Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÁ O CÁ O THÍ NGHIỆ M HOÁ ĐẠ I CƯƠNG

Tên bài thí nghiệm: phân tích định tính một số ion trong cùng dung dịch mẫu
I. Cơ sở lý thuyết
1. Ion PO43-
- Nhận biết ion photphat bằng thuốc thử amoni molipdat
- Tốc độ tạo thành kết tủa phụ thuộc vào nồng độ photphat có trong dung
dịch
2. Ion CO32-
- Axit hoá dd bằng HCl
- Nhận biết ion cacbonat bằng dung dịch Ba(OH)2 hay nước vôi trong.
3. Ion Cl-
- Thêm AgNO3 để dd kết tủa hoàn toàn
- Lọc rửa kết tủa, lấy nước lọc đem axit hoá bằng dd HNO3
4. Ion NO3-
- Dùng chất khử Fe2+, ion nitrat bị khử thành NO khi có mặt của H2SO4 đặc
- Khí NO sinh ra kết hợp với lượng dư Fe2+ tạo thành FeNO2+ màu nâu giữa
lớp nước và lớp acid sunfuric đặc.
II. Thí nghiệm
Có 2 dd M và M1 (trong đó M chứa cả 4 ion, M1 chứa một số ion trong 4
ion)
Sơ đồ
1. Thí nghiệm A: kết tủa CO32- và PO43-
- Tiến hành thí nghiệm:
 Thử độ pH của hai dd mẫu (nếu mt axit, thêm NH3 3M đến khi đạt mt
kiềm)
 Thêm dd Ca(NO3)2 0.1 M đến khi kết tủa hoàn toàn
 Ly tâm ống nghiệm, tiến hành tách và lọc, rửa kết tủa 3 lần với nước
cất.
- PTHH:
2. Thí nghiệm B: định tính ion PO43-
- Tiến hành thí nghiệm
 Hoà tan kết tủa có được ở thí nghiệm A bằng vài giọt HNO3 6M
 Thêm dd (NH4)2MoO4 0.5M lắc đều và ngậm trong nước ấm, để yên
khoảng 15p
- Hiện tượng và giải thích
 Kết tủa vàng xuất hiện ở cả hai dd thử M, M1  dung dịch M1 có
chứa ion PO43-
 Ion photphat kết tủa trong dung dịch muối amoni molipdat do sự
phản ứng giữa ion photphat (PO43-) và ion molipdat (MoO42- ) trong
môi trường kiềm.
- PTHH: 3NH4+ + PO43- + 12 MoO42- + H2O → (NH4)3PO4.12MoO3
3. Thí nghiệm C: định tính ion CO32-
- Tiến hành thí nghiệm
 Sử dụng kết tủa thí nghiệm A, nhúng đầu đũa thuỷ tinh vào dung dịch
Ca(OH)2
 Thêm HNO3 6M vào kết tủa và nhúng nhanh đầu đũa thuỷ tinh vào
ống nghiệm
- Hiện tượng và giải thích
 Có bọt khí sinh ra bám vào xung quanh đầu đũa thuỷ tinh và bọt khí
làm xuất hiện huyền phù trên đầu đũa thuỷ tinh ở cả hai dd mẫu 
dd M1 có chứa ion cacbonat
 Khi đầu đũa thuỷ tinh chứa calci hydroxide được nhúng vào dung
dịch, calci hydroxide phản ứng với acid nitric từ dung dịch để tạo ra
calci nitrat và nước. Trong quá trình này, khí cacbon dioxide cũng
được tạo ra và bắt đầu thoát ra từ dung dịch, tạo ra bọt khí bám
quanh đầu đũa thuỷ tinh.
- PTHH: Ca(OH)2+CaCO3+2HNO3→2Ca(NO3)2+CO2+2H2O
4. Thí nghiệm D: định tính ion Cl-
- Tiến hành thí nghiệm và hiện tượng
 Thêm dd AgNO3 cả 2 dd mẫu (lấy ở thí nghiệm A) xuất hiện kết tủa
trắng
 Thêm từng giọt NH3: kết tủa trắng dung dịch M tan, dung dịch M1 có
màu trắng đục
 Thêm từng giọt HNO3: dung dịch M tạo ra kết tủa trắng như ban đầu,
trong khi dung dịch M1 trong suốt và có hiện tượng toả nhiệt
 Dung dịch M1 không có chứa ion Cl-
- Giải thích: Khi cation bạc (Ag + ) phản ứng với anion clo (Cl - ) tạo thành kết
tủa trắng bạc (I) clorua. Kết tủa này hòa tan trong nước amoniac, tạo thành
một phức chất hoà tan [Ag(NH3)2]+. Nếu HNO3 được thêm vào sau khi kết
tủa đã được hòa tan, ion phức sẽ bị phá hủy và bạc (I) clorua tái kết tủa.
- PTHH:
AgCl + 2NH3 → Ag(NH3)2 + Cl
[Ag(NH3)2]Cl+HNO3→AgCl↓+2NH4NO3
5. Thí nghiệm E: định tính ion NO3-
- Tiến hành thí nghiệm
 Thêm dung dịch AgSO4 bão hoà cho đến khi kết tủa. ly tâm và lọc lấy
nước lọc kết tủa
 Axit hoá bằng dd H2SO4 3M (kiểm tra độ pH) sau đó them dd muối
Mohr, làm lạnh trong cốc nước đá.
 Nhỏ từng giọt dung dịch H2SO4 đặc vào mẫu thử
- Hiện tượng và giải thích
 Cả hai dd mẫu thử đều xuất hiện vòng màu nâu trên bề mặt phân với
dd và lớp H2SO4 tuy nhiên dd M1 để yên khoảng 2 – 3p mới xuất
hiện vòng tròn màu nâu  dd M1 có ion nitrat
 Vòng tròn màu nâu xuất hiện là do sự tạo thành phức chất màu nâu
giữa ion sắt(III) và axit sunfuric trong dung dịch Fe2(SO4)3.
- PTHH: Fe2(SO4)3+3H2SO4→Fe2(SO4)3⋅H2SO4

You might also like