LLCNN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

LLCNN&PL

I. Nguồn gốc và kiểu nhà nước


1. Khái niệm: định nghĩa, 5 đặc điểm
2. Nguồn gốc nhà nước: nguyên nhân kinh tế và xã hội
3. Kiểu nhà nước: định nghĩa, 4 kiểu nhà nước (khái quát từng kiểu dựa trên cơ sở
kinh tế xã hội nào?)

II. Bản chất, chức năng của nhà nước


1. Bản chất của nhà nước: 2 thuộc tính (tính giai cấp, tính xã hội - biểu hiện?)
2. Chức năng của nhà nước: 3 hình thức (lập pháp, hành pháp, tư pháp), 2 phương
pháp: thuyết phục, cưỡng chế

III. Bộ máy nhà nước


1. Khái niệm cơ quan nhà nước: định nghĩa, đặc điểm
2. Phân loại cơ quan nhà nước: tiêu chí chia? (phạm vi thực hiện thẩm quyền – cơ
quan trung ương, cơ quan địa phương), chia theo chức năng (cơ quan lập pháp,
hành pháp, tư pháp), con đường hình thành (cơ quan do nhân dân bầu, cơ quan
không do nhân dân trực tiếp bầu, lấy VD)
3. Khái niệm bộ máy nhà nước:
4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: tập quyền (phong kiến,
XHCN), phân quyền, tổ chức hoạt động BMNN theo HP PL, chủ quyền thuộc về
nhân dân trong tổ chức hoạt động bộ máy nhà nước. (nhớ nội dung, sử dụng ở
nhóm NN nào trong lịch sử, ý nghĩa, giá trị?)
5. Bộ máy nhà nước Việt Nam: các cơ quan trong BMNNVN, một số nguyên tắc
trong tổ chức hoạt động BMNNVN, giải pháp để hoàn thiện BMNN (đọc nghị
quyết 27 của Đảng 2022 về tiếp tục xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền)

IV. Hình thức nhà nước:


Định nghĩa
1. Hình thức chính thể: định nghĩa, 2 dạng hình thức chính thể (quân chủ, cộng
hoà), ưu điểm, hạn chế
2. Hình thức cấu trúc nhà nước: định nghĩa, chỉ ra đặc trưng của 2 hình thức cấu
trúc nhà nước (đơn nhất, liên bang)
3. Chế độ chính trị: phương pháp dân chủ, phương pháp phản dân chủ (nêu biểu
hiện) – hình thành cơ quan nhà nước bằng phương pháp bầu cử,….. VD nhà nước
phản dân chủ: chủ nghĩa Phát xít,…
4. Hình thức nhà nước VN: xác định được 3 yếu tố, tại sao gọi tắt là Cộng hoà dân
chủ nhân dân? (cơ quan cao nhất là Quốc hội, hình thành bằng bầu cử, mqh QH
với CP,….), hình thức cấu trúc đơn nhất (mqh phụ thuộc, cấp trên cấp dưới, TW
cấp trên, địa phương cấp dưới, chấp hành mệnh lệnh, phục tùng yêu cầu cơ quan
cấp trên), chế độ chính trị dân chủ (biểu hiện?)

V. Nhà nước trong hệ thống chính trị


1. Khái niệm hệ thống chính trị: định nghĩa, đặc điểm
2. Hệ thống chính trị VN: ra đời năm 1945 cùng với sự ra đời của VN dân chủ
cộng hoà, cơ cấu - 8 tổ chức chính trị xã hội (Nhà nước CHXHCNVN, Đảng
CSVN, Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên CSHCM, hội liên hiệp phụ nữ VN,
mặt trận tổ quốc, hội nông dân VN, hội Cựu chiến binh VN).
3. Mối quan hệ giữa NN Việt Nam và Đảng CSVN: Vai trò của Đảng -> Nhà nước,
vai trò của Nhà nước -> Đảng

VI. Nhà nước pháp quyền


1. Khái niệm nhà nước pháp quyền: định nghĩa, 6 đặc trưng
2. Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam: hiện trạng, giải pháp (bám vào nghị
quyết 27)

VII. Nguồn gốc, kiểu pháp luật


1. Khái niệm pháp luật: Định nghĩa, 4 đặc điểm
2. Nguồn gốc pháp luật: 2 nguyên nhân, kinh tế và xã hội -> nguyên nhân xuất hiện
NN là nguyên nhân xuất hiện PL
3. Kiểu pháp luật: 4 kiểu pháp luật (chủ nô, phong kiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa)
nêu 1-2 đặc trưng -> mỗi kiểu pháp luật sau đều có những cái tiến bộ hơn kiểu
pháp luật trước

VIII. Pháp luật trong hệ thống công cụ ĐCQHXH


1. Khái niệm điều chỉnh QHXH: định nghĩa, bản chất (tác động lên hành vi của các
chủ thể trong xã hội, đi theo mong muốn của chủ thể điều chỉnh) và mục đích (tạo
ra sự ổn định, nếu không có sẽ có sự rối loạn, không điều chỉnh được)
2. Hệ thống công cụ ĐCQHXH: 7-8 công cụ (đặc trưng), phạm vi điều chỉnh
3. Vị trí vai trò của PL trong hệ thống CCDCQHXH: trung tâm, quant rọng
4. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, tập quán: vai trò của DD/TQ -> PL, vai
trò của PL -> DD/TQ

IX. Bản chất, vai trò của pháp luật


1. Bản chất của pháp luật: 2 thuộc tính, giai cấp và xã hội
2. Vai trò của PL: đối với XH, đối với NN

X. Hình thức, nguồn pháp luật:


1. Khái niệm nguồn PL: định nghĩa, 3 loại cơ bản
2. Tập quán pháp: định nghĩa, VD, ưu-nhược
3. Tiền lệ pháp: định nghĩa, VD, ưu-nhược
4. Văn bản quy phạm pháp luật: định nghĩa, VD, ưu-nhược
5. Hiệu lực của VBQPPL ở VN: định nghĩa, 3 loại hiệu lực

XI. Quy phạm pháp luật


1. Khái niệm: định nghĩa, đặc điểm
2. Cơ cấu QPPL: 3 bộ phận, vai trò từng bộ phận
3. Cách trình bày: khác với cơ cấu lý thuyết

XII. Hệ thống pháp luật


1. Khái niệm: định nghĩa, đặc điểm, cấu trúc HTPL: 3 bộ phận, 2 tiêu chí phân chia
các ngành luật (đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh)
2. Tiêu chí đánh giá: 5 tiêu chí, nội dung

XIII. Xây dựng pháp luật và hệ thống hoá pháp luật


1. Xây dựng pháp luật: khái niệm, nguyên tắc (dân chủ, khách quan, hài hoà hoá
pháp luật,…)
2. Hệ thống hoá pháp luật: khái niệm, hình thức (tập hợp hoá, pháp điển hoá)

XIV. Quan hệ pháp luật


1. Khái niệm: định nghĩa, 2 đặc điểm
2. Thành phần của QHPL: 3 thành phần (
3. Sự kiện pháp lý: định nghĩa, phân loại

XV. Thực hiện pháp luật, giải thích pháp luật


1. Khái niệm: định nghĩa, 4 hình thức
2. Áp dụng pháp luật: khái niệm, thực hiện, gđ
3. Áp dụng pháp luật tương tự: định nghĩa, 2 trường hợp
4. Giải thích pháp luật: định nghĩa, 2 hình thức (giải thích chính thức, giải thích
không chính thức)

XVI. Vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý:


1. Khái niệm VPPL: định nghĩa, 4 đặc điểm
2. Phân loại VPPL: 4 loại, Hình sự, hành chính, dân sự, kỉ luật
3. Cấu thành VPPL: 4 yếu tố, mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể
4. Trách nhiệm pháp lý: định nghĩa, đặc điểm
5. Truy cứu trách nhiệm pháp lý: khái niệm, MĐ, YC,CC

XVII. Ý thức pháp luật, giáo dục pháp luật


1. Khái niệm Ý thức pháp luật: định nghĩa, đặc điểm
2. Cơ cấu ý thức pháp luật: 2 bộ phận, TTPL, TLPL
3. Khái niệm GDPL: định nghĩa, MĐ, YN
4. Hình thức GDPL: 8-10 hình thức, ưu-nhược

Phân tích các yếu tố quy định chức năng nhà nước
- Xác định khái niệm
- Xác định các yếu tố quy định: bản chất nhà nước, điều kiện kinh tế - chính trị - xã
hội, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước, xu hướng quốc tế. năng lực phẩm chất của
nhân viên nhà nước

Phân tích tính chủ quan, tính khách quan của pháp luật. Theo anh chị, làm thế nào
để ngăn ngừa hiện tượng duy ý chí trong xây dựng pháp luật
- Xác định khái niệm liên quan trực tiếp: Khái niệm Pháp Luật
- Phân tích biểu hiện tính chủ quan của pháp luật
- Phân tích biểu hiện tính khách quan của pháp luật
- Giải thích về hiện tượng duy ý chí trong XDPL và nêu ra những biện pháp ngăn
ngừa hiện tượng này

1. Những yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể
trong quan hệ pháp luật là gì?
- Liên quan đến Quan hệ pháp luật (số 14)
- Khái niệm liên quan trực tiếp: chủ thể quan hệ pháp luật là gì?
- Những yếu tố bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể:
+ bảo đảm: thực hiện đầy đủ, trọn vẹn
+ năng lực của chủ thể: năng lực pháp luật, năng lực hành vi pháp luật
+ nhà nước: qhpl luôn có sự can thiệp của nn (VD: va chạm vào mình, bảo người
ta bồi thường, mời nhà nước (đại diện là cảnh sát giao thông) giải quyết)
+ các quy định pháp luật: nền tảng bảo đảm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
pháp lý
+ những yếu tố khác: kỹ thuật, tài chính,…

2. Phân tích MQH, Ý nghĩa mối quan hệ của NN với Đảng CSVN trong việc tổ
chức, quản lí xã hội ngày nay (vấn đề số 1) (vấn đề số 5)
- Đảng với NN:
+ Vai trò lãnh đạo: theo hiến pháp, lãnh đạo thông qua nghị quyết, thông qua kết
luận, văn bản mà Đảng ban hành, bằng chủ trương đường lối chính sách
+ Bồi dưỡng đội ngũ đảng viên ưu tú để tham gia vào các vị trí khác nhau trong
BMNN
+ Thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của BMNN: mỗi cơ quan bộ máy nhà
nước luôn có 1 cơ quan của Đảng đặt bên cạnh

- NN -> Đảng:
+ Ghi nhận sự lãnh đạo hợp pháp của Đảng CSVN của điều 4 HP, thể hiện sự tôn
trọng đề cao
+ Cung cấp kinh phí cho các tổ chức, các Đảng viên hoạt động được (ghi nhận vai
trò to lớn để đảng hoạt động)
+ Bảo vệ các tổ chức của Đảng và các Đảng viên

*Nêu quan điểm: Quá đề cao pháp luật dẫn đến tình trạng lạm dụng pháp luật
- Cần sử dụng đúng lúc đúng chỗ
- PL có ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế

3. Dân chủ của CHXHCNVN là dân chủ trực tiếp hay gián tiếp?
- cả 2:
+ dân chủ trực tiếp: trưng cầu ý dân, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình, quyết
định đến một vấn đề nào đó
+ dân chủ gián tiếp: thực hiện thông qua đại diện của mình, đại biểu hội đồng nhân
dân, đại biểu quốc hội

4. Biện pháp giải quyết xung đột giữa pháp luật với tập quán
- Xung đội: 2 cái mâu thuẫn
- Nguyên lý nhà nước pháp quyền: Pháp luật được đề cao hơn đạo đức, tập quán,…
phải ưu tiên Pháp luật giải quyết vấn đề đang đặt ra
- Tại sao xung đột?
- Xem xét sửa đổi pháp luật trong các trường hợp đó
- Theo thời gian sẽ có nhiều lỗ hổng, hạn chế, lỗi thời,…
VD: dân tộc Thái búi tóc cao, khó khăn trong việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia
xe gắn máy -> biện pháp giải quyết: đội những mũ bảo hiểm chưa đạt tiêu chuẩn
lắm
Pháp luật bảo 18 tuổi mới được kết hôn, tập quán tảo hôn -> tuyên truyền, tìm
cách xoá bỏ tập quán tảo hôn ở những vùng sâu vùng xa

5. Sự khác biệt giữa QPPL và điều luật (bài 11 – quy phạm pháp luật)
- Khái niệm:
- VD: người tham gia giao thông ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài
quai
- Điều luật: bộ phận nằm trong QPPL, hình thức, phương tiện thể hiện các quy
phạm pháp luật
- 1 điều luật có thể chứa 1 hoặc nhiều QPPL.
- ngoài điều Luật còn có văn bản quy phạm pháp luật

Định nghĩa:

Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được
tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội,
phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền
trong xã hội.

Quyền lực nhà nước là khả năng của nhà nước nhờ đó các cá nhân, tổ chức phải
phục tùng theo ý chí của nhà nước.

Quốc gia là khái niệm bao gồm lãnh thổ, dân cư và nhà nước (bộ máy chính quyền.

Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý, nó thể hiện quyền quyết định
tối cao và độc lập, tự quyết mọi vấn đề đối nội, đối ngoại, không phụ thuộc vào bất
kỳ cá nhân, tổ chức nào trong nước cũng như các nhà nước khác, các tổ chức quốc
tế.

Kiểu nhà nước là tổng thể những đặc điểm, đặc thù của một nhóm nhà nước, qua
đó phân biệt với nhóm nhà nước khác.

Bản chất nhà nước là nói tới tổng hợp những mặt, những mối liên hệ, những thuộc
tính tất nhiên, tương đối ổn định bên trong của nhà nước, quy định sự tồn tại, phát
triển của nhà nước.

Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, phù hợp với
bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế
xã hội của đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó .
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa
phương, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người
nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà
nước thực hiện quyền lực nhà nước

Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và phương pháp
thực hiện quyền lực nhà nước.
Hình thức chính thể là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của
quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp cao
khác và với nhân dân.
Quân chủ là chính thể mà trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung
toàn bộ hay một phần vào tay một cá nhân (vua, quốc vương…) theo phương
thức cha truyền con nối (thế tập).

Quân chủ tuyệt đối là chính thể mà trong đó nhà vua có quyền lực tối cao và vô
hạn trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, không bị chia sẻ cho ai và
cũng không chịu một sự hạn chế nào.

Quân chủ hạn chế là chính thể mà trong đó nhà vua chỉ nắm giữ một phần quyền
lực tối cao của nhà nước, bên cạnh vua còn có các cơ quan khác cùng chia sẻ
quyền lực với vua

Cộng hòa là chính thể mà trong đó quyền lực cao nhất của nhà nước thuộc về cơ
quan (tập thể) đại diện của nhân dân.

Cộng hòa quý tộc là chính thể mà trong đó quyền bầu cử cơ quan tối cao của
quyền lực nhà nước thuộc về tầng lớp quý tộc.

Cộng hòa dân chủ là chính thể mà trong đó quyền bầu cử cơ quan tối cao của
quyền lực nhà nước thuộc về các tầng lớp nhân dân.

Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo các
đơn vị hành chính – lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cấp chính quyền
nhà nước với nhau.
Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp mà nhà nước sử dụng để thực hiện
quyền lực nhà nước.

Dân chủ là chế độ chính trị mà nhân dân có quyền tham gia vào việc tổ chức,
hoạt động của các cơ quan nhà nước, bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn
đề quan trọng của nhà nước.

Phản dân chủ là chế độ chính trị mà nhân dân không có quyền tham gia vào việc tổ
chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, không có quyền bàn bạc, thảo luận và
quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Hệ thống chính trị là tổng thể các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội
trực tiếp nắm giữ hoặc tham gia thực thi quyền lực chính trị dưới sự lãnh đạo của
một Đảng cầm quyền hay liên minh các Đảng cầm quyền.

Đảng chính trị là tổ chức chính trị bao gồm những người cùng chí hướng được
thành lập nhằm mục tiêu giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.

Tổ chức xã hội là tập hợp quần chúng được thành lập trên nguyên tắc tự nguyên, tự
quản, hoạt động vì lợi ích chính đáng của các thành viên và lợi ích chung của xã
hội.

Nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời
sống nhà nước và xã hội, được tổ chức và hoạt động trên cơ sở một hệ thống
pháp luật dân chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, phân
công và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo quyền con người, tự do
cá nhân, công bằng, bình đẳng trong xã hội.

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận
và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định
hướng của nhà nước.

Kiểu pháp luật là tổng thể những đặc điểm, đặc thù của một nhóm pháp luật,
qua đó phân biệt với nhóm pháp luật khác.

Điều chỉnh quan hệ xã hội là sử dụng các công cụ tác động lên các quan hệ xã
hội, làm cho chúng thay đổi và phát triển theo những mục đích, định hướng
nhất định, nhằm duy trì và bảo vệ trật tự xã hội.
Bản chất của mối quan hệ xã hội là sự tác động qua lại giữa các bên chủ thể quan
hệ xã hội đó.

Công cụ điều chỉnh xã hội là các loại quy phạm.

Đạo đức là tổng thể những quan niệm, quan điểm về chân, thiện, mỹ, nghĩa vụ,
danh dự... (trong đó cốt lõi là điều thiện) cùng những quy tắc xử sự được hình
thành trên cơ sở những quan niệm, quan điểm đó nhằm điều chỉnh hành vi, ứng xử
của con người, chúng được thực hiện bởi lương tâm, tình cảm cá nhân và sức mạnh
của dư luận xã hội.

Phong tục là thói quen phổ biến, đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người
công nhận và làm theo.

Tập quán cũng là thói quen, đó là những cách ứng xử đã trở nên quen thuộc, khó
thay đổi, thành nếp trong đời sống xã hội được mọi người công nhận và làm theo.

Hương ước là những giao kèo, thỏa thuận, quy ước của cộng đồng thôn làng, nói
cách khác, hương ước là tổng thể các quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ xã hội
trong phạm vi thôn làng.

Luật tục theo nghĩa rộng là tất cả những quy tắc xử sự mang tính chất dân gian, đó
là luật của dân gian; theo nghĩa hẹp là hình thức sơ khai, tiền thân của luật pháp và
chỉ có ở các tộc người thiểu số trong xã hội tiền giai cấp.

Tín điều tôn giáo là khái niệm chung dùng để chỉ giáo lý, giáo luật của các tôn
giáo, tín ngưỡng của các cộng đồng dân cư. Giáo lý là lý luận, học thuyết của tôn
giáo, đó là những quan niệm, quan điểm về thần linh, về đức tin..., được thể hiện
trong hệ thống kinh sách của mỗi tôn giáo.

Nguồn của pháp luật là tất cả các yêu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ
pháp lý để các chủ thể thực hiện hành vi thực tế. Nói cách khác, nguồn của
pháp luật là tất cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lý cho
hoạt động cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền cũng như các chủ
thể khác trong xã hội.

Tập quán pháp là những tập quán của cộng đồng được nhà nước thừa nhận,
nâng lên thành pháp luật.
Tiền lệ pháp (án lệ) là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền
khi giải quyết các vụ việc, được nhà nước thừa nhận có chứa đựng khuôn mẫu
để giải quyết các vụ việc khác tương tự.

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban
hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có
chứa đựng các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ

Hiệu lực theo đối tượng của văn bản quy phạm pháp luật có thể là tất cả mọi cá
nhân, tổ chức trong xã hội, cũng có thể là một loại đối tượng nhất định.

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định
hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.

Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những tình huống (hoàn ảnh,
điều kiện) có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động
đối với những chủ thể (cá nhân, tổ chức) nhất định. Nói cách khác, giả định nêu lên
phạm vi tác động của quy phạm pháp luật đối với cá nhân hay tổ chức nào, trong
những hoàn cảnh, điều kiện nào. > là bộ phận không thể thiếu.

Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những cách xử sự mà các chủ
thể được, không được hoặc buộc phải thực hiện khi gặp phải tình huống đã nêu ở
bộ phận giả định của quy phạm pháp luật. > được coi là phần cốt lõi.

Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật quy định các biện pháp cưỡng chế
mang tính chất trừng phạt mà nhà nước dự kiến có thể áp dụng đối với các chủ thể
vi phạm pháp luật, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ
những mệnh lệnh đã được nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. >
là biện pháp quan trọng để đảm bảo cho các quy định của pháp luật được thực hiện
nghiêm minh.

Hệ thống pháp luật là một chính thể các hiện tượng pháp luật (mà cốt lõi là
các quy phạm pháp luật, được thể hiện trong các nguồn của pháp luật) có sự
liên kết, ràng buộc chặt chẽ, thống nhất với nhau, luôn có sự tác động qua lại
lẫn nhau để thực hiện việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội.
Hệ thống quy phạm pháp luật (hệ thống cấu trúc của pháp luật) là tổng thể các
quy định pháp luật, có sự liên kết,gắn bó, thống nhất nội tại với nhau trong
một chỉnh thể thống nhất, được phân định thành các bộ phận như quy phạm
pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật...

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được
áp dụng nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cả nước hoặc đơn vị
hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành
và được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Chế định pháp luật là tập hợp (hệ thống) bao gồm một nhóm quy phạm pháp luật
điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có liên quan mật thiết với nhau.

Phương pháp điều chỉnh pháp luật là những cách thức tác động pháp luật lên các
quan hệ xã hội.

Hệ thống nguồn pháp luật là tập hợp tất cả các nguồn pháp luật, quan trọng
hơn cả là các loại văn bản quy phạm pháp luật có mối liên hệ mật thiết với
nhau, được sắp xếp một cách thống nhất, phù hợp với nhau vừa theo tính chất
của các quan hệ xã hội mà chúng điều chỉnh, vừa theo trật tự thang bậc hiệu
lực pháp luật của chúng.

Xây dựng pháp luật, theo nghĩa hẹp là hoạt động ban hành pháp luật của các
cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền, còn theo nghĩa rộng là hoạt
động của tất cả các tổ chức và cá nhân vào quá trình tạo lập pháp luật.

Hệ thống hóa pháp luật là hoạt động tập hợp, sắp xếp các quy định pháp luật hoặc
các nguồn pháp luật mà chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật theo những trật tự
nhất định//từ hệ thống quy phạm pháp luật, hệ thống nguồn pháp luật, người ta tiến
hành tập hợp, sắp xếp thành những hệ thống nhỏ hơn phục vụ cho mục đích nghiên
cứu, sử dụng, áp dụng của các tổ chức và cá nhân trong xã hội.

Pháp điển hoá là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm tập
hợp các quy định, các nguồn pháp luật hiện hành, có thể chỉnh sửa, loại bỏ
hoặc bổ sung thêm các quy định cần thiết và sắp xếp chúng lại trong một
chỉnh thể thống nhất, khoa học theo lĩnh vực hoặc theo chủ đề để tạo thành
một văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc bộ pháp điển.

Tập hợp hoá pháp luật là hình thức thu thập và sắp xếp các quy định pháp luật
hoặc các nguồn pháp luật theo những trật tự nhất định như theo chuyên đề, theo
ngành quản lí, theo cơ quan ban hành, tên gọi, thời gian ban hành văn bản... thành
các tập luật lệ đáp ứng yêu cầu của các chủ thể tập hợp và chủ thể sử dụng.

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh trong đó có
các bên tham gia quan hệ pháp luật có quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà
nước đảm bảo thực hiện.

Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức đáp ứng được các điều kiện do pháp
luật quy định và tham gia vào quan hệ pháp luật

Năng lực chủ thể = năng lực pháp luật + năng lực hành vi pháp luật

Năng lực pháp luật là khả năng có quyền, nghĩa vụ pháp lý do nhà nước quy
định cho các cá nhân, tổ chức nhất định.

Năng lực hành vi pháp luật là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho các cá
nhân, tổ chức bằng hành vi của mình tự xác lập và thực hiện các quyền và
nghĩa vụ pháp lý.

Quyền chủ thể là khả năng của chủ thể được xử sự theo những cách thức nhất định
mà pháp luật cho phép.

Nghĩa vụ chủ thể là cách xử sự mà chủ thể buộc phải thực hiện theo quy định của
pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.

Khách thể của quan hệ pháp luật là yếu tố làm cho giữa các bên chủ thể có mối
quan hệ pháp luật với nhau.

Sự kiện pháp lý là sự kiện thực tế mà khi chúng xảy ra được pháp luật gắn với việc
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

Hành vi là những xử sự của con người, biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không
hành động.
Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thể
được hình thành trong quá trình hiện thực hóa các quy định của pháp luật.

Tuân theo pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể
pháp luật kiềm chế không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm.

Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể
pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm.

Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp
luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật cho phép.

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước,
nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền.
> là hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hóa quy
định pháp luật thành quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể, đối với các cá
nhân, tổ chức trong các trường hợp cụ thể.

Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật
ban hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật, trong đó xác định rõ quyền và nghĩa
vụ pháp lý của các cá nhân, tổ chức cụ thể hoặc các biện pháp cưỡng chế đối với
các chủ thể bị áp dụng.

Áp dụng pháp luật tương tự là hoạt động giải quyết các vụ việc cụ thể của các chủ
thể có thẩm quyền khi không có các quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh vụ
việc đó.

Áp dụng tương tự quy phạm pháp luật là giải quyết vụ việc thực tế trên cơ sở quy
phạm pháp luật điều chỉnh trường hợp khác có nội dung gần giống với vụ việc cần
giải quyết.

Áp dụng tương tự pháp luật là giải quyết vụ việc thực tế, cụ thể trên cơ sở những
nguyên tắc chung của pháp luật hiện hành, ý thức pháp luật, kết hợp với các quy
phạm xã hội khác.
Giải thích pháp luật là làm sáng tỏ nội dung, tư tưởng, ý nghĩa của quy phạm
pháp luật; bảo đảm cho pháp luật được nhận thức và thực hiện đúng đắn,
thống nhất.

Mặt khách quan của VPPL là toàn bộ những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách
quan, bao gồm các hành vi trái pháp luật, hậu quả của các hành vi đó và những yếu
tố như thời gian, địa điểm, cách thức, thủ đoạn, công cụ, phương tiện VPPL.

Phương pháp, thủ đoạn là cách thức thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cách thức
tiến hành hành vi, cách thức sử dụng phương tiện.

Mặt chủ quan của VPPL là toàn bộ diễn biến tâm lý của chủ thể khi VPPL bao
gồm lỗi, động cơ và mục đích.

Lỗi phản ánh thái độ tâm lý bên trong của chủ thể đối với hành vi trái pháp
luật và hậu quả của hành vi đó. > phản ánh mức độ nguy hiểm của VPPL,
trạng thái ý thức tiêu cực của hành vi VPPL

Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả
đó xảy ra.

Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra, nhưng có ý thức để mặc
cho hậu quả xảy ra.

Lỗi vô ý vì quá tự tin: chủ thể vi phạm gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội trong
trường hợp nhận thấy trước hậu quả đó nhưng tin tưởng hậu quả đó không xảy ra
hoặc có thể ngăn ngừa được.

Lỗi vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội trong
trường hợp không nhận thấy trước được hậu quả đó mặc dù cần phải thấy trước và
có thể thấy trước hậu quả đó.

Động cơ vi phạm là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi VPPL.

Mục đích VPPL là kết quả trong ý thức mà chủ thể VPPL đặt ra và mong muốn đạt
được khi thực hiện hành vi VPPL.
Chủ thể của VPPL là những cá nhân hay tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý
đã có hành vi VPPL.

Năng lực trách nhiệm pháp lý của cá nhân được xác định trên cơ sở và khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi của họ.

Khách thể của VPPL là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng đã bị
hành vi VPPL xâm hại. > yếu tố quan trọng phản ánh tính chất nguy hiểm của hành
vi VPPL

Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ pháp lý, trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc chủ
thể phải thực hiện một yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật.

Truy cứu TNPL là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước do cơ quan nhà
nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hóa chế tài
của quy phạm pháp luật đối với chủ thể VPPL.

Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan
niệm, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng
pháp lí khác, thể hiện mối quan hệ giữa con người đối với pháp luật (pháp
luật đã qua, pháp luật hiện hành và pháp luật cần phải có) và sự đánh giá về
mức độ công bằng, bình đẳng; tính hợp pháp hay không hợp pháp…đối với
các hành vi, lợi ích hoặc quan hệ từ thực tiễn đời sống pháp lí và xã hội

Giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích và
thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người một
trình độ pháp lí nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng
và tự giác xử xự theo yêu cầu của pháp luật

-------

Pháp điển hoá về nội dung (substantive codification) là việc tập hợp các quy định
pháp luật hiện hành, có thể sửa đổi hoặc loại bỏ các quy định không phù hợp, bổ
sung thêm những quy định mới nhằm tạo ra một văn bản quy phạm pháp luật mới
(bộ luật) để đáp ứng sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội.

Pháp điển hoá về hình thức (formal codification) là tập hợp, sắp xếp các quy định
pháp luật, các nguồn pháp luật đang có hiệu lực pháp luật thành các bộ pháp điển
theo từng chủ đề, có thể có những sửa đổi, điều chỉnh cần thiết (chủ yếu về mặt kĩ
thuật) nhằm làm cho các quy định này hoàn chỉnh, phù hợp với nhau hơn, nhưng
vẫn bảo đảm nội dung, trật tự pháp lí của các quy định đó.

Hệ thống pháp luật của nhóm quốc gia còn gọi là dòng họ hay gia đình pháp luật
là khái niệm dùng để chỉ tập hợp pháp luật của một nhóm quốc gia có những điểm
đặc thù giống nhau về lịch sử hình thành, phát triển, về nguồn của pháp luật, về
việc phân định các bộ phận pháp luật trong quốc gia, về các thiết chế thực thi và
bảo vệ pháp luật...

Hệ thống pháp luật quốc tế dùng để chỉ tập hợp cấu trúc và sự gắn kết giữa các yếu
tố của pháp luật quốc tế, gồm những quy định pháp luật được hình thành trong quá
trình ký kết và thỏa thuận giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các chủ thể
khác để điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia, giữa các quốc gia với các tổ
chức quốc tế là chủ yếu.

You might also like