NHÓM 10 - NHẬP MÔN TLH CA 2 bản word

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Chương 4: Đời sống tình cảm

1. Định nghĩa:
o Thuật ngữ xúc cảm, tình cảm có gốc La tinh là ‘’Morever’’, nghĩa là sự cử
động, rung động. Điều đặc biệt là tình cảm, xúc cảm phản ánh sự vật hiện
tượng xung quanh dưới dạng rung động phải trải nghiệm trong bản thân
mỗi chủ thể.
o Những tình cảm, xúc cảm xuất hiện khi nhu cầu của con người được thoả
mãn hoặc không thoả mãn:
 Được thoả mãn nhu cầu → là xúc cảm, tình cảm dương tính ( có thể
là tích cực )
 Không thoả mãn nhu cầu → là xúc cảm, tình cảm âm tính (có thể là
tiêu cực)
2. Phân biệt:
o Xúc cảm là thái độ và những rung động của một con người đối với một người
khác, hoặc một sự kiện, hiện tượng nào đó bất kỳ trong cuộc sống. Tuy nhiên,
không có khái niệm nào có thể định nghĩa xúc cảm một cách chính xác, bởi
xúc cảm là một phạm trù rất đa dạng và xúc cảm được thể hiện dưới nhiều
dạng khác nhau. Xúc cảm mang tính nhất thời và không ổn định, có thể
được thể hiện chủ yếu dưới hai dạng là yêu và ghét.
o Tình cảm là những thái độ cảm xúc của một người đối với một người nào đó,
nó mang tính chất ổn định hơn xúc cảm vì tình càm sẽ không diễn ra ngay tức
thời mà phải trải qua một quá trình nhất định.
o Ví dụ:
3. Đặc điểm của tình cảm:

 Tính nhận thức:


 Trong tình cảm chủ thể nhận thức được nguyên nhân, nguồn
gốc cũng như mức độ tình cảm của mình. Chúng ta có thể nhìn
thấy đặc điểm này khi chúng ta yêu thích một thứ gì đó, ví dụ
bạn thích một nghệ sĩ nào đó là vì tài năng của họ, vì vẻ ngoài
hay tính cách đó là đặc điểm nhận thức của tình cảm.
 Tính chân thật:
 Tình cảm mang tính chân thật, nó phản ánh chính xác nội tâm
con người, phản ánh được nhu cầu của con người, thứ bậc
hay mức độ quan trọng của nhu cầu ấy.
 VD: chủ thể tự nhủ rằng nếu sự việc ấy xảy ra sẽ tức giận ghê
sớm, sẽ ghen tuông nhưng khi xảy ra thì lại hoàn toàn dửng
dưng không chút rung cảm, điều đó giúp chủ thể nhận ra được
điều gì thật sự quan trọng với mình
 Tính xã hội:
 Tình cảm có tính xã hội và chỉ có ở con người được hình
thành trong môi trường xã hội. Những tình cảm đạo đức,
thẩm mỹ, trí tuệ như óc hoài nghi khoa học, lòng tự trọng, yêu
cái đẹp chỉ hình thành và phát triển trong quá trình con người
hoạt động, học tập hay vui chơi cùng nhau.
 Tính khái quát:
 Tình cảm được khái quát và động hình hoá từ nhiều xúc cảm.
 VD: niềm vui mỗi khi được một người bạn trong lớp, đồng cảm
khi chia sẻ hoàn cảnh với người ấy, biết ơn khi được bạn giúp
đỡ, những xúc cảm này khi được diễn ra thường xuyên sẽ khái
quát lên thành tình bạn.
 Chính nhờ đặc điểm tính khái quát này mà tình cảm được
xếp vào thứ bậc cao hơn xúc cảm.
 Tính ổn định:
 Nếu xúc cảm là nhất thời, có tính tình huống, thì tình cảm là
những thái độ ổn định của con người đối với hiện thực xung
quanh và đối với bản thân. Chính vì vậy mà tình cảm là một
thuộc tính tâm lý, một đặc trưng quan trọng của nhân cách
con người.
 VD: tình cảm cha con thể hiện qua sự quan tâm chăm sóc con
cái không chỉ lúc chúng bệnh mà từ những việc nhỏ như ăn
uống, học hành, đi lại, tự hào khi con mình đạt được thành
tích nào đó hoặc được ngừoi khác khen ngợi, buồn bã khi
chúng cãi lời, tức giận khi chúng làm điều sai.
 Tính đối cực:
 Trong tình cảm xuất hiện những xúc cảm trái ngược nhau ở
cùng một tình huống. Trong một số hoàn cảnh nhất định, nhu
cầu đó có thể được thỏa mãn hoặc không → do đó tình cảm
của con người được phát triển và mang tính đối cực: yêu ghét;
vui – buồn; tích cực – tiêu cực,…
 VD: như khi đạt được điểm cao rất vui vì thoả mãn nhu cầu
thành đạt của chính mình, thể hiện mình nhưng có thể kèm
nỗi buồn vì bạn mình không được như thế.
2. Quy luật:
 Quy luật di chuyển:
 Xúc cảm, tình cảm có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối
tượng khác.
 VD: quy luật này rất dễ thấy trong cuộc sống hàng ngày như
ông bà ta có câu “giận cá chém thớt” là để nói về quy này

⇒ Do đó quy luật di chuyển khiến xúc cảm, tình cảm của con
người tràn lan không biên giới nếu thiếu sự kiểm soát.

 Quy luật thích ứng:


 Trong đời sống tình cảm, nếu một xúc cảm hay tình cảm nào
đó lặp đi lặp lại nhiều lần một cách không thay đổi sẽ bị suy
yếu đi, bị lắng xuống. ⇒ Đây chính là hiện tượng “chai sạn” xúc
cảm, tình cảm vẫn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
 VD: tục ngữ Việt Nam có câu ‘’gần thường xa thương’’ là để
nói về mức độ tình cảm mà con người dành cho nhau. Như
chúng ta cũng có thể nhìn nhận rằng bản thân rất dễ nổi nóng
với người nhà, người thân nhưng lại vô cùng niềm nở khi có
thể gặp những người bạn ở xa cũng là một biểu hiện của quy
luật thích ứng.
 Quy luật lây lan:
 Xúc cảm, tình cảm về một sự vật hiện tượng nào đó từ chủ thể
này có thể lan truyền sang chủ thể khác, như hiện tượng vui
lây, buồn lây. ⇒ Nhờ có quy luật lây lan, con người mới có thể
thông cảm, đồng cảm với nhau.
 Chính sự lây lan xúc cảm, tình cảm đã tạo nên những hiện
tượng tâm lý xã hội như bầu không khí tâm lý, tâm trạng xã
hội. Và điều này rất dễ để nhìn thấy trong các đại nhạc hội, có
thể bình thường chúng ta sẽ không thường xuyên nhảy nhót
hay hát hò nhưng với bầu không khí đặc biệt thì bản thân sẽ có
hứng thú hòa theo nhịp điệu của đám đông để cùng nhảy cùng
hát theo một ca khúc nào đó trên sân khấu.
 Quy luật cảm ứng:
 Là sự tác động qua lại giữa xúc cảm, tình cảm đối cực như
tích cực và tiêu cực hay vui và buồn trong cùng một loại tình
huống. ⇒ làm yếu đi hoặc mạnh hơn 1 xúc cảm, tình cảm khác
khi xảy ra đồng thời.
 VD: một bà mẹ đang rất vui, hài lòng vì được khen thưởng thì
khi nghe tin đứa con bị điểm thấp trong lớp, có thể nỗi buồn
nhẹ hơn nhiều so với nghe tin đó trong trường hợp không
được khen thưởng.
 Quy luật pha trộn:
 Quy luật pha trộn tình cảm diễn ra khi cảm xúc khác nhau kết
hợp lại và tạo thành tình cảm mới. Là sự pha trộn giữa 2 hay
nhiều cảm xúc đối cực với nhau cùng 1 lúc. ⇒ Quy luật pha
trộn cho thấy rõ tính chất phức tạp, mâu thuẫn trong đời sống
của con người
 VD: sự tức giận trong tình cảm mẹ con của người mẹ với con
mình chính là sự pha trộn của yêu thương với lo lắng, hay vì có
sự mong đợi nên mới có sự hờn dỗi trong tình yêu nam nữ.
3. Quy luật hình thành và vai trò:
 Quy luật hình thành:
 Tình cảm được hình thành trên cơ sở khái quát hóa, động
hình hóa, tổng hợp hóa các xúc cảm cùng loại. ⇒ Quy luật
hình thành tình cảm là một phần của quá trình tâm lý và xã
hội phức tạp và hiểu rõ nó có thể giúp chúng ta tăng cường
khả năng tương tác và quản lý mối quan hệ
 Vai trò: tình cảm mang rất nhiều vai trò trong toàn bộ quá trình sinh
sống của con người, nhưng chúng ta có thể điểm qua một vài vai trò
như:
 Với nhận thức: là động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm
tòi chân lý, ngược lại nhận thức là cơ sở, là cái “lý” cho tình
cảm => lý và tình là hai mặt của vấn đề nhân sinh quan thống
nhất của con người.
 Với hoạt động: tình cảm nảy sinh và biểu tượng cho hoạt
động, đồng thời đó cũng là động lực thúc đẩy con người.
 Với đời sống: có vai trò to lớn, vì không có tình cảm thì con
người không thể tồn tại và thiếu đi tình cảm thì hoạt động
cuộc sống không thể bình thường.
 Với công tác giáo dục: vừa là điều kiện, vừa là nội dung, đồng
thời cũng là nội dung, mục đích của giáo dục.

Chương 5: Ý chí
1. Định nghĩa:
o Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở mặt năng lực thực hiện hành
động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nổ lực khắc phục khó khăn → một phẩm
chất tâm lí của cá nhân, một thuộc tính tâm lí của nhân cách. Đồng thời là
một sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua từng mục đích của hành
động
o Ý chí không có sẵn mà nó hình thành một cách tự giác do các điều kiện của
môi trường bên ngoài ( thường xảy ra trong quá trình lao động, đòi hỏi con
người phải có phẩm chất ý chí nhất định)
o Đây là hình thức tâm lí điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con người, cho
phép họ vượt qua mọi trở ngại từ yếu tố không gian hay tgian để đạt kết quả.
Và ý chí của con người được kết hợp từ mặt hành động của trí tuệ và tình
cảm đạo đức nhưng cũng có thể biến đổi tùy theo những điều kiện từ xã hội -
lịch sử hay điều kiện vật chất của đời sống xã hội (xu hướng của ý chí khác
nhau trong từng thời đại khác nhau)
2. Các phẩm chất của ý chí:
o tính mục đích: là khả năng đặt ra mục đích và điều kiển hành động của mình
phục tùng cho các mục đích đã xác định
 Đây là một phẩm chất quan trọng, phụ thuộc vào thế giới quan và
những nguyên tắc đạo đức của người đó → qua đó chủ thể xem xét
mục đích không dựa vào góc độ hình thức mà ở mặt nội dung.
o tính tự chủ: là khả năng làm chủ bản thân, kiểm soát, kiềm chế những hành
vì, cảm xúc không cần thiết
o tính độc lập: là năng lực tự đưa ra quyết định và thực hiện hành động đã dự
định ,mà không chịu ảnh hưởng của người khác
 Tính độc lập của ý chí không giống sự bướng bỉnh, hay phục tùng ý
nghĩ của người khác ⇒ mà là đặt niềm tin vào chính mình, lấy lời
khuyên của mọi người xung quanh làm tham khảo và độc lập đưa ra
quyết định của bản thân thay vì nghe thep hoàn toàn hoặc bảo thủ
không tiếp thu ý kiến bên
o tính kiên trì: là khả năng theo đuổi mục đích lâu dài, dù nhiều khó khăn, trở
ngại cũng không lùi bước, bỏ cuộc
 Tính kiên trì được coi như khả năng kiểm soát → giúp chúng ta chiến
thắng với những thúc đẩy không mong muốn, không lành mạnh, làm
chủ cảm xúc vào đúng lúc
o tính quyết đoán: là khả năng đưa ra quyết định kịp thời, dứt khoát mà ko có
sự do dự, giao động không cần thiết
 Tính quyết đoán này không phải là sự không hành động thiếu suy nghĩ
mà thay vào đó là hành động phải có căn cứ và cân nhắc ở mọi mặt →
và chúng ta có niềm tin vào sự thành công, kết quả đạt được, sự đúng
đắn của bản thân
 Điều này biểu hiện ở việc dũng cảm, hành động dứt khoát vd: muốn
cua crush thì phải dứt khoát thể hiện tình cảm, không mập mờ, dây
dưa thì crush mới đổ.
3. Mối quan hệ của ý chí và các đặc điểm khác:
o Ý chí không phải là thuộc tính tách rời của con người mà nó liên kết chặt chẽ
với các mặt, các chức năng khác nhau của tâm lí:
 Đối với tình cảm:
 Ý chí có quan hệ mật thiết, ý chí là mặt hoạt động của tình
cảm
 Tình cảm thực hiện vai trò kích thích hành động nhưng cũng
chịu sự chi phối của ý chí (trên thực tế con người thường có
hành động trái ngược với tình cảm. vd: đấu tranh với những sự
mất mát, nỗi buồn,… tự chi phối não bộ suy nghĩ khác với
những gì cảm nhận)
4. Hành động ý chí:
o Hành động ý chí phải có chủ tâm, đòi hỏi sự nổ lực khắc phục khó khăn, thực
hiện đến cùng mục đích đề ra.
o Đặc điểm: để hình thành hành động ý chí chúng ta cần
 Có mục đích: trước khi hành động phải chủ thể phải nhận thức được
mục đích → ý chí giúp đạt được mục đích đó.
 Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp hoạt động: biết dùng những
công cụ có sẵn và sáng tạo công cụ để hỗ trợ bản thân, lựa chọn biện
pháp hành động sao cho hiệu quả
 Có sự nổ lực khắc phục khó khăn: theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh
những tiến độ. Thể hiện trong hành động kìm hãm, tăng giảm cường
độ của hành động hay chuyển từ trạng thái hành động này sang trạng
thái hành động khác.
o Phân loại:
 Hành động ý chí đơn giản: là hành động có mục đích rõ ràng
 Hành động ý chí cấp bách: xảy ra trong thời gian ngắn, đòi hỏi sự nổ
lực, sự quyết tâm chớp nhoáng để đạt được mục đích.
 Hành động ý chí phức tạp: hành động này ****thể hiện tất cả các đặc
điểm của hành động ý chí đã được đề cập ở phần trước.
o Các giai đoạn của một hành động:
 Chuẩn bị:
 Đấu tranh động cơ
 Lập kế hoạch và cách thức hoạt động
 Quyết định hành động
 Nhu cầu là yếu tố chính với nhiều mức độ khác nhau:
 Mức độ thấp: mục đích hay nhu cầu ****chưa được rõ
ràng
 Mức độ cao: chủ thể đã xác định được đối tượng, mục
tiêu nhưng chưa xác định được phương thức thực hiện
 Mức độ ý định: xác định đầy đủ được đối tượng, mục
tiêu và cả phương thức thực hiện cũng như phương
tiện.
 Thực hiện: đây là quá trình đòi hỏi sự nổ lực cao đi kèm với ý chí
 Có 2 hình thức hành động : bao gồm bên trong - bên ngoài.
Chúng ta tùy vào hoàn cảnh mà thực hiện cái cần thiết trước
→ để đạt thõa mãn và hướng về hành động mới
 Kết quả
 Sau quá trình thực hiện cần phải đánh giá kết quả sau cả quá
trình
 Tiếp theo phải đối chiếu với mục đích đã định và thường sẽ
đạt được 2 trạng thái: tốt - xấu
 Đánh giá có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong hoạt động của con
người → từ đó trở thành động cơ kích thích cho hoạt động
tiếp theo

⇒ Thông qua các giai đoạn nhân cách của con người được bộ lộ rõ ràng.

5. Hành động tự động hóa:


o Là một hành động có ý thức, có ý chí nhưng do được lặp đi lặp lại hay do
luyện tập mà về sau sẽ trở thành những hành động tự động→ hành động
được coi là tự động hóa khi không cần có sự kiểm soát trực tiếp của ý thức
mà vẫn thực hiện có kết quả.
 Ví dụ: các phi hành gia sau khi quay trở về trái đất sẽ thường xuyên
thả rơi các đồ vật vì họ đã quên mất sự tồn tại của trọng lực sau khi ở
trong môi trường lơ lửng ngoài vũ trụ quá lâu. Và hành động thả trôi
đồ vật được coi là đã trở thành hành động tự động hóa.
o Hành động tự động hóa có vai trò quan trọng → vì thiếu nó con người sẽ
không có một hành động nào. Tuy nhiên không có nghĩa toàn bộ hoạt động
đều cần ý chí mà còn phải phối hợp với nhiều hành động khác nhau.
o Có hai loại đó là kỉ xảo-thói quen:

o Quy luật hình thành kỹ xảo:


 Quy luật tiến bộ không đồng đều
 Quy luật đỉnh của phương pháp luyện tập
 Quy luật tác động qua lại
 Quy luật dập tắt kỹ xảo
Bảng đánh giá thành viên:
Tên Công việc cụ thể Phần trăm
hoàn thành
1. Lê Quỳnh Nhi Soạn ppt thuyết trình 95/100
Mssv: 2373104010166
2. Trần Ngọc Uyên Soạn bản word chương 5 100/100
Mssv: 2373104010288
3. Nguyễn Thị Mỹ Anh Soạn bản word chương 4 100/100
Mssv: 2373104010010
4. Lý Tuấn Đức Thuyết trình chương 5 90/100
Mssv: 2373104010044
5. Lý Trần Mỹ Mỹ Thuyết trình chương 4 95/100
Mssv: 2373104010356

You might also like