Câu Hỏi Trắc Nghiệm Dung Dịch

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

MỘT SỐ LÝ THUYẾT CẦN CHÚ Ý DUNG DỊCH

Nếu 1 pha có từ 2 cấu tử trở lên sẽ được coi là một dung dịch. VD hỗn hợp khí là hệ một
pha => coi là dung dịch
- Dung dịch được chia làm ba loại theo trạng thái tồn tại: dung dịch lỏng; dung dịch rắn;
dung dịch khí.
1. Dung dịch rắn (đã trình bày file trước)
2. Dung dịch lỏng.
2.1. Sự hòa tán chất khí vào chất lỏng:
- Định luật Henry: ở áp suất và nhiệt độ nhỏ, độ tan Xi của chất khí tỷ lệ với áp suất riêng
phần Pi của khí trên dung dịch ”

Biểu thức: Ci = K.Pi (Ci là nồng độ mol của chất khí hòa tan trong dung dịch; K: hằng số
Henry; P (atm): áp suất riêng phần của chất khí)

Hoặc: Xi = K.Pi (*) (Xi là nồng độ mol riêng phần của chất khí hòa tan trong dung dịch; K:
hằng số Henry; P (atm): áp suất riêng phần của chất khí)

Lưu ý: định luật raoult chỉ áp dụng cho dung dịch lý tưởng (dung dịch lý tưởng là dung dịch mà
lực tương tác giữa các phân tử cùng loại và các phân tử khác loại coi như bằng nhau)

 Ứng dụng phương trình (*): trong quá trình bào chế dung dịch thuốc tiêm sục khí N2 vào
dung dịch trong quá trình bào chế và đóng ống nhằm mục đích giảm nồng độ phần mol
của O2 => làm giảm áp suất riêng phần của O2 . Sự giảm áp suất riêng phần O2 trong pha
khí chứng tỏ O2 đã bị đuổi khỏi hệ => việc sục N2 giúp đuổi khí O2 ra khỏi dung dịch
thuốc tiêm điều này giúp bảo vệ dược chất khỏi sự oxy hóa của O2 => tăng độ ổn định
chế phẩm.

Khi quá trình hòa tan đạt trạng thái cân bằng; thì nhiệt độ; áp suất; hóa thế của chất khí trong
hai pha khí – lỏng bằng nhau.

- Ảnh hưởng hưởng của nhiệt độ đến độ tan chất khí:

Chất khí trong pha khí (Pi)  Chất khí trong pha dung dịch (Ci) ; ΔHhòa tan

Áp dụng nguyên lý chuyển dịch cân bằng: Thông thường quá trình hòa tan tỏa nhiệt thì cân
bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ (tức thu nhiệt) => cân bằng chuyển dịch
sang trái

 Khi tăng nhiệt độ sẽ làm giảm độ tan chất khí


 Ứng dụng điểm này trong quá trình bào chế: Đun sôi nước để loại bỏ CO2 khi pha chế
dung dịch một số thuốc nhạy cảm về chuyển hóa (Lý do phải loại bỏ; CO2 khi hòa tan
trong nước sẽ làm thay đổi pH => ảnh hưởng đến phản ứng oxy hóa/khử hoạt chất vd:
Vitamin C)
2.2. Sự hòa tan của chất lỏng vào chất lỏng
- Định luật raoult quan hệ giữa áp suất hơi và độ tan của chất lỏng.

ở một nhiệt độ xác định áp suất hơi của cấu tử i trên dung dịch tỷ lệ với nồng độ mol riêng
phần của cấu tử đó trong dung dịch

Pi = K. Xi (Pi là áp suất riêng phần; K là hằng số ; Xi là nồng độ mol riêng phần của cấu tử i)

Trong đó: K = Po là áp suất hơi bão hòa của cấu tử i tinh khiết .

 Pi = Po. Xi

Lưu ý: định luật raoult chỉ áp dụng cho dung dịch lý tưởng (dung dịch lý tưởng là dung dịch mà
lực tương tác giữa các phân tử cùng loại và các phân tử khác loại coi như bằng nhau)

Biểu thức của định luật Raults giống với định luật henry nhưng khác ở chỗ định luật raoults
đúng cho cả chất tan và dung môi còn định luật henry chỉ đúng cho chất tan.

- Áp suất hơi của dung dịch lý tưởng = tổng áp suất hơi riêng phần các cấu tử.
P = PA + PB = P0A. XA + P0B. XB vì XA + XB = 1
 Min(P0A, P0B) < P < Max(P0A, P0B)

Các thuộc tính tập hợp của dung dịch:

Là các tính chất chỉ phụ thuộc vào số lượng các tiểu phân chất tan có trong dung dịch ít phụ
thuộc vào đặc tính tiểu phân ( như kích thước; điện tích…)

Có 4 thuộc tính phụ thuộc vào nồng độ:

- Độ hạ băng điểm: ΔTđđ = Kđđ. mB (ΔTđđ: độ hạ băng điểm của dung môi trong dung dịch;
Kđđ: hằng số nghiệm lạnh; mB: nồng độ molan của chất tan)
- Độ tăng nhiệt độ sôi: ΔTs = Ks. mB ((ΔTđđ: độ tăng nhiệt độ sôi của dung môi trong dung
dịch; Kđđ: hằng số nghiệm sôi; mB: nồng độ molan của chất tan)
- Độ giảm tương đối áp suất hơi bão hòa: (P0A: áp suất hơi bão hòa của dung môi tinh
khiết; PA: áp xuất hơi bão hòa của dung môi trong dung dịch; MA: khối lượng phân tử của
dung môi)
- Áp suất thẩm thấu: (dA: tỷ trọng của dung môi): là áp suất gây ra do sự có mặt của chất
tan trong dung dịch làm giảm hóa thế của dung môi trong dung dịch so với trong dung
môi nguyên chất.

Để đo áp suất thẩm thấu có 2 cách: dựa vào độ hạ băng điểm hoặc độ tăng nhiệt độ sôi

Dung dịch đẳng trương và cách pha

Dung dịch đẳng trương là dung dịch với dịch sinh học: là dung dịch có áp suất thẩm thấu,
độ hạ băng điểm giống dịch sinh học và không làm thay đổi thể tích tế bào khi trộn tế bào
với dung dịch đó.

Như vậy phải đồng thời thỏa mãn 2 Điều kiện trên thì dung dịch mới được coi là dung dịch
đẳng trương, nếu chỉ thỏa mãn điều kiện về áp suất thẩm thấu, độ hạ băng điểm giống dịch
sinh học thì mới chỉ được coi là dung dịch đẳng thẩm áp

 Lưu ý: độ hạ băng điểm của dịch sinh học là 0,520C


Trong các loại dung dịch ưu trương , nhược trương, đẳng trương: thì dung dịch đẳng trương
thường được dùng để tiêm truyền vì tránh gây tai biến .

Tuy nhiên: điều này không hoàn toàn bắt buộc :

Dạng bài tập pha chế dung dịch đẳng trương.

Điều kiện cần: Dung dịch phải có áp suất thẩm (độ hạ băng điểm thấu giống/ gần giống dịch
sinh học ~ áp suất thẩm thấu của dung dịch NaCL 0,9%

Điều kiện đủ: Không làm thay đổi thể tích tế bào.

 E: Số gam NaCL tạo ra được áp suất thẩm thấu tương đương với 1g dược chất
 V(0,3mL): số mL dung dịch đẳng trương chứa 0,3g dược chất
 ∆𝑇𝑏1% : Độ hạ băng điểm của dung dịch có nồng độ 1% dược chất

Giải:
Đ/an K71 đề 4
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DUNG DỊCH

Câu 1: lựa chọn đáp án thích hợp để điền vào chỗ trống:

Nhiệt độ sôi của dung môi trong dung dịch ….nhiệt độ sôi của dung môi nguyên chất

A. Nhỏ hơn
B. Bằng nhau
C. Lớn hơn
D. Không xác định

Câu 2: Ý nghĩa của chỉ số đẳng trương E(Morphine. HCl) = 0,15 là:

A. 0,15g Morphine. HCl tạo được áp suất thẩm thấu tương đương với 1g NaCl
B. 0,15g Morphine pha với 1L dung môi sẽ tạo dung dịch đẳng trương
C. 0,15g Morphine pha với 100mL dung môi sẽ tạo dung dịch đẳng trương
D. 0,15g NaCl tạo được áp suất thẩm thấu tương đương với 1g Morphine. HCl
Câu 3: Để hình thành dung dịch rắn các chất phải tương tự với nhau về :

A. Cấu trúc tinh thể B. Nhiệt độ nóng chảy C. Trọng lượng phân tử

Câu 4: Áp suất thẩm thấu là:

A. Áp suất gây ra bởi sự có mặt của chất tan làm giảm động năng của dung môi trong dung
dịch so với dung môi nguyên chất
B. Áp suất gây ra bởi sự có mặt của chất tan làm tăng hóa thế của dung môi trong dung dịch
so với dung môi nguyên chất
C. Áp suất gây ra bởi sự có mặt của chất tan làm tăng động năng của dung môi trong dung
dịch so với dung môi nguyên chất
D. Áp suất gây ra bởi sự có mặt của chất tan làm giảm hóa thế của dung môi trong dung dịch
so với dung môi nguyên chất

Câu 5: Chỉ số đẳng trương V0,3(Procain. HCl) = 7mL có nghĩa là:

A. Dung dịch Procain.HCl 0,3% là dung dịch đẳng trương


B. Lấy 0,3g Procain. HCl, thêm nước cho tới vừa đủ 7mL sẽ tạo dung dịch đẳng trương
C. Lấy 0,3mol Procain. HCl, thêm nước cho tới vừa đủ 7mL sẽ tạo dung dịch đẳng trương

Câu 6: Các yếu tố làm tăng độ hòa tan của dược chất khi bào chế dưới dạng dung dịch rắn:

1. Chất mang tạo lớp khuếch tán có tác dụng trợ tan
2. Tính thấm ướt giữa dược chất và môi trường tăng nhờ chất mang thân nước
3. Kích thước tiểu phân nhỏ
4. Có sự kết tụ, tập hợp giữa các tiểu phân
A. 1,2 B. 1,3,4 C. 2,3 D. 1,2,3
Câu 163: Dung dịch lý tưởng được tạo thành từ:
a. các phần tử chất giống nhau về tính chất vật lý.
b. các phần tử chất giống nhau về tính chất hóa học.
c. các phần tử chất giống nhau cả về tính chất vật lý và tính chất hoá
học.
d. a, b, c đều sai.
164. Dung dịch thực khác với dung dịch lý tưởng ở đặc điểm:
a. tổng lực tương tác giữa các phần tử bằng không.
b. lực tương tác giữa các phần tử khác không.
c. lực tương tác giữa các phần tử bằng nhau và bằng không.
d. lực tương tác giữa các phần tử không giống nhau và khác không
165. Dung dịch lý tưởng là dung dịch có tính chất:
a. tổng lực tương tác giữa các phần tử bằng không.
b. lực tương tác giữa các phần tử khác không.
c. lực tương tác giữa các phần tử bằng nhau và bằng không.
d. lực tương tác giữa các phần tử không giống nhau và khác không.

167. Qui tắc ưu tiên khi chọn dung môi để hòa tan phải dựa vào:
a. độ phân cực giống nhau.
b. độ phân cực khác nhau.
c. độ âm điện giống nhau.
d. độ âm điện khác nhau.

175. Áp suất thẩm thấu của dung dịch phụ thuộc vào yếu tố nào:
a. nồng độ của dung dịch.
b. trạng thái của dung dịch.
c. áp suất hơi của dung dịch.
d. cả b và c đúng.
176. Áp suất thẩm thấu của dung dịch sẽ giảm khi:
a. nhiệt độ giảm.
b. nhiệt độ tăng.
c. nồng độ dung dịch tăng.
d. độ điện ly giảm.
177. Áp suất thẩm thấu của dung dịch tăng khi:
a. nhiệt độ dung dịch tăng.
b. nhiệt độ dung dịch giảm.
c. áp suất hơi của dung dịch giảm.
d. cả a và c đều đúng.
178. Nhiệt độ sôi của dung dịch chứa chất tan không bay hơi sẽ thay đổi như thế nào nếu nồng
độ của dung dịch tăng.
a. tăng.
b. giảm.
c. không ảnh hưởng.
d. chưa xác định được.
179. Nhiệt độ kết tinh của dung dịch chứa chất tan không bay hơi sẽ thay đổi như thế nào nếu
nồng độ của dung dịch tăng.
a. tăng.
b. giảm.
c. không ảnh hưởng.
d. chưa xác định được

181. Áp suất hơi của dung dịch phụ thuộc vào yếu tố nào:
a. nhiệt độ, bản chất của dung môi và chất tan.
b. thành phần của các cấu tử trong pha lỏng.
c. áp suất tổng.
d. cả a, b, c đều đúng

183. Sự hòa tan chủa chất khí vào trong lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào:
a. nhiệt độ áp suất và bản chất của chất khí và lỏng.
b. nhiệt dung riêng của chất khí và lỏng.
c. nhiệt hoá hơi của chất lỏng.
d. nhiệt ngưng tụ của chất lỏng.

185. Xác định áp suất hơi của dung dịch chứa 2 mol A và 1 mol B. Cho biết áp suất hơi của A
và B nguyên chất lần lượt là 120,2 và 36,7 mmHg.
a. 277,1 mmHg
b. 193,6 mmHg
c. 92,37 mmHg
d. 64,53 mmHg
186. Xác định nhiệt độ kết tinh của dung dịch chứa 5g urê (M = 60 g/mol) trong
100g nước. Cho biết hằng số nghiệm lạnh của nước là 1,86.
a. -1,550C
b. 1,550C
c. 1,480C
d. - 1,480C
187. Xác định áp suất thẩm thấu của dung dịch chứa 10g đường glucose (M=180 g/mol) trong
một 100ml dung dịch ở 300C.
a. 0,0138 atm

b. 1,38 atm
c. 0,0137 atm
d. 33,44 atm
188. Một dung dịch được xem là dung dịch lý tưởng phải có đặc điểm gì:
a. lực tương tác giữa các phân tử cùng loại và các phân tử khác loại là như nhau.
b. khi tạo thành dung dịch không có hiệu ứng nào (ΔV = 0, ΔU=0, ΔH =0).
c. thành phần của chất tan rất bé so với thành phần của dung môi.
d. Cả a và b đều đúng.

189. Một dung dịch được xem là dung dịch vô cùng loãng phải có đặc điểm gì:
a. lực tương tác giữa các phân tử cùng loại và các phân tử khác loại là như nhau.
b. khi tạo thành dung dịch không có hiệu ứng nào ΔV = 0, ΔU=0, ΔH =0).
c. thành phần của chất tan rất bé so với thành phần của dung môi.
d. Cả a và b đều đúng

190. Sử dụng phương pháp nào để tách hai cấu tử nước và etanol tan lẫn vào nhau.

a. chưng cất. b. trích ly. c. chiết tách. d. kết tinh

193. Quá trình hấp phụ vật lý khác với hấp phụ hóa học:

You might also like