Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

KHOA GIÁO DỤC


QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

HỌC PHẦN 3: QUÂN SỰ CHUNG

Bài 1:

1.1. Thực hiện chế độ thể dục sáng thời gian tập thể dục bao lâu?

• 20 phút
1.2. Thời gian ăn sáng bao nhiêu phút?
• 15 phút
1.3. Thời gian kiếm tra nội vụ vệ sinh bao nhiêu phút?
• 10 phút
1.4. Chuẩn bị học tập công tác buổi sáng thời gian bao nhiêu phút?
• 30 phút
1.5. Học tập công tác buổi sáng thời gian bao nhiêu phút?
• 230 phút
1.6. Học tập công tác buổi chiều thời gian bao nhiêu phút?
• 210 phút
1.7. Thời gian bảo quản VKTB (bộ binh) hàng ngày được quy định như thế nào?
• 15 phút
1.8. Thời gian bảo quản VKTB (bộ binh) hàng tuần được quy định như thế nào?
• 40 phút
1.9. Thời gian thực hiện chế độ Thể thao, TGXS (điều 55/ĐLQLBD) là bao nhiêu?
• 40-45
1.10. Hằng ngày đọc báo, nghe tin vào lúc mấy giờ?
• 18h45→19h
1.11. Thời gian đọc báo, nghe tin (điều 56/ĐLQLBD) là bao nhiêu?
• 15 phút
1.12. Thời gian xem thời sự đài truyền hình Việt Nam (điều 56/ĐLQLBD) từ mấy giờ
đến mấy giờ?
• 19h→20h
1.13. Trung đội và tương đương một tuần điểm danh bao nhiêu lần?
• 2 lần
1.14. Thực hiện chế độ ngủ nghỉ ngày thường vào lúc mấy giờ?
• 21h30
1.15. Sinh hoạt tiểu đội thời gian bao nhiêu phút?
• 25 phút
1.16. Thời gian sinh hoạt, học tập buổi tối hàng ngày là?
• 25 phút
1.17. Tối thứ Hai tuần 1, tuần 3 hàng tháng thường tổ chức:
• Sinh hoạt đơn vị đại đội ( Nếu có biên chế trung đội thì tuần 1
sinh hoạt đại đội, tuần 3 sinh hoạt trung đội)
1.18. Tối thứ Ba, Thứ Năm hàng tuần thường sử dụng để:
• Luyện tập và học tập
1.19. Tối thứ Sáu hàng tuần thường tổ chức:
• Sinh hoạt bình rèn
1.20. Những người nào được nghỉ tập thể dục sáng?
• Đau ốm được sự cho phép của chỉ huy
1.21. Học tập hội trường (giảng đường) ai báo cáo giảng viên?
• Người phụ trách hoặc trực ban kiểm tra quân số, báo cáo cho
giảng viên
1.22. Theo Điều lệnh quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam (2015), mùa nóng
được quy định từ:
1 Tháng 4→31 Tháng 10
1.23. Theo Điều lệnh quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam (2015), mùa lạnh
được quy định từ:
1 Tháng 11→31 Tháng 3
1.24. Điều lệnh quản lý bộ đội quy định 03 chế độ làm việc, sinh hoạt trong tuần là?
• Chào cờ, duyệt đội ngũ.
• Thông báo chính trị.
• Tổng vệ sinh doanh trại.
1.25. Một ngày làm việc bình thường sinh viên học tại Khoa thực hiện bao nhiêu chế
độ trong ngày?
• 11 chế độ
1.26. Những đêm trước ngày nghỉ được phép ngủ muộn hơn nhưng không quá?

23h
1.27. Trực ban nội vụ trong đơn vị có nhiệm vụ gì?
• Trực ban nội vụ được tổ chức trong từng cơ quan, đơn vị, để giúp
người chỉhuy duy trì kỷ luật, trật tự nội vụ, vệ sinh và duy trì thời
gian làm việc trong đơn vị.
1.28. Trực ban nội vụ ở đơn vị có mấy chức trách?
• 8 chức trách
1.29. Kiểm tra sáng được thực hiện những ngày nào trong tuần?
• Các ngày trong tuần (Trừ ngày nghỉ và chào cờ)
1.30. Tại các bếp ăn phải tổ chức lưu nghiệm thức ăn mỗi bữa trong thời gian?
1.31. Chế độ đọc báo, nghe tin được tổ chức ở cấp nào?
• Cấp Đại đội
1.32. Mục đích của thực hiện chế độ điểm danh, điểm quân số là :
• Nắm bắt được tình hình, quân số của đơn vị
1.33. Chế độ đầu tiên trong doanh trại mà tất cả quân nhân đều thực hiện là :
• Treo quốc kì

Bài 2: Các chế độ nền nếp chính quy, bố trí trật tự nội vụ trong doanh trại
2.1. Khi nghe gọi đến tên của mình thì quân nhân (sinh viên) trả lời như thế nào?
• Có
2.2. Khi nhận lệnh hoặc trao đổi công việc xong, quân nhân (sinh viên) phải trả lời
như thế nào?

2.3. Kích thước nội vụ được quy định là bao nhiêu?
2.4. Nội vụ được đặt ở chính giữa phía trên, cách thanh ngang đầu giường bao nhiêu?
• 20cm

Bài 3: Hiểu biết chung về các quân, binh chủng trong quân đội
3.1. Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày gì?
• Ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam
3.2. Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu Quân khu?
• 7 Quân khu
3.3. Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu Quân đoàn?
• Trước 2023 4 Quân đoàn
• Sau 2023 3 Quân đoàn
3.4. Quân đội nhân dân Việt Nam có mấy Binh chủng thuộc Lục quân?
• 6 Binh chủng
3.5. Biên chế quân số Tiểu đội bộ binh bao nhiêu người?
• 9 đồng chí ( 1 tiểu đội trưởng – 8 chiến sĩ)
3.6. Tiểu đội bộ binh được trang bị bao nhiêu khẩu súng B40 hoặc B41?
• 1 khẩu
3.7. Tiểu đội bộ binh được trang bị bao nhiêu khẩu súng Tiểu liên AK?
• 6 khẩu
3.8. Trung đội bộ binh tổ chức mấy Tiểu đội bộ binh?
• 3 tiểu đội
3.9. Ngày truyền thống của Quân khu 1 là ngày nào?
• 16/10/1945
3.10. Bộ Tư lệnh Quân khu 1 hiện đóng tại tỉnh, thành nào?
• Thái Nguyên
3.11. Ngày truyền thống của Quân khu 2 là ngày nào?
• 1910/1946
3.12. Bộ Tư lệnh Quân khu 2 hiện đóng tại tỉnh, thành nào?
• Phú Thọ
3.13. Ngày truyền thống của Quân khu 3 là ngày nào?
• 31/10/1945
3.14. Bộ Tư lệnh Quân khu 3 hiện đóng tại tỉnh, thành nào?
• Quảng Ninh
3.15. Ngày truyền thống của Quân khu 4 là ngày nào?
• 15/10/1945
3.16. Bộ Tư lệnh Quân khu 4 hiện đóng tại tỉnh, thành nào?
• Nghệ An
3.17. Ngày truyền thống của Quân khu 5 là ngày nào?
• 16/10/1945
3.18. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 hiện đóng tại tỉnh, thành nào?
• Đà Nẵng
3.19. Ngày truyền thống của Quân khu 7 là ngày nào?
• 10/12/1945
3.20. Bộ Tư lệnh Quân khu 7 hiện đóng tại tỉnh, thành nào?
• TP Hồ Chí Minh
3.21. Ngày truyền thống của Quân khu 9 là ngày nào?
• 10/12/1945
3.22. Bộ tư lệnh Quân khu 9 hiện đóng tại tỉnh, thành nào?

Cần Thơ
3.23. Ngày truyền thống của Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội là ngày nào?
• 19/10/1946
3.24. Ngày truyền thống của Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh là ngày
nào?
• 14/5/1976
3.25. Ngày truyền thống của Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng là ngày nào?
• 15/8/2017
3.26. Tên hiệu “Binh đoàn Quyết thắng” là của quân đoàn nào?
• Quân đoàn 1
3.27. Tên hiệu "Binh đoàn Hương Giang" là của quân đoàn nào?
• Quân đoàn 2
3.28. Tên hiệu "Binh đoàn Tây Nguyên" là của quân đoàn nào?
• Quân đoàn 3

3.29. Tên hiệu "Binh đoàn Cửu Long" là của quân đoàn nào?
• Quân đoàn 4
3.30. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đóng ở đâu?
• Gia Lai
3.31. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đóng ở đâu?
• Bình Dương
3.32. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 đóng ở đâu?
• Hà Nội
3.33. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đóng ở đâu?
3.34. Hải quân nhân dân Việt Nam hiện chia mấy vùng hải quân để quản lý, bảo vệ
chủ quyền biển đảo?
• 5 Vùng
3.35. Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam hiện đóng quân ở tỉnh,
thành nào?
• Hải Phòng
3.36. Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân nhân dân Việt Nam hiện đóng quân ở tỉnh, thành
nào?
• Hải Phòng
3.37. Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân nhân dân Việt Nam hiện đóng quân ở tỉnh, thành
• Vũng Tàu
3.38. Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân nhân dân Việt Nam hiện đóng quân ở tỉnh, thành
nào?
• Đà Nẵng
3.39. Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân nhân dân Việt Nam hiện đóng quân ở tỉnh, thành
nào?
• Khánh Hòa
3.40. Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam hiện đóng quân ở tỉnh, thành
nào?
• Kiên Giang
3.41. Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng trực thuộc:
• Chính ủy
• Các Phó Tư lệnh
• Phó Chính ủy
• Các cơ quan tham mưu
• Hậu cần
• Kỹ thuật
• Nghiệp vụ
3.42 Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển trực thuộc:
• Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1
• Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2
• Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3
• Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4
3.43 Bộ Tư lệnh Biên phòng trực thuộc:
• Hải đoàn Biên phòng
• Lữ đoàn thông tin Biên phòng
• Học viện Biên phòng
• Trường Cao đẳng Biên phòng
• Trường Trung cấp 24 Biên phòng
• Trung tâm huấn luyện - cơ động
3.44. Cơ quan bảo đảm hậu cần của toàn quân và từng đơn vị là:
• Tổng cục hậu cần
3.45. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng là cơ quan:
• Trực thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam
3.46. Lực lượng tác chiến chủ yếu trên chiến trường biển, đảo:
• Quân chủng Hải quân
3.47 Cơ quan đảm bảo trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh cho toàn quân và
cho từng đơn vị là:
Ban Chỉ huy quân sự
3.48. Cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội là:
• Tổng Cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam
3.49. Các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống tổ chức Quân đội nhândân Việt Nam?
• Bộ Tổng Tham mưu
• Tổng Cục Chính trị
• Bộ Chỉ huy quân sự thành phố
Bài 4: Ðiều lệnh đội ngũ từng người có súng

4.1. Cử động 1 của động tác mang súng tiểu liên AK từ tư thế xách súng?
• Đang ở tư thế xách súng, tay phải đưa súng lên trước, súng nằm dọc theo chính
giữa và cách thân người 20 cen-ti-mét (cm). Mặt cắt nòng súng ngang tầm nhìn
của mắt, bụng súng quay sang trái, đồng thời tay trái đưa lên nắm ốp lót tay dưới
tay phải
4.2. Cử động 1 của động tác treo súng tiểu liên AK từ tư thế mang súng?
• Tay phải vuốt nhẹ theo dây súng về nắm ốp lót tay, đưa súng ra trước, súng cách
thân người 20 cen-ti-mét (cm), nòng súng chếch sang trái, đồng thời tay trái đưa
lên nắm ốp lót tay dưới thước ngắm, ngón út sát với tay kéo bệ khóa nòng
4.3. Động tác mang súng tiểu liên AK từ tư thế xách súng có mấy cử động?
• 3 cử động
4.4. Động tác treo súng tiểu liên AK từ tư thế mang súng có mấy cử động?
• 3 cử động
4.5. Động tác đeo súng tiểu liên AK từ tư thế mang súng có mấy cử động?
• 3 cử động
4.6 Động tác đặt súng tiểu liên AK có mấy cử động?
3 cử động

4.7. Động tác lấy súng tiểu liên AK về tư thế mang súng có mấy cử động?
• 3 cử động
4.8. Cử động 1 của động tác khám súng tiểu liên AK, khi bàn chân trái bước lên ½
bước theo hướng trước mặt thì mũi bàn chân trái chếch sang phải bao nhiêu độ?
Chếch sang phải 15 độ
4.9. Khi thực hiện động tác khám súng của súng tiểu liên AK, nòng súng chếch lên
bao nhiêu độ?
45 Độ
4.10. Động tác treo súng tiểu liên AK, tay kéo bệ khóa nòng nằm ở đâu?
• Chính giữa hàng khuy áo
4.11. Cử động 2 động tác đặt súng tiểu liên AK, đế báng súng nằm ở đâu?
• Nằm ngang với mũi bàn chân
4.12. Cử động 2 động tác lấy súng tiểu liên AK, súng nằm ở đâu?
• Chính giữa trước thân người
4.13. Động tác lấy súng tiểu liên AK, ở cử động 2 thì súng cách thân người bao
nhiêu?
• 20cm

Bài 5: Điều lệnh đội ngũ đơn vị


5.1. Đội hình tiểu đội hàng ngang thường vận dụng trong:
• Học tập, sinh hoạt, hạ mệnh lệnh, kiểm tra quân số, khám súng, giá súng,…
5.2. Đội hình hàng ngang, tiểu đội trưởng có mấy vị trí?
• 1 vị trí
5.3. Đội hình hàng ngang, vị trí chỉ huy tại chỗ của tiểu đội trưởng ở đâu
• Chính giữa đội hình, cách đội hình 3-5 bước.
5.4. Đội hình hàng ngang, khi chỉ huy tiểu đội hành tiến, tiểu đội trưởng ở vị trí nào?
• Đi ở bên trái đội hình của tiểu đội, cách 2 đến 3 bước, ngang với hàng
trên cùng
5.5. Tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang được tiến hành qua mấy bước?
• 4 bước
5.6. Tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng ngang được tiến hành qua mấy bước?
• 3 bước
5.7. Đội hình hàng ngang, giãn cách người - người (tính từ chính giữa 2 gót chân) là
bao nhiêu?
• 70cm
5.8. Đội hình hàng ngang, giãn cách người - người (khoảng cách 2 cánh tay của 2
người đứng gần nhau) là bao nhiêu?
20cm
5.9. Tập hợp đội hình trung đội 3 hàng ngang, mỗi tiểu đội thành mấy hàng ngang?
• 1 hàng ngang
5.10. Đội hình hàng dọc người đứng phía sau cách người đứng phía trước bao nhiêu?
• 1m
5.11. Đội hình hàng dọc, người đứng phía sau nhìn vào đâu của người đứng phía trước để
gióng hàng?
Nhìn thằng giữa gáy người đứng trước mình
5.12. Đội hình trung đội 2 hàng dọc, vị trí chỉ huy của trung đội trưởng ở vị trí nào?
• 5-8 bước hướng về đội hình
5.13. Đội hình trung đội 2 hàng dọc, vị trí chỉ huy của trung đội trưởng ở phía trước, chếch
sang trái bao nhiêu độ?
5.14. Đội hình nào thường sử dụng trong hành quân?

1 Hàng dọc
5.15. Đội hình 1 hàng dọc, khi chỉ huy tiểu đội hành tiến, tiểu đội trưởng ở vị trí nào?
• Đứng đằng trước đội hình
5.16. Đội hình hàng dọc, vị trí chỉ huy tại chỗ của tiểu đội trưởng ở đâu?
• Chếch về bên trái đội hình 3-5 bước
5.17. Vị trí chỉ huy tại chỗ của tiểu đội trưởng với đội hình hàng dọc chếch về bên
trái bao nhiêu độ?
• 45 độ
5.18. Đội hình 1 hàng dọc, vị trí chỉ huy của Trung đội trưởng ở đâu?
• 5-8 bước hướng về đội hình
5.19. Trình tự tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang gồm những bước nào?
• Tập hợp đội hình →Điểm số→chỉnh đốn hàng ngũ→ giải tán
5.20. Trình tự tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng ngang gồm những bước nào?
• Tập hợp đội hình →chỉnh đốn hàng ngũ→ giải tán
5.21. Trình tự tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng dọc gồm những bước nào?
• Tập hợp đội hình →Điểm số→chỉnh đốn hàng ngũ→ giải tán
5.22. Khi kiểm tra gióng hàng, tiểu đội trưởng phải làm gì?
• Thực hiện động tác qua trái, qua phải để kiểm tra
5.23. Khẩu lệnh của tiểu đội trưởng tiểu đội X khi tập hợp đội hình thành 1 hàng
ngang như thế nào?
Tiểu đội thành 1 hàng ngang-TẬP HỢP
5.24. Khẩu lệnh của tiểu đội trưởng tiểu đội X khi tập hợp đội hình thành 2 hàng
ngang như thế nào?
• Tiểu đội thành 2 hàng ngang-TẬP HỢP
5.25. Khẩu lệnh của tiểu đội trưởng tiểu đội 1 khi tập hợp đội hình thành 1 hàng dọc
như thế nào?
• Tiểu đội thành 1 hàng dọcg-TẬP HỢP
5.26. Khẩu lệnh của tiểu đội trưởng tiểu đội X khi tập hợp đội hình thành 2 hàng dọc
như thế nào?
• Tiểu đội thành 1 hàng ngang-TẬP HỢP
5.27. Đội hình tiểu đội bao gồm các đội hình nào?
• 1 hàng ngang
• 1 hàng dọc
• 2 hàng ngang
• 2 hàng dọc
5.28. Đội hình nào phải thưc hiện điểm số?
• 1 hàng ngang
• 1 hàng dọc
5.29. Đội hình tiểu đội nào không thưc hiện điểm số?
• 2 hàng ngang
• 2 hàng dọc
Bài 6: Hiểu biết chung về bản đồ địa hình quân sự

6.1. Bản đồ địa hình là gì?


• Hình ảnh thu nhỏ và khái quát hóa về bề mặt trái đất của một khu
vực lên mặt phẳng(giấy) thông qua các quy luật nhất định.
6.2. Bản đồ địa hình quân sự được phân thành mấy loại?
• 3 loại
6.3. Cấp chiến thuật thường sử dụng bản đồ có tỷ lệ là bao nhiêu?
• Đồng bằng, trung du 1:100.000
• Vùng rừng núi 1:250.000
6.4. Tỷ lệ bản đồ thường được viết dưới dạng:
• 1:100.000
1

100.000
6.5. Tỷ lệ bản đồ là gì?
• Mức độ thu nhỏ chiều dài nằm ngàng của các đường trên thực địa
khi biểu thị chùng lên bản đồ.
6.6. Mảnh bản đồ có ký hiệu F-48 có tỷ lệ là bao nhiêu?
• 1:1.000.000
6.7. Mảnh bản đồ có ký hiệu F-48-5 có tỷ lệ là bao nhiêu?
• 1:100.000
6.8. Mảnh bản đồ có ký hiệu F-48-12-A có tỷ lệ là bao nhiêu?
• 1:50.000
6.9. Mảnh bản đồ có ký hiệu F-48-12-A - c có tỷ lệ là bao nhiêu?
• 1:25.000
6.10. Chắp, dán bản đồ tuân thủ theo nguyên tắc nào?
Bản đồ phải cùng tỉ lệ, cùng phép chiếu hình, cùng khu vực địa
hình, tốt nhất
• Cùng năm và cùng xưởng sản xuất.
• Khi chắp theo quy tắc mảnh trên đè mảnh dưới, mảnh trái đè
mảnh phải.
• Các kí hiệu và lưới ô vuông nơi tiếp biên giữa các mảnh bản đồ
phải tiếp hợp nhau chính xác
6.11. Công thức: S=PxS/10
• Đo diện tích khu vực theo từng ô
6.12. Trục dọc bản đồ biểu hiện đường gì?
• Kinh tuyến trục
6.13. Có bao nhiêu phương pháp đo cự ly?
• 2 cách
6.14. Có bao nhiêu phương pháp đo diện tích?
• 2 phương pháp
6.15. Có bao nhiêu phương pháp xác định tọa độ ô vuông?

2 phương pháp
6.16. Mục tiêu M1 có tọa độ (2256B), đây là loại tọa độ gì?
• Tọa độ ô 4
6.17. Mục tiêu M2 có tọa độ (32667), đây là loại tọa độ gì?
• Tọa độ ô 9
6.18. Có bao nhiêu phương pháp định hướng bản đồ?
• 3 phương pháp
6.19. Có bao nhiêu phương pháp xác định điểm đứng?
• 2 phương pháp
6.20. Có bao nhiêu phương pháp bổ sung địa vật lên bản đồ?
• 2 phương pháp
6.21. Khi bổ sung địa vật lên bản đồ, bước tiến hành đầu tiên là:
• Ngắm hướng đo cự ly
6.22. Bản đồ tỷ lệ 1/25.000 quy định độ dài cạnh ô vương là bao nhiêu?
• 4cm
6.23 Bản đồ tỷ lệ 1/50.000 quy định độ dài cạnh ô vương là bao nhiêu?
2cm
6.24. Khung bản đồ được gọi tên:
6.25. Khung Bắc của bản đồ thể hiện:
• Tên bản đồ
6.26. Khung Nam của bản đồ thể hiện:
• Các thông số của bản đồ
6.27. Tỷ lệ bản đồ được biểu diễn dưới dạng nào?
• Số
• Chữ
6.28. 1cm bản đồ có tỷ lệ 1/25.000 quy đổi ra thực địa là:
• D=1 X 25000=25000(cm)=25(km)
6.29. Mỗi mảnh bản đồ có tỷ lệ 1/1.000.000 là giới hạn của hình thang cong có khuôn
khổ:
• 0°30 kinh tuyến, 0°20′ vĩ tuyển
6.30. Chia mảnh bản đồ 1/1000.000 thành 144 ô nhỏ, mỗi ô dọc 20’ ngang 30’ là
khuôn khổ một mảnh bản đồ tỷ lệ:
• 1:100.000
6.31. Chia mảnh bản đồ 1/100.000 thành 4 ô nhỏ, mỗi ô dọc 10’ ngang 15’ là khuôn
khổ một mảnh bản đồ tỷ lệ:
• 1:50.000

Bài 7: Phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao

7.1. Vũ khí CNC được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên…
• Những thành tựu của cuộc CM khoa học và công nghiệp hiện đại
7.2. Vũ khí CNC có sự nhảy vọt về…
• Chất lượng và tính kỹ năng chiến thuật
7.3. Có bao nhiêu cuộc cách mạng trong quân sự?
• 6 cuộc cách mạng
7.4. Cuộc cách mạng trong quân sự lần thứ mấy làm thay đổi cơ cấu tổ chức quân đội
và hình thành các quân binh chủng?
• Lần thứ4
7.5. Cuộc cách mạng trong quân sự lần thứ mấy đánh dấu sự ra đời của vũ khí hạt
nhân?
• Lần thứ 5
7.6. Hệ thống định vị toàn cầu GPS được thiết kế và đưa vào sử dụng vào năm nào?
• 1978
7.7. Vũ khí CNC được chia thành bao nhiêu chủng loại?
• 3 chủng loại
7.8. Tên lửa TOMAHAWK được sử dụng lần đầu tiên vào năm nào?
• 1991
7.9. Đặc điểm thứ 2 của vũ khí CNC là?
• Hàm lượng tri thức, kỹ năng tự động hóa cao
7.10. Cuộc cách mạng trong quân sự lần thứ 2 bắt đầu từ thế kỷ mấy?

7.11. Cuộc cách mạng trong quân sự lần thứ mấy đánh dấu sự ra đời của vũ khí
CNC?
Lần thứ 6
7.12. Cuộc cánh mạng trong quân sự lần thứ mấy đánh dấu sự xuất hiện của phương
tiện cơ giới trong quân sự?
CMQS lần thứ 4
7.13. Tầm bắn của tên lửa TOMAHAWK lên đến?
• 2500km
7.14. Mối quan hệ giữa phòng tránh và đánh trả địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí
CNC?
Tác động lẫn nhau
7.15. Có mấy biện pháp (thụ động) phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí
CNC?
4 biện pháp
7.16. Biện pháp chủ động thứ 2 trong các biện pháp phòng tránh địch tiến công hỏa
lực bằng vũ khí CNC là gì?
• Nắm chắc thời cơ, chủ động tránh địchtwf xa, phá thế tiến
công của địch
7.17. Biện pháp thụ động thứ 3 là?
• Tổ chức bố trí lực lượng phân tán có khả năng tác chiến độc lập
7.18. Có mấy biện pháp (chủ động) phòng tránh địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí
CNC?
5 biện pháp
7.19. Biện pháp chủ động thứ 4 là?
• Cơ động phòng tránh nhanh, đánh trả kịp thời chính xác
7.20. Biện pháp chủ động thứ 5 là?
• Tiếp tục hoàn thiện hệ thống phòng thủ dân sự
7.21 Một trong những đặc điểm của vũ khí công nghệ cao so với vũ khí, phương tiện
thông thường là:
• Hiệu suất tăng gấp nhiều lần
• Hàm lượng tri thức, kỹ năng tự động hóa cao.
• Tính cạnh tranh cao, nâng cấp liên tục(giá thành cao)
7.22. Vũ khí công nghệ cao lần đầu xuất hiện và được thế giới công nhận là trong
cuộc chiến tranh:
7.23. Khả năng tiến công của vũ khí công nghệ cao là :
7.24. Một trong những điểm mạnh của vũ khí công nghệ cao là:
• Độ chính xác cao, uy lực lớn
• Hoạt động những vùng nhiễu, phức tạp, đạt hiệu quả cao hơn 100 lần
so với VK thông thường
• Có khả năng nhân biết địa hình
7.25. Một trong những điểm yếu của vũ khí công nghệ cao là:
• Thời gian trinh sát, xử lí số liệu lập trình phương án đánh phá, phức
tạp, nếu mục tiêu thay đổi dễ mất thời cơ đánh phá
• Dựa hoàn toàn vào kỹ thuật dễ bị đánh lừa
• Có tốc độ bay chậm, tầm bay thấp, dễ bị bắn hạ
• Không thể kéo dài vì tốn kém, dễ bị tập kích
• Dễ bị tác động bởi địa hình, thời tiết khí hậu, dẫn đên hiệu quả thực
tế khác với lý thuyết
7.26. Khi nghiên cứu về vũ khí công nghệ cao cần khắc phục khuynh hướng:
• Phòng chống trinh sát của địch
• Làm hạn chế đặc trưng của mục tiê
• Che giấu mục tiêu
• Ngụy trang mục tiêu
• Tổ chức tốt việc nghi binh đánh lừa địch
• Dụ địch đánh vào những mục tiêu có giá trị thấp làm chúng tiêu hao
lớn
• Tổ chức, bố trí lực lượng phân tán, có khả năng tác chiến độc lập
• Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị với xây dựng hầm ngầm để
tăng khả năng phòng thủ
• Gây nhiễu các trang bị trinh sát của địch, làm giảm hiệu quả trinh sát
• Nắm chắc thời cơ, chủ động đánh địch từ xa, phá thế tiến công của
địch
• Lợi dụng đặc điểm đồng bộ của hệ thống vũ khí công nghệ cao, đánh
vào mắt xích then chốt
• Cơ động phòng tránh nhanh, đánh trả kịp thời chính xác
7.27. Một trong những biện pháp phòng chống thụ động đối phó vỡi vũ khí công
nghệ cao là:

• Phòng chống trinh sát của địch


• Dụ địch đánh vào những mục tiêu có giá trị thấp làm chúng tiêu hao lớn
• Tổ chức bố trí lực lượng phân tán, có khả năng tác chiến độc lập
• Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng với xây dựng hầm ngầm để tăng khả năng phòng
thủ
7.28. Một trong những biện pháp phòng chống chủ động đối phó vỡi vũ khí công
nghệ cao là:
• Gây nhiễu trang bị trinh sát của địch làm giảm hiệu quả trinh
sát
• Nắm chắc thời cơ, chủ động đánh địch từ xa phá thế tiến công
của địch
• Lợi dụng đặc điểm đông bộ của hệ thống VKCNC, đánh vào
mắt xích then chốt
• Cơ động phòng tránh nhanh, đánh trả kịp thời chính xác
• Tiếp tục hoàn thiện hệ thống phòng thủ dân sự
7.29. Mối quan hệ giữa phòng tránh và đánh trả là:
• Tác động lẫn nhau
7.30. Phòng thủ dân sự là:
• Bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh;
phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân
dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân
7.46 Kế hoạch phòng thủ dân sự:
7.47. Mục đích của biện pháp tổ chức bố trí phân tán lực lượng, tác chiến độc lập
nhằm:
• xác định công tác chuẩn bị và ứng phó với nguy cơ thảm họa chiến tranh là
thường xuyên, lâu dài; công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả các
thảm họa do sự cố, thiên tai là thường xuyên và cấp bách; trong đó ứng phó và
khắc phục thảm họa thiên tai là trọng tâm
7.48. Vũ khí hủy diệt lớn gồm:
• VK hạt nhân, VK hóa học,VK sinh học

Bài 8: Ba môn quân sự phối hợp


8.1. Thi đấu 3 môn quân sự phối hợp bao gồm các nội dung?
• Bắn súng quân dụng
• Ném lựu đạn đúng hướng
• Chạy vũ trang
8.2. Mỗi đợt xuất phát chạy vũ trang tối đa không quá?
• Không quá 20 người
8.3. Vận động viên A (nam) ném lựu đạn xa trúng hướng đạt kết quả là 64 m, số điểm
quy đổi của VĐV A sẽ là?
• 1100 điểm(60m→1000 điểm +4m→100 điểm (4cm được 1
điểm))
8.4. Vận động viên B (nam) chạy vũ trang đạt kết quả là 10 phút 22 giây, số điểm quy
đổi của VĐV A sẽ là?
934 điểm (10 phút→1000 điểm – 22x3(Chậm 1 giây trừ 3 điểm))
8.5. Trong thi đấu 3 môn QSPH, cự ly chạy vũ trang đối với Nữ được xác định là bao
nhiêu?
• 1500m
8.6. Trong thi đấu 3 môn QSPH, thời gian chạy vũ trang đối với Nữ được quy đổi
1000 điểm là bao nhiêu?
• 5 phút 30 giây
8.7. Trong thi đấu 3 môn QSPH, thời gian chạy vũ trang đối với Nam được quy đổi
1000 điểm là bao nhiêu?
• 10 phút
8.8. Thi đấu 3 môn quân sự phối hợp, VĐV sử dụng loại lựu đạn có chiều dài bao
nhiêu?
• 12cm
8.9. Thi đấu 3 môn quân sự phối hợp, VĐV sử dụng loại lựu đạn có trọng lượng bao
nhiêu?
• 600g(Nam)
• 500→520g(Nữ)
8.10. Thời gian thi đấu nội dung Ném lựu đạn xa trúng hướng của 3 môn QSPH là
bao nhiêu? (kể cả ném thử)

5 phút
8.11. Bản đồ tỷ lệ 1/25.000, 1cm trên bản đồ tương ứng cự ly ngoài thực địa là bao
nhiêu?
• 25000m
8.12. Bản đồ tỷ lệ 1/50.000, 1cm trên bản đồ tương ứng cự ly ngoài thực địa là bao
nhiêu?
• 50000m
8.13. Mục đích của thi đấu ba môn quân sự phối hợp là:
• Giáo dục cho sinh viên ý chí quyết tâm giành thắng lợi, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, khả
năng thực hiện các bài tập đa dạng, sức chịu đựng cường độ thể lực và sự căng thẳng
về tâm lý trong quá trình thi đấu thể thao
8.14. Trong quá trình thi đấu ba môn quân sự phối hợp, Quyền hạn của đoàn trưởng
(đội trưởng) là gì?
• Chuyển đến Hội đồng Trọng tài những khiếu nại của đoàn (đội).
• Đề nghị Hội đồng Trọng tài kiểm tra và giải thích kết quả thi đấu sau khi đã
thông báo sơ bộ về thành tích.

8.15. Trong thi đấu môn chạy vũ trang, vận động viên phải có mặt ở vị trí tập kết
trước giờ thi đấu của mình là bao nhiêu?
• Trước 20 phút

8.16. Khi thi đấu môn bắn súng quân dụng, vận động viên nổ súng sau khi có lệnh
thôi bắn của trọng tài sẽ bị?
• Trừ 2 điểm trên bia
8.17. Khi thi ba môn quân sự phối hợp, tất cả những khiếu nại (nếu có) có thể đưa
đến Hội đồng trọng tài vào thời điểm nào?
• Trước khi bắt đầu cuộc thi, trong quá trình cuộc thi và sau
khi kết thúc cuộc thi, nhưng không chậm quá một giờ sau
khi kết thúc môn thi đó.
8.18. Trong thi đấu môn bắn súng quân dụng, nếu bắn nhầm bia mà trọng tài xác định
được thì viên đạn đó sẽ được tính như thế nào?
• Trừ 2 điểm trên bia
8.18. Trong thi đấu môn ném lựu đạn xa, trúng hướng, hành động tự động ném trước
khi có lệnh của trọng tài sẽ bị?
• Tước quyền thi đấu môn ném lựu đạn
8.19. Khi thi đấu môn bắn súng quân dụng, vận động viên cần biết những quy tắt
nào?
• Khi vào tuyến bắn, sau khi khám súng và có lệnh ‘Nằm chuẩn bị bắn” của
trọng tài trưởng, vận động viên mới được làm công tác chuẩn bị, khi chuẩn
bị xong vận động viên phải báo cáo “số…chuẩn bị xong” và chỉ được bắn
sau khi có lệnh của trọng tài.
• Vận động viên được phép dùng vải bạt, nilon để nằm bắn.
• Khi có lệnh bắn, mọi trường hợp cướp cò, nổ súng coi như đã bắn, đạn thia
thia không tính thành tích .
• Đạn chạm vạch được tính điểm vòng trong, đạn không nổ được tính bù
thêm
• Trong thi đấu, súng bị hỏng hóc phải báo cáo với trọng tài nếu được phép
mới được ra ngoài sửa hoặc đổi súng
8.20. Điều kiện thi đấu ba môn quân sự phối hợp là?
• Hiểu, nắm vững quy tắc và được luyện tập thường xuyên
• Có chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe của bác sĩ
8.21. Trong thi đấu môn ném lựu đạn xa, trúng hướng, khi được lệnh ném của trọng
tài, nếu do sơ ý làm lựu đạn rơi bên ngoài vạch giới hạn thì?
• Coi như đã ném quả đó
8.22. Khi thi đấu môn bắn súng quân dụng , theo trình tự bốc thăm, thời gian vận
động viên phải có mặt ở vị trí điểm danh trước giờ thi đấu của mình là bao nhiêu ?
• Trước 30 phút
8.23. Trong thi đấu môn chạy vũ trang, vận động viên vi phạm các điểm nào sau đây
sẽ bị xoá bỏ thành tích:
• Chạy không hết đường quy định.
• Nhờ người mang vũ khí, trang bị hoặc dìu đỡ trước khi về đích
• Về đích thiếu súng
• Chen lấn thô bạo, cố tình cản trở làm ảnh hưởng tới thành tích
hoặc gâ thương tích cho đối thủ
8.24. Trong quá trình thi đấu ba môn quân sự phối hợp, trách nhiệm của đoàn trưởng
(đội trưởng) là gì?
• Hiểu và thực hiện điêu lệ, quy tắc và quy chế của cuộc thi.
• Bảo đảm kịp thời đưa đoàn (đội) đến địa điểm thi đấu với trang
phục, súng đạn cần thiết đã quy định, chịu trách nhiệm trước nhà
trường về việc bảo đảm an toàn mọi mặt của đoàn (đội) mình.
• Thường xuyên có mặt ở địa điểm thi đấu và chỉ được tạm vắng khi
tổng trọng tài hoặc phó tổng trọng cho phép.
• Thông báo cho các đấu thủ của đoàn (đội) mình các quyết định của
Hội đồng trọng tài những thay đổi về thời gian, chương trình thi
đấu của cuộc thi…
• Báo cáo với Hội đồng trọng tài về những thay đổi trong đăng ký và
những đấu thủ do tình trạng sức khỏe không thể tiếp tục thi đấu
được.
• Tham dự cuộc họp của Hội đồng trọng tài với quyền hạn tư vấn và
tham dự bốc thăm.
8.25. Trong thi đấu môn bắn súng quân dụng, nếu trên bia có 2 điểm chạm, không
phân biệt rõ điểm chạm của từng người thì?
• Cả 2 đều có quyền nhận viên đạn có điểm chạm cao nhất hoặc
cả 2 đều bắn lại
8.26. Trách nhiệm của người dự thi ba môn quân sự phối hợp là?
• Người dự thi phải hiểu điều lệ, quy tắc cuộc thi và nghiêm túc thực
hiện điều lệ quy tắc thi đấu.
• Có mặt đúng thời gian tại cuộc thi, đủ trang bị, trang phục quy định,
có thẻ hoặc giấy chứng nhận thi đấu và tuân thủ đúng quy chế thi
đấu.
• Thực hiện đúng hướng dẫn của trọng tài
• Tuân thủ nghiêm quy tắc quản lý, sử dụng súng và đạn.
8.27. Khi thi đấu môn bắn súng quân dụng, vận động viên nổ súng trước khi có lệnh
bắn của trọng tài sẽ bị?
• Tước quyền thi đấu môn bắn súng
8.28. Quyền hạn của người dự thi ba môn quân sự phối hợp là?
• Được bắn thử để kiểm tra súng, luyện tập và thực hiện các bài tập ở những địa
điểm đã quy định của Hội đồng trọng tài.
• Chỉ khi thật cần thiết mới được phép báo cáo trực tiếp với trọng tài những vấn đề
có liên quan đến việc tiến hành cuộc thi. Trong các trường hợp khác, nếu có yêu
cầu gì đối với trọng tài thì dùng lời nói hoặc làm văn bản báo cáo với đoàn
trưởng (đội trưởng) chuyển lên Hội đồng trọng tài.
8.29. Vũ khí quân dụng được sử dụng trong môn thi Bắn súng quân dụng là:
• Súng trường CKC hoặc tiểu liên AK
8.30. Cự ly bắn của môn thi Bắn súng quân dụng là:
• 100m
8.31. Mục tiêu bắn của môn thi Bắn súng quân dụng là:
• Bia số 4
8.32. Tư thế bắn của môn thi Bắn súng quân dụng là:
• Nằm bắn có bệ tì
8.33 Giới hạn chiều rộng bãi ném lựu đạn xa đúng hướng là:
10m

You might also like