Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

THÍ NGHIỆM

NHẬN BIẾT TINH BỘT BẰNG IOT

1. HÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ


a. Hóa chất
Dung dịch iot 10%
Hồ tinh bột
b. Dụng cụ
Ống nghiệm
Ống nhỏ giọt
2. CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1: Lấy khoảng 2ml hồ tinh bột cho vào ống nghiệm.
Bước 2: Nhỏ 1-2 giọt dung dịch iot 10% vào ống nghiệm chứa hồ tinh bột, lắc nhẹ ống nghiệm.

Video tiến hành: https://bit.ly/Tinhbot_Iot


3. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
- Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu xanh tím đặc trưng.
- Nếu thay hồ tinh bột thành xenlulozo thì thí nghiệm không cho hiện tượng tương tự. Lí giải cho
điều này là các phân tử amilozo được tạo thành từ các phân tử glucozo sợi đơn có hình dạng xoắn
giống như lò xo. Khi iốt được thêm vào tinh bột, nó sẽ bị tinh bột hấp phụ, bám vào các phân tử
beta amilozo vì tính hòa tan của chúng. Tinh bột đẩy iot vào một đường ở giữa các cuộn dây
amilozo và tạo ra sự chuyển điện tích giữa iot và tinh bột. Điều này gây ra sự thay đổi trong sự sắp
xếp của các electron và khoảng cách mức năng lượng. Các khoảng cách mới hấp thụ ánh sáng khả
kiến theo cách khác và tạo ra màu xanh lam đậm.

- Sau bước 2, nếu đun nóng ống nghiệm → màu xanh tím biến mất bởi:
o Khi đun nóng, iot bị thăng hoa. Nếu ống nghiệm được đậy lại lúc đun nóng, khi để nguội
ống nghiệm thì các hạt iot lại rơi ngược trở lại vào hồ tinh bột → màu xanh tím xuất hiện
trở lại. Nếu ống nghiệm không được đậy lại thì iot thăng hoa sẽ bay đi hết, khi để nguội sẽ
không xuất hiện lại màu xanh tím.
o Khi đun nóng nhẹ thì cấu trạng xoắn bị phá hủy, Iot thoát ra tự do trong môi trường do đó
không còn màu xanh nữa, nhưng nếu để nguội lại tái tạo dạng ban đầu của nó nên I2 lại bị
nhốt trong cấu trúc này và tạo ra màu xanh đặc trưng của nó.

You might also like