản
sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm
được ghi một số chứng thực.

 Trong trường hợp từ chối chứng thực, người thực hiện chứng thục phải giải
thích rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực.

Bước 4: Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Lệ phí:

Tại UBND cấp xã, Phòng Tư pháp, Tổ chức hành nghề công chứng: 2.000
đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá
200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính.

Tại cơ quan đại diện: 10 USD/bản.

37
3. Anh (chị) hãy trình bày thẩm quyền chứng thực của UBND cấp huyện và
UBND cấp xã ? so sánh thẩm quyền giữa chứng thực với công chứng?

Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/Đ-CP và Điều 24 Thông tư 01/2020/TT-BTP


thì thẩm quyền chức thực được quy định như sau:

Thứ nhất, Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm chúng thực bản sao từ bản
chính các giấy tủ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của
Việt Nam liên kết với cơ quan tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc
chứng nhận;

Thứ hai, chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản; chứng thực chữ ký của
người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng
Việt sang tiếng nước ngoài;

Thứ ba, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

Thứ tư, chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, vẫn bản khai nhận di
sản mà di sản là động sản. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện
chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng
Tư pháp.

Thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã:

Thứ nhất, về thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính:

Theo quy định của Nghị định số 04/2012/NĐ-CP on Chính phủ sửa đổi Điều 5
Nghị định số 79/NĐ-CP, việc phân định thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản
chính giấy tờ, văn bản giữa UBND cấp xã Phòng Tư pháp là dựa trên loại giấy tờ,
văn bản (Phòng Tư pháp có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính các giấy

38
tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài và giấy tờ, văn bản song ngữ, UBND cấp xã chỉ
có thẩm quyền chúng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt).
Trong khi đó, các khái niệm về "giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt”, “giấy tờ, văn
bản bằng tiếng nước ngoài. “giấy tờ, văn bản song ngữ cũng chưa được quy định rõ
ràng, từ đó gây khó khăn cho cơ quan thực hiện chứng thực, chính vì vậy trong
một số trường hợp, yêu cầu chúng thực của người dân đã bị từ chối giải quyết

Do đó, tại Điều 5 Nghị định số 23/2015/Nd-CP đã phân định thẩm quyền của
Phòng Tư pháp và UBND cấp xã trong việc chứng thực bản sao từ bản chính căn
cứ vào cơ quan cấp giấy tờ, văn bản. Theo đó, Phòng Tư pháp thực hiện chứng
thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
của Việt Nam, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước
ngoài.

Thứ hai, về thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản:

Theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm
quyền chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản tiếng nước ngoài, trà thẩm quyền
này thuộc về Phòng Tư pháp cấp huyện. Quy định này đôi khi gầy ra sự lưng túng
cho người dân và tổ chức khi phân định thẩm quyền.

Đế thuận tiện cho người dân và tổ chức, Nghị định số 2/2015/NĐ-CP đã quy
định Phòng Tư pháp và UBND cấp xã có thầm quyền chứng thực như nhau, không
phân biệt ngôn ngữ của giấy tờ vẫn bản (điểm b khoản 1, điểm b khoản 2).

Thứ ba, về nhằm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch:

Theo quy định của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP thì chứng thực hợp đồng,
giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 5 triệu đồng thuộc thẩm quyền của
UBND cấp huyện; hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị trên 50
39
triệu đồng thì thuộc thẩm quyền công chứng của Phòng Công chứng; còn UBND
cấp xã không được giữ thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến
động sản, vie

Theo Luật Nhà ở năm 2014 thì UBND cấp xã (nơi có nhà ở) c thẩm quyền
thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến nổi 6. Tuy nhiên, riêng về
hoạt động chứng thực hợp đồng, giao dịch là quan đến động sản thị UBND cấp xã
vẫn không có thẩm quyền.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc định giá tài sản là rất khó khăn, bằ hết phụ thuộc
vào việc khai nhận của người mua, bán tài sản. Bên cơ đó, có rất nhiều các giao
dịch liên quan đến động sản có giá trị thấp, gia dịch không phức tạp, thân nhân
người tham gia giao dịch rõ ràng, t suất thực hiện giao dịch cao, là đối tượng giao
dịch thường xuyên t người dân vẫn phải đến tổ chức hành nghề công chứng hoặc
UBND huyện thực hiện, điều này vừa gây phiền hà, tốn kém, vừa không phù tính
chất của giao dịch.

So sánh thẩm quyền giữa chứng thực với công chứng ?

Công chứng Chứng thực


Thẩm quyền - Phòng công chứng - Phòng tư pháp
- Văn phòng công - UBND xã, phường
chứng - Cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan đại
diện lãnh sự và cơ quan
khác được thực hiện chức
năng lãnh sự VN
- Công chứng viên

40
4. Anh (chị) hãy trình bày quy trình thực hiện các hoạt động chứng thực ? so
sánh quy trình giữa chứng thực với công chúng ?

Quy trình thực hiện các hoạt động chứng thực ?

Chứng thực bản sao giấy tờ, văn bản:

B1: xuất trình hồ sơ.

B2: tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ.

B3: người thực hiện chứng nhận hồ sơ, kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản
sao.

B4: Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

Chứng thực chữ ký:

B1: Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất Tỉnh các giấy tờ.

B2: chứng thự kiểm tra giấy tờ, yêu cầu chứng thực.

B3: thực hiện chứng thực.

Cấp bản sao từ sổ đỏ:

B1: tổ chức, cá nhân là người đại diện phù hợp.

B2: nộp hồ sơ: gồm 2 trường hợp – nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu
chính.

B3: cơ quan, tổ chức căn cứ sổ gốc cấp bản sao người yêu cầu.

B4: người yêu cầu nhận kết quả đã nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu
chính.

So sánh quy trình giữa chứng thực với công chúng ?

41
Về thẩm quyền thực hiện công chứng, chứng thực: Công chứng hợp đồng, giao
dịch do cơ quan bổ trợ tư pháp cụ thể là Phòng Công chứng và Văn phòng Công
chứng thực hiện. Còn chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký do
UBND cấp xã, Phòng Tư pháp cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực
hiện.

Chứng thực chỉ thực hiện đối với bản sao, đối với chữ ký trong các giấy tờ của
người yêu cầu hay chứng thực sự việc và người chứng nhận không đề cập đến nội
dung. Trong khi đó công chứng bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao
dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch
đó.

42
Phân tích việc lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức đối với thừa phát
lại ?

1. Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức
đối với thừa phát lại:

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng
làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác (Khoản 3, điều 2,
Nghị định 135/2013/NĐ-CP). Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà
nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án
dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có
liên quan; trong đó: Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do
Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

Hay nói một cách thực tế, vi bằng là một văn bản bằng văn bản kèm theo hình
ảnh, video, âm thanh (nếu cần thiết). Trong văn bản này, Thừa phát lại sẽ mô tả và
ghi lại những hành vi, sự việc liên quan đến việc lập văn bản mà đích thân Thừa
phát lại chứng kiến một cách trung thực và khách quan. Văn bản này có giá trị
chứng minh trước tòa nếu các bên có tranh chấp liên quan đến sự việc hoặc sự
kiện, hành vi lập vi bằng.

Từ khái niệm trên cũng như các quy định hiện hành của pháp luật, chúng ta
thấy vi bằng và việc lập vi bằng của thừa phát lại có một số đặc điểm, yêu cầu sau:

- Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản này phải do chính thừa phát
lại lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay
mình trên vi bằng;
- Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về
hình thức và nội dung của văn bản;

43
- Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi do thừa phát lại trực tiếp chứng
kiến; đó là kết quả của quá trình quan sát trực quan và được phản ánh
một cách khách quan, trung thực trong một văn bản do thừa phát lại lập;
- Vi bằng do thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp
luật được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh;
- Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài.
Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo
mật và lưu trữ.

Hành vi lập vi bằng của thừa phát lại có đặc điểm tương tự như hoạt động công
chứng của công chứng viên cả về phương pháp và mục đích hoạt động. Tuy nhiên,
việc lập văn bản không phải là văn bản công chứng. Công chứng là việc công
chứng viên thay mặt Nhà nước chứng kiến, chứng thực tính xác thực của văn bản,
hợp đồng dân sự theo yêu cầu của khách hàng đối với công chứng viên. Hoạt động
lập vi bằng của thừa phát lại bao gồm việc tạo ra các chứng thư (vi bằng) về các sự
kiện và hành vi xảy ra ở mọi nơi với ít sự kiểm soát về không gian và thời gian.

Có thể lấy một ví dụ đơn giản để thấy sự khác nhau giữa hoạt động lập vi bằng
và hoạt động công chứng như sau: Bên A và bên B ký hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất. Khi đó họ phải đến văn phòng công chứng, gặp chứng viên để
thỏa thuận và ký kết hợp đồng trước sự chứng kiến của công chứng viên. Sau khi
hợp đồng được ký kết với sự chứng thực của công chứng viên, khi hai bên "bước
ra khỏi cửa" văn phòng công chứng thì công chứng viên không nhất thiết phải quan
tâm việc hợp đồng đó được thực hiện thế nào? việc chuyển nhượng quyền sử dụng
đất tiến hành ra sao? có vi phạm trong thực hiện các thỏa thuận không?. Từ đây có
thể sẽ xuất hiện vai trò của thừa phát lại. Họ có thể sẽ chứng kiến và lập vi bằng về
việc chuyển giao quyền sử dụng đất, lập vi bằng về những vi phạm xảy ra trong
quá trình thực hiện hợp đồng... nếu các bên yêu cầu họ làm vậy.

44
2. Giá trị pháp lý của vi bằng:

Giá trị pháp lý của vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức đối với thừa
phát lại gồm 2 loại:

- Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn
bản hành chính khác.
- Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân
sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao
dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Việc xác thực không có giá trị pháp lý mà chỉ có giá trị chứng minh: Thừa phát
lại chỉ ghi nhận các trao đổi, giao dịch tiền tệ và giao nhận chứng từ chứ không xác
thực quan hệ giao dịch mua bán. Vi bằng không có chức năng công chứng, chứng
thực hoặc công chứng chứng minh giao dịch mua bán tài sản; Văn bản không thay
thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực hoặc văn bản hành chính khác. Việc
chuẩn bị hồ sơ được thực hiện theo đúng thủ tục nhà nước quy định và sẽ xác nhận
giao dịch của các bên vào thời điểm đó. xảy ra tranh chấp. Như vậy, một hành vi
chỉ có giá trị chứng minh và được tòa án công nhận, một đặc điểm cho thấy việc
thực hiện hành vi sẽ giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý khi tham gia giao dịch.

Ngoài ra, có 9 trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng Căn cứ pháp lý
Điều 2, 36, 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát
lại gồm:

- Trong trường hợp liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những
người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha
đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác,
chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng

45
của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu,
cô, dì.
- Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm
mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin
tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào,
đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình
an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật,
bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
- Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định
tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
- Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật
quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính
chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn
bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang
tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
- Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất
đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu
theo quy định của pháp luật.
- Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của
người yêu cầu lập vi bằng.
- Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong
cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
- Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

46
3. Phạm vi, thẩm quyền vi bằng:

Theo quy định hiện hành, xét về thẩm quyền, thừa phát lại có quyền lập vi bằng
cung cấp chứng cứ về sự việc, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ trường hợp
pháp luật cấm hoặc không cho phép. Về phạm vi áp dụng, Thừa phát lại hiện nay
được lập vi bằng dựa trên sự việc, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương nơi Thừa phát lại đóng trụ sở.

Thẩm quyền, phạm vi và giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 36
Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ quy định về tổ chức
và hoạt động của Thừa phát lại. Ngoài ra, Thừa phát lại không được lập vi bằng đối
với các trường hợp quy định tại Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, như lập vi
bằng để xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy
định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; ghi nhận sự kiện, hành vi
để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng
minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật…

4. Các bước lập vi bằng của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng của Người yêu cầu lập vi bằng:

Khi có nhu cầu lập vi bằng, khách hàng thường sẽ phải đến Văn phòng Thừa
phát lại. Tại Văn phòng, họ trình bày với người tiếp nhận các yêu cầu của mình và
yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng đối với hành vi, sự kiện nhất định. Sau khi phía
Văn phòng Thừa phát lại tiếp nhận yêu cầu, Văn phòng Thừa phát lại có trách
nhiệm xem xét hành vi sự kiện được yêu cầu lập vi bằng. Nếu hành vi sự kiện là
trái pháp luật thì phải từ chối lập vi bằng. Trường hợp yêu cầu lập vi bằng là hành
vi sự kiện hợp pháp thì hai bên có thể tiếp tục đến bước thứ hai là thỏa thuận cụ thể
về việc lập vi bằng.

Bước 2: Thỏa thuận về việc lập vi bằng:


47
Cá nhân, tổ chức lập vi bằng phải thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại
các nội dung chủ yếu sau:

- Nội dung cần lập vi bằng: là các hành vi, sự kiện mà thừa phát lại phải
tiến hành lập vi bằng.
- Địa điểm, thời gian lập vi bằng: Nơi xảy ra hành vi, sự kiện.
- Chi phí lập vi bằng: là kinh phí mà người yêu cầu lập vi bằng phải
thanh toán cho Văn phòng thừa phát lại.
- Các thỏa thuận khác nếu có: trường hợp đơn phương chấm dứt hợp
đồng, bồi thường thiệt hại…

Theo quy định hiện hành, hình thức của các thỏa thuận trên phải là bằng Văn
bản. Thực tế cho thấy, các Văn phòng Thừa phát lại thường áp dụng dưới hình thức
ký kết một Hợp đồng dịch vụ lập vi bằng với Người yêu cầu lập vi bằng.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng:

Vi bằng (theo mẫu) có thể được lập tại chính trụ sở Văn phòng Thừa phát lại
hoặc tại một nơi khác mà khách hàng yêu cầu. Thừa phát lại mô tả trung thực,
khách quan và cụ thể sự kiện hành vi cần ghi nhận; nếu cần thiết có thể tiến hành
đo đạc, chụp ảnh, quay phim… đính kèm trong vi bằng.

Vi bằng được lập thông thường thành 03 bản: 01 bản đăng ký trại Sở tư
pháp, 01 bản cấp cho Người yêu cầu lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại Văn phòng thừa
phát lại. Trường hợp muốn lập nhiều bản hơn, khách hàng và Thừa phát lại có thể
cùng nhau thỏa thuận thêm.

Trong trường hợp có sai sót về soạn thảo, đánh máy, lỗi kỹ thuật, ghi chép,
không làm ảnh hưởng đến nội dung vi bằng thì Thừa phát lại được sửa lỗi đó. Việc

48
thừa phát lại sửa nội dung này cũng tương tự việc sửa lỗi kỹ thuật của Văn bản
công chứng.

Bước 4: Đăng ký Vi bằng:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày lập Vi bằng, Văn phòng Thừa
phát lại có trách nhiệm Đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát
lại đặt trụ sở.

Bước 5: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng, cấp bản sao vi bằng (nếu có):

Sau khi hoàn tất việc lập Vi bằng, thì Người yêu cầu lập Vi bằng được nhận
01 bản chính Vi bằng. Người yêu cầu lập vi bằng có quyền yêu cầu cấp bản sao Vi
bằng với số lượng không hạn chế. Sau đó, Văn phòng thừa phát lại cho khách hàng
ký biên bản bàn giao Vi bằng và tiến hành thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

5. Phương pháp, trình tự, thủ tục lập vi bằng:


a. Tiếp nhận lập vi bằng:

Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước
người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Có nhiều tổ chức, cá
nhân yêu cầu một Văn phòng thừa phát lại lập vi bằng về một sự kiện hoặc hành vi
(Ví dụ: các thành viên Hội đồng quản trị đều có yêu cầu lập vi bằng xác nhận việc
tổ chức cuộc họp của Đại hội cổ đông công ty cổ phần) thì theo tinh thần chung
Văn phòng thừa phát lại làm các thủ tục tiếp nhận yêu cầu, ký hợp đồng với từng
tổ chức, cá nhân có yêu cầu đồng thời thực hiện việc lập và cung cấp vi bằng theo
quy trình chung.

b. Thỏa thuận việc lập vi bằng:

Cá nhân, tổ chức muốn lập vi bằng về các sự kiện, hành vi phải thỏa thuận với
Trưởng văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng Điều 38 Nghị Định

49
08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020. Thỏa thuận được lập thành biên bản với các nội
dung chủ yếu sau:

- Nội dung cần lập vi bằng: đó là các sự kiện, hành vi hay chuỗi hành vi
liên quan đến sự kiện nào đó mà thừa phát lại phải tiến hành lập vi bằng.
- Địa điểm, thời gian lập vi bằng: Là không gian, địa điểm, thời gian nơi
xảy ra sự kiện, hành vi mà thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng. Hiện
pháp luật không có quy định cụ thể việc cho phép hay không cho phép
thừa phát lại được lập vi bằng trong một số trường hợp đặc biệt như: lập
vi bằng vào ban đêm, lập vi bằng tại tư gia của người khác..., quá trình
hoàn thiện pháp luật có thể cho phép trong trường hợp đặc biệt như nếu
không lập vi bằng thì có thể bị xóa chứng cứ, dấu vết làm mất chứng cứ...
thì có thể lập vi bằng vào ban đêm, tại tư gia của người khác, tuy nhiên
nên hạn chế tối đa việc lập vi bằng trong một số trường hợp trên.
- Chi phí lập vi bằng: Là phần kinh phí mà người đề nghị lập vi bằng phải
thanh toán cho thừa phát lại. Mức kinh phí này theo thỏa thuận giữa thừa
phát lại và người đề nghị nhưng không vượt quá mức mà pháp luật quy
định đối với từng công việc cụ thể. Ngoài ra thì thừa phát lại có thể thỏa
thuận với người đề nghị hỗ trợ một số chi phí hợp lý khác như chi phí
vận chuyển, chi phí đi lại, chi phí bồi dưỡng cho người làm chứng...
- Các thỏa thuận khác (nếu có): Các bên có thể thỏa thuận thêm về một
số nội dung như trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, tình trạng
bất khả kháng, quyền lợi của người thứ ba có liên quan...

Văn bản về việc thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ
01 bản. Người yêu cầu phải cung cấp các thông tin và các tài liệu liên quan đến
việc lập vi bằng (nếu có) để đảm bảo việc lập vi bằng được khách quan, chính xác.
Nếu thông tin và tài liệu cung cấp không đầy đủ, không chính xác (như xác định

50
sai danh giới đất), dẫn đến việc lập vi bằng của thừa phát lại không đúng thì người
yêu cầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những sai sót đó.

Theo quy định thì quyền lập vi bằng phát sinh khi Văn phòng thừa phát lại
và đương sự có thỏa thuận về việc lập vi bằng. Hình thức thỏa thuận được thể hiện
bằng văn bản dưới dạng hợp đồng ký kết giữa Trưởng văn phòng thừa phát lại và
đương sự. Tuy nhiên, nếu quy định cứng như vậy thì việc lập vi bằng đối với
những sự kiện, hành vi "đột xuất, bất ngờ" gặp khó khăn. Khi đó nếu cứ phải đợi
thống nhất về các điều khoản hợp đồng thì việc lập vi bằng sẽ khó đáp ứng được
tính kịp thời. Ví dụ: như lập vi bằng về hành vi vi phạm luật giao thông; lập vi
bằng về một vụ tai nạn giao thông.

Trong trường hợp trên pháp luật cho phép và công nhận "thỏa thuận miệng"
giữa hai bên. Tức là khi phát sinh tình huống khẩn cấp cần lập vi bằng, đương sự
có thể đề nghị thừa phát lại đến lập vi bằng ngay mà chưa cần phải ký biên bản
thỏa thuận. Việc ký biên bản thỏa thuận (hợp đồng) sẽ được hoàn tất ngay sau khi
lập vi bằng. Nếu sau đó hai bên không thống nhất được các điều khoản cơ bản của
hợp đồng thì thừa phát lại có thể hủy kết quả lập vi bằng.

c. Hình thức, thủ tục lập vi bằng:

Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước
người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện,
hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết,
Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên
quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp
của các thông tin, tài liệu cung cấp.

51
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị
pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

- Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng
Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ
Tư pháp quy định.
- Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng
Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản
công chứng.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng,
Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có)
đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng
ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở
Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng

Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý


cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Cơ sở pháp lý: Điều 39,
Điều 40 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.

52
Anh (chị) phân tích tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư ?

1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư là gì ?

Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư được thành lập để đại diện, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ luật sư,
giám sát việc tuân thủ theo pháp luật, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật
sư Việt Nam, thực hiện quản lý luật sư và hành nghề luật sư theo quy định của Luật
Luật sư. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và Đoàn luật sư ở tỉnh, Thành
phố trực thuộc Trung ương và Liên đoàn luật sư Việt Nam.

1.1 Cơ cấu tổ chức của Liên Đoàn luật sư:

Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập theo quyết định số 76/QĐ-TTg
ngày 16-01-2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án : ‘thành lập tổ
chức Luật sư toàn quốc’. Khi mới thành lập liên đoàn Luật sư Việt Nam có 62
Đoàn Luật sư và 5300 Luật sư tthành viên. Tính đến ngày 31-3-2017 thành viên
của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có 63 Đoàn Luật sư và 11.113 Luật sư. Cơ cấu
tổ chức của liên đoàn Luật sư gồm có Đạo hội Đại biểu Luật sư toàn quốc là cơ
quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn; hội đồng Luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh
đạo cao nhất của liên đoàn. Hội đồng Luật sư toàn quốc gồm có 93 Luật sư được
Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc bầu ra là cơ quan , là cơ quan lãnh đạo của liên
đoàn Luật sư Việt Nam; Hội đồng Luật sư toàn quốc gồm 93 Luật sư được Đại hội
Đại biểu Luật sư toàn quốc bầu ra , là cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn Luật sư bầu
ra, là cơ quan lãnh đạo của liên đoàn Luật sư Việt Nam giữa hai nhiệm kỳ của Đại

53
Hội Đại biểu Luật sư toàn quốc bầu ra, là cơ quan điều hành công việc của Liên
đoàn hiện nay gồm 01 Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch có nhiệm kỳ điều hành thường
xuyên của Liên đoàn giữa các kỳ họp Ban thường vụ Liên đoàn.

Cơ quan giúp việc của liên đoàn bao gồm: Văn phòng Liên đoàn , cơ quan đại
diện của Liến đoàn tại Hồ Chí Minh và 07 Ủy ban chuyên môn (gồm: Ủy ba bảo
vệ quyền lợi Luật sư; ủy ban đào tạo, bồi dưỡng; ủy ban giám sát; ủy ban kinh tế,
tài chính; ủy ban khen thưởng ,kỷ luật; ủy ban quan hệ quốc tế, ủy ban xây dựng
luật và hỗ trợ pháp lý); và 04 đơn vị trực thuộc khác bao gồm Câu lạc bộ Luật sư
Thương mại quốc tế Việt Nam; tạp chí Luật sư; trung tâm tư vấn phấp luật và trung
tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Luật sư Việt Nam.Theo quy định của điều lệ thì Liên
đoàn có thể thành lập thêm các cơ quan, đơn vị theo đề nghị của ban thường vụ
liên đoàn và được Hội đồng Luật sư toàn quốc thông qua.

1.2 Địa vị pháp lý của Liên Đoàn luật sư:

Về tổ chức xã hội – nghề nghiệp toàn quốc của luật sư được quy định tại Mục 2
Chương V, từ Điều 64 đến Điều 67 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012. Theo
đó, Liên đoàn luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư trong
phạm vi cả nước, đại diện cho luật sư, các Đoàn luật sư, có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài khoản, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí
thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và nguồn thu hợp pháp khác. Thành
viên của Liên đoàn luật sư Việt Nam là các Đoàn luật sư và các luật sư. Các luật sư
tham gia Liên đoàn luật sư Việt Nam thông qua Đoàn luật sư nơi mình gia nhập.

1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn luật sư:

Liên đoàn Luật sư Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Luật
Luật sư và được cụ thể hóa trong Điều lệ. Liên đoàn Luật sư Việt Nam có 18
nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 65 của Luật Luật sư gồm:

54
Luật Luật sư giao Liên đoàn Luật sư Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, quyền
hạn theo Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Điều 4, Điều lệ Liên đoàn Luật
sư Việt Nam cùng việc nhắc các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 65
của Luật Luật sư đã xác định Liên đoàn Luật sư Việt Nam có các nhóm nhiệm vụ
quyền hạn:

- Đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền, lợi ích hợp pháp của các Đoàn Luật
sư, Luật sư thành viên trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài
nước theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn.
- Đại diện và bảo vệ quyền hành nghề, lợi ích hợp pháp của các Luật sư, Đoàn
Luật sư là thành viên của Liên đoàn ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam theo
quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
- Thực hiện hợp tác quốc tế và hướng dẫn, giám sát việc tuân thủ pháp luật,
tuân theo Điều lệ Liên đoàn đối với hoạt động hợp tác quốc tế của các Đoàn
Luật sư, Luật sư thành viên.
- Quản lý, sử dụng tài sản của Liên đoàn Luật sư Việt Nam theo quy định của
pháp luật và Điều lệ Liên đoàn.
- Báo cáo quyết toán tài chính về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí từ
ngân sách, nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài gửi Bộ Tài chính,
Bộ Tư pháp định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu.

Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

2. Mức phạt hành vi vi phạm các quy định của tổ chức xã hội - nghề nghiệp
luật sư:

Mức phạt hành vi vi phạm các quy định của tổ chức xã hội - nghề nghiệp
luật sư được quy định tại Điều 8 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng:

55
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo
không đúng thời hạn, không đầy đủ, không chính xác với cơ quan có thẩm quyền
về tổ chức, hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau:

- Không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về đề án tổ chức đại hội hoặc
kết quả đại hội;
- Không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về tổ chức, hoạt động của tổ
chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư;
- Tổ chức lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho luật sư không
đúng quy định; không báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về
việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho luật sư; không gửi để đăng tải
hoặc không đăng tải kế hoạch bồi dưỡng hằng năm và chương trình bồi
dưỡng;
- Không phân công tổ chức hành nghề luật sư nhận người tập sự hành nghề
luật sư theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau:

- Không phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư hoặc không trực
tiếp cử luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tham gia tố tụng theo yêu
cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;

56
- Đăng ký tập sự hành nghề luật sư, đăng ký gia nhập Đoàn luật sư trái quy
định của pháp luật và điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật
sư;
- Không đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc đề nghị thu hồi
chứng chỉ hành nghề luật sư không đúng quy định của pháp luật;
- Không tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư
hoặc đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư không đúng thời
hạn đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Cho người không đủ điều kiện tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề
luật sư; cấp giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư
cho người không đủ điều kiện;
- Gian dối trong việc xác nhận, cấp giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng
bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;
- Quyết định miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về
chuyên môn, nghiệp vụ cho người không đủ điều kiện.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với
giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm sau:

- Cho người không đủ điều kiện tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề
luật sư; cấp giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư
cho người không đủ điều kiện;
- Gian dối trong việc xác nhận, cấp giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng
bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;
- Quyết định miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về
chuyên môn, nghiệp vụ cho người không đủ điều kiện.

57
8. Công chứng văn bản khai nhận di sản

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người yêu cầu công chứng chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ
sơ tại các Phòng Công chứng thuộc Sở Tư pháp tỉnh Đăk Lăk.

Bước 2:

‒ Công chứng viên tiếp hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn cho người
yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.

58
‒ Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người
cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân
chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản;
‒ Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là
người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu
cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ
hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không
đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của
người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc
yêu cầu giám định;
‒ Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý
công chứng văn bản khai nhận di sản trước khi thực hiện việc công
chứng.

(Cơ sở pháp lý: Khoản 1, khoản 2 Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 )

Bước 3: Người yêu cầu công chứng nhận kết quả tại các Phòng Công chứng

Thời gian làm việc: các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ Lễ
theo quy định). Buổi sáng: Từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút. Buổi chiều: Từ 13
giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.

b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại:

- Phòng Công chứng số 1, địa chỉ: 04 Đường Trường Chinh - Tp Buôn Ma


Thuột - tỉnh Đắk Lắk.

- Phòng Công chứng số 2, địa chỉ: thị trấn Phước An - huyện Krông Păk - tỉnh
Đắk Lắk.

- Phòng Công chứng số 3, địa chỉ: Đường Quang Trung - Phường An Bình -
Thị xã Buôn Hồ - tỉnh Đắk Lắk.

59
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Phiếu yêu cầu công chứng;

+ Dự thảo văn bản khai nhận di sản;

+ Bản sao giấy tờ tuỳ thân của người khai nhận;

+ Bản sao giấy chứng tử của người để lại di sản;

+ Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng
phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được
hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

+ Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có
bản sao di chúc.

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy
tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định
phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao
dịch liên quan đến tài sản đó;

+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến thủ tục công chứng văn bản khai
nhận di sản thừa kế mà pháp luật quy định phải có.

(Bản sao trong các trường hợp trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy
không phải chứng thực và kèm theo bản chính để đối chiếu.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Khoản 2 Điều 40, Điều 58 Luật Công chứng
năm 2014)

Số lượng hồ sơ: 01 bộ (trong đó có ít nhất 03 bản dự thảo văn bản khai nhận
di sản).

d) Thời hạn giải quyết:

60
Không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp yêu
cầu công chứng có nội dung phức tạp thì thời hạn trên được kéo dài hơn nhưng
không quá 10 ngày làm việc.

(Cơ sở pháp lý: Điều 43 Luật Công chứng năm 2014)

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân, tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Các Phòng Công chứng thuộc Sở Tư pháp tỉnh Đăk Lăk.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản khai nhận di sản được công chứng.

h) Phí:

Thu theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của
Bộ Tài chính.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Mẫu văn bản khai nhận di sản: Không quy định;

- Mẫu lời chứng: Mẫu TP-CC-20 (Mẫu 5) ban hành kèm theo Thông tư số
06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn
một số điều của Luật Công chứng

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.

(Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày


15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Công chứng).

61
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Công chứng năm 2014;

- Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Công chứng;

- Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi


tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Công chứng;

- Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy


định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng; phí chứng thực,
phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều
kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.

Mẫu TP-CC-20 (mẫu 5)

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày ........ tháng ........ năm ......... (bằng chữ.............................)
(nếu thực hiện công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu
cầu công chứng thì ghi thêm giờ, phút)

Tại ................................................................... (ghi địa chỉ cụ thể nơi thực


hiện công chứng)

Tôi ..........................., công chứng viên Phòng công chứng số ....................,


tỉnh Đắk Lắk

CHỨNG NHẬN:

Văn bản khai nhận di sản này được lập bởi (các) ông (bà):

62
1. Họ và tên:........................................; ngày, tháng, năm
sinh................................

CMND (Hộ chiếu) số:........................; do.........................cấp


ngày.......................

Hộ khẩu thường trú


tại:...........................................................................................

Địa chỉ liên hệ (nếu


có)...........................................................................................

Số điện thoại (nếu


có)..............................................................................................

2. Họ và tên:.....................................; ngày, tháng, năm


sinh ................................

CMND (Hộ chiếu) số:........................; do..........................cấp


ngày....................

Hộ khẩu thường trú


tại:...........................................................................................

Địa chỉ liên hệ (nếu


có)...........................................................................................

Số điện thoại (nếu


có)..............................................................................................

- (Các) Ông (bà) có tên nêu trên đã tự nguyện lập văn bản khai nhận di sản
này; cam đoan không bỏ sót người thừa kế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
nội dung của văn bản khai nhận di sản;

- Tại thời điểm công chứng (các) ông (bà) có tên nêu trên có năng lực hành vi
dân sự theo quy định của pháp luật;

63
- Mục đích, nội dung văn khai nhận di sản không vi phạm pháp luật, không
trái đạo đức xã hội;

- Sau khi niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản
tại ............. (ghi UBND cấp xã ở nhứng nơi đã thực hiện việc niêm yết) từ ngày .....
tháng ...... năm .......... đến ngày ..... tháng ..... năm .........., Phòng công chứng
số ....... chứng .................., tỉnh Đắk Lắk............. không nhận được khiếu nại, tố
cáo nào;

64
- Mục đích, nội dung văn bản khai nhận di sản không vi phạm pháp luật,
không trái đạo đức xã hội;

- Các ông (bà) có tên nêu trên đã tự đọc toàn bộ dự thảo văn bản khai nhận di
sản này (Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị công chứng viên đọc dự
thảo văn khai nhận di sản thì ghi người yêu cầu công chứng đã nghe công chứng
viên đọc văn bản thỏa thuận), đồng ý toàn bộ nội dung dự thảo văn bản khai nhận
di sản, đã ký (Trường hợp người khai nhận di sản điểm chỉ thì ghi là điểm chỉ, vừa
ký vừa điểm chỉ thì ghi là ký và điểm chỉ) vào dự thảo văn bản khai nhận di sản
trước mặt tôi;

- Văn bản khai nhận di sản này được lập thành ..... bản chính (mỗi bản chính
gồm .... tờ, ...... trang ( Số tờ, số trang bao gồm cả phần lời chứng của công chứng
viên.), có giá trị pháp lý như nhau, mỗi ông (bà) có tên nêu trên giữ ...... bản chính,
lưu ..... bản chính tại Phòng công chứng số ....,tỉnh Đắk Lắk.

Số công chứng ..........................., quyển số ..........TP/CC-SCC/HĐGD.

CÔNG CHỨNG VIÊN

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu của Phòng công


chứng)

65
66
Câu 1: anh chị hãy trình bày sơ lược sự ra đời, phát triển của thể chế công chứng ở
nước ta
 Thời kì pháp thuộc đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945
Hoạt động công chứng xuất hiện khá sớm ở việt nam, kể từ khi thực dân pháp xâm
lược nước ta.
 Thời kì sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến năm 1991
Để đáp ứng các nhu cầu giao dịch dân sự của nhân dân ngày 15 tháng 11 năm 1945
Hồ chủ tịch kí sắc lệnh 59/SL quy định về thể lệ thị thực các giấy tờ. Xét về nội dung
đây chỉ là một thủ tục hành chính càng về sau việc áp dụng Sắc lệnh 59/SL càng mang
tính hình thức, chủ yếu xác nhận ngày tháng năm, chữ ký và địa chỉ thường trú của
đương sự. Sau đó, vào ngày 29 tháng 2 năm 1952 Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh 85/SL quy
định về thể lệ trước bạ về các việc mua, bán, cho, đồi nhà cửa, ruộng đất.
 Thời kì 1991 đến nay
Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 là một bước ngoặc lịch sử trong tiến trình
phát triển của đất nước ta.
Ngày 8 tháng 12 năm 2000 của chính phủ ban hành nghị định số 75/NĐ-CP về công
chứng, chứng thực.
Trước nhu cầu công chứng ngày càng lớn, để đáp ứng nhu cầu của những người yêu cầu
công chứng và thực hiện nó hiệu quả hơn nữa chủ trương xã hội hóa hoạt động công
chứng.
Ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kì họp lần thứ 10 Quốc hội khóa XI, Luật công chứng đã
được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
Để góp phần vào việc thực hiện hoạt động công chứng tốt hơn nữa, các văn bản hướng
dẫn thi hành luật công chứng cũng lần lượt ra đời như nghị định số 79/2007/NĐ-CP của
Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản
sau từ bản chính, chứng thực chữ kí, nghị định số 02/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 4
tháng 01 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của công
chứng.

Câu 2: anh chị hãy phân tích khái niệm, đặc điểm của cc
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề cc chứng nhận tính xác
thực, hợp pháp của hợp đồng giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp
pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng
nucows ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sáng tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật
phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
- Ngườ có thẩm quyền thực hiện công chứng phải là công chứng viên.
- Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng phải là các hợp đồng, giao dịch bắt buộc
phải công chứng hoặc là các hợp đồng, giao dịch không bắt buộc phải công chứng
nhưng do các bên yc cc nên cc viên thực hiện cc đói với các hợp đồng , gdich đó
- Việc cc chỉ được thực hiện đối với các hđ, gd, giấy tờ , tài liệu bằng văn bản
- Hợp đồng giao dịch được cc có giá trị chứng cứ; những tình tiết sự kiện trong hợp
đồng, gd được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị tòa án tuyên
bố vô hiệu.
Công chứng là hoạt động đặc thù có những đặc trung sau :
- Hoạt động công chứng do công chứng viên thực hiện.
– Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước
ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.
– Nội dung công chúng là xác định tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch
dân sự. Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn
bản.
– Có hai loại hợp đồng giao dịch thực hiện hoạt động công chúng, đó là các loại hợp
đồng giao dịch theo yêu cầu của pháp luật bắt buộc phải công chúng và các hợp đồng
giao dịch do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chúng.
- Văn bản công chúng có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan, trừ trường hợp
các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác

Câu 3: anh chị hãy phân tích mục đích và ý nghĩa của hoạt động công chứng
Để phòng ngừa và đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại
mà đương sự tham gia họ cần đến chứng cứ công chứng hay ta hiểu là văn bản công
chứng là loại chứng cứ xác thực chứng cứ đáng tin cậy hơn hẳn các loại giấy tờ không có
chứng nhận xác thực hoặc chỉ trình bày bằng miệng.
Văn bản cc là 1 công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
phòng ngừa tranh chấp tạo ra sự ổn định trong quan hệ dân sự, tài sản.
Cc viên với tư cách là 1 người hành nghề sẽ tìm cách để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của
gười dân, mục tiêu là ngăn ngừa và hạn chế tối đa rủi ro pháp lý.
Do vậy, tạo sự ổn định quan hệ xã hội, giao dịch dân sự, kinh tế là điều đặc biệt quan
trọng nhằm phát triển kinh tế xã hội.
Theo quy đinh của pl, có 1 số loại hợp đồng, gd bắt buộc phải công chứng.

Câu 4: anh chị hãy phân tích nguyên tắc hành nghề công chứng, hình thức văn bản
công chứng
Hoạt động công chứng được xác định là một nghề. Vì vậy, các công chứng viên, người
làm việc trong tổ chức hành nghề công chứng đều phải tuân theo các nguyên tắc hành
nghề do pháp luật quy định.

1
- Tuân thủ hiến pháp và pháp luật (trang 16)
- Khách quan, trung thực (trang 18)
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng (trang 19)
- Tuân thủ quy tắc đạo đức hành nghề công chứng (trang 21)
Hình thức vb công chứng là giấy tờ chứa đựng sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ
pháp lý, các thông tin có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật (trang 22)

Câu 5: anh chị hãy phân tích quản lý nhà nước về công chứng chứng thực
Quản lý nhà nước là một loại hoạt động quản lý đặc thù do các cơ quan thuộc hệ thống
hành chính có thẩm quyền tiến hành. Hoạt động quản lý công chứng, chứng thực giúp
cho hoạt động của các tổ chức hành nghề cc và những cơ quan thực hiện hoạt động chứng
thực đáp ứng nhu cầu của cá nhân, tổ chức trong xã hội làm cho hoạt động cc, chứng thực
đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các cá nhân, tô chức.
Phạm vi quản lý nhà nước hoạt động về công chứng
- Chính phủ… (trang 23)
- Bộ tư pháp… (trang 23)
- Bộ ngoại giao… (tramg 24)
- Ubnd cấp tỉnh… (trang 24)

Câu 6: anh chị hãy tình bày khái niệm phân loại tổ chức hành nghề công chứng
Tổ chức hành nghề cc là nơi chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch
dân sự khác bằng văn bản,.. bao gồm Phòng cc và văn phòng cc
Phòng cc là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp có trụ sở, con dấu và tài khoản
riêng, phòng cc sử dụng con dấu không có hình quốc huy
Phòng cc do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập
Văn phòng cc là 1 trong những cơ quan, đơn vị, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp
phép để hoạt động trong lĩnh vực cc.
Văn phòng cc được xem như 1 tổ chức dịch vụ hành chính công và được thành lập, vận
hành theo những chế định, nguyên tắc có quy định trong luật cc cùng những văn bản quy
phạm pl có liên quan đến hình thức, công ty hợp danh khác. Văn phòng công chứng phải
có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên
góp vốn. Trưởng văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn
phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 2 năm trở lên. Việc phát triển hành
nghề công chứng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công
chứng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2
Câu 7: phân tích tiêu chuẩn của công chứng viên
Theo quy định tại Điều 8, Luật Công chứng năm 2014 quy định về tiêu chuẩn công
chứng viên thì công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ
nhiệm Công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có
bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chúng.
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề cc. cc viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Bổ nhiệm

Câu 8: anh chị hãy phân tích quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
Công chứng viên có các quyền cơ bản sau:
- Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;
- Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ
chức hành nghề công chứng.
- Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này;
- Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện
việc công chứng;
- Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức
xã hội;
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác
có liên quan.
Nghĩa vụ của ccv được quy định tại khoản 2 điều 17 luật cc 2014 quy định công chứng
viên phải có các nghĩa vụ… (điểm a,b,c,d,đ,e,g)

Câu 9: anh chị hãy phân tích thẩm quyền cc gdich, địa điểm cc chữ viết trong vb cc
và vấn đề chữ ký, điểm chỉ trong vb cc
Thẩm quyền công chứng các hợp đồng giao dịch thuộc về tổ chức hành nghề công chứng
(văn phòng công chứng, phòng công chứng)
Văn phòng công chứng có các thẩm quyền sau đây: Công chứng hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, công chứng tặng cho nhà đất, hợp đồng thế chấp bất động
sản, hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn
bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản, công chứng bản dịch, công chứng thỏa
thuận tài sản vợ chồng...

3
Địa điểm công chứng,Theo Điều 44 Luật công chứng thì việc công chúng phải được thực
hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chúng,
Chữ viết, cách trình bày và việc ghi trang, tờ trong văn bản công chứng
Cơ sở pháp lý theo Điều 45, 49 Luật công chứng 2014. Chữ viết trong văn bản công
chứng phải rõ ràng, dễ đọc, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, không được viết
xen dòng, viết đề dòng, không được tẩy xoá, không được để trống, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác.
Việc ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng được quy định tại điều 41,48 luật cc 2014

Câu 10: anh chị hãy phân tích thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch do người yêu
cầu soạn thảo do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công
chứng
Người yc cc nộp một bộ hồ sơ yc công chứng gồm có:
- Phiếu yêu cầu cc hợp đồng, giao dịch theo mẫu
- Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
- Bản sao giấy tờ tùy thân ( giấy cmnd , hộ chiếu,…)
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sd hoặc bản sao giấy tờ thay thế
được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật qđịnh phải đăng ký quyền sở
hữu, quyền sd , trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hđ, giao dịch mà pháp luật quy định phải có
( như giấy tờ xác định là tsan chung, riêng của vk ck ; giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân ; giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện; , người giám hộ)
Khi nộp bản sao (không cần phải chứng thực) thì người yêu cầu cc phải xuất trình bản
chính để đối chiếu
Do công chứng viên soạn thảo: trường hợp này cc viên xem xét, xác định nội dung, ý
định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội
thì cc viên soạn thảo , theo k2 điều 42 nghị địn 75/2000/NĐ-CP “Hợp đồng dân sự thông
dụng và các hợp đồng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế, thương mại thì phải được lập theo
mẫu quy định, khi công chứng” là hoàn toàn phù hợp với BLDS, bảo đảm nguyên tắc
pháp chế và thể hiện sự tôn trọng, không can thiệp của Nhà nc vào quyền tự do, giao
dịch.
Ngoài ra trong thực tiễn khi liên quan đến các hợp đồng, giao dịch trong lĩnh vực ngân
hàng, tín dụng thì các tổ chức tín dụng thường áp dụng phổ biến loại hợp đồng theo mẫu
này trong việc thế chấp, cầm cố tài sản nếu chấp nhận thì hai bên cùng nộp hồ sơ yc. Các
mẫu của các tổ chức tín dụng có những nội dung, hình thức khác nhau, không thống nhất,
điều này thể hiện tính đa dạng, phong phú, phức tạp và tự do của các chủ thể trong hoạt
động kinh tế, thương mại, dân sự trong giai đoạn hiện nay.

4
Câu 11: anh chị hãy phân tích công chứng di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia tài
sản, văn bản khai nhận tài sản
Để đảm bảo sau khi chết, tài sản của mình được phân chia theo đúng nguyện vọng, người
có tài sản cần lập di chúc. Và để đảm bảo đi chúc hợp pháp, được công nhận, nhiều người
chọn cách đi công chứng đi chúc. Người lập di chúc tự viết di chúc trước một Công
chứng viên hoặc xuất trình bản di chúc mà do chính người đó đã viết sẵn. Người lập đi
chúc có thể tuyên bố nội dung di chúc để Công chứng viên ghi chép lại bằng máy vi tính.
Sau đó người lập di chúc đọc lại hoặc nghe Công chứng viên đọc lại toàn văn di chúc...
(Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp)
Như vậy, di chúc phải bắt buộc công chứng nếu đó là di chúc của người bị hạn chế về thể
chất hoặc của ngời kh biết chữ
Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản:Theo khoản 1 Điều 57 Luật Công
chứng 2014 thì: “Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc
không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công
chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản”.
Căn cứ Điều 40, Điều 41 và Điều 57 Luật Công chứng 2014 thì thủ tục công chứng văn
bản thỏa thuận phân chia di sản của Những người thừa kế:
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Bước 3: Hướng dẫn người yêu cầu công chứng
Bước 4: Niêm yết việc thụ lý văn bản thỏa thuận phân chia di sản
Bước 5: Thực hiện việc công chứng
Bước 6: Công chứng viên chứng nhận văn bản công chứng
Bước 7: Trả kết quả công chứng
Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng
Công chứng văn bản khai nhận tài sản: những người thừa kế theo quy định pl hoặc theo
di chúc có thể nộp hồ sơ yêu cầu công chứng vb khai nhận di sản tại tổ chức hành nghề
cc
Người yc cc hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề cc (phòng cc
hoặc văn phòng cc)

Câu 12: anh chị hãy phân tích khái niệm đặc điểm của chứng thực và so sánh giữa
chứng thực với cc
kn: Dưới khía cạnh pháp lý, chúng thực được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền xác
nhận tỉnh chính xác, hợp pháp của các giấy tờ, văn bản, chữ ký của các nhân, thông tin cá
5
nhân để bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quan hệ dân
sự, kinh tế, hành chính
Đặc điểm chứng thực
+ Chứng thực là việc cơ quan nhà nước thực hiện chứng nhận các sự việc, chủ yếu là
chứng thực về mặt hình thức của văn bản, giấy tờ mà không đề cập đến nội dung chứng
thực;
So sánh công chứng và chứng thực: thường được gọi chung bởi lẽ chúng được xếp vào
nhóm chứng nhận tính xác thực hợp pháp của văn bản, hợp đồng. Tuy nhiên vẫn có nhiều
người bị nhầm lẫn không phân biệt được sự khác nhau giữa hai khái niệm này dẫn tới
việc yêu cầu cơ quan nhà nước thực hiện không đúng thẩm quyền
Để phân biệt sự khác nhau này cần dựa trên các tiêu chí:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận
tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác (Luật công chứng 2014).
Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực
bản sao là đúng với bản chính (Nghị định 23/2015/NĐ-CP).
Công chức do cơ quan bổ trợ tư pháp thực hiện: phòng công chứng và văn phòng cc
Chứng thực do cơ quan nhà nước thực hiện. tùy vào từng loại giấy tờ mà thực hiện chứng
thực ở các cơ quan khác nhau
Bản chất cc và cthuc
Đối tượng của cc và cthuc
Giá trị pháp lý của cc và cthuc

Câu 13: anh chj hãy phân tích chứng thực bản sao giấy tờ, văn bản
Về thẩm quyền: thuộc về phòng Tư pháp, UbND các xã, phường, thị trấn
Về thủ tục:
Người yêu cầu chứng thực xuất trình hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và tra kết quả
ủa UBND quận, huyện, từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy.
Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giất tờ, văn bản làm cơ sở để chứng
thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
Người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ
Trường hợp hỗ trợ tiếp nhận sau 15 giờ mà cơ quan chứng thực không thể trả kết quả
ngay trong ngày hoặc có thỏa thuận về thời gian trả kết quả với người yêu cầu chứng thực
thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ tgian ( giờ, ngày ) trả kết quả cho
người yêu cầu chứng thực

6
Người thực hiện chứng thực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao
Nội dung bản sao đúng với bản chính và giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp
không được dùng làm cơ sở để chứng thực như sau:
Đối với bản sao có từ 2 trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối nếu bản sao có 2 tờ
trở kên thì phải đóng dấu giáp lai
Mỗi bản sao được chứng thực từ 1 bản chính giấy tờ, văn bản hoặc 1 bản sao được chứng
thực từ 1 bản 9 giấy tờ, văn bản trong cùng 1 thời điểm được ghi 1 số chứng thực
Trong trường hợp từ chối chứng thực, người thực hiện chứng thực phải giải thích rõ lý do
bằng văn bản cho ngươi yêu cầu chứng thực.
Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Nộp lệ phí theo quy định

Câu 14: anh chị hãy trình bày thẩm quyền chứng thực của UBND cấp huyện và
UBND cấp xã
Thẩm quyền chứng thực của UBND cấp huyện
Hoạt động chứng thực tại UBND cấp huyện do phòng tư pháp đảm nhận. Cụ thể Phòng
tư pháp chưng thực những nội dung sau:
Thứ nhất, Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính các giấy
tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận
Thứ hai, chứng thực chữ ký trong các giấy tô, văn bản, chúng thực chữ ký của người dịch
trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng
nước ngoài;
Thứ ba, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
Thứ tư, chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di
sản là động sản. Trưởng phòng, Phó Thường phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các
việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
Thẩm quyền chứng thực UBND cấp xã
Thứ nhất:về thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính
Thứ hai:về thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản
Thứ 3:về thẩm quyền cthuc hợp đồng, gdich

7
Câu 15:anh chị hãy trình bày quy trình thục hiện các hoạt động chứng thực
Chứng thực bản sao các giấy tờ, văn bản
Thảm quyền:Thuộc về Phòng tư pháp, Ủy Ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
Thủ tục: có 04 bước
Lệ phí
Chứng thực chữ ký
Thẩm quyền
Thủ tục có 03 bước
Lệ phí và thời hạn
Theo Điều 7 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015
Cấp bản sao từ sổ gốc
Thẩm quyền thuộc về: Phòng tư pháp, Ủy ban nhân dân các xã, phường
Thủ tục có 04 bước

Câu 16:a chị hãy phân tích khái niệm và đặc điểm chế định thừa phát lại
Khái niệm Thừa phát lại được ghi nhận tại khoản 1, điều 2 nghị định 08/2020 về tổ chức
và hoạt động của Thừa phát lại như sau:
- "Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bố nhiệm để thực hiện tống
đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo
quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan"
Chức danh Thừa phát lại là một chức danh chưa quá quen thuộc đối với người dân như
công chứng viên, mặc dù phạm vi thẩm quyền của họ rất rộng và nhiều người cũng đã
biết đến lập vi bằng, một trong các công việc của Thừa phát lại.
Đặc điểm của chế định thừa phát lại:
- Thừa phát lại đang có nguồn thu chủ yếu từ lập vi bằng
- Thừa phát lại không có quyền đại diện cho khách hàng trước Tòa án và đại diện khách
hàng khiếu nại trước Tòa án tương tự vài trò luật sư.
- Thi hành án dân sự không phải là công việc độc quyền của thừa phát lại, công việc này
thừa phát lại chia sẻ công việc với các cơ quan thi hành án dân sự nhà nước
Thừa phát lại phải đích thân lập vi bằng, thư ký nghiệp vụ trong mọi trường hợp chỉ đóng
vai trò hỗ trợ thừa phát lại
Thừa phát lại Vn thực hiện 4 công việc : tống đạt văn bản, lập vi bằng, xác minh điều
kiện thi hành án và tổ chức thi hành án.

8
Caau17: anh chị hãy trih bày ý nghĩa , vai trò của chế định thừa phát lại , những
công việc thừa phá lại thực hiện
Thừa phát lại có những vai trò ý nghĩa như sau:
- Hoạt động của thừa phát lại nhằm đảm bảo lợi ich của nhà nước , tổ chức và các cá
nhân được xúc tiếp thưc hiện đồng thời song song và đúng pháp luật
- Thừa phát lại là ché định mới liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành hoạt động
tư pháp
- Đối với hoạt động tư pháp và liên quan, hoạt động thừa phát lại đã bổ trợ tích cực
cho hoạt đôg tư pháp, bảo đảm các hoạt động này được nhanh hơn, chặt chẽ hơn,
đồng thời hoạt động của tpl còn góp phần làm giảm tình trạng quá tải trong cviec
của các co quan Tư pháp trước hết là Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự
Tpl đc thực hiện những cong viec sau đây:
- Tống đạt văn bản của cơ quan Tha dân sự và Tòa án… (trang 91)
- Lập vi bằng theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dsu và tòa án… (trang 92)
- Xác minh dkien thi hành án dsu theo ycau của đương sự,.. (trang 93)
- Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của TA theo yc của đương sự,..
(trang 94)

câu 18: anh chị hãy trình bày tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục thẩm quyền bổ nhiệm
thừa phát lại viên
Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm
các công việc theo quy định của Nghị định về Thừa phát lại và pháp luật có liên quan.
- Căn cứ Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngây 24/02/2020) quy định tiêu
chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại… (trang 95)
Điều kiện để được bổ nhiệm Thừa phát lại, cá nhân phải đáp ứng cả năm điều kiện trên
(Tiêu chuẩn chung) và không thuộc 1 trong số những trường hợp ấn định không được bổ
nhiệm chức danh này
- Cụ thể Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, 8 trường hợp không được
bổ nhiệm Thừa phát lại… (trang 95)
Thủ tục: Căn cứ Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định bổ nhiệm thừa phát lại.
- Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này nộp trực tiếp thuộc gửi
qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thía phát lại đến Sở Tư pháp nơi
đăng ký tập sự… (trang 97)
Thẩm quyền bổ nhiệm: Cơ quan có thẩm quyền quyết định, Bộ Tư pháp. Cơ quan trực
tiếp thực hiện thủ tục hành chính, Sở Tư pháp

Câu 19:anh chị hãy phân tích khái niệm đặc trưng pháp lý của văn phong tpl
Khái niệm:

9
Theo khái niệm được thừa nhận rộng rãi thì: Văn phòng được hiểu là trụ sở làm việc của
cơ quan, đơn vị, là nơi thực hiện các hoạt động giao tiếp đối nội và đối ngoại của cơ
quan, đơn vị đó. Văn phòng còn được hiểu là nơi hành nghề của một cá nhân hay tổ chức,
là nơi làm việc của người có chức vụ như giám đốc, nghị sỹ, đại sứ, chủ nhiệm…
Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP
Từ khái niệm cơ bản trên, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát về "Văn phòng thừa
phát lại như sau: Văn phòng thừa phát lại là nơi hành nghề của thừa phát lại, là nơi mà
thừa phát lại tổ chức điều hành, quản lý các hoạt động chính, quan trọng trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của thừa phát lại theo quy định của pháp luật
• Đặc trưng pháp lý
- Người đứng đầu (trưỏng văn phòng) bắt buộc phải là thừa phát lại. Người đại diện theo
pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trường Văn phòng Thừa phát lại. Văn phòng
Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo
chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ
- Người thành lập văn phòng Thừa phát lại không được chuyển nhượng, cho thuê lại văn
phòng Thừa phát lại, không được thành lập chi nhánh của văn phòng
- Tên gọi của văn phòng phải bắt đầu bằng cụm từ "Văn phòng thừa phát lại” sau đó mới
đến phần tên riêng
Trụ sở văn phòng thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài
liệu và thuận tiện cho khách hàng, có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động
- Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng hoạt động theo nguyên
tắc tự chủ về tài chính. Con dấu của Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy.
Văn phòng Thừa phát lại được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy đăng ký
hoạt động.
Hồ sơ thành lập và đăng ký hoạt động của văn phòng được quy định hết sức chặt chẽ như
các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện khác.
Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, vẫn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm
giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thứa phát lại
Việc giải thể văn phòng thừa phát lại cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về giải
thể đối với các văn phòng thừa phát lại. Một số công việc mà ngay cả khi đã làm các thủ
tục giải thể văn phòng thừa phát lại vẫn phải tiếp tục thực hiện (như đăng ký các vi bằng
đã lập, quản lý và bàn giao hồ sơ lưu trữ)

Câu 20: anh chị hãy trình bày việc tống đạt theo yc của TA cơ quan thi hành án dsu
Tổng đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc cơ quan thi hành án là việc.
- Thừa phát lại trên cơ sở ủy quyền bằng văn bản (thông qua hình thức hợp đồng) của các
cơ quan này tiến hành chuyển một số văn bản giấy tờ của Tòa án, cơ quan thi hành án dân
10
sự đến các đương sự trong một phạm vi và thời bạn nhất định, theo quy định của pháp
luật và được hưởng một khoản thù lao do các cơ quan này chi trả
Theo nghị định 08/2020/ND-CP. Thira phát lại có thẩm quyền thực hiện việc tống đạt văn
bản khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự ký hợp đồng.
Các văn bản tống đạt thông thường bao gồm:
Giấy báo, mấy triệu tập, giấy mới, thông báo, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án,
quyết định, quyết định kháng nghị của Tòa án thông báo, quyết định kháng nghị của Viện
kiểm sát nhân dân, quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập, thông báo của cơ
quan thi hành án dân sự. Trong trường hợp cần thiết. Thừa phát lại có thể tống đạt các
loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu khác theo đề nghi của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan
thi hành án dân sự

Câu 21; anh chị hãy phân tích việc lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân tổ chức đối
với thùa phát lại
Theo Khoản 3, Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng
kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định".
Như vậy, vì bằng là văn bản do Thừa phát lại lập được dùng làm chứng cử trong xét xử
và trong các quan hệ pháp lý khác.
Toàn bộ quá trình lập vi bằng được ghi nhận một cách khách quan, trung thực và được
văn phòng chụp hình, quay phim đính kèm vi bằng. Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư
pháp.
Ngoài ra, theo Điều 37 Nghị định 08/2020, có 9 trường hợp Thừa phát lại không được lập
vi bằng bao gồm: … ( trang 108)

Câu 22: anh chị hãy phân tích thừa phat lại xác minh điều kiện thi hành án theo yc
của đưng sự
Thừa phát lại có quyền xác mình điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền
thì hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa
phát lại đặt trụ sở.
Khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phát lại có quyền xác minh
ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Căn cứ Điều 45 Nghị định 08/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 24/02/2020) thì việc xác
mình điều kiện thi hành án dân sự Thừa phát lại được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng dịch vụ, Trưởng Văn
phòng Thừa phát lại phải ra quyết định xác minh điều kiện thi hành án, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác.

11
Quyết định xác minh phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi Văn
phòng Thừa phát lại đặt trụ sở và cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành án
theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
- Việc xác minh điều kiện thi hành án được thực hiện trực tiếp hoặc bằng văn bản đề nghị
cơ quan tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.
- Khi trực tiếp xác minh, Thừa phát lại xuất trình giấy giới thiệu của VP TPL, thẻ TPL
kèm theo các tài liệu có liên quan quy định tại điểm a k4 Đ 45 và phải công bố quyết định
xác minh hoặc quyết định THA trong trường hợp VP TPL tổ chức THA, lập biên bản về
việc xác minh. (xem thêm trang 110)

Câu 23: anh chị hãy phân tích quy định trả lệ phí đối với thừa phát lại
Ngày 10/11/2016 bộ tài chính ban hành thông tư 223/2016 TT-BTC về phí thẩm định
điều kiện hành nghề của tpl, phí thẩm định dkien thành lập, hoạt động văn phòng thừa
phát lại
Theo đó, quy định 02 loại phí trong hoạt động thừa phát lại bao gồm:
- Phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại do có nhân yêu cầu bổ
nhiệm thừa phát lại phải nộp với mức thu 800.000 đồng /hồ sơ
- Phi thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại do Thừa phát lại
xin thành lập Văn phòng nộp với mức thu 1.000.000 đồng/hồ sơ.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định thẩm quyền thụ phí như sau:
Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) thực hiện thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành
nghề thừa phát lại .Tổ chức thu phí thẩm định nộp toàn bộ số tiền thu được vào ngân
sách, riêng đơn vị thu phí được khoản kinh phí hoạt động được trích lại 90% số tiền phí
thu được để trang trải theo quy định tại Thông tư số 223. Tổ chức thu phí thẩm định bổ
nhiệm thừa phát lại và thành lập văn phòng thưa phát lại phải nộp số tiến phí đã thu trong
tháng vào tài khoản chờ nộp chậm nhất là ngày 05 tháng sau.
Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiên thẩm định điều kiện
thành lập, hoạt động Văn phòng Thua phát lại thu phí theo quy định.

Câu 24: anh chị hãy phân tích khái niệm chức năng và các dịch vụ của luật sư
Theo quy định của luật ls 2012 , về khái niệm ls có nhiều cách hiểu khác nhau: 3 quan
điểm (trang 138)
Như vậy, LLS đưa ra quy đinh về khái niệm ls (điều 12 lls 2012), tiêi chuẩn luật sư
( điều 10 lls 2012) và điều kiện hành nghề luật sư ( điều 11 luat ls 2012) nhưng lại
không xác định cơ quan hay tổ chức nào có thẩm quyền công nhận 1 ng là luật sư,
cũng như thời điểm nào một người được công nhân là luật sư và giấy tờ gì chứng
minh một người là ls.

12
Chức năng của ls: ls là một nghề phức tạp, vai trò ngày một quan trọng trong xã hội,
bảo vệ quyền con ng, quyền cdan, tuy nhiên đòi hỏi phải có trinh độ, kinh nghiệm, kỹ
năng tốt, cụ thể ls thực hiện những chức năng sau đây:
- Ls trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa ... (trang 140)
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong và ngoài tố tụng…
(trang 140)
- Ls có vai trò rất lớn trong việc giúp cá nhân , tổ chức hiểu biết pháp luật và thực
hiện đúng pháp luật.. (trang 141)
- Ls trong hoạt động tuyên truyền pháp luật và hoạt động tác xây dựng pháp luật…
(trang 142)
- Ls cung cấp các dvu pháp lý khác… (trang 142)
Các dịch vụ của ls: tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà ls có những nhiệm vụ và
công việc thực hiện khác nhau. Nhìn chung ls sẽ cung cấp các dvu cơ bản sau;
- Tư vấn và đại diện về luật pháp cho khách hàng , trước các cơ quan chính phủ , và
các vấn đề cá nhân
- Giao tiếp với khách hàng và những người khác
- Nghiên cứu cách cư xử và phân tích các vấn đề về luật pháp
- Làm sáng tỏ luật, chỉ đạo và điều hành cho cá nhân cũng như doanh nghiệp hành
xử cho đúng luật
- Đưa ra sự thật bằng cách viết hoặc thuyết minh với khách hành hay những đơn vị
thuộc đại diện,…

Câu 25: anh chị hãy phân tích tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề luat sư
Tại điều 10LLS có quy định về tiêu chuẩn ls như sau:
“ điều 10. Tiêu chuẩn ls là công dân Việt Nam trung thành với tổ quóc , tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo
hành nghề ls, đã qua thời gian tập sự hành nghề ls, có sức khỏe đảm bảo hành nghề ls
thì có thể trở thành ls”
“Điều 11: điều kiện hành nghề ls:
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại điều 10 của luật này muốn được hành nghề ls
phải có chứng chỉ hành nghề ls và gia nhập đoàn ls”
Vậy muốn trở thành ls cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Có bằng cử nhân luật
- Đã được đào tạo nghề ls
- Đã qua tgian tập sự hành nghề
- Đạt điểm tại kỳ ktra hết tập sự hành nghề ls
Điều kiện hành nghề ls: cần đáp ứng đủ tiêu chuẩn hành nghề ls, có chứng chỉ hành
nghề ls và gia nhập đoàn ls trên lãnh thổ vn cụ thể là:

13
- Được cấp Chứng chỉ hành nghề ls
- Gia nhập đoàn ls
Như vậy kể từ thời điểm được cấp thẻ ls, người ls phải thực hiện đúng tôn chỉ nghề
nghiệp và tôn trọng pháp luật

Câu 26: anh chị hãy phân tích quyền và nghĩa vụ của luật sư, những việc luật sư
không được làm
Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư
nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, góp phần phát triển KT-XH, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh,
XH dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, Luật sư được nhà nước và pháp luật bảo vệ,
có những quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau:
a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy
định của pháp luật có liên quan,
b) Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật,
c) Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành
nghề luật sư theo quy định của Luật này,
d) Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam:
d) Hành nghề luật sư ở nước ngoài,
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này
Các quyền trên của luật sư là chính đáng, hợp lí, xuất phát từ đặc thù nghề nghiệp và vai
trò to lớn của luật sư trong việc bảo vệ công lý, đời sống xã hội, gạt bỏ những tiêu cực, vi
phạm, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Quy định về hành nghề cho luật sư là
quy định tiên quyết tạo điều kiện lớn lao cho luật sư được thực hiện và làm tròn nhiệm vụ
của mình, hoạt động một cách tích cực, mạnh mẽ và ngày càng phát triển sâu rộng.
Luật sư có các nghĩa vụ sau đây,
a) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật này,
b) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các
cơ quan tiến hành tố tụng, có thái độ họp tác tôn trong ng tiến hành tố tụng mà ls tiếp xúc
khi hành nghề
c) Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu
cầu,
d) Thực hiện trợ giúp pháp.
đ) Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ,
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

14
Những việc luật sư không được làm
- Hội đồng Luật sư toàn quốc, Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa ban hành Quyết định
201/QD-HDLSTQ về Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
- Trong đó những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng bao gồm 10
hành vi... (trang 149)

Câu 27: anh chị hãy phân tích nguyên tắc hành nghề của ls
Nguyên tắc hành nghề luật sư được Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung) 2012 như sau:
"1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
3. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
4. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách
hàng.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư
Như vậy Luật luật sư đã quy định những nguyên tắc hành nghề luật sư tương đối khái
quát, yêu cầu chung cho những đối tượng thực hiện hành nghề luật sư. Theo đó, nguyên
tắc đầu tiên và quan trọng nhất yêu cần khi hành nghề luật sư đó là tuân thủ Hiến pháp và
pháp luật. Tiếp đến, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư. Tuy nhiên,
luật không quy định thể nào là quy tắc đạo đức? vì vậy quy tắc đạo đức được hiểu những
chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử chung trong toàn xã hội. Đồng thời khi tư vấn, hành
nghề luật sư cần tôn trọng sự thật khách quan, không dựa trên ý chí chủ quan của bản
thân luật sư đề tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng. Với mỗi sự việc phức tạp hay đơn giản thì
đều yêu cầu khi hành nghề luật sư cần có sự độc lập, trung thực từ đó sẽ đưa ra được
những biện pháp tưu vấn, bỗ trợ, bảo vệ cho khách hàng về quyền, lợi ích hợp pháp một
cách tốt nhất dựa trên các biện pháp hợp pháp pháp luật cho phép. Đồng thời yêu cầu khi
thực hiện hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề
nghiệp luật sư.
Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản yêu cầu khi thực hiện hành nghề luật sư, để đảm
bảo hoạt động hành nghề luật sư được thực hiện đúng quy định pháp luật và đạt hiệu quả
tốt nhất.

Câu 28: anh chị hãy phân tich phạm vi hành ghề ls
Tham gia tố tụng
Kn: theo quy định tại điều 22 luật ls , hoạt động tham gia tố tụng là 1 trong bốn phạm
vi cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư cho khách hàng
Lĩnh vực hoạt động của Luật sư khi tham gia tranh tụng

15
Theo khoản 1 Điều 27 Luật luật sư, hoạt động tham gia tố tụng của Luật sư phải tuân
thủ quy định của pháp luật về tố tụng và Luật luật sử Theo khoản 1, 2 Điều 22 Luật
luật sư, lĩnh vực tham gia tố tụng của Luật sư được phân thành tố tụng hình sự và tố
tụng khác (tố tụng phi hình sự).
Đặc biệt, trong quá trình tham gia tố tụng trong Luật sư cần lưu ý một số kỹ năng cơ
bản... (trang 154)
Trách nhiệm của Luật sư khi tham gia tố tụng... (trang 156)
Đại diện ngoài tố tụng
Định nghĩa: Đại diện ngoài tố tụng của là hoạt động thay mặt mà Luật sư cung cấp
cho khách hàng trong giải quyết các công việc mà Luật sư đã nhận theo phạm vi, nội
dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của cơ quan,
tổ chức nơi Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
Khi đại diện cho khách hàng, Luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
có liên quan.
Theo Điều 4, Đ22 và Điều 29 Luật luật sư, các lĩnh vực pháp lý mà Luật sư có thể
cung cấp dịch vụ đại diện ngoài tố tụng là rất rộng, bao gồm tất cả các lĩnh vực pháp
luật, ngoại trừ các lĩnh vực bị cấm theo quy định của các luật, bộ luật tố tụng về hình
sự, dân sự và hành chính:
- yêu cầu của đại diện ngoài tố tụng của Luật sư
- Trách nhiệm của Luật sư khi đại diện ngoài tố tụng
- Trách nhiệm pháp lý của ls:
+ Trách nhiệm hình sự
+ Trách nhiệm hành chính
+ Trách nhiệm dân sự
+ Trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp
Tư vấn pháp luật
Định nghĩa. Tư vấn pháp luật là việc Luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến và/ hoặc giúp
khách hàng soạn theo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của
khách hàng
- Lĩnh vực tư vấn pháp luật
- Một số yêu cầu khi thực hiện tư vấn pháp luật
- Trách nhiệm của luật sư với kết quả tư vấn pháp luật
Hoạt động dịch vụ pháp lý khác

16
Định nghĩa: Dịch vụ pháp lý khác của Luật sư là các dịch vụ mà Luật sư cung cấp
cho khách hàng nhưng không thuộc phạm vi tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, cũng
không thuộc phạm vi đại diện ngoài tố tụng. Dịch vụ pháp lý khác của Luật sư thông
thường bao gồm việc giúp đỡ khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến thủ
tục hành chính, giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ và các giao dịch và
công việc khác theo quy định của pl . Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có
quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Lĩnh vực thực hiện dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng: (trang 171)
Yêu cầu của việc cung cấp dịch vụ pháp lý khác: (trang171)
Trách nhiệm của Luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý khác: (trang 172)

Câu 29: anh chị hãy phân tích, hình thức đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề
luật sư
Hình thức tổ chức hành nghề luật sư:
- Một Luật sư có thể một mình hoặc cùng với các Luật sư khác thành lập tổ chức hành
nghề luật sư theo một trong các hình thức sau dây:
+ Văn phòng luật sư. Do một Luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình
thức doanh nghiệp tư nhân
+ Công ty luật hợp danh: Do ít nhất hai Luật sư thành lập và không có thành viên góp
vốn
+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Do một Luật sư thành lập và làm chủ
sở hữu
+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Do ít nhất hai Luật sư thành
lập và làm chủ sở hữu
Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn
Luật sư mà Trường văn phòng luật sư hoặc Giêm đốc công ty luật là thành viên. Công ty
luật do Luật sư ở các Đoàn Luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt
động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn khác với văn phòng luật sư và công ty luật hợp danh về
trách nhiệm của chủ sở hữu.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hoặc hợp danh được phép hợp tác với tổ chức hành
nghề luật sư nước ngoài dưới hình thức liên doanh hoặc công ty luật hợp danh tại Việt
Nam. Tổ chức hành nghề luật sư Việc Nam được đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước
ngoafu theo quy định và giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của nước ngaoif.
Đăng kí hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt
động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư
hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên.
17
Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp.

Câu 30: anh chị hãy phân tích tổ chức ã hội –nghề nghiệp của luật sư
Đoàn luật sư
Chức năng nhiệm vụ: đoàn ls là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sưu ở tỉnh , thành
phố trực thuộc trung ương , tổ chức và hoạt động theo luật này và Điều lệ của liên đoàn ls
Vn …
Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có từ ba người có Chứng chỉ hành nghề
luật sư trở lên thì được thành lập Đoàn luật sư. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương cho phép thành lập Đoàn luật sư sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp.
Đoàn luật sư không được ban hành nghị quyết, quyết định, nội quy, quy định về phí,
khoản thu và các quy định khác trái với quy định của pháp luật và Điều lệ của Liên đoàn
luật sư Việt Nam. Thành viên của Đoàn luật sư là các luật sư. Quyền và nghĩa vụ của
thành viên Đoàn luật sư do Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn luật sư được quy định tại Đ61 Luật Luật sư sửa dổi
năm 2012
Cơ cấu tổ chức
- Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn Luật sư - cơ quan lãnh đạo cao
nhất của Đoàn Luật sư.
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư cơ quan chấp hành của Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại
biểu luật sư của Đoàn Luật sư, do Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư bầu ra.
- Hội đồng Khen thưởng, Kỷ luật của Đoàn Luật sư do Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại
biểu luật sư của Đoàn Luật sư bầu ra theo nhiệm kỳ của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư.
- Cơ quan giúp việc cho Đoàn Luật sư là Văn phòng Đoàn Luật sư. Những Đoàn Luật sư
có đông luật sư như Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội và Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí
Minh có thành lập một số ban chuyên môn và các đơn vị trực thuộc khác như: Ban Học
tập, Ban Đối ngoại, Ban Bảo vệ quyền lợi luật sư, Câu lạc bộ Luật sư trẻ, Câu lạc bộ Luật
sư nữ, Hội Cựu chiến binh luật sư, v.v..
Tổ chức luật sư toàn quốc - Liên đoàn luật sư Việt Nam - Chức năng, nhiệm vụ
Liên đoàn luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật su trong phạm vi cả
nước, đại diện cho luật sư, các Đoàn luật sư, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các
khoản đóng góp của thành viên và nguồn thu hợp pháp khác 50.
Theo quy định tại Điều 65 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 1 Luật
Luật sư sửa đổi 2012 và Khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 thì nhiệm vụ, quyền
hạn của Liên đoàn luật sư Việt Nam
18
Cơ cấu tổ chức
Theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cơ cấu tổ chức của Liên đoàn Luật sư Việt
Nam gồm có:
Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc: là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn luật sư,
họp 5 năm một lần.
Hội đồng luật sư toàn quốc: là cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn luật sư giữa hai kỳ Đại hội
đại biểu luật sư toàn quốc, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu luật sư toàn
quốc, họp thường kỳ một năm ít nhất hai lần.
Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư: là cơ quan điều hành công việc của Liên đoàn giữa hai
kỳ họp của Hội đồng luật sư toàn quốc.
Văn phòng Liên đoàn luật sư và các Uỷ ban chuyên môn: là cơ quan giúp việc của Liên
đoàn luật sư.
Chủ tịch Liên đoàn luật sư: là người đại diện của Liên đoàn, do Hội đồng luật sư toàn
quốc bầu ra trong số Uỷ viên Ban Thường vụ Liên đoàn và theo nhiệm kỳ của Hội đồng.
Chủ tịch Liên đoàn luật đồng thời là Chủ tịch Hội đồng luật sư toàn quốc.
Tổng thư ký Liên đoàn luật sư: Là người phát ngôn chính thức và điều hành công việc
hàng ngày của Liên đoàn luật sư, do Hội đồng luật sư toàn quốc bầu ra trong số Uỷ viên
Ban Thường vụ Liên đoàn
Các uỷ ban chuyên môn gồm:
Uỷ ban hợp tác quốc tế
Uỷ ban khen thưởng, kỷ luật
Uỷ ban bảo vệ quyền lợi luật sư
Uỷ ban phát triển kinh tế, tài chính
Uỷ ban đào tạo.

19

You might also like