Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Trường Trung học phổ thông Lương Ngọc Quyến được thành lập ngay sau Cách mạng

Tháng Tám ở tỉnh


Thái Nguyên. 76 năm hình thành và phát triển của trường là một chặng đường đầy thử thách và rất vẻ
vang. Thành quả mà nhà trường đã mang lại cho đất nước, cho cách mạng, cho địa phương là hết sức
phong phú.
Sự lãnh đạo của các cấp bộ Đảng là nhân tố quan trọng đảm bảo mọi thành công của trường. Lịch sử của
trường là lịch sử thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng nói chung và đường lối giáo dục nói riêng của
Đảng CSVN ở một đơn vị giáo dục.
Cuốn “Lịch sử trường Trung học phổ thông Lương Ngọc Quyến” góp phần vào việc tìm hiểu và khẳng
định lịch sử nền giáo dục cách mạng của thành phố Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên thông qua lịch sử
của một nhà trường tiêu biểu: trường THPT Lương Ngọc Quyến.
Cuốn sách nhằm giáo dục các thế hệ thầy và trò về lòng biết ơn và tự hào với truyền thống tốt đẹp của nhà
trường, tuyên truyền trong nhân dân các dân tộc của tỉnh để thêm tự hào và tin tưởng đối với sự nghiệp
giáo dục thế hệ trẻ mà nhà trường đang đảm nhiệm, tích cực tham gia xây dựng trường về mọi mặt làm
cho trường tiến lên không ngừng.
Cuốn “Lịch sử trường Trung học phổ thông Lương Ngọc Quyến” là một công trình nghiên cứu khoa học
nghiêm túc được biên soạn dưới ánh sáng đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Viêt Nam về giáo
dục, theo phương pháp luận sử học tiên tiến, đáp ứng nguyện vọng thiết tha và chính đáng của đông đảo
thầy và trò đã từng dạy và học ở trường Lương Ngọc Quyến.
Quá trình hình thành và phát triển của trường Trung học phổ thông Lương Ngọc Quyến gắn liền với những
biến động lịch sử của đất nước từ tiếng gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, đến 20 năm chống Đế
quốc Mỹ và phát triển thịnh vượng đến ngày hôm nay. Chỉ hai tháng sau, tiếng súng toàn quốc kháng chiến bùng
nổ ở Thủ đô Hà Nội. Chiến sự lan rộng dần. Máy bay Pháp đã đe dọa thị xã Thái Nguyên . Tình thế bắt buộc
trường phải sơ tán đến nơi an toàn để tiếp tục việc dạy học ( làng Đồng Mỗ). Tháng 3 năm 1947, trường tạm thời
giải thể, chưa đi hết biên chế chu kỳ một năm học . Năm 1947, quán triệt tinh thần đường lối giáo dục của Đảng
trong thời chiến, vừa chiến đấu giặc ngoại xâm, vừa phổ cập giáo dục. Trường được Nha Trung học vụ và Khu
giáo dục Khu Một mở lại, đặt tại thị xã Cù Vân huyện Đại Từ. Lấy tên là trường trung học phổ thông Cù
Vân. Trong năm 1947, trường chuyển về huyện Phú Bình, đóng tại Phương Độ. Đổi tên thàn trường THPT
Phương Độ. Năm học 1950 – 1951 trường chuyển về làng Quyên thuộc xã Bảo Lý sau vào phía trong huyện Phú
Bình. 1953 chuyển trường phổ thông cấp II – III Lương Ngọc Quyến lên sáp nhập với trường phổ thông cấp II
Ngô Quyền đang đóng ở xã Tân Cương huyện Đồng Hỷ, lấy tên là Lương Ngọc Quyến . Năm học 1955 trường
phổ thông cấp II – III Lương Ngọc Quyến chuyển về thị xã Thái Nguyên, đóng tại một quả đồi thuộc khu vực
Kép - le. Sát nhập thêm trường cấp 2 Hiệp Hũa, Đồng Tiến, Tích Lương. Tuy đã trải qua thời gian chống Pháp
với nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, vừa học vừa chiến đấu nhưng toàn thể nhà trường đã thu hút được nhiều
học sinh không chỉ trong khu vực phía Bắc mà còn có cả học sinh miền Nam, học sinh Lào. Trở thành một
trung tâm đào tạo trí thức trẻ cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Vinh dự kết nghĩa với trường THPT Banca
Byttrica (Tiệp Khắc).
Ngày 13/3/1960 Bác Hồ đã đến thăm trường. Người căn dặn nhà trường phải không ngừng nâng cao chất
lượng giảng dạy, căn dặn học sinh “Các cháu phải học tập tốt, lao động tốt, đoàn kết tốt”. Đây vừa là niềm tự
hào vừa là sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thầy và trò nhà trường. Khích lệ tinh thần giảng dạy
và học hỏi của thầy trò nhà trường vượt lên tình cảnh chiến tranh đầy khó khăn. Nhà trường đã lấy ngày 13/3
hàng năm làm ngày truyền thống nhà trường.
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp nhân dân ta tiếp tục với cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ngày 5/8/1964 đế
quốc Mỹ leo thang đánh phá ra miền Bắc XHCN. Trường cấp II, III Lương Ngọc Quyến sơ tán. Nhiều thế hệ
học sinh đã nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, lên đường ra trận và hi sinh, trong đó có liệt sĩ Vũ Xuân - người đã
để lại câu nói đầy triết lí cho thế hệ trẻ “Đừng làm hoen ố máu của những người đi trước". Tháng 9/1970 trường
lại trở về vị trí hiện nay rồi lại tạm thời sơ tán trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”. Dù có trong bom
đạn, thầy và trò trường THPT Lương Ngọc Quyến vẫn cống hiến hết mình cho nền giáo dục nước nhà. Không
chỉ “sản sinh” ra nhân tài trí thức mà còn mang đến cho Tổ Quốc những người chiến sĩ anh hùng bất khuất, hi
sinh vì mục đích dân tộc, đời đời nhớ ơn. Hoàn cảnh khó khăn không ngăn được tinh thần “dạy thật tốt, học thật
tốt" của thầy và trò nhà trường.
Trải qua muôn vàn khó khăn 2 cuộc chiến tranh dân tộc, bom đạn cũng không thể cản phá được tinh thần
mạnh mẽ của thầy trò nhà trường, toàn thể nhà trường đã cùng nhau đoàn kết vượt qua mọi khó khăn để có
được thành tích như này hôm nay. Đã từng bị thiếu thốn vật chất, những bữa ăn không đầy đủ, khu nhà dạy
học tạm bợ nhưng vượt lên tất cả là sự nhiệt huyết, năng lượng và một trái tim yêu nghề nồng cháy, ngọn lửa
của nhiệt huyết của các thế hệ giáo viên quyết tâm đưa những con chữ, các con sô và bài học đến với cuộc đời.
Trường THPT Lương Ngọc Quyến phát triển mạnh mẽ và ổn định tới ngày hôm nay là công sức, sự đồng tâm
đồng sức của toàn thể nhà trường.
Công tác ngoại giao, nhà trường vẫn tiếp tục gìn giữ và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với nước bạn Lào,
mối quan hệ mà Bác Hồ kính yêu và chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản đó xây dựng. Trường THPT Lương Ngọc
Quyến kết nghĩa với trường THPT Pặc Săn của tỉnh Bô Ly Khăm Say tại trường THPT Pặc Săn vào tháng 5
năm 2006. Năm 2009 được nước CHDCND Lào trao tặng Huân chương Hữu nghị. Qua các thành tựu kể trên
không chỉ là sự cố gắng của thầy và trò nhà trường mà đó còn là sự quan tâm, động viên của Đảng và chính
phủ, các cấp chính quyền, các bậc cha mẹ phụ huynh, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đó là sự khích lệ
tinh thần to lớn, là bàn đạp để tập thể nhà trường phát triển bền vững trong tương lai.

You might also like