Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TỰ NHIÊN

Câu 1: Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của quá trình bóc mòn chủ yếu do
A. đường bờ biển dài, nhiều đồi núi, sườn dốc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. chế độ thủy triều phức tạp, vùng đồi núi rộng, khí hậu nóng ẩm, mưa mùa.
C. đồi núi chiếm diện tích lớn, mưa lớn tập trung, lớp phủ thực vật bị tàn phá.
D. mức độ chia cắt địa hình lớn, khí hậu nóng và ẩm, lớp vỏ phong hóa dày.
Câu 2: Khu vực Nam Bộ có mưa nhiều vào mùa hạ chủ yếu do tác động của
A. gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến.
B. bão, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới, gió mùa Tây Nam và gió phơn Tây Nam.
C. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, Tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ.
D. gió mùa Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc, bão, dải hội tụ, áp thấp nhiệt đới.
Câu 3: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có biên độ nhiệt năm cao hơn Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chủ yếu
do
A. xa biển, hướng núi vòng cung, chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn Tây Nam.
B. xa xích đạo, hướng núi vòng cung, chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc.
C. gần chí tuyến, địa hình núi cao, chịu ảnh hưởng mạnh của Tín phong Đông Bắc.
D. đồng bằng rộng lớn, mùa hạ nóng, chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam.
Câu 4: Khí hậu, thời tiết miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thất thường chủ yếu do chịu tác động của
A. độ cao địa hình, gió mùa mùa hạ, gió Tín Phong Bán Cầu Bắc.
B. hướng nghiêng địa hình, độ rộng lãnh thổ, gió mùa Đông Nam.
C. vị trí địa lí, gió mùa mùa đông, gió Tín Phong Bán Cầu Nam.
D. độ rộng lãnh thổ, chiều dài đường bờ biển, gió mùa Đông Bắc.
Câu 5: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có khí hậu khác với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chủ yếu do tác
động của
A. vị trí ở nội chí tuyến, địa hình đồi núi, gió mùa Đông Bắc và gió Tây.
B. gió mùa và Tín phong bán cầu Bắc, vị trí gần chí tuyến, địa hình núi.
C. địa hình có núi cao, vị trí ở khu vực gió mùa, Tín phong bán cầu Bắc.
D. núi cao, gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới, vị trí ở xa xích đạo.
Câu 6: Cán cân thương mại xuất siêu của nước ta trong những năm gần đây chủ yếu do
A. thị trường nhập khẩu thu hẹp, xuất khẩu tăng, tìm kiếm thị trường mới.
B. thu hút nhiều vốn đầu tư, năng lực sản xuất nâng cao, xuất khẩu tăng.
C. chống dịch Covid-19 tốt, nhu cầu nhập khẩu giảm, vốn đầu tư tăng.
D. nhập khẩu giảm, thị trường mở rộng, xuất khẩu nông sản tăng nhanh.
Câu 7: Giải pháp chủ yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta là
A. mở rộng thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài. B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập quốc tế.
C. nâng cao trình độ lao động, đẩy mạnh tiếp thị. D. đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị.
Câu 8: Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng nhanh trong những năm
gần đây?
A. Việc hợp tác kinh tế, kĩ thuật với các nước được tăng cường.
B. Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa được đẩy mạnh.
C. Nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động ngoại thương.
D. Đời sống dân cư nâng cao hướng vào dùng hàng nhập ngoại.
Câu 9: Thuận lợi chủ yếu về tự nhiên để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. nguồn nước phong phú, nhiều loại đất, nhiều giống cây tốt.
B. nhiều loại đất khác nhau, khí hậu phân hóa, có mùa đông lạnh.
C. diện tích tự nhiên lớn, có mùa đông lạnh, địa hình khá đa dạng.
D. nhiều giống cây trồng, địa hình phân hóa, diện tích tự nhiên lớn.
Câu 10: Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ mang lại ý nghĩa chủ yếu

A. cung cấp năng lượng, thúc đẩy công nghiệp hóa, ổn định dân cư.
B. nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch, khai thác tốt tài nguyên.
C. định canh, định cư cho đồng bào dân tộc, giải quyết việc làm.
D. khai thác hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu lũ lụt, nâng cao dân trí.
Câu 11: Ý nghĩa chủ yếu của việc xây dựng cảng nước sâu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. đồng bộ cơ sở hạ tầng của vùng, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống dân cư.
B. đa dạng hóa các sản phẩm, thúc đẩy giao lưu kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
C. hình thành đô thị mới, tăng khả năng vận chuyển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D. góp phần hình thành khu công nghiệp, tạo thế mở cửa, tăng trưởng kinh tế.
Câu 12: Giải pháp chủ yếu để nâng cao giá trị sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi
Bắc Bộ là
A. phát triển cây hàng năm, mở rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng sản phẩm.
B. phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, đẩy mạnh chế biển.
C. đẩy mạnh sản xuất trang trại, áp dụng kĩ thuật mới, mở rộng diện tích.
D. chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng cường liên kết vùng, tăng sản lượng.
Câu 13: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển du lịch biển - đảo ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. thay đổi cơ cấu sản xuất, thu hút nguồn đầu tư, nâng cao vai trò vùng.
B. phát huy thế mạnh, nâng cao mức sống, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
C. mở rộng sản xuất hàng hóa, tạo sản phẩm đa dạng, phân bố lại dân cư.
D. tạo ra các việc làm, sử dụng hợp lí các tài nguyên, đẩy mạnh sản xuất.
Câu 14: Giải pháp chủ yếu phát triển cây dược liệu theo hướng sản xuất hàng hoá ở Trung du và miền núi Bắc
Bộ là
A. gắn trồng trọt và chế biến, đa dạng sản phẩm, nâng cao sản lượng.
B. sử dụng kĩ thuật mới, tăng diện tích, đây mạnh tiếp thị sản phẩm,
C. lập vùng chuyên canh, tăng năng suất, tạo thương hiệu sản phẩm.
D. sản xuất tập trung, đẩy mạnh việc chế biến, phát triển thị trường.
Câu 15: Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là
A. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất, tăng khối lượng hàng xuất khẩu.
B. khai thác hiệu quả các thế mạnh, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường.
C. giải quyết việc làm cho người lao động, tạo khối lượng nông sản lớn.
D. giảm tỉ lệ thiếu việc làm cho lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu 16: Hướng chủ yếu để phát triển dịch vụ tiêu dùng ở Đồng bằng sông Hồng là
A. đẩy mạnh sản xuất vật chất và thu hút nhiều lao động.
B. mở rộng quy mô sản xuất và liên kết với nước ngoài.
C. đào tạo lao động và sử dụng có hiệu quả các thế mạnh.
D. đa dạng các hoạt động và tăng cường hiện đại hóa.
Câu 17: Việc phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu
nào sau đây?
A. Thay đổi cơ cấu kinh tế, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, nâng cao mức sống.
B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hiệu quả tự nhiên và thế mạnh lao động.
C. Đa dạng các ngành sản xuất, nâng cao thu nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ.
D. Thay đổi phân bố sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động, bảo vệ môi trường.
Câu 18: Thế mạnh chủ yếu để phát triển ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là
A. dân số đông, cơ sở hạ tầng tốt, thị trường rộng lớn.
B. quy mô dân số lớn, nhiều loại khoáng sản có giá trị.
C. giao thông phát triển, lao động đông, có kinh nghiệm.
D. vị trí địa lí thuận lợi, nhiều than nâu, lịch sử lâu đời.
Câu 19: Ý nghĩa chủ yếu của chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là
A. mở rộng các vùng chuyên canh và tạo cảnh quan mới.
B. tạo thêm nhiều mặt hàng và giải quyết được việc làm.
C. phát huy thế mạnh và nâng cao hiệu quả của sản xuất.
D. góp phần nâng cao đời sống và bảo vệ môi trường.
Câu 20: Mục đích chủ yếu của việc phát triển chăn nuôi đại gia súc ở Bắc Trung Bộ là
A. phát triển nông nghiệp, đa dạng sản phẩm, phát huy hiệu quả nguồn lực.
B. phát huy thế mạnh, tạo cơ cấu ngành, phát triển nông nghiệp hàng hóa.
C. cung cấp nguyên liệu công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu thị trường.
D. thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, hình thành các đô thị.
Câu 21: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Bắc Trung Bộ phát triển chủ yếu do
A. nguyên liệu phong phú, thu hút nhiều dự án đầu tư, thị trường rộng lớn.
B. thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, thị trường rộng lớn, hạ tầng phát triển.
C. hạ tầng phát triển đồng bộ, lao động dồi dào, trình độ sản xuất khá cao.
D. lao động có trình độ cao, nguồn vốn đầu tư lớn, nguyên liệu phong phú.
Câu 22: Giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Bắc Trung Bộ là
A. thu hút nhiều dự án đầu tư, mở rộng thị trường, tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.
B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao trình độ lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng.
C. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút lao động, đẩy mạnh khai thác các tài nguyên.
D. đào tạo lao động có trình độ cao, thu hút nguồn vốn đầu tư lớn, khai thác tài nguyên.
Câu 23: Ý nghĩa chủ yếu của việc đẩy mạnh nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn ở Bắc Trung Bộ là
A. khai thác lợi thế của đồng bằng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
B. thay đổi phân bố sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
C. khai thác hiệu quả tự nhiên, thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.
D. khai thác hiệu quả nguồn lợi thủy sản tự nhiên, bảo vệ môi trường.
Câu 24: Giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bắc Trung Bộ là
A. phát huy các thế mạnh của vùng, thu hút lao động.
B. thu hút các nguồn đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
C. tăng cường hội nhập, nâng cao vị thế trung chuyển.
D. xây dựng các cảng, phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Câu 25: Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thảnh các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Bắc Trung Bộ

A. đổi mới trồng trọt, tăng hiệu quả kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn.
B. phân bố lại sản xuất, tạo nguyên liệu cho công nghiệp, tăng nông sản.
C. thay đổi cách thức sản xuất, tạo ra việc làm, nâng cao vị thế của vùng.
D. phát huy thế mạnh, phát triển sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp.
Câu 26: Mục đích chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. tạo ra thế mở cửa hơn nữa, tăng cường hội nhập quốc tế.
B. đẩy mạnh hoạt động giao lưu, hình thành cơ cấu kinh tế.
C. tăng vai trò trung chuyển của vùng, thúc đẩy hiện đại hóa.
D. thu hút nguồn vốn đầu tư, hình thành khu kinh tế ven biển.
Câu 27: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển sản xuất thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa và giải quyết vấn đề thực phẩm.
B. đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo ra sự liên kết sản xuất lãnh thổ.
C. bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển những sản phẩm có giá trị.
D. khai thác hợp lí nguồn lợi hải sản và chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Câu 28: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. thu hút nguồn vốn lớn, khai thác hiệu quả diện tích mặt nước.
B. giải quyết việc làm, phát triển công nghiệp chế biến thủy sản.
C. sử dụng có hiệu quả lao động, nâng cao mức sống người dân.
D. tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thực phẩm.
Câu 29: Ý nghĩa chủ yếu của cảng biển nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. thu hút đầu tư, phát triển nền kinh tế mở, khai thác lợi thế về tự nhiên.
B. chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phát triển du lịch, tăng sự liên kết kinh tế.
C. hình thành đô thị mới, phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh xuất khẩu.
D. tạo nhiều việc làm, mở rộng phân bố sản xuất, thúc đẩy nhập khẩu.
Câu 30: Biện pháp chủ yếu để nâng cao giá trị sản xuất thuỷ sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. mở rộng hoạt động dịch vụ, xây dựng nhiều cảng cá.
B. phát triển công nghiệp chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu.
C. áp dụng công nghệ kĩ thuật mới, bảo vệ môi trường.
D. hiện đại ngư cụ và tàu thuyền, đầu tư đánh bắt xa bờ.
Câu 31: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. tạo mối giao lưu kinh tế Bắc - Nam, thu hút đầu tư, phát triển du lịch.
B. tạo thế mở cửa, khai thác tốt các thế mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế.
C. phát triển nền kinh tế mở, hình thành khu kinh tế, tăng cường giao lưu.
D. phát triển kinh tế ở phía tây, hình thành đô thị mới, phân bố lại dân cư.
Câu 32: Ý nghĩa chủ yếu của việc khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi ở Tây Nguyên là
A. điều tiết dòng chảy sông, phát triển nuôi trồng thủy sản.
B. phát huy thế mạnh, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
C. cung cấp năng lượng, nâng cao đời sống cho nhân dân.
D. tạo động lực phát triển kinh tế, sử dụng tốt tài nguyên.
Câu 33: Biện pháp chủ yếu để nâng cao giá trị sản xuất cây hồ tiêu ở Tây Nguyên là
A. tăng cường vốn đầu tư, phát triển các công trình thủy lợi.
B. đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, chú trọng mở rộng diện tích.
C. ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đẩy mạnh xuất khẩu.
D. sử dụng nhiều giống mới, mở rộng diện tích gieo trồng.
Câu 34: Giải pháp nào sau đây là chủ yếu nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên?
A. Mở rộng diện tích, phát triển công nghiệp chế biến, tìm kiếm thị trường mới.
B. Đa dạng cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, ổn định thị trường.
C. Tập trung phát triển cây hàng năm, mở rộng diện tích cây cà phê, bảo vệ rừng.
D. Ổn định diện tích cây công nghiệp, tăng năng suất cây trồng, phát triển thủy lợi.
Câu 35: Mục đích chủ yếu của việc xây dựng các nhà máy thủy điện theo hình thức bậc thang ở Tây Nguyên là
A. bảo vệ môi trường, điều hòa chế độ nước sông. B. tạo thêm việc làm, nâng cao chất lượng sống.
C. đẩy mạnh trồng trọt, tạo cách sản xuất mới. D. thực hiện công nghiệp hóa, cung cấp nước tưới.
Câu 36: Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước ta chủ yếu do
A. diện tích đất phù sa lớn, giống cho năng suất cao, hệ thống thủy lợi phát triển.
B. mạng lưới sông ngòi dày đặc, khí hậu cận xích đạo, thị trường tiêu thụ rộng.
C. người lao động có kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ rộng, khí hậu cận xích đạo.
D. diện tích đất phù sa lớn, khí hậu cận xích đạo, mạng lưới sông ngòi dày đặc
Câu 37 : Giải pháp chủ yếu để phát huy thế mạnh tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải tạo đất và bảo vệ rừng.
B. phát triển thủy lợi, thay đổi cơ cấu, sống chung với lũ.
C. khai hoang, trồng cây ăn quả và phát triển kinh tế biển.
D. cải tạo đất đai, phát triển chế biến, mở rộng thị trường.
Câu 38: Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (đơn vị: tỉ đồng)
Năm 1990 1992 1995 2000 2010 2020 2021
Xuất khẩu 2 404,0 2 580,7 5 448,9 14 482,7 72 236,7 282 628,9 336 166,8
Nhập khẩu 2 752,4 2 540,8 8 155,4 15 636,5 84 838,6 262 791,0 332 842,6
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện
Tình hình xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2021 là A. Miền B. Kết hợp. C. Đường. D. Tròn
Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu giai đoạn 2010 – 2021 là A. Miền B. Kết hợp. C. Cột. D. Tròn
Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu giai đoạn 1990 – 2021 là A. Miền B. Đường. C. Cột. D. Tròn
Quy mô và cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu giai đoạn 1990 – 2021 A. Miền B. Đường. C. Cột. D. Tròn

Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn A. Miền B. Kết hợp. C. Đường. D. Tròn
1990 – 2021 là
Giá trị xuất nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng giá trị cán cân A. Miền B. Kết hợp. C. Cột. D. Tròn
xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 – 2021 là
Nhận xét sau đây đúng hay sai:
Giá trị xuất khẩu tăng liên tục Cán cân xuất siêu năm 2021 cao hơn năm 2020
Giá trị xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu Tổng giá trị xuất nhập khâ tăng liên tục
Giá trị nhập khẩu tăng nhiều hơn nhập khẩu Cán cân xuất nhập khẩu luôn nhập siêu
Câu 39: Cho bảng số liệu sau
DOANH THU DU LỊCH VÀ SỐ LƯỢT KHÁCH DU LỊCH NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Năm 2000 2005 2010 2015 2020 Sơ bộ 2021

Doanh thu (tỷ đồng) 4458,5 14 693,3 44 447,1 75 155,6 55 096,6 30 401,5

Khách trong nước (triệu lượt khách) 8,6 24,8 63,3 111,5 83,9 52,2

Khách quốc tế (triệu lượt khách) 4,0 7,1 11,0 14,6 9,7 2,7
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện
Tình hình phát triển ngành du lịch của nước ta giai đoạn 2000 – A. Miền B. Kết hợp. C. Cột D. Tròn
2021 là
Cơ cấu số khách du lịch giai đoạn 2000 – 2021 là A. Miền B. Kết hợp. C. Cột. D. Tròn
Quy mô và cơ cấu số khách du lịch giai đoạn 2000 – 2021 là A. Miền B. Đường. C. Cột. D. Tròn
Tốc độ tăng trưởng doanh thu và số lượt khách du lịch giai A. Miền B. Đường. C. Cột. D. Kết hợp
đoạn 2000 - 2021
Cơ cấu khách du lịch và tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch A. Miền B. Đường. C. Cột. D. Kết hợp
giai đoạn 2000 – 2021 là
Câu 40: TÍNH TOÁN
Tính diện tích lúa
Năm Sản lượng (Nghìn tấn) Năng suất (Tạ/ha) Diện tích (nghìn ha)
2000 32 529,5 42,4
2005 35 832,9 48,9
2010 40 005,6 53,4
2020 42 764,8 58,8
Sơ bộ 2021 43 852,6 60,6

Tính số dân nông thôn


Năm Tổng số dân (nghìn người) Tỉ lệ dân thành thị (%) Số dân nông thôn (nghìn người)
1990 66 016,70 19,51
2000 77 630,90 24,12
2010 87 067,30 30,39
2020 97 582,69 36,76
Sơ bộ 2021 98 506,19 37,12

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP


Năm 1995 2005 2010 2020 Sơ bộ 2021
Than sạch (Nghìn tấn) 8.350,0 34.093,0 44.835,0 44.598,4 48.307,7
Dầu thô khai thác (Nghìn tấn) 7.620,0 18.519,0 15.014,0 11.470,0 10.970,0
Khí tự nhiên ở dạng khí (Triệu m3 ) .. 6.440,0 9.402,0 9.160,0 7.460,0
Gạo xay xát (Nghìn tấn) 15.582,0 28.429,0 33.473,0 43.530,1 39.656,0
Điện phát ra (Triệu Kwh) 14.665,0 52.078,0 91.722,0 235.410,4 244.864,0

You might also like