Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 93

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

-----------

Họ và tên sinh viên: Hồ Thanh Thảo


MSSV: 2121007617 Lớp: 21DQH01

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN BÌ SẢN PHẨM CỦA


THƯƠNG HIỆU OMO ÁP DỤNG CHO NHÃN
HÀNG NƯỚC GIẶT OMO MATIC TẠI THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM

Ngành: Marketing
Chuyên ngành: Quản trị thương hiệu

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

-----------

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN BAO BÌ SẢN PHẨM


CỦA THƯƠNG HIỆU OMO ÁP DỤNG CHO
NHÃN HÀNG NƯỚC GIẶT OMO MATIC TẠI
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Ngành: Marketing
Chuyên ngành: Quản trị thương hiệu

Sinh viên thực hiện: Hồ Thanh Thảo


Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Tuấn
MSSV: 2121007617 Lớp: 21DQH01

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

1. Thông tin chung


Họ và tên sinh viên: Hồ Thanh Thảo Lớp: 21DQH01
Tên đề tài: Hoạt động cải tiến bao bì sản phẩm của thương hiệu Omo áp dụng cho
nhãn hàng nước giặt Omo Matic
Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Tuấn

2. Nhận xét, đánh giá bài báo cáo

Tiêu chí/ Điểm tối đa Nhân xét Điểm

Cơ sở Lý thuyết của đề tài


(2 điểm)

Phương pháp nghiên cứu


(1 điểm)

Phân tích tổng quan doanh


nghiệp và thị trường, đánh
giá hoạt động markeitng
được thực hiện
(4 điểm)

Đề xuất phương án
marketing
(2 điểm)
Hình thức trình bày
(Tối đa 1 điểm)

Tổng điểm

Điểm làm tròn:

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm


2023
Giảng viên hưỡng dẫn
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Anh Tuấn vì sự hướng dẫn tận
tâm và kiên nhẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và viết báo cáo. Những kinh nghiệm và
lời khích lệ của thầy đã giúp em vượt qua những khó khăn và hoàn thành công việc một
cách tốt nhất.

Em muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả những người đã đồng hành và
hỗ trợ em trong quá trình thực hiện báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 này. Đây là một
chặng đường dài và đáng nhớ, và em không thể không thể không nhắc đến những người
đã đóng góp vào thành công của dự án này.

Nhìn lại quá trình thực hiện bài báo cáo, vì thời gian và kiến thức hiện tại của em
còn hạn chế nên không thể tránh khỏi sự thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Em rất
mong nhận được sự đánh giá, góp ý, sự hỗ trợ vững chắc từ thầy để em có thể vun đắp
thêm những kiến thức thiếu hụt và hoàn thiện bản thân để vững bước trên con đường sắp
tới.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến chính bản thân mình. Em tự hào về những
nỗ lực không ngừng nghỉ và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành báo cáo này.
Đây là một bài học quý giá về kiên trì và tự đánh giá bản thân.

Những lời cảm ơn này không thể thể hiện hết tấm lòng biết ơn và cảm kích của em
đối với mọi người. Dự án này đã trở thành một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời và hỗ trợ
em trong sự nghiệp sau này.
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện

Hồ Thanh Thảo
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng bài báo cáo này được viết dựa trên nghiên cứu của chính
em. Tất cả thông tin, dữ liệu và kết quả trong báo cáo này là chân thực và dựa trên nghiên
cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng.

Em xác nhận rằng em đã sử dụng các nguồn thông tin hợp lệ và đáng tin cậy từ các
nguồn đã được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các ý kiến, quan điểm và giả định
của em trong báo cáo này được dựa trên tình hình và dữ liệu có sẵn tại thời điểm viết báo
cáo.

Em hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả trong bài báo cáo này và
không có sự gian lận, sao chép hoặc vi phạm bản quyền trong quá trình viết.

Em cam kết làm việc chân thật và trung thực trong quá trình thực hiện nghiên cứu
và viết bài báo cáo này và chấp nhận mọi trách nhiệm về tính chính xác và độ tin cậy của
thông tin được trình bày.
Người cam đoan

Hồ Thanh Thảo
BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
P&G: Công ty TNHH Procter & Gamble

Lixco: Công ty cổ phần bột giặt LIX

Nexco: Công ty cổ phần bột giặt Net

TP: Thành phố

HDSD: Hướng dẫn sử dụng

B2B: Business to business


FMCG Fast Moving Consumer Good
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Chiều dài, chiều rộng sản phẩm của Omo----------------------------------------42
Bảng 3.2 Chiều kích nhãn hàng nước giặt OMO Matic------------------------------------44
Bảng 3.3 Bảng giá cả so với khối lượng--------------------------------------------------------56
Bảng 4.1 Đánh giá ưu nhược điển hoạt động cải tiến bao bì------------------------------59
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình năm cấp độ sản phẩm của Philip Kotler.........................................16
Hình 2.2 Bao bì phân theo mục đích sử dụng................................................................19
Hình 2.3 Mội số loại bao bì phân theo chất liệu.............................................................19
Hình 2.4 Một số loại bao bì phân theo phương pháp sản xuất.....................................20
Hình 2.5 Một số loại bao bì phân theo độ cứng.............................................................20
Hình 2.6 Loại bao bì phân theo mức độ tiếp xúc...........................................................20
Hình 2.7 Một số loại bao bì phân theo sản phẩm bên trong.........................................21
Hình 2.8 Mội số chất liệu bao bì lĩnh vực hóa mỹ phẩm lớp tiếp xúc..........................22
Hình 2.9 Một số chất liệu bao bì lĩnh vực hóa mỹ phẩm lớp ngoài..............................22
Hình 2.10 Một số chất liệu bao bì lĩnh vực hóa mỹ phẩm lớp vận chuyển..................23
Hình 2.11 Bao bì chất liệu PET/LLDPE.........................................................................24
Hình 2.12 Một số loại bao bì ngành giặt tẩy – lớp tiếp xúc/lớp ngoài..........................24
Hình 2.13 Bao bì ngành giặt tẩy - lớp ngoài/ vận chuyển.............................................25
Hình 2.14 Một số kiểu dáng bao bì trong kĩnh vực hóa mỹ phẩm...............................25
Hình 2.15 Một số dạng bao bì ngành giặt tẩy................................................................26
Hình 2.16 Một số kích cỡ bao bì theo cấp độ.................................................................27
Hình 2.17 Phương pháp in trực tiếp...............................................................................27
Hình 2.18 Phương pháp in tem dán................................................................................27
Hình 2.19 Nhãn mác bao bì sản phẩm............................................................................29
Hình 3.1 Logo tập đoàn Unilever....................................................................................38
Hình 3.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Unilever tại Việt Nam........................................39
Hình 3.3 Dòng sản phẩm Home Care.............................................................................41
Hình 3.4 Dòng sản phẩm Person Care...........................................................................41
Hình 3.5 Dòng sản phẩm thực phẩm và đồ uống..........................................................41
Hình 3.6 Nước giặt Omo Matic khử mùi........................................................................42
Hình 3.7 Bột giặt Omo Comfort......................................................................................43
Hình 3.8 Viên giặt Omo tiện lợi.......................................................................................43
Hình 3.9 Logo nhãn hiệu OMO MATIC........................................................................44
Hình 3.10 Chất liệu bao bì chai nhựa nước giặt Omo Matic........................................46
Hình 3.11 Chất liệu bao bì nước giặt Omo Matic đến năm 2020.................................47
Hình 3.12 Chất liệu bao bì túi nước giặt Omo Matic....................................................47
Hình 3.13 Chất liệu bao bì vận chuyển của nước giặt Omo Matic..............................48
Hình 3.14 Kiểu dáng bao bì nước giặt Omo Matic dạng chai đến năm 2020..............49
Hình 3.15 Dạng chai có banh giặt...................................................................................49
Hình 3.16 Một số kiểu dáng của bao bì dạng túi...........................................................50
Hình 3.17 Một số kích cỡ thông dụng của nước giặt Omo Matic.................................51
Hình 3.18 Phương pháp in gián tiếp trên tem dán của can nước giặt Omo Matic.....51
Hình 3.19 Phương pháp in trực tiếp - in Flexo cho túi nước giặt Omo Matic............53
Hình 3.20 Thành tố trên bao bì mặt trước sản phẩm nước giặt Omo Matic..............54
Hình 3.21 Nhãn mác bao bì mặt sau sản phẩm túi nước giặt Omo Matic hiện tại.....55
Hình 3.22 Nhãn mác bao bì mặt sau sản phẩm chai nước giặt Omo Matic trước đây
...........................................................................................................................................55
Hình 3.23 So sánh ưu nhược điểm giữa túi và can........................................................57
Hình 3.24 Một số thương hiệu sử dụng túi nước giặt vào thời điểm đổi mới..............58
Hình 4.1 Ví dụ về sự tiện lợi của bao bì – bao bì tiết kiệm không gian.......................61
Hình 4.2 Ví dụ về bao bì thông minh..............................................................................62
Hình 4.3 Hình ảnh minh họa...........................................................................................65
TÓM TẮT
Ngành nước giặt tại thị trường Việt Nam đang rất sôi động vì có sự tham gia của
rất nhiều thương hiệu trong và ngoài nước. Trong đó, phải kể đến các “ông lớn” như là
OMO, Surf, Ariel, Tide,…Và nhãn hiệu nước giặt Omo Matic đang là nhãn hiệu dẫn đầu ở
thị trường này.
Nhờ vào uy tín của thương hiệu lâu đời OMO, nước giặt Omo Matic sẽ rất dễ để
tạo được độ tin cậy cho khách hàng. Tuy nhiên nhãn hiệu này cũng phải có những cải tiến
bao bì bắt mắt hiệu quả thì mới có thể đạt được thành công như bây giờ. Sản phẩm nước
giặt Omo Matic đã được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá rất cao về chất lượng cũng
như bao bì và chủng loại,…
Cho thấy, bất kì thương hiệu nào muốn thành công đều phải có cho mình một chiến
lược marketing phù hợp, đúng đắn thì mới có hiệu quả kinh doanh, nâng cao hình ảnh
thưởng hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp.

ABSTRACT
The laundry detergent industry in the Vietnamese market is thriving with the
participation of numerous domestic and international brands. Among them, the major
players such as OMO, Surf, Ariel, and Tide are worth mentioning. Omo Matic, a brand
under the OMO umbrella, currently leads the market.

Thanks to the longstanding reputation of the OMO brand, Omo Matic detergent
easily gains the trust of customers. However, to maintain its position, the brand needs
continuous improvement attractive, effective packaging. Only through these efforts can it
achieve the same level of success as it enjoys now. Omo Matic detergent has received
high praise from Vietnamese consumers for its quality, packaging, and variety.

This demonstrates that any brand aiming for success must have a suitable and
effective marketing strategy. Only then can they achieve business success, enhance the
brand image, and promote their products effectively.

12
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN................................................................i
1. Thông tin chung......................................................................................................i
2. Nhận xét, đánh giá bài báo cáo...............................................................................i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................iii
BÁO CÁO KIỂM TRA ĐẠO VĂN.................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................vii
TÓM TẮT...........................................................................................................................1
ABSTRACT........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI...........................................................................7
1.1 Lý do chọn đề tài....................................................................................................7
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................8
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................8
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................8
1.3 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................9
1.3.1 Mục tiêu chính.......................................................................................................9
1.3.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................9
1.4 Nội dung nghiên cứu..............................................................................................9
1.5 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................10
1.6 Bố cục đề tài.........................................................................................................11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................................12
2.1 Tổng quan về marketing......................................................................................12
2.1.1 Khái niệm về marketing.......................................................................................12
2.1.2 Vai trò và chức năng của marketing.....................................................................12
2.1.3 Quy trình Marketing.............................................................................................13
2.2 Khái niệm về sản phẩm........................................................................................15
2.2.1 Khái niệm sản phẩm.............................................................................................15

13
2.2.2 Phân loại sản phẩm..............................................................................................16
2.2.3 Khái niệm kích thước tập hợp sản phẩm..............................................................17
2.3 Tổng quan về bao bì sản phẩm.............................................................................18
2.3.1 Đặc điểm chung bao bì sản phẩm........................................................................18
2.3.2 Tính năng bao bì..................................................................................................18
2.3.3 Phân loại bao bì sản phẩm....................................................................................19
2.4 Quyết định liên quan đến bao bì sản phẩm..........................................................21
2.4.1 Chất liệu bao bì sản phẩm....................................................................................21
a. Dùng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm.......................................................................21
b. Dùng trong ngành giặt tẩy....................................................................................23
2.4.2 Kiểu dáng bao bì sản phẩm..................................................................................25
a. Trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm...............................................................................25
b. Trong ngành giặt tẩy............................................................................................25
2.4.3 Kích cỡ/ khối lượng bao bì sản phẩm..................................................................26
2.4.4 Phương pháp in ấn phổ biến.................................................................................27
2.4.5 Nhãn mác bao bì sản phẩm..................................................................................28
a. Thành tố chính của nhãn mác báo bì....................................................................28
b. Quyết định liên quan đến nhãn mác.....................................................................29
c. Chức năng của nhãn mác.....................................................................................30
2.5 Mối quan hệ với giá cả với kích cỡ/khối lượng...................................................30
2.6 Quy định pháp luật liên quan...............................................................................30
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN BAO BÌ SẢN PHẨM CỦA
NHÃN HÀNG NƯỚC GIẶT OMO MATIC.................................................................32
3.1 Tổng quan thị trường nước giặt của Việt Nam.....................................................32
3.2 Phân tích môi trường marketing...........................................................................33
3.2.1 Môi trường vĩ mô.................................................................................................33
a. Môi trường chính trị (Political)............................................................................33
b. Môi trường kinh tế (Economic)............................................................................33
c. Môi trường văn hóa – xã hội (Sociocultural).......................................................34
d. Môi trường công nghệ (Technological)................................................................35
e. Môi trường tự nhiên (Environmental)..................................................................35
14
f. Môi trường pháp lý (Legal)..................................................................................36
3.2.2 Môi trường vi mô.................................................................................................36
a. Khách hàng..........................................................................................................36
b. Đối thủ cạnh tranh................................................................................................37
c. Đối thủ tiềm năng.................................................................................................37
d. Sản phẩm thay thế................................................................................................37
3.3 Tổng quan về tập đoàn đa quốc gia Unilever.......................................................38
3.3.1 Sơ lược về tập đoàn Unilever...............................................................................38
3.3.2 Quá trình hình thành và phát triển........................................................................38
3.3.3 Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu và giá trị cốt lỗi.....................................................39
3.3.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Unilever...................................................................39
3.3.5 Những dòng sản phẩm của Unilever Việt Nam....................................................40
3.4 Giới thiệu về thương hiệu Omo............................................................................42
3.4.1 Sự ra đời của thương hiệu Omo...........................................................................42
3.4.2 Danh mục sản phẩm của thương hiệu Omo.........................................................42
a. Chiều dài và chiều rộng danh mục sản phẩm Omo..............................................42
b. Chiều sâu của danh mục sản phẩm Omo..............................................................42
3.5 Giới thiệu về nhãn hàng nước giặt Omo Matic....................................................43
3.5.1 Đôi nét về nhãn hàng nước giặt Omo Matic........................................................43
3.5.2 Những dòng sản phẩm của nhãn hàng nước giặt Omo Matic hiện tại..................44
3.6 Hoạt động cải tiến bao bì sản phẩm của nước giặt Omo Matic............................45
3.6.1 Chất liệu bao bì nước giặt Omo Matic.................................................................45
a. Lớp bao bì tiếp xúc..............................................................................................45
b. Lớp bao bì vận chuyển.........................................................................................48
3.6.2 Kiểu dáng bao bì sản phẩm nước giặt Omo Matic...............................................49
3.6.3 Kích cỡ/khối lượng bao bì sản phẩm nước giặt Omo Matic................................50
3.6.4 Phương pháp in ấn bao bì của nước giặt Omo Matic...........................................51
a. Nước giặt Omo Matic áp dụng phương pháp in gián tiếp cho dạng can..............51
b. Nước giặt Omo Matic áp dụng phương pháp in trực tiếp cho dạng túi................52
3.6.5 Nhãn mác bao bì sản phẩm nước giặt Omo Matic...............................................53
a. Thành tố có trên bao bì sản phẩm nước giặt Omo Matic.....................................53
15
b. Quyết định liên quan đến nhãn mác.....................................................................55
3.6.6 Mối quan hệ khối lượng/kích cỡ với giá cả của nước giặt Omo Matic................56
3.7 Nguyên nhân dẫn đến sự cải tiến bao bì sản phẩm...............................................57
3.7.1 Hạn chế bao bì cũ.................................................................................................57
3.7.2 Xu hướng bao bì trong ngành giặt tẩy thay đổi....................................................57
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN MARKETING
DƯỚI GÓC NHÌN CÁ NHÂN CHO HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN BAO BÌ CỦA NHÃN
HÀNG NƯỚC GIẶT OMO MATIC..............................................................................59
4.1 Đánh giá hoạt động cải tiến bao bì của nước giặt Omo Matic.............................59
4.2 Dự báo xu hướng bao bì trong tương lai..............................................................60
4.3 Đánh giá cơ hội và thách thức cho hoạt động cải tiến bao bì của nước giặt Omo
Matic trong tương lai.........................................................................................................62
4.4 Đề xuất phương án Marketing trong vòng 1 – 3 năm tiếp theo............................63
4.4.1 Cải tiến bao bì thân thiện với môi trường............................................................64
a. Mục tiêu đề xuất phương án.................................................................................64
b. Nội dung phương án.............................................................................................64
4.4.2 Khắc phục, cải tiến kiểu dáng bao bì tiện lợi và an toàn sản phẩm......................64
a. Mục tiêu đề xuất phương án.................................................................................64
b. Nội dung phương án.............................................................................................64
4.4.3 Cân nhắc mối quan hệ giá cả với kích cỡ/khối lượng bao bì...............................65
a. Mục tiêu đề xuất phương án.................................................................................65
b. Nội dung phương án.............................................................................................65
4.4.4 Cập nhật công nghệ in bao bì tiên tiến.................................................................65
a. Mục tiêu đề xuất phương án.................................................................................65
b. Nội dung phương án.............................................................................................65
4.4.5 Cải tiến nhãn mác bao bì tối giản, thông minh.....................................................66
a. Mục tiêu đề xuất phương án.................................................................................66
b. Nội dung phương án.............................................................................................66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................67
5. 1 Kết luận................................................................................................................67
5. 2 Kiến nghị..............................................................................................................68

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................69
PHỤ LỤC............................................................................................................................a
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN – SƠ ĐỒ GANTT.....................................................................a
NỘI DUNG PHỎNG VẤN..................................................................................................b
A. Chiều kích sản phẩm nước giặt Omo Matic...........................................................b
B. Về bao bì sản phẩm................................................................................................c
C. Kết quả phỏng vấn..................................................................................................c
PHIẾU QUAN SÁT.............................................................................................................d
NHẬT KÝ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1......................................................................f

17
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1 Lý do chọn đề tài


Thị trường nước giặt tại Việt Nam đang trở thành một ngành công nghiệp đầy tiềm
năng và phát triển mạnh mẽ. Với sự tăng trưởng dân số và nhu cầu sử dụng máy giặt gia
tăng, việc sử dụng nước giặt đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều gia đình. Trong
bối cảnh cạnh tranh và đa dạng, thương hiệu Omo đã chủ động "hòa mình" vào thị trường
này từ rất sớm. Đặc biệt vào năm 2009, Omo cho ra mắt nước giặt Omo dành riêng cho
máy giặt tự động. Vào năm 2013, họ tiếp tục phát triển và cho ra mắt một nhãn hiệu riêng
biệt cho dòng nước giặt này, đó chính là nhãn hiệu “Nước giặt Omo Matic”.
Trong bối cảnh cuộc sống ngày càng phát triển, việc sử dụng công nghệ và sản
phẩm tiện ích đã thúc đẩy sự tiến bộ của nhiều lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực giặt giũ. Các
dòng máy giặt hiện đại với khả năng vượt trội đã mang lại sự thuận tiện và hiệu quả trong
việc giặt sạch quần áo, đồng thời cũng tiết kiệm nước và thời gian cho người sử dụng.
Trong xu hướng này, nước giặt trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng
ngày.
Bên cạnh việc cải tiến tính năng sản phẩm, thì với mỗi tính năng mới Omo lại còn
quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ và tiện ích của bao bì sản phẩm. Họ đầu tư vào việc nghiên
cứu và đổi mới diện mạo của bao bì, giúp sản phẩm Omo Matic trở nên bắt mắt và thu hút
người tiêu dùng. Điều này góp phần tạo trải nghiệm phong phú cho người dùng, hỗ trợ
thiết lập mối quan hệ với khách hàng và giữ chân khách hàng, giúp thương hiệu nổi bật
trong đám đông cạnh tranh.
Một trong những vấn đề chung khi sử dụng bột giặt trong máy giặt là không hoàn
toàn tan trong nước. Điều này thường dẫn đến việc để lại những vệt bột trắng trên quần áo
sau khi chu trình giặt kết thúc. Bên cạnh việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vết bột này còn
chứa nhiều chất tẩy mạnh có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm. Điều này tạo ra nhu cầu
cần phải giặt lại nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn vết bẩn và bột trên quần áo, dẫn đến việc
tiêu tốn thêm nước và năng lượng, đồng thời tạo ra sự không hiệu quả trong quá trình giặt
giũ.
Vì thế năm 2009, nước giặt Omo Matic chính thức ra mắt công chúng với hình
dáng chai nhựa. Kể từ đó và suốt đến năm 2020, họ đã duy trì sự nhất quán bằng cách tiếp
tục sử dụng hình dáng chai nhựa, dù đã tiến hành một số cải tiến nhỏ liên quan đến màu
sắc và nhãn dán, tạo nên một diện mạo mới mẻ nhưng vẫn giữ nguyên kiểu dáng của bao
bì.
Đến năm 2017, Omo Matic đã thực hiện một bước cải tiến đột phá về bao bì bằng
cách giới thiệu thêm dạng bao bì túi giặt tiện lợi. Bước tiến này không chỉ giúp sản phẩm
nâng cao tính tiện dụng cho người tiêu dùng mà còn mang lại sự đổi mới đáng kể về hình
thức đóng gói. Túi giặt có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng trong việc sử dụng nước
giặt một cách linh hoạt và hiệu quả.
18
Nhờ vào sự chú trọng đến chất lượng bao bì, tính thẩm mỹ, nước giặt Omo Matic
đã trở thành một trong những dòng nước giặt dẫn đầu thị trường, vượt qua cả các thương
hiệu nước giặt ra đời từ trước.
Vậy thương hiệu OMO đã thực hiện các hoạt động cải tiến đó như thế nào để có
thể đạt được thành tựu như bây giờ và cả tương lai về sau? Để làm rõ, tác giả xin chọn
phân tích đề tài “HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN BAO BÌ SẢN PHẨM CỦA THƯƠNG
HIỆU OMO ÁP DỤNG CHO NHÃN HÀNG NƯỚC GIẶT OMO MATIC TẠI THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM” Sau khi phân tích và làm rõ vấn đề trên, sẽ mang lại những hiểu
biết sâu sắc về cách thức OMO đã dụng thành công cơ hội tăng trưởng ở thị trường Việt
Nam như thế nào. Ngoài ra, nghiên cứu này có thể cũng mang lại tiềm năng để đóng góp
cho cộng đồng ngành giặt ủi và chất tẩy rửa, cung cấp thông tin giá trị về cách thức tiếp
cận và tương tác với khách hàng trong ngành giặt ủi và chất tẩy rửa tại Việt Nam. Đồng
thời, kết quả của đề tài này có thể giúp doanh nghiệp nắm bắt được hiệu quả của các hoạt
động và sức ảnh hưởng của nó đến toàn thể, từ đó có thể cải thiện hoặc tiếp tục phát triển,
đẩy mạnh nhiều hoạt động tương tự, lan tỏa và chiếm lĩnh thị trường nước giặt. Về phần
cá nhân tác giả, có thể mở rộng kiến thức về marketing, trau dồi thêm được nhiều kỹ năng,
phát hiện những ưu khuyết điểm để cải thiện, bên cạnh đó có cơ hội học hỏi về thị trường,
hướng phát triển của doanh nghiệp.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.2.1 Đối tượng nghiên cứu


- Khách thể nghiên cứu: Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam, thương hiệu
OMO, nhãn hàng nước giặt Omo Matic
- Đối tượng nghiên cứu chính: Hoạt động cải tiến bao bì sản phẩm của thương hiệu
OMO áp dụng cho nhãn hàng nước giặt Omo Matic
- Chủ thể nghiên cứu: nhà làm marketing cho nhãn hàng nước giặt Omo Matic,
khách hàng sử dụng nước giặt Omo Matic, các kênh phân phối dòng sản phẩm của
nước giặt Omo Matic
- Đối tượng khảo sát (phỏng vấn): Khách hàng là nữ chủ yếu là ở độ tuổi 25 – 45
tiêu dùng nước giặt Omo Matic

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi không gian: thành phố Hồ Chí Minh
- Phạm vi thời gian thực hiện đề tài: 10 tuần (26/06/2023 – 03/09/2023)
- Giới hạn nguồn tài liệu: các báo cáo tài chính, hoat động sản xuất của doanh
nghiệp trong 10 năm trở lại cùng với các bài nghiên cứu đề tài liên quan.
- Giới hạn xoay quanh đối tượng nghiên cứu chính: sự cải tiến về chất liệu bao bì,
kích thước, kiểu dáng bao bì, phương pháp in ấn và cải tiến về nhãn mác; nguyên
nhân dẫn đến sự thay đổi.

19
1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu chính


(1) Nhằm phục vụ tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu của môn THỰC HÀNH
NGHỀ NGHIỆP 1.
(2) Giúp tác giả có thể từ quá trình nghiên cứu có thể thu thập thêm nhiều kiến thức và
học hỏi được nhiều kinh nghiệm, cũng như cách thức phát triển sản phẩm trên một
thị trường, từ đó làm tiền đề cho công việc sau này.
(3) Bài nghiên cứu này cũng có thể đóng góp cho doanh nghiệp nắm bắt được hiệu quả
của các chiến lược đã đề ra, từ đó cải thiện và phát triển hơn.
(4) Đối với ngành giặt ủi, chất tẩy rửa và ngành marketing, kết quả bài nghiên cứu còn
có thể hỗ trợ cung cấp các thông tin có giá trị lớn về cách thức phát triển của sản
phẩm cũng như cách hoạt động của các chiến lược để có thể tiếp cận đến khách
hàng tiềm năng.

1.3.2 Mục tiêu cụ thể


(1) Hệ thống các lý thuyết về marketing và cơ sở lý luận áp dụng cho phân tích hoạt
động cải tiến, nâng cao tính năng sản phẩm và bao bì sản phẩm.
(2) Nắm rõ tổng quan về thị trường nước giặt tại Việt Nam.
(3) Hiểu về tập đoàn Unilever; thương hiệu OMO và nhãn hàng nước giặt Omo Matic
(4) Làm rõ hoạt động cải tiến bao bì sản phẩm mà thương hiệu OMO áp dụng cho
nhãn hàng nước giặt Omo Matic trong 10 năm trở lại đây (từ năm 2013 đến năm
2023)
(5) Đánh giá tổng quan (chủ quan) về các hoạt động cải tiến bao bì sản phẩm.
(6) Đề xuất phương án mang tính chủ quan cho các hoạt động về sản phẩm tiếp theo
cho doanh nghiệp đối với dòng nước giặt Omo Matic.
(7) Kết luận được vấn đề nghiên cứu và đưa ra kiến nghị

1.4 Nội dung nghiên cứu


Đối với mục tiêu cụ thể (1):
- Tổng quan về Marketing: khái niệm, vai trò, chức năng và quy trình Marketing
- Khái niệm về sản phẩm: Khái niệm, phân loại, hoạt động Marketing về bao bì sản
phẩm
Đối với mục tiêu cụ thể (2):
- Nghiên cứu sơ lược thị trường nước giặt ở thị trường Việt Nam.
- Môi trường marketing (PESTEL, mô hình 5 áp lựuc cạnh tranh)
Đối với mục tiêu cụ thể (3):
- Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Unilever Việt Nam và thương hiệu OMO: lĩnh vực
hoạt động, các thương hiệu tại Việt Nam
20
- Quá trình hình thành và phát triển của Unilever Việt Nam
- Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu và giá trị cốt lỗi của Unilever Việt Nam
- Cơ cấu bộ máy tổ chức kinh doanh
- Danh mục sản phẩm của Unilever tại Việt Nam
- Giới thiệu về thương hiệu Omo: sự ra đời, danh mục sản phẩm
- Giới thiệu về nhãn hàng nước giặt Omo Matic: sự ra đời, các dòng sản phẩm
Đối với mục tiêu cụ thể (4):
- Quá trình cải tiến bao bì của nhãn hàng nước giặt Omo Matic: nhãn hiệu sản phẩm,
chất liệu bao bì, kiểu dáng bao bì, kích cỡ/khối lượng bao bì, phương pháp in ấn.
- Nguyên nhân dẫn đến sự cải tiến bao bì sản phẩm: hạn chế, nhu cầu và mong đợi,
xu hướng trong ngành
- Hiệu quả cải tiến bao bì sản phẩm của nhãn hàng nước giặt Omo Matic
- Mối quan hệ giữa hoạt động cải tiến bao bì sản phẩm với giá cả
Đối với mục tiêu cụ thể (5):
- Dựa vào quá trình khảo sát, quan sát và các số liệu từ dữ liệu thứ cấp đánh giá
chung (chủ quan) hoạt động cải bao bì sản phẩm: Ưu và nhược điểm
Đối với mục tiêu cụ thể (6):
- Dự báo xu hướng ngành bao bì trong 1 – 3 năm tới
- Cơ hội và thách thức đối với nhãn hàng nước giặt Omo Matic
- Đề xuất phương án Marketing cho hoạt động cải tiếng bao bì sản phẩm
Đối với mục tiêu cụ thể (7):
- Đưa ra kết luận và kiến nghị về vấn đề nghiên cứu

1.5 Phương pháp nghiên cứu


- Sử dụng phương pháp thống kê: thống kê các số liệu, dữ liệu thứ cấp về thị trường
nước giặt, về nhãn hiệu nước giặt Omo Matic tại Tp.Hồ Chí Minh
- Sử dụng phương pháp tổng hợp: nhằm tiềm kiếm thông tin, dữ liệu thứ cấp về
doanh nghiệp, thương hiệu Omo, nhãn hiệu nước giặt Omo Matic, tổng hợp lý
thuyết về Marketing từ các nguồn như:
[1] Sách Marketing căn bản – NXB Lao Động – Xã Hội ( 2021) – Khoa
Marketing, Trường Đại học Tài Chính – Marketing
[2] Sách quản trị Marketing – NXB Thanh Niên (2021) – Khoa Marketing,
Trường Đại học Tài chính – Marketing
[3] Sách “Nghiên cứu Marketing” - TS. Nguyễn Xuân Trường - NXB
Thanh Niên (2020)
[4] Thông tin doanh nghiệp từ các nguồn:
https://www.facebook.com/OMOVietnam,https://www.unilever.com.vn/
brands/

21
- Sử dụng phương pháp quan sát (5W + H): nhằm thực hiện quan sát hành vi khách
hàng khi mua nước giặt Omo Matic:
[1] What ?: Quan sát hành vi lựa chọn và mua sản phẩm nước giặt Omo
Matic của nữ độ tuổi từ 25 – 45 tuổi
[2] Where ?: Quan sát tại Siêu thị Co.opmart (191 đường Quang Trung,
phường Hiệp Phú, tp.Thủ Đức)
[3] When ?: Vào lúc 9h – 12h và 18h – 21h30 các ngày thứ 7 và chủ nhật
hàng tuần
[4] Why ?: Quan sát sẽ giúp nắm bắt được thông tin như đối tượng tiêu
dùng nước giặt Omo Matic chủ yếu là giới tính nào? Độ tuổi nào?
[5] Who ?: Nữ độ tuổi từ 25 – 45 tuổi, mua sắm nước giặt Omo Matic
[6] How ?: Để các đối tượng mục tiêu lựa chọn và mua sắm sản phẩm một
cách thoải mái, tự nhiên nhất và đứng quan sát từ xa
- Sử dụng phương pháp điều tra: lấy dữ liệu trực tiếp thông qua hình thức khảo sát
phỏng vấn bằng bảng nội dung bán cấu trúc được soạn sẵn

1.6 Bố cục đề tài


Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích hoạt động cải tiến bao bì sản phẩm của nhãn hàng nước giặt
Omo Matic
Chương 4: Đánh giá và đề xuất các phương án marketing dưới góc nhìn cá nhân
cho hoạt động cải tiến bao bì của nhãn hàng nước giặt Omo Matic.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan về marketing

2.1.1 Khái niệm về marketing


Marketing là quá trình quản lý và thực hiện hoạt động liên quan đến việc tạo dựng,
giao tiếp và trao đổi giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ giữa các tổ chức và khách hàng. Nó là
một lĩnh vực quan trọng trong kinh doanh và có mục tiêu tạo ra lợi nhuận thông qua việc
tạo ra sự hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Marketing bao gồm việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các phân khúc thị
trường, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, tăng cường nhận thức về thương
hiệu và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ngày nay cùng với việc phát triển của thời đại chuyển đổi số, marketing cũng mở
rộng sang các kênh truyền thông trực tuyến và sử dụng công nghệ thông tin để tiếp cận
khách hàng nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Khái niệm marketing đã trải qua nhiều sự phát triển và mở rộng theo thời gian,
song, vẫn được phân thành hai góc nhìn khác nhau là: Marketing truyền thống và
marketing hiện đại.
Quan điểm truyền thống: với tư tưởng là “bán cái nhà sản xuất đã có”
“Marketing Marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực
tiếp đến dòng hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng” – .
(J.Koschnick, 2000)
Quan điểm hiện đại: với tư tưởng là “bán cái thị trường cần”
“Marketing là tiến trình doanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng và xây dựng
mạnh mẽ những mối quan hệ với khách hàng nhằm đạt được giá trị từ những phản ứng
của khách hàng.” - (Kotler, 2008)
“Markeitng là một quá tình xã hội mà trong đó những cá nhân hay nhóm có thể
nhận được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do những sản phẩm,
dịch vụ có giá trị với người khác” - (Kotler, Philip&Gary Armstrong, 1980)
Marketing là quá trình liên tục tạo và truyền đạt giá trị sản phẩm/dịch vụ để đáp
ứng nhu cầu khách hàng và đạt mục tiêu kinh doanh. Nó bao gồm việc xây dựng mối quan
hệ, tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng và thúc đẩy đổi mới, giúp tạo sự khác biệt cạnh
tranh.

2.1.2 Vai trò và chức năng của marketing


(1) Vai trò của marketing
23
Trong thế giới hiện đại, marketing đóng vai trò quan trọng và đa dạng trong thành
công doanh nghiệp. Nó là cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp
với khách hàng. Marketing giúp doanh nghiệp hiểu nhu cầu khách hàng, phát triển sản
phẩm phù hợp, giúp xây dựng thương hiệu mạnh, tạo giá trị cho khách hàng thông qua sản
phẩm và dịch vụ phù hợp, cùng việc tạo trải nghiệm tích cực cho khách hàng. Marketing
ngày nay không chỉ hỗ trợ trong việc chọn lựa mua sắm thông minh mà còn góp phần vào
phát triển bền vững và tạo môi trường sống "xanh" cho cộng đồng.
(2) Chức năng của marketing
Marketing giúp doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, hiểu khách hàng và đối thủ
cạnh tranh. Điều này giúp họ tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và phát triển
sản phẩm mới. Marketing còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và quản lý
thương hiệu, tạo dựng sự nhận thức và lòng tin từ khách hàng.
Thông qua việc sử dụng quảng cáo và truyền thông, marketing giúp tạo ra sự quan
tâm từ khách hàng và tiếp cận họ một cách hiệu quả. Nó cũng hỗ trợ quá trình bán hàng và
phân phối sản phẩm, từ việc xác định kênh phân phối cho đến quản lý giao dịch.
Hơn nữa, marketing tạo ra các chương trình và hoạt động chăm sóc khách hàng,
duy trì và tăng cường mối quan hệ với khách hàng hiện tại. Cuối cùng, vai trò của
marketing cũng bao gồm việc đo lường hiệu quả của các chiến dịch và điều chỉnh chiến
lược để đảm bảo sự liên tục và cải thiện trong hoạt động kinh doanh.

2.1.3 Quy trình Marketing


(1) Research (Nghiên cứu thị trường)
Giai đoạn này bao gồm việc tìm hiểu về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh
và môi trường kinh doanh. Nghiên cứu giúp hiểu được và thu thập thông tin về nhu cầu,
sở thích, hành vi của khách hàng, thông tin của đối thủ cạnh tranh và định hình các yếu tố
quan trọng trong việc xác định chiến lược marketing.
(2) Phân tích STP (Segmentation, Targeting, Positioning)
Phân khúc thị trường (Segmentation): Quá trình chia thị trường thành các phân
khúc nhỏ dựa trên các đặc điểm chung như độ tuổi, giới tính, sở thích, vị trí địa lý, v.v.
Điều này giúp xác định các nhóm khách hàng có nhu cầu tương tự.
Chọn thị trường mục tiêu (Targeting): Sau khi phân khúc hóa, doanh nghiệp
chọn phân khúc hoặc các phân khúc để tập trung phát triển. Điều này đảm bảo mọi nguồn
lực tập trung vào các khách hàng có tiềm năng cao nhất và phù hợp với sản phẩm hoặc
dịch vụ của họ.
Định vị (Positioning): Là việc tạo ra hình ảnh riêng biệt cho sản phẩm hoặc dịch
vụ trong tâm trí khách hàng. Định vị giúp sản phẩm nổi bật, tạo lợi thế so với đối thủ cạnh
tranh, và tạo sự kết nối tốt hơn với khách hàng mục tiêu.
(3) Marketing – Mix
24
Marketing mix là mô hình chiến lược tiếp thị gồm một tập hợp các yếu tố cơ bản
mà doanh nghiệp sử dụng để định hình chiến lược tiếp thị của mình. Các yếu tố này tương
tác với nhau để tạo ra một hình ảnh tổng thể về sản phẩm hoặc dịch vụ trong tâm trí của
khách hàng. Trong mô hình truyền thống, có 4P: Sản phẩm (Product), Giá (Price), Khuyến
mãi (Promotion), và Phân phối (Place). Tuy nhiên, trong mô hình mở rộ hơn, còn thêm 3P
nữa: Quá trình (Process), Nhân viên (People), và Vật liệu (Physical Evidence). Dưới đây
là mô tả ngắn gọn về từng yếu tố trong marketing mix:
Sản phẩm (Product): Đây là sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp
cho thị trường. Yếu tố này bao gồm việc phát triển, thiết kế, và chất lượng của sản phẩm,
đảm bảo rằng nó đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Giá (Price): Yếu tố này liên quan đến việc xác định giá trị tài chính của sản phẩm
hoặc dịch vụ. Doanh nghiệp cần xác định giá cả cân nhắc giữa lợi nhuận mong đợi và khả
năng trả giá của khách hàng.
Khuyến mãi (Promotion): Yếu tố này liên quan đến việc tạo sự nhận thức và
quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng thông qua các hoạt động quảng cáo, PR,
tiếp thị trực tiếp và truyền thông.
Phân phối (Place): Yếu tố này liên quan đến cách sản phẩm hoặc dịch vụ được
đưa đến tay khách hàng. Việc lựa chọn kênh phân phối thích hợp đảm bảo rằng sản phẩm
dễ dàng tiếp cận và có mặt tại nơi khách hàng mong muốn.
Quá trình (Process): Yếu tố này thể hiện các quy trình và phương thức cung cấp
sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. Một quá trình trơn tru và tiện lợi đảm bảo trải
nghiệm tích cực cho khách hàng.
Nhân viên (People): Yếu tố này liên quan đến những người làm việc trong doanh
nghiệp và cách họ tương tác với khách hàng. Sự hỗ trợ và tư vấn từ nhân viên có thể ảnh
hưởng đến quan điểm của khách hàng về thương hiệu.
Vật liệu (Physical Evidence): Yếu tố này bao gồm mọi thứ mà khách hàng có thể
thấy, trải nghiệm hoặc tiếp xúc khi tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là yếu tố thể
hiện sự chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm.
(4) Implementation: Triển khai thực hiện chiến lược marketing
Sau khi trải qua các giai đoạn trên, thì ở giai đoạn này chính là giai đoạn hành
động hóa chúng. Để triển khai doanh nghiệp cần đưa ra các chương trình hành động cụ thể
từ những chiến lược đã đề ra. Lưu ý rằng cần cân nhắc nguồn lực để thực hiện các chương
trình mượt mà, chuyên nghiệp.
(5) Control: Kiểm tra, đánh giá chiến lược marketing
Cuối cùng, quy trình marketing bao gồm việc đánh giá hiệu quả của các hoạt động
marketing và đo lường kết quả dựa trên các chỉ số hiệu suất, như doanh số bán hàng, tỷ lệ
chuyển đổi, sự hài lòng của khách hàng và lợi nhuận. Đánh giá này giúp doanh nghiệp xác

25
định được sự thành công của chiến dịch và điều chỉnh chiến lược marketing trong tương
lai.

2.2 Khái niệm về sản phẩm

2.2.1 Khái niệm sản phẩm


Sản phẩm là một đối tượng hoặc dịch vụ được tạo ra để đáp ứng nhu cầu hoặc
mong muốn của người tiêu dùng. Đây là kết quả của quá trình sản xuất, chế tạo hoặc cung
cấp các yếu tố như nguyên liệu, lao động, công nghệ và kiến thức.
Một số khía cạnh quan trọng của một sản phẩm bao gồm tính chất và chức năng
của nó, chất lượng, thiết kế, thương hiệu, giá trị và đặc điểm phân biệt so với các sản
phẩm cạnh tranh. Sản phẩm cũng có thể được đóng gói, thương mại hóa và quảng bá để
tăng cường giá trị và thu hút người tiêu dùng.
Về khía cạnh người làm marketing có thể xem xét sản phẩm ở năm cấp độ như sau:
Sản phẩm cốt lõi (Core Product): Đây là khía cạnh cơ bản và cốt yếu của sản
phẩm, là những lợi ích chính mà sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Trong trường hợp
một chiếc điện thoại, ví dụ, sản phẩm cốt lõi sẽ là khả năng liên lạc từ xa. Điều quan trọng
ở đây là hiểu rõ được vì sao khách hàng sẽ mua sản phẩm và giải quyết được nhu cầu gì
của họ.
Sản phẩm chung (Generic Product): Đây là bản thể cụ thể của sản phẩm, bao
gồm những đặc điểm về thiết kế, tính năng, chất lượng và thương hiệu. Tiếp tục ví dụ về
chiếc điện thoại, sản phẩm chung sẽ là thiết kế cụ thể của điện thoại, màn hình, pin, máy
ảnh, v.v. Điều quan trọng ở đây là phải đảm bảo sản phẩm đáp ứng đủ những yêu cầu cơ
bản của khách hàng.
Sản phẩm mong đợi (Expected Product): Đây là những tính năng và dịch vụ mà
khách hàng mong đợi khi mua sản phẩm. Điều này thường dựa trên các kinh nghiệm trước
đó với sản phẩm tương tự hoặc thông tin mà công ty đã cung cấp. Ví dụ, nếu khách hàng
mong đợi chiếc điện thoại mới có thời lượng pin tốt hơn so với phiên bản cũ, thì điều này
trở thành sản phẩm mong đợi.
Sản phẩm hoàn thiện (Augmented Product): Đây là các yếu tố bổ sung và dịch
vụ sau bán hàng mà công ty cung cấp để tăng giá trị cho sản phẩm. Ví dụ, trong trường
hợp điện thoại, dịch vụ bảo hành mở rộng, hỗ trợ khách hàng 24/7 và các ứng dụng miễn
phí có thể được coi là sản phẩm hoàn thiện.
Sản phẩm tiềm năng (Potential Product): Đây là các khả năng phát triển tương
lai của sản phẩm, dựa trên sự phát triển của công nghệ, nhu cầu thị trường và xu hướng.
Điều này có thể bao gồm việc mở rộng tính năng, tạo ra các phiên bản mới hoặc phát triển
các ứng dụng và tích hợp mới.

26
Ba cấp độ này giúp nhà kinh doanh và nhà tiếp thị nhìn nhận sản phẩm từ nhiều
góc độ khác nhau và đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Hình 2.1 Mô hình năm cấp độ sản phẩm của Philip Kotler
Nguồn: Giáo trình Marketing căn bản Đại học Tài chính – Marketing

2.2.2 Phân loại sản phẩm


(1) Phân loại sản phẩm tiêu dùng:
Phân loại sản phẩm tiêu dùng theo thời gian sử dụng:
Sản phẩm tiêu dùng dài hạn: Là những sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài,
thông thường được mua ít nhất một lần và sử dụng trong thời gian dài. Ví dụ: ô tô, nội thất
gia đình, thiết bị điện tử lớn.
Sản phẩm tiêu dùng ngắn hạn: Là những sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn,
thường được tiêu dùng một lần hoặc trong khoảng thời gian ngắn. Ví dụ: thực phẩm, đồ
gia dụng nhỏ, đồ điện tử nhỏ.
Phân loại sản phẩm tiêu dùng theo thói quen mua hàng:
Sản phẩm tiêu dùng thông thường: Sản phẩm mua hàng ngày, không liên quan đến
yếu tố đặc biệt. Ví dụ: thực phẩm, đồ gia dụng.
Sản phẩm mua tùy hứng: Mua dựa trên tình huống hoặc cảm xúc. Ví dụ: đồ trang
trí, mua hàng theo cảm xúc.
Sản phẩm mua theo mùa vụ: Mua trong thời gian cụ thể trong năm. Ví dụ: đồ lễ
hội, đồ trang trí Giáng sinh.
Sản phẩm có lựa chọn: Có nhiều sự lựa chọn, người mua so sánh và lựa chọn. Ví
dụ: sản phẩm điện tử, thời trang.

27
Sản phẩm đáp ứng nhu cầu đặc biệt: Dành cho nhóm khách hàng cụ thể. Ví dụ:
chăm sóc da nhạy cảm, sản phẩm dinh dưỡng cho người ăn chay.
Sản phẩm mua thụ động: Mua dựa trên tiếp cận từ bên thứ ba. Ví dụ: sản phẩm
được quảng cáo, khuyến mãi.
(2) Phân loại sản phẩm tư liệu sản xuất:
Nguyên liệu và cấu kiện: Là các sản phẩm được sử dụng làm nguyên liệu hoặc
thành phần để sản xuất các sản phẩm khác. Ví dụ: nguyên liệu thực phẩm, thép, bê tông.
Tài sản cố định: Là các sản phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất và không
tiêu thụ hoặc tiêu dùng sau một lần sử dụng. Ví dụ: máy móc, thiết bị, công cụ.
Vật tư phụ và dịch vụ: Là các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ trong quá trình sản xuất
kinh doanh, không trực tiếp thành phần của sản phẩm cuối cùng. Ví dụ: bảo trì và sửa
chữa, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ bảo hành.
Phân loại này giúp phân biệt và nhìn nhận các sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm tư
liệu sản xuất theo các tiêu chí khác nhau, hỗ trợ trong quá trình quản lý, tiếp thị và phân
phối sản phẩm.

2.2.3 Khái niệm kích thước tập hợp sản phẩm


Khái niệm "kích thước tập hợp sản phẩm" đề cập đến số lượng và đa dạng các sản
phẩm mà một doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Kích thước tập hợp sản phẩm quan
trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến sự hấp dẫn và lựa chọn của khách hàng, đồng thời ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Kích thước tập hợp sản phẩm bao gồm các số đo sau:
Chiều rộng của tập hợp sản phẩm (Product Width): Đây là số lượng loại sản
phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp dự định cung cấp cho thị trường. Nó đại diện cho
mức độ đa dạng hóa của sản phẩm trong danh mục kinh doanh của doanh nghiệp. Một
chiều rộng lớn cho thấy doanh nghiệp cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau, trong khi
chiều rộng nhỏ hơn chỉ ra sự tập trung vào một số loại sản phẩm chủ chốt.
Chiều dài của tập hợp sản phẩm (Product Length): Mỗi loại sản phẩm kinh
doanh thường có nhiều chủng loại khác nhau. Số lượng chủng loại này quyết định chiều
dài của tập hợp sản phẩm, mà thường được gọi là dòng sản phẩm (product line). Điều này
ám chỉ sự mở rộng của sản phẩm trong một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, một công ty may quần
áo có thể có dòng sản phẩm gồm quần jeans, áo thun, áo khoác, v.v.
Chiều sâu của tập hợp sản phẩm (Product Depth): Chiều sâu ám chỉ mẫu mã
sản phẩm gắn liền với từng chủng loại sản phẩm. Nó liên quan đến số lượng và đa dạng
các biến thể hoặc mẫu mã của mỗi sản phẩm trong dòng sản phẩm. Ví dụ, trong dòng sản
phẩm quần jeans, chiều sâu có thể bao gồm nhiều loại kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ, v.v.

28
Ba số đo này cung cấp cái nhìn tổng quan về kích thước tập hợp sản phẩm, một
kích thước tập hợp sản phẩm tốt có thể cung cấp đủ lựa chọn cho khách hàng, đáp ứng
nhu cầu đa dạng và tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên
thị trường.

2.3 Tổng quan về bao bì sản phẩm

2.3.1 Đặc điểm chung bao bì sản phẩm


Đóng gói là quá trình đóng gói sản phẩm trong một bao bì hoặc hộp chất lượng để
bảo vệ và trình bày sản phẩm một cách hấp dẫn. Tùy theo mức độ tiếp xúc với sản phẩm
bao bì gồm có ba lớp như sau:
1. Bao bì tiếp xúc: Lớp cuối cùng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Nhiệm vụ của
lớp này là giữ cho sản phẩm an toàn và không bị nhiễm bẩn trong quá trình lưu
trữ và vận chuyển.
2. Bao bì bên ngoài: Lớp bao bì ngoài nằm giữa lớp bao bì tiếp xúc và lớp bao bì
vận chuyển. Chức năng chính của lớp này là bảo vệ lớp bao bì tiếp xúc và đảm
bảo an toàn cho sản phẩm bên trong. Nó có khả năng chống lại các tác động từ
bên ngoài như va đập, chấn động, ánh sáng mạnh và môi trường khắc nghiệt.
Lớp ngoài thường được làm từ các vật liệu bền như carton chất lượng cao,
nhựa chịu lực hoặc các chất liệu khác phù hợp.
3. Bao bì vận chuyển: Lớp này chịu trách nhiệm bảo vệ sản phẩm khỏi các tác
nhân bên ngoài như hơi ẩm, mùi hương, và tác động cơ học nhỏ. Lớp bên trong
thường được làm từ các vật liệu không gây hại cho sản phẩm, giúp bảo quản
chất lượng của sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển và lưu trữ.

2.3.2 Tính năng bao bì


Các chức năng của bao bì phải được xem xét cẩn thận để đảm bảo sự thành công
và hiệu quả trong việc tiếp cận thị trường và tạo ấn tượng tích cực với khách hàng, có thể
kể đến một vài chức năng chính như:
Thu hút sự chú ý: Thiết kế hấp dẫn giúp sản phẩm nổi bật trên kệ và kích thích sự
tò mò của khách hàng.
Truyền tải thông tin: Bao bì chứa thông tin về sản phẩm, thương hiệu, thành phần
và cách sử dụng để người tiêu dùng hiểu rõ hơn.
Tạo dấu ấn thương hiệu: Thiết kế phù hợp với thương hiệu giúp tạo nhận diện và
giá trị cho sản phẩm.
Bảo vệ và an toàn: Bao bì đảm bảo sản phẩm không bị hỏng hoặc nhiễm bẩn
trong quá trình vận chuyển và lưu trữ, đảm bảo sự an toàn cho người dùng.
Để phát triển bao bì sản phẩm, cần phải có những hoạt động cải tiến về:

29
1. Lợi ích của bao bì mang đến cho người tiêu dùng như khả năng bảo vệ sản
phẩm khỏi các yếu tố bên ngoài như va đập, ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ…
2. Các thuộc tính cơ bản của bao bì như kích thước, vật liệu, hình dáng, dấu hiệu,
màu sắc,…

2.3.3 Phân loại bao bì sản phẩm


Phụ thuộc vào các mục đích khác nhau mà bao bì sẽ được phân ra bằng nhiều cách
thức khác nhau. Có thể kể đến như là:
Phân loại theo mục đích sử dụng: Bao bì dùng để vận chuyển (logistic), bao bì
sản xuất (B2B), bao bì dùng trong tiêu thụ (B2C).

Hình 2.2 Bao bì phân theo mục đích sử dụng

Phân loại theo chất liệu: Về vật liệu thì bao bì khá đa dạng và phong phú như là
bao bì giấy, bao bì nhựa, màng nhựa (thường được dùng làm bao bì cấp 1, dùng trong hóa
mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm,...), thủy tinh, gỗ,…

30
Hình 2.3 Mội số loại bao bì phân theo chất liệu
Phân theo phương pháp nhà sản xuất muốn đóng gói: Bao bì chân không, bao
bì vô trùng, màng co,…

Hình 2.4 Một số loại bao bì phân theo phương pháp sản xuất

Phân loại theo độ cứng: Bao bì cứng, nửa cứng (carton gợn sóng,…), mềm (nhựa,
giấy,…)

Phân loại theo mức độ tiếp xúc: Bao bì tiếp xúc (cấp 1), bao bì ngoài (cấp 2), bao
bì vận chuyển (cấp 3)

31
Bao bì cấp 1
Bao bì cấp 2 Bao bì cấp 3

Hình 2.6 Loại bao bì phân theo mức độ tiếp xúc


Phân loại theo sản phẩm chứa đựng bên trong: Hóa – Mỹ phẩm, quần áo, dược
phẩm, thức uống, đồ gia dụng, thực phẩm,…

Hình 2.7 Một số loại bao bì phân theo sản phẩm bên trong

32
2.4 Quyết định liên quan đến bao bì sản phẩm

2.4.1 Chất liệu bao bì sản phẩm

a. Dùng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm


Trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm, có các loại bao bì dành cho các sản phẩm hóa chất
và mỹ phẩm khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất của sản phẩm, mục đích
sử dụng, thương hiệu, vận chuyển và bảo quản. Dưới đây là một số chất liệu bao bì phổ
biến cho sản phẩm hóa mỹ phẩm:
- Lớp bao bì tiếp xúc:
Màng nhôm: Màng nhôm thường được sử dụng cho các sản phẩm yêu cầu bảo
quản chống ánh sáng, nhiệt và không khí, ví dụ như kem chống nắng
Nhựa: Nhựa là chất liệu bao bì phổ biến trong ngành mỹ phẩm vì khả năng linh
hoạt, dễ thiết kế, và khả năng bảo quản. Những loại nhựa thường sử dụng bao gồm PET,
PP, PE, và PVC, LLDPE, MPET, HDPE.
Thủy tinh: được sử dụng đựng các chất lỏng như nước hóa, serum, …

Hình 2.8 Mội số chất liệu bao bì lĩnh vực hóa mỹ phẩm lớp tiếp xúc
- Lớp bao bì ngoài:
Màng co: Được sử dụng để bọc lại nhiều sản phẩm cùng loại trong một gói.
Chất liệu tái chế: Sử dụng chất liệu tái chế như nhựa tái chế, giấy tái chế giúp
giảm thiểu tác động tiêu thụ tài nguyên và góp phần bảo vệ môi trường

33
Hộp giấy carton: Thường bao bọc bao bì tiếp xúc, cung cấp thông tin về sản phẩm
và thương hiệu. Đây là một lựa chọn thân thiện với môi trường và dễ dàng tái chế.

- Lớp bao bì vận chuyển:


Hình 2.9 Một số chất liệu bao bì lĩnh vực hóa mỹ phẩm lớp ngoài

Thùng carton chống sốc: Bao bọc sản phẩm trong quá trình vận chuyển, bảo vệ
khỏi va đập và hỏng hóc.

Bao bì pallet: Để xếp các thùng carton lên pallet để thuận tiện cho việc vận
chuyển và lưu trữ hàng hóa.

b. Dùng trong ngành giặt tẩy


Riêng ngành giặt là một ngành nằm trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm, cũng là một nhu
yếu phẩm không thể thiếu khi nói đến việc sinh hoạt trong gia đình. Hiện nay rất đa dạng
các loại giặt tẩy có thể kể đến như là bột giặt, nước giặt, viên giặt,… vì thế bao bì chứa
đựng sản phẩm lĩnh vực này cũng trở nên đa dạng không kém. Bao bì chứa bột giặt và
nước giặt cần thể hiện khả năng chống lại sự phá hủy từ các hóa chất bên trong và đề
kháng với các yếu tố gây hại từ môi trường xung quanh như ánh sáng, nhiệt độ,... Nhờ đó
mà sản phẩm đảm bảo rằng nguy cơ hỏng hóc, vỡ nát trong quá trình vận chuyển, trưng
bày và sử dụng được giảm tới mức tối thiểu.
Hình 2.10 Một số chất liệu bao bì lĩnh vực hóa mỹ phẩm lớp vận chuyển

34
Các loại chất liệu thông dụng trong việc đóng gói bột giặt, nước giặt bao gồm PET,
PA (NY), OPP, AL, MPET và LLDPE. Những chất liệu này được lựa chọn vì khả năng
tương thích với máy đóng gói tự động cùng tốc độ cao, đảm bảo hình ảnh in rõ nét và
sống động, cũng như tạo ra những đường hàn dán và độ bám dính giữa các lớp màng trở
nên tốt hơn.
Bao bì sử dụng nguyên vật liệu này đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bảo quản để đảm
bảo sản phẩm được bảo quản một cách an toàn và vệ sinh. Cấu trúc chất liệu cho bao bì
bột giặt, nước giặt có thể là PET/LLDPE, PA/LLDPE, PET/AL/LLDPE,
PET/MPET/LLDPE, PET/PA/LLDPE, OPP/MPET/LLDPE và OPP/AL/LLDPE.

Vai trò của bao bì màng ghép:


Màng PET ngoài cùng có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu hình ảnh được in đẹp và
sắc nét. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ chống thẩm thấu. Đặc biệt so với màng OPP hay PA thì
PET được xem là chất liệu bậc nhất khi nói về khả năng lưu giữ mùi hương và kháng lại
dung môi hữu cơ.
Màng LLDPE trong cùng có tác dụng tăng cường cơ lý giúp bao bì có khả năng
chịu lực cực tốt và cũng như tạo ra những đường hàn dán và độ bám dính giữa các lớp
màng trở nên tốt hơn.

Hình 2.11 Bao bì chất liệu


PET/LLDPE

Hình 2.12 Một số loại bao bì ngành giặt tẩy – lớp tiếp xúc/lớp ngoài

35
Lớp bao bì ngoài/vận chuyển:

2.4.2

Hình 2.13 Bao bì ngành giặt tẩy - lớp ngoài/ vận chuyển

Kiểu dáng bao bì sản phẩm

a. Trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm


Dưới đây là một số kiểu dáng bao bì trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm:

Hình 2.14 Một số kiểu dáng bao bì trong kĩnh vực hóa mỹ phẩm

b. Trong ngành giặt tẩy


Dưới đây là một số dạng túi nước giặt, bột giặt:

36
Hình 2.15 Một số dạng bao bì ngành giặt tẩy

2.4.3 Kích cỡ/ khối lượng bao bì sản phẩm


Kích cỡ bao bì là yếu tố quan trọng cần xem xét khi thiết kế bao bì. Kích cỡ bao bì
phải phù hợp với kích thước và khối lượng sản phẩm. Bao bì quá lớn sẽ lãng phí tài
nguyên và bao bì quá nhỏ sẽ không bảo vệ được sản phẩm. Kích cỡ ảnh hưởng đến chi phí
vận chuyển và lưu trữ. Bao bì lớn và nặng sẽ tốn nhiều chi phí hơn để vận chuyển và lưu
trữ. Khi thiết kế bao bì, cần cân nhắc giữa kích thước, khối lượng, chi phí vận chuyển và
lưu trữ để chọn được kích cỡ bao bì phù hợp nhất.
Đối với lớp bao bì vận chuyển, cần có kích cỡ lớn để chứa đựng nhiều sản phẩm
bên trong, cũng cần phải đảm bảo tránh hư hỏng sản phẩm trong quá trình vận chuyển
Đối với lớp bao bì ngoài, cần phải vừa khít với kích cỡ lớp bao bì tiếp xúc sản
phẩm bên trong, đáp ứng tiêu chí bảo vệ được sản phẩm tránh va đập.
Đối với lớp bao bì tiếp xúc, cần phù hợp (bảo quản, tiện lợi cho người tiêu
dùng,thẩm mỹ) với dung tích/khối lượng sản phẩm mà nhà sản xuất quy định trên mỗi sản
phẩm.

37
Hình 2.16 Một số kích cỡ bao bì theo cấp độ

2.4.4 Phương pháp in ấn phổ biến


In trực tiếp
Đối với các sản phẩm như chai nhựa hoặc hũ, in trực tiếp có thể được thực hiện
bằng cách in trực tiếp lên bề mặt của sản phẩm bằng máy in có đầu in phù hợp.

Hình 2.17 Phương pháp in trực tiếp

38
In tem dán
Phương pháp in tem nhãn với nội dung thiết kế được in trên bề mặt tem giấy hoặc
nhựa và phủ lớp keo mặt sau để dán trực tiếp lên bề mặt bao bì túi đựng là một giải pháp
hiệu quả để đánh dấu và phân loại các dòng sản phẩm khác nhau.

2.4.5 Nhãn mác bao bì sản phẩm


Nhãn mác (Labeling) trên bao bì là phần quan trọng trong quá trình thiết kế và
đóng gói sản phẩm. Là nơi chứa thông tin quan trọng về sản phẩm, thương hiệu và hướng
dẫn sử dụng, nơi truyền thông sản phẩm trực tiếp đến khách hàng. Có vai trò rất quan
trọng trong việc tác động đến hành vi người tiêu dùng.

a. Thành tố chính của nhãn mác báo bì

Hình 2.18 Phương pháp in tem dán

Nhãn mác trên bao bì thường bao gồm những phần chính sau đây:
Tên sản phẩm và thương hiệu: Thường nằm ở phần trên cùng của nhãn mác, bao
gồm tên sản phẩm và logo thương hiệu.
Thông tin sản phẩm: Bao gồm các chi tiết về sản phẩm như thành phần, hướng
dẫn sử dụng, hạn sử dụng, trọng lượng/đơn vị, thông tin về kích thước, số lô/số sản xuất
và nguồn gốc.
Hình ảnh hoặc biểu đồ: Có thể bao gồm hình ảnh sản phẩm, biểu đồ hướng dẫn
sử dụng, hoặc hình ảnh minh họa liên quan đến sản phẩm.
Cảnh báo và hướng dẫn an toàn: Cung cấp cảnh báo về cách sử dụng an toàn,
hướng dẫn cách tránh các nguy cơ tiềm ẩn hoặc cách giải quyết khi gặp sự cố.
Hướng dẫn sử dụng: Các hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng sản phẩm, từ cách
mở nắp đến cách lưu trữ.
39
Thành phần: Chi tiết về các thành phần chính của sản phẩm, thường được liệt kê
theo tỷ lệ phần trăm hoặc khối lượng.
Mã vạch và mã QR: Cung cấp mã vạch hoặc mã QR để quét và truy cập thông tin
thêm về sản phẩm hoặc thương hiệu.
Sản phẩm thích hợp cho loại da/tóc: Nếu là mỹ phẩm, có thể có thông tin về loại
da hoặc tóc mà sản phẩm phù hợp.
Thông tin liên hệ: Địa chỉ, số điện thoại hoặc website của nhà sản xuất hoặc đại
diện phân phối để liên hệ khi cần thiết.
Sản phẩm thích hợp cho mục đích sử dụng: Nếu sản phẩm dành cho mục đích
cụ thể như giặt máy, giặt tay, nước giặt nhanh, thông tin này có thể được thể hiện.
Câu chuyện thương hiệu: Một phần ngắn gọn về câu chuyện hoặc giá trị của
thương hiệu có thể được thêm vào.
Mã thể loại sản phẩm: Đối với các ngành có mã thể loại sản phẩm cụ thể (ví dụ:
mã thể loại nước giặt), thông tin này có thể được thêm vào để dễ dàng phân biệt.
Những phần trên có thể thay đổi tùy theo loại sản phẩm, thương hiệu và yêu cầu cụ

Hình 2.19 Nhãn mác bao bì sản phẩm


thể của từng công ty sản xuất.

b. Quyết định liên quan đến nhãn mác


Quyết định về nhãn mác sản phẩm trên bao bì là một phần quan trọng trong việc
thiết kế bao bì và xây dựng thương hiệu. Nhãn mác giúp truyền đạt thông tin về sản phẩm,
thể hiện giá trị của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng. Dưới đây là một số
yếu tố quan trọng cần xem xét khi đưa ra quyết định về nhãn mác sản phẩm trên bao bì:

40
Thiết kế hấp dẫn: Thiết kế nhãn mác cần thể hiện tính chất và giá trị của sản
phẩm một cách hấp dẫn. Màu sắc, hình ảnh, biểu đồ, và phông chữ cần phù hợp với thông
điệp thương hiệu và mục tiêu khách hàng.
Chất liệu và kỹ thuật in: Lựa chọn chất liệu nhãn mác (giấy, nhựa, vải, vv.) và
phương pháp in (offset, flexo, in kỹ thuật số) cần dựa trên tính chất của sản phẩm, loại bao
bì, và mục đích sử dụng.
Kích thước và vị trí: Quyết định về kích thước và vị trí của nhãn mác cần dựa
trên kích thước của bao bì, thông tin cần truyền tải và thẩm mỹ chung.
Ngôn ngữ và quy cách hình ảnh: Nhãn mác nên sử dụng ngôn ngữ mà khách
hàng mục tiêu dễ hiểu. Hình ảnh, biểu đồ, và biểu tượng cần được sắp xếp sao cho thể
hiện thông tin một cách rõ ràng và thẩm mỹ.
Tuân thủ quy định: Đảm bảo rằng nhãn mác tuân thủ các quy định pháp luật và
tiêu chuẩn ngành về thông tin sản phẩm, an toàn và bảo vệ người tiêu dùng.
Tính sáng tạo: Một nhãn mác sáng tạo và độc đáo có thể giúp sản phẩm nổi bật và
tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

c. Chức năng của nhãn mác


Cung cấp thông tin sản phẩm: Nhãn mác cung cấp thông tin cơ bản về sản phẩm
như tên sản phẩm, thành phần, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng, và trọng lượng/đơn vị.
Thể hiện thương hiệu: Logo và tên thương hiệu xuất hiện trên nhãn mác, giúp tạo
sự nhận diện và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Tạo sự nhận biết: Nhãn mác độc đáo và dễ nhận biết giúp sản phẩm nổi bật giữa
đám đông và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Tạo ấn tượng ban đầu: Nhãn mác đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng
ban đầu với khách hàng và tạo sự quyết định mua hàng.

2.5 Mối quan hệ với giá cả với kích cỡ/khối lượng


Giá cả của một sản phẩm thường tăng lên khi kích thước hoặc khối lượng của sản
phẩm tăng lên. Điều này là do các nhà sản xuất phải chi phí nhiều hơn để sản xuất các sản
phẩm lớn hơn. Ví dụ, một chiếc áo sơ mi lớn hơn sẽ cần nhiều vải hơn để làm, và một
chiếc túi lớn hơn sẽ cần nhiều vật liệu hơn để làm. Ngoài ra, các sản phẩm lớn hơn thường
khó vận chuyển và lưu trữ hơn, điều này cũng làm tăng chi phí.
Tuy nhiên, không phải lúc nào giá cả cũng tỷ lệ thuận với kích thước hoặc khối
lượng. Trong một số trường hợp, các nhà sản xuất có thể giảm chi phí sản xuất bằng cách
sử dụng các vật liệu hoặc quy trình sản xuất hiệu quả hơn. Ví dụ, một chiếc điện thoại
thông minh có kích thước lớn hơn có thể có giá thấp hơn một chiếc điện thoại thông minh
có kích thước nhỏ hơn nếu nó được sản xuất bằng các vật liệu rẻ hơn.

41
Trường hợp khác nữa, cùng sản phẩm đó mà nhiều kích cỡ nếu mua khối lượng lớn
hơn sẽ tiết kiệm cho người tiêu dùng hơn là mua nhiều khối lượng nhỏ. Đây chính là chiến
lược giá của doanh nghiệp nhằm kích thích tiêu thụ.
Cuối cùng, giá cả của một sản phẩm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích
thước, khối lượng, vật liệu, quy trình sản xuất, thương hiệu, và nhu cầu thị trường.

2.6 Quy định pháp luật liên quan


Hiện nay, việc tuân theo quy định về thông tin trên bao bì sản phẩm là điều hết sức
quan trọng để đảm bảo sự minh bạch và an toàn cho người tiêu dùng. Theo Nghị định
43/2017/NĐ-CP1 về nhãn hàng hóa, việc ghi nhãn trên sản phẩm đòi hỏi sự trung thực, rõ
ràng và chính xác, phản ánh đúng bản chất của sản phẩm.
Thông tin cần phải có trên nhãn bao bì bao gồm:
1. Tên hàng hóa: Thông tin này giúp người tiêu dùng nhận biết và xác định
sản phẩm một cách dễ dàng.
2. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa: Điều
này giúp người tiêu dùng biết rằng ai chịu trách nhiệm về sản phẩm và có
thể liên hệ khi cần thiết.
3. Xuất xứ hàng hóa: Thông tin về nơi sản xuất hoặc xuất xứ của sản phẩm,
giúp người tiêu dùng đánh giá về chất lượng và an toàn.
4. Định lượng hàng hóa: Thông tin về trọng lượng, dung tích, số lượng, giúp
người tiêu dùng biết được mình đang mua sản phẩm trong số lượng cụ thể.
5. Ngày sản xuất, hạn sử dụng: Thông tin này rất quan trọng để đảm bảo an
toàn thực phẩm và sử dụng sản phẩm đúng thời gian.
6. Thành phần, thành phần định lượng: Sự minh bạch về thành phần giúp
người tiêu dùng có thể kiểm tra các thành phần của sản phẩm, đảm bảo
không gây dị ứng hay vấn đề sức khỏe.
7. Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo: Các thông số kỹ thuật như cách
sử dụng, bảo quản, cảnh báo an toàn giúp người tiêu dùng sử dụng sản
phẩm một cách đúng cách.
Trong trường hợp sản phẩm thuộc nhiều nhóm hoặc chưa được quy định rõ ràng
trong pháp luật, tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm có thể tự xác định
nhóm sản phẩm để ghi các thông tin cần thiết.
Nếu kích thước sản phẩm không đủ để ghi tất cả thông tin bắt buộc, các thông tin
này có thể được đưa vào tài liệu kèm theo sản phẩm và trên nhãn phải có chỉ dẫn rõ ràng
về nơi người tiêu dùng có thể tìm hiểu thêm

1
Nghị định 43/2017/NĐ-CP nhãn hàng hóa mới nhất (thuvienphapluat.vn)
42
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN BAO BÌ SẢN
PHẨM CỦA NHÃN HÀNG NƯỚC GIẶT OMO MATIC

3.1 Tổng quan thị trường nước giặt của Việt Nam
Thị trường nước giặt ở Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng đáng kể
trong vài năm gần đây. Sự gia tăng thu nhập và thay đổi lối sống của người tiêu dùng đã
thúc đẩy nhu cầu sử dụng nước giặt trong các hộ gia đình. Cạnh tranh trở nên khốc liệt với
sự hiện diện của nhiều công ty sản xuất nước giặt nội địa và quốc tế. Các thương hiệu nổi
tiếng như Unilever Vietnam, P&G Vietnam và các sản phẩm nước giặt của các thương
hiệu Việt Nam như NET, LIX, OMO... đều đua nhau để chiếm lĩnh thị phần.
Vào những năm đầu sau khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam, “ông lớn”
Unilever này nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường do có kinh nghiệm đa quốc gia, có nguồn
lực và tiềm lực tài chính mạnh. Chính vì thế nhanh chóng chiếm trọn thị phần, “đè bẹp”
các thương hiệu nội địa Việt lúc bấy giờ như LIX (LIXCO), 0’well (Hải Phong),..v.v. Cụ
thể, theo thống kê vào năm 2019, thị phần tại Việt Nam của các thương hiệu nước giặt
OMO của tập đoàn Unilever của Anh chiếm khoảng 50%, theo sau có nước giặt của tập
đoàn P&G của Mỹ. Còn lại là các thương hiệu nội địa chiếm thị phần khá là khiêm tốn
như: Lix, Mỹ Hảo hay 0’well, … Người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm
nước giặt đa chức năng, hiệu quả và an toàn cho da. Sự tiếp cận thông tin và quảng cáo
cũng đã làm tăng nhận thức của người tiêu dùng về sự khác biệt giữa các loại nước giặt và
các lựa chọn sản phẩm khác nhau.
Thị trường nước giặt tại Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp tiêu
dùng phát triển nhanh chóng và có tiềm năng lớn. Theo báo cáo của The Leader 2 thống kê
năm 2020, thị trường nước giặt Việt Nam đã đạt mức doanh thu ước tính khoảng 2,5 tỷ.
Dự kiến, doanh thu từ ngành công nghiệp này sẽ tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ hàng năm
ổn định trong thời gian tới.
Các doanh nghiệp nội chạy dần về các vùng nông thôn, nơi người dân có thu nhập
khá thấp và không có nhu cầu cao về sản phẩm. Mặt bằng chung, do trải qua đại dịch
COVID – 19 người dân Việt Nam có xu hướng thắt chặt chi tiêu nên doanh thu của các
công ty đều giảm sau đó.
Dự đoán, thị trường nước giặt vẫn sẽ tiếp tục phát triển bền vững, vì thế các ngành
hàng cần đa dạng hóa hơn các mẫu mã sản phẩm, phát triển sản phẩm mới và bên cạnh đó
cần cân nhắc giá cả hợp lý trong thời điểm này.

2
https://theleader.vn
43
3.2 Phân tích môi trường marketing

3.2.1 Môi trường vĩ mô

a. Môi trường chính trị (Political)


Việt Nam có một môi trường chính trị khá ổn định và an toàn, điều đó tạo cơ sở
vững chắc cho doanh nghiệp đầu tư và phát triển. Mối quan hệ ngoại giao rộng rãi với các
đối tác quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và các nước ASEAN đóng vai trò quan
trọng trong việc duy trì ổn định chính trị nội bộ và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh
tế.
Việt Nam không chỉ tham gia vào các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương (APEC), mà còn chủ động xây dựng các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp
nước ngoài. Chính sách này bao gồm miễn giảm thuế, bảo vệ quyền lợi và ưu tiên cho nhà
đầu tư, được thể hiện cụ thể trong các chỉ thị của Chính phủ, ví dụ như chỉ thị 14/CT-TTg 3
ngày 24-5-2023. Đây cũng là yếu tố thuận lợi cho nhãn hiệu nước giặt Omo Matic tại thị
trường việt Nam.
Nước giặt Omo Matic đã tuân đầy đủ chính sách và quy định của Việt Nam về chất
lượng sản phẩm, bao bì đóng gói, nhãn mác cũng như các chiến dịch quảng cáo truyền
thông thương hiệu.

b. Môi trường kinh tế (Economic)


Theo The World Bank, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng lên 3,6 lần từ năm
2002 đến 2020, đạt mức gần 3.700 USD. Tỷ lệ người nghèo cũng giảm từ hơn 14% vào
năm 2010 xuống còn 3,8% vào năm 2020. Mặc dù gặp khó khăn trong các giai đoạn
khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sự kháng cự đáng kể. Dữ liệu từ Tổng cục
Thống kê cho biết rằng vào năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 3,15%. Lạm
phát cơ bản bình quân cũng đã tăng 2,59% so với năm 2021, mức này thấp hơn so với
mức tăng của CPI bình quân chung, là 3,15%.
Nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh dẫn đến thu nhập người dân cũng tăng, nhu cầu
tiêu dùng cũng từ đó đi lên, là một trong những nhu yếu phẩm, đây là một cơ hội lớn cho
nước giặt Omo Matic gia tăng doanh thu.
Tuy nhiên, dự kiến tăng trưởng GDP sẽ giảm xuống còn 6,3% trong năm 2023 so
với mức 8% trong năm 2022, do sự giảm tốc trong nhu cầu trong nước và xuất khẩu,
nguyên nhân sâu xa dẫn đến điều này là do cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine đã làm
ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt ở Việt Nam, có thể thấy rõ
nhất đó chính là giá xăng dầu liên tục tăng. Song, dự báo rằng tăng trưởng kinh tế sẽ phục
hồi lên mức 6,5% vào năm 2024, khi lạm phát trong nước có thể giảm dần từ năm 2024
trở đi.
3
https://thuvienphapluat.vn/chithi14/CT-TTg
44
Nước giặt Omo Matic nên cần có những chính sách hợp lý về hoạt động kinh
doanh để đưa doanh thu trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua.

c. Môi trường văn hóa – xã hội (Sociocultural)


Theo Tổng cục Thống kê4 vào năm 2023, dân số Việt Nam đã đạt gần 100 triệu
người và có cơ cấu dân số đáng chú ý. Điều này mang lại nguồn lực nhân công lớn, góp
phần tăng cường khả năng sản xuất và tiêu thụ. Cũng theo cục Thống kê trong quý
II/2023, thu nhập trung bình của người dân Việt Nam đạt mức 7 triệu đồng, tăng 355
nghìn đồng so với năm trước. Việc tăng thu nhập giúp người dân có khả năng mua sắm và
tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn. Đây có thể thúc đẩy người dân tham gia nhiều hoạt
động mua sắm hơn, đồng thời làm phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ.
Chính vì thế, nhãn hàng nước giặt Omo Matic cần xem xét và hiểu rõ các yếu tố
sau đây liên quan đến văn hóa người Việt:
Sự tiện lợi: Người Việt ưa chuộng mua sắm dễ dàng và nhanh chóng. Sản phẩm
cần có đóng gói đẹp, tiện lợi để thuận tiện cho việc sử dụng và lựa chọn.
Giá cả phải chăng: Trong môi trường kinh tế đa dạng, giá cả phải hợp lý và tương
xứng với chất lượng. Điều này giúp sản phẩm phù hợp với túi tiền và nhu cầu của đa số
người tiêu dùng.
Chất lượng và giá trị sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là tiêu chí quan trọng. Sản
phẩm Omo Matic cần đáp ứng hiệu quả giặt sạch và bền, đồng thời mang lại giá trị thực
sự cho người dùng trong mỗi lần sử dụng.
Tiếp cận nhanh chóng đối với các sản phẩm: Để đáp ứng sự thúc đẩy của cuộc
sống nhanh chóng, Omo Matic cần có mặt tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị lớn nhỏ và
trên các nền tảng mua sắm trực tuyến để người tiêu dùng có thể tiếp cận mọi lúc, mọi nơi.
Đồng thời tích hợp thanh toán trực tuyến tạo nên sự tiện lợi tối đa và cũng phần nào giúp
người tiêu dùng mua sắm thông minh hơn.
Sự đa dạng mẫu mã: Với nhiều sở thích mua sắm khác nhau, việc cung cấp các
biến thể sản phẩm sẽ thuận lợi cho việc lựa chọn và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
hàng
Giá trị gia đình: Omo Matic có thể tập trung vào việc tạo ra sản phẩm giúp giữ
cho quần áo gia đình luôn sạch sẽ và thơm tho, thể hiện tinh thần chăm sóc và quan tâm
đến gia đình, giúp tạo nên liên kết tốt hơn với khách hàng. Cũng có thể có những chiến
dịch truyền thông hướng về gia đình tạo sự kết nối với khách hàng Việt.
Sản phẩm thân thiện với môi trường: Khả năng bảo vệ môi trường ngày càng
được người tiêu dùng quan tâm. Omo Matic có thể xem xét việc cung cấp các sản phẩm
thân thiện với môi trường, từ đó tạo thêm giá trị cho thương hiệu.

4
GIS On Population And Development (gso.gov.vn)
45
d. Môi trường công nghệ (Technological)
Môi trường công nghệ ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và đổi mới sáng
tạo, sự phát triển này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nước giặt Omo Matic.
Chuyển đổi số: Việt Nam đang trải qua một quá trình chuyển đổi số toàn diện và
ngành hàng tiêu dùng nhanh cũng không ngoại lệ. Nước giặt Omo Matic là một ví dụ điển
hình về việc sử dụng công nghệ để cải thiện hoạt động kinh doanh cũng như trải nghiệm
của khách hàng. Cụ thể, họ đã được các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, kênh bán
hàng trực tuyến để những món hàng có thể tiếp xúc với khách hàng nhanh chóng nhất và
đặt hàng online dù ở bất cứ đâu.
Sự phổ biến của điện thoại thông minh: Hiện nay ở Việt Nam tỉ lệ người dân sử
dụng điện thoại thông minh (điện thoại cảm ứng) khá cao, cho phép người dân truy cập
vào Internet và tham gia vào các sàn thương mại điện tử, kênh mua sắm online. Điều này
đã tăng tính tiện lợi và trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Hệ thống thanh toán trực tuyến: Từ khi nền kinh tế phát triển, ngày càng nhiều
các phương thức thanh toán trực tuyến ra đời tại Việt Nam như là ví điện tử, ví sau,
Internet banking,… và nước giặt Omo Matic cũng đã tích hợp thanh toán online trực tiếp
sau khi khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến, tạo nhiều lựa chọn và tiện ích hơn
cho khách hàng khi thanh toán.
Sự phát triển của Social media và Marketing số: Mạng xã hội đã trở thành một
phương tiện quan trọng cho việc tiếp cận và tương tác với khách hàng. Omo Matic đã tận
dụng sự phát triển của mạng xã hội bằng cách thực hiện chiến lược marketing số thông
qua các nền tảng như Facebook, Instagram và TikTok. Điều này giúp thương hiệu Omo
Matic tạo được sự nhận diện mạnh mẽ và tương tác tích cực với khách hàng.
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI): ở Việt Nam hiện tại sự phát triển của trí
tuệ nhân tạo đang ngày càng xâm lấn, Omo Matic cũng tận dụng điều đó đã tích hợp AI
vào quy trình chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng bằng chatbox với hệ thống AI của
mình.

e. Môi trường tự nhiên (Environmental)


Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với 3/4 diện tích là đồi núi và phía
Đông giáp biển, tạo ra sự đa dạng về thời tiết trong các vùng miền. Với độ ẩm cao và mưa
phong phú, điều kiện này thích hợp cho sự bảo quản sản phẩm giặt tẩy của Omo Matic.
Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với những tác động của biến đổi khí hậu,
bao gồm tăng nhiệt độ, hạn hán tại một số vùng, mưa lớn và lũ lụt không thường xuyên,
và tăng cường tần suất cũng như cường độ của cơn bão do biến đổi khí hậu. Những sự
biến đổi này gây thiệt hại lớn về tài sản và cuộc sống của con người.

46
Hiện tượng mất mát đa dạng sinh học cũng đang diễn ra do tăng nhiệt độ và biến
đổi môi trường. Các hệ sinh thái biển, rừng và đồng cỏ đang bị ảnh hưởng, có thể tác động
đến nguồn sống và nền kinh tế của Việt Nam.
Những tác động của biến đổi khí hậu này cũng sẽ tác động đến ít nhiều đến sản
phẩm nước giặt của Omo Matic. Chúng có thể dẫn đến cần thay đổi bao bì để bảo quản
sản phẩm một cách phù hợp, điều này làm thay đổi chi phí đầu vào, ảnh hưởng đến chuỗi
cung ứng, thay đổi trải nghiệm của người tiêu dùng và tạo ra rủi ro về vấn đề về môi
trường. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, việc thích nghi và điều chỉnh
sẽ trở thành một thách thức không chỉ đối với Omo Matic mà còn cả ngành giặt tẩy toàn
cầu.

f. Môi trường pháp lý (Legal)


Việt Nam có quyền và có trách nhiệm thiết lập các luật và quy định nhằm đảm bảo
an toàn, sự kiểm soát và quản lý hoạt động của các công ty nước ngoài hoạt động trên lãnh
thổ quốc gia. Nhãn hàng nước giặt Omo Matic thuộc sở hữu của tập đoàn Unilever tại Việt
Nam cần phải tuân thủ các quy định và luật pháp của đất nước:
Luật doanh nghiệp: Đảm bảo đăng ký kinh doanh, quản lý thuế và nghĩa vụ pháp
lý đầy đủ.
An toàn sản phẩm: Sản phẩm cần tuân thủ tiêu chuẩn an toàn, đảm bảo không
gây hại cho người dùng.
Bảo vệ môi trường: Hoạt động sản xuất và vận chuyển cần không gây hại cho môi
trường và tuân thủ quy định về xử lý chất thải.
Luật lao động: Đảm bảo quyền lợi của người lao động và tuân thủ quy định về
lương, giờ làm việc.
Cạnh tranh: Đối xử công bằng và tuân thủ quy định về cạnh tranh trong hoạt
động kinh doanh.
Giấy phép hoạt động: Có đủ giấy phép hoạt động theo quy định.

3.2.2 Môi trường vi mô

a. Khách hàng
Khả năng thương lượng của người tiêu dùng và ảnh hưởng của họ đối với giá cả và
chất lượng sản phẩm trong thị trường nước giặt Việt Nam là khá cao. Một số yếu tố quyết
định việc này có thể kể đến là:
Hiện có rất nhiều thương hiệu nước giặt khác ở Việt Nam: như là Tide, Ariel,
Surf, Lix, NET,… Điều này dẫn đến việc người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn và sẽ
dễ dàng chuyển hướng lựa chọn của họ sang một thương hiệu khác nếu họ cảm thấy
không hài lòng với giá cả, mẫu mã bao bì hay chất lượng sản phẩm hiện tại.

47
Nhiều người tiêu dùng vẫn giữ thói quen dùng bột giặt truyền thống cho cả
giặt tay và máy: Dù nước giặt đã thịnh hàng từ rất lâu ở thị trường Việt Nam, song, nhiều
gia đình vẫn giữ thói quen truyền thống dùng bột giặt vì họ ngại thay đổi, hoặc chưa thấy
thỏa mãn với sản phẩm mới để cân nhắc thay đổi.

b. Đối thủ cạnh tranh


Những đối thủ cạnh tranh với nước giặt Omo Matic ở thị trường quốc tế đã dần
xâm lấn vào Việt Nam và trực tiếp cạnh tranh, trở thành đối thủ “nặng kí” ở thị trường
Việt Nam. Đồng thời, tại Việt Nam từ lâu cũng đã có những sản phẩm “hàng Việt Nam”
quen thuộc với phần lớn người tiêu dùng:
- Tập đoàn Procter & Gamble: nước giặt Ariel, Tide
- Công ty cổ phần bột giặt NET: Nước giặt NET
- Công Ty TNHH Quốc Tế UNILEVER VIỆT NAM: Surf, Comfort
- Công Ty Cổ Phần Bột Giặt Lix: nước giặt LIX
- Công ty Hải Phong: nước giặt 0’well

c. Đối thủ tiềm năng


Ngoài ra, trong những năm trở lại đây, người Việt có trào lưu mua hàng tiêu dùng
của các nước khác và nước giặt cũng không ngoại lệ làm cho những mặt hàng này đang
trở thành đối thủ khá tiềm năng cạnh tranh với Omo Matic:
- Tập đoàn WIPRO UNZA của Singapore: MaxKleen
- Công ty Đại Thịnh tại Việt Nam phân phối độc quyền của Thái Lan: D-nee
- Công ty I.P. Manufacturing của Thái Lan: Hygiene
- Công ty Nuki Blue của Hàn Quốc: Blue
Và còn mốt số đối thủ khá tiềm năng khác cũng đang đe dọa đến nhãn hàng Omo
Matic. Vì thế, để cạnh tranh với các đối thủ tiềm năng, Omo Matic cần tiếp tục cải thiện
chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì và giá cả.

d. Sản phẩm thay thế


Bên cạnh việc phải đề phòng những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và dán tiếp thì
cũng không thể bỏ qua sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế nước giặt Omo Matic tại thị
trường Việt Nam:
Bột giặt: Một sản phẩm đã quá đỗi thân quen với người tiêu dùng Việt Nam từ xưa
đến nay, sẽ rất khó để thay đổi hành vi tiêu dùng của họ, cần phải kết nối với khách hàng
tốt hơn, cho họ thấy được sự tiện lợi khi dùng nước giặt.
Túi giặt hữu cơ: Túi giặt hữu cơ thường được làm từ các thành phần tự nhiên,
thân thiện với môi trường, và không chứa hóa chất có thể gây hại cho người sử dụng và
môi trường. Thay vì sử dụng bột giặt dạng hạt hoặc dạng nước, có thể đặt túi giặt hữu cơ
cùng với quần áo vào trong máy giặt. Túi này sẽ tan chảy trong nước và giải phóng các
48
chất tẩy rửa hữu cơ để làm sạch quần áo. Điều này nhắm vào xu hướng sự tiện lợi và
mong muốn bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng hiện nay.
Nước giặt hữu cơ: là một loại sản phẩm thường không chứa hóa chất và các chất
tạo màu, chất bảo quản, và các thành phần gây hại khác, được sản xuất từ các thành phần
tự nhiên và hữu cơ, với mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường và sức
khỏe con người. Mặt hàng này cũng nhắm vào xu hướng sự tiện lợi và mong muốn bảo vệ
môi trường, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng hiện nay.

3.3 Tổng quan về tập đoàn đa quốc gia Unilever

3.3.1 Sơ lược về tập đoàn Unilever


Unilever là một tập đoàn đa quốc gia chuyên về mặt hàng tiêu dùng nhanh
(FMCG: Fast Moving Consumer Good) với nguồn gốc từ Anh-Nhà sản xuất hàng tiêu
dùng lớn và phổ biến trên toàn thế giới. Được thành lập từ những năm đầu của thế kỷ 20,
Unilever nhanh chóng phát triển thành một trong những công ty hàng tiêu dùng hàng đầu
trên thế giới.
Tập đoàn Unilever hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm chế biến thực phẩm,
chăm sóc cá nhân, vệ sinh gia đình và nước giặt. Họ sở hữu và quản lý một loạt các
thương hiệu nổi tiếng và phổ biến, như Dove, Lipton, Knorr, Axe, Sunsilk, Omo, và nhiều
thương hiệu khác.

3.3.2

Hình 3.20 Logo tập đoàn Unilever

Quá trình hình thành và phát triển


Quá trình hình thành
Unilever, tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới, có hình thành từ việc hợp nhất
"Lever Brothers" và "Margarine Unie" năm 1929. Với sứ mệnh tạo cuộc sống tốt đẹp và
môi trường bền vững, từ sản phẩm xà phòng Sunlight Soap, Unilever mở rộng quy mô
hoạt động khắp châu lục. Với hơn 190 quốc gia, Unilever nổi tiếng với danh mục sản
phẩm đa dạng và cam kết bảo vệ môi trường.
Quá trình phát triển
49
Unilever đã trải qua một quá trình phát triển đa dạng và ấn tượng. Thập kỷ 1930
chứng kiến sự mở rộng vào châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Mua lại nhiều công ty và
thương hiệu nổi tiếng giúp Unilever mở rộng danh mục sản phẩm và sự hiện diện thị
trường. Giai đoạn 1940-1950 tiếp tục phát triển qua việc đầu tư nhà máy sản xuất và phát
triển thương hiệu. Thập kỷ 1960-1970 mở rộng vào châu Á, Đông Âu và Trung Đông, đa
dạng hóa hoạt động trong thực phẩm, đồ uống và chăm sóc gia đình.
Trong giai đoạn 1980-1990, Unilever tiếp tục thực hiện mua lại và hợp nhất nhiều
công ty, thương hiệu khác nhau với cam kết đổi mới và nghiên cứu sản phẩm, góp phần
bảo vệ môi trường. Thập kỷ 2000 và sau này, mở rộng hoạt động ở thị trường mới nổi,
cam kết bền vững và đổi mới sản phẩm, duy trì sự cạnh tranh và tạo thế giới tốt đẹp hơn.
Tại Việt Nam, Unilever bắt đầu từ năm 1995 và thành lập Unilever Việt Nam vào
năm 1996. Với việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sản phẩm, họ đã đạt được thành công
đáng kể. Mở nhà máy sản xuất đầu tiên tại Bình Dương vào năm 1997 và mở rộng thêm
tại TP.HCM vào năm 2000 giúp Unilever nhanh chóng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
trưởng trên thị trường Việt Nam.

3.3.3 Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu và giá trị cốt lỗi
Sứ mệnh (mission):
Sứ mệnh của Unilever là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ xuất sắc, mang lại sự
đổi mới và giá trị thực cho người tiêu dùng, xây dựng một thế giới bền vững cho tương
lai.
Tầm nhìn (vision):
Tầm nhìn của Unilever trên toàn cầu là xây dựng một thế giới nơi mọi người sống
một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trở thành nhà sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu và được sự
yêu thích của người tiêu dùng.
Mục tiêu của Unilever: Đổi mới và tăng trưởng bền vững
Giá trị cốt lỗi: Cam kết với người tiêu dùng, tôn trọng và đồng hành cùng cộng
đồng, trách nhiệm bền vững, sẵn sàng hợp tác.

50
3.3.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Unilever
Hình 3.21 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Unilever tại Việt Nam

Unilever tại Việt Nam tổ chức là sự kết hợp hài hòa giữa các cấp lãnh đạo chịu
trách nhiệm thực hiện, các lãnh đạo quản lý cùng với đội ngũ cấp cao và các nhân viên
cấp cơ sở. Mục tiêu là tạo ra một môi trường hoạt động đồng nhất và hiệu quả. Mỗi phòng
ban trong hệ thống có phân quyền riêng, và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn độc lập. Mặc
dù vậy, sự liên kết giữa các phòng ban vẫn tồn tại, góp phần tối đa hóa sản xuất kinh
doanh của công ty. Unilever phân chia công việc thành các phòng ban chức năng cụ thể,
như sau:
Phòng Cung ứng Nguyên liệu: Nhiệm vụ chính của phòng này là đảm bảo nguồn
cung ứng nguyên liệu và thành phần, từ đó tối ưu hóa quá trình sản xuất.
Phòng Kế toán: Phòng này quản lý quỹ vốn và tài sản của công ty, thực hiện việc
kiểm tra định kỳ để đảm bảo tuân thủ chính sách tài chính. Các báo cáo tài chính được
thực hiện để cung cấp thông tin chính xác về tài sản và nguồn vốn, hỗ trợ giám đốc điều
hành trong việc quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.
Phòng Kế hoạch: Phòng này đảm nhận việc lập kế hoạch cho công ty, giúp định
hình quá trình thực hiện một cách hiệu quả và tránh sai sót trong quá trình triển khai.
Phòng Nhân sự: Phòng này quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, thực hiện
công tác tuyển dụng và phân công nhân sự vào các bộ phận khác nhau.
Phòng Marketing: Phòng này chịu trách nhiệm giới thiệu sản phẩm mới đến
khách hàng, triển khai chiến dịch quảng cáo và tuyên truyền về sản phẩm của công ty.
Như vậy, mô hình hoạt động này thúc đẩy tính độc lập và sáng tạo tại từng phòng
ban chuyên môn, đồng thời đảm bảo tính thống nhất và tập trung của tổ chức để đạt được
hiệu suất sản xuất kinh doanh tốt nhất.

51
3.3.5 Những dòng sản phẩm của Unilever Việt Nam
Unilever là một tập đoàn đa quốc gia chuyên về mặt hàng tiêu dùng nhanh
(FMCG: Fast Moving Consumer Good) hiện có 4 dòng sản phẩm: Home Care, person
Care, nutrition, water purifier
Trong đó, tại riêng Việt Nam chỉ tập trung vào ba nhóm đầu tiên với 25 thương
hiệu thịnh hành như sau:
1. Home Care: bao gồm hóa chất tẩy rửa và vệ sinh nhà cửa

Hình 3.22 Dòng sản phẩm Home Care


Nguồn: https://www.unilever.com.vn/

2. Person Care: bao gồm chăm sóc bản thân và làm đẹp

Hình 3.23 Dòng sản phẩm Person Care


Nguồn: https://www.unilever.com.vn/

3. Nutrition: bao gồm thực phẩm và đồ uống

52
Hình 3.24 Dòng sản phẩm thực phẩm và đồ uống
Nguồn: https://www.unilever.com.vn/

3.4 Giới thiệu về thương hiệu Omo

3.4.1 Sự ra đời của thương hiệu Omo


OMO là thương hiệu nổi tiếng của Unilever, dành cho sản phẩm chất tẩy rửa và
giặt giũ. Tên gốc "Old Mother Owl" trong tiếng Anh, xuất phát từ năm 1908 tại Anh bởi
Lever Brothers, tiếp tục mở rộng và phát triển thành một thương hiệu quốc tế và có mặt ở
nhiều quốc gia.

3.4.2 Danh mục sản phẩm của thương hiệu Omo

a. Chiều dài và chiều rộng danh mục sản phẩm Omo


Bột giặt Nước giặt Omo Matic Omo Comfort Sản phẩm khác

Nước giặt Omo Matic Nước giặt Omo Viên Nén Vệ Sinh Lồng
Bột giặt Omo đỏ
bền đẹp Matic Comfort Giặt OMO Matic

Bột giặt Omo hệ Nước giặt Omo Matic Bột giặt Omo
Viên giặt tiện lợi OMO
bọt thông minh khử mùi Comfort
Nước giặt Omo Matic
giữ màu
Nước giặt Omo Matic
ngăn ngừa ẩm mốc
Nước giặt Omo Matic
dịu nhẹ sạch khuẩn
Nước giặt Omo Matic
polyshield
Bảng 3.1 Chiều dài, chiều rộng sản phẩm của Omo
Nguồn: https://www.facebook.com/OMOVietnam

b. Chiều sâu của danh mục sản phẩm Omo


Nước giặt Omo Matic khử mùi: khử mùi cửa trước thư thái, khử mùi cửa trên.

53
Hình 3.25 Nước giặt Omo Matic khử mùi
Nguồn: UShop. OMO (u-shop.vn)

Bột giặt Omo Comfort: tinh dầu thơm nồng nàn, tinh dầu thơm ngất ngây

Hình 3.26 Bột giặt Omo Comfort


Nguồn: UShop. OMO (u-shop.vn)

Viên giặt tiện lợi Omo: Công nghệ Anh quốc bền đẹp, công nghệ Anh quốc khử
mùi

Hình 3.27 Viên giặt Omo tiện lợi


Nguồn: UShop. OMO (u-shop.vn)

3.5 Giới thiệu về nhãn hàng nước giặt Omo Matic

3.5.1 Đôi nét về nhãn hàng nước giặt Omo Matic


OMO Matic là một biến thể cụ thể của thương hiệu OMO, ra mắt công chúng vào
năm 2009, hướng đến các sản phẩm giặt giũ tự động. Từ "Matic" trong tên này đề cập đến
việc các sản phẩm OMO Matic được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong máy giặt tự động.
Điều này phù hợp với xu hướng sử dụng máy giặt tự động ngày càng phổ biến trong các
hộ gia đình hiện đại.
Logo OMO Matic đơn giản, tinh tế và hiện đại, với nền trắng tượng trưng cho sự
trong sáng. Màu xanh dương tươi sáng thể hiện tính thân thiện và đáng tin cậy. Chữ
"OMO" in hoa đậm nổi bật, còn chữ "Matic" viết nhỏ hơn để tạo cân đối. Biểu tượng vết

54
bẩn trên logo mang màu xanh dương và xanh lá hài hòa, thể hiện cam kết của OMO trong
việc loại bỏ vết bẩn khó.

Hình 3.28 Logo nhãn hiệu OMO MATIC


Nguồn: https://www.facebook.com/OMOVietnam

Tổng thể, logo OMO Matic thể hiện sự hiện đại, tiện dụng và thân thiện, đồng thời
rất dễ nhớ và dễ phát âm, phù hợp và phản ánh được giá trị cốt lỗi mà OMO Matic muốn
truyền tải đến khách hàng của mình, có sự phân biệt với nhãn hiệu của các đối thủ cạnh
tranh khác, linh hoạt trong các lĩnh vực khác nhau nhằm để mở rộng sản phẩm chuyên
dùng cho máy giặt tự động sau này.

3.5.2 Những dòng sản phẩm của nhãn hàng nước giặt Omo Matic hiện
tại
Bảng 3.2 Chiều kích nhãn hàng nước giặt OMO Matic

Chiều kích Sản phẩm


OMO Matic bền đẹp
Bền đẹp cửa trước – 3,6kg

Bền đẹp cửa trước lựu và tre –


2kg

55
Chiều kích Sản phẩm

Bền đẹp cửa trên lựa và tre –


2kg

Giữ màu cửa trên hương cam


OMO Matic giữ màu
và hổ phách – 2kg/3,6kg

Khử mùi cửa trên – 3,9kg

OMO Matic khử mùi

Khử mùi cửa trước thư thái –


2kg

Ngăn ngừa ẩm mốc hương hoa


OMO Matic ngăn
anh đào cửa trước –
ngừa ẩm mốc
2,9kg/3,6kg

OMO Matic Polyshield Cửa trên Polyshield

OMO Matic dịu nhẹ


3,6kg và 2,9kg
sạch khuẩn

Nguồn:5 tác giả tự tổng hợp từ UShop. OMO (u-shop.vn)

5
Lưu ý: Bảng trên là tổng hợp sản phẩm nước giặt OMO Matic đến thời điểm thực hiện đề tài này
(2023)
56
3.6 Hoạt động cải tiến bao bì sản phẩm của nước giặt Omo Matic

3.6.1 Chất liệu bao bì nước giặt Omo Matic

a. Lớp bao bì tiếp xúc


Nước giặt OMO Matic được giới thiệu lần đầu vào năm 2009 với dạng can có chất
liệu từ nhựa HDPE (chuyên đựng hóa chất, nước giặt,…)

Can nhựa HDPE

Hình 3.29 Chất liệu bao bì chai nhựa nước giặt Omo Matic
Nguồn: https://www.facebook.com/OMOVietnam

Trong tương lai không ngừng phát triển của ngành công nghệ và tiện ích trong
cuộc sống, máy giặt và nước giặt đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu. Trong
bối cảnh này, thương hiệu nước giặt Omo Matic đã duy trì việc sử dụng bao bì là can nhựa
HDPE cho sản phẩm của mình cho đến năm 2020, đánh dấu một chặng đường dài trong
việc cung cấp sản phẩm chất lượng và thân thiện với môi trường.
Nhựa HDPE, còn được gọi là High-density polyethylene hoặc viết tắt là HDPE,
xuất phát từ ethylene monomer và đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành nhựa dẻo.
Được ứng dụng rộng rãi, loại nhựa này đã thể hiện khả năng sản xuất chai nhựa, ống
chống ăn mòn và thậm chí gỗ nhựa trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Sự lựa chọn của
Omo Matic trong việc sử dụng HDPE làm bao bì không chỉ đến từ tính năng vượt trội của
nó mà còn bắt nguồn từ sự phù hợp với tầm nhìn và cam kết của thương hiệu.
HDPE mang trong mình những ưu điểm nổi bật mà không phải loại nhựa nào cũng
có. Điểm đáng kể là tính an toàn cho sức khỏe, có khả năng kháng lại sự tác động của hóa
chất và chống ăn mòn, đồng thời chống lại tác động của tia UV từ ánh sáng mặt trời. Với
độ bền cao và khả năng hấp thụ nước thấp, HDPE còn được biết đến như một người bạn
đáng tin cậy trong việc duy trì tính thẩm mỹ và chất lượng của sản phẩm.
Mặc dù có những ưu điểm vượt trội, HDPE cũng không tránh khỏi một số khuyết
điểm. Bề mặt của nó có độ cứng thấp, dễ dàng biến dạng và bị xước, tạo ra một thách thức
trong việc duy trì tính thẩm mỹ của sản phẩm. Độ bền cơ học cũng không thể so sánh với

57
một số loại nhựa kỹ thuật khác, tạo ra một hạn chế trong một số ứng dụng đòi hỏi sự
chống chịu đối với tác động lớn.

2012 2015 2020

Hình 3.30 Chất liệu bao bì nước giặt Omo Matic đến năm 2020
Nguồn: https://www.facebook.com/OMOVietnam

Song song với việc sử dụng dạng can nhựa HDPE, nước giặt Omo Matic cũng
nhanh chóng cập nhật xu hướng và cũng nhằm đáp ứng nhu cầu tiện lợi từ người tiêu
dùng, đã cho ra nước giặt dạng túi giả vòi đầu tiên vào năm 2017 và được ưa chuộng đến
tận bây giờ. Túi nước giặt Omo Matic lúc bấy giờ được làm từ chất liệu nhựa màng ghép

PET
Lớp ngoài mang lại khả năng LLDPE
chất lượng hình ảnh thông Lớp trong cùng chịu lực và kết dính
tin in đẹp, sắc nét. Ngoài ra, tốt đáp ứng việc hàn biên đạo túi
còn chống ẩm, chống oxy
hóa và lưu hương thơm tốt

Hình 3.31 Chất liệu bao bì túi nước giặt Omo Matic
PET/LLDPE.
Nguồn: https://www.facebook.com/OMOVietnam

Nhựa LLDPE là một loại nhựa nguyên sinh, là một hợp chất hữu cơ đơn giản, với
cấu trúc phân tử gồm các nhóm CH2-CH2 liên kết với nhau. Quá trình trùng hợp của các
phản ứng Ethylene với chuỗi dài alpha-olefin tạo thành LLDPE với trọng lượng phân tử
thấp và tỷ trọng thấp. Ưu điểm của nhựa LLDPE gồm tính thân thiện với môi trường,
không gây độc hại cho con người, khả năng chịu axit kiềm, chống lạnh, không thấm nước
và các dung môi hữu cơ, thích hợp trở thành lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm nước giặt
bên trong. Tuy nhiên, nhựa LLDPE vẫn có nhược điểm như khả năng thoát khí kém, dễ
biến dạng và lão hóa, dễ nứt vì ứng suất và dễ bị trầy xước. Bề mặt của loại nhựa này
thường không sáng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. Chính vì vậy, cần có
58
thêm một lớp bao bì bọc bên ngoài để đáp ứng việc in nhãn mác sản phẩm tạo tính thẩm
mỹ.
Nhựa PET, một loại nhựa dẻo, thể hiện tính dẻo và khả năng chảy dưới tác động
của nhiệt độ cao, nhưng lại trở nên cứng vững khi nguội. Được Omo Matic lựa chọn trở
thành bao bì bên ngoài bởi sở hữu những ưu điểm như Khả năng chịu nhiệt lên đến 200°C
và duy trì tính chống thấm khí ở nhiệt độ cao làm cho nhựa PET thích hợp cho các ứng
dụng yêu cầu độ bền nhiệt cao, có thể in lên được bề mặt bao bì tạo tính thẩm mỹ cao, có
khả năng chịu va đập và lực xé tốt, đồng thời khả năng chống mài mòn và độ cứng cao
giúp nó trở thành nguyên liệu lý tưởng cho việc sản xuất các hộp chắc chắn. Tuy nhiên,
nhựa PET cũng tồn tại một số hạn chế cần mà nhãn hàng cần xem xét như Khả năng
chống thấm khí và dầu mỡ kém và hơn hết khó tái chế.

b. Lớp bao bì vận chuyển


Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận chuyển sản phẩm đến khách hàng B2B, nước
giặt Omo Matic đã có một thiết kế bao bì vận chuyển đặc biệt, đảm bảo tính chắc chắn và
an toàn cho sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Bao bì này được tạo từ chất liệu carton
chất lượng cao, mang lại nhiều lợi ích quan trọng như khả năng chịu trọng lực tốt, một ưu
điểm quan trọng của bao bì carton là khả năng phân hủy nhanh và thân thiện với môi
trường, cũng như khả năng tái chế. Giá thành của bao bì carton thường khá hợp lý, giúp
tiết kiệm chi phí đóng gói. Bên cạnh đó, bởi bao bì carton làm từ giấy, nên việc áp dụng
công nghệ in ấn để in các thông tin, hình ảnh liên quan đến thương hiệu và sản phẩm trên
bề mặt của nó là rất thuận lợi và dễ dàng.

Hình 3.32 Chất liệu bao bì vận chuyển của nước giặt Omo Matic
59
Nguồn: Tác giả

3.6.2 Kiểu dáng bao bì sản phẩm nước giặt Omo Matic
Nước giặt Omo Matic đã thể hiện sự linh hoạt và sáng tạo trong việc thay đổi kiểu
dáng bao bì sản phẩm để đồng hành với xu hướng thị trường, tạo ra trải nghiệm người
dùng tốt hơn và làm mới hình ảnh của thương hiệu.
Từ lúc ra mắt vào năm 2009 dưới dạng chai đứng có khung bầu hai bên cùng với
nắp vặn phía trên bao gồm hai nấc tiện lợi cho việc đong nước giặt đúng định lượng mỗi
lần giặt và quai cầm rộng rãi thoải mái bên phải, nước giặt Omo Matic đã giữ nguyên kiểu
dáng này cho đến năm 2020. Sự kiên trì trong việc giữ nguyên kiểu dáng bao bì từ 2009
đến 2020 cũng thể hiện một sự ổn định và sự tin tưởng vào thiết kế đã được chọn ban đầu.
Tuy nhiên, việc thay đổi trong tương lai có thể mở ra cơ hội mới để tái khám phá và thể
hiện sự đổi mới của thương hiệu.

Hình 3.33 Kiểu dáng bao bì nước giặt Omo Matic dạng chai đến năm 2020
Vào năm 2015, nhãn hàng nước giặt Omo Matic hợp tác cùng Sơn Tùng MTP cho
ra mắt dạng chai có banh giặt (có công dụng đo lượng bột giặt vừa đủ, sau khi đong xong
có thể thả vào máy giặt giúp giặt giũ sạch sẽ hơn), với 4 bước sử dụng cơ bản (ấn, đổ, chà,
thả) gây được tiếng vang lớn. Song, sau đó lại nhận về nhiều ý kiến trái chiều dưới bài
đăng quảng bá sản phẩm trên trang Facebook (OMOVietnam, n.d.)về việc bất tiện khi sử
dụng banh giặt (ở cổ chai) và cũng không mang lại lợi ích quá nhiều.

Banh giặt

Hình 3.34 Dạng chai có banh giặt


Nguồn: https://www.facebook.com/OMOVietnam

Vào tháng 2 năm 2019, Ariel (thuộc sở hữu của Procter & Gamble) đã công bố
rằng họ sẽ chuyển đổi toàn bộ sản phẩm nước giặt từ dạng bột sang dạng túi nhựa tái chế,
đây là một phần của cam kết bảo vệ môi trường và giảm lượng rác thải nhựa. Từ đó, Ariel
60
đã bắt đầu cung cấp nước giặt trong dạng túi đựng từ năm 2019 và sau đó đã thay đổi, cải
tiến kiểu dáng bao bì của sản phẩm theo thời gian.
Bên cạnh đó, vào năm 2017 nước giặt Omo Matic cũng đã cho ra dạng túi giả vòi
lần đầu và thu về kết quả khả quan. Vì thế, để bắt kịp đối thủ cạnh tranh lớn nhất lúc bây
giờ cũng như đáp ứng xu hướng tiêu dùng của thị trường, nước giặt Omo Matic cũng đã
chuyển hoàn toàn sang dạng túi đựng và ngày càng cải tiến đa dạng kiểu dáng hơn.
Ví dụ: túi đứng giả vòi có quai, túi đứng giả vòng không quai, túi đứng có vòi có
quai (năm 2020 trở đi quai cầm đã được thiết kế dốc hơn dể tiện cho việc sử dụng), túi
đứng có vòi không quai (túi khối lượng nhỏ sẽ không có quai), không vòi không quai (loại
hàng tặng kèm không bán)

2017 2018
2020 2023

Hình 3.35 Một số kiểu dáng của bao bì dạng túi

3.6.3 Kích cỡ/khối lượng bao bì sản phẩm nước giặt Omo Matic
Omo Matic đã liên tục mang đến nhiều tùy chọn khối lượng khác nhau cho từng
dòng sản phẩm nước giặt của mình, nhằm đáp ứng sự đa dạng và thị hiếu của người tiêu
dùng. Qua thời gian, Omo Matic đã áp dụng một loạt các khối lượng thông dụng cho sản
phẩm nước giặt của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua sắm và sử dụng.
Từ 2kg cho đến những mức khối lượng lớn hơn như 4.5kg, Omo Matic đã cung
cấp một loạt các tùy chọn kích thước để người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù
hợp với nhu cầu cụ thể của họ. Điều này không chỉ mang lại sự linh hoạt mà còn thể hiện
sự quan tâm đến sự thuận tiện và lựa chọn của khách hàng.
Hiện tại, dòng sản phẩm nước giặt Omo Matic đã tập trung vào việc cung cấp dạng
túi nước giặt, với một loạt khối lượng thông dụng như 2kg, 2.8kg, 3.1kg, 3.6kg và 3.9kg.
Sự tập trung vào dạng túi không chỉ tạo ra một lựa chọn tiện lợi cho người tiêu dùng mà
còn thể hiện xu hướng phù hợp với môi trường và cách tiêu thụ hiện đại hơn, hơn hết là
cắt giảm bớt những chi phí cho các loại bao bì có kích thước gần nhau.

61
Hình 3.36 Một số kích cỡ thông dụng của nước giặt Omo Matic

3.6.4 Phương pháp in ấn bao bì của nước giặt Omo Matic

a. Nước giặt Omo Matic áp dụng phương pháp in gián tiếp cho dạng
can
Khi Nước giặt Omo Matic xuất hiện dưới dạng can lần đầu tiên, sản phẩm đã sử
dụng một phương pháp in gián tiếp thông qua việc áp dụng nhãn dán. Điều này đã tạo ra
sự rõ nét hơn cho hình ảnh và cho phép dễ dàng tháo gỡ hoặc chỉnh sửa thông tin trên
nhãn dán, đồng thời mang lại tính thuận tiện cho người tiêu dùng. Nhãn dán được tinh tế
đặt dọc theo các mép của can, tạo nên một vẻ đẹp thẩm mỹ cao cho sản phẩm.
Hình 3.37
Phương
pháp in gián
tiếp trên tem
dán của can
nước giặt
Omo Matic

62
Tuy nhiên, việc in thông tin sản phẩm thông qua tem dán tồn tại khá nhiều khuyết
điểm nghiên trọng như:
- Độ bám dính: Tem dán có thể bị mất tính bám dính do ảnh hưởng của môi
trường, nhiệt độ, độ ẩm, hoặc tiếp xúc với nước hoặc hóa chất. Điều này có thể
dẫn đến việc tem bong tróc hoặc mất đi thông tin in.
- Chống nước và chống trầy xước kém: Tem dán thường khó chống nước và
chống trầy xước kém hơn so với in trực tiếp lên bề mặt sản phẩm. Những yếu
tố này có thể làm mờ hoặc làm mất đi thông tin in trên tem.
- Tuổi thọ: Tem dán có thể có tuổi thọ ngắn hơn so với in trực tiếp, đặc biệt khi
tiếp xúc với điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc môi trường có yếu tố ăn mòn.
- Thẩm mỹ: Tem dán có thể làm mất đi tính thẩm mỹ của sản phẩm nếu chúng
bị rách hoặc bong tróc.
- Khả năng in ấn: In trên tem dán có thể hạn chế trong việc truyền tải chi tiết
hình ảnh, đặc biệt là khi diện tích tem nhỏ hoặc cần in hình ảnh phức tạp.
- Dễ bị đánh cắp sản phẩm: việc in lên tem dán có thể dễ dàng bị lột dẫn đến
việc dễ bị tháo gỡ và in một nhãn dán giả mạo thương hiệu khác lên sản phẩm.
Cũng chính vì vậy mà nhãn hàng Omo Matic đã thay đổi phương pháp in gián tiếp
lên nhãn bằng phương pháp in trực tiếp lên bao bì sản phẩm.

b. Nước giặt Omo Matic áp dụng phương pháp in trực tiếp cho dạng
túi
Bao bì nước giặt Omo Matic dạng túi thường sẽ được in trực tiếp lên bề mặt bao bì
không thông qua tem dán và thường được sử dụng phương pháp in Flexo trực tiếp 6.
Phương pháp in flexo là một phương pháp in trực tiếp sử dụng một tấm khuôn cao su để
truyền mực lên vật liệu in. Phương pháp này thường được sử dụng để in trên các vật liệu
có độ bền cao, chẳng hạn như nhựa, kim loại và giấy.
Phương pháp in flexo có nhiều ưu điểm, bao gồm: Độ chính xác cao, tốc độ in
nhanh, chi phí thấp và có thể in trên nhiều loại vật liệu, đặc biệt màng nhựa PET của bao
bì nước giặt Omo Matic là một loại chất liệu tốt để áp dụng phương pháp này.
Phương pháp in Flexo còn là một phương pháp in phổ biến được sử dụng trong
nhiều ngành công nghiệp, bao gồm bao bì, thực phẩm, dược phẩm và đồ gia dụng.

6
Phương pháp in Flexo
63
3.6.5

Hình 3.38 Phương pháp in trực tiếp - in Flexo cho túi nước giặt Omo Matic
Nhãn mác bao bì sản phẩm nước giặt Omo Matic

a. Thành tố có trên bao bì sản phẩm nước giặt Omo Matic


Mặt trước bao bì sản phẩm: bao gồm những thông tin nhanh mà nhãn hàng cần
cung cấp ngay lập tức nhằm thu hút khách hàng và để khách hàng dễ tìm kiếm, dễ phân
biệt với những sản phẩm khác. Bao gồm có những thông tin thông dụng sau:
- Tên và logo nhãn hiệu: Omo Matic nằm ngay trung tâm nhãn bao bì tạo điểm
nhấn, khắc ghi vào tâm trí người tiêu dùng
- Tên dòng sản phẩm (tính năng) hoặc thêm một số tính năng bổ sung: Khử mùi,
bền đẹp, giữ màu, ngăn ngừa ẩm móc, hương lưu đỏ và tre, cho quần áo bé yêu,…
- Câu slogan – hình ảnh chủ đạo: câu slogan giúp tăng thêm sự ghi nhớ về sản
phẩm cũng là thông điệp nhanh mà nhãn hàng muốn truyền tải, hình ảnh chủ đạo
theo tính năng hoặc đặc điểm của dòng sản phẩm (ví dụ: dòng sản phẩm cho máy
giặt cửa trước sẽ là hình máy giặt cửa trước hoặc ngược lại, dòng sản phẩm có
hương thơm sẽ là hình ảnh thể hiện mùi hương đó,…), hình ảnh không những làm
bao bì trở nên bắt mắt hơn mà khi chuyển đổi từ thông tin chữ sang hình ảnh còn
giúp khách hàng nhanh chóng nắm bắt thông tin hơn.
- Dấu thẩm định nguồn gốc sản phẩm: tăng niềm tin cho khách hàng khi lựa chọn.

Dấu thẩm định


Tên
nguồn gốc
nhãn hiệu
Logo

Tính năng Tính năng


64
bổ sung
Slogan
Hình ảnh
Hình 3.39 Thành tố trên bao bì mặt trước sản phẩm nước giặt Omo Matic
Mặt sau bao bì sản phẩm: bao gồm những thông tin chi tiết hơn về sản phẩm,
giúp người tiêu dùng nghiên cứu kĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp cho làn da của mình. Bao
gồm có các thông tin thông dụng sau:
- Logo thương hiệu: giúp tăng khả năng nhận biết thương hiệu
- Tính năng và công dụng tính năng: Cung cấp thông tin về tính năng mà khách
hàng đang cần, giúp hiểu rõ hơn về sản phẩm, tăng niềm tin, độ tin cậy.
- Câu chuyện thương hiệu: giúp truyền tải nguồn cảm hứng đến khách hàng, làm
cho khách hàng hiểu rõ hơn về thương hiệu (có kèm QR)
- Slogan: hiện tại các dòng sản phẩm của nước giặt Omo Matic đã chuyển đổi
slogan ra phía mặt sau bao bì, làm giảm thông tin mặt trước, tránh gây rối mắt cho
người tiêu dùng khi lựa chọn, tăng sức hút hơn cho sản phẩm.
- Tên đối tác thương hiệu: Tăng niềm tin cho khách hàng, hưởng lợi từ đối tác,
cũng như giúp đối tác quảng bá thương hiệu, tăng mối quan hệ với đối tác.
- Thành phần: Cung cấp các thành phần có chứa trong sản phẩm, giúp khách hàng
nắm bắt được thông tin sản phẩm và tránh các thành phần mà họ bị kích ứng.
- Khuyến cáo: khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng hoặc bảo quản sản phẩm dúng
cách tránh hư hại sản phẩm bên trong.
- Mã vạch/số lô/HDSD/khối lượng/thể tích: Cung cấp thông tin chi tiết hơn cho
khách hàng, cũng như làm rõ được lô hàng sản phẩm cho nhà sản xuất
- Tên/logo doanh nghiệp: đánh dấu sản phẩm của doanh nghiệp, tăng độ nhận biết
cho khách hàng khi sử dụng

Hình 3.40 Nhãn mác bao bì mặt sau sản phẩm túi nước giặt Omo Matic hiện tại
Hình 3.41 Nhãn mác bao bì mặt sau sản phẩm chai nước giặt Omo Matic trước đây

65
b. Quyết định liên quan đến nhãn mác
Thiết kế hấp dẫn: nhãn hàng nước giặt Omo Matic là “đứa con sinh sau đẻ muộn”
của thương hiệu Omo nên hầu hết tất thảy các dòng sản phẩm của nước giặt Omo Matic từ
khi ra đời điều có thiết kế cực kì thu hút, bắt mắt.
Omo Matic vẫn lấy hai “tone” màu chủ đạo là xanh và đỏ: xanh dùng cho máy giặt
cửa trước và đỏ dành cho máy giặt cửa trên. Cùng nhiều sắc màu thay đổi theo từng mùi
hương, song kết hợp lại vẫn hài hòa, vẫn mãn nhãn.
Phông chữ, hình ảnh được thiết kế và bố trí hợp lý không gây rối mắt người nhìn,
có tính sáng tạo, toát lên được vẻ đẹp hài hòa, thẩm mỹ. Hình ảnh, chữ in rõ nét, không
nhòe, không mất góc. Kích thước hình ảnh cũng như các khung thông tin được thiết kế
phù hợp và được người tiêu dùng đánh giá cao là phù hợp, bắt mắt7
Thông tin đầy đủ: thông qua kết quả khảo sát của tác giả với khoảng 20 đối tượng
khách hàng đang sử dụng sản phẩm và phản hồi đánh giá của người tiêu dùng dưới các bài
đăng của sản phẩm, thấy được thông tin mà sản phẩm cung cấp rất đầy đủ và chi tiết, giúp
người tiêu dùng dễ dàng làm chủ được cuộc sống sinh hoạt.
Tuân thủ quy định: dựa trên nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn mác hàng hóa,
sản phẩm nước giặt Omo Matic đã tuân thủ đúng các quy định về luật nhãn mác bao bì tại
Việt Nam, đã cung cấp đầy đủ thông tin thành phần, kiểm định an toàn sản phẩm.

3.6.6 Mối quan hệ khối lượng/kích cỡ với giá cả của nước giặt Omo Matic
Từ sau năm 2020 đến hiện tại (2023), nhãn hàng nước giặt Omo Matic đã thay đổi
hoàn toàn bao bì từ dạng chai sang túi đứng với nhiều kiểu dáng và kích cỡ/khối lượng
khác nhau. Kích cỡ/khối lượng hiện tại có là 2kg, 2.2kg, 2.8kg, 3.1kg, 3.6kg và 3.9kg với
mỗi khối lượng có mỗi mức giá khác nhau.
Kích cỡ/khối lượng Giá bán
3.9kg 227.000đ
3.6kg 227.000đ
3.1kg 181.000đ
2.8kg 181.000đ
140.000đ/91.000đ (tính năng khử
2kg
mùi cửa trên)
Bảng 3.3 Bảng giá cả so với khối lượng8

Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ Ushop

7
Dựa trên kết quả tác giả đã phỏng vấn khoảng 20 khách hàng đang sử dụng nước giặt Omo Matic
8
Nguồn: UShop. Tìm kiếm (u-shop.vn)
66
Từ bảng trên có thể thấy:
- Khi mua những túi có khối lượng gần nhau giá tiền không thay đổi
- Khi mua khối lượng lớn sẽ lợi hơn cho người tiêu dùng khi mua khối lượng
nhỏ.
Ví dụ:
Khi mua túi 3.9kg với 227.000đ  Xấp xỉ 58.227đ/kg
Khi mua túi 3.1kg với 181.000đ  Xấp xỉ 58.387đ/kg
Khi mua túi 2.8kg với 181.000đ  Xấp xỉ 64.643đ/kg
Khi mua túi 2kg với 181.000đ  Xấp xỉ 70.000đ/kg

3.7 Nguyên nhân dẫn đến sự cải tiến bao bì sản phẩm

3.7.1 Hạn chế bao bì cũ


Kể từ khi ra mắt nước giặt Omo Matic đã có một bước tiến thay đổi lớn về bao bì
sản phẩm vào năm 2017 đến 2021, từ chai nhựa sang túi giặt. Bởi vì, nhãn hàng nhận thấy
được chai nhựa có một số hạn chế như sau:
Ô nhiễm môi trường: Loại nhựa HDPE khả năng tái chế và tái sử dụng cực kì
kém
Độ bền: Nhựa chai có thể dễ dàng bị hỏng do tác động của ánh nắng mặt trời,
nhiệt độ cao và các yếu tố khác, không thể bảo quản được sản phẩm bên trong một cách
hoàn thiện.
Thẩm mỹ và trải nghiệm người dùng: Nhựa chai có thể không mang lại trải
nghiệm thẩm mỹ tốt cho người tiêu dùng và không thể tái sử dụng hoặc tái chế để tạo ra
sản phẩm khác có giá trị thẩm mỹ cao.
Và dưới đây là bảng so sánh can và túi chứa nước giặt:

67
Hình 3.42 So sánh ưu nhược điểm giữa túi và can
Nguồn: baobialy.com.vn/tui-dung-nuoc-giat-pr123

3.7.2 Xu hướng bao bì trong ngành giặt tẩy thay đổi


Vào tháng 2 năm 2019, Procter & Gamble - công ty sở hữu thương hiệu Ariel, đã
đưa ra một thông báo quan trọng. Họ cam kết thực hiện một bước đột phá trong việc bảo
vệ môi trường và giảm thiểu rác thải nhựa bằng cách chuyển đổi toàn bộ sản phẩm nước
giặt từ dạng bột sang dạng túi nhựa tái chế. Thêm nữa, dạng chai lại còn những mặt hạn
chế nhất định nên điều này đã tạo nên một xu hướng thay đổi thói quen tiêu dùng nước
giặt dạng túi của người dân.
Theo sau đó, nhận thấy sự đón nhận nhiệt tình và xu hướng đnag dần thay đổi và
tiếp nối các “ông lớn ngoại tộc” những thương hiệu nội địa trong ngành giặt tẩy tại Việt
Nam cũng góp mình vào làn sóng cải tiến bao bì sang dạng túi đứng.
Trước đó, vào năm 2017, Omo Matic - một thương hiệu nước giặt khác, cũng đã
thực hiện một động thái tương tự. Họ giới thiệu dạng túi đựng với thiết kế giả vòi lần đầu
và đã đạt được kết quả tích cực từ sự đổi mới này. Để cạnh tranh với các đối thủ lớn và
thích nghi với thị hiếu tiêu dùng ngày càng đa dạng, vào năm 2021 Omo Matic đã quyết
định hoàn toàn chuyển sang dạng túi đựng và không ngừng cải tiến kiểu dáng bao bì để
thể hiện sự đổi mới và sự hiện đại.

68
Hình 3.43 Một số thương hiệu sử dụng túi nước giặt vào thời điểm đổi mới

69
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN
MARKETING DƯỚI GÓC NHÌN CÁ NHÂN CHO HOẠT ĐỘNG CẢI
TIẾN BAO BÌ CỦA NHÃN HÀNG NƯỚC GIẶT OMO MATIC

4.1 Đánh giá hoạt động cải tiến bao bì của nước giặt Omo Matic
Thông qua những phân tích trên cùng với kết quả9 cuộc khảo sát phỏng vấn khoảng
20 người do chính tác giả thực hiện có thể đánh giá ưu và nhược điểm của hoạt động cải
tiến bao bì sản phẩm của nước giặt Omo Matic như sau:
Bảng 4.4 Đánh giá ưu nhược điển hoạt động cải tiến bao bì

Ưu điểm Yếu điểm Kết luận


Loại chất liệu nhựa Nhãn hàng đã nắm
Đổi từ nhựa cứng (HDPE) PET hay LLDPE bắt được xu hương
sang nhựa mềm tiện lợi, có chỉ có thể tái sử phát triển cũng như
độ bền cao và không chứa dụng không thể tái quan tâm đến sự tiện
Chất liệu các chất độc hại. Bao bì chế nhiều lần lợi của người tiêu
bao bì cũng có khả năng chống (20%), khó phân dùng.
thấm nước và chống va đập hủy trong môi Tuy nhiên chưa có
(PET/LLDPE). trường, có chứa loại bao bì có chất
nhiều chất độc hại. liệu thân thiện cao
với môi trường.

Riêng về kiểu dáng bao bì


thì nước giặt Omo Matic đã
“biến hóa” rất nhiều loại đáp Với dạng túi nước
ứng được nhu cầu thẩm mỹ giặt hiện tại, quai
cũng như sự tiện lợi cho cầm tuy đã được Cải tiến ngày càng
khách hàng: thay đổi dốc hơn, dễ chất lượng, hiện đại
Từ dạng chai cồng kềnh, cầm hơn nhưng lại và bắt mắt hợp thời
Kiểu dáng hơn.
chiếm diện tích sang dạng chưa được chắc
bao bì
túi nhựa dẻo mềm dễ sử chắn và khi cầm lâu Tuy nhiên, cần cải
dụng cũng dễ mang đi khắp khiến cho người sử tiến về quai cầm trên
nơi. dụng có cảm giác bao bì.
Riêng dạng túi cũng có đa đau tay vì các mép
dạng các kiểu dáng khác nhựa khá cứng.
nhau nhắm đến sự tiện ích
cho khách hàng.

9
Phụ lục
70
Ưu điểm Yếu điểm Kết luận
Từ lúc ra mắt ở dạng chai
cho đến hiện tại chỉ sử dụng
Kích bao bì túi giặt, nước giặt
Giá vẫn còn hơi cao Cần cân nhắc lại mối
cỡ/khối Omo Matic cũng đã có rất
so những nhãn hàng quan hệ giữa khối
lượng bao nhiều kích cỡ/khối lượng
khác cùng kích cỡ lượng và giá cả
bì khác nhau, được người tiêu
dùng đánh giá là khá đa
dạng và phù hợp
Tuy nhiên, với chất
liệu bao bì là PET
Phương pháp in ấn rõ nét,
hiện tại thì phương
chi phí in Flexo khá thấp, in In Flexo có độ phân
pháp in Flexo là tối
được nhiều loại chất liệu giải còn thấp, không
Phương ưu nhất. Nhãn hàng
khác nhau (nếu có thay đổi thể in các chi tiết
pháp in ấn cần kết hợp phương
chất liệu vẫn sử dụng được nhỏ hoặc các hình
pháp in khác để in
phương pháp này), in được ảnh phức tạp
những hình ảnh có
nhiều màu sắc
tính phức tạp hơn ví
dụ in offset.
Thông tin đầy đủ, người tiêu Thông tin đầy đủ
dùng có thể nắm bắt được song trình bày hết
thông tin sản phẩm ngay lập trên bao bì cũng là
tức mà không cần phải tra “con dao hai lưỡi”.
cứu. Khiến cho phần lớn Mặt trước bao bì cần
Nhãn mác
Hình ảnh bắt mắt, lột tả những tệp khách lượt bớt thông tin
bao bì
được điều mà nhãn hàng hàng khác cảm thấy không cần thiết đi.
muốn truyền tải. dư thừa và phức tạp
Bố cục hợp lý, không bị rối hóa. Vì xu hướng
hay gây cảm giác khó chịu hiện tại đang được
cho người xem. đơn giản hóa đi

4.2 Dự báo xu hướng bao bì trong tương lai


Dự báo cho biết thị trường bao bì toàn cầu sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong giai
đoạn 2023 - 2030, với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) ước tính khoảng 3,94%,
tương đương 49,3 tỷ USD. Trong xu hướng này, bao bì truyền thống đang chứng kiến sự
thay thế nhanh chóng bởi các giải pháp bao bì bền vững, linh hoạt và có khả năng tái chế.

71
Dưới đây là những xu hướng dự kiến sẽ trở nên phổ biến vài năm tới trong lĩnh
vực bao bì:
Xu hướng bao bì vật liệu xanh: Ngày càng nhiều sự quan tâm được đổ vào việc
sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường cho sản xuất bao bì. Xu hướng này tập
trung vào việc sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế, tái sử dụng và thậm chí là nguồn gốc tự
nhiên để tạo ra các sản phẩm bao bì. Điều này giúp giảm thiểu tác động xấu đến môi
trường và giúp doanh nghiệp thể hiện cam kết với bảo vệ hành tinh.
Xu hướng bao bì bền vững: Tính bền vững đã nhanh chóng trở thành một đề tài
quan trọng trong cả thế giới kinh doanh và giới tiêu dùng trong những năm qua. Có thể
khẳng định một cách rõ ràng rằng, chính điều này đang thúc đẩy sự xuất hiện mạnh mẽ
của bao bì bền vững như một ứng cử viên hoàn hảo để thay thế hoàn toàn bao bì nhựa
trong tương lai. Thậm chí, có thể dự báo thị trường bao bì nhựa có khả năng phân hủy
được đang tăng trưởng ấn tượng với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm (CAGR) ước tính lên tới
6,4% vào năm 2028. Tóm lại, việc đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực bao bì bền vững đang mở
ra những cơ hội hết sức hứa hẹn và tiềm năng cho các thương hiệu trên toàn cầu.
Xu hướng bao bì tái sử dụng: Hướng đi này chú trọng vào việc tạo ra các loại
bao bì có khả năng tái sử dụng một cách hiệu quả. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng
vật liệu có tuổi thọ cao, thiết kế sao cho dễ dàng tái sử dụng hoặc thậm chí tái chế, và
khuyến khích người tiêu dùng tham gia vào việc duy trì và sử dụng lại sản phẩm bao bì.
Xu hướng bao bì tiện lợi: Nhu cầu sự tiện lợi từ người tiêu dùng đang ngày càng
tăng cao, đòi hỏi những nhà sản xuất bao bì cần nắm bắt và cải tiến các loại bao bì tối ưu
sự tiện lợi cho khách hàng

Hình 4.44 Ví dụ về sự tiện lợi của bao bì – bao bì tiết kiệm không gian
Nguồn: Boxed Water

Xu hướng bao bì an toàn và chất lượng hỗ trợ đáp ứng sự phát triển của các
sàn thương mại điện tử: nền công nghệ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở hiện tại và
tương lai, dẫn đến sự phổ biến của các sàn thương mại điện tử trên toàn thế giới. Vì vậy,
đòi hỏi bao bì trong tương lai phải đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng và an toàn sản
phẩm để có thể vận chuyển sản phẩm đến khách hàng khắp nơi trên toàn thế giới mà
không bị ảnh hưởng.
72
Xu hướng bao bì tối giản: Sự đơn giản ngày càng trở thành mục tiêu chính trong
thiết kế bao bì. Xu hướng này tập trung vào việc loại bỏ các thành phần không cần thiết,
thiết kế tối giản và sử dụng nguyên liệu ít hao phí. Bằng cách này, không chỉ giảm được
lượng chất thải sinh ra, mà còn tạo ra trải nghiệm người dùng dễ dàng và tiện ích
Xu hướng bao bì thông minh: Theo Grand View Research, bao bì thông minh sẽ
có doanh thu dự kiến đạt 26,7 tỷ USD vào năm 2024. Giúp những doanh nghiệp đáp ứng
được các nhu cầu trải nghiệm của người tiêu dùng, đồng thời có thể tối ưu được thông tin
in trên bao bì, thỏa mãn nhu cầu đơn giản hóa khách hàng.

Hình 4.45 Ví dụ về bao bì thông minh

Những xu hướng này phản ánh sự chuyển đổi toàn cầu đối với việc sản xuất và sử
dụng bao bì, tập trung vào việc bảo vệ môi trường, cải thiện trải nghiệm người dùng và
thúc đẩy sự bền vững trong ngành công nghiệp bao bì.

4.3 Đánh giá cơ hội và thách thức cho hoạt động cải tiến bao bì của nước
giặt Omo Matic trong tương lai
Dựa vào dự báo xu hướng bao bì trong 1 – 3 năm tới cùng với những phân tích môi
trường Marketing ở chương 3 và bảng đánh giá ưu nhược điểm ở 4.1 có thể đưa ra được
đánh giá cơ hội cũng như thách thức cho hoạt động cải tiến bao bì của nước giặt Omo
Matic trong tương lai như sau:
Cơ hội:
Nhà nước Việt Nam có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nước ngoài, miễn giảm
thuế, bảo vệ quyền lợi và ưu tiên cho nhà đầu tư thích hợp cho việc đầu tư cải tiến bao bì
đáp ứng xu hướng bền vững trong tương lai.

73
Nền kinh tế sẽ phục hồi lên mức 6,5% vào năm 2024, khi lạm phát trong nước có
thể giảm dần từ năm 2024 trở đi, điều này giúp thu nhập người tiêu dùng tăng theo đáng
kể, vì thế để bỏ thêm một ít tiền có thể tiêu dùng bao bì bảo vệ môi trường, bao bì thông
minh sẽ là điều không quá khó với người tiêu dùng.
Sự phát triển của công nghệ AI tại Việt Nam là một cơ hội lớn để nước giặt Omo
Matic áp dụng vào việc cải tiến bao bì thông minh, tối ưu hóa được thông tin trên bao bì,
đáp ứng nhu cầu tối giản của thẩm mỹ người tiêu dùng.
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, là một khí hậu dễ chịu sẽ là cơ
hội cho nhãn hàng Omo Matic cải tiến bao bì một cách đa dạng mà không quá lo lắng về
độ bảo quản an toàn sản phẩm khi được giao đi khắp nơi trên toàn đất nước.
Thách thức:
Như ở phần xu hướng có đề cập thì người Việt hiện đang dần ưa chuộng sự tiện lợi
trong việc sử dụng hàng hóa. Song, bao bì hiện tại của nhãn hàng nước giặt Omo Matic
được đánh giá là chưa được tối ưu hóa sự tiện lợi về cả bao bì vận chuyển cũng như bao bì
tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.
Tuy nền kinh tế có dự báo sẽ tăng trở lại trong vài năm tới, những Việt Nam là một
đất nước khá đa dạng về kinh tế nên việc sử dụng bao bì bền vững làm tăng chi phí đầu
vào thì nhãn hàng cần cải tiến thêm những khối lượng/kích cỡ khác nhau cho bao bì để
sản phẩm dễ dàng tiếp cận với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau mà vẫn đảm bảo xu
hướng bao bì bền vững thân thiện với môi trường.
Sự phát triển của nền công nghệ tại Việt Nam cũng là một thách thức lớn đối với
Omo Matic trong việc cải tiến bao bì. Bởi vì cần phải có những loại bao bì đủ đảm bảo an
toàn sản phẩm trong quá trình vận chuyển khi ngày càng nhiều các đơn đặt hàng lẻ trực
tuyến từ người tiêu dùng.
Tại thị trường Việt Nam hiện đang tràn lan rất nhiều những sản phẩm nước giặt có
bao bì tiện lợi, theo kịp xu hướng bền vững của người Việt, cạnh tranh trực tiếp với nước
giặt Omo Matic.

4.4 Đề xuất phương án Marketing trong vòng 1 – 3 năm tiếp theo


Căn cứ vào bảng đánh giá hoạt động cải tiến bao bì ở chương 3 và xu hướng bao bì
trong tương lai được dự báo ở 4.1 cùng với những phân tích cơ hội và thách thức. Đồng
thời, tác giả dựa trên những kiến thức đã học và những quan điểm đứng trên cương vị là
một người khách hàng, có đưa ra đề xuất hướng phát triển đối với hoạt động cải tiến bao
bì cho nhãn hàng nước giặt Omo Matic trong tương lai như sau:

74
4.4.1 Cải tiến bao bì thân thiện với môi trường

a. Mục tiêu đề xuất phương án


Ngày càng nhiều người quan tâm đến bao bì bảo vệ môi trường làm từ vật liệu
xanh có khả năng tái chế cũng như mang tính bền vững cao. Nhãn hàng đã nắm bắt được
xu hương phát triển cũng như quan tâm đến sự tiện lợi của người tiêu dùng.

b. Nội dung phương án


Cải tiến loại bao bì có chất liệu vừa có thể bảo quản sản phẩm là nước giặt (chất
lượng, mùi hương,…) vừa thân thiện với môi trường, dễ phân hủy, dễ tái sử dụng, tái chế
nhiều lần mà không ảnh hưởng tới sức khỏe con người:
Nghiên cứu các loại bao bì xanh và mang tính bền vững cao như là chất liệu hữu
cơ, giấy tái chế, nhựa sinh học, nhựa PET tái chế,…
Học hỏi và xem xét từ các đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ nhằm khám phá thêm các
loại bao bì thích hợp với sản phẩm nhưng vẫn bảo vệ môi trường
Thường xuyên cập nhật xu hướng tiêu dùng bao bì của thị hiếu, vì ngành bao bì
đang phát triển ngày càng đa dạng tỷ lệ thuận với nhu cầu người tiêu dùng.

4.4.2 Khắc phục, cải tiến kiểu dáng bao bì tiện lợi và an toàn sản phẩm

a. Mục tiêu đề xuất phương án


Nhu cầu sự tiện lợi từ người tiêu dùng đang ngày càng tăng cao, cùng với đó là nền
công nghệ phát triển mạnh mẽ nhu cầu mua sắm online tăng lên đáng kể dẫn đến việc cần
có những kiểu dáng bao bì đa dạng phù hợp, tiện lợi hơn cho việc sử dụng và vận chuyển.

b. Nội dung phương án


Thiết kế thêm quai cầm tiện lợi cho túi đựng nước giặt và những bao bì vận chuyển
tiết kiệm không gian:
Có thể gắn thêm quai cầm bằng chất liệu cứng vào chỗ cầm nắm của túi nước giặt.
Xem xét, nghiên cứu các loại bao bì tiết kiệm không gian đang thịnh hành trên toàn
thế giới nhằm khẳng định sự thấu hiểu tâm tư từ nhãn hàng với người tiêu dùng.
Có thể thiết kế thêm dạng túi có vòi nằm ở vị trí trên đầu, để có thể dễ dàng bổ
sung thêm nước giặt khác vào tái sử dụng túi nước giặt

75
4.4.3 Cân nhắc mối quan hệ giá cả với kích cỡ/khối lượng bao bì

a. Mục tiêu đề xuất phương án


Tuy đa dạng về kích cỡ bao bì và có những mức giá khá hợp lý, song Omo Matic
vẫn gặp phải những ý kiến trái chiều về việc giá cả hơi cao so với các thương hiệu khác
cùng kích cỡ. Chính vì thế cần phải có giải pháp cho mối quan hệ với giá cả

b. Nội dung phương án


Cải tiến kích cỡ bao bì phù hợp với giá cả:
Cần có thêm loại túi nước giặt với trọng lớn lớn hơn, để người tiêu dùng dùng lâu
dài giảm tỷ lệ thải rác thải bao bì ra môi trường quá nhiều.
Ra mắt thêm những loại kích cỡ với những mức giá phù hợp hơn với phần đông
thu nhập của người tiêu dùng.

4.4.4 Cập nhật công nghệ in bao bì tiên tiến

a. Mục tiêu đề xuất phương án


Công nghệ in ấn ngày càng tiên tiến, độ bắt mắt ưa chuộng từ khách hàng cũng
ngày càng tăng. Đòi hỏi nhãn hàng cần cập nhật xu hướng mới nhằm đón đầu và giành thị
phần về phía mình cũng như bảo vệ thị phần hiện tại

b. Nội dung phương án


Cập nhật xu hướng in 3D, in bằng công nghệ AI:
Nghiên cứu và xem xét các phương pháp in 3D mới phù hợp với các loại bao bì
nước giặt hiện tại
Tìm cơ sở hay doanh nghiệp in bằng công nghệ AI nhanh chóng, tiết kiệm chi phí,
từ đó sản xuất được nhiều lô hàng hơn và cũng cắt giảm được chi phí đầu vào

4.4.5 Cải tiến nhãn mác bao bì tối giản, thông minh

a. Mục tiêu đề xuất phương án


Sự đơn giản và một bao bì thông minh ngày càng trở thành mục tiêu chính trong
thiết kế bao bì. Một bao bì đơn giản màu sắc hài hòa sẽ làm mãn nhãn được người tiêu
dùng hiện tại và một bao bì thông mình sẽ hỗ trợ được điều đó.

b. Nội dung phương án


Cải tiến bao bì đơn giản, thiết kế thông minh:
Cần giảm thiểu thông tin, cũng như thay đổi màu sắc nhạt hơn tạo cảm giác nhẹ
nhàng, thanh lịch hơn
76
Cho những thông tin cần thiết vào trong những mã vạch, mã QR code. Ví dụ: về
bao bì nhãn mác tiện lợi thông mình ở hình 4.2

77
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5. 1 Kết luận
Trong những trở lại đây, thị trường nước giặt trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết, từ
việc phát triển máy giặt, bột giặt dần trở nên mất vị trí trong ngành giặt, thay vào đó là sự
phát triển vượt bậc của nước giặt. Vì thế, các doanh nghiệp trong đối đầu nhau trong thị
trường này cũng đang phải cạnh tranh khốc liệt.
Thương hiệu Omo của tập đoàn Unilever là một thương hiệu lâu đời và luôn dẫn
đầu trong ngành giặt tẩy này hàng thập kỉ qua, đã cho ra rất nhiều dòng sản phẩm khác
nhau trong ngành này nhằm phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng như bột giặt, nước giặt,
viên giặt, … Họ không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã
bao bì nhãn mác nhằm thu hút hơn nhiều khách hàng tiêu thụ sản phẩm của họ.
Để có được những chiến lược về sản phẩm thành công họ đã thực hiện những hoạt
động Marketing hoàn thiện, trong đó có hoạt động cải tiến về bao bì, bởi bao bì là cả một
ngành công nghiệp vĩ đại và có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của người tiêu dùng. Và
hơn hết nhãn hàng Omo Matic đã làm điều này rất thành công. Họ đã nắm bắt được xu
hướng phát triển về bao bì trên thị trường cũng như thấu hiểu tâm lý người tiêu dùng để
những cải tiến trong thiết kế bao bì đã giúp tối ưu hóa nguồn liệu, giảm thiểu khối lượng
và kích thước không cần thiết, đồng thời vẫn bảo đảm an toàn và chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, việc cải tiến bao bì cũng góp phần tạo ra sự thay đổi tích cực trong trải
nghiệm của người tiêu dùng của Omo. Thiết kế thông minh và tiện lợi của bao bì nước
giặt Omo Matic giúp người dùng dễ dàng sử dụng sản phẩm hơn, đồng thời tạo sự tương
tác tốt hơn giữa thương hiệu và người tiêu dùng thông qua việc thể hiện giá trị và cam kết
của Omo Matic đối với chất lượng và môi trường.
Chính vì sự thấu hiểu được tâm lý người dùng và bắt kịp xu hướng phát triển toàn
cầu nhãn hàng Omo Matic đã thành công vang dội khi lấn sân vào thị trường nước giặt và
cải tiến bao bì là một trong những phương tiện dẫn đến sự thành công đó. Bên cạnh những
thành công đó cũng tồn tại những khuyến điểm nhỏ có thể kể đến đầu tiên đó là chất liệu
bao bì chưa được thân thiện cao với môi trường và quai cầm cần được cải thiện chắc chắn,
dễ cầm nắm hơn. Ngoài ra, nhãn hàng cũng cần cân nhắc lại mối quan hệ giữa khối
lượng/kích cỡ với giá cả, bởi vì so với các đối thủ khác trong ngành nước giặt thì giá cả
nước giặt Omo Matic vẫn đang còn là mối lo ngại của nhiều người tiêu dùng 10.
Song, nhãn hàng nước giặt Omo Matic nhận được sự hỗ trợ từ công ty mẹ Unilever
đây là một điểm mạnh, vì thể việc khắc phục những khuyết điểm là điều không khó. Nhãn
hàng cần tận dùng tiềm lực này để vượt qua những thách thức từ mội trường bên ngoài để
mà vẫn giữ ngôi vị của mình trên thị trường đầy tiềm năng này.

10
Thông qua kết quả khảo sát phỏng vấn của tác giả
78
Tổng kết, qua quá trình nghiên cứu, có thể nhận thấy rằng hoạt động cải tiến bao bì
của nhãn hàng nước giặt Omo Matic không chỉ mang lại lợi ích thương mại mà còn nâng
cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường. Nhưng cần nhãn hàng đẩy
mạnh hơn thông điệp xanh này, tập trung vào thiết kế bao bì thông minh và bền vững sẽ là
một hướng đi quan trọng cho các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững
và tạo dấu ấn đáng nhớ trong tâm trí khách hàng.
Trong quá trình hoàn thành bài nghiên cứu, kiến thức của em còn hạn chế cũng
như việc vận dụng kiến thức vào việc nghiên cứu thực tiễn chưa được mượt mà. Song,
nhờ sự hướng dẫn tận tình và được mở mang nhiều kiến thức mới từ giảng viên hướng
dẫn, em đã cố gắng hoàn thiện tốt bài báo cáo này. Chính vì vậy, rất kính mong thầy cô có
thể giúp em chỉ ra những thiếu sót để rồi từ đó em có thể rút ra bài học sâu sắc và hoàn
thiện bài thực hành nghề nghiệp này.

5. 2 Kiến nghị
Trong bối cảnh thị trường nước giặt đang trải qua biến động mạnh mẽ, việc tập
trung vào cải tiến bao bì đã trở thành một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì sự
cạnh tranh và phát triển bền vững. Sau khi nghiên cứu về chủ đề "Hoạt động cải tiến bao
bì sản phẩm nước giặt Omo Matic cho thị trường Việt Nam" đã mở ra cái nhìn rõ ràng hơn
về các hoạt động cải tiến bao bì mà công ty đã thực hiện trong thời gian gần đây.
Tính đến thời điểm hiện tại, việc tiến hành cải tiến bao bì đã chứng tỏ vai trò quan
trọng trong việc thích nghi với biến đổi của thị trường. Việc nghiên cứu này cũng đã giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về các biện pháp cải tiến bao bì mà doanh nghiệp đã áp dụng. Các
biện pháp này không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường mà còn tạo ra sự hài lòng cho
khách hàng. Điều này không chỉ thúc đẩy doanh số và tăng lợi nhuận mà còn giúp xây
dựng một hình ảnh tích cực và tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty. Việc tập trung
vào cải tiến bao bì là một biện pháp quan trọng giúp doanh nghiệp nước giặt Omo Matic
vượt qua thách thức của thị trường biến đổi.
Sau khi nghiên cứu về chủ đề "Hoạt động cải tiến bao bì sản phẩm nước giặt Omo
Matic cho thị trường Việt Nam", có những vấn đề cần kiến nghị đối với công ty TNHH
Quốc tế Unilever Việt Nam dành cho nhãn hàng nước giặt Omo Matic như sau:
Về vấn đề cập nhật xu hướng bao bì mới
- Luôn phải đảm bảo bao bì được cập nhật theo xu hướng tiêu dùng bao bì
- Đầu tư kết hợp với các doanh nghiệp bao bì cho ra mắt những mẫu bao bì thân thiện
- Thường xuyên tham quan nơi sản xuất bao bì để đảm bảo được chất lượng bao bì là tốt
nhất
Về vấn đề đánh giá sự hài lòng từ khách hàng về mẫu mã bao bì
- Thường xuyên khảo sát cảm nhận từ khách hàng sau mỗi hoạt động cải tiến bao bì
- Kiểm tra và đánh giá hiệu quả cũng như chất lượng bao bì sau mỗi lần đổi mới

79
80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
An, T. (2019, 04 23). Thị trường nước giặt tại Việt Nam: Hàng Việt chinh phục người Việt.
Được truy lục từ tieudungplus: https://tieudungplus.vn/thi-truong-nuoc-giat-tai-
viet-nam-hang-viet-chinh-phuc-nguoi-viet-36061.html
An, T. (2019, 4 23). Thị trường nước giặt tại Việt Nam: Tại sao hàng nội địa đang dần
chiếm ưu thế? Được truy lục từ vietgiaitri: https://vietgiaitri.com/thi-truong-nuoc-
giat-tai-viet-nam-tai-sao-hang-noi-dia-dang-dan-chiem-uu-the-20190423i3912682/
Anh, N. T. (2021). SO SÁNH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA BỘT GIẶT OMO VÀ TIDE
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM. TP.Hồ Chí Minh: trường Đại học Tài chính -
Marketing .
BANK, T. W. (2023, 04 14). Tổng Quan về Việt Nam. Được truy lục từ THE WORLD
BANK: https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview
Cleanipedia, T. (2021, 6 17). Bảo vệ môi trường từ điều đơn giản nhất với Nước giặt
OMO Matic Bền Đẹp Cửa Trên. Được truy lục từ https://www.unilever.com.vn/:
https://www.cleanipedia.com/vn/ngoai-nha/bao-ve-moi-truong-voi-nuoc-giat-omo-
matic-ben-dep-cua-tren.html
Company, H. V. (2021). 6 xu hướng của ngành bao bì trong tương lai. Được truy lục từ
Hoang Vương Paking Company: https://hopcungcaocap.vn/6-xu-huong-cua-
nganh-bao-bi-trong-tuong-lai/#:~:text=Nổi%20bật%20trong%20tương%20lai
%20là%206%20xu,6.%20Tự%20động%20hóa%20giao%20hàng%20tận%20nhà
Development, G. O. (2023). Hệ thống dữ liệu không gian dân số và phát triển Việt Nam.
Được truy lục từ GIS On Population And Development:
https://gis.gso.gov.vn/#4.56/15.78/105.88
Diễm, V. (2023, 3 6). Xu hướng bao bì năm 2023: Khi người tiêu dùng muốn các thương
hiệu “sống xanh". Được truy lục từ Trends Việt Nam:
https://trends.digimindgroup.com/tong-hop-3-xu-huong-bao-bi-cac-doanh-nghiep-
can-chu-y-trong-nam-2023-5759
HilaryNG. (2021, 10 7 ). TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ. Được truy lục từ Prima:
https://prima.vn/tong-quan-ve-bao-bi-2-phan-loai-bao-bi/
Huế, Đ. H. (2016 ). SỰ THÀNH CÔNG CỦA THƯƠNG HIỆU OMO TRÊN THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM. Huê: Đại học Huế.
ITPlus, B. t. (2020, 6 6). NHỮNG PHƯƠNG THỨC IN ẤN PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY.
Được truy lục từ ITPlus: http://itplus-academy.edu.vn/nhung-phuong-thuc-in-an-
pho-bien-nhat-hien-nay-2884.html
J.Koschnick, W. (2000). Dictionary of Marketing. Walter de Gruyter.

81
Khiêm, K. (2021, 11 12). Sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược của Unilever tại Việt Nam.
Được truy lục từ Marketing AI: https://marketingai.vn/unilever-la-gi-su-menh-tam-
nhin-va-chien-luoc-cua-unilever-tai-viet-nam-
19471975.htm#Danh_muc_hang_hoa_cua_Unilever_Viet_Nam
Kotler, P. (2007). Marketing căn bản. Hà Nội: Lao động Xã Hội.
Kotler, P. (2008).
Kotler, Philip&Gary Armstrong. (1980). Principles of Marketing. Bìa cuốn sách phiên bản
Tiếng Việt của NXB Lao động – Xã hội.
Luật, T. V. (2017). Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Được truy lục từ Thư Viện Pháp Luật:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-43-2017-ND-CP-nhan-
hang-hoa-346310.aspx
MS.Chi. (n.d. ). Các nhãn hiệu bột giặt được ưa chuộng của người Việt.
Nam, O. V. (2015, 7 3). 4 bước sử dụng đơn giản với banh giặt thông minh có trong OMO
Matic . Được truy lục từ Facebook:
https://www.facebook.com/OMOVietnam/photos/a.405395482844263/951840001
533139/
OMOVietnam. (n.d.). Facebook. Được truy lục từ OMOVietnam:
https://www.facebook.com/OMOVietnam
Phẩm, B. B. (n.d. ). Bao Bì Hóa Mỹ Phẩm. Được truy lục từ longthanhplastic:
https://longthanhplastic.com.vn/danh-muc/bao-bi-hoa-my-pham/
Phuong, N. (2020). Phân tích hoạt động Marketing của nước giặt Omo Matic cửa trên.
Được truy lục từ Scibd: https://www.scribd.com/document/447761510/OMO-
matic
Sackim.com. (n.d.). In flexo là gì ? Điểm khác nhau giữa in flexo và in offset. Được truy
lục từ Sackim: https://sackim.com/in-flexo/
Thu, N. T. (2013). Giáo trình Nguyên Lý Marketing. Tp.Hồ chí Minh: Trường Đại học Tài
chính - Marketing.
tượng, Đ. (2023, 8 16). Sự hài lòng của khách hàng với hoạt động cải tiến bao bì. (T. giả,
Người phỏng vấn) Thủ Đức, Việt Nam.
Unilever. (n.d.). Unilever. Được truy lục từ Omo:
https://www.unilever.com.vn/brands/home-care/omo/
vải, C. s. (2006). VolgaVN. Được truy lục từ volgaplastic: https://volgaplastic.com/bao-bi-
nuoc-giat-xa-vai/
Văn, T. (2023, 2 20). Các xu hướng ảnh hưởng tới bao bì. Được truy lục từ Binh minh
Group: https://bmppack.com/cac-xu-huong-anh-huong-toi-nganh-bao-bi-tam-nhin-
tuong-lai-va-co-hoi-phat-trien/
82
Vinpack. (n.d. ). Vinpack. Được truy lục từ Vinpack: https://vinpack.vn/bao-bi-bot-giat-
14-15.html
WIKIPLASTIC. (n.d.). Nhựa PET là gì? Thông số kỹ thuật của PET. Được truy lục từ
WIKIPLASTIC: https://wikiplastic.org/nhua-ky-thuat/nhua-pet-la-gi-thong-so-ky-
thuat-pet/

83
PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN – SƠ ĐỒ GANTT

a
NỘI DUNG PHỎNG VẤN

A. Chiều kích sản phẩm nước giặt Omo Matic


Chiều kích sản phẩm Sản phẩm Giá cả

Bền đẹp cửa trước –


227.000 Đ
3,6kg

OMO Matic Bền đẹp cửa trước lựu và


112.000 Đ
bền đẹp tre – 2,9kg

Bền đẹp cửa trên lựa và


140.000 Đ
tre – 2kg

Giữ màu cửa trên hương 140.000Đ/


OMO Matic giữ
cam và hổ phách –
màu 227.000 Đ
2kg/3,6kg

227.000Đ/
Khử mùi cửa trên –
91.000Đ/
3,9kg/2,2kg/3,1kg
181.000Đ
OMO Matic
khử mùi

Khử mùi cửa trước thư


181.000 Đ
thái – 2,8kg

OMO Matic Ngăn ngừa ẩm mốc 181.000Đ/


ngăn ngừa ẩm hương hoa anh đào cửa 227.000Đ/
mốc trước – 2,8kg/3,6kg/2kg 140.000Đ

b
Chiều kích sản phẩm Sản phẩm Giá cả

OMO Matic
Cửa trên Polyshield 181.000Đ
Polyshield

OMO Matic dịu 227.000Đ/


3,6kg và 2,8kg
nhẹ sạch khuẩn 181.000Đ

B. Về bao bì sản phẩm


1. Sự phù hợp kiểu dáng hiện tại của bao bì
2. Tiện ích của kích cỡ/ khối lượng hiện tại của sản phẩm
3. Với kích cỡ/ khối lượng có phù hợp với giá cả hiện tại
4. Độ chất lượng/đảm bảo của bao bì sản phẩm (chất liệu)
5. Độ rõ ràng – đầy đủ thông tin in trên bao bì
6. Màu sắc/ hình ảnh trên bao bì sản phẩm có đủ thu hút (tính nhận diện)
7. Độ rõ nét về chữ/ hình ảnh trên bao bì sản phẩm (chất lượng in ấn)

C. Kết quả phỏng vấn


Bản ghi âm buổi khảo sát phỏng vấn tại siêu thị Co.op Mart

c
PHIẾU QUAN SÁT
Tên người quan sát: Hồ Thanh Thảo
MSSV: 2121007617 Lớp: 21DQH01
Tên đề tài: Phân tích hoạt động cải tiến bao bì sản phẩm của thương hiệu OMO áp
dụng cho nhãn hiệu nước giặt OMO MATIC tại thị trường Việt Nam
1. Kế hoạch quan sát
Địa điểm quan sát: Siêu thị Co.opmart (191 đường Quang Trung, phường Hiệp
Phú, Tp.Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh)
Thời gian quan sát: Lúc 8h00 – 12h00 và 18h00 – 21h30 vào ngày thứ 7 & chủ
nhật (05/08 – 06/08); lúc 18h00 – 21h30 vào ngày thứ 3,4,5,6 (01/08 – 04/08)
Đối tượng quan sát: Tiến hành quan sát 10 người phụ nữ độ tuổi từ 25 – 45 tuổi,
mua sắm nước giặt Omo Matic
Nội dung quan sát: Quan sát hành vi lựa chọn và mua sản phẩm nước giặt Omo
Matic của nữ độ tuổi từ 25 – 45 tuổi
Mục đích quan sát: Giúp tác giả nắm bắt được thông tin như đối tượng tiêu dùng
nước giặt Omo Matic chủ yếu là giới tính nào? Độ tuổi nào? Đối tượng có cân nhắc giữa
các sản phẩm không? Thái độ khi chọn mua sản phẩm?
Cách thức quan sát: Quan sát tự nhiên – để các đối tượng mục tiêu lựa chọn và
mua sắm sản phẩm một cách thoải mái, tự nhiên nhất và đứng quan sát từ xa.
2. Quá trình khảo sát

Các yếu tố quan sát Kết quả quan sát được


7 người tiếp cận kệ hàng nước giặt và dừng lại tại kệ
hàng chứa sản phẩm nước giặt Omo Matic trong khi
Tiếp cận sản phẩm đang đi dạo lựa đồ.
3 người khác tiếp cận kệ hàng ngay khi đi lên tầng hàng
tiêu dùng (có ý định từ ban đầu).
7 người nghiên cứu thành phần của nhiều loại nước giặt
của nhãn Omo Matic và đọc hướng dẫn sử dụng trên bao
Xem xét sản phẩm bì.
3 người còn lại cầm lấy dứt khoát sản phẩm muốn mua
(có ý định từ ban đầu).
So sánh với các sản phẩm Có 4 người đã cầm một sản phẩm nước giặt khác cùng
khác thương hiệu và so sánh hai sản phẩm bằng cách đặt
chúng cạnh nhau

d
Các yếu tố quan sát Kết quả quan sát được
Có 3 người so sánh giá cả, dung tích và tính năng của
các loại sản phẩm thương hiệu khác và có cả cùng
thương hiệu
Trong quá trình quan sát, 7 người tiếp cận ban đầu có vẻ
hứng thú và tò mò với sản phẩm Omo Matic,
Phản ứng thái độ
Có 3 người có thái độ tích cực và quen thuộc với sản
phẩm
Sau khi so sánh và xem xét kỹ lưỡng, những người cân
Hành vi quyết định nhắc ban đầu đặt sản phẩm Omo Matic vào giỏ hàng và
tiếp tục mua sắm.
3. Kết quả quan sát
Sau khi tiến hành quan sát đủ 10 người phụ nữ độ tuổi từ 25 – 45 tuổi có hành vi
tiếp cận và mua sắm nước Omo Matic dựa trên các yếu tố quan sát được, có thể thấy:
Nhãn hàng nước giặt Omo Matic đã thu hút một đội ngũ khách hàng trung thành
ổn định, chiếm khoảng 30% tổng số. Sau khi cân nhắc giữa nhiều dòng sản phẩm nước
giặt khác nhau, 2/3 người tiêu dùng đã quyết định lựa chọn sản phẩm nước giặt Omo
Matic.
Trong quá trình quan sát, có 7 người tiếp cận ban đầu đã thể hiện sự quan tâm và tò
mò đối với sản phẩm Omo Matic. Trong số này, 3 người đã thể hiện sự tín nhiệm và thái
độ tích cực, đã quen thuộc với sản phẩm từ trước.

e
NHẬT KÝ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
1. Thông tin chung
Họ vè tên sinh viên: Hồ Thanh thảo Lớp: 21DQH01
Tên đề tài: Phân tích chiến lược sản phẩm của thương hiệu OMO áp dụng cho nhãn
hiệu nước giặt OMO MATIC tại thị trường Việt Nam
Họ và tên giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Tuấn
2. Bảng nhật ký Thực hàng nghề nghiệp 1

STT Tên công Mô tả nội dung cụ thể Thời gian thực hiện Người
việc của công việc phụ
trách
Gặp giảng Nghe phổ biến kế hoạch 01/07/2023
Hồ
viên hướng
1 Lựa chọn đề tài nghiên Thanh
dẫn và lựa 11/07/2023
cứu thích hợp Thảo
chọn đề tài
Nêu lý do chọn đề tài
03/07/2023 – 23/07/2023
(vấn đề nghiên cứu)
Xác định đối tượng và
03/07/2023 – 25/07/2023
phạm vi nghiên cứu
Xây dựng Xác định mục tiêu
03/07/2023 – 25/07/2023
đề cương nghiên cứu Hồ
2 chi tiết Suy ra nội dung cần Thanh
03/07/2023 – 25/07/2023 Thảo
(hoàn thành nghiên cứu
chương 1)
Rút ra được phương
pháp nghiên cứu và bố 03/07/2023 – 25/07/2023
cục đề tài
Xây dựng được mục lục
03/07/2023 – 25/07/2023
dự kiến
Xây dựng kế hoạch thực
Lập kế 26/06/2023 – 03/09/2023 Hồ
hiện đề tài
hoạch và Thanh
3 Lập nhật ký THNN1 Thảo
nhật ký
THNN1 dựa trên kế hoạch thực 26/06/2023 – 03/09/2023
hiện
4 Thu thập Đọc giáo trình, sách về 26/06/2023 – 31/10/2023 Hồ
thông tin Marketing Thanh

f
STT Tên công Mô tả nội dung cụ thể Thời gian thực hiện Người
việc của công việc phụ
trách
Truy cập tìm kiếm các
thứ cấp toàn bộ nguồn tài liệu Thảo
liên quan đến đề tài
Tiến hành thực hiện
quan sát tại siêu thị
Co.op Mart (191 đường 31/07/2023 – 06/08/2023
Quang Trung, P.Hiệp
Phú, TP. Thủ Đức)
Tiến hành
quan sát và Thực hiện khảo sát
Hồ
khảo sát phỏng vấn bằng bảng
5 Thanh
phỏng vấn nội dung bán cấu trúc
Thảo
các đối với các cư dân tại thành 15/08/2023 – 18/08/2023
tượng phố Hồ Chí Minh, các
nhóm khách hàng sử
dụng nước giặt
Xử lý tất cả thông tin
18/082023 – 19/08/2023
thu thập được
Đọc sách và giáo trình
đồng thời vận dụng
những kiến thức đã học 03/08/2023
Xây dựng tổng hợp các lý thuyết Hồ
và hoàn về Marketing
6 Thanh
thành
Tổng hợp các lý thuyết, Thảo
chương 2
cơ sở lý luận nội dung
04/08/2023
liên quan đến chủ đề
nghiên cứu
7 Xây dựng Thông qua các dữ liệu Hồ
và hoàn và số liệu đã xử lý sau Thanh
thành khi tiến hành khảo sát Thảo
chương 3 và quan sát, từ đó phân 10/08/2023 – 19/08/2023
tích tổng quan ngành
nước giặt tại thành phố
Hồ Chí Minh
Từ dữ liệu sơ cấp thu 10/08/2023 – 15/08/2023
thập được giới thiệu về
g
STT Tên công Mô tả nội dung cụ thể Thời gian thực hiện Người
việc của công việc phụ
trách
tập đoàn Unilever Việt
Nam, thương hiệu Omo
và nhãn hàng nước giặt
Omo Matic
Từ các dữ liệu và số liệu
đã xử lý sau khi tiến
hành khảo sát và quan
sát, cộng thêm những
thông tin thu thập được
10/08/2023 – 19/08/2023
từ các nguôn tin của
doanh nghiệp phân tích
hoạt động cải tiến và
nâng cao tính năng sản
phẩm
Từ các dữ liệu và số liệu
đã xử lý sau khi tiến
hành khảo sát và quan
sát, cộng thêm những
thông tin thu thập được 10/08/2023 – 19/08/2023
từ các nguôn tin của
doanh nghiệp phân tích
hoạt động cải tiến bao bì
sản phẩm
Dựa trên sự phân tích ở
chương 3 đánh giá ưu
18/08/2023 - 19/08/2023
và nhược điểm của hai
hoạt động Hồ
Từ ưu và nhược điểm Thanh
Xây dựng Thảo
đưa ra các phương án
và hoàn
8 cho các hoạt động về 19/08/2023
thành
sản phẩm của doanh
chương 4
nghiệp trong tương lai
Xây dựng
Hồ
và hoàn Tổng quan, kết luận lại
9 19/08/2023 Thanh
thành vấn đề nghiên cứu
Thảo
chương 5
h
STT Tên công Mô tả nội dung cụ thể Thời gian thực hiện Người
việc của công việc phụ
trách
Hoàn thành các đề mục:
danh mục viết tắt, bảng,
Hoàn thành Hồ
hình, mục lục, tóm tắt,
10 các đề mục 19/08/2023 Thanh
lời cảm ơn, lời cam
phụ khác Thảo
đoan, nhật ký và kế
hoạch THNN1
Tổng hợp các tài liệu
Trích nguồn tham khảo, các nguồn từ Hồ
11 tài liệu tham lúc bắt đầu nghiên cứu, 19/08/2023 Thanh
khảo trích rõ thời gian, tác Thảo
giả.
Chỉnh sửa
Nộp bản thảo, nhận góp Hồ
và hoàn
12 ý của GVHD và chỉnh 31/10/2023 Thanh
thành báo
sửa báo cáo Thảo
cáo
Sử dụng phần mềm
Hồ
Kiểm tra Turnitin kiểm tra đạo
13 31/10/2023 Thanh
đạo văn văn từ mục “tóm tắt”
Thảo
đến “tài liệu tham khảo”

Chỉnh sửa Sau khi kiểm trà đạo Hồ


và hoàn văn, chỉnh sửa lại báo 01/09/2023 – 02/09/2023 Thanh
thiện bản in. cáo và hoàn thiện Thảo
Nộp bản Nộp bản báo cáo kèm
14
chính báo văn bản kiểm tra đạo Hồ
cáo kèm báo văn cùng nhật ký và kế 03/09/2023 Thanh
cáo kiểm tra hoạch THNN1 hoàn Thảo
đạo văn thiện
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 09 năm 2023
Người phụ trách

i
Hồ Thanh Thảo

You might also like