Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1.

Mở bài:
Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo
theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng
diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan
tâm của toàn dư luận hiện nay chính là hiện tượng học qua loa đối phó của học
sinh hiện nay.
2. Thân bài:
a. Khái niệm:
- Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não,
ham thích.
- Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.
- Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại
ngay lập tức, nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.
- Học chỉ để đối phó với những bài kiểm tra, kì thi trước mắt
b. Thực trạng:
- Tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ
dàng nhận ra. ( Chép sách khi thầy cô giao bài tập, không chịu lắng nghe, làm
bài tập,...)
- Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để
thầy cô không khiển trách.
- Bài tập được giao về nhà các em không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa.
- Học đối phó chỉ để làm “đẹp” bảng điểm, thiếu sự trung thực trong các bài
kiểm tra
- Học tủ, chỉ học ngay sát ngày trước ngày kiểm tra
c. Nguyên nhân:
- Chủ quan: do ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra
được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,…
- Khách quan: Số lượng bài tập quá nhiều và khó khiến các bạn chưa làm kịp
đã đến thời hạn nộp; do sự kì vọng từ gia đình,....
d. Tác hại:
- Đối với bản thân:
+ Ảnh hưởng đến tâm lí, không tìm được hứng thú của việc học dẫn đến nhàm
chán
+ Tạo ra nhiều lỗ hổng kiến thức, thiếu nền tảng kiến thức đến trầm trọng
+ Ảnh hưởng đến nhân cách, đạo đức của một con người
+ Tạo ra sự ỷ lại, lười suy nghĩ
- Đối với xã hội:
+ Xã hội sẽ kém phát triển nếu luôn xuất hiện tình trạng học đối phó
+ Nền giáo dục suy thoái, nhân tài đất nước ngày càng một ít dần
e. Biện pháp:
+ Mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi phát huy
bằng chính khả năng của bản thân mình
+ Gia đình phải động viên, tránh gây áp lực hoặc đặt sự kì vọng quá lớn vào
con em của mình
+ Giáo dục cần có phương pháp cải tiến đổi mới giáo dục để các em tìm thấy
cái đẹp của việc học từ đó có thể giảm việc học đối phó. Có những biện pháp
với những hành vi học đối phó
3. Kết bài:
Hiện tượng học qua loa đối phó của học sinh hiện nay không còn quá xa lạ
trong cuộc sống. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng
ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc học đối phó vừa để khiến bản
thân mình phát triển hơn, vừa góp sức giúp đất nước và xã hội phát triển bền
vững.

You might also like