Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2

MÔN VẬT LÝ 10
Năm học 2023-2024

CHƯƠNG IV. NĂNG LƯỢNG – CÔNG - CÔNG SUẤT

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


1. Năng lượng
- Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật
khác và luôn được bảo toàn.
VD: Cơ năng, quang năng, nhiệt năng, điện năng, …
- Năng lượng có đơn vị là J (jun).
2. Công
- ĐN: Công là số đo phần năng lượng được truyền hoặc chuyển hóa trong quá trình thực hiện
công.
- Công thức: A = F.S.cosα
Trong đó: + A: công của lực F (J)
+ s: là quãng đường di chuyển của vật (m)
 
+   F, d : góc tạo bởi lực F với hướng của độ dịch chuyển d .
- Đơn vị : jun (J)
Lưu ý:
+ cos   0  A  0 : công phát động. (0° < α < 90°)
+ cos   0  A  0 : công cản. (90° < α < 1800)
+ cos   0  A  0 : Công thực hiện bằng 0. (α = 90°)
3. Công suất
- ĐN: Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công, được đo bằng công sinh ra trong
một đơn vị thời gian.
A
- Công thức: P 
t
- Đơn vị: oat (W)
A F.s
Lưu ý: + Công suất trung bình: P    F.v
t t
+ Công suất tức thời: Pt  F.v t
4. Động năng – thế năng
4.1. Động năng
- ĐN: Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do chuyển động.
1
- Công thức: Wd  mv2
2
Trong đó: + v: vận tốc của vật trong quá trình chuyển động (m/s)
+ m: Khối lượng của vật (kg)
+ Wd: Động năng của vật (J)
- Lưu ý: Wđ có giá trị bằng công của lực làm cho vật chuyển động từ trạng thái đứng yên đến
khi đạt được tốc độ đó.
- Định lí động năng: Độ biến thiên động năng của vật bằng công của các lực tác dụng vào vật
( Wd   Ai )
1
4.2.Thế năng
- ĐN: Thế năng của vật trong trường trọng lực là năng lượng tương tác giữa vật và TĐ, phụ
thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.
- Công thức: Wt = mgh
Trong đó: + h: là độ cao của vật so với vị trí gốc thế năng (m)
+ g: là gia tốc trọng trường (m/s2)
+ Wt: thế năng (J)
- Lưu ý: Wt có giá trị bằng công của lực để đưa vật từ gốc thế năng đến độ cao đó.
- Định lí về độ giảm thế năng: Độ giảm thế năng của vật trong trường trọng lực bằng công của
trọng lực sinh ra khi vật di chuyển từ vị trí đầu đến vị trí cuối ( Wt1  Wt 2  A P )
5. Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng
5.1. Cơ năng
- ĐN: Cơ năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật: W=Wd +Wt
- Động năng và thế năng của vật có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
5.2. Định luật bảo toàn cơ năng
- Định luật: Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực
1
thì cơ năng của nó được bảo toàn ( W=mgh+ mv2  cons t )
2
- Hệ quả: Khi vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực
+ Nếu động năng giảm thì thế năng tăng và ngược lại (động năng và thế năng chuyển hoá lẫn
nhau)
+ Tại vị trí vật có động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại.
Lưu ý: Nếu trong quá trình chuyển động, vật chịu tác dụng của lực cản )hoặc lực ma sát) thì cơ
năng của vật sẽ bị giảm (chuyển hóa thành nhiệt). Khi đó, độ biến thiên cơ năng sẽ bằng công của
lực cản ( hoặc lực ma sát) đó. W   A Fcan
6. Hiệu suất
- Luôn tồn tại năng lượng hao phí trong các quá trình chuyển hóa năng lượng.
Wci P
- Hiệu suất được định nghĩa theo công thức: H  .100%  ci .100%
Wtp Ptp
Trong đó: + H: hiệu suất (%)
+ Wci : năng lượng có ích (J) + Pci : công suất có ích (W)
+ Wtp : năng lượng toàn phần (J) + Ptp : công suất toàn phần (W)

B. BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Sử dụng ấm điện để đun sôi nước. Có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng
nào:
A. Cơ năng sang điện năng. B. Quang năng sang điện năng.
C. Điện năng sang nhiệt năng. D. Điện năng sang quang năng.
Câu 2: Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho lượng năng lượng chuyển hóa từ dạng này sang dạng
khác hoặc từ vật này sang vật khác:
A. Công. B. Công suất. C. Thế năng. D. Động năng.

2
Câu 3: Công suất là:
A. Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.
B. Đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công.
C. Đại lượng đặc trưng cho năng lượng vật có do chuyển động.
D. Đại lượng đặc trưng cho năng lượng vật có do độ cao.
Câu 4: Động năng là là:
A. Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.
B. Đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công.
C. Đại lượng đặc trưng cho năng lượng vật có do chuyển động.
D. Đại lượng đặc trưng cho năng lượng vật có do độ cao.
Câu 5: Thế năng trọng trường là:
A. Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.
B. Đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công.
C. Đại lượng đặc trưng cho năng lượng vật có do chuyển động.
D. Đại lượng đặc trưng cho năng lượng vật có do độ cao.
Câu 6: Cơ năng là:
A. Tổng động năng và động lượng của vật. B. Tổng thế năng và động lượng của vật.
C. Tổng động năng và thế năng của vật. D. Hiệu động năng và thế năng của vật.
Câu 7: Công thức nào sau đây là công thức tính công cơ học
A 1 2
A. B. mv C. mgh D. Fs cos 
t 2
Câu 8: Công thức nào sau đây là công thức tính công suất:
A 1 2
A. B. mv C. mgh D. Fs cos 
t 2
Câu 9: Công thức nào sau đây là công thức tính động năng:
A 1 2
A. B. mv C. mgh D. Fs cos 
t 2
Câu 10: Công thức nào sau đây là công thức tính thế năng:
A 1 2
A. B. mv C. mgh D. Fs cos 
t 2
Câu 11: Công thức nào sau đây nêu lên mối quan hệ giữa biến thiên thế năng Wt và công AP của
trọng lực
1
A. AP  Wt1  Wt 2 B. AP  Wt1  Wt 2 C. AP  Wt 2  Wt1 D. AP  (Wt1  Wt 2 )
2
Câu 12: Quỹ đạo chuyển động của con lắc đơn là:
A. Đường elip. B. Cung tròn. C. Đoạn thẳng. D. Một phần parabol.
Câu 13: Đơn vị nào sau đây cũng là đơn vị của năng lượng:
A. Kg.m/s. B. Kg.m2/s2. C. Kg.m/s2. D. Kg.m2/s3.
Câu 14: Tính công của trọng lực nếu một người nặng 500 N đi từ tầng 1 đến tầng 3. Biết chênh
lệch độ cao giữa nền tầng 1 và nền tầng 3 là 7m.
A. 3500 J B. - 3500 J C. 5000 J D. - 5000 J

3
Câu 15: Một vật có khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s². Khi đó, vật ở độ
cao
A. 0,1 m. B. 1,0 m. C. 20 m. D. 10 m.
Câu 16: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 54 km/h. Động năng của ô tô là
A. 2916 kJ. B. 1,5 kJ. C. 30 kJ. D. 225 kJ.
Câu 17: Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 1,0 J. Lấy g = 10 m/s². Khi đó vận tốc của vật bằng
A. 0,45 m/s. B. 1,0 m/s. C. 1,4 m/s. D. 4,5 m/s.
Câu 18: Một vật được ném lên từ độ cao 10m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của
vật bằng 1 kg (Lấy g = 10m/s2). Cơ năng của vật so với mặt đất bằng:
A. 100J. B. 4 J. C. 102 J. D. 104 J
Câu 19: Một động cơ điện được thiết kế để kéo một thùng than khối lượng 400 kg từ dưới mỏ có
độ sâu 1200 m lên mặt đất trong thời gian 2 phút. Hiệu suất của động cơ là 80%. Lấy g = 9,8 m/s2.
Công suất toàn phần của động cơ là
A. 7,8 kW. B. 9,8 kW. C. 31 kW. D. 49 kW.
Câu 20: Một con lắc đơn có dây treo dài 2m, khối lượng vật nặng là 2 kg, lấy g = 10 m/s2. Cho
con lắc dao động với biên độ góc 300. Cơ năng con lắc là:
A. 5,36 J B. 20 J C. 6,35 J D. 25 J

II. TỰ LUẬN
Bài 1: Một vật nhỏ có khối lượng 50g được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 15m so với mặt
đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
a) Tính động năng và thế năng của vật sau khi rơi được quãng đường s = 10 m.
b) Tìm tốc độ của vật ngay trước khi chạm đất?
Bài 2: Một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên từ độ cao h = 5 m với tốc độ 10
m/s. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2.
a) Tính cơ năng của vật?
b) Tính độ cao cực đại mà vật đạt được.
c) Ở độ cao nào vật có thế năng bằng 3 lần động năng?
d) Tính tốc độ của vật tại vị trí vật có động năng bằng 2 lần thế năng?
Bài 3: Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên đường thẳng nằm ngang AB dài
100m, vận tốc ô tô khi qua A là 10m/s, khi qua B là 20 m/s. Biết độ lớn lực kéo là 4000N.
a) Tìm hệ số ma sát trên đoạn đường AB.
b) Đến B thì động cơ tắt máy và lên dốc BC dài 40m, nghiêng 300 so với mặt phẳng ngang.
Trên mặt dốc có ma sát. Hỏi xe có lên đến đỉnh dốc C không? Tính quãng đường xe đi được
trên mặt dốc biết hệ số ma sát giữa xe và mặt dốc là 0,3.

4
CHƯƠNG V. ĐỘNG LƯỢNG

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


I. ĐỘNG LƯỢNG. XUNG LỰC. ĐỊNH LÍ BIẾN THIÊN ĐỘNG LƯỢNG.
1. Động lượng
- Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật này lên vật khác thông qua tương
tác giữa chúng được gọi là động lượng.
- Động lượng của một vật là đại lượng được đo bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật.
𝑝⃗ = 𝑚. 𝑣⃗
Trong hệ SI, đơn vị của động lượng là kg.m/s.
Lưu ý:
- Động lượng là một đại lượng vectơ có hướng cùng với hướng của vận tốc.
- Động lượng có giá trị đại số và phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
- Vectơ động lượng của nhiều vật bằng tổng các vectơ động lượng của các vật đó.
2. Động lượng của hệ hai vật
Ta có: 𝑝⃗ = 𝑝⃗1 + 𝑝⃗2
+ Trường hợp 1: 𝒑 ⃗⃗𝟐 cùng phương cùng + Trường hợp 2: 𝒑
⃗⃗𝟏 ; 𝒑 ⃗⃗𝟐 cùng phương,
⃗⃗𝟏 ; 𝒑
chiều ngược chiều

⇒ 𝑝⃗ = 𝑝⃗1 + 𝑝⃗2 ⇒ 𝑝 = 𝑝1 − 𝑝2 (𝑝1 > 𝑝2 )


+ Trường hợp 3: 𝒑
⃗⃗𝟏 ; 𝒑
⃗⃗𝟐 vuông góc + Trường hợp 4: 𝒑 ⃗⃗𝟐 tạo với nhau một
⃗⃗𝟏 ; 𝒑
góc α

⇒ 𝑝 = √𝑝12 + 𝑝22

⇒ 𝑝2 = 𝑝12 + 𝑝22 − 2𝑝1 𝑝2 𝑐𝑜𝑠(𝜋 − 𝛼)


⇒ 𝑝2 = 𝑝12 + 𝑝22 + 2𝑝1 𝑝2 𝑐𝑜𝑠 𝛼
+ Trường hợp 5: 𝒑 ⃗⃗𝟐 tạo với nhau một góc α và 𝑝1 = 𝑝2
⃗⃗𝟏 ; 𝒑
𝛼
⇒ 𝑝 = 2𝑝1 𝑐𝑜𝑠
2
3. Cách phát biểu khác của định luật 2 Newton - Định lí biến thiên động lượng.
Lực tác dụng lên vật bằng tốc độ thay đổi động lượng của vật.
𝛥𝑝⃗
𝐹⃗ =
𝛥𝑡
Lưu ý:
+Nếu vật chịu tác dụng của nhiều lực thì 𝐹⃗ là hợp lực tác dụng lên vật.
+ 𝛥𝑝⃗ = 𝐹⃗ . 𝛥𝑡: Độ biến thiên động lượng của một vật bằng xung lượng của lực tác dụng lên vật.
Trong đó, tích 𝐹⃗ . 𝛥𝑡 được gọi là xung lượng của lực (xung lực)

5
II. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG.
1. Hệ kín (Hệ cô lập)
Một hệ được xem là hệ kín khi hệ đó không có tương tác với các vật bên ngoài hệ.
Ngoài ra, khi tương tác của các vật bên ngoài hệ lên hệ bị triệt tiêu hoặc không đáng kể so với tương
tác giữa các thành phần của hệ, hệ vẫn có thể xem gần đúng là hệ kín.
2. Định luật bảo toàn động lượng
Một hệ nhiều vật được coi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các
ngoại lực ấy cân bằng nhau. Trong một hệ cô lập, chi có các nội lực tương tác giữa các vật.
𝑝⃗1 + 𝑝⃗2 + 𝑝⃗3 +. . . +𝑝⃗𝑛 = 𝑝⃗′1 + 𝑝⃗′2 + 𝑝⃗′3 +. . . +𝑝⃗′𝑛
3. Ứng dụng của định luật bảo toàn động lượng đề cập ở SGK:
Va chạm đàn hồi: Va chạm mềm: Chuyển động bằng phản
lực:
Động năng của hệ sau va Động năng của hệ sau va
chạm bằng động năng của hệ chạm nhỏ hơn động năng của 𝑚𝑣⃗ + 𝑀𝑉 ⃗⃗ = ⃗0⃗
trước va chạm. hệ trước va chạm. 𝑚
⃗⃗ = − 𝑣⃗
⇒𝑉
𝑚1 𝑣⃗1 + 𝑚2 𝑣⃗2 𝑚1 𝑣⃗1 + 𝑚2 𝑣⃗2 𝑀
= 𝑚1 𝑣⃗′1 + 𝑚2 𝑣⃗′2 = (𝑚1 + 𝑚2 ). 𝑉 ⃗⃗
𝑚 𝑣⃗ + 𝑚2 𝑣⃗2
⇒𝑉 ⃗⃗ = 1 1
𝑚1 + 𝑚2
𝑚1 𝑣⃗1 và 𝑚2 𝑣⃗2 là động lượng của vật 1 và vật 2 trước tương tác.
𝑚1 𝑣⃗′1 và 𝑚2 𝑣⃗′2 là động lượng của vật 1 và vật 2 sau tương tác.

B. BÀI TẬP:
I. TRẮC NGHIỆM
1. Tính động lượng, xung lực, định lí biến thiên động lượng, dạng khác của đl II Niu tơn
Câu 1: Véc tơ động lượng là véc tơ
A. cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc.
B. có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc α bất kỳ.
C. có phương vuông góc với véc tơ vận tốc.
D. cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.
Câu 2: Động lượng được tính bằng đơn vị nào sau đây:
A. N/s. B. N.s2. C. N.m. D. kg.m/s.
Câu 3: Một vật khối lượng m chuyển động với vận tốc v, động năng của vật là Wđ, động lượng của
vật là P. Mối quan hệ giữa động lượng và động năng của vật là
A. Wđ = P22m. B. Wđ = P2/2m. D. Wđ = P23m. D. Wđ = P2/3m.
Câu 4: Cho một vật chuyển động có vận tốc 2m/s và khối lượng 2 kg. Xác định động lượng.
A. 2(kgm/s) B. 8(kgm/s) C. 4(kgm/s) D. 16(kgm/s)
Câu 5: Hai vật có khối lượng m1 = 1kg và m2 = 3kg chuyển động với các vận tốc v1 = 3m/s và v2
= 1m/s. Độ lớn động lượng của hệ 2 vật trong trường hợp v1 và v2 cùng hướng là:
A. 4 kg.m/s B. 6kg.m/s C. 2 kg.m/s D. 0 kg.m/s.
Câu 6: Một chiếc xe khối lượng 10 kg đang đỗ trên mặt sàn phẳng nhẵn. Tác dụng lên xe một lực
đẩy 80 N trong khoảng thời gian 2 s, thì độ biến thiên vận tốc của xe trong khoảng thời gian này có
độ lớn bằng
A. 1,6 m/s. B. 0,16 m/s. C. 16 m/s. D. 160 m/s.
Câu 7: Một vật có khối lượng m = 2 kg và động năng 25 J. Động lượng của vật có độ lớn là:
A.10 kgm/s. B. 165,25 kgm/s. C. 6,25 kgm/s. D. 12,5 kgm/s.

6
Câu 8: Người ta ném một quả bóng khối lượng 500g cho nó chuyển động với vận tốc 20 m/s. Xung
lượng của lực tác dụng lên quả bóng là
A. 10 N.s B. 200 N.s C. 100 N.s. D. 20 N.s.
Câu 9: *Một vật có khối lượng 0,5kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với vận tốc
5m/s đến va chạm vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm

vật đi ngược trở lại phương cũ với vận tốc 2m/s. Thời gian tương tác là 0,2 s. Lực F do tường tác
dụng có độ lớn bằng:
A. 1750 N B. 17,5 N C. 175 N D. 1,75 N
2. Định luật bảo toàn động lượng
Câu 10: Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp
A. hệ có ma sát. B. hệ không có ma sát. C. hệ kín có ma sát. D. hệ cô lập.
Câu 11: Câu nào không thuộc định luật bảo toàn động lượng:
A. Véc tơ động lượng của hệ kín được bảo toàn.
B. Véc tơ động lượng của hệ kín trước và sau tương tác không đổi.
C. m1 v1  m2 v2  m 1 v1  m2 v2
/ /

D. p  p1  p2  ...  pn
Câu 12: Va chạm nào sau đây là va chạm mềm?
A. Quả bóng đang bay đập vào tường và nảy ra.
B. Viên đạn đang bay xuyên vào và nằm gọn trong bao cát.
C. Viên đạn xuyên qua một tấm bia trên đường bay của nó.
D. Quả bóng tennis đập xuống sân thi đấu.
Câu 13: Một hòn bi khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v đến va chạm mềm vào hòn bi
thứ 2 khối lượng 3m đang nằm yên. Vận tốc hai viên bi sau va chạm là
A. v/3. B. v/4. C. 3v/5. D. v/2.
Câu 14: Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn, bắn đi 1 viên đạn theo phương ngang có khối lượng
10kg với vận tốc 400m/s. Coi như lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên. Vận tốc giật lùi của đại bác là
A. 1m/s B. 2m/s C. 4m/s D. 3m/s
Câu 15: *Một viên đạn đang bay ngang với vận tốc 100 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng
là m1 = 8 kg; m2 = 4 kg. Mảnh nhỏ bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 225 m/s. Bỏ qua
sức cản của không khí. Tìm độ lớn vận tốc của mảnh lớn.
A. 165,8m/s B. 187,5m/s. C. 201,6m/s. D. 234,1m/s.

II. TỰ LUẬN
Bài 1. Tìm tổng động lượng hướng và độ lớn của hệ hai vật có cùng khối lượng bằng lkg. Vận tốc
của vật 1 có độ lớn 4(m/s) và có hướng không đổi, vận tốc của vật hai là 3(m/s) và
a. cùng phương củng chiều với vận tốc vật một.
b. cùng phương ngược chiều vận tốc vật một.
c. có hướng nghiêng góc 60° so với vận tốc vật một.
d. có hướng vuông góc với vận tốc vật một.
Bài 2. Một người khối lượng 60kg thả mình rơi tự do từ 1 cầu nhảy ở độ cao 4,5 m xuống nước và
sau khi chạm mặt nước được 0,5s thì dừng chuyển động. Tìm lực cản mà nước tác dụng lên người.
Lấy g = 10m/s2
Bài 3. Một hòn bi khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 3m/s đến va chạm vào hòn bi có
khối lượng 4kg đang nằm yên, sau va chạm hai viên bi gắn vào nhau và chuyến động cùng vận tốc.
Xác định vận tốc của hai viên bi sau va chạm?

7
CHƯƠNG VI: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Chuyển động tròn đều
- Chuyển động của một vật theo quỹ đạo tròn với tốc độ không đổi là chuyển động tròn đều.

- Tốc độ góc đặc trưng cho tính nhanh chậm của chuyển động tròn:  
t
Trong đó: + θ là độ dịch chuyển góc tính từ vị trí ban đầu (rad)
+ t là thời gian chuyển động (s)
+ ω là tốc độ góc (rad/s)
- Mối liên hệ giữa tốc độ góc và tốc độ: v  .r ( r là bán kính quỹ đạo)
- Gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có độ lớn không đổi, hướng về tâm của quỹ đạo,
v2
có độ lớn được xác định bởi biểu thức: aht    2 .r
r
- Vectơ vận tốc v của một vật chuyển động tròn đều có:
+ Phương: tiếp tuyến với quỹ đạo (đường tròn).
+ Chiều: theo chiều chuyển động (luôn thay đổi).
+ Độ lớn: gọi là tốc độ (hay tốc độ dài) là không đổi.
- Trong chuyển động tròn đều, độ lớn vận tốc không đổi nhưng hướng luôn thay đổi.
- Chu kì: + Chu kì là thời gian để vật quay hết 1 vòng. Kí hiệu: T; Đơn vị: giây (s).
t
+ Nếu trong khoảng thời gian ∆t vật quay được n vòng thì T 
n
+ Chu kì của kim đồng hồ
Kim giây: Ts  1 ph  60 s
Kim phút: Tph  1h  60 ph  3600s
Kim giờ: Th  12h  12.3600 s
- Tần số: + Tần số là số vòng vật đi được trong 1 giây. Kí hiệu: f ; Đơn vị: hertz (Hz).
1 n
f  
T t
1 2 2 2 2 r
T     2 f  v  .r  .r hay T 
f  T T v
2. Lực hướng tâm
- Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia
tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
- Lực hướng tâm Fht có: + Phương: trùng với bán kính quỹ đạo.
+ Chiều: hướng vào tâm.
v2
+ Độ lớn: Fht  m.aht  m.  m. 2 .r
r
Chú ý: Lực hướng tâm không phải là một loại lực mới mà là lực hay hợp lực của các lực đã học.

8
B. BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong chuyển động tròn đều, vectơ gia tốc của vật
A. luôn tiếp tuyến với quĩ đạo chuyển động. B. luôn hướng về tâm quĩ đạo chuyển động.
C. luôn cùng phương, chiều với véctơ vận tốc. D. hợp với phương vectơ vận tốc góc bất kỳ.
Câu 2. Trong các phát biểu sau đây về gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều, phát biểu
nào sai?
A. Tại mỗi thời điểm, vectơ gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc.
B. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm nên gọi là gia tốc hướng tâm.
C. Các vật chuyển động tròn đều cùng bán kính quỹ đạo r, gia tốc hướng tâm tỉ lệ thuận với tốc độ.
D. Các vật chuyển động tròn đều cùng tốc độ góc  , gia tốc hướng tâm tỉ lệ thuận với bán kính
quỹ đạo.
Câu 3. Một vật chuyển động tròn đều có bán kính quỹ đạo r, tốc độ và tốc độ góc tương ứng là
v,  . Công thức tính gia tốc hướng tâm của vật là
A. aht  .r . B. aht  v.r . C. aht  v 2 .r . D. aht   2 .r .
Câu 4. Khi nói về vectơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều. Phát biểu nào sau đây là
sai?
A. Vectơ gia tốc đặt vào vật chuyển động tròn đều.
B. Vectơ gia tốc có độ lớn không đổi.
C. Vectơ gia tốc có phương và chiều không đổi.
D. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn.
Câu 5. Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục
đích chính
A. Giảm áp lực của xe lên mặt đường. B. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường.
C. giới hạn vận tốc của xe. D. tăng lực ma sát để khỏi trượt.
Câu 6. Chu kì của một vật chuyển động tròn đều là
A. thời gian vật chuyển động. B. số vòng vật đi được trong 1 giây.
C. thời gian vật đi được một vòng. D. thời gian vật di chuyển.
Câu 7. Công thức nào sau đây biễu diễn không đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của
một vật chuyển động tròn đều ?
 2 2
A.   B. T  . C. f  . D. v = ω.r.
t  
Câu 8. Một quạt máy quay 180 vòng trong thời gian 30 s, cánh quạt dài 0,4 m. Tốc độ của một
điểm ở rìa ngoài cùng cánh quạt là

A. m/s . B. 2, 4 m/s . C. 4,8 m/s . D. 2,4 m/s .
3
Câu 9. Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính R  15m , với tốc độ 54 km/h.
Gia tốc hướng tâm của chất điểm có độ lớn là
A. 1 m/s2. B. 15 m/s2. C. 225 m/s2. D. 43,74 m/s2.

9
Câu 10. Hai điểm A và B nằm trên cùng một bán kính của một vô lăng đang quay đều, cách nhau
20 cm. Điểm A ở phía ngoài có tốc độ 0, 6 m/s , còn điểm B có tốc độ 0, 2 m/s . Tốc độ góc của vô
lăng là
A. 3 rad/s. B. 2 rad/s. C. 4 rad/s. D. 12 rad/s.

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN


Bài 1. Kim phút của một chiếc đồng hồ dài 8 cm. Tính tốc độ, tốc độ góc và gia tốc hướng tâm
của đầu kim.
Bài 2. Một ô tô có khối lượng 4 tấn chuyển động qua một chiếc cầu vồng lên có bán kính cong 50
m với tốc độ 72 km/h. Lấy g = 10 m/s2. Tính áp lực của ô tô nén lên cầu khi nó đi qua điểm cao
nhất (giữa cầu).

CHƯƠNG VII. BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN - ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN
1. Biến dạng của vật rắn:
- Vật rắn bị biến dạng khi chịu tác dụng của ngoại lực. Mức độ biến dạng của vật rắn phụ thuộc
độ lớn của ngoại lực.
- Biến dạng đàn hồi là biến dạng mà khi ngoại lực ngừng tác dụng, vật rắn lấy được hình dạng
và kích thước ban đầu.
- Giới hạn đàn hồi là giới hạn mà trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi.
- Biến dạng kéo: khi vật chịu tác dụng của cặp lực kéo ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt
của vật và hướng ra phía ngoài vật, làm kích thước của vật tăng lên theo phương của lực tác dụng.
- Biến dạng nén: khi vật chịu tác dụng của cặp lực nén ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt
của vật và hướng vào phía trong vật, làm kích thước của vật giảm đi theo phương của lực tác dụng
2. Lực đàn hồi của lò xo:
- Xuất hiện ở cả hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật gắn hoặc tiếp xúc với lò xo làm nó biến dạng.
- Chống lại nguyên nhân làm lò xo biến dạng và có xu hướng đưa nó về hình dạng và kích thước ban đầu.
- Khi bị dãn, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của lò xo vào phía trong. Khi bị nén, lực đàn hồi
hướng dọc theo trục của lò xo ra ngoài.
3. Định luật Hooke
- Đồ thị về sự phụ thuộc độ lớn của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo:

Trong đoạn OA: Lực đặt vào lò xo trong giới hạn đàn hồi của lò xo.
Ngoài đoạn OA: Lực đặt vào lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi của lò xo.

- ĐL Hooke: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến
dạng của lò xo.
Fdh  k 

10
Trong đó:
+ k là độ cứng (hệ số đàn hồi) của lò xo, phụ thuộc vào hình dạng, kích thước và
chất liệu của lò xo. Trong hệ SI: Đơn vị của độ cứng là N/m.
+    0 là độ biến dạng của lò xo; 0 , là chiều dài tự nhiên và chiều dài
khi biến dạng của lò xo. Khi lò xo bị dãn    0 ; khi lò xo bị nén   0  .
II. KHỐI LƯỢNG RIÊNG. ÁP SUẤT CỦA CHẤT LỎNG
m
1. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó:  
V
Đơn vị của khối lượng riêng trong hệ SI là kg/m3  kg.m3 
Ngoài ra người ta cũng hay dùng đơn vị của klr là g / cm3  g.cm 3  . 1 g / cm3  1000 kg / m3 
2. Áp lực FN là lực ép vuông góc lên một mặt hoặc một diện tích tiếp xúc của đối tượng chịu
lực.
3. Áp suất là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của áp lực.
FN
+ p trong đó: FN là áp lực vuông góc với mặt bị ép. S là diện tích bị ép.
S
+ Đơn vị: N/m 2 hoặc Pa 1Pa=1N/m 2 
4. Áp suất của chất lỏng: p  pa   .g .h
Trong đó:
+ p : áp suất của chất lỏng tác dụng lên đáy bình (Đơn vị: N/m 2 )
+ pa : áp suất của khí quyển (Đơn vị: N/m 2 )

+  : khối lượng riêng của chất lỏng. (Đơn vị: kg/m3 )


+ g: là gia tốc trọng trường (đơn vị là m/s 2 ),
+ h: là độ sâu của chất lỏng (đơn vị là m).
- Áp suất tại mỗi điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang là như nhau.
- Áp suất ở những độ sâu khác nhau thì khác nhau.
5. Phương trình cơ bản của chất lưu đứng yên:
Độ chênh lệch áp suất giữa hai điểm A và B: p   .g.h

B. BÀI TẬP
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ
A. nghịch với độ biến dạng của lò xo. C. với khối lượng của vật.
B. thuận với độ biến dạng của lò xo. D. nghịch với khối lượng của vật.
Câu 2. Kết luận nào sau đây không đúng với lực đàn hồi.
A. Xuất hiện khi vật bị biến dạng.
B. Luôn luôn là lực kéo.
C. Tỉ lệ với độ biến dạng.
D. Luôn ngược hướng với lực làm cho nó bị biến dạng.
11
Câu 3. Trong giới hạn đàn hồi của lò xo, đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa độ biến dạng của lò xo
và lực tác dụng có dạng
A. đường cong hướng xuống. B. đường cong hướng lên.
C. đường thẳng không đi qua gốc toạ độ. D. đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
Câu 4. Độ lớn lực đàn hồi của lò xo được xác định bằng công thức
A. F  k. . B. F  - k. . C. F  k.  . D. F  k. .
Câu 5. Trong hệ SI, độ cứng k của lò xo có đơn vị
A. N.m. B. N/m C. m/N D. N/m2
Câu 6. Câu nào sau đây sai khi nói về lực căng dây
A. Lực căng của dây có bản chất là lực đàn hồi.
B. Lực căng của dây có điểm đặt là điểm mà đầu dây tiếp xúc với vật.
C. Lực căng có phương trùng với chính sợi dây, chiều hướng từ hai đầu vào phần giữa của dây.
D. Lực căng có thể là lực kéo hoặc lực nén.
Câu 7. Treo vật có trọng lượng 10 N vào lò xo thì nó dãn ra 2cm. Độ cứng của lò xo là bao
nhiêu?
A. 50N/m B. 5000N/m C. 5 N/m D. 500 N/m
Câu 8. Có ba bình như nhau đựng ba loại chất lỏng có cùng độ cao. Bình 1 đựng cồn, bình  2 
đựng nước, bình  3 đựng nước muối. Gọi p1 , p 2 , p3 là áp suất khối chất lòng tác dụng lên đáy các
bình 1 ,  2  ,  3 . Điều nào dưới đây là đúng?
A. p1  p 2  p3 . B. p 2  p1  p3 .
C. p3  p 2  p1. D. p 2  p3  p1.
Câu 9. Hãy so sánh áp suất tại các điểm M, N và Q trong bình chứa chất lỏng trong hình

A. pM  pN  pQ B. pM  pN  pQ C. pM  pN  pQ D. pM  pQ  pN
Câu 10. Một chiếc canô bị thủng một lỗ nhỏ có diện tích 40 cm2 ở đáy. Lỗ này nằm cách mặt nước
0,6 m, dùng một miếng vá áp vào lỗ thủng từ phía trong. Khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3,
lấy g = 10 m/s2. Lực tối thiểu để giữ miếng vá là

A. 24 N. B. 240 N. D. 2,4 N. D. 2400 N.

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN


Bài 1. Một lò xo có chiều dài tự nhiện 25cm, độ cứng 1N/cm. Lấy g = 10 m/s2.
a. Phải treo vật có khối lượng là bao nhiêu để lò xo có chiều dài 30cm.
b. Khi treo vật 200g thì lò xo có chiều dài bao nhiêu?
Bài 2. Trên mặt 1 hồ nước, áp suất khí quyển bằng 75,8cmHg.
a. Tính áp suất khí quyển trên ra đơn vị Pa. Biết khối lượng riêng của thủy ngân là 136.10 2 kg / m3 .
b. Tính áp suất do nước và khí quyển gây ra ở độ sâu 5m. Lấy khối lượng riêng của nước là
10 kg / m3 . Áp suất này bằng bao nhiêu cmHg.
3

12

You might also like