Độc Chất Học - Chương 5 - Các Chất Hữu Cơ - 240611 - 074837

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 57

CHƯƠNG 5

CHẤT HỮU CƠ PHÂN LẬP BẰNG


PHƯƠNG PHÁP CẤT KÉO HƠI NƯỚC

TS. Võ Hồng Trung


Bộ môn Hóa sinh – Độc chất
HYDROGEN CYANID HCN

(ACID HYDROCYANIC, ACID CYANHYDRIC,


ACID PRUSSIC) & DẪN XUẤT CYANID
ĐẠI CƯƠNG
Nguồn gốc cyanid
• Chủ yếu từ các nguồn nhân tạo trong môi
trường, một phần từ đốt sinh khối, núi lửa và
các quá trình sinh hóa tự nhiên từ thực vật bậc
cao, vi khuẩn và nấm
• Hydrogen cyanid (HCN) là chất khí được tạo
thành dễ dàng do sự phối hợp giữa acid và các
muối cyanid
Nguồn gốc
Công nghiệp
• Ngành mạ kim loại (nhằm nâng cao độ bền, tính
dẫn điện, và/hoặc dẫn điện của kim loại rắn), sx
chất dẻo, thủy tinh, luyện quặng.
• dd rửa hình, chất đánh bóng bạc và kim loại,
keo dán sắt ... do khả năng tạo thành phức hợp ổn
định với nhiều kim loại (KCN, NaCN)
• Sản phẩm phụ của sự đốt cháy plastic, gỗ, len,
các sản phẩm tổng hợp khác....
• Nông nghiệp: thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt
chuột, côn trùng (etyl thiocyanat, metyl
thiocyanat)
Y học
• Thuốc kháng ung thư Laetrile (Amygdalin, 1803)
• Thuốc dãn mạch, trị cao huyết áp
Natrinitroprusside
• Hg(CN)2 dùng làm thuốc trị giang mai.
Chiến tranh: Chất độc hóa học (Zyklon), thuốc
khai hoang (CaCN2).
Tự nhiên: Amygdalin và các cyanogenic
glycoside khác được tìm thấy trong hạt thực vật
(hạnh nhân đắng, mơ, mận...) lá anh đào, khoai mì
(linamarin), măng tre, nấm độc ...
Tổng hợp hóa học
Hóa phân tích
Thực vật có chứa Cyanid
Quả Hạnh
250 mg CN/100g

• Cây sắn • Cherry hoang dại


• 140-370 mg CN/ 100 g
• 104 mg CN/ 100 g
Tính chất
• HCN là chất lỏng dễ bay hơi, không màu, rất
độc
• Dung dịch của HCN là acid hydrocyanic, acid
cyanhydric, acid prussic
• Có vị đắng, nóng, mùi hạnh nhân đắng
• Rất dễ tan trong nước, cồn
• Là chất độc cực mạnh, hấp thu tốt qua nhiều
đường như da, màng nhầy, hệ tiêu hóa và hô
hấp
Cơ chế gây độc
• Ức chế enzyme cytocrom
oxydase, ngăn sự vận chuyển
điện tử trong chuổi hô hấp tế
bào
• Cyanid tạo phức với hem của
cytocrom, ngăn cản sự kết
hợp oxy với hem
• Tổ chức tế bào bị hủy hoại do
không sử dụng được oxy của
máu
• Trung tâm hô hấp ở hành tủy bị
giảm oxy nhiều nhất nên ngừng
thở là nguyên nhân chủ yếu gây
tử vong
Liều độc
Đường hô hấp (HCN)
• Liều độc: 50 ppm (0,05 mg/L không khí)
>150 ppm (0,15mg/L không khí) có
thể gây tử vong
• Gây chết ngay ở nồng độ 300 ppm (0,3mg/L
không khí)
• Giới hạn cho phép trong không khí nơi làm
việc : 4,7 ppm (5mg/m3)
Qua đường tiêu hóa (Cyanid)
Liều gây chết : 1,5mg/kg thể trọng
NGUYÊN NHÂN GÂY NGỘ ĐỘC
• Do tự sát hay đầu độc: (bằng HCN hay
cyanid) gây chết rất nhanh và hữu hiệu.
• Do tai biến
– Môi trường bị nhiễm độc khi sử dụng HCN và dẫn
xuất để diệt côn trùng, diệt chuột..
– Ăn phải hạt, ngũ cốc có HCN như hạt hạnh nhân,
khoai mì, măng tre, nấm độc.
– Tiêm truyền nitroprussiat nhanh
• Do nghề nghiệp
Công nhân làm việc ở nơi có nồng độ HCN cao mà
không có phương tiện bảo hộ.
TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC
 Ngộ độc cấp
• Tiết nước bọt nhiều, hơi thở có mùi hạnh nhân
đắng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn
mửa, hồi hộp, khó thở, tăng nhịp tim, hạ huyết
áp
• Trung tâm hành tủy bị liệt, ngất, cứng gáy, co
giật, lú lẫn hôn mê, trụy tim mạch, ngừng thở.
• Sau 1- 2 phút, tim ngừng đập và chết rất nhanh
 Ngộ độc bán cấp
• Chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa, kích động,
bồn chồn, lo lắng nhưng vẫn tỉnh táo. Sau đó
xuất hiện các triệu chứng rối loạn thần kinh, co
giật, dãn đồng tử, cứng hàm, ngạt thở, hạ huyết
áp, tim đập chậm, hô hấp chậm, mặt tái xám
(hội chứng cyanose), chân tay lạnh và chết sau
30 phút
• Di chứng: tổn thương tim và thần kinh
 Ngộ độc trường diễn
Thường xuyên bị đau đầu, nôn, chóng mặt.
ĐIỀU TRỊ
Điều trị không chuyên biệt
 Ngộ độc qua đường hô hấp
• Đưa khỏi môi trường nhiễm độc.
• Hô hấp nhân tạo, thở oxygen 100% hay hỗn hợp
carbogen.
• Trợ tim (cafein, camphor, niketamid..)
• Điều trị triệu chứng: hôn mê, hạ huyết áp, co giật…
 Ngộ độc qua đường tiêu hóa
• Gây nôn .
• Rửa dạ dày, uống thêm than hoạt và thuốc tẩy xổ nhẹ
 Ngộ độc qua đường da
Cởi bỏ quần áo, rửa vùng da bị nhiễm độc với nhiều
nước và xà bông.
Điều trị chuyên biệt
Bộ KIT antidote của Cyanid
• Ống hít chứa amyl nitrit (0,3mL)
• Natri nitrit (IV) 300mg/10mL
Cơ chế
– Hợp chất nitrit oxh sắt của HEM (Fe2+ → Fe3+) tạo
MetHb
– MetHb + cyanid → MetHb cyanid (cyanoMetHb),
giải phóng cyanid ra khỏi cytocrom oxydase
• Natrithiosulfat: (Tiêm IV 5mL dung dịch 25%)
Cơ chế: Thúc đẩy sự biến đổi cyanid (CN-)
thành thiocyanat (SCN-) không độc và đào thải dễ
dàng qua thận.
 CYANOKIT (Hydroxocobalamin) IV
• Vit B12a (Hydroxocobalamin) + cyanid →
cyanocobalamin(vit B12) đào thải qua nước
tiểu.
• 4-Dimethyl aminophenol (Germany)
– Tác động nhanh và độc tính thấp hơn nitrit
– Liều dùng: 3mg/kg
KIỂM NGHIỆM
 Định tính
• Phản ứng Grignard
– HCN + acid picric môi trường kiềm →
Isopurpurin có màu vàng cam
– Nhạy, đặc hiệu, phát hiện HCN trong không khí
• Phản ứng xanh phổ
Trong môi trường kiềm, cyanid phản ứng với
Fe2+ tạo phức ferriferrocyanid có màu xanh phổ
Fe4[Fe(CN)6]3
 Định lượng
• Đo quang
– Phương pháp tạo phức xanh phổ
– Phương pháp tạo màu với thuốc thử 1-p-
nitrobezaldehyd/o-dinitrobenzen: rất nhạy và đặc
hiệu.
• Điện cực chọn lọc ion: nhạy và chính xác cao
nhưng cần trang thiết bị chuyên biệt
ETHANOL (CỒN ETYLIC)
C2H5OH
• Có trong các loại rượu
thường dùng trong
sinh hoạt xã hội
• Là một dung môi rất
phổ biến được dùng
trong các phòng thí
nghiệm
Tính chất
• Chất lỏng không màu, mùi
nồng, vị cay
• Khối lượng riêng là 0,7943g (ở
15oC); nhiệt độ sôi 80,26 oC
• Tan trong nước với bất kỳ tỷ lệ
nào
• Khi đốt cháy ngoài không khí
tạo CO2 và H2O
DƯỢC ĐỘNG HỌC
• Hấp thu nhanh. Cmax: 30-120 phút.
• Phân phối tốt vào dịch cơ thể (V phân phối 0,5-0,7
lít/kg)
• Chuyển hóa:
– Etanol bị oxy hóa thành acetaldehyd nhờ 3 enzym:
alcohol dehydrogenase (ADH) (chủ yếu ở gan và là
con đường chuyển hóa chính), catalase (chủ yếu ở
não) và CYP450 (CYP2E1) (ở đường tiêu hóa, miệng).
– acetaldehyd biến đổi thành acid acetic/acetat (enzym
acetaldehyd dehydrogenase (ALDH)) → chuyển hóa
thành acetyl CoA vào chu trình Krebs tạo CO2 và H2O
Trong phản ứng [O] etanol, các men vận chuyển hydro
(có vit B1, vit PP . Adenin ..) được sử dụng tích cực
và tiêu hao nặng viêm đa dây thần kinh do nghiện rượu.
Chuyển hóa Ethanol
Cơ chế tác động
• Ức chế hệ TKTW
do sự kết hợp trực
tiếp với thụ thể acid
γ-aminobutyric
(GABA) trong hệ
TKTW gây an thần
• Là chất đối kháng
với N-methyl-D-
aspartat gluctamat
• Tác động trực tiếp lên
cơ tim và mô gan
• Tác dụng hạ đường
huyết do ức chế
enzyme tạo glucose 
dự trữ glycogen giảm
mạnh
• Gây tổn thương hệ tiêu
hóa và hệ thần kinh,
rối loạn dinh dưỡng và
chuyển hóa
TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC
 Ngộ độc cấp
• Liều thấp
– Sảng khoái, kích động, thực chất là buông lỏng những
ức chế sẵn có (mất điều hòa vận động)
– Ba hoa, tăng cường khả năng bắp thịt, không chủ động
được các động tác
– Rung giật nhãn cầu, giảm phản xạ và khả năng giữ thăng
bằng
– Mất sự ức chế, dữ dằn và hiếu chiến.
– Nôn mửa.
– Có thể bị hạ đường huyết, đặc biệt ở trẻ em và
người giảm dự trữ glycogen.
Giai đoạn này thường kéo dài từ 2-3 giờ (say rượu).
Sau đó sẽ hết nếu không uống thêm nữa (giả rượu)
• Liều cao
– Mất trí khôn, phối hợp động tác kém.
– Huyết áp và thân nhiệt giảm, mạch chậm, tê liệt, mất
phản xạ ..
Ngộ độc mãn
Nghiện rượu: gây các biến chứng nặng
• Viêm gan, xơ gan
• Viêm dạ dày xuất huyết, viêm thực quản, viêm
hành tá tràng, viêm tụy
• Tổn thương tim
• Tổn thương hệ thần kinh, viêm đa dây thần kinh: rối
loạn dinh dưỡng do thiếu vitamin B1
ÐIỀU TRỊ
Ngộ độc cấp: Chủ yếu là điều trị hỗ trợ
• Hô hấp nhân tạo hay đặt ống nội khí quản nếu cần
để tăng thải ruợu qua đuờng hô hấp và ngăn ngừa
biến chứng suy hô hấp.
• Gây nôn, rửa dạ dày
• Truyền dung dịch glucose ưu trương để chống hạ
đường huyết.
• Ðiều trị hôn mê hay co giật nếu có
• Thẩm phân máu (khi nồng độ etanol > 400 mg%
hay khi có nhiễm acid chuyển hóa)
• Ngộ độc nhẹ: để bệnh nhân ngủ ở chổ thoáng và
yên tinh. Bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh chóng
KIỂM NGHIỆM
Định tính: Phân lập mẫu thử bằng cách cất, xác
định cồn etylic
• Phản ứng tạo iodoform
Trong môi trường kiềm, iod oxy hóa cồn etylic thành
acetaldehyd, sau đó thành dẫn xuất Triiodo acetaldehyd.
Chất này phân hủy tạo iodoform có mùi đặc biệt
2NaOH + I2  NaI + NaIO + H2O
C2H5OH + NaIO  CH3-CHO + NaI + H2O
CH3CHO + 3I2  CI3CHO + 3HI
CI3CHO + NaOH  CHI3 + HCOONa
• Phản ứng ester hóa: thành acetat etyl, Benzoat
etyl có mùi đặc biệt
Định lượng
• Ðịnh lượng cồn etylic trong dung môi: đo độ cồn bằng
tửu kế rồi suy ra hàm lượng
• Ðịnh lượng cồn etylic trong dịch sinh học:
– Phương pháp Nicloux,...
3CH3CH2OH + K2Cr2O7 + 4H2SO4 → 3CH3CHO +
Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
3CH3CHO + K2Cr2O7 + 4H2SO4 → 3CH3COOH +
Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 4H2O

– Phương pháp sắc ký khí


Xanh Xanh
lơ lục
CỒN METYLIC (METANOL)
CH3OH
ÐẠI CƯƠNG

Nguồn gốc Tính chất


• Dùng làm dung môi • Là chất lỏng không màu
trong các PTN • Khối lượng riêng 0,796g
• Trong kỹ nghệ tổng ở (ở 15oC), sôi ở 66oC
hợp hóa học • Có mùi, độc hơn ethanol
• Các thiết bị làm lạnh rất nhiều
• Chất phụ gia nhiên • Có thể hấp thụ qua da, hệ
liệu tiêu hóa, hô hấp
DƯỢC ÐỘNG HỌC
Hấp thu
• Ðường tiêu hóa: nồng độ huyết thanh đạt cao
nhất sau 30-60 phút sau khi uống
• Phổi: tỉ lệ lưu giữ chất độc trong phổi được
đánh giá khoảng 58%
• Da: độ hấp thu khoảng 0,192 mg/cm3/phút,
tương ứng với benzen, xylen hay các sulfur
cacbon
Phân bố: Phân bố rộng rãi vào các chất dịch
của cơ thể với thể tích phân bố là 0,6 lít/kg.
Chuyển hóa
• Metanol bị oxi hóa thành chất có hại, chủ yếu
là ở gan.
– Bước 1: Oxy hóa metanol thành formaldehyd duới
tác động của enzym alcohol dehydrogenase (ADH)
– Bước 2: Sự oxy hóa nhanh formaldehyd thành
acid formic duới tác động của formaldehyd
dehydrogenase (FLDH) huyết tương sử dụng
glutathion
– Buớc 3: Sự oxi hóa acid formic thành CO2 + H2O
Trong vài giờ đầu, nồng độ metanol trong dịch
não tủy cao hơn ở trong máu
Thải trừ
• Khoảng 3% lượng metanol đưa vào cơ thể
được đào thải qua phổi hoặc đào thải nguyên
vẹn không thay đổi qua nước tiểu
• Thời gian bán hủy của metanol kéo dài 30-50
giờ khi điều trị bằng thuốc giải độc (Palatnick
1995).
Cơ chế gây độc
• Methanol tích lũy rất
lâu trong cơ thể và bị
oxi hóa thành
formaldehyd dưới tác
động của alcol
dehydrogenase (ADH)
 acid formic
(aldehyd formic
dehydrogenase)  oxi
hóa thành CO2 va H2O
• Aldehyd formic liên kết
với – NH2 của protein,
ức chế hoạt tính enzyme
• Acid formic liên kết với
các enzyme có nhân Fe
gây ức chế hô hấp tế bào
(nhất TB thần kinh và
thị giác)
• Acid formic gây nhiễm
acid chuyển hóa, tổn hại
hệ TKTW
Liều độc: metanol huyết thanh > 20mg/dL
TRIỆU CHỨNG NGỘ ÐỘC
 Ngộ độc cấp
• Gây cơn say không rõ rệt như etanol
• Chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, nôn, có khi ra
máu, đau bụng, tiêu chảy, mặt môi tím xám,
huyết áp hạ, khó thở, đồng tử giãn, phù phổi.
• Cuối cùng hôn mê, co giật, nhiệt độ hạ, chết do
ngạt thở
Ngộ độc trường diễn
Rối loạn tiêu hóa, rối loạn thị giác (thần kinh bị teo,
giảm thị lực, mù)
ÐIỀU TRỊ
• Ổn định tình trạng bệnh nhân cần được thực
hiện trước khi tiến hành các biện pháp khác.
• 3 mục tiêu chính:
– Xử lý tình trạng toan chuyển hoá
– Ức chế chuyển hoá của metanol
– Tăng cường đào thải những hợp chất chưa chuyển
hóa và những chất chuyển hoá độc hại
– Rửa dạ dày không có lợi lắm vì metanol được hấp
thu nhanh và toàn bộ ở ống tiêu hoá.
Rửa dạ dày bằng NaHCO3 (< 2 giờ sau khi ngộ
độc qua đường tiêu hóa)
– Chống chỉ định gây nôn bằng Ipecac do nguy cơ
rơi vào hôn mê sớm.
– Than thực vật có thể hữu ích nếu nghi ngờ có thêm
một độc chất khác được uống vào cùng lúc.
– Ngăn chặn sự chuyển hóa của metanol: dùng
etanol (cạnh tranh enzym chuyển hóa ADH) hay
fomepyzole (4-metyl pyrazol) (ức chế enzym
ADH) chậm quá trình chuyển hóa metanol cho
đến khi metanol được đào thải khỏi cơ thể một
cách tự nhiên hoặc bằng thẩm phân máu.
– Ðiều trị nhiễm acid chuyển hóa bằng NaHCO3
– Tăng sự thải trừ metanol bằng acid folic (tiêm IV
1mg/kg) để thúc đẩy quá trình biến đổi acid formic
thành CO2 hay thẩm phân máu
– Ðiều trị triệu chứng: thở oxy, uống các thuốc tăng
cường hô hấp hay trợ tim
Tác động của fomepizole trong điều
trị ngộ độc metanol
KIỂM NGHIỆM
Ðịnh tính
Phân lập mẫu thử bằng phương pháp cất bay hơi,
lấy dịch cất làm phản ứng định tính
• Phản ứng ester hóa:
Metanol + p-bromobenzylclorid  Metyl p-
bromobenzoat
• Phản ứng oxy hóa: oxy hóa metanol thành
formaldehyd bằng KMnO4/H3PO4, formaldehyd
tạo thành được phát hiện bằng:
– Thuốc thử Marki (morphin/H2SO4) cho màu tím đỏ
– Thuốc thử Schiff cho màu tím sẫm
– Tạo dẫn xuất salicylat metyl
 Ðịnh lượng
Các phương pháp định lượng formaldehyd tạo thành từ phản ứng
oxi hóa metanol
• Phương pháp chuẩn độ thể tích
Phản ứng với bisulfit: áp dụng khi trong mẫu thử có 1 lượng lớn
metanol
• Ðịnh lượng bằng phương pháp đo quang
– Phản ứng với acetylaceton
– Phản ứng với acid cromotropic
– Phản ứng với thuốc thử Schiff
– Phản ứng với phenylhydrazin và ferricyanua
– Phản ứng với carbazon
– Phản ứng với dimethylanilin
• Ðịnh lượng bằng phương pháp sắc ký khí
Metanol trong mẫu được hoà tan trong dung dịch nền 2-propanol
và được xác định bằng phương pháp sắc ký khí, sử dụng cột nhồi
là chất cao phân tử và detector ion hoá ngọn lửa (FID).

You might also like