Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHƯƠNG 5. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

I. KHÁI NIỆM KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
- Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, trong đó các yếu tố đầu vào, đầu
ra của sản xuất đều được thực hiện thông qua thị trường, tuân theo nguyên tắc và quy luật thị
trường.
- Kinh tế thị trường có sự đầu tư và chuẩn bị về sản phẩm, giá,v.v… chứ không chỉ trao đổi tự phát
như kinh tế giản đơn.
- Các giai đoạn: kinh tế thị trường tự do – kinh tế thị trường hiện đại.
- Đa dạng mô hình ứng với các quốc gia khác nhau.
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gồm 3 đặc điểm chính:
+ Vận hành theo các quy luật của thị trường.
+ Thực hiện đồng thời 5 mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
+ Có sự điều tiết của đảng và do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.
 Vừa có đặc trưng vốn có của KTTT, vừa có đặc trưng riêng của Việt Nam (phù hợp với hoàn
cảnh lịch sử và chế dộ chính trị cuả đất nước.)

II. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
- Phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quy luật phát triển khách quan.
VN đã có nền tảng KTHH và điều kiện thuận lợi (như thị trường lao động, tài nguyên,…) việc đi
lên KTTT là tất nhiên.
Có tính XHCN là do nền KTTT phụ thuộc vào QHSX của Việt Nam.
- KTTT có tính ưu việt thúc đẩy kinh tế.
+ Quy luật cung cầu sẽ phân bổ nguồn lực hiệu quả. (vd: sinh viên tạo ra nhu cầu cho thuê nhà
trọ, các hàng quán giá rẻ…)
+ Quy luật cạnh tranh thúc đẩy lực lượng sản xuất, cải tiến kỹ thuật công nghệ, nâng cao NSLĐ.
(vd; iphone thay đời theo từng năm, ngày càng đời mới…)
- KTTT định hướng XHCN phù hợp với mong muốn của nhân dân.
Vì nhà nước VN do dân, của dân, vì dân -> chỉ nền kinh tế ĐHXHCN mới phù hợp với ý chí của
nhà nước điều tiết nó.

III. ĐẶC TRƯNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
1. Mục đích riêng biệt.
- Để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH.
- Từng bước xây dựng QHSX tiến bộ phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất.
- Thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế.
- Quan hệ sở hữu: tổng hợp, vừa có quan hệ sở hữu công lẫn quan hệ sở hữu tư.
- Thành phần kinh tế đa dạng.
+Thành phần kinh tế nhà nước (các doanh nghiệp nhà nước…)
+Thành phần kinh tế tập thể (hợp tác xã…)
+Thành phần kinh tế tư nhân (công ty hữu hạn, tập đoàn tư…)
+ Hình thức liên doanh liên kết nhà nước-tư nhân (cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước).
(*) Vai trò chủ đạo: Kinh tế nhà nước.
(*) Động lực quan trọng, nòng cốt để phát triển độc lập tự chủ: kinh tế tư nhân.
(*) Ở TBCN thì vai trò chủ đạo nằm ở kinh tế tư nhân.
3. Quan hệ quản lý nền kinh tế.
- Pháp quyền. Nhiều công cụ quản lí kinh tế và các thể chế đa dạng.
- Điều tiết những khuyết tật thị trường để có lợi cho toàn dân, không chỉ riêng một tầng lớp như
TBCN.
4. Quan hệ phân phối thu nhập cá nhân: Nhiều hình thức.
- Phân phối theo kết quả lao động (làm nhiều hưởng nhiều…)
- Phân phối theo hiệu quả kinh tế, theo đóng góp vốn (tùy theo lãi hay lỗ, góp vốn nhiều hay ít…)
- Phân phối theo phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội (quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ hưu trí…)
5. Quan hệ gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội: biểu hiện qua các chính sách mang
tính công bằng-bình đẳng như…
- Chính sách lao động việc làm.
- Chính sách với người có công.
- Chính sạc thu nhập.
(*) Đây là ưu tiên chứ không đơn thuần là phương thức duy trì nền KTTT như TBCN.

IV. THỂ CHẾ KINH TẾ TT ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.


1. Khái niệm thể chết KTTT ĐH XHCN.
- Thể chế KTTT là hệ thống quy tắc, pháp luật, bộ máy quản lí, cơ chế vận hành và điều chỉnh
các hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế.
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường lối, chủ trương chiến
lược, hệ thống pháp luật, chính sách xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh hành vi và các quan hệ
kinh tế của các chủ thể có liên quan đến hoạt động kinh tế, nhằm hướng tới thiết lập đồng bộ các
yếu tố thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu nước mạnh, dân chủ văn
minh.
2. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Kinh tế thị trường mới được hình thành và đang phát triển, nên thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chưa đồng bộ: thiếu thống nhất, chồng chéo về mặt nội dung,
các bộ luật khắc nhau.
- Hệ thống kinh tế của chúng ta chưa đầy đủ, chưa theo kịp (VD: vẫn chưa có mức thuế với 1
ngành đang dẫn đầu là kinh doanh online.)
- Hệ thống thể chế chưa đủ chất lượng: đủ mạnh, chưa đủ các loại thị trường cơ bản (như thị
trường tài chính, thị trường bất động sản…), không hiệu quả (không kiểm soát được dòng tiền,
khó phát hiện tệ nạn…)

V . BẢN CHẤT LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.


1. Khái niệm: Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động
kinh tế của con người.
2. Bản chất:
+ Phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các chủ thể trong nền sx xã hội. (VD: ngư
dân phải có mối liên hệ với các nhà hàng hải sản, hiệp hội tàu bè, ngân hàng vay vốn, v.v…)
+ Phản ánh bản chất xã hội trong từng giai đoạn lịch sử (tính lịch sử) (VD: ngư dân thời nay và
thời bao cấp có nhiều điểm khác biệt)
3. Biểu hiện
+ Gắn vỡi mỗi chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích kinh tế cũng khác nhau (cái này do
quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quyết định) (VD: với các nhà thầu thì lợi ích kinh tế là cổ tức, với
nhân viên làm công ăn lương thì lợi ích kinh tế lại là tiền công theo tháng…)
4. Vai trò lợi ích kinh tế.
+ Là động lực trực tiếp của các chủ thể kinh tế và hoạt động kinh tế-xã hội.
+ Là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác (như lợi ích văn hóa, tinh thần, xã hội…)
(VD: muốn làm từ thiện thì phải có tiền trước)
5. Quan hệ lợi ích kinh tế trong kinh tế thị trường.
- Khái niệm: là sự thiết lập những tương tác giữa các chủ thể kinh tế nhằm mục tiêu xác lập các
loại lợi ích kinh tế trên cơ sở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tần
tương ứng trong một giai đoạn phát triển xã hội nhất định.
- Sự thống nhất: Thực hiện lợi ích kt của chủ thể này không thể tách rời lợi ích ích kinh tế của chủ
thể khác.
(VD: Doanh nghiệp có hoạt động tốt thì lương công nhân viên mới được đảm bảo)
- Sự mâu thuẫn:
+ Vì những lợi ích của những chủ thể khác nhau, khi chạy theo lợi ích cá nhân đó có thể gây ra
tổn hại lợi ích của chủ thể khác.
+ Thu thập của chủ thể này tăng lên thì thu nhập của chủ thể khác giảm xuống.
(VD: Buôn lậu chạy theo lợi nhuận sẽ gây ra tổn hại cho người tiêu dùng, thuế giảm thì lợi ích
doanh nghiệp tăng)
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế.
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
+ Địa vị cúa các chủ thể kinh tế trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội.
+ Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế.
- Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường.
+Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.
+ QUan hệ giữa những người sử dụng lao động.
+ QH giữa những người lao động.
+ QHLIKT cá nhân, nhóm. lợi ích xã hội. (lợi ích nhóm tiêu cực là đồng loạt tham ô.)
6. Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu.
- Theo nguyên tắc thị trường: Phân phối thu nhập theo hiệu quả sản xuất kinh doanh, theo sở hữu
vốn và các nguồn lực.
- Theo chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội nhằm tạo sự bình đẳng và thúc
đẩu tiến bộ xã hội.
7. Vai trò của nhà nước trong lợi ích kinh tế:
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể
kinh tế.
+ Giữ vững ổn định chính trị.
+ Môi trường pháp luật thông thoáng.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng,
+ Tạo lập môi trường văn hóa.
- Điều hòa lợi ích cá nhân-doanh nghiệp-xã hội: biểu hiện qua các chính sách phân phối thu nhập.
+ Thuế thu nhập cá nhân: thu của người giàu sung quỹ phuc lợi xã hội cho người nghèo, thu hẹp
khoảng cách giàu nghèo.
+ Tiền lương tối thiểu theo các khu vực: lưới an toàn bảo vệ người lao động, tranh mâu thuẫn
giữa chủ và thợ…
+…
- Kiểm soát ngăn chặn các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với phát triển xã hội.
+ Thực hiện công bằng xã hội, xử lí vi phạm.
+ Xóa đói giảm nghèo.
+ NN phải kiểm soát được dòng tiền lưu chuyển và thu nhập của người dân.
- Giải quyết những mâu thuẫn trong lợi ích kinh tế.
(VD: mâu thuẫn chủ-thợ sẽ gây biểu tình, v.v…)
+ Nhà nước là trọng tài, giải quết mâu thuẫn xung đột, đảm bảo hài hòa công bằng.

You might also like