PHẦN 1 - các Mặt Phẳng Giải Phẫu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

PHẦN 1: NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC –

ĐỊNH HƯỚNG MẶT PHẲNG GIẢI PHẪU

1. Tư Thế Giải Phẫu

Các cấu trúc được mô tả và đặt tên dựa trên “tư thế giải phẫu”. Đó là “cơ thể con người, sống,
đứng, chi trên thả dọc theo thân mình, lòng bàn tay hướng ra trước”, như vậy, lòng bàn tay được
xem là mặt trước của bàn tay. Như vậy, tư thế giải phẫu là ở thế đứng; khi đặt cơ thể nằm ngang,
lưng xuống dưới gọi nằm sấp, bụng xuống dưới gọi là nằm ngửa.
2. Các mặt phẳng giải phẫu

2.1. Mặt phẳng ngang: Là tất cả các mặt phẳng tưởng tượng thẳng góc với trục của cơ thể, như
vậy có nhiều mặt phẳng nằm cao thấp khác nhau chia cơ thể và các tạng thành hai phần trên và
dưới.

2.2. Mặt phẳng đứng dọc là tất cả các mặt phẳng đứng từ trước ra sau chia cơ thể ra làm hai
phần: phải và trái. Mặt phẳng đứng dọc giữa chia cơ thể ra làm hai phần đối xứng.
2.3. Mặt phẳng đứng ngang/đứng bên (trán): Là tất cả các mặt phẳng đứng đi từ bên này sang
bên đối diện của cơ thể, và chia cơ thể ra làm hai phần: trước – sau. Mặt phẳng này song song
với mặt trước của cơ thể.

2.4. Các trục Đường gặp nhau của các mặt phẳng trên tạo nên các trục của cơ thể. Chúng ta có
trục đứng, trục ngang và trục trước sau.

3. Các tính từ giải phẫu học (chỉ mối quan hệ vị trí và so sánh)

3.1. Trước (front)/sau (back): Trước còn gọi là bụng. Sau là lưng. Tuy nhiên, lòng bàn chân
được xem là mặt bụng của bàn chân.

3.2. Gần (near)/xa (far): Gần và xa với gốc hay nơi bắt đầu của cấu trúc.

3.3. Ngoài (out)/trong (in): Ngoài là gần với bề mặt của cơ thể, còn trong gần với trung tâm của
cơ thể.

3.4. Trên (up)/dưới (down): Trên là hướng về phía đầu còn gọi là đầu, dưới là hướng về phía
chân còn gọi là đuôi.
4. Động tác giải phẫu (Hướng chuyển động):

Bên cạnh mặt phẳng chuyển động, ta sẽ có thêm hướng chuyển động nữa. Mặt phẳng chuyển
động (planes of motion) là một mặt phẳng giả thuyết cắt ngang cơ thể người để mô tả vị trí của
các cấu trúc hoặc hướng chuyển động. Trong giải phẫu thì có 3 mặt phẳng được sử dụng là
Sagittal, Frontal và Transverse.

4.1. Sagittal: Hình chiếu cạnh, khi bạn nhìn ai đó từ bên ngang thân của họ. Hình chiếu
này sẽ cắt cơ thể làm 2 phần trái và phải. Chuyển động trong mặt phẳng này thường là tiến
tới hoặc lùi ra sau ví dụ Bicep Curls, Deadlift, Push up, Chest Press, Reverse Lunge.
 Flexion: Là chuyển động GẬP, là chuyển động giảm góc độ giữa 2 khớp xương
 Extension: Là chuyển động DUỖI, ngược lại với GẬP thôi.
 Dorsiflexion: Di chuyển mũi chân về hướng ống chân (chỉ cổ chân di chuyển)
 Plantarflexion: Di chuyển bàn chân xuống phía dưới (chỉ các ngón chân)

4.2. Frontal: Hình chiếu đứng, khi bạn nhìn ai đó từ trước mặt hoặc sau lưng họ. Hình
chiếu này sẽ cắt cơ thể làm 2 phần trước và sau. Chuyển động trong mặt phẳng này là sẽ đi
từ phía bên này sang bên kia ví dụ Side Lunge, Jumping Jack.

 Adduction: Chuyển động KHÉP, di chuyển 2 bên về giữa, ví dụ đưa 2 tay về trước ngực.
 Abduction: Chuyển động mở/dạng: di chuyển từ giữa ra 2 bên.
 Elevation: Di chuyển đến vị trí cao hơn (superior) (Chỉ ở bả vai – scapula)
 Depression: Di chuyển đến vị trí thấp hơn (cũng ở bả vai)
 Inversion: Nâng phần giữa của bàn chân (medial border)
 Eversion: Nâng 2 bên má chân

3. Transverse: Hình chiếu bằng, khi bạn nhìn 1 ai đó từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Hình
chiếu này sẽ chia cơ thể làm 2 phần trên và dưới. Các chuyển động trong hình chiếu này
thường là xoay ví dụ các bài tập standing med ball twist, torso twist with bands, hay
wipers.

 Supination: Ngửa bàn tay và cổ tay


 Horizontal Flexion (adduction) và Horizontal Extension (abduction): Từ góc 90 độ, đưa
cánh tay từ 2 bên tới trước ngực và ngược lại
 Rotation in/out: Xoay vào trong hoặc ra ngoài trục dọc của xương
 Pronation: Úp bàn tay và cổ tay từ giữa vào trong

You might also like