Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

BÀI 5: KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

I. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

1. Khái niệm giai đoạn khởi tố vụ án HS: là giai đoạn mở đầu của quá trình TTHS, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có
hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố VA.

2. Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án HS: Là xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để khởi tố hoặc không khởi tố vụ
án HS, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội

3. Ý nghĩa của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự: Là giai đoạn TTHS đầu tiên khởi động quá trình TTHS, mở đầu cho các hoạt động
điều tra làm rõ vụ án hình sự; Khởi tố vụ án hình sự đúng pháp luật góp phần bảo vệ pháp chế, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của
công dân.
II. CĂN CỨ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cánhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tinđại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhànước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hànhtố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.
Nguồn tin về tội phạm => Dấu hiệu tội phạm (có tính nguy hiểm, tính có lỗi; tính trái PL hình sự; tính phải chịu HP/TNHS)
Dấu hiệu tội phạm là căn cứ khởi tố

3. Căn cứ không khởi tố VAHS (Đ.157, K4 Đ.1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều BLTTHS năm 2021)
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc
người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
II. THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.Khái niệm:
Là quyền hạn của các cơ quan NN trong việc đánh giá một sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm hay không để ra quyết định
KTVAHS hoặc không KTVAHS.

2. Chủ thể có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự (Đ.153)


Cơ quan được giao
. Cơ quan Viện kiểm Hội đồng nhiệm vụ tiến hành
xét xử một số hoạt động
điều tra sát điều tra

CQĐT
CQĐT CQĐT của
của trong VKSND
CAND QĐND TC,
VKSQS
TW
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự (Điều 153 BLTTHS)
1. Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản
2, 3 và 4 Điều này.

2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại
Điều 164 của Bộ luật này.(dấu hiệu tội phạm trong
lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình)

3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra;

b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
4. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát
hiện có việc bỏ lọt tội phạm.
a. CQĐT khởi tố vụ án (K 1 Đ. 153)

Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại
các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

b. VKS khởi tố vụ án hình sự (K3 Đ.153)


Viện kiểm sát ra QĐ KTVA trong các trường hợp
(Thẩm quyền ra QĐ khởi tố vụ án thuộc Viện trưởng, phó Viện trưởng VKS các cấp (K2,3 Đ.41)
• VKS hủy bỏ QĐ không khởi tố VA của CQĐT, CQ được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

• Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

• Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử

c. Hội đồng xét xử ra QĐ khởi tố VA (K4. Đ.153)


Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà
phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.
d. Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiểm ngư khởi tố vụ án

Bộ đội biên phòng- Các tội xâm phạm ANQG (chương XIII BLHS) có thẩm quyền- Tội phạm được quy định tại
các điều: 150 (buôn khởi tố vụ án đốibán người), 151, 152, 153, 188 (buôn lậu), 189, với các tội192, 193, 195, 207,
227, 235, 236, 242, 247, 248,
249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256,
303, 304,
(K1 Đ.32 luật
TCCQĐTHS)305, 306, 309, 330, 337, 338, 346, 347, 348, 349

Người có thẩm quyền khởi và 350 của BLHS tố (k2,3 Đ.32 luật - Các tội phạm này xảy ra trong khu vực biên giới
TCCQĐTHS)
trên đất liền, bờ biển, hải đảo và các vùng biển do
Bộ đội biên phòng quản lý.
Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiểm ngư khởi tố vụ án (tt)
Hải quan
có thẩm quyền khởi tố vụ án
• Tội buôn lậu (Đ.188 BLHS)
đối với các tội (K1 Đ.33 Luật
TCCQĐTHS • Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
(Người có thẩm quyền ra QĐKTVA: Cục trưởng cục (Đ.189 BLHS)
điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng cục kiểm tra sau
thông quan; Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, TP trực • Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Đ.190)
thuộc trung ương)

• Kiểm lâm khởi tố vụ án (Đ. 34 luật TCCQĐTHS)


• Lực lượng Cảnh sát biển khởi tố vụ án (Đ.35 luật TCCQĐTHS)

• Kiểm ngư khởi tố vụ án (Đ.36 luật TCCQĐTHS)

IV. KHỞI TỐ VỤ ÁN THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI

Điều 155 BLTTHS, K3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTHS 2021)
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ
Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể
chất hoặc đã chết.”.
-Cơ sở lý luận: cân nhắc lợi ích bị hại trong tương quan lợi ích nhà nước, lợi ích chung; tội phạm thuộc trường hợp ít nghiêm trọng
hơn; chủ yếu gây thiệt hại cho cá nhân; bị hại biết thông tin về vụ án chủ động yêu cầu khởi tố) => dành cho bị hại quyền yêu cầu
khởi tố.
-Khoản 1 các điều:

Đ.134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Đ.135 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh); Đ.136 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội); Đ.138
(Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Đ.139 (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính); Đ.141 (Tội hiếp dâm); Đ.143 (Tội cưỡng dâm); Đ.155
(Tội làm nhục người khác); Đ.156 (Tội vu khống). (Bỏ Điều 226 – Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp)
BỊ HẠI RÚT YÊU CẦU KHỞI TỐ

• Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã
yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

• Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị
ép buộc, cưỡng bức.

V. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KHỞI TỐ VỤ ÁN

You might also like