Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

Khoá: 2231
♨♨♨♨♨♨

BÁO CÁO VỀ
VĂN HOÁ
CHĂM PA TẠI
BẢO TÀNG
LỊCH SỬ VIỆT NAM

TP. HỒ CHÍ MINH – 10/2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
Khoá: 2231
♨♨♨♨♨♨

MÔN: CHỦ NGHĨA


XÃ HỘI KHOA HỌC
Lớp: 1798 - Nhóm 3
Tên thành viên:
1. Trần Lê Kim Chi - 22105521
2. Trần Thị Mỹ Tâm - 22123168
3. Trần Bảo Tịnh - 22104599
4. Nguyễn Thị Thuỷ Tiên - 22109129
5. Huỳnh Phước Trọng - 22102979
2
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Hoa Sen,
đặc biệt là cô Tô Thị Lan Hương đã truyền đạt những kiến thức quý báu
của môn Chủ nghĩa xã hội khoa học đến chúng em trong thời gian vừa
qua.

Cảm ơn cô vì đã đưa chúng em đi tham quan Bảo tàng Thành phố Hồ


Chí Minh để chúng em có thể tìm hiểu về những di tích, văn hoá của nước
mình, cụ thể là các giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thời Nguyên thuỷ đến
thời Nguyễn; những nét văn hoá của các dân tộc ở Việt Nam và 1 số nước
khác,…

Về kiến thức và từ ngữ, lý luận của chúng em còn nhiều hạn chế nên
bài báo cáo của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em
mong nhận được nhận xét, đánh giá và góp ý của cô để bài báo cáo của
chúng em hoàn thành tốt hơn.

Chúng em cảm ơn cô rất nhiều. Chúc cô có nhiều sức khoẻ và gặp


nhiều may mắn.

3
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................3

MỤC LỤC ..............................................................................................4


I. TÔN GIÁO .................................................................................................. 5
1. Phật giáo ................................................................................................................................ 5
2. Ấn Độ giáo ........................................................................................................................... 10

II. ĐIÊU KHẮC.............................................................................................. 14

III. VẬT LIỆU ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY................................................. 18

CẢM NHẬN SAU CHUYẾN ĐI .........................................................19

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................21

4
NỘI DUNG
I. TÔN GIÁO
1. Phật giáo
Tôn giáo là một vấn đề không thể không có trong một quốc gia.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo đã đóng góp tích cực vào nhiều
mặt của đời sống xã hội, trở thành truyền thống tốt đẹp của Việt Nam, kiến
tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc mang tính nhân văn sâu sắc. Cùng dòng
chảy ấy, sự du nhập và phát triển rực rỡ của Phật giáo ở vùng duyên hải
miền Trung khẳng định vai trò quan trọng của tôn giáo này với vương
quốc Champa. Phật giáo Đại thừa từng chiếm một vị trí rất quan trọng
trong đời sống văn hóa xã hội vương quốc Champa.

Champa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời
kỳ từ cuối thể kỷ thứ II đến năm 1832. Lãnh thổ thuộc khu vực từ Quảng
Bình đến Bình Thuận ngày nay. Lúc đầu vương quốc này có tên là Lâm
Ấp, từ thế kỉ thứ VII cái tên Champa mới xuất hiện. Xét văn hóa Champa
như một hệ thống văn hóa, bộ phận văn hóa tín ngưỡng chiếm một vị trí
đáng kể, trong đó không thể kể đến yếu tố Phật giáo Đại thừa tiếp thu từ
Ấn Độ đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng
của văn hóa Ấn Độ, Khmer, Java và Trung Quốc đã từng phát triển rực rỡ
với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách
Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc
biệt là các hiện vật có hình linga, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho
thấy ảnh hưởng của Ấn Độ giáo (phái Śhiva, Viṣhṇu), Phật giáo (phái Mật
Tông) là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Champa xưa.

5
Tượng Phật Đồng Dương có giá trị đặc biệt liên quan đến một giai
đoạn Phật giáo ở Champa phát triển hưng thịnh nhất, đó là thời kỳ thuộc
triều Indravarman II, còn gọi là “Vương triều Đồng Dương” hay “Vương
triều Phật giáo”.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, trong động Phong Nha có nhiều dấu
tích Phật giáo chẳng hạn như một pho tượng nhỏ bằng đất nung có chiều
cao 8cm đến 10cm được tìm thấy trong động này.

6
Tượng Lokesvara bằng đồng, thể hiện đứng, Usnisa hình chóp cao,
đỉnh bằng, phía trước thể hiện đức Phật ngồi thiền định giữa trán có tuệ
nhãn, tai dài đeo đồ trang sức chảy xuống vai.

Tượng Phật và Bồ Tác Quan Thế Âm

Nền văn hóa Champa đã tiếp nhận những nét ảnh hưởng của Phật
giáo Đại thừa Ấn Độ gồm phương diện sản phẩm văn hóa vật chất, sản
phẩm văn hóa tinh thần và sản phẩm văn hóa xã hội. Trong đó thì văn hóa
vật chất xét về các khía cạnh nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, tạo hình; văn
hóa tinh thần xét đến phương diện nhận thức, quan niệm và cuối cùng văn
hóa xã hội xét ở khía canh đời sống, sinh hoạt.

7
a) Ảnh hưởng trong văn hóa vật chất.
Tiêu biểu nhất cho kiến trúc Champa
là các khu đền tháp. Nhìn chung, các tháp
Chăm là sự hợp dung giữa stupa-tháp Phật
giáo và sikhara-đền tháp Ấn giáo.

b) Ảnh hưởng trong văn hóa tinh thần.


Champa là một xứ sở đa tôn giáo, đa tín ngưỡng, do đó có đời sống
tinh thần vô cùng phong phú. Về nhận thức tôn giáo, người Chăm có quan
niệm triết lý luân hồi, chết là bắt đầu sự sống ở kiếp sau hoặc tái sinh lên
cõi lành, đây có thể là dấu ấn ảnh hưởng từ Phật giáo. Về đặc điểm tiếp
nhận Phật giáo Đại thừa Champa, ta thấy có thể hiện yếu tố hỗn dung tín
ngưỡng trên hai phạm vi: ở phạm vi tông phải là sự hỗn dung giữa Mật
tông và Tịnh độ tông và phạm vi liên tôn giáo là Phật giáo và Shiva giáo.

Đặc điểm của văn hóa tinh thần Champa gắn với Phật giáo thời kỳ
này còn là sự gắn kết chặt chẽ tư tưởng đạo Phật với ý thức hệ thần quyền
làm cơ sở cho vương quyền. Điều này có thể thấy qua nội dung của các
văn bia.

8
c) Ảnh hưởng trong văn hóa xã hội
Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Champa còn có thể
truy về niên đại sớm hơn, vào thời kỳ ra đời của bộ Tùy thư do Ngụy
Trưng biên soạn, có những dòng như sau về tang chế tục: “Vua chết thì
bảy ngày táng, quan ba ngày, dân một ngày. Thi thể đặt trong quan tài,
trống nhạc đưa tiễn đến bên bờ nước rồi chất củi hỏa thiêu. Tro cốt được
thu nhặt, nếu của vua thì bỏ trong bình cốt vàng, đem táng giữa biển; của
quan bỏ vào bình cốt đồng, táng nơi cửa biển, của dân đựng trong bình cốt
gốm, táng nơi giữa sông, ….”. Đoạn trên cho ta thấy không chỉ việc khẳng
định người dân Champa bấy giờ đông đảo đã theo đạo Phật, mà đạo Phật
còn có vị trí quan trọng trong nếp nghĩ và nếp sống của con người nơi đây,
biểu hiện qua nghi thức tang chế.

9
2. Ấn Độ giáo
Nền văn minh Ấn Độ từng ảnh hưởng khắp khu vực Đông Nam Á,
với những công trình kiến trúc, tôn giáo hùng vĩ. Vương quốc Champa
từng ghi dấu ấn vàng son trong lịch sử, cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ
nền văn minh Ấn Độ. Điều đó dễ dàng nhận diện qua các công trình kiến
trúc tôn giáo trải khắp miền Trung ngày nay. Ấn Độ là nơi sản sinh ra rất
nhiều tôn giáo như Hindu giáo và Phật giáo. Ngoài ra còn có một số tôn
giáo khác như đạo Jain, đạo Xích.

Đồng bào Chăm có niềm tin và thờ các vị trong các Đền, Tháp và còn
được chạm nổi ở các kiến trúc cổ, đặc biệt là ở các Tháp hoặc được tạc
nguyên hình bằng các loại đá quí, đồng đen, kim loại vàng cùng với các
thần linh khác. Cùng với việc tin thờ các Thần linh, người Chăm còn có tín
ngưỡng tin thờ chung hoặc riêng ba vị thần có nguồn gốc Bà la môn giáo
Ấn Độ, đó là:

Thần Brahma là vị thần có ba mặt, bốn tay, hình ảnh của thần thường
thấy với khuôn mặt có râu rậm, đầu đội vòng hoa, mỗi tay cầm quyển kinh
Vêđa, cầm chùy, ngồi trên con thiên nga Hamsa hoặc trên bông sen hoặc
trên mình rắn.

10
Thần Brahma, là chúa tể vạn vật.

Thần Visnu là một trong các vị thần Ấn Độ có khuôn mặt người có


bốn tay cầm 4 lệnh bài tượng trưng cho bốn chất xây dựng lên vũ trụ là cái
tù và, cái vòng, cái búa và cánh hoa sen cưỡi chim thần hoặc nằm trên rắn.

Thần Vishu là thần bảo tồn.

11
Thần Shiva là một vị thần sáng tạo cũng như hủy diệt, lại sinh sôi,
phát triển, hơn nữa lại có đủ sức mạnh và quyền năng đối với thế giới này.

Thần Shiva là thần phá hoại và tạo tác.

Tượng bán thân nữ thần Devi được phát hiện năm 1911 tại làng
Hương Quế (Quảng Nam) trong một đền thờ nhỏ. Theo tài liệu của các
nhà nghiên cứu, đây là chân dung hiếm thấy của một nữ thần Ấn Độ được
“Champa hóa”. Bức tượng làm bằng đá sa thạch, có lông mày dài, cong
liền nhau, mắt to, miệng hơi nở nụ cười, tóc kết thành cuộn búi cao kiểu
hình tháp, phía trước có hình vầng trăng lưỡi liềm. Bức tượng này được
nhiều nước trên thế giới lựa chọn để trưng bày giới thiệu về nền văn hóa
Champa.

12
Tôn giáo Ấn Độ ảnh hưởng khá mạnh mẽ ở Champa từ niềm tin, tư
tưởng, tư duy về kỹ thuật, đến trang phục đời thường, dĩ nhiên cũng bị dân
gian hóa nhiều. Bên cạnh niềm tin vào các vị thần Ấn Độ, người Chăm
còn thờ phụng nhiều vị thần siêu nhiên hay những công thần khai quốc.
Việc nhân thần hóa được thờ cùng với các thần linh Ấn Độ là điều hiếm
hoi, chỉ thấy ở Champa.

Tóm lại, suốt hơn 12 thế kỷ tồn tại, Champa liên tục lấy những tôn
giáo Ấn Độ làm tôn giáo của mình. Champa không kỳ thị tôn giáo mà tiếp
thu rất nhiều giáo phái của Ấn Độ. Bao trùm lên suôt quá trình lịch sử tồn
tại của mình là sự hỗn dung của các giáo phái Ấn Độ. Văn hoá và con
người Champa tiếp nhận tất cả: Đức hiếu sinh, từ bi của phật giáo, tình
thương của Visnu giáo và cả tính hung bạo quyền lực của Siva giáo.

13
II. ĐIÊU KHẮC
Điêu khắc đá Chăm là một loại hình nghệ thuật điêu khắc của người
Chăm. Các tác phẩm điêu khắc này thường gắn liền với các công trình
kiến trúc cổ Việt Nam để tạo thành một tổng thể nghệ thuật hoàn chỉnh.
Các tác phẩm điêu khắc đá quý hiếm của người Chăm hiện được lưu giữ
tại nhiều bảo tàng ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Có hai loại hình
điêu khắc đá Chăm chính là phù điêu và tượng, đề tài là voi thần, sư tử,
chim thần Garuda, vũ nữ Apsara, thần Vishnu, thần Shiva ... Những loại
này thường thấy trong trang trí trên thân hoặc chân các Tháp Chăm.

Điêu khắc đá Chăm pa có 2 loại hình chính là phù điêu và tượng có


chủ đề về thần voi, sư tử, chim thần Garuda, vũ nữ Apxara, thần Visnu,
thần Siva.

Mặc dù ở Champa đã tiếp thu Ấn Độ giá, mà Ấn Độ giáo cho rằng tất


cả hành động của thượng đế, cũng đều biểu thị ba khuynh hướng: sáng tạo,
bảo tồn, hủy diệt, và được quy tụ thành ba đấng tối cao Brahma (thần sáng
tạo), Visnu (thần bảo vệ), thần Siva ( thần hủy diệt), được gọi là “Tâm vị
nhất linh”, nhưng qua bức phủ điêu này, chứng tỏ tín ngưỡng đa thần vẫn
còn tồn tại ở Champa.

14
Thần Indra thường được thể hiện ở tư thế ngồi ở 2 chân xếp bằng trên
một cái bệ, tay cầm một vật (có thể là lưỡi tầm sét), có một con voi đang
phủ phục, là vật cưỡi của thần.

Thần Indra
Bò Nandin là vật cưỡi của thần Shiva, thường được thể hiện dưới
dạng tượng tròn và ở tư thế nằm. Theo Ấn Độ giáo thì bò Nandin tượng
trưng cho phần dương tính của Shiva, thể hiện tính dục, sự sung mãn của
Shiva. Đồng thời,còn tượng trưng cho nền nông nghiệp.

Bò Nandin

15
Hầu hết đều được thể hiện là sư tử đực, và ở tư thế đứng hai chân.
Hình tượng sư tử phổ biến trong điêu khắc đá Chămpa, nhưng tập trung
nhiều ở trong cách Trà Kiệu (do Trà Kiệu là kinh đô đầu tiên của Chămpa
được xây dựng với tên gọi là Sinhapura-thành phố sư tử).

Có thể đây là hình tượng của những tu sĩ theo Ấn Đọ giáo hoặc cũng
có thể là tu sĩ của phái Mật Tông. Riêng tượng thể hiện người đan khấn
niệm có lẽ tu sĩ của phái Mật tông.

Hình tượng những người cầu nguyện và tu sĩ.

16
Hình tiên nữ Apsara.

Người Chăm cũng là cư dân ngông nghiệp lúa nước nên họ rất coi
trọng tín ngưỡng phồn thực, hình thức tín ngưỡng phồn thực của người
Chăm cũng như người Việt đều dựa trên quan niệm âm dương lưỡng hợp
rất rõ nét. Đối với cư dân Chăm ước vọng về sự sinh sôi nảy nở được triển
thành một tinh thần phồn thực thể hiện khắp các mặt trong đời sống như
phong tục tập quán lễ hội… Linga và Yoni được tôn thờ như 2 vị thần hai
nguyên lý khởi nguyên của vũ trụ phân biệt và hòa hợp với nhau để sinh ra
vạn vật. Nó được xem như tư tưởng chủ đạo trong văn hóa Chăm. Đồng
thời nó cũng là một nét văn hóa độc đáo trong đời sống văn hóa của họ.

Cùng với nền điêu khắc của người Khmer và người Java, nền điêu
khắc Champa là một trong ba nền điêu khắc chịu ảnh hưởng của Ấn Độ
đạt tới tầm cỡ thế giới. Tuy ảnh hưởng nhiều từ nên điêu khắc Ấn Độ, Java
và Khmer nhưng điêu khắc vẫn có những tính độc đáo riêng. Xu thế
hướng tới tượng tròn của hầu như tất cả các hình chạm khắc dưới dạng
phù điêu, trong điêu khắc Champa rất ít có khung cảnh chung mà nhấn
mạnh vào từng hình tượng, ví dụ như bức phù điêu tiên nữ Apsara đang

17
mua tìm thấy ở Trà Kiệu thể hiện bàn tay to, cánh tay cong. chính vì thế
nghệ thuật điêu khắc của Chăm pa mang tính ấn tượng nhiều hơn là thực,
tính ấn tượng có thể nói là đặc điểm quan trọng trong tạo nên vẻ đẹp độc
đáo của nghệ thuật điều khắc của Champa.

III. VẬT LIỆU ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY


Hộp sen, hộp, khay đựng đồ cúng là những vật dụng sinh hoạt thường
ngày của người dân chămpa, đa số tất cả các vật dụng làm bằng đồng và
được chạm khắc tinh xảo làm nên các kiểu dáng cầu kì, hấp dẫn và tạo nên
được dấu ấn đặc trưng ảnh hưởng của nên văn hóa và đời sống của họ.

Hộp, hộp sen và khay đựng đồ cúng.

18
Hũ, bầu rượu, đĩa, bát,...

CẢM NHẬN SAU CHUYẾN ĐI


Khi kết thúc chuyến đi tham quan bảo tàng lịch sử tại số 2 Nguyễn
Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi
chúng em đều mang trong mình những cảm xúc thật khó tả có hạnh phúc,
có hào hứng, có tự hào, … Bởi lẽ sau chuyến tham quan kết thúc chúng
em đã nhận được rất nhiều thứ, đầu tiên đó là biết thêm về nền văn hóa
phong tục xưa nguồn gốc, sự ra đời, phát triển và tồn tại đến bây giờ. Thứ
hai, cảm xúc của mỗi bạn sau khi kết thúc chuyến đều hào hứng, bởi ở đấy
có rất nhiều câu chuyện đã được kể và nhiều kĩ vật đã được lưu giữ. Vật
trưng bày trong bảo tàng rất nhiều, rất đa dạng và đặc sắc, các vật trưng

19
bày được chia theo từng khu vật có những chú thích rõ ràng cả tiếng việt,
tiếng anh rất cụ thể giúp mọi người có thể hiểu và biết được vật trang
trưng bày kể cả khách du lịch đến đây tham quan.
Các vật trưng bày ở đây, đa số đều qua sử dụng cụ thể như các tác
phẩm được dùng để trưng bày, các trang phục đã được mặc qua nhưng
chúng đều là những nét văn hóa đặc hóa đặc sắc riêng, đều phải trải qua
thời gian rất dài có thể từ rất lâu, đã được gìn giữ cẩn thận và được sử
dụng để làm đồ trưng bày. Song đó, các vật phẩm trưng bày còn là minh
chứng cho nền văn hóa lịch sử đã tồn tại từ xa xưa. Để lại dấu ấn sâu đậm
nhất đối với chúng em có lẽ về văn hóa, kiến trúc, tôn giáo, … của người
Chămpa. Qua kiến trúc cũng như nghệ thuật điêu khắc, ta thấy được sự vĩ
đại, kì công, tỉ mỉ, cẩn thận trong từng sản phẩm và cảm nhận được sự
tâm huyết, tình yêu với từng sản phẩm mà người dân đã làm ra và đặc biệt
mỗi sản phẩm làm ra đều mang trên mình những câu chuyện thần thoại,
những ý nghĩa có thể về tính giáo dục, đạo đức hay cảm xúc đặc biệt mà
người thợ muốn gửi gắm. Đồng thời, qua sự tìm hiểu chúng em có thể thấy
người dân Chămpa có sự ảnh hưởng rất nhiều từ các tín ngưỡng, tôn giáo.
Các tín ngưỡng tôn giáo đã giúp cho con người ở đây có thêm niềm tin.
Sức mạnh để vượt lên chống chọi với các yếu tố thiên nhiên giúp con
người có thể vượt qua các trận thiên tai, bão lũ, …để có thể vượt lên và
tiếp tục sống và sáng tạo. Nhưng cũng có thể thấy, bên cạnh đó các tín
ngưỡng tôn giáo đã kéo người dân phát triển chậm lại và dần trở nên lạc
hậu, tin tưởng thái quá vào tín ngưỡng tôn giáo có thể gây ra các hậu quả
có thể là trái đạo đức hay trái pháp luật. Cũng từ đây, nền văn hóa đang
dần đi xuống dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho các thế hệ sau này. Từ
đó, chúng em cảm thấy việc lưu giữ các nền văn hóa, kiến trúc, niềm tin
cho các tín ngưỡng tôn giáo rất cần thiết nhưng chúng ta cần phải biết tiếp

20
thu và có chọn lọc những điều đúng với pháp luật, đạo đức, các chuẩn mực
của xã hội. Và cần phải lưu truyền, quảng bá về các nền văn hóa lịch sử để
mọi người có thêm hiểu biết và giúp chúng không bị hao mòn hay lạc hậu
hay phát triển theo hướng xấu đi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. https://www.academia.edu/43420986
2. https://thuyruby.wordpress.com/2012/02/24
3. http://www.trungtamtongiao.vn/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-tin-
nguong-ton-giao-o-vuong-quoc-champa/865
4. http://redsvn.net/anh-huong-cua-van-minh-an-do-den-van-hoa-champa2/
5. https://www.facebook.com/Kovacevic.Vnn/photos/a.2150089938576697/2
157941447791546/?type=3
6. http://baodaknong.org.vn/di-san-truyen-thong/phu-dieu-than-brahma-
53490.html
7. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%C3%AAu_kh%E1%BA%AFc_%
C4%91%C3%A1_Ch%C4%83m_Pa Điêu khắc đá Chăm pa
8. http://www.spnttw.edu.vn/articledetail.aspx?sitepageid=656&articleid=474
3

21

You might also like