Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

M.02A.SKL.

CTĐM
HỎI BỆNH VÀ KHÁM NAM KHOA
MÃ BÀI GIẢNG: SKL4.S2.11

- Tên bài: Hỏi bệnh và khám Nam khoa


- Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sĩ Y khoa, năm thứ 3
- Số lượng: 25 sinh viên
- Thời lượng: 4 tiết (200 phút)
- Giảng viên: Nguyễn Hoài Bắc, Nguyễn Cao Thắng, Trần Văn Kiên,
Phạm Minh Quân, Đỗ Ích Định
- Địa điểm giảng: Phòng giảng SKL
- Mục tiêu học tập

1. Thực hiện được kỹ năng thăm khám vùng mu- bẹn theo bảng kiểm dậy- học

2. Thực hiện được kỹ năng thăm khám vùng dương vật – niệu đạo theo bảng kiểm dậy-
học.

3. Thực hiện được kỹ năng thăm khám vùng bìu theo bảng kiểm dạy – học.

4. Thực hiện được kỹ năng thăm khám tuyến tiền liệt và túi tinh theo bảng kiểm dạy –
học.

5. Thể hiện được sự tôn trọng người bệnh và cơ thể người bệnh qua lời nói và động
tác thăm khám.
1. Nội dung các bước trong quy trình/kĩ năng
1.1.Chào hỏi
 Chào và hỏi tên người bệnh, giới thiệu tên bác sĩ.
 Giải thích cho người bệnh mục đích, trình tự khám bệnh và đề nghị người bệnh đồng ý,
hợp tác trong quá trình thăm khám.
1.2.Chuẩn bị tư thế thăm khám
1.2.1. Tư thế người bệnh
Thăm khám người bệnh ở các tư thế đứng hoặc nằm tùy thuộc vào các bộ phận cần
thăm khám.
 Tư thế đứng với 2 tay chống hông hoặc tỳ khủy tay vào bàn khám.
 Tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng trái với hai chân duỗi thẳng hoặc gấp gối.
1.2.2. Tư thế thầy thuốc
 Bác sĩ ngồi đối diện với người bệnh khi người bệnh đứng thẳng.
 Bác sĩ đứng bên phải khi người bệnh nằm ngửa hoặc phía sau lưng khi người bệnh
nằm nghiêng trái.
1.2.3. Bộc lộ vùng khám
Hướng dẫn người bệnh cuộn áo lên trên rốn, cuộn cạp quần xuống dưới gối.
1.2. Khám vùng mu-bẹn
Quan sát
Quan sát lông mu để đánh giá quá trình dậy thì của nam giới theo các giai đoạn của
Tanner.
- P1: Chưa có lông mu (tiền dậy thì).
- P2: Xuất hiện rải rác các sợi lông tơ dài, ít sắc tố, thẳng hoặc quăn nhẹ xuất
hiện chủ yếu ở gốc dương vật.
- P3: Lông có mầu đen hơn, thô và quăn, và lác đác vài sợi lan lên chỗ tiếp
giáp của vùng mu.
- P4: Lông có tính chất giống người lớn, tuy nhiên vùng bao phủ vẫn còn hẹp
và chưa lan đến mặt trong đùi.
- P5: Lông có tính chất và số lượng giống người lớn, dạng tam giác ngược
(đỉnh ở gốc dương vật), có thể lan ra đến đùi nhưng không bao giờ lan trên
cạnh đáy của tam giác ngược.
Quan sát toàn bộ da vùng mu -bẹn để phát hiện những bất thường về mầu sắc, các
tổn thương dạng (vết loét, nốt) và các khối bất thường ở da.
Quan sát lớp mỡ trước mu để đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì.
Thao tác sờ, nắn
Dùng ba đầu ngón tay ở giữa, sờ lần lượt dọc theo nếp lằn bẹn hai bên để khám hệ
thống hạch nông và sâu của vùng bẹn.
Sờ phát hiện các khối bất thường vùng bẹn bìu như khối thoạt vị bẹn, khối thoát vị
đù, khối áp xe, khối giả phồng động mạch...
Khám các vòng bẹn nông hai bên. Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón út, đội da bìu lên để
khám vòng bẹn nông.
 Đánh giá kích thước vòng bẹn nông hai bên: Bình thường vòng bẹn nông hai bên
chỉ vừa khít đầu của ngón tay trỏ. Khi vòng bẹn nông rộng có thể đưa được cả đốt I của
ngón tay trỏ vào trong ống bẹn. Vòng bẹn nông rộng là một dấu hiệu gián tiếp để chẩn
đoán thoát vị bẹn.
 Phân biệt thoát vị bẹn trực tiếp hay gián tiếp:Trong quá trình khám, yêu cầu người
bệnh ho hoặc nín thở rồi dặn mạnh để thực hiện dấu hiệu chạm ngón. Nếu khối thoát vị
chạm mặt gan của ngón tay thì đó là thoát vị trực tiếp. Nếu khối thoát vị chạm mặt mu
ngón tay thì đó là thoát vị ben gián tiếp.

Khám vùng mu, bẹn Khám lỗ bẹn nông hai bên

1.3. Khám dương vật và niệu đạo

Quan sát
 Quan sát hình thể, màu sắc da dương vật để phát hiện các các tổn thương, các nốt,
và các khối bất thường ở dương vật.
 Quan sát bao quy đầu để đánh giá xem có thừa hay hẹp bao quy đầu hay không.
Chiều dài bao qui đầu được chia thành 5 độ:
 Độ I: bao quy đầu dưới cổ qui đầu
 Độ II: bao quy đầu che phủ ½ dưới của quy đầu
 Độ III: bao quy đầu che phủ ½ trên của qui đầu
 Độ IV: bao quy đầu che phủ toàn bộ quy đầu
 Độ V: bao quy đầu thừa nhiều
 Quan sát quy đầu và lỗ niệu đạo ngoài (miệng sáo) để phát hiện chuỗi ngọc quanh
quy đầu, các tổn thương ở qui đầu, vị trí lỗ niệu đạo trên qui đầu, tình trạng tiết
dịch qua lỗ niệu đạo và các tổn thương lỗ niệu đạo.
Thao tác sờ
Khám dương vật bằng hai tay. Một tay kéo giữ dương vật, tay còn lại nhẹ nhàng thực
hiện các thao tác sau:
 Khám phát hiện hẹp bao qui đầu: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ lộn da bao qui đầu
về phía gốc. Nếu không lộn được hoặc lộn khó khăn thì có nghĩa là bao quy đầu bị
hẹp.
 Khám phát hiện các bất thường bên trong lỗ niệu đạo ngoài: Dùng hai ngón tay vê
đi vê lại phần qui đầu quanh lỗ niệu đạo ngoài để phát hiện dịch niệu đạo, màng
ngăn niệu đạo, các khối u nhú ở lỗ niệu đạo và các nang ở lỗ niệu đạo.
 Khám phát hiện các bất thường ở thân dương vật: Dùng các ngón tay vê nhẹ nhàng
xung quanh thân dương vật từ phía gốc dương vật về qui đầu để phát hiện các khối
u và các mảng xơ cứng ở vật hang hai bên.
 Khám phát hiện dịch niệu đạo: Dùng các ngón tay vuốt dọc niệu đạo từ tầng sinh
môn tới quy đầu, sau đó kiểm tra lỗ niệu đạo xem có dịch bất thường hay không.
 Đo kích thước dương vật: Dùng thước chữ T để do chiều dài và đường kính của
dương vật:
 Đo chiều dài dương vật ở trạng thái mềm, hay trạng thái mềm kéo dãn căng hết
mức. Cách đo: Một đầu thước ép sát mặt trước xương mu, đầu còn lại đo đỉnh
cao nhất của quy đầu. Chiều dài của dương vật trạng thái mềm khi kéo dãn
tương đương với chiều dài khi cương.
 Đo đường kính của dương vật chỉ thực hiện đo ở thân và quy đầu dương vật ở
trạng thái mềm.
Dựa vào kích thước dương vật để đánh giá quá trình dậy thì ở nam giới theo 5 giai
đoạn của Tanner:
 G1: Tiền dậy thì, dương vật có kích thước và tỷ lệ giống với trẻ nhỏ
 G2: Dương vật bắt đầu tăng kích thước
 G3: Chiều dài dương vật phát triển
 G4: Dương vật phát triển cả về chiều dài và đường kính cùng với sự phát triển
của quy đầu.
 G5: Dương vật có hình thể và kích thước như người lớn. Sau giai đoạn này gần
như không có sự thay đổi về kích thước của dương vật
1.4. Khám vùng bìu

Quan sát
 Quan sát mầu sắc, nếp nhăn và các tổn thương vùng da bìu.
 Quan sát kích thước bìu hai bên, sự cân đối hai bên bìu và các khối u vùng bẹn bìu.
 Quan sát thừng tinh xem có hình ảnh “búi giun” ở bìu gợi ý dãn tĩnh mạch tinh độ
III.
Thao tác sờ: Nguyên tắc sờ khám bìu phải sờ dùng cả hai bàn tay.
Khám tinh hoàn, mào tinh hoàn bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ
 Sờ lần lượt các mặt trong, mặt ngoài, bờ trước và bờ sau. Bờ sau chính là mào tinh
hoàn, sờ kỹ từ đầu mào tinh đến đuôi mào tinh hoàn.
 Khám tinh hoàn và mào tinh hoàn nhằm xác định:
 Kích thước tinh hoàn và mào tinh hai bên bằng cách so sánh với thước Praeder.
 Mật độ tinh hoàn mềm, chắc hay cứng và các khối bất thường.
Khám thừng tinh bao gồm
 Ống dẫn tinh: Bắt đầu từ đuôi mào tinh, lần dần dần sẽ thấy ống dẫn tinh là một ống
nhỏ, lẳn chắc nằm giữa hai đầu ngón tay.
 Tĩnh mạch tinh: Khám phát hiện tĩnh mạch tinh ứ máu, dãn như đám “ruột gà” hay
“búi giun” trong bìu.
Sau khi quan sát và khám vùng bìu có thể xác định được các giai đoạn dậy thì ở
nam giới như sau:
 G1: Tiền dậy thì. Bìu và tinh hoàn có kích thước và tỷ lệ giống với trẻ nhỏ
 G2: Bìu và tinh hoàn tăng kích thước; da bìu thay đổi kết cấu và trở nên đỏ hơn,
chưa có nếp nhăn.
 G3: Bìu và tinh hoàn phát triển to hơn, da bìu sẫm hơn, hình thành nhiều nếp
nhăn ở bìu.
 G4: Bìu và tinh hoàn phát triển to ra, da bìu tăng sắc tố trở nên đậm hơn, nhiều
nếp nhăn da bìu hơn.
 G5: Bìu và tinh hoàn ở hình dạng và kích thước như người lớn. Sau giai đoạn
này gần như không có sự thay đổi về kích thước của bìu và tinh hoàn.
Thực hiện một số dấu hiệu và nghiệm pháp
 Dấu hiệu Sebileau hay còn gọi là dấu hiệu kẹp màng tinh hoàn để phát hiện tràn
dịch màng tinh hoàn. Bình thường lớp da và lớp màng tinh hoàn có thể kẹp được
giữa hai ngón tay (dấu hiệu Sebileau dương tính), khi có nước trong màng tinh hoàn
ta không thể làm được dấu hiệu này (dấu hiệu Sebileau âm tính).
 Dấu hiệu Chevassu cũng để phát hiện tràn dịch màng tinh hoàn. Bình thường ta có
thể sờ thấy mào tinh hoàn như một cái mũ chụp lên tinh hoàn (dấu hiệu Chevassu
dương tính). Khi màng tinh hoàn có dịch chúng ta không thể sờ thấy mào tinh hoàn
(dấu hiệu Chevassu âm tính).
 Dấu hiệu Prehn dùng để phân biệt giữa viêm tinh hoàn và xoắn thừng tinh trong
những giờ đầu. Thầy thuốc dùng tay nâng tinh hoàn bên tổn thương lên. Nếu bệnh
nhân đỡ đau là dấu hiệu Prehn là dương tính, có ý nghĩa là viêm tinh hoàn. Nếu
bệnh nhân thấy không đỡ đau hoặc đau tăng lên là dấu hiệu Prehn âm tính, có nghĩa
là xoắn tinh hoàn.
 Nghiệm pháp Valsalva: Hướng dẫn người bệnh thở vào sâu, nín thở, dặn nhẹ, thầy
thuốc dùng ngón tay chặn vòng bẹn nông cùng bên, sẽ nhìn thấy các búi tĩnh mạch
bìu và dọc thừng tinh dãn căng do ứ máu như hình búi ruột gà hay búi giun ở trong
bìu. Nghiệm pháp Valsava dùng để phân độ dãn tĩnh mạch tinh trên lâm sàng:
 Độ I: Dãn tĩnh mạch tinh chỉ phát hiện thấy khi làm nghiệm pháp Valsava
 Độ II: Dãn tĩnh mạch tinh phát hiện thấy khi chỉ sờ nắn thừng tinh mà không cần
thực hiện nghiệm pháp
 Độ III: Dãn tĩnh mạch tinh phát hiện thấy khi chỉ nhìn mà không cần sờ hoặc
làm nghiệm pháp Valsava
 Nghiệm pháp chiếu đèn: Chiếu đèn từ phía sau bìu và quan sát ánh sáng của đèn
qua lớp da bìu. Nghiệm pháp chiếu đèn dương tính nếu ta qua sát thấy sáng của đèn
cho thấy có lớp dịch trong ở màng tinh hoàn. Dấu hiệu chiếu đèn âm tính nếu ta
không quan sát thấy ánh sáng của đèn cho thấy tinh hoàn to hoặc có khối u đặc
trong tinh hoàn.
 Khám phản xạ bìu: Dùng que có đầu hơi nhọn, kích thích nhẹ mặt trước trong đùi.
Bình thường sẽ có phản xạ co của cơ nâng bìu (cremaster), bìu tự kéo lên. Phản xạ
cơ bìu cho thấy sự toàn vẹn của thần kinh chậu bẹn và thần kinh sinh dục đùi.

Hình ảnh khối u vùng bìu bên trái Nghiệm pháp chiếu đèn phân biệt tràn
dịch màng tinh hoàn với khối u vùng bìu

Hình ảnh dãn tĩnh mạch thừng tinh

1.5. Khám tuyến tiền liệt và túi tinh

 Tuyến tiền liệt được thăm khám qua ngả trực tràng (DRE). Thăm khám tuyến tiền liệt
qua trực tràng có thể thực hiện khi người bệnh ở một trong các tư thế sau đây:
 Người bệnh nằm nghiêng trái, sát cạnh giường, gấp gối
 Người bệnh đứng, tựa hai khuỷu tay lên giường hoặc bàn khám, quay hai mũi chân
vào trong, hai gót chân hướng ra ngoài.
 Bàn tay phải đeo găng, tẩm nhiều dầu Parafin vào ngón tay trỏ, nhẹ nhàng đưa ngón
tay qua lỗ hậu môn, vừa đưa tay vừa giao tiếp với người bệnh nhằm phân tán sự chú ý
của họ đến thao tác thăm khám.

Các tư thế khám tuyến tiền liệt qua trực tràng


 Cần đánh giá và nhận định các vấn đề sau:
 Trương lực cơ thắt hậu môn: Yêu cầu người bệnh chủ động co dãn cơ thắt hậu môn
để đánh giá trương lực cơ mạnh hay yếu.
 Đáng giá kích thước tuyến tiền liệt. Bình thường, kích thước tiền liệt tuyến vào
khoảng 4 x 4 cm theo chiều dài và chiều rộng, có dạng như củ hành với phần rộng
nằm ngay dưới cổ bàng quang và có một rãnh ở giữa. Khi thăm trực tràng, chúng ta
không cảm nhận thấy rãnh giữa của tuyến, ngón tay thăm khám không chạm đến hai
bờ bên và đáy của tuyến, điêu này cho thấy tuyết đã tăng kích thước. Tuy nhiên qua
thăm trực tràng chúng ta không thể ước lượng chính xác được trọng lượng của
tuyến.
 Đánh giá tính chất tuyến tiền liệt, mật độ chắc hay cứng, bề mặt nhẵn hay lổn nhổn,
có sờ thấy nhân hay không, ấn có đau hay không.
 Đánh giá túi tinh: Túi tinh nằm ngay dưới đáy bàng quang, trên tiền liệt tuyến. Bình
thường không sờ thấy túi tinh. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể sờ thấy
khi túi tinh to hoặc có thể ép túi tinh để lấy dịch tuyến tiền liệt.
 Massage tuyến tiền liệt để lấy dịch làm xét nghiệm nếu cần thiết.
1.6. Kết thúc thăm khám
 Cám ơn người bệnh
 Giúp người bệnh mặc lại quần áo và trở về tư thế bình thường
 Thông báo kết quả thăm khám cho người bệnh
Chú ý: Khám bẹn bìu sinh dục là một thao tác khám nhạy cảm. Vì vậy, cần có một
tác phong chuyên nghiệp, thái độ khám nghiêm túc, chuẩn mực và luôn luôn có người trợ
giúp hoặc chứng kiến trong suốt quá trình thực hiện kỹ năng khám

2. Bảng chỉ tiêu thực hành

Chỉ tiêu tối thiểu cho 1 sinh viên


T Thực hành
Tên kỹ năng Làm Làm thành
T Quan sát có GV hướng
đúng thạo
dẫn

1 Khám vùng mu- bẹn 1 1 1 1

2 Khám dương vật và niệu đạo 1 1 1 1

3 Khám vùng bìu và tinh hoàn 1 1 1 1

4 Khám tuyến tiền liệt và túi tinh 1 1 1 1


qua trực tràng

5 Sử dụng bảng kiểm để tự lượng 1 1 1 1


giá và lượng giá theo nhóm

3. BẢNG KIỂM DẠY – HỌC KỸ NĂNG KHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAM
T Các bước thực hiện Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt
T
Chào và hỏi tên người Làm quen với người Giải thích dễ hiểu. Thái
bệnh bệnh. độ tự tin. Người bệnh
Tạo sự thân thiện giữa đồng ý và hợp tác
bác sĩ với người bệnh,
1
trấn an người bệnh.
Đánh giá sơ bộ tình
trạng tri giác của
người bệnh.
Chuẩn bị tư thế người Tạo điều kiện thuận lợi + Người bệnh ở một
bệnh và người khám. cho bác sĩ khám bệnh. trong hai tư thế là đứng
hoặc nằm
2 + Thầy thuốc ngồi đối
diện hoặc đứng bên
phải hoặc sau lưng
người bệnh.
Chuẩn bị dụng cụ Để thủ thuật thực hiện Dụng cụ đầy đủ, và
3
được tốt đúng tiêu chuẩn.
Bộc lộ vùng khám Bộc lộ toàn bộ vùng Người bệnh bộc lộ
sinh dục giúp bác sĩ được vùng khám từ rối
4
thực hiện các kỹ năng đến đầu gối.
khám.
Khám vùng mu-bẹn Phát hiện các tổn Đánh giá được những
5 thương cơ quan sinh tổn thương hoặc bất
dục ngoài. thường vùng mu- bẹn
Khám dương vật, niệu Phát hiện các tổn Đánh giá được những
đạo. thương dương vật và tổn thương hoặc bất
niệu đạo. thường ở bao qui đầu,
qui đầu, lỗ niệu đạo và
dương vật
Khám bìu Phát hiện các tổn Đánh giá được các bất
6 thương vùng bìu thường ở da bìu và các
khối u vùng bìu
Sờ nắn tinh hoàn, mào Phát hiện các tổn Đánh giá được các tổn
7 tinh hoàn thương tinh hoàn, mào thường của tinh hoàn,
tinh hoàn mào tinh hoàn
Sờ nắn thừng tinh Phát hiện các tổn Đánh giá được các tổn
8
thương ở thừng tinh thường của thừng tinh
Khám tiền liệt tuyến, Phát hiện các tổn Đánh giá được các tổn
9 túi tinh thương tiền liệt tuyến, thường tiền liệt tuyến,
túi tinh túi tinh.
Thông báo kết thúc kỹ Thể hiện sự tôn trọng Người bệnh hài lòng.
10 năng. Chào, cảm ơn người bệnh.
người bệnh

4. BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ KỸ NĂNG KHÁM CƠ QUAN SINH DỤC NAM.
T Thang điểm
Các bước thực hiện
T 0 1 2 3
Chào và hỏi tên người bệnh. Giới thiệu tên bác sĩ,
1 giải thích mục đích thực hiện kỹ năng. Đề nghị người
bệnh đồng ý, hợp tác.
Chuẩn bị tư thế khám bệnh và chuẩn bị dụng cụ
2
khám bệnh
3 Bộc lộ vùng khám
4 Khám vùng mu-bẹn
5 Khám dương vật, niệu đạo.
6 Khám bìu
7 Sờ nắn tinh hoàn, mào tinh hoàn
8 Sờ nắn thừng tinh
9 Khám tiền liệt tuyến, túi tinh
Thông báo kết thúc kỹ năng. Chào, cảm ơn người
10
bệnh
Tổng điểm tối đa của bảng kiểm: 30
Quy định:
Không làm = 0 Làm được nhưng chưa thành thạo = 2
điểm điểm
Làm sai, làm không đầy đủ = 1 Làm tốt, thành thạo =
điểm 3 điểm
Quy đổi sang thang điểm 10
0 điểm = 4 - 6 điểm = 10 - 12 điểm = 16 - 18 điểm = 22 - 24 điểm =
0 2 4 6 8
1 - 3 điểm = 7 - 9 điểm = 13 - 15 điểm = 19 - 21 điểm = 25- 27 điểm =
1 3 5 7 9
28- 30 điểm =
10
Điểm kỹ năng của sinh viên: /10
5. Mô hình, dụng cụ cần chuẩn bị tại phòng SKL

Tên mô hình, dụng cụ Số lượng Ghi chú

Giường khám 1 cái

Ghế Bác sĩ ngồi 1 cái

Xe dụng cụ 1 cái

Thước dây 1 cái

Thước chữ T 1 cái

Thước đo Prader 1 cái


Đèn pin 1 cái

Găng tay khám 1 đôi

Dầu parafin 1 cái

Bát đựng dầu parafin 1 cái

Khay quả đậu 1 cái

Mô hình chậu hông nam 1 cái

Mô hình cơ quan sinh dục ngoài 1cái


nam giới

Mô hình người bệnh nam có thể 1bộ


xoay và dạng chân được để thăm
trực tràng

Mô hình kích thước tuyến tiền liệt 1cái

Đèn gù 1 cái

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt


1. Bài giảng Khám bụng, Kỹ năng Y khoa cơ bản, Nhà xuất bản y học, 2009, trang 124 –
133.
2. Bài giảng Kỹ năng Y Khoa, Nhà xuất bản y học, 2014, trang 138-139

Tài liệu tiếng Anh


1. Meng MV, Tanagho EA. Physical examinations of the genital urinary tract. In Smith’s
General urology. McGraw Hill, New York, 2008, 39 – 45.

You might also like