Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Cấu trúc của gỗ cứng phức tạp hơn.

Gỗ được phân chia thành hai lớp lớn gồm Lớp vòng xốp
và lớp lan tỏa xốp. Lớp vòng xốp gồm những cây gỗ cứng lớn như cây hạt dẻ, cây du, cây hồ
đào, dâu tằm và cây gỗ sồi.. mặt cắt ngang của thân gỗ là một phần của vòng tăng trưởng
được hình thành vào mùa xuân, do đó tạo thành một khu vực có mô lớn hình thành những
vòng xốp của gỗ.

Lớp lan tỏa xốp gồm những cây như cây phong, cây liễu, cây dương cầm .. đây là những cây
gỗ yếu, mềm được hình thành chủ yếu vào mùa hè, chúng tạo thành từ những thân gỗ nhỏ và
một tỷ lệ lớn của các sợi gỗ. Những sợi này là những yếu tố cung cấp chính dinh dưỡng, thức
ăn chính cho gỗ tạo cho gỗ khỏe và dẻo dai trong khi các mạch lại là một nguồn gốc của sự yếu
đuối. Trong rừng lan tỏa xốp các lỗ chân lông được phân bố đồng đều có kích thước hợp lý sao
cho khả năng dẫn nước được lan tỏa rải rác khắp các vòng tăng trưởng thay vì được thu thập,
tích trữ ở một nơi.

Có một mối quan hệ mạnh mẽ khăng khít giữa các thuộc tính của gỗ và các thuộc tính của cây.
Mật độ của gỗ sẽ được thay đổi theo loài, theo khu vực hay theo môi trường sống. Mật độ của
gỗ tương quan với độ cứng, đồ bền, độ dẻo dai của của chúng giả sử như gỗ gụ là một cây gỗ
thích hợp cho các đồ nội thất cổ mang phong cách châu âu, trong khi gỗ sồi lại phù hợp với các
đồ nội thất, sàn gỗ mang phong cách hiện đại và tinh khiết.

Hiện nay trên thị trường phổ biến gồm hai loại gỗ mềm và gỗ cứng:
Gỗ từ cây lá kim (cây thông, cây liễu, thủy tùng...) được gọi là cây gỗ mềm và gỗ từ
dicotyledons (thường là cây lá rộng, cây gỗ sồi, gỗ lim) được gọi là cây gỗ cứng. Đôi khi cách
sử dụng tên gỗ cứng và gỗ mềm cũng có một chút sai lầm, như gỗ cứng là không nhất thiết
phải cứng, gỗ mềm không nhất thiết phải mềm. Nếu so sánh cây phong với bất kỳ loại gỗ mềm
khác thì gỗ cây phong rất mềm dễ uốn trong khi đó cây thủy tùng thì lài rất cứng hơn so với
nhiều cây gỗ cứng khác.

Tính chất Hóa học của gỗ


Ngoài nước, gỗ có ba thành phần chính là Cellulose, Polymer tinh thể có nguồn gốc từ đường
chiếm khoảng 41-43%. thành phần thứ 2 là Hemicellulose chiếm là khoảng 20% trong cây rụng
lá nhưng lại tới gần 30% trong loài cây lá kim, nó chủ yếu là các loại đường carbon được liên
kết một cách bất thường, trái ngược với Cellulose. Thành phần thứ 3 là Lignin chiếm khoảng
27% trong cây lá kim và 23% của cây rụng lá. Ba thành phần này là đan xen và liên kết cộng
hóa trị trực tiếp với nhau giữa các Lignin và Hemicellulose. Trọng tâm chính của ngành công
nghiệp giấy là sự tách biệt giữa Lignin với Cellulose, từ đó giấy được sản xuất và tiêu thụ rộng
dãi. Về hóa học, sự khác biệt giữa gỗ cứng và gỗ mềm được phản ánh trực tiếp trong các
thành phần Lignin.

You might also like