Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

Khái niệm tiểu thuyết, truyện đồng thoại


- Kn tiểu thuyết: “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện
thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh
số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả
các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng.”
(Theo Từ điển thuật ngữ Văn học, ĐHQG Hà Nội)
- Kn truyện đồng thoại: - Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi.
Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá. Vì
thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của
con người.

2. Những đặc trưng thể loại tiểu thuyết, truyện đồng thoại
*) Đặc trưng thể loại tiểu thuyết
- Tiểu thuyết tái hiện con người và cuộc sống bằng cái nhìn giàu chất văn xuôi
+ Chất văn xuôi tạo nên sự gần gũi với người đọc dễ tiếp thu, cảm nhận. Nó mô tả
cuộc sống con người một cách chân thật, nhìn nhận cuộc sống bằng cái nhìn khách
quan
+ Chất văn xuôi này đã nói lên hết những nỗi đau, sự mất mát của con người, niềm
vui, sự hân hoan
VD: Chất văn xuôi thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết “Tấn trò đời” của Banzac, “Bà
Bovary” của Flaubert,…
+ Cái nhìn giàu chất văn xuôi trong tiểu thuyết thể hiện rõ nhất trong mối quan hệ
giữa nhà văn với nhân vật, đó là mối quan hệ thân mật, bình đẳng
- Tiểu thuyết nhìn đời sống từ góc độ đời tư
+ Đời tư của nhân vật sẽ thể hiện rõ được tính cách, lối sống, số phận của nhân vật
nhưng ở tiểu thuyết thì con người luôn có những suy nghĩ riêng tư, có đời tư bên
trong
+ Tùy theo từng thời kỳ phát triển, cái nhìn đời tư có thể sâu sắc đến mực thể hiện
được, kết hợp được với các chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc
- Nhân vật trong tiểu thuyết là con người từng trải
+ Đây là đặc điểm rất riêng mà không một thể loại nào có được
+ Các nhân vật trong tiểu thuyết phải trải qua nhiều vấn đề trong cuộc sống
+ Trong tiểu thuyết con người luôn trải qua những mâu thuẫn với cuộc sống và
chính bản thân mình. Các nhân vật không chỉ nếm trải những hoàn cảnh cuộc sống
mà còn phải nếm trải những cảm xúc của mình
+ Nhân vật phải chịu rất nhiều những trải nghiệm của cuộc đời với bao nhiêu thăng
trầm, biến đổi, những đau khổ dằn vặt, nghĩ suy
- Tiểu thuyết luôn có xu hướng xóa khoảng cách trần thuật và nội dung trần
thuật
+ Đây là một đặc điểm giúp cho nhà văn gần gũi hơn nhân vật
+ Chính tiểu thuyết đã xóa bỏ đi khoảng cách của nhà văn đối với cuộc đời, viết
tiểu thuyết để nói về cuộc sống đang diễn ra là một gương phản chiếu với đời sống
con người
+ Sự xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật trần thuật cho phép
người trần thuật có thể có thái độ thân mật thậm chí “suồng sã” đối với nhân vật
của mình
- Tiểu thuyết chứa đựng nhiều cái yếu tố thừa
+ Nhà văn sử dụng những yếu tố thừa để làm tác phẩm càng trở nên chi tiết, cụ thể
hơn
+ Tuy là những yếu tố thừa nhưng lại rất quan trọng vì thông qua những yếu tố đó,
chúng ta càng hiểu rõ hơn nhân vật đang nói đến là người như thế nào, có cuộc
sống ra sao. Ngoài ra, còn thể hiện được những suy tư, tính cách bên trong của
nhân vật đó
*) Đặc trưng của truyện đồng thoại
- Nhân vật:
+ Nhân vật trong câu chuyện là các loài vật được nhân hóa (có tên gọi, hành động,
suy nghĩ như con người)
+ Các con vật vừa giữ được các đặc điểm tự nhiên vốn có (thức ăn, nơi ở, sở thích),
vừa có những đặc điểm của con người (làm việc, nghỉ ngơi, lo nghĩ về tương lai...)
- Cốt truyện truyện đồng thoại
+ Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp
xếp theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
+ Cốt truyện đồng thoại: gồm các sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian, với
kết cấu: sinh ra (tuổi thơ) - trưởng thành - biến cố - thành công, nhận được bài học
(kết thúc có hậu)
- Người kể chuyện trong truyện đồng thoại
+ Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện.
+ Gồm có hai kiểu người kể chuyện thường gặp trong truyện đồng thoại:
 Người kể chuyện ngôi thứ nhất: xưng “tôi”, trực tiếp xuất hiện trong tác
phẩm
 Người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình): không tham gia
và câu chuyện, nhưng có khả năng biết hết mọi chuyện.
- Lời người kể chuyện trong truyện đồng thoại
+ Là thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt
động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt
động ấy.
+ Lời nhân vật: là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được
trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.

3. Phân tích văn bản: Nếu cậu muốn có một người bạn (Trích Hoàng tử bé) trong
SGK bộ Kết nối, lớp 6, tập 1 theo đặc trưng thể loại (nội dung, hình thức (nghệ
thuật)).
a. Giá trị nội dung
Nếu cậu muốn có một người bạn là đoạn trích nói lên ý nghĩa và cách thức chân
chính để nhìn nhận một tình bạn. Câu chuyện xoanh quanh hoàng tử bé và con cáo
cùng định nghĩa về "cảm hóa". Từ đó nêu ra những bài học cuộc đời cho độc giả

b. Giá trị nghệ thuật


Tác giả đã nhân cách hóa thành công nhân vật con cáo phù hợp với thể loại truyện
đồng thoại. Bên cạnh đó sử dụng ngôi kể thứ nhất chân thực, những ẩn dụ tinh tế và
lối kể gần gũi, hấp dẫn.

4. Viết một bài luận phân tích nhân vật cáo trong đoạn trích.
Trong đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn”, ngoài nhân vật Hoàng tử bé,
ta bắt gặp thêm một nhân vật vô cùng đặc biệt trong câu chuyện đó là nhân vật cáo.
Với loài cáo, trong suy nghĩ thực tế đối với chúng ta cùng với những truyện ngụ
ngôn nói về loài vật, loài cáo thường được miêu tả là một loài vật vô cùng thông
minh, tinh ranh và xảo quyệt. Khác với vai “kẻ phản diện” quen thuộc, loài cáo ở
trong đoạn trích này lại hiện lên là một người bạn vô cùng hiền lành và dễ mến. ở
trong tác phẩm, chúng ta đã có một cái nhìn hoàn toàn khác về loài vật này. Cáo
xuất hiện khi Hoàng tử bé đang nằm trên bãi cỏ khóc lóc, cậu buồn bã vì nghĩ đến
bông hồng của mình. Cáo nấp sau cây táo, nó muốn được cậu cảm hoá, để thay đổi
suy nghĩ của chính bản thân nó, rằng “cuộc sống thật đơn điệu”. Đối với Cáo, “con
người thật phiền toái”, việc tốt nhất của họ là chăn gà, cáo săn gà, người trong tay
có súng lại săn cáo, một vòng tròn đơn điệu lặp đi lặp lại khiến nó chán nản và trở
nên buồn bã. Cáo mong muốn được Hoàng tử bé cảm hoá, “Bạn làm ơn hãy cảm
hóa mình đi”. Và rồi cáo đã giúp hoàng tử bé hiểu được thế nào là cảm hóa - hay
cũng chính thế nào là tình bạn. Cứ như thế cả hai im lặng ở bên cạnh nhau cho tới
lúc chia tay, cáo buồn bã, khóc lóc, cứ thế trải qua một cuộc chia tay đối với người
bạn duy nhất của mình. Cũng chính nhờ nhân vật Cáo mà Hoàng tử bé có thể nhận
ra ý nghĩa đặc biệt của sự cảm hoá, của một thứ tình cảm đáng trân trọng – tình
bạn. Qua hình tượng nhân vật cáo, được xây dựng, nhân cách hoá như con người
với những cảm xúc vui buồn, chán nản lẫn lộn đều được miêu tả vô cùng chân thực
và sinh động, nhà văn đã truyền tải cho người đọcthấu hiểu được giá trị sâu sắc và
trong sáng của tình bạn.

You might also like