Thao Luan Hinh Su Lan 9 Phan Toi Pham

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

THẢO LUẬN HÌNH SỰ LẦN 9 (phần tội phạm)

luật hình sự (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Tr?ng Nhân (nhaqn2111@gmail.com)
I. NHẬN ĐỊNH
Câu 1: Hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong công trường
thi công gây tai nạn chết người thì cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ (Điều 260 BLHS).
Nhận định sai. Điều 260 BLHS quy định về mặt khách quan của tội phạm là
hành vi tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông
đường bộ. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 3 TTLT 09/2013 thì trong trường hợp
phương tiện giao thông đường bộ di chuyển, hoạt động nhưng không tham gia giao
thông đường bộ như trong công trường đang thi công mà gây tai nạn thì người điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội
vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260 BLHS mà bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng khác nếu thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm
đó.
Câu 4: Người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của
người khác thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép (Điều
266 BLHS).
Nhận định sai. Theo Điều 266 BLHS quy định người đua xe trái phép gây thiệt
hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người
khác nếu thỏa mãn các điều kiện cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình
sự về Tội đua xe trái phép. Nhưng theo điểm b khoản 5 Điều 7 TTLT 09/2013 trường
hợp người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người
khác với lỗi cố ý thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình về tội đua xe trái phép
quy định tại Điều 266 BLHS thì còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các
điều luật tương ứng như Tội giết người tại Điều 123 BLHS hoặc Tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Điều 134 BLHS.
Câu 12: Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành hai
tội: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS) và Tội mua bán
trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS).
Nhận định sai. Không phải mọi trường hợp tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng
và bán vũ khí đó thì đều cấu thành hai tội: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng
(Điều 304 BLHS) và Tội Mua bán trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS).
Trường hợp người phạm tội thực hiện hai hành vi tàng trữ vũ khí quân dụng và bán vũ
khí đó một cách riêng lẻ, độc lập (tức là hành vi phạm tội này đã kết thúc rồi mới thực
hiện hành vi phạm tội kia) thì sẽ cấu thành hai tội: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân
dụng (Điều 304 BLHS) và Tội Mua bán trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS).
Trường hợp người phạm tội thực hiện hai hành vi phạm tội mà hai hành vi
phạm tội này liên quan chặt chẽ với nhau (tức là hành vi phạm tội này là điều kiện để
thực hiện, là hậu quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) đối với cùng một đối tượng hay

Downloaded by Tr?ng Nhân (nhaqn2111@gmail.com)


nhiều đối tượng thì cấu thành một tội với tên tội danh đầy đủ các hành vi đã được thực
hiện, đó là Tội tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS).
Câu 14: Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình, cơ sở, phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia là hành vi chỉ cấu thành Tội phá hủy công trình, cơ sở,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS).
Nhận định sai. Không phải mọi trường hợp có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm
hư hỏng công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia đều cấu thành
Tội phá hoại công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303
BLHS). Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về
an ninh quốc gia chỉ cấu thành Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng
về an ninh quốc gia theo Điều 303 BLHS khi hành vi này hủy hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng không nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân. Trường hợp hành vi phạm
tội được thực hiện nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thì sẽ cấu thành Tội
phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều
114 BLHS).
Câu 15: Mọi hành vi gây rối trật tự nơi công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an
ninh, trật tự, an toàn xã hội chỉ cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318
BLHS).
Nhận định sai. Không phải mọi hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng
xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội chỉ cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng
(Điều 318 BLHS). Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an
ninh, trật tự, an toàn xã hội đủ yếu tố cấu thành một tội khác thì người phạm tội sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự với tội đó. Ví dụ hành vi gây rối trật tự công cộng gây
ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến quyền được bảo hộ
về tính mạng và sức khoẻ thì có thể cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS) hoặc
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134
BLHS).
Câu 17: Tiền dùng để đánh bạc chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc
Nhận định sai. Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 1 NQ 01/2010/NQ-HĐTP.
Theo đó, tiền dùng để đánh bạc không chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại
chiếu bạc mà còn có thể là tiền thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác
định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc, hay tiền thu giữ ở những nơi khác mà có đủ
căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Câu 20: Mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người
khác phạm tội mà có đều cấu thành Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm
tội mà có (Điều 323 BLHS)
Nhận định sai. Theo quy định tại Điều 323 BLHS, Tội chứa chấp tài sản do
người khác phạm tội mà có chỉ cấu thành khi một người thực hiện hành vi không hứa
hẹn trước mà tiêu thụ, chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có. Đồng thời,

Downloaded by Tr?ng Nhân (nhaqn2111@gmail.com)


người thực hiện hành vi chứa chấp phải biết rõ tài sản mà mình đang chứa chấp là tài
sản có được do phạm tội. Do đó, không phải mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý
chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có thì phạm tội tại Điều 323 BLHS.
Trong trường hợp một người thực hiện hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa
chấp tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng không biết rõ tài sản đó là tài sản có
được do phạm tội thì không cấu thành Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội
mà có mà cấu thành Tội che dấu tội phạm theo quy định tại Điều 389 BLHS.
Câu 23: Mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu thành Tội mua
dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS).
Nhận định sai. Theo quy định tại Điều 329 BLHS, để cấu thành Tội mua dâm
người dưới 18 tuổi thì người phạm tội phải thực hiện hành vi dùng tiền bạc hoặc các
lợi ích vật chất để thuyết phục, mua chuộc người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi để
thực hiện hành vi giao cấu. Bên cạnh đó, tội phạm chỉ cấu thành khi hai bên thỏa thuận
về việc mua bán dâm và đối tượng tác động phải là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18
tuổi, trong trường hợp mua dâm đối với người dưới 13 tuổi thì không phạm tội này mà
sẽ cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 142 BLHS.

II. BÀI TẬP:


Bài tập 1: Sau khi đội tuyển bóng đá Việt Nam thắng trận trong một trận bóng quốc
tế, A đã tụ tập một số thanh niên có xe gắn máy và tuyên bố treo giải đua xe với giải
thưởng 100 triệu đồng cho người thắng trong cuộc đua. Điều kiện của cuộc đua là các
tay đua phải dùng xe không thắng. Nhiều thanh niên đã hưởng ứng và tham gia vào
cuộc đua ngay trên đường phố.
Anh (chị) hãy xác định tội danh đối với các hành vi được nêu trong các tình huống
sau:
a. Những người đua xe bị bắt giữ trong đó có cả A và họ không gây tai nạn gì.
Tội danh của A: Trong tình huống trên hành vi của A phạm Tội tổ chức đua xe
trái phép theo Điều 265 BLHS 2015. Cụ thể:
Thứ nhất, về khách thể:
Quan hệ xã hội bị xâm phạm: Xâm phạm vào những quy định của nhà nước về an
toàn giao thông vận tải đường bộ đồng thời đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, tài sản của công dân và xâm phạm đến an toàn, trật tự những nơi công cộng.
Đối tượng tác động: Những người tham gia đua xe.
Thứ hai, về mặt khách quan: Hành vi của A là tổ chức trái phép việc đua xe máy
không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. Hoạt động tổ chức rất đa dạng dưới
nhiều hình thức khác nhau nhằm thống nhất, phối hợp hoạt động của các thành viên
tạo nên một cuộc đua xe trái pháp luật. Cụ thể, A có hành vi khởi xướng việc đua xe,
xúi giục, kích động, lôi kéo, tập hợp các tay đua, tuyển chọn các tay đua. Đồng thời

Downloaded by Tr?ng Nhân (nhaqn2111@gmail.com)


đưa ra một số các quy định về tính chất, hình thức đua cũng như giải thưởng cho
người thắng cuộc.
Thứ ba, về mặt chủ quan: Tội phạm của A được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý
trực tiếp, A nhận thức được tính chất và hậu quả nguy hiểm của việc đua xe nhưng vì
động cơ, mục đích khác nhau nên vẫn đứng ra tổ chức cuộc đua.
Thứ tư, về chủ thể: A đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm
hình sự đầy đủ.
Tội danh của những người tham gia đua xe: Trong tình huống trên, hành vi của
những người tham gia đua xe chưa thỏa mãn các điều kiện cấu thành Tội đua xe trái
phép theo Điều 266 BLHS là gây thiệt hại cho người khác hoặc đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi quy định tại Điều 266 hoặc Điều 265 của BLHS hoặc đã bị kết
án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Vì vậy, hành vi
của những người tham gia không cấu thành tội đua xe trái phép theo Điều 266 BLHS.
b. Trong quá trình đua xe do không làm chủ được tốc độ B và C đã tông phải
một chị phụ nữ đang đi xe đạp cùng chiều làm chị này chết vì chấn thương sọ
não.
Hành vi của B và C phạm Tội đua xe trái phép theo khoản 2 Điều 266 BLHS
2015 vì đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm. Cụ thể:
Thứ nhất, về khách thể:
Quan hệ xã hội bị xâm phạm: Xâm phạm đến an toàn, trật tự công
cộng. Đối tượng tác động: phương tiện đua xe, cụ thể là xe gắn máy.
Thứ hai, về mặt khách quan: Hành vi của B và C là hành vi điều khiển xe gắn
máy để đua xe, do không làm chủ được tốc độ nên đã tông phải một chị phụ nữ đang
đi xe đạp. Hậu quả: Chị phụ nữ này chết vì chấn thương sọ não. Hành vi của B và C là
nguyên nhân trực tiếp làm chị phụ nữ tử vong.
Thứ ba, về mặt chủ quan: Lỗi cố ý gián tiếp. B và C nhận thức được hành vi
của mình là nguy hiểm nhưng vẫn thực hiện, nhưng không mong muốn hậu quả xảy ra.
Thứ tư, về chủ thể: B và C đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực
trách nhiệm hình sự đầy đủ.
c. Những người đua xe bị các chiến sĩ công an dùng biện pháp bắt giữ đã chạy
thoát một số theo nhiều ngã ngách khác nhau. Trong quá trình bỏ chạy do xe
không thắng nên đã gây tai nạn ở một đường phố khác làm một người bị thương
với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 65%.
Những người đua xe gây tai nạn ở một đường phố khác làm một người bị
thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 65% phạm Tội vi phạm quy định về tham gia
giao thông đường bộ theo Điều 260 BLHS.
Thứ nhất, về khách thể:

Downloaded by Tr?ng Nhân (nhaqn2111@gmail.com)


Quan hệ xã hội bị xâm phạm: Xâm phạm trật tự an toàn xã hội, cụ thể là trong
hoạt động giao thông đường bộ và xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
Đối tượng tác động: Người ở một đường phố khác.
Thứ hai, về mặt khách quan: Hành vi gây tai nạn do xe không có thang ở đường
phố khác cho một người trong lúc bỏ chạy thoát khỏi sự bắt giữ của các chiến sĩ công
an là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả làm cho một người bị thương với tỷ lệ tổn
thương cơ thể là 65%.
Thứ ba, về mặt chủ quan: Lỗi vô ý vì quá tự tin. Các đối tượng tuy thấy trước
hậu quả thiệt hại nhưng sau khi cân nhắc đã loại trừ khả năng hậu quả này xảy ra. Việc
loại trừ khả năng này là do chủ thể đã không cân nhắc cẩn thận trong khi các điều kiện
cho phép chủ thể có thể cân nhắc cẩn thận để không dẫn đến việc loại trừ khả năng gây
ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi một cách thiếu cơ sở đầy đủ: Việc chạy
xe không thắng để đua là nguy hiểm, các chủ thể nhận thức được và có thể gây ra tai
nạn nhưng vẫn tham gia đua để khi bị công an vây bắt thì chạy thoát rồi làm thương tật
cho người khác.
Thứ tư, về chủ thể: Các đối tượng có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo
Điều 12 BLHS và thoả mãn độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 21 BLHS.
Bài tập 3: Khoảng 03 giờ 30 ngày 10/01/2021, Đặng Văn L sử dụng máy tính bảng
SamSung Galaxy đăng nhập vào tài khoản ví Senpay do quản lý và sử dụng thì lúc này
trên màn hình điện thoại gợi ý lên hàng loạt số điện thoại có đăng ký ví Senpay. L
ngẫu nhiên bấm vào số điện thoại 0868393439 và bấm mật khẩu là 123456 thì ví
Senpay báo đăng nhập thành công và thấy trong tài khoản trong ví Senpay ID
0868393439 mang tên Nguyễn Dương Hữu Th có khoảng gần 13.000.000 đồng nên L
nảy sinh chiếm đoạt toàn bộ số tiền có trong ví Senpay ID 0868393439. Để thực hiện
việc chiếm đoạt này, L chuyển toàn bộ số tiền có trong ví Senpay ID 0868393439 đến
ví Senpay ID 0384501260 mang tên Nguyễn Tấn Tài (sinh năm 1995; Nơi cư trú: ấp
Bàu Điều, xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) do L quản lý và
sử dụng. Tuy nhiên, để chuyển toàn bộ số tiền nêu trên trong 01 lần chuyển thì cần
phải nhập mã xác thực OTP do hệ thống Senpay gửi về sim điện thoại 0868393439 do
không có được mã xác thực OTP nên L tiếp tục thực hiện 12 lần chuyển tiền (mỗi lần
chuyển số tiền nhỏ hơn 2.000.000 đồng thì sẽ không cần mã xác thực OTP) từ ví
Senpay ID 0868393439 đến ví Senpay ID 0384501260 mang tên Nguyễn Tấn Tài (do
L mượn Chứng minh nhân dân của tài để mở tài khoản do L sử dụng) với tổng số tiền
12.694.993 đồng. Cùng ngày 10/01/2021 L tiếp tục thực hiện chuyển toàn bộ số tiền
chiếm đoạt được từ ví điện tử Senpay ID 0384501260 đến ví điện tử Senpay ID
0972396137 mang tên Đặng Văn L, sau đó L sử dụng hết số tiền trên để mua thẻ cào
mạng điện thoại di động Viettel để nạp vào Game Online. Sau khi sử dụng hết số tiền
chiếm đoạt được, Đặng Văn L đã bán máy tính bảng hiệu Samsung Galaxy kèm sim
điện thoại 0972396137 (được gắn trong máy tính bảng) cho một người mua không rõ
nhân thân lai lịch. Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thủ Đức Đặng

Downloaded by Tr?ng Nhân (nhaqn2111@gmail.com)


Văn L khia nhận hành vi phạm tội như trên phù hợp với tài liệu chứng cứ được thu
giữ.
Trong vụ án này, Hội đồng xét xử kết luận Đặng Văn L phạm tội: “Sử dụng mạng máy
tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” tại
Điều 290 BLHS 2015.
Theo Anh (chị), Tòa án dựa vào những tình tiết, lập luận nào để kết luận tội danh
đối với Đặng Văn L?
Tòa án có thể dựa vào những tình tiết, lập luận sau để kết luận tội danh đối với
Đặng Văn L:
Vào ngày 10/01/2021, Đặng Văn L đã có hành vi sử dụng máy tính bảng
SamSung Galaxy đăng nhập vào tài khoản ví Senpay ID 0868393439 của anh Nguyễn
Dương Hữu Th chiếm đoạt 12.694.993 đồng tại nhà số 463/15/4 Kha Vạn Cân, khu
phố 8, phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi
chiếm đoạt được số tiền trên, L sử dụng hết để mua thẻ cào mạng điện thoại di động
Viettel để nạp vào game Online. Sau đó thì bị bắt.
Hành vi truy cập bất hợp pháp vào tài khoản cá nhân của người khác để chiếm
đoạt tài sản có giá trị nêu trên mà Đặng Văn L thực hiện đã thỏa mãn đầy đủ các yếu
tố cấu thành Tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 290 BLHS.
Hành vi phạm tội của L là hành vi nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý
trực tiếp xâm phạm đến khách thể là quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản của công
dân được pháp luật bảo vệ.
Bài tập 5: Tối 09/01, A và trèo tường vào khu vực W9B đường băng sân bay Tân Sơn
Nhất tháo trộm các bộ đèn tìm đến đường băng, bị lực lượng an ninh phát hiện. Tại
công an, A và B khai đã 3 lần lẻn vào đường băng tháo trộm các bộ đèn tìm đường để
lấy nhôm đem bán. Tổng thiệt hại của 03 lần lấy các bộ đèn tìm đường băng của A và
B là 506 triệu đồng.
Anh (chị) hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ án này và giải
thích tại sao?
Hành vi của A và B trong trường hợp trên đã phạm Tội phá huỷ công trình, cơ
sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia theo Điều 303 BLHS.
Thứ nhất, về khách thể:
Quan hệ xã hội bị xâm phạm: xâm phạm đến sự an toàn của các công trình, cơ
sở phương tiện quan trọng của an ninh quốc gia.
Đối tượng tác động: Sân bay Tân Sơn Nhất (bộ đèn tìm đường băng, đây là
công trình điện lực quan trọng của sân bay) là tài sản thuộc danh mục các công trình
quan trọng liên quan tới an ninh quốc gia.

Downloaded by Tr?ng Nhân (nhaqn2111@gmail.com)


Thứ hai, về mặt khách quan: A và B thực hiện hành vi tháo trộm các bộ đèn tìm
đường băng của sân bay để lấy nhôm đem bán. Hậu quả: Phá huỷ bộ đèn tìm đường
băng của sân bay.
Thứ ba, về mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. A và B cố ý trèo tường vào để thực
hiện hành vi trộm cắp phá huỷ bộ đèn tìm đường băng của sân bay. A và B biết hành
động của mình là trái pháp luật và gây ra hậu quả nguy hiểm nhưng vẫn cố ý để cho
hậu quả xảy ra.
Thứ tư, về chủ thể: A và B là chủ thể thường, có đầy đủ năng lực trách nhiệm
hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
Bài tập 11: Khoảng 10h00, A và B ngồi nhậu tại một quán vỉa hè gần trường PTTH
X. Đến khoảng 14 giờ 45 phút thì A lấy xe chở B đến trường X để tìm bạn gái của A
(là P) đang học ở trường này rủ đi chơi. Dù đang trong giờ học nhưng A vẫn chạy xe
thẳng vào khu vực lớp học và gọi P ra rủ đi chơi nhưng bị P từ chối. Bảo vệ trường
đến nhắc nhở A và B thì A liền nẹt pô, rú ga chạy xe ra khỏi trường rồi quay lại quán
nhậu tiếp. Đến khoảng 15 giờ 45 phút, sau khi đã nhậu say, A chở B quay lại trường X
và chạy xe thẳng vào trước dãy phòng học, tiếp tục nẹt pô và rú ga cho xe nổ máy thật
to. Bảo vệ trường thấy vậy nên khóa cổng trường lại. Lúc này, A và B đứng la hét,
chửi bới và đe dọa các chú bảo vệ ngay trước dãy phòng học. Sau đó, cả hai tiếp tục
cầm rựa và búa chạy vào trường gây sự với các bảo vệ. Hành vi của A và B đã làm cho
các giáo viên, học sinh hoảng sợ và 2 tiết học cuối chiều hôm đó phải dừng lại.
Anh (chị) hãy xác định tội danh đối với hành vi của A, B và giải thích tại sao?
Hành vi của A và B được định vào Tội gây rối trật tự công cộng theo quy định
tại Điều 318 BLHS, cụ thể:
Thứ nhất, về khách thể:
Quan hệ xã hội bị xâm phạm: An ninh, trật tự, an toàn xã hội, cụ thể là an ninh,
trật tự, an toàn xã hội của trường X.
Đối tượng tác động: Bảo vệ, giáo viên và học sinh của trường X.
Thứ hai, về mặt khách quan: A chở B chạy xe thẳng vào khu vực lớp học của
trường X dù đang là giờ học, khi bảo vệ trường đến nhắc nhở A và B thì A liền nẹt pô,
rú ga chạy xe ra khỏi trường. Sau đó, A chở B quay lại trường X và chạy xe thẳng vào
trước dãy phòng học, tiếp tục nẹt pô và rú ga cho xe nổ máy thật to. Bảo vệ trường
thấy vậy nên khóa cổng trường lại thì A và B đứng la hét, chửi bới và đe dọa các chú
bảo vệ. Sau đó, cả hai tiếp tục cầm rựa và búa chạy vào trường gây sự với các bảo vệ.
Hành vi của A và B đã làm cho các giáo viên, học sinh hoảng sợ và 2 tiết học cuối
chiều hôm đó phải dừng lại. Đây là thiệt hại phi vật chất vì làm ảnh hưởng đến tinh
thần của của giáo viên, học sinh.
Thứ ba, về mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. A và B có hành vi vi phạm có đầy
đủ năng lực hành vi, biết rõ hành vi của mình sẽ ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội,
lối sống lành mạnh ổn định của xã hội nhưng vẫn thực hiện.

Downloaded by Tr?ng Nhân (nhaqn2111@gmail.com)


Thứ tư, về chủ thể: A và B là chủ thể thường, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm và có
năng lực trách nhiệm hình sự.

Downloaded by Tr?ng Nhân (nhaqn2111@gmail.com)

You might also like