Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KỸ THUẬT HOÁ HỌC

BÀI GIẢNG
HỌC PHẦN CH2000
CÂN BẰNG VẬT LIỆU
NGUYỄN MINH TÂN
tan.nguyenminh@hust.edu.vn

Phiên bản V1- 01.11.2021


MỤC LỤC

MỤC LỤC ...................................................................................................................... 1


CÂN BẰNG VẬT LIỆU/Mass Balances ................................................................... 2
1. Cân bằng vật liệu của các hệ thống không có phản ứng ..................................... 2
2. Cân bằng vật liệu của các hệ thống có phản ứng ................................................ 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 11
DANH MỤC CÁC TỪ KHOÁ ................................................................................ 11

1
CÂN BẰNG VẬT LIỆU/Mass Balances

1. Cân bằng vật liệu của các hệ thống không có phản ứng
1.1. Mở đầu
Cân bằng vật liệu là một công cụ sống còn của một kỹ sư kỹ thuật hoá học. Bạn sẽ sớm
nhận ra rằng, các kiến thức trong các học phần kỹ thuật khác sẽ trở nên dễ hiểu với các
kiến thức về cân bằng liệu của bạn. Thêm vào đó, bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều ứng dụng
liên quan đến đời sống hàng ngày.
Vậy tính toán cân bằng vật liệu có khó không? Câu trả lời chắc chắn là: không khó. Và
thực chất nó rất dễ. Có thể các vấn đề có vẻ bề ngoài khó, nhưng thực tế, với thời lượng
nhất định về đào tạo và có chiến lược, thì tính toán cân bằng vật liệu trở thành dễ dàng,
thú vị. Có một số bài toán trong thực tế có thể trở thành “ác mộng” nếu không có được
một quy trình tính toán thích hợp. Vậy nên từ khoá quan trọng của phần kiến thức này
là : QUY TRÌNH

1.2. Các khái niệm cơ bản


Quá trình/Process
Quá trình là một chuỗi các hoạt động (còn được gọi là các quá trình đơn vị/unit
operations, chẳng hạn như bac hơi, kết tinh hoặc lên men) được thực hiện trong quá
trình sản xuất sản phẩm trung gian hoặc cuối cùng (Hình 1.1).
Hệ thống/System
Hệ thống là một phần nào đó của quá trình được lựa chọn làm đối tượng để phân tích
chi tiết, trong trường hợp này là phân tích Cân bằng vật liệu (Hình 1.1).
Hình 1.1 cho thấy có nhiều phương án khác nhau trong việc lựa chọn một hệ thống để
phân tích. Để phân tích toàn bộ quá trình, nên phân tích từng khối một.

Hình 1-1: Quá trình tách nước thẩm thấu/ Osmotic dehydration process

2
Phân loại các hệ thống
Có thể phân loại các hệ thống theo hai phương pháp:
(a) Diễn biến qúa trình thay đổi theo thời gian như thế nào?
Quá trình ổn định/steady-state process là quá trình mà trong đó các thông số hệ
thống không thay đổi theo thời gian. Hãy tưởng tượng ta có một hệ thống và đo đặc
các thông số của nó (ví dụ: nhiệt độ, áp suất, tốc độ dòng vào và dòng ra). Phép đo
được lặp lại nhiều lần. Nếu hệ thống ở trạng thái ổn định, mỗi khi chúng ta thực hiện
một phép đo, kết quả của các lần đo đại lượng nhất định sẽ có cùng giá trị.
Quá trình không ổn định/ transient hoặc unsteady-state process là quá trình mà
trong đó các thông số hệ thống thay đổi theo thời gian. Hãy tưởng tượng ta có một
hệ thống và đo đặc các thông số của nó (ví dụ: nhiệt độ, áp suất, tốc độ dòng vào và
dòng ra). Phép đo được lặp lại nhiều lần. Nếu hệ thống ở trạng thái không ổn định,
mỗi khi chúng ta thực hiện một phép đo, kết quả của các lần đo đại lượng nhất định
sẽ có thay đổi.
(b) Chế độ vận hành của quá trình
Quá trình liên tục/ continuous process là quá trình mà trong đó các dòng vào ra
dòng ra được diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng và vì thế sản phẩm được tạo ra
liên tục.
Quá trình gián đoạn / (batch) discontinuous process là quá trình diễn ra theo từng
mẻ. Các dòng được đưa vào hệ thống, sau đó hệ thống đóng lại, quá trình diễn ra
trong thiết bị, sau một thời gian, thu được một lượng sản phẩm nhất định.
Quá trình bán liên tục/ semi batch (or semi continuous) process Quá trình vận
hành bán liên tục có một số đặc tính của quá trình liên tục kết hợp với quá trình gián
đoạn.
1.3. Thế nào là Cân bằng vật chất
Cân bằng vật liệu liên quan đến việc kiểm kê đại lượng ra vào một hệ thống. Những
đại lượng này có thể đơn giản như tổng khối lượng. Các nguyên tắc của Cân bằng
vật liệu có thể được mở rộng thành cân bằng năng lượng, điện tích và hầu như bất kỳ
đại lượng nào được bảo toàn.
Cân bằng vật chất dựa trên định luật bảo toàn khối lượng được Antoine Lavoisier
(1743 – 1794) phát biểu:
Vật chất không tự nhiên sinh ra cũng không tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này
sang dạng khác
Trong trường hợp tổng quát nhất, có thể khái quát cân bằng vật chất cho một hệ thống
như sau:
Tổng các dòng khối lượng đi vào – Tổng các dòng khối lượng đi ra = Tổng lượng
tích trữ (trong điều kiện không ổn định)
Nếu tổng các dòng khối lượng đi vào bằng tổng các dòng khối lượng đi ra khỏi hệ
thống, có thể khẳng định hệ thống đang vận hành ở điều kiện ổn định. Vì thế:

3
Tổng các dòng khối lượng đi vào – Tổng các dòng khối lượng đi ra = 0 (trong
điều kiện ổn định)

1.4. Các đặc điểm của cân bằng vật liệu


Khối lượng không thay đổi
Nếu đưa vào một quá trình lượng nguyên liệu 1000kg thì cuối cùng sẽ nhận được khối
lượng 1000kg. Không thể có trường hợp thu được sau quá trình 1.500 kg! Mặc dù các
phản ứng có thể xảy ra, nhưng tổng lượng vật chất sẽ không đổi. Vật chất có thể được
biến đổi từ dạng này thành dạng khác, nhưng tổng lượng vật chất là không đổi.
Khối lượng có tính cộng tính
Cân bằng vật liệu của một quá trình có thể được thực hiện dựa trên dòng thể tích không?
Không! Thể tích không phải luôn luôn có tính cộng tính! Khi thêm X kg nguyên liệu
A với Y kg nguyên liệu B thì luôn thu được X + Y kg hỗn hợp A và B. Điều này không
đúng với thể tích. Ví dụ, 1 lít H2O cộng với 1 lít Etanol (ở điều kiện thường) sẽ cho
bạn ít hơn 2 lít hỗn hợp Etanol - Nước. Trong khi đó, khi trộn 1 kg H2O với 1 kg Etanol
sẽ luôn tạo ra 2 kg hỗn hợp Etanol - Nước.
Đơn vị khối lượng
Trước khi thiết lập phương trình cân bằng vật liệu của một quá trình (đặc biệt đối với
các quá trình không có phản ứng hóa học), cần biểu diễn các dòng vật chất bằng đơn
vị khối lượng. Đối với các hệ có phản ứng hóa học, sẽ thuận tiện hơn nếu biểu diễn các
dòng vật chất bằng đơn vị mol.

1.5. Mục đích của việc tính toán cân bằng vật liệu trong kỹ thuật hóa học
Cân bằng vật liệu cho phép xác định chính xác tất cả các dòng vật liệu đi vào, đi ra và
tích lũy trong quá trình nhất định trong một khoảng thời gian cụ thể. Tác dụng của việc
sử dụng thực tế của cân bằng vật liệu nằm ở chỗ trong thực tế, rất khó có thể thực hiện
các phép đo trực tiếp của tất cả các khối lượng của mỗi dòng trong quá trình.
Cân bằng vật liệu rất quan trọng với một kỹ sư ngành kỹ thuật hóa học, quan trọng.
Cân bằng vật liệu có các ứng dụng rộng rãi, thậm chí vượt ra ngoài các lĩnh vực kỹ
thuật hóa học và sinh học (ví dụ: kinh tế).
Việc kiểm kê lượng vật liệu đi vào, ra khỏi hoặc được tạo ra trong một hệ thống cho
biết liệu hệ thống có tạo đạo được thêm vật liệu hay làm giảm lượng vật liệu đó. Qua
đó, có thể xác định hệ thống sẽ thay đổi như thế nào, và thậm chí cả tốc độ thay đổi.
Điều này có liên quan đến kích thước thiết bị, trong đó quyết định về thời gian để thiết
bị vận hành đạt được công suất mong muốn.
Hơn nữa, trọng tâm chính của nhiều bài toán cân bằng vật liệu là xác định xem các quá
trình hoạt động bên trong hệ thống cần biến đổi vật liệu ở mức độ nào để thu được sản
phẩm mong muốn. Dựa vào các cơ sở này, có thể thiết kế các thiết bị thực hiện các quá
trình quá trình kỹ thuật hóa học và sinh học như thiết bị phản ứng, tháp chưng luyện,
thiết bị lên men. Giải bài toán cân bằng vật liệu là bước đầu tiên trong quá trình thiết
kế các quá trình trong công nghệ hóa học.
4
Ngoài ra, cân bằng vật liệu còn giúp cho các kỹ sư theo dõi và giám sát sự vận hành
của nhà máy hóa chất và sinh học.

1.6. Thiết lập các phương trình cân bằng vật liệu cho quá trình ổn định và liên tục
Antoine Laurent Lavoisier (1743–1794) là nhà khoa học đầu tiên cho rằng vật chất
không được tạo ra cũng không bị phá hủy mà được bảo tồn. Định luật bảo toàn vật chất
giả định rằng lượng vật chất trước và sau một quá trình là hoàn toàn giống nhau. Định
luật bảo toàn vật chất chỉ ra rằng, ngoài sự biến đổi từ dạng này sang dạng khác, vật
chất vẫn tiếp tục tồn tại. Nói cách khác, các nguyên tử phản ứng với nhau tạo thành
các chất khác nhau nhưng nguyên tử không được tạo thêm ra cũng như không bị phá
hủy.
Biểu thức tổng quát của cân bằng vật liệu cho hệ mở, không có phản ứng hóa học ở
trạng thái ổn định được viết như sau:
Tổng các dòng khối lượng đi vào – Tổng các dòng khối lượng đi ra = 0 (1)
(tại điều kiện ổn định)
" '

!" 𝑚̇ ! % − '" 𝑚̇ & ( =0


#$% #" ($%
)*+

(2)
Trong đó:
(𝑚̇ ! )#" là dòng khối lượng thứ i đi vào hệ thống, khối lượng/thời gian
(𝑚̇ ! ))*+ là dòng khối lượng thứ i đi ra khỏi hệ thống, khối lượng/thời gian

Hình 1-2: Cân bằng vật chất tổng quát đối với hệ thống mở
Thêm vào đó, với hệ không có phản ứng hóa học, khối lượng của các cấu tử được bảo
toàn. Vậy nên có thể viết phương trình cân bằng vật liệu đối với từng cấu tử. Nếu có p
cấu tử sẽ có p phương trình cân bằng vật liệu. Phương trình cân bằng vật liệu đối với
cấu tử r được viết như sau:

5
" '

!" 𝑥,# 𝑚̇ ! % − '" 𝑥,( 𝑚̇ & ( =0


#$% #" ($%
)*+
(3)
Trong đó:
xri là nồng độ phần khối lượng của cấu tử r trong dòng thứ i
xrj là nồng độ phần khối lượng của cấu tử r trong dòng thứ j
Như vậy, đối với một hệ có i dòng và p cấu tử, sẽ có p+1 phương trình cân bằng vật
liệu. Tuy nhiên, chỉ có p phương trình độc lập với nhau vì nếu cộng p phương trình cân
bằng vật liệu của p cấu tử trong i dòng sẽ thu được phương trình cân bằng vật liệu tổng
quát (2). Như vậy với p cấu tử sẽ có hệ p phương trình độc lập.
Ví dụ: Đi vào hệ thống cô đặc một nồi là dòng 100kg/h dung dịch nồng độ 10% khối
lượng dung dịch cấu tử cấu tử A trong nước. Tại cửa ra của thiết bị, thu được dòng nước
ngưng (hơi nước) và dòng dịch dung dịch cô đặc nồng độ 40% cấu tử A và nước. Hãy
xác định lượng nước ngưng và lượng dung dịch cô đặc thu được.

Quy trình tính toán cân bằng vật chất hệ thống

Bước 1: Vẽ sơ lưu đồ quá trình

Hình 1-3: Sơ đồ quá trình trong ví dụ

Bước 2: Định nghĩa các đại lượng của quá trình


F1: Dòng vào (kg/h)
F2. Dòng dung dịch đặc (kg/h)
F3: Dòng nước ngưng (kg/h)
xA1: Nồng độ phần khối lượng cấu tử A trong dòng vào (%kl)
xA2: Nồng độ phần khối lượng cấu tử A trong dòng cô đặc (%kl)
xH2O1: Nồng độ phần khối lượng của nước trong dòng vào (%kl)
xH2O2: Nồng độ phần khối lượng của nước trong dòng cô đặc (%kl)

6
Bước 3: Thiết lập và giải hệ phương trình cân bằng vật chất của quá trình
Trong trường hợp này hệ thống có 2 cấu tử, vậy có thể thiết lập hệ 2 phương trình cân
bằng vật liệu độc lập.
Phương trình cân bằng vật liệu chung cho hệ thống:
100 – F2 – F3 = 0
Phương trình cân bằng vật liệu đối với cấu tử A:
100.0,1 – F2.0,4 – F3.1= 0
Suy ra:
F2= 25 kg/h
F3= 100 kg/h – 25 kg/h = 75 kg/h
1.7. Quy trình chung thiết lập phương trình cân bằng vật liệu

Hình 1-4: Chiến lược tổng quát và quy trình chung để giải bài toán về cân bằng vật
liệu
Như thể hiện trong ví dụ ở trên, để giải bài toán cân bằng vật liệu, có thể thực hiện một
quy trình đơn giản và trực quan. Tuy nhiên, ví dụ trên không đại diện cho các bài toán
bằng vật liệu thực sự mà các kỹ sư kỹ thuật hóa học cần giải quyết trong thực tế. Muốn
giải bài toán cân bằng vật liệu phức tạp trong thực tế, cần có một chiến lược cơ bản
đúng đắn có thể giúp đơn giản hóa giải pháp. Quy trình trong hình 1-4 sẽ giúp giải quyết
hiệu quả các bài toán về cân bằng vật liệu từ đơn giản đến phức tạp.

2. Cân bằng vật liệu của các hệ thống có phản ứng


2.1. Mục đích của việc tính toán cân bằng vật liệu cho các hệ thống có phản ứng hóa
học
Thiết bị phản ứng hóa học là trái tim của các nhà máy hóa học. Không giống như tất cả
các quá trình khác, đó là nơi các phân tử nguyên liệu thô trải qua những thay đổi sâu
sắc, biến đổi thành các sản phẩm thương mại có giá trị. Các biến đổi hóa học chỉ xảy ra
trong thiết bị phản ứng. Các hoạt động khác liên quan đến việc chuẩn bị nguyên liệu
thô để cung cấp cho thiết bị phản ứng hoặc tách và tinh chế các sản phẩm.

7
Nhưng quá trình biến đổi hóa học này thường rất phức tạp. Ngoài ra, nó tạo ra các sản
phẩm thương mại có giá trị và tạo ra các sản phẩm khác có thể có giá trị thấp hơn, không
mong muốn, hoặc thậm chí trong một số trường hợp có hại cho con người và môi trường.
Trong tình huống này, kỹ sư phải có khả năng đánh giá hiệu suất phản ứng và trả lời
các câu hỏi như việc chuyển đổi nguyên liệu thô thành các sản phẩm có giá trị hiệu quả
như thế nào. Ngoài ra, loại sản phẩm nào đang được tạo ra? Phần nào nguyên liệu thô
bị biến chất thành các sản phẩm phi thương mại? Các chất nào sẽ được xử lý bằng các
quy trình phân tách đắt tiền? Và ở mức độ nào thì các chất gây ô nhiễm không thể xử
lý được trong môi trường?
Công cụ sẵn có quan trọng nhất của một kỹ sư để thiết kế và đánh giá đúng hoạt động
của các quá trình phản ứng là cân bằng vật liệu. Một số phân tử biến mất và các phân
tử mới xuất hiện. Quy trình tính toán này thường phức tạp vì có thể xảy ra nhiều phản
ứng đồng thời. Ví dụ, sự kết hợp của cacbon monoxit (CO) với hydro (H2) có thể tạo ra
metanol, metan hoặc rượu cao hơn, thậm chí là hydrocacbon (phản ứng Fischer –
Tropsch). Tất cả phụ thuộc vào loại chất xúc tác được sử dụng.
Ngành công nghiệp hóa chất toàn cầu tạo ra khoảng 50.000 sản phẩm khác nhau, trên
mọi quy mô có thể tưởng tượng được, từ các sản phẩm chuyên biệt chỉ sử dụng vài gam
đến hàng hóa hoặc sản phẩm cơ bản cho ngành công nghiệp nặng (hóa dầu, khai thác
mỏ), được tính bằng hàng nghìn tấn mỗi năm. Bất kể quy mô hay độ phức tạp của quy
trình, cân bằng vật liệu cung cấp thông tin cơ bản và thiết yếu để các kỹ sư có thể thực
hiện các nhiệm vụ chuyên môn của mình.

2.2. Các đặc điểm của cân bằng vật liệu hệ thống có phản ứng
Như đã đề cập ở phần trên, vật chất không sinh ra và cũng không mất đi, chúng chỉ
chuyển từ dạng này sang dạng khác. Trong trường hợp có phản ứng hóa học, các phân
tử không biến mất mà chỉ phản ứng với nhau tạo thành các phân tử mới.
Cân bằng vật chất với hệ có phản ứng và mở dưới điều kiện ổn định được viết như sau:

Cân bằng vật liệu chung


Tổng khối lượng đi vào – Tổng khối lượng đi ra = 0 (4)
(tại điều kiện ổn định)
" '

!" 𝑚̇ ! % − '" 𝑚̇ & ( =0


#$% #" ($%
)*+

(5)
Trong đó:
(𝑚̇ ! )#" là dòng khối lượng thứ i đi vào hệ thống, khối lượng/thời gian
(𝑚̇ ! ))*+ là dòng khối lượng thứ i đi ra khỏi hệ thống, khối lượng/thời gian

8
Hình 2-1: Cân bằng vật chất tổng quát đối với hệ thống mở có phản ứng dưới điều
kiện ổn định

Cân bằng vật liệu với từng cấu tử


Nếu có p cấu tử sẽ có p phương trình cân bằng vật liệu. Phương trình cân bằng vật liệu
đối với cấu tử r được viết như sau:
" '

!" 𝑥,# 𝑚̇ ! % − '" 𝑥,( 𝑚̇ & ( + (𝑚, )-ứ = 0


#$% #" ($%
)*+

(6)
Trong đó:
xri là nồng độ phần khối lượng của cấu tử r trong dòng thứ i
xrj là nồng độ phần khối lượng của cấu tử r trong dòng thứ j
(mr)pứ là khối lượng cấu tử r được tạo ra hoặc phân hủy do phản ứng (có giá trị dương
khi r là sản phẩm của phản ứng, có giá trị âm khi r là chất tham gia phản ứng, hoặc
bằng 0 nếu r không tham gia phản ứng)
Như vậy, đối với một hệ có i dòng và p cấu tử, sẽ có p+1 phương trình cân bằng vật
liệu. Tuy nhiên, chỉ có p phương trình độc lập với nhau vì nếu cộng p phương trình cân
bằng vật liệu của p cấu tử trong i dòng sẽ thu được phương trình cân bằng vật liệu tổng
quát (2). Như vậy với p cấu tử sẽ có hệ p phương trình độc lập.
Với một phản ứng cân bằng, tỉ lệ tương đối giữa lượng chất tham gia phản ứng và sản
phẩm phản ứng tuân theo phương trình tỉ lượng. Với phản ứng:
aA + bB → cC (7)
Theo phương trình phản ứng (7), khi cho a mol cấu tử A phản ứng với b mol cấu tử B
sẽ thu được c mol sản phẩm C. Nếu ta đưa vào thiết bị phản ứng chính xác a mol cấu tử
A, b mol cấu tử B, thì phản ứng sẽ được thực hiện theo phương trình tỉ lượng. Theo hệ
số tỉ lượng của phản ứng, có thể xác định chính xác số mol của chất A và chất B cần để
tổng hợp sản phẩm C. Xét với phản ứng:
5A + 3B → 4C (8)

9
Nếu đưa vào thiết bị phản ứng 6 mol chất A và 3 mol chất B, vậy chất A sẽ dư và chất
B sẽ thiếu.
Nếu
A/B > 5/3 → chất A dư
A/B = 5/3 → A và B là hỗn hợp tỉ lượng
A/B < 5/3 → chất B dư
Phần dư được xác định bởi quan hệ:
Phần dư = (Mol đưa vào – Mol cần)/ Mol cần (9)
Nếu ta có hỗn hợp tỉ lượng và tất cả tác nhân phản ứng đều được chuyển hóa hết (biến
mất), lúc đó có hiệu suất phản ứng 100%. Nếu các tác nhân phản ứng theo tỉ lệ tỉ lượng
thì lượng chuyển hóa có thể được tính với bất kỳ tác nhân nào. Tuy nhiên, nếu hỗn hợp
tác nhân phản ứng không tuân theo tỉ lệ tỉ lượng, lượng chuyển hóa cần được tính theo
tác nhân thiếu.
Phần chuyển hóa = Mol tác nhân thiếu phản ứng/ mol tác nhân thiếu đưa vào
(10)
Ví dụ:
Đưa vào thiết bị phản ứng 6 mol chất A và 4 mol chất B với phản ứng:
2A + 3B → 4C (11)
Nếu hiệu suất phản ứng là 60% thì sẽ tạo ra bao nhiêu mol sản phẩm C?
Đầu tiên, cần kiểm tra xem chất A hay chất B thiếu. Theo hệ số tỉ lượng, mỗi mol chất
A cần phản ứng với 1,5 mol chất B. Vậy, với 6 mol chất A, cần 9 mol chất B. Trong
trường hợp này, chất B thiếu. Thêm vào đó, hiệu suất phản ứng là 60%, vì thế theo công
thức (9) có:
Phần chuyển hóa = Mol B phản ứng/ Mol B đưa vào = 0,6/4
Như vậy, ta có 2,4 mol B phản ứng. Trong khi mỗi mol B sẽ thu được 4/3 mol C. Vậy
với 2,4 mol B phản ứng sẽ thu được 3,2 mol C.

2.3. Thiết lập và giải các phương trình cân bằng vật liệu của hệ có phản ứng hóa học
(ổn định và liên tục)
Đối với các hệ thống có phản ứng, cũng có thể dùng quy trình thiết lập phương trình
cân bằng vật liệu như với hệ thống không có phản ứng (Hình 1-4). Tuy nhiên, cần tính
đến đặc điểm của hệ thống có phản ứng. Đầu tiên, rất nên phân tích Cân bằng vật liệu
theo số mol thay vì khối lượng. Thứ hai, chúng ta sẽ có thêm biến số mới, như: hệ số tỉ
lượng, hiệu suất phản ứng, khối lượng phân tử của cấu tử. Các biến mới này cần được
xem xét khi thực hiện phân tích bậc tự do.

10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chemical and Bioprocess Engineering_ Fundamental Concepts for First-Year
Students-Ricardo Simpson, Sudhir K. Sastry (auth.)-Springer-Verlag New York
(2013).

DANH MỤC CÁC TỪ KHOÁ

Tiếng Việt Tiếng Anh

Cân bằng vật liệu Material balance

Quá trình Process

Hệ thống System

Quá trình đơn vị Unit operations

Quá trình tách nước thẩm thấu Osmotic dehydration process

Quá trình ổn định steady-state process


Quá trình không ổn định transient hoặc unsteady-state process
Quá trình liên tục continuous process
Quá trình gián đoạn (batch) discontinuous process

11

You might also like