Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Anh chị cũng đã học và hiểu được những điều cơ bản về đạo công giáo chúng ta từ cựu ước

cho đến tân ước. đó là những nền tảng đối với người công giáo chúng ta hay cho những
người tân tòng sắp sửa trở thành 1 ki tô hữu. và khi mà con người ko đủ tin vào yêu thương
của ngài thay vì đi con đường ngài đề nghị họ tự chọn con đường khác dẫn đến đau khổ và
thất bại. và khi chúa giê su chết không phải là hết, chúa giê su sống lại từ cõi chết và trở lại
với cha ngài nói với chúng ta rằng: thầy vẫn ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế. Chúa
giê su vẫn tiếp tục ở với mình trong cuộc đời này trong thế giới này và cách cụ thể nhất là
qua giáo hội. hôm nay chúng ta đi vào phần có tính thực hành hơn: 1 là đời sống thờ phượng,
2 là đời sống luân lý. Hôm nay chúng ta cùng học bài bí tích, thay vì gọi là bí tích người ta
còn gọi là nhiệm tích. Anh chị nghe thấy từ bí là đã bí lắm rồi, rất là khó hay là chữ nhiệm
thôi là đã mầu nhiệm lắm rồi. anh chị quam sát người công giáo đó ngày thường có thể đến
nhà thờ nhưng chúa nhật thì 100% người công giáo đến nhà thờ, bảo họ đi đâu thì họ bảo đi
lễ, nếu anh chị hỏi kĩ ra thì họ bảo là bí tích thánh thể. Và khi ac vào 1 số nhà thờ nào đó thì
anh chị sẽ thấy 1 bàn thờ nhỏ kính vị thánh nào đó rồi các bạn thấy kê 1 cái tòa đại khái là
cái tấm ván lớn lắm ở ngoài có bàn quỳ và ở trong ac ko thấy ai hết, thí dụ chiều thứ 7 hay
chủ nhật đó thì ac thấy nhiều người đi vào cái tòa đấy thấy người ta làm gì nói năng gì 1 lúc
tầm 5-7 phút rồi đi ra , ko biết nói cái gì với ông đấy 1 hồi rồi đi ra. Thế các bạn hỏi thì
người ta bảo là đi xưng tội nói cho đúng là họ lãnh nhận bí tích giải tội. và ac quan sát thấy
khi 1 người ngoại lấy 1 người đạo công giáo hay cả 2 người công giáo lấy nhau là nên vợ
nên chồng thì ko phải chỉ có chuyện ra ủy ban nhân dân phường , quận, thành phố làm là
xong đâu mà họ có 1 ngày dẫn nhau đến nhà thờ rất long trọng cả 2 bên gia đình bạn bè cũng
đi theo vào nhà thờ, các bạn hỏi đấy là lễ cưới hay nói rõ hơn là bí tích hôn phối. chẳng hạn
hôm nào các bạn ở bệnh viện có 1 người công giáo họ bệnh nặng sắp chết cái lúc mà hấp hối
đó bác sĩ ko làm gì được nữa thì việc đầu tiên họ làm là không phải gọi các bác sĩ tới mà là
vỗi vã mời 1 linh mục tới , rồi linh mục tới đọc kinh rồi xức dầu khoảng tầm 10 phút thì thôi,
nếu các bạn hỏi thì đó là bí tích sức dầu. hay là anh chị bắt gặp những cảnh người công giáo
cho những trẻ sơ sinh mới sinh ra đến nhà thờ để cho linh mục đổ nước lên đầu, anh chị hỏi
thì người ta bảo là bí tích rửa tội. hay là anh chị thấy các 1 cậu sinh viên bắt đầu đi theo ơn
gọi của mình hết 4 năm đại học có bằng mới bắt đầu thi vào đại chủng viện như anh chị thấy
ngay bên cạnh nhà xứ đây sau khi học xong 8 năm trong đại chủng viện và 1 năm giúp xứ là
hoàn thành con đường đó trong 13 năm thì mới bắt đầu được bề trên là giám mục cho làm
linh mục, và đó được gọi là bí tích truyền chức thánh. Có nghĩa là có 7 bí tích trong người
công giáo chúng ta, và ở một số anh chị ở đây sẽ trở thành người công giáo sẽ được lãnh
nhận 7 bí tích này. Thế nên ac cần tìm hiểu về bích tích và các bí tích.
Thứ nhất: bí tích là 1 dấu chỉ - trước hết chúng ta quan sát dấu chỉ trong cuộc sống của
con người. tại chúng ta sống thường ngày quá nhiều cho nên mình ko thấy đấy thôi nhưng
cuộc sống con người ta tràn ngập những dấu chỉ. ( tìm hiểu thêm về để nói : có những dấu
chỉ thuộc quy ước xã hội, dấu chỉ tự nhiên, dấu chỉ tinh thần, nếu chúng ta phân tích
đầy đủ). Lấy 1 thí dụ đơn giản: giống như hà nội chúng ta nhé cứ đi đến ngã tư nào thì
chúng ta cũng thấy 1 trụ đèn gọi là đèn giao thông gồm 3 màu đèn xanh, đỏ, vàng. Thế có 1
bà mẹ đi trên xe hỏi con để xem thằng con học hành ra làm sao, bà đấy bảo đèn đỏ thì làm
sao hả con dạ thưa mà đúng, thế đèn xanh thì sao thưa má chạy ạ, thế còn đèn vàng thì sao
thưa má chạy nhanh hơn. Chúng ta đều biết có ý nghĩa của trụ đèn đó, nếu các bạn thấy đèn
đỏ mà các bạn phóng thì bị cảnh sát giao thông bắt nếu may hôm nào ko có công an thì thôi,
em cũng bị 1 lần ko phải mình cố tình mà là do không hiểu sao học 1 khóa lí thuyết về giao
thông mà vẫn bị bắt vì những lỗi rất cơ bản: thì nó 1 ngã ba thường thường là nó sẽ được rẽ
phải thì hôm đấy đường lạ mà cứ theo luật mà mình đi thôi, thì nó lại như thế này đúng lúc
mình rẽ thì 1 anh cảnh sát giao thông đứng trong 1 cái hẻm đó phi ra thế là bắt luôn, em hỏi
là thế làm sao mà bị bắt em đi đúng luật mà thì anh cảng sát giao thông này bảo chỗ này đèn
đỏ ko được rẽ phải thế là phạt nhanh 2 lít thì anh cho đi. Em về em nghĩ mà tức ít ra thì
người ta cũng phải cắm biển vào cho người ta biết chứ những người đi lần đầu, đi lạ thì làm
sao biết được. lần thứ 2 e bị bắt là do đi sai làn đường , khi mà chạy về quê là hà nam ( kể
thêm ). Các ac thấy trụ đèn là 1 dấu chỉ đấy chứ đâu có cần 1 anh công an thò đầu ra mà nói
với chúng ta là đứng lại, chỉ cần thấy đèn đỏ là ta đứng lại. cái dấu chỉ đó thuộc dấu chỉ quy
ước xã hội, bây giờ các ac tưởng tượng 1 đêm nào đó ra ôm trụ đèn mang về nhà mình mà
bật đèn đỏ lên thì cấm đc ai không, vì thế dấu chỉ này thuộc quy ước xã hội. một dấu chỉ
khác : 2 người thanh niên gặp nhau là họ bắt tay, thì bắt tay có nghĩa gì có phải là thử sức
xem thằng nào ngon hơn ko, nếu mà là thử sức thì mệt lắm thưa ac, mà bắt tay có nghĩa là
chào nhau hoặc là thể hiện sự nhất trí giữa hai bên giống như anh chị xem trên thầy sự hay
thấy mấy ông tổng thống sau khi mà kí kết các điều khoản xong thì thường là các tổng thống
bắt tay nhau, hay là khi mà mỗi lần uống rượu xong là lại bắt tay. Vậy bắt tay là 1 dấu chỉ để
diễn đạt cái gì bên trong. Em muốn nhắc đến vài ví dụ để ac chị thấy cuộc sống của mình
tràn ngập những dấu chỉ, khi nói đến dấu chỉ là ta muốn diển tả cái gì. Nó có 2 khía cạnh
này:
Dấu chỉ là 1 cái gì đó là khả giác. Khả giác là giác quan tôi nhận diện được: tai nghe,
mắt thấy, mũi ngửi, tay sờ nhưng mà nó không ngưng lại ở cái khả giác đấy mà nó nhằm
diễn đạt 1 nội dung. Cái nội dung đấy nó vô hình nhưng mà rất thật, nội dung vượt trên cái
khả giác. Chẳng hạn tôi gặp cái đèn đỏ đó khả giác là mắt mình nhìn thấy đó, nhưng nó
không ngưng ngại lại ở cái đèn đỏ mà nó nhằm diễn đạt 1 cái mệnh lệnh tai không nghe, mắt
không thấy, mồm ko nói nhưng mà rất thật là đứng lại , bằng chứng là nếu ta cố tình đi qua
thì là 2 lít. Hay là khi tôi bắt tay đó là 1 dấu chỉ nhưng nó không dừng lại ở khả giác mà nó
nhằm diễn đạt tình bạn hay sự thân thiết giữa 2 con người với nhau. 1 đàng là khả giác còn 1
đàng là 1 nội dung vô hình nhưng hoàn toàn có thật. bây giờ anh chị còn áp dụng vào bí tích
ac sẽ thấy 2 yếu tố này. Nếu mai mốt anh chị rửa tội đó thì khả giác nó là nước đổ lên trên
đầu nhưng mà nó không ngưng ở khả giác đấy nếu chỉ nguyên đổ nước thì dại gì ra nhà thờ
thà ở nhà tắm nó còn mát hơn nhiều hay là ra hồ bơi tắm có đúng ko anh chị. Bây giờ ra nhà
thờ mặc quần áo chỉnh tề, đầu tóc chải mấy tiếng đồng hồ mà bây giờ ông cha lại đổ nước
lên. Cho nên nó ko ngưng ở đấy mà nó ngưng ở đây thì còn gì gọi là bí tích mà nó diễn đạt
một nội dung vô hình ở bên trong, nội dung vô hình thì chúng ta cùng tìm hiểu ở những buổi
sau.
Em nghĩ thế này khi các cha làm lễ mà bn người công giáo đi lễ, thế có 1 ace ngoài
công giáo họ đến nhà thờ mà lần đầu họ đến nhà không biết họ nghĩ làm sao , chắc coi nó kì
lắm. có 1 thằng bé thì được bố mẹ dẫn đi lễ nhưng mà nó đi thì đi nhưng nó có hiểu gì đâu,
nó bảo là thây sao người ta khoanh tay xếp hành đi lên xong rồi nên thì ông cha cho cái gì ăn
đó mà lúc xuống thì lại ôm bụng mặt thì buồn buồn. không biết ông cha cho ăn cái gì mà như
vậy,vì vậy một người ngoài công giáo nhìn nghi thứ của người công giáo chắc nó khó hiểu
lắm. khi mà các cha mặc trên bàn thờ đó nó như áo mưa, rồi thì đủ mầu: xanh, đỏ, tím, trắng
đã từng có 1 vị giám mục công giáo mặc cái áo dòng đó mà anh chị thấy ảnh trong nhà xứ có
ảnh đức tổng giu se vũ văn thiên hay các đức giáo hoàng đó mặc 1 chiếc áo tím tím có khuy
cài màu đỏ đó. Hôm đó ngài đi thăm nhà thờ nào đấy, ngài đi xe hơi đàng hoàng, đến đầu
xóm đó ngài đi bộ vào, thế thì xóm đó toàn người ngoài công giáo bọn trẻ con nó ra nó la ôi
tụi mày ơi ra xem ông nào lạ lắm tụi bay ơi, thật sự là như vậy ở bên ngoài nhìn vào nó lạ
lắm. nếu anh chị mà không hiểu được ý nghĩa bí tích thì ac thấy nó rất kì cục. mình phải thấy
đây là những dấu chỉ bên ngoài nhưng nó diễn đạt cái nội dung bên trong nên mình phải nắm
được cái nội dung đấy. hôm nay chúng ta học về bí tích nên chúng ta tìm hiểu nội dung
chung bí tích là gì.
Cái dấu chỉ này đưa chúng ta về hành động của chúa ki tô và hội thánh. ở trong cuộc
sống trần thế khi chúa giê su gặp 1 người phụ nữ ngoại tình, tội này bên do thái nặng lắm, họ
lôi chị ra quảng trường để ném đá, và bây giờ luật lại tại Afghanistan họ vẫn dùng luật này
để trừng phạt những người phạm tội ngoại tình. Thế thì họ lại dẫn cô gái đó đến với chúa giê
su ngài tính làm sao đây, thế là ngài ngồi xuống ngài vẽ lên đất cái gì mà người ta không
hiểu được, họ lại hỏi lần nữa ngài liên đứng dạy và nói 1 câu: ai trong các ông không có tội
thì ném đá cô ta trước đi. Khi đó thánh gio an kể lại: từng người 1 rút lui, người già rút lui
trước thú vị ở đấy càng già càng lắm tội, trẻ thì rút lui sau ko ai ko cảm thấy mình có tội, sau
đó chúa giê su quay sang người phụ nữ và ngài nói: ko ai kết án chị ư / đúng vậy / và chúa
nói thêm chị về đi và đừng phạm tội nữa. ngày xưa chúa giê su nói với chị ngoại tình đấy ,
ngày hôm nay chúa giê su tiếp tục muốn nói với chúng ta và em mỗi lần chúng ta đi xưng tội
: cha ko kến án con đâu con về đi và đừng có phạm tội nữa. ngài ko chỉ nói với cô ngoại tình
đâu mà ngài muốn nói với tất cả mọi người chúng ta trên toàn thế giới và mỗi con người
chúng ta trong suốt lịch sử con người cho đến tận thế. Vậy ngài nói bằng cách nào, ngài nói
qua bí tích, ngài tha tội qua bí tích cho nên bí tích này là hành động của chúa ki tô, ac phải
nhớ điều này nhá. Nếu anh chị không hiểu điều này thì anh chị khó có thể chấp nhận lắm. 1
cách cụ thể nhất khi ac đi xưng tội, ac tưởng tượng 1 người ở ngoài công giáo hoàn toàn liệu
người ta có chấp nhận điều này không, 1 linh mục rất trẻ tuổi khi đỗ linh mục thường là 28
tuổi mà ngồi trong tòa giải tội, 1 cụ già 80 tuổi rồi mà phải vào quỳ gối và thưa : lạy cha xin
cha ban phép giải tội cho con, người ngoài có chịu được không. Vậy người linh mục đó có
tội không bởi vì mỗi thánh lễ đó các linh mục đều đọc lỗi tại tôi lỗi tại tôi lỗi tại tôi mọi
đàng, đến đức giáo hoàng còn có tội cơ mà mỗi tuần xưng tội 1 lần. nếu mà ông có tội tại sao
ông lại dám tha tội cho người khác, ông lấy cái quyền gì để tha tội cho người khác. Em lấy
các thí dụ đó để ac ghi nhớ điều đó, bí tích là hành động của chúa ki tô, chúa ki tô tha tội,
chúa ki tô chúc lành cho 1 đôi tân hôn, chúa ki tô xức dầu cho bệnh nhân sắp chết, chúa ki tô
rửa tội cho các bạn chứ không các vị linh mục làm được những điều đó và anh chị hỏi các
cha thì các cha cũng đều trả lời như vậy. đó là chính chúa làm chứ không phải các cha làm,
các cha chỉ thay mặt chúa để cử hành còn hiện diện sâu trong đó là chúa giê su. Nên ac đừng
bao giờ quên điều đó nếu ko chúng ta hiểu sai lệch về việc làm bí tích. Thế nhưng mà đồng
thời nếu bí tích đưa về dấu chỉ hành động của chúa giê su thì đồng thời chúng ta cũng ko
được quên hành động của hội thánh, của giáo hội. bởi vì thế này nếu tai các bạn muốn lắng
nghe được cái lời chúa giê su nói với mình: cha tha tội cho con, thử hỏi các ac có nghe được
không. Em bây giờ theo chúa 20 tuổi còn chưa được nhìn thấy chúa hiện ra chúa như thế
nào, các anh chị cứ hôm nào hỏi cha xứ mà xem cha ban năm nay 41 tuổi xem cha đã nhìn
thấy chúa bao giờ chưa. Cũng chưa bao giờ được phúc như ông áp ra ham gọi mình như vậy
cơ mà. Thế bây giờ anh chị muốn nghe tiếng đầy an ủi của chúa giê su: cha tha tội cho con.
Vậy thì làm sao , thì chúa giê su nói cái câu đấy bằng cách qua giáo hội, qua các lời nói môi
miệng của các linh mục, các cha, cha tha tội cho con. Chúa giê su cử hành bí tích qua giáo
hội bởi vì bài này là cốt lõi cho 7 bài tích tiếp theo mà mình chỉ cần áp dụng vào thôi.
Bí tích là 1 dấu chỉ, dấu chỉ đó diễn tả hành động chúa giê su qua hành động hội thánh,
và chính là hành động của chúa ki tô nên dấu chỉ này là 1 dấu chỉ cứu độ. Có thể diễn đạt
bằng 1 từ khác đó là hiệu nghiệm. bí tích là dấu chỉ hiệu nghiệm. nghĩa là nó tạo nên hiệu
quả mà nó diễn tả. thí dụ: trong quan hệ tình yêu đến ngày sinh nhật của cô ấy 1 anh thanh
niên nhớ anh đem 1 bó hoa rất đẹp, bó hoa là 1 dấu chỉ, 1 dấu chỉ diễn đạt tấm lòng đối với
cô ấy và cô ấy cũng đọc được ý nghĩa dấu chỉ đấy, 1 cách cụ thể là anh ta đâu mua hoa để
tặng hết mọi người đâu có mà lỗ vốn chết thì cũng chỉ tặng 1 người thôi. Bó hoa là 1 dấu chỉ
diễn tả nỗi lòng của anh đấy. em đi thêm 1 bước nữa không biết anh chị có cảm thấy đúng
không. không những bó hoa mừng người yêu trong ngày sinh nhật nó là 1 dấu chỉ diễn đạt
tình yêu và hơn thế nó còn nuôi dưỡng tình yêu, nó làm cho tình yêu được sống. các anh
trong này khô khan lắm nhưng mà những chuyện đó nhớ dai lắm ko nhớ có mà chết ngay
đúng không. Khía cạnh 2 là nuôi dưỡng ban sự sống. em mong rằng cái hình ảnh đó, ví dụ đó
hiểu được cái hiệu nghiệm, bí tích ko chỉ là diễn tả cái ý nghĩa ở bên trong mà còn hiệu
nghiệm là thực hiện cái điều mà bí tích nó diễn tả. VD: bí tích rửa tội, dấu chỉ là nước, dòng
nước mà linh mục đổ lên đầu nó diễn tả 1 cái nội dung vô hình bên trong, ân huệ của thiên
chúa như 1 dòng nước thanh tẩy tâm hồn chúng ta mọi tội lỗi. dòng nước này ko chỉ diễn tả
mà còn thực hiện cái điều nó diễn tả. chính vì vậy bí tích là 1 dấu chỉ cứu độ, bởi vì qua bí
tích đó chúa tha tội cho tôi, chúa ban ơn cho tôi, chúa nâng đỡ tôi là cứu độ. Thì thế khi mà
mình thành người công giáo thì mình lên rước lễ mới cảm thấy ý nghĩa, mình làm bí tích hôn
phối mới cảm thấy ý nghĩa, mình đi xưng tội thì mình mới cảm thấy ý nghĩa , chứ ko phải là
hời hợt bên ngoài. Đâu phải mình làm lễ cưới trong nhà thờ là đẹp hơn. Các ac biết không
bên nhật bản nhiều đôi nam nữ xin vào nhà thờ làm lễ cưới nhưng họ có đạo đâu, nói gì nhật
bản ở việt nam cũng có chứ. Có 1 lần một đôi đến xin làm đám cưới 1 anh thì tin lành còn 1
chị thì bên ngoại đạo, thế là đến gặp cha nhưng gặp đc mỗi em rồi trình bày muốn làm lễ
cưới, theo luật của mình thì chỉ có 1 trong 2 người là công giáo thì mới được làm lễ cưới mà
thôi. Họ thích vào nhà thờ bởi họ thấy cái gì nó long trọng và đẹp đẽ. Đến nỗi còn có 1 công
ty đến nói với cha bảo là tổ chức đám cưới kiểu như mình liên doanh với người ta, công ty lo
từ A đến Z, còn bảo ông mục sư còn làm chứng hôn trong nhà thờ nữa chứ, mình phải có 1 ý
thức đạo đức về việc mình làm. Em muốn ac nắm được cái ý nghĩa tổng quát là như vậy.
bí tích là 1 dấu chỉ mà là 1 dấu chỉ cứu độ như thế mang 1 ý nghĩa rất là thâm sâu ở
bên trong, vì vậy bí tích cũng là 1 dấu chỉ đức tin. Vì vậy khi ac lãnh nhận bí tích thì ac phải
có lòng tin chứ không nó vô nghĩa lắm. ở trong câu chuyện mà em đã chia sẻ cho ac từ
những buổi đầu tiên đó: thằng bạn em nó ko theo đạo nhưng lại rất thích đi lễ, nó bảo cứ theo
mọi người lên ăn bánh mà cha lại ko cho bởi vì việc rước lễ người ta gọi là ăn bánh thánh chỉ
dành riêng cho người công giáo, mình có thể đi lễ nhưng lên rước lễ thì phải có đức tin. Cho
nên khi đi lễ giáng sinh thì có nhiều người ngoại đạo họ tò mò lắm thế thì cứ thấy người
công giáo lên ăn bánh đó thì cũng lên theo và thỉnh thoảng thấy nghi ngờ thì bọn em hay hỏi
những câu tên thánh là gì, đã rửa tội chưa. Thế mà có 1 anh trả lời là tên thánh là ave maria,
lạy chúa tôi cái tên thánh đó chỉ dành cho người nữ mà thôi, thế là biết ngay hay là nhìn ánh
mắt cử chỉ lên mà lúng túng là biết liền. thế phải có đức tin chứ ko có đức tin cứ thấy kì lạ
làm sao, xin lỗi nó như là ma thuật, bùa chú. Thấy ông linh mục lấy dầu sức sức, lấy tay ban
phép lành nó cứ làm sao. Nhưng nếu chúng ta có đức tin thì việc cử hành bí tích mới trọn
vẹn.
câu truyện về linh mục trẻ những người già mà đến xưng tội đó đến thì mới cảm nhận
được rằng các cụ đến với các cha là bằng đức tin. Có câu truyện của linh mục ở quê em nhớ
lắm: ông đấy mới làm linh mục và được bề trên sai về 1 nhà thờ lớn và có 5-7 linh mục, và
có hôm ông ngồi trong tòa giải tội thấy 1 người bước vào, ông đấy hơi tò mò ông đấy nhìn
thì hóa ra là bố mình. Thì linh mục này chạy ra hỏi ơ bố đi đâu đấy/ ông bố bảo bố đi xưng
tội chứ còn đi đâu, ở đây thiếu gì cha thì bố cứ ra mấy cha kia kìa, ông cha này thấy bố là sợ
lắm. thế là ông bố nói 1 câu: anh cứ việc ngồi vào trong kia làm bổn phận linh mục của anh
đừng có lôi thôi. Thế là ông linh mục lại liu riu trở về chỗ ngồi, ông bố quỳ xuống trước mặt
con làm dấu rất đạo đức và thưa rằng: lạy cha xin cha làm phép giải tội cho con, rồi kể hết
mọi tội ra, vậy các bạn thấy nếu ko có đức tin thì có thể làm như thế được không. Ac thử
tưởng mà xem: cái ông linh mục kia là con tôi, chính tôi sinh ra ông, sinh ra rồi lo bú mớm
quần áo thức ăn, lo lớn lên tầm 5-7 tuổi thì phét đít bao nhiêu lần rồi để dạy dỗ từng bước
đi,ăn nói cho đàng hoàng thế mà bây giờ phải nói: thưa cha xin cha giải tội cho con. Và ông
linh mục đó luôn nói rằng: ông bố của tôi đã dạy cho tôi 1 bài học đức tin mãnh liệt hơn bất
cứ tác phẩm thần học nào, chỉ cần 1 sự kiện như vậy thôi, khó lắm thưa ac, vì vậy chúng ta
đến tòa giải tội mà mình ko có đức tin thì các bạn cảm thấy khó chấp nhận lắm.( kể tiếp câu
truyện linh mục với bà cố).
em muốn nói thêm từ thứ 2 xa hơn đức tin là tình yêu( cái này ý nghĩa nó sâu xa lắm).
Các ac thử tưởng tượng bó hoa mà anh thanh niên lúc nãy mà tặng cho người con gái khác
thì tự hỏi bó hoa nó có ý nghĩa gì không mà quan trọng là cô gái kia có cảm nhận được gì
qua bó hoa kia không. Cho nên ko những cần đức tin mà cần cả tình yêu nữa. chính đức tin
và tình yêu đó thì chúng ta cử hành bí tích mới mang ý nghĩa trọn vẹn, và lúc đấy ta khám
phá ra rằng nó không là thần chú, ma thuật , mê tín, dị đoan như 1 người đứng ngoài nghĩ
như vậy, mà bí tích trở thành cuộc gặp gỡ với đức ki tô, sự gặp gỡ ấy là cứu độ, nhờ sự gặp
gỡ ấy tôi được an ủi, tôi được nâng đỡ, tôi được lớn lên. Vì thế mà bài này là nền tảng để
chúng ta học về các bài tích về sau. Và chúng ta có hỏi bất kì người công giáo nào thì cũng
chỉ có 7 bí tích. Khi ac nhìn vào thứ tự bí tích được sắp xếp dọc theo cuộc sống 1 con người,
và dĩ nhiên các ac lớn rồi mới tìm hiểu đạo nhưng mà các em thiếu nhi được sinh ra trong gia
đình công giáo và các ac trở thành người công giáo rồi ac sinh con ra thì ac sẽ đem con đi
rửa tội và đến khi đứa trẻ lớn lên thì cuộc sống của nó không còn gò bó trong 1 gia đình nữa
mà nó mở ra với xã hội nhiều hơn, nhiều cám dỗ hơn thì nó cần được nâng đỡ hơn thì nó
được lãnh nhận bí tích thêm sức và nó ý thức được đâu là tội nhận đâu hành động là xấu,
hành động là đúng và còn có bí tích giải tội để cho con nó biết xét mình và biết việc mình
đang làm, và bí tích thánh thể nó như là lương thực cho đời sống đạo của mình. Và khi đến
tuổi trưởng thành thì có bí tích hôn phối và bí tích truyền chức thánh. Chắc hẳn trong số anh
chị ngồi đây cũng thích con mình làm linh mục chứ nó cao quý lắm thưa anh chị. Và khi đến
chết thì ai cũng sẽ được lãnh nhận bí tích sức dầu. và cho nên nếu chúng ta nhìn nhận và ý
thức về bí tích như vậy thì ta sẽ thấy trải dài từ khi sinh ra cho đến khi chết có nghĩa là chúa
giê su hiện diện và đồng hành với mình trong 1 đời người để ngài an ủi, nâng đỡ chúng ta.

You might also like