Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQG-HCM MÃ LƯU TRỮ

(do phòng KT-ĐBCL ghi)


ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KỲ
Học kỳ 1 – Năm học 2019-2020

Tên học phần: Vật lý hiện đại (Lượng tử - NT - HN) Mã HP: PHY00004
Thời gian làm bài: 90 PHÚT Ngày thi: 28/12/2019
Ghi chú: Sinh viên [được phép(*) / không được phép] sử dụng tài liệu khi làm bài.
(*) Chú ý: Sinh viên được phép mang vào phòng thi các tài liệu (BẢN IN) sau:
- Giáo trình Lượng tử - Nguyên tử - Hạt nhân (Tác giả Huỳnh Trúc Phương, Trương Thị Hồng
Loan, Châu Văn Tạo)
- Giáo trình Vật lý hiện đại (Tác giả Huỳnh Trúc Phương, Trương Thị Hồng Loan, Châu Văn Tạo)
- Sách Bài tập Vật lý hiện đại (Lượng tử - Nguyên tử - Hạt nhân) (Tác giả Huỳnh Trúc Phương)
- Tập viết tay, slide bài giảng
Các tài liệu photocopy là vi phạm

Câu 1 (3 điểm): Nguyên tử hydro đang ở trạng thái cơ bản. Để quan sát được hai vạch đầu tiên trong
dãy Banmer thì nguyên tử hydro phải được kích thích bởi photon có năng lượng tối thiểu E0 nào
đó.
(a) Tính năng lượng E0 của photon tới.
(b) Tính bước sóng của hai vạch đầu tiên phát ra từ dãy Banmer.
(c) Liệt kê bộ 4 số lượng tử (n, l, ml, ms) có thể có của electron khi ở trạng thái kích thích thứ hai
trong nguyên tử hydro.

Câu 2 (1 điểm): Hàm bán kính Rnl(r) của electron trong nguyên tử hydro đang ở trạng thái n = 2, l = 1
có dạng:

r e  r / 2a 0
R 21 
a 0 3 (2a 0 ) 3 / 2
(a) Xác định vị trí bán kính r để tại đó xác suất phát hiện electron là cực đại.
(b) Tính xác suất phát hiện electron trong khoảng [4a0, +].
e  cx  n n.x n 1 n (n  1).x n 2 n! 
Chú ý:  x n e cx dx    x   2
 ...  n 
c  c c c 

Câu 3 (2 điểm): Xét hạt nhân 62


28 Ni .
(a) Dùng công thức bán thực nghiệm Weizsacker, tính năng lượng liên kết của 62
28 Ni .
(b) Từ năng lượng liên kết này, tính khối lượng nguyên tử của hạt nhân 62
28 Ni .

Câu 4 (4 điểm): Ở thời điểm ban đầu có 100 mg chất phóng xạ X phát ra hạt  và hạt nhân con 222
86 Rn .
Biết chu kỳ bán rã của hạt nhân X là T = 1600 năm.
a) Xác định hạt nhân phóng xạ X và độ phóng xạ ban đầu A0 (mCi) của nó.
b) Trong thời gian bao lâu lượng chất phóng xạ X giảm còn 1/4?
c) Tính năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân X phân rã phóng xạ.
d) Tính động năng của một hạt  bay ra khi một hạt nhân X phân rã. Lấy khối lượng bằng số khối
của hạt nhân.

-HẾT-
(Đề thi gồm 1 trang)
Họ tên người ra đề/MSCB: Huỳnh Trúc Phương ............................ Chữ ký: ................ [Trang 1/1]
Họ tên người duyệt đề: .............................................................. Chữ ký: .................

You might also like