Gpsl - Ôn Chương 2 - Tuần Hoàn

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

ÔN TẬP CHƯƠNG 2.

GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN

La Hồng Ngọc

CẤM SAO CHÉP DƯỚI MỌI HÌNH THỨC


1. Vị trí theo hình
Vị trí số 1 là cấu trúc gì?
Vị trí số 2 là cấu trúc gì?
Vị trí số 3 là cấu trúc gì?
Vị trí số 4 là cấu trúc gì?
Vị trí số 5 là cấu trúc gì?
Vị trí số 6 là cấu trúc gì?
Vị trí số 7 là cấu trúc gì?
Vị trí số 8 là cấu trúc gì?

1.Van ĐM phổi
2. Tâm thất phải
3. Van 3 lá
4. Tâm thất trái
5. Van 2 lá
6. Tâm nhĩ trái
7. Van ĐM chủ
8. Nhĩ phải

2. Cấu trúc của tim gồm


A. 2 buồng
B. 3 buồng
C. 4 buồng
D. 6 buồng
3. Tim có số mặt
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
4. Vị trí mỏm tim
A. Khoảng liên sườn III giao đường hạ sườn trái
B. Khoảng liên sườn V giao đường trung đòn trái
C. Khoảng liên sườn III giao đường trung đòn trái
D. Khoảng liên sườn V giao xương đòn trái
5. Vị trí thường gặp của tim trong lồng ngực
A. Sau xương ức và trên cơ hoành
B. Đáy tim nằm dưới áp sát mặt hoành
C. Mỏm tim hướng qua trái và ra trước
D. Mặt phổi áp sát mặt trong phổi phải tạo ấn tim
6. 4 buồng tim không có cấu trúc buồng
A. Tâm nhĩ phải
B. Tiểu nhĩ trái
C. Tâm thất phải
D. Tâm thất trái
7. Trong cấu trúc tim, nơi có thành dày nhất
A. Thất trái
B. Thất phải
C. Nhĩ trái
D. Nhĩ phải
8. Van nối giữa nhĩ trái và thất trái có tên gọi
A. Van 2 lá
B. Van 3 lá
C. Van bán nguyệt
D. Van tổ chim
9. Van nối giữa nhĩ phải và thất phải có tên gọi
A. Van 2 lá
B. Van 3 lá
C. Van bán nguyệt
D. Van tổ chim
10. Van nối giữa thất trái và động mạch chủ có tên gọi
A. Van 2 lá
B. Van bán nguyệt
C. Van 3 lá
D. Van nhĩ thất
11. Nhĩ phải nhận máu về từ
A. Tĩnh mạch phổi
B. Tĩnh mạch chủ trên và chủ dưới
C. Động mạch phổi
D. Động mạch chủ
12. Nhĩ phải nhận máu về từ
A. Tĩnh mạch phổi
B. Tĩnh mạch chủ trên và chủ dưới
C. Động mạch phổi
D. Động mạch chủ
13. Thất phải bơm máu ra
A. Tĩnh mạch chủ trên và chủ dưới
B. Tĩnh mạch phổi
C. Động mạch phổi
D. Động mạch chủ
14. Thất trái bơm máu ra
A. Động mạch chủ
B. Động mạch phổi
C. Tĩnh mạch chủ trên và chủ dưới
D. Tĩnh mạch phổi
15. Động mạch vành của tim được cấp máu từ
A. Động mạch phổi
B. Động mạch chủ
C. Động mạch phế quản
D. Động mạch dưới đòn trái
16. Vị trí theo hình
Vị trí số 1 là cấu trúc gì?
Vị trí số 2 là cấu trúc gì?
Vị trí số 3 là cấu trúc gì?
Vị trí số 4 là cấu trúc gì?
Vị trí số 5 là cấu trúc gì?
Vị trí số 6 là cấu trúc gì?
Vị trí số 7 là cấu trúc gì?

1. Nút xoang
2. Nút nhĩ thất
3. Bó his
4. Mạng purkinje
5. Tĩnh mạch dưới
6. ĐM phổi
7. TM thân trên

17. Cấu trúc động mạch có vai trò giúp co và giãn mạch
A. Lớp áo ngoài
B. Lớp áo giữa
C. Lớp áo trong
D. Lớp huyết tương
18. Cấu trúc lớp áo giữa của động mạch
A. Mô liên kết và sợi chun
B. Sợi đàn hồi và sợi cơ trơn
C. Tế bào nội mạc
D. Tế bào nội mạc và sợi lưới
19. Cấu trúc lớp áo ngoài của động mạch
A. Mô liên kết và sợi chun
B. Sợi đàn hồi và sợi cơ trơn
C. Tế bào nội mạc
D. Tế bào nội mạc và sợi đàn hồi
20. Đặc điểm lớp áo giữa của tĩnh mạch
A. Tế bào nội mô
B. Dày hơn động mạch
C. Đàn hồi tốt hơn động mạch
D. Không có cấu trúc màng ngăn chun trong
21. Cấu trúc mao mạch
A. Một mao mạch liên tục và một mao mạch cửa sổ
B. Mao mạch có lỗ thủng chỉ cho nước và các chất hoà tan qua
C. Mao mạch kiểu xoang có lỗ thủng giữa tế bào nội mô
D. Mao mạch liên tục có ở biểu mô và sụn
22. Cấu trúc giúp mao mạch bền
A. Ngoại mạc
B. Nội mô
C. Màng đáy
D. Màng chun trong
23. Đặc điểm mạch máu
A. Động mạch dẫn máu từ ngoại vi về tim
B. Tĩnh mạch dẫn máu từ tim ra ngoại biên
C. Động mạch và tĩnh mạch cùng có 3 lớp
D. Áp lực máu ở tiểu tĩnh mạch là mạnh nhất
24. Nơi mạch máu có thể trao đổi chất tốt giữa tuần hoàn và cơ quan xung quanh
A. Tĩnh mạch
B. Động mạch
C. Mao mạch
D. Tiểu động mạch
25. Mạch máu có van
A. Tĩnh mạch vành
B. Tĩnh mạch cảnh
C. Tĩnh mạch dưới đòn
D. Tĩnh mạch chậu
26. Mạch máu có van
A. Động mạch phổi
B. Động mạch vành
C. Động mạch chủ bụng
D. Động mạch đùi
27. Vị trí của mỏm tim trên ngực:
A. Giao giữa liên sườn III và đường giữa xương đòn trái
B. Giao giữa liên sườn III và đường giữa xương đòn phải
C. Giao giữa liên sườn V và đường giữa xương đòn trái
D. Giao giữa liên sườn V và đường giữa xương đòn phải
28. Nhĩ phải nhận máu về tim từ:
A. Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới
B. 4 tĩnh mạch phổi
C. Động mạch chủ trên và động mạch chủ dưới
D. 4 động mạch phổi
29. Tim có mấy buồng:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
30. Xoang tĩnh mạch chủ nằm ở:
A. Cung động mạch chủ
B. Nơi phình ra phía sau của tĩnh mạch chủ trên đổ vào nhĩ phải
C. Nơi phình ra phía sau của tĩnh mạch chủ dưới đổ vào nhĩ phải
D. Trong nhĩ phải và gần nơi đổ vào của tĩnh mạch chủ trên
31. Nhĩ trái nhận máu từ:
A. Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới
B. 4 tĩnh mạch phổi
C. Nhĩ phải
D. Thất trái
32. Các mặt của tim:
A. 2 mặt: ức sườn, phổi
B. 2 mặt: ức sườn, cột sống
C. 3 mặt: ức sườn, hoành, phổi
D. 3 mặt: ức sườn, hoành, cột sống
33. Mặt ức sườn của tim tương ứng với sụn sườn từ:
A. I đến III
B. II đến IV
C. III đến VI
D. IV đến VIII
34. Mặt hoành của tim liên quan với:
A. Cơ hoành, thùy phải của gan và đỉnh của dạ dày
B. Cơ hoành, thùy trái của gan và đỉnh của dạ dày
C. Cơ hoành, thùy phải của gan và đáy của dạ dày
D. Cơ hoành, thùy trái của gan và đáy của dạ dày
35. Hai tâm nhĩ của tim nằm ở phần:
A. Ức sườn
B. Đáy
C. Đỉnh
D. Đáy và ức sườn
36. Tật bẩm sinh thông liên nhĩ là do:
A. Có lỗ bầu dục ở vách liên nhĩ
B. Không có vách liên nhĩ
C. Hẹp van nhĩ thất
D. Hở van nhĩ thất
37. Tâm nhĩ phải nhận máu về tim từ: CHỌN CÂU SAI
A. Tĩnh mạch chủ trên
B. Tĩnh mạch chủ dưới
C. Xoang tĩnh mạch vành
D. Tĩnh mạch phổi
38. Van nhĩ thất bên phải là van:
A. 2 lá
B. 3 lá
C. Bán nguyệt
D. Tổ chim
39. Van nhĩ thất bên trái là van:
A. 2 lá
B. 3 lá
C. Bán nguyệt
D. Tổ chim
40. Tật bẩm sinh thông liên thất thường do:
A. Phần cơ vách liên thất bị khiếm khuyết
B. Phần màng vách liên thất bị khiếm khuyết
C. Hẹp van nhĩ thất
D. Hở van nhĩ thất
41. Đặc điểm phân bố cơ tim của tim:
A. 2 nhĩ mỏng
B. Thất dày
C. Thất trái dày hơn thất phải
D. Tất cả đều đúng
42. Chức năng của nhĩ:
A. Lấy máu từ ngoài về tim
B. Đẩy máu từ tim ra ngoại vi
C. A và B đúng
D. A và B sai
43. Chức năng của thất:
A. Lấy máu từ ngoài về tim
B. Đẩy máu từ tim ra ngoại vi
C. A và B đúng
D. A và B sai
44. Chức năng của nhĩ phải:
A. Nhận máu từ tĩnh chủ trên, chủ dưới và xoang tĩnh mạch vành về
B. Nhận máu từ 4 tĩnh mạch phổi về
C. Đẩy máu vào động mạch phổi lên phổi
D. Đẩy máu vào động mạch chủ ra khắp cơ thể
45. Chức năng của nhĩ trái:
A. Nhận máu từ tĩnh chủ trên, chủ dưới và xoang tĩnh mạch vành về
B. Nhận máu từ 4 tĩnh mạch phổi về
C. Đẩy máu vào động mạch phổi lên phổi
D. Đẩy máu vào động mạch chủ ra khắp cơ thể
46. Chức năng của thất phải:
A. Nhận máu từ tĩnh chủ trên, chủ dưới và xoang tĩnh mạch vành về
B. Nhận máu từ 4 tĩnh mạch phổi về
C. Đẩy máu vào động mạch phổi lên phổi
D. Đẩy máu vào động mạch chủ ra khắp cơ thể
47. Chức năng của thất trái:
A. Nhận máu từ tĩnh chủ trên, chủ dưới và xoang tĩnh mạch vành về
B. Nhận máu từ 4 tĩnh mạch phổi về
C. Đẩy máu vào động mạch phổi lên phổi
D. Đẩy máu vào động mạch chủ ra khắp cơ thể
48. Đóng vai trò chủ yếu trong khởi phát, điều chỉnh sự co bóp nhịp nhàng và tự động của tim là do
hệ thống nút: CHỌN CÂU SAI
A. Nút xoang nhĩ
B. Nút nhĩ thất
C. Bó His
D. Nút xoang thất
49. Động mạch vành nuôi tim xuất phát từ:
A. Cung động mạch chủ
B. Động mạch phổi
C. Tĩnh mạch phổi
D. Động mạch dưới đòn
50. Đặc điểm nút xoang nhĩ:
A. Nằm trong thành cơ tâm nhĩ trái
B. Nằm trong thành cơ tâm nhĩ phải
C. Nằm trong thành cơ tâm thất trái
D. Nằm trong thành cơ tâm thất phải
51. Vị trí giải phẫu nút xoang ở tim
Trong thành nhĩ phải, gần tĩnh mạch chủ trên
Trong thành nhĩ phải, gần tĩnh mạch chủ dưới
Trong vách liên nhĩ
Trong vách liên thất
52. Đặc điểm nút nhĩ thất:
A. Nằm trong lớp nội tâm mạc của tâm nhĩ trái
B. Nằm trong lớp nội tâm mạc của tâm nhĩ phải
C. Nằm trong thành cơ của tâm nhĩ trái
D. Nằm trong thành cơ của tâm nhĩ phải
53. Đặc điểm của động mạch vành phải của tim:
A. Chạy trong rãnh gian nhĩ thất phải
B. Xuất phát từ cung động mạch chủ
C. Chạy trong rãnh gian thất sau
D. Tất cả đều đúng
54. Đặc điểm của động mạch vành trái của tim:
A. Chạy trong rãnh gian nhĩ thất trái
B. Xuất phát từ cung động mạch chủ
C. Chạy trong rãnh gian thất trước
D. Tất cả đều đúng
55. Động mạch vành phải cấp máu cho: CHỌN CÂU SAI
A. Tâm nhĩ phải
B. Tâm thất phải
C. Mặt sau của tâm thất trái
D. Nửa trước vách gian thất
56. Nhánh mũ của động mạch vành trái cấp máu cho:
A. Tâm nhĩ trái
B. Tâm thất trái
C. Tâm nhĩ trái và tâm thất trái
D. Vách liên thất trước
57. Thần kinh tim được chi phối bởi:
A. Hệ thần kinh cao cấp
B. Hệ thần kinh tự chủ
C. Hệ thống dẫn truyền của tim và hệ thần kinh tự chủ
D. Hệ thống dẫn truyền của tim và hệ thần kinh cao cấp
58. Cơ tim có tính chất sinh lý gì mà khi cường độ kích thích tim yếu hơn ngưỡng thì tim không co;
kích thích hơn ngưỡng thì tim co và kích thích tăng cao hơn ngưỡng của cơ tim rất nhiều nhưng
cơ tim vẫn co ở mức tối đa và giữ ở mức này (định luật “không hoặc tất cả”):
A. Tính hưng phấn của cơ tim
B. Tính dẫn truyền của cơ tim
C. Tính trơ có chu kỳ của cơ tim
D. Tính nhịp điệu của cơ tim
59. Trong trường hợp có block nhĩ thất từng phần thì trên điện tâm đồ thấy:
A. Sóng P kéo dài
B. Khoảng PQ kéo dài
C. Phức bộ QRS kéo dài
D. Sóng T kéo dài
60. Hội chứng Adam – Stokes trong rối loạn dẫn truyền của cơ tim là:CHỌN CÂU SAI
A. Khi bó His bị tắc nghẽn hoàn toàn
B. Tâm nhĩ co theo nhịp xoang, tâm thất co theo nhịp mạng purkinje
C. Tình trạng phong bế hoàn toàn
D. Sự dẫn truyền nhĩ thất bị chậm hoặc do tắc nhánh bó his
61. Khi tim đang co thì cơ tim không đáp ứng bất kỳ một kích thích nào từ bên ngoài cũng như từ nút
xoang đi tới là thuộc giai đoạn:
A. Trơ tuyệt đối
B. Trơ tương đối
C. Hưng vượng
D. Hồi phục hoàn toàn
62. Cơ tim lúc nào cũng co từng nhịp đơn giản mà không bao giờ co cứng như cơ vân được là nhờ:
A. Giai đoạn trơ tuyệt đối kéo dài
B. Giai đoạn trơ tương đối kéo dài
C. Giai đoạn hưng vượng kéo dài
D. Giai đoạn hồi phục hoàn toàn kéo dài
63. Ngoại tâm thu có thể xuất hiện trong giai đoạn nào của chu kỳ của cơ tim: CHỌN CÂU SAI
A. Giai đoạn trơ tuyệt đối
B. Giai đoạn trơ tương đối
C. Giai đoạn hưng vượng
D. Giai đoạn hồi phục hoàn toàn
64. Tính trơ có chu kỳ của cơ tim, trong giai đoạn trơ tuyệt đối là ứng với trạng thái:
A. Khử cực
B. Tái cực
C. Khử cực và 2 pha đầu của trạng thái tái cực
D. Tái cực và 2 pha đầu của trạng thái khử cực
65. Có thể dùng kích thích mới có cường độ cao hơn ngưỡng gây co cơ tim. Đáp ứng này có biên độ
thấp hơn so với mức bình thường là thuộc giai đoạn:
A. Trơ tuyệt đối
B. Trơ tương đối
C. Hưng vượng
D. Hồi phục hoàn toàn
66. Tính trơ có chu kỳ của cơ tim, ứng với lúc tế bào tái cực trở về mức ban đầu thuộc giai đoạn:
A. Trơ tuyệt đối
B. Trơ tương đối
C. Hưng vượng
D. Hồi phục hoàn toàn
67. Tính trơ có chu kỳ của cơ tim, kích thích dưới ngưỡng cũng có thể gây đáp ứng, thuộc giai đoạn:
A. Trơ tuyệt đối
B. Trơ tương đối
C. Hưng vượng
D. Hồi phục hoàn toàn
68. Tính trơ có chu kỳ của cơ tim, sau tái cực thì màng tế bào trở lại phân cực, khả năng hưng phấn
của tế bào trở về mức ban đầu, thuộc giai đoạn:
A. Trơ tuyệt đối
B. Trơ tương đối
C. Hưng vượng
D. Hồi phục hoàn toàn
69. Sau co bóp phụ của tâm thất, tim nghỉ dài hơn bình thường gọi là nghỉ bù, sau đó tim co bóp trở
về nhịp cũ, là ngoại tâm thu:
A. Ngoại tâm thu không so le
B. Ngoại tâm thu so le
C. Ngoại tâm thu xen kẽ
D. Tất cả đều đúng
70. Sau co bóp phụ của tâm thất thì tim co bóp trở về nhịp cũ, không có thời gian nghỉ bù, là ngoại
tâm thu:
A. Ngoại tâm thu không so le
B. Ngoại tâm thu so le
C. Ngoại tâm thu xen kẽ
D. Tất cả đều đúng
71. Sau co bóp phụ của tâm thất, không có giai đoạn nghỉ bù, tâm thất vẫn duy trì nhịp sớm hơn so
với nhịp đó mà không bắt lại nhịp cũ, là ngoại tâm thu:
A. Ngoại tâm thu không so le
B. Ngoại tâm thu so le
C. Ngoại tâm thu xen kẽ
D. Tất cả đều đúng
72. Ngoại tâm thu nào có tình trạng xung động từ nút xoang đến tim rơi vào thời kỳ trơ tuyệt đối của
co bóp phụ nên cơ tim không đáp ứng cho đến khi có xung động tiếp theo:
A. Ngoại tâm thu không so le
B. Ngoại tâm thu so le
C. Ngoại tâm thu xen kẽ
D. Tất cả đều đúng
73. Ngoại tâm thu nào có tình trạng xung động từ nút xoang phát ra sớm hơn nhịp bình thường, rồi
sau đó nhịp này cứ tiếp tục duy trì đều đặn:
A. Ngoại tâm thu không so le
B. Ngoại tâm thu so le
C. Ngoại tâm thu xen kẽ
D. Tất cả đều đúng
74. Tần số tim do nút xoang khởi phát bình thường:
A. 70 – 80 nhịp/phút
B. 40 – 60 nhịp/phút
C. 30 – 40 nhịp/phút
D. 20 – 40 nhịp/phút
75. Tần số tim do nút nhĩ thất khởi phát bình thường:
A. 70 – 80 nhịp/phút
B. 40 – 60 nhịp/phút
C. 30 – 40 nhịp/phút
D. 20 – 40 nhịp/phút
76. Tần số tim do bó His khởi phát bình thường:
A. 70 – 80 nhịp/phút
B. 40 – 60 nhịp/phút
C. 30 – 40 nhịp/phút
D. 20 – 40 nhịp/phút
77. Sự hoạt động của tim trong 1 chu kỳ gắn liền với:
A. Sự đóng các van
B. Sự mở các van
C. Sự biến đổi áp lực trong buồng tim
D. Tất cả đều đúng
78. Hoạt động của một chu kỳ tim trong điều kiện bình thường:
A. Nhịp tim khoảng 120 lần/phút
B. Thời gian của 1 chu kỳ tim là 0,8 phút
C. Gồm 2 thì cơ bản: tâm thu và tâm trương
D. Tất cả đều đúng
79. Thì tâm thu diễn ra theo thứ tự:
A. Tâm nhĩ thu đẩy ¼ lượng máu còn lại xuống thất – tâm thất co đẳng thể tích lúc đầu gây mở
van bán nguyệt – tâm thất co đẳng thể tích lúc sau gây đóng van nhĩ thất – tâm thất co tống
máu nhanh – tâm thất co tống máu chậm.
B. Tâm nhĩ thu đẩy ¼ lượng máu còn lại xuống thất – tâm thất co đẳng tích lúc đầu gây đóng
van nhĩ thất – tâm thất co đẳng thể tích lúc sau gây mở van bán nguyệt – tâm thất co tống
máu nhanh – tâm thất co tống máu chậm.
C. Tâm nhĩ thu đẩy ¼ lượng máu còn lại xuống thất – tâm thất co đẳng tích lúc đầu gây mở van
nhĩ thất – tâm thất co đẳng thể tích lúc sau gây đóng van bán nguyệt – tâm thất co tống máu
nhanh – tâm thất co tống máu chậm.
D. Tâm nhĩ thu đẩy ¼ lượng máu còn lại xuống thất – tâm thất co đẳng thể tích lúc đầu gây đóng
van bán nguyệt – tâm thất co đẳng thể tích lúc sau gây mở van nhĩ thất – tâm thất co tống
máu nhanh – tâm thất co tống máu chậm.
80. Thì tâm trương diễn ra theo thứ tự:
A. Đầu thời kỳ thất giãn đẳng tích gây mở van nhĩ thất – cuối thời kỳ thất giãn đẳng tích, cơ thất
giãn đẳng trương gây đóng van động mạch – thời kỳ đầy máu thất nhanh – thời kỳ đầy máu
thất chậm
B. Đầu thời kỳ thất giãn đẳng tích gây đóng van nhĩ thất – cuối thời kỳ thất giãn đẳng tích, cơ
thất giãn đẳng trương gây mở van động mạch – thời kỳ đầy máu thất nhanh – thời kỳ đầy
máu thất chậm
C. Đầu thời kỳ thất giãn đẳng tích gây mở van động mạch – cuối thời kỳ thất giãn đẳng tích, cơ
thất giãn đẳng trương gây đóng van nhĩ thất – thời kỳ đầy máu thất nhanh – thời kỳ đầy máu
thất chậm
D. Đầu thời kỳ thất giãn đẳng tích gây đóng van động mạch – cuối thời kỳ thất giãn đẳng tích,
cơ thất giãn đẳng trương gây mở van nhĩ thất – thời kỳ đầy máu thất nhanh – thời kỳ đầy máu
thất chậm
81. Lưu lượng tim là:
A. Lượng máu tim bơm vào tĩnh mạch trong một phút
B. Lượng máu tim bơm vào động mạch trong một phút
C. Lượng máu từ tĩnh mạch trở về tim trong một phút
D. Lượng máu từ động mạch trở về tim trong một phút
82. Thể tích máu tim bơm ra trong một nhát bóp là 70 ml, tần số tim 80 lần/phút. Lưu lượng tim bằng
bao nhiêu:
A. 70 ml/phút
B. 150 ml/phút
C. 5600 ml/phút
D. 336000 ml/giờ
83. Tỷ lệ % giữa thể tích tâm thu với thể tích thất cuối tâm trương gọi là:
A. Cung lượng tim
B. Lưu lượng của tim
C. Phân số tống máu
D. Phân suất tâm thu
84. Tiếng tim T1 là: CHỌN CÂU SAI
A. Đóng van nhĩ thất 3 lá
B. Đóng van nhĩ thất 2 lá
C. Đóng van bán nguyệt
D. Nghe rõ ở mỏm tim
85. Tiếng tim T2 là:
A. Đóng van nhĩ thất 3 lá
B. Đóng van nhĩ thất 2 lá
C. Đóng van bán nguyệt khi tâm thu
D. Nghe rõ vùng đáy tim
86. Thời gian giữa tiếng T1 và tiếng T2 tương ứng với khoảng:
A. Tâm thu
B. Tâm trương
C. A và B đúng
D. A và B sai
87. Thời gian giữa tiếng T2 và tiếng T1 tương ứng với khoảng:
A. Tâm thu
B. Tâm trương
C. A và B đúng
D. A và B sai
88. Trong chu kỳ tim, khoảng thời gian phân bố giữa các thời kỳ:
A. Tâm thu ngắn hơn tâm trương
B. Tâm thu kéo dài hơn tâm trương
C. Tâm thu tương đương tâm trương
D. Tất cả đều đúng
89. Trong đo điện tâm đồ, đạo trình DI được mắc:
A. Cổ tay phải và cổ chân trái
B. Cổ tay phải và cổ chân phải
C. Cổ tay trái và cổ chân phải
D. Cổ tay phải và cổ tay trái
90. Trong đo điện tâm đồ, đạo trình DII được mắc:
A. Cổ tay phải và cổ chân trái
B. Cổ tay phải và cổ chân phải
C. Cổ tay trái và cổ chân phải
D. Cổ tay phải và cổ tay trái
91. Trong đo điện tâm đồ, đạo trình DIII được mắc:
A. Cổ tay phải và cổ chân trái
B. Cổ tay phải và cổ chân phải
C. Cổ tay trái và cổ chân trái
D. Cổ tay phải và cổ tay trái
92. Trong đo điện tâm đồ, cực thăm dò cổ tay phải:
A. aVL
B. aVR
C. aVF
D. aVLeg
93. Trong đo điện tâm đồ, cực thăm dò cổ tay trái:
A. aVL
B. aVR
C. aVF
D. aVLeg
94. Trong đo điện tâm đồ, cực thăm dò cổ chân trái:
A. aVL
B. aVR
C. aVF
D. aVLeg
95. Trong đo điện tâm đồ, cách mắc cực thăm dò V1:
A. Khoang liên sườn IV sát bờ phải xương ức
B. Khoang liên sườn IV sát bờ trái xương ức
C. Giao điểm đường thẳng giữa xương đòn trái với khoang liên sườn V
D. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách trước
96. Trong đo điện tâm đồ, cách mắc cực thăm dò V2:
A. Khoang liên sườn IV sát bờ trái xương ức
B. Giao điểm đường thẳng giữa xương đòn trái với khoang liên sườn V
C. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách trước
D. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách giữa
97. Trong đo điện tâm đồ, cách mắc cực thăm dò V4:
A. Khoảng nối hai điểm đặt cực thăm dò V3 và V5
B. Giao điểm đường thẳng giữa xương đòn trái với khoang liên sườn V
C. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách trước
D. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách giữa
98. Trong đo điện tâm đồ, cách mắc cực thăm dò V5:
A. Khoảng nối hai điểm đặt cực thăm dò V3 và V5
B. Giao điểm đường thẳng giữa xương đòn trái với khoang liên sườn V
C. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách trước
D. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách giữa
99. Trong đo điện tâm đồ, cách mắc cực thăm dò V6:
A. Khoảng nối hai điểm đặt cực thăm dò V3 và V5
B. Giao điểm đường thẳng giữa xương đòn trái với khoang liên sườn V
C. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách trước
D. Giao điểm khoang liên sườn V với đường nách giữa
100. Trên điện tâm đồ, song P có ý nghĩa:
A. Sóng khử cực của tâm nhĩ
B. Sóng tái cực của tâm nhĩ
C. Sóng khử cực của tâm thất
D. Sóng tái cực của tâm thất
101. Giới hạn bình thường của sóng P trên ECG:
A. Thời gian (chiều dài) tối đa 0,11 giây và biên độ (chiều cao) trung bình 0,12 mV
B. Thời gian (chiều dài) tối thiểu 0,11 giây và biên độ (chiều cao) tối thiểu 0,12 mV
C. Thời gian (chiều dài) tối đa 0,11 giây và biên độ (chiều cao) trung bình 0,25 mV
D. Thời gian (chiều dài) tối thiểu 0,11 giây và biên độ (chiều cao) tối thiểu 0,25 mV
102. Sóng điện tim, ngoại trừ
A. Sóng P
B. Sóng Q
C. Sóng A
D. Sóng T
103. Khi nhịp tim nhanh để làm chậm nhịp tim bằng cách ép nhãn cầu là phản xạ
A. Giảm áp
B. Tim – tim
C. Mắt – tim
D. Gollz
104. Các mạch máu thực hiện chức năng sinh lý vận mạch do lớp
A. Lớp ngoài
B. Lớp giữa
C. Lớp trong
D. Lớp dịch mô kẽ
105. Đặc điểm động mạch
A. Càng xa tim thì thành càng dày
B. Càng xa tim thì áp lực càng cao
C. Càng gần tim thì áp lực càng cao
D. Càng gần tim thì thành càng mỏng
106. Thành động mạch có màng chun ngoài, vậy vị trí của nó là
A. Giữa lớp ngoài và lớp giữa
B. Nằm ngoài cùng
C. Giữa lớp giữa và lớp trong
D. Nằm trong cùng
107. Đặc điểm tiểu động mạch
A. Nằm gần tim
B. Làm giảm tốc độ dòng máu
C. Có van
D. Tăng áp lực máu tác động lên thành mạch để dễ trao đổi chất
108. Đặc điểm của tĩnh mạch
A. Thành dày hơn động mạch
B. Dẫn máu ra khỏi tim
C. Không có lớp chun trong
D. Đàn hồi tốt hơn động mạch
109. Mạch máu chủ yếu trao đổi chất với mô kẽ
A. Động mạch
B. Mao mạch
C. Tĩnh mạch
D. Tiểu động mạch
110. Định luật “không hoặc tất cả” ở tim thuộc
A. Tính trơ tương đối
B. Tính hưng phấn
C. Tính dẫn truyền
D. Tính trơ tuyệt đối
111. Nút dẫn nhịp của tim tạo các nhịp tim sinh lý
A. Nút xoang
B. Nút nhĩ thất
C. Bó His
D. Mạng Purkinje
112. Huyết áp trung bình
A. (Huyết áp tâm thu + Huyết áp tâm trương)/2
B. (Huyết áp tâm thu – Huyết áp tâm trương)/2
C. (2 Huyết áp tâm thu + Huyết áp tâm trương)/3
D. (Huyết áp tâm thu + 2 Huyết áp tâm trương)/3
113. Cholesterol lắng đọng gây xơ vữa động mạch chủ yếu ở lớp
A. Áo ngoài
B. Áo giữa
C. Áo trong
D. Tế bào
114. Huyết áp thể hiện cho sức bơm của tim
A. Huyết áp tâm thu
B. Huyết áp tâm trương
C. Huyết áp kẹp
D. Huyết áp trung bình
115. Huyết áp thể hiện cho sự đàn hồi của thành mạch
A. Huyết áp tâm thu
B. Huyết áp tâm trương
C. Huyết áp kẹp
D. Huyết áp trung bình
116. Áp suất tĩnh mạch trung tâm là áp suất được đo ở
A. Buồng nhĩ phải
B. Buồng nhĩ trái
C. Buồng thất trái
D. Buồng thất phải

You might also like