BÀI TẬP CUỐI MÔN TLHSP

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU......................................................................................................1

I. Lý do chọn đề tài....................................................................................1

II. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................2

III. Mục đích nghiên cứu........................................................................2

NỘI DUNG...................................................................................................2

Chương I: Cơ sở lý luận về năng lực người giảng viên............................2

1.1 Năng lực với tư cách là yếu tố tạo lên cấu trúc của nhân cách.......2

1.2 Năng lực của người giảng viên...........................................................3

1.3 Năng lực cần thiết của người giảng viên trong thời kì hiện nay.....8

Chương II: Cơ sở thực tiễn năng lực giảng viên hiện nay.......................9

2.1 Đánh giá chung về năng lực của giảng viên hiện nay......................9

2.2 Thực trạng năng lực số và năng lực ngoại ngữ của giảng viên hiện nay
.....................................................................................................................11

Chương III: Giải pháp phát triển năng lực cho giảng viên trong giai đoạn
hiện nay......................................................................................................13

3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế và chính sách.........................................13

3.2 Nhóm giải pháp về chuyên môn và nghiệp vụ................................13

KẾT LUẬN................................................................................................14

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................15


MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài

Con người sống phải hoạt động tích cực trong các quan hệ xã hội, hoạt
động để lĩnh hội, sử dụng và sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa xã hội, thỏa mãn
các nhu cầu tồn tại và phát triển của các nhân và cộng đồng xã hội. Trong quá
trình hoạt động con người liên tục thay đổi mình, theo đó năng lực người dần
được hình thành để phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của xã hội. Qua các thời kì với
các giai đoạn lịch sử khác nhau, yêu cầu về năng lực của con người nói chung
và người giảng viên nói riêng tất yếu có những thay đổi phù hợp với xã hội.

Hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra bước chuyển
mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, con người vẫn đóng vai trò
chủ đạo trong quản lý và điều khiển công việc, đổi mới sáng tạo. Trong lĩnh vực
giáo dục đào tạo, vai trò và năng lực của giảng viên đại học càng được chú trọng
và đứng trước những thách thức về sự thay đổi. Ở Việt Nam, chương trình
Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03-6-2020,
trong đó có yêu cầu phát triển năng lực số của giảng viên các trường đại học ở
Việt Nam hiện nay [1]

Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở
giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo
giai đoạn 2019-2030, với mục tiêu chung: “Xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ
quản lý các cơ sở giáo dục đại học bảo đảm về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đáp
ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao và phát triển khoa học, công nghệ cho đất nước, gắn với yêu cầu khởi
nghiệp, đổi mới sáng tạo, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” và quan
điểm chỉ đạo của Quyết định là: “Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội
ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học cần được coi trọng
1
vì đây là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục đại học” [2]. Muốn hoàn thành
tốt nhiệm vụ này, mỗi giảng viên trong trường đại học cần phát triển những năng
lực cần thiết của người giảng viên để đáp ứng phù hợp với thời kì mới.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc nghiên cứu lý luận và phân tích
thực trạng năng lực giảng viên hiện nay để có những giải pháp nhằm nâng cao
năng lực giảng viên đáp ứng phù hợp với tình hình xã hội hiện nay. Với những ý
nghĩa trên em đã lựa chọn đề tài “ Năng lực cần thiết của giảng viên hiện nay”.

II. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Năng lực cần thiết của giảng viên hiện
nay

III. Mục đích nghiên cứu

Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cần thiết
của người giảng viên đại học. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực
của giảng viên trong giai đoạn hiện nay.

NỘI DUNG

Chương I: Cơ sở lý luận về năng lực người giảng viên

1.1 Năng lực với tư cách là yếu tố tạo lên cấu trúc của nhân cách

1.1.1 Khái niệm nhân cách

“Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá
nhân biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.” [3]
Với định nghĩa này, nhân cách chỉ là bao hàm phần xã hội trong tâm lý
con người, là tâm lý cá nhân. Khái niệm nhân cách chỉ nhấn mạnh vào cốt cách
làm người và giá trị xã hội của cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội nhất
định. Nhân cách vừa là chủ thể vừa là khách thể của các mối quan hệ người –
người, của hoạt động có ý thức và giao lưu.
1.1.2 Cấu trúc nhân cách của người giảng viên

2
Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam cấu trúc nhân cách
gồm hai yếu tố cấu thành đó là phẩm chất và năng lực (đức và tài) dưới sự chỉ
đạo của ý thức bản ngã (cái tôi). Theo đó nhân cách người giảng viên cũng được
xem xét gồm 2 mặt phẩm chất và năng lực (đức, tài) thống nhất biện chứng với
nhau.

1.2 Năng lực của người giảng viên

1.2.1 Khái niệm năng lực sư phạm của người giảng viên
Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lý cơ bản của cá nhân đảm bảo
cho việc thực hiện có kết quả một hay một số lĩnh vực hoạt động nhất định. [4]
Năng lực gồm có năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực sư phạm
là năng lực chuyên biệt. Năng lực sư phạm của người giảng viên được thể hiện
trong hoạt động giảng dạy và giáo dục.
1.2.2 Các nhóm năng lực sư phạm của người giảng viên
1.2.2.1 Nhóm năng lực dạy học
a) Năng lực hiểu sinh viên trong quá trình dạy học và giáo dục
Năng lực hiểu sinh viên là khả năng thâm nhập vào thế giới bên trong,
hiểu biết tường tận về nhân cách của học sinh; khả năng quan sát tinh tế những
biểu hiện tâm lí của các em trong quá trình dạy học và giáo dục
Biểu hiện của năng lực hiểu sinh viên biểu hiện ở việc người giảng viên
xác định được mức độ và phạm vi kiến thức đã có của học sinh, từ đó xác định
mức độ và khối lượng kiến thức mới cần trình bày cho học sinh. Dự đoán được
những thuận lợi và khó khăn; xác định đúng mức độ căng thẳng ở học sinh khi
thực hiện các nhiệm vụ học tập
Hiểu sinh viên là quá kết hợp của tình yêu thương, trách nhiệm, sự quan
tâm gần gũi của người giảng viên với sinh viên của mình cùng với sự vững vàng
về chuyên môn, am hiểu về tâm lý sinh viên và một số phẩm chất tâm lý cần
thiết
b) Tri thức và tầm hiểu biết của người giảng viên

3
Đây là một trong những năng lực cơ bản, trụ cột đối với nghề giảng viên.
Người giảng viên để thực hiện nhiệm vụ quá trình dạy học và giáo dục đã sử
dụng phương tiện đó là tri thức. Người giảng viên phải nắm rõ và vững vàng nội
dung, bản chất, con đường tri thức mà nhân loại đã trải qua để từ đó tái tạo,
chọn lọc những cái cốt lõi cần thiết cho việc phát triển nhân cách sinh viên.
Người giảng viên song hành với hai vai trò bên cạnh công việc của một nhà giáo
cũng đồng thời là một nhà giáo dục, người giảng viên không chỉ đơn thuần nắm
vững môn mình dạy mà cần bồi bổ nhiều tinh hoa văn hóa của cuộc sống, của
dân tộc và của khoa học. Khi làm được điều đó thì mới có thể vun đắp cho sinh
viên nhãn quan rộng lớn, thiên phú và có thiên hướng thích hợp. Sự phát triển
tột bậc và nhanh chóng trong kỉ nguyên số thúc đẩy người giảng viên cần
không ngừng trau dồi, nâng cao trình độ bản thân phù hợp với yêu cầu của thời
đại.
Biểu hiện năng lực tri thức và tầm hiểu biết của người giảng viên ở chỗ
người giảng viên nắm vững kiến thức chuyên môn mà người giảng viên đó phụ
trách; Luôn cập nhật những xu thế mới, những tri thức khoa học thuộc môn bản
thân phụ trách, nghiên cứu khoa học và say mê thật sự với công việc đó; Có khả
năng tự học, tự bồi dưỡng để hoàn thiện tri thức của mình.
Để có năng lực này đòi hỏi người giảng viên cần phải có mong muốn, nhu
cầu mở rộng tri thức và tầm hiểu biết; Có kỹ năng để đáp ứng được nhu cầu đó
c) Năng lực chế biến tài liệu học tập
Năng lực chế biến tài liệu là năng lực gia công về mặt sư phạm của giáo
viên đối với tài liệu học tập nhằm làm cho nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí
của lứa tuổi, của từng cá nhân học sinh và đảm bảo logic sư phạm
Biểu hiện của năng lực này đòi hỏi người giảng viên phải có khả năng
trình bày tài liệu theo suy nghĩ và lập luận của mình. Cung cấp cho học sinh
những kiến thức hệ thống, chính xác; liên hệ được nhiều mặt giữa kiến thức cũ
và kiến thức mới, kiến thức bộ môn này với kiến thức bộ môn khác; liên hệ vận
dụng vào thực tế. Khả năng tìm ra những phương pháp mới để làm cho bài

4
giảng đầy sức lôi cuốn, giàu cảm xúc, sáng tạo. Khả năng học hỏi kinh nghiệm,
và đúc rút kinh nghiệm
d) Năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học
Năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học là khả năng lựa chọn, tổ chức và
điều khiển hoạt động nhận thức của sinh viên bằng các thủ thuật, thao tác dạy
học trong các bài giảng.
Nắm vững các kĩ thuật dạy học thể hiện ở khả năng của giảng viên trong
việc tổ chức và điều khiển hoạt động của sinh viên giúp sinh viên lĩnh hội tri
thức thông qua hoạt động tích cực độc lập của bản thân. Hướng dẫn, truyền đạt
tài liệu một cách rõ ràng, dễ hiểu và làm cho nó trở nên vừa sức với sinh viên.
Phải tạo ra hứng thú, kích thích sinh viên suy nghĩ một cách độc lập tích cực,
tạo ra tâm thế có lợi cho sự lĩnh hội tri thức trong quá trình học tập.
Vì vậy, để có năng lực này đòi hỏi ở người giảng viên phải có quá trình
học tập nghiêm túc và rèn luyện kỹ năng sư phạm
e) Năng lực ngôn ngữ
Năng lực ngôn ngữ là khả năng biểu đạt rõ ràng, mạch lạc ý chí và tình
cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt và điệu. Năng lực ngôn ngữ là một
năng lực quan trọng không thể thiếu của người giảng viên vì đây là công cụ,
phương tiện đảm bảo cho người giảng viên thực hiện chức năng dạy học và giáo
dục của mình.
Năng lực ngôn ngữ của người giảng viên biểu hiện ở một số khía cạnh.
Nội dung ngôn ngữ phải sâu sắc, chứa đựng mật độ thông tin lớn, phải thích hợp
với các nhiệm vụ nhận thức khác nhau. Hình thức ngôn ngữ phải trong sáng,
giản dị, giàu hình ảnh, có ngữ điệu, biểu cảm, phát âm mạch lạc, không sai về
ngữ pháp và có cảm xúc làm lay động tâm hồn sinh viên. Ngôn ngữ của giảng
viên không quá nhanh cũng không quá chậm, ngôn ngữ của giảng viên phải có
tác dụng khơi gợi sự chú ý và tư duy tích cực của sinh viên vào bài giảng. Bên
cạnh đó, người giảng viên phải biết sử dụng phi ngôn ngữ sinh động, phù hợp
với nội dung của bài giảng

5
Vì vậy, để có năng lực này đòi hỏi ở người giảng viên phải thường xuyên
rèn luyện, trau dồi về ngôn ngữ, phải am hiểu về tri thức đề truyền đạt có xúc
cảm.
1.2.2.2 Nhóm năng lực giáo dục
a) Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách của học sinh
Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách của sinh viên là năng lực biết
dựa vào mục đích giáo dục, vào yêu cầu đào tạo, hình dung trước cần phải giáo
dục cho sinh những phẩm chất nhân cách nào và hướng hoạt động của mình để
đạt được mục đích đó.
Biểu hiện của năng lực này đòi hỏi người giảng viên có khả năng tiên
đoán sự phát triển của những thuộc tính này hay thuộc tính khác ở từng sinh
viên, vừa nắm được nguyên nhân nảy sinh và mức độ của những thuộc tính đó.
Giảng viên thấy được sự khác nhau trong nhân cách của sinh dưới ảnh hưởng
của dự án phát triển nhân cách do mình xây dựng nên, hình dung được hiệu quả
của những tác động sư phạm nhằm hình thành nhân cách sinh viên
Năng lực này đòi hỏi người giảng viên phải có óc tưởng tượng sư phạm
phong phú, tính lạc quan sư phạm, niềm tin vào sức mạnh giáo dục, niềm tin vào
con người, óc quan sát sư phạm tinh tế.
b) Năng lực cảm hoá sinh viên
Năng lực cảm hoá sinh viên là năng lực gây được ảnh hưởng trực tiếp của
mình đến với sinh viên về mặt tình cảm và ý chí. Là khả năng làm cho sinh viên
nghe, tin và làm theo giảng viên bằng tình cảm, bằng niềm tin.
Biểu hiện của năng lực này là giảng viên luôn có tinh thần trách nhiệm
cao, có niềm tin và có kĩ năng truyền đạt niềm tin đó cho sinh viên; luôn quan
tâm chu đáo và khéo léo ứng xử khi giao tiếp với sinh viên, biết tôn trọng và yêu
cầu hợp lý đối với sinh viên; giảng viên phải là người có nguyên tắc, có ý thức
tổ chức kỷ luật nhưng có lòng vị tha...
Để có năng lực này đòi hỏi người giảng viên phải có nếp sống văn hóa
lành mạnh có phong cách mẫu mực nhằm tạo ra uy tín chân chính thực sự. Xây

1
dựng quan hệ thầy trò tốt đẹp, có thái độ yêu thương và tin tưởng sinh
viên, đối xử dân chủ, công bằng và phải gương mẫu trước sinh viên về mọi mặt.
c) Năng lực ứng xử sư phạm
Đây là kĩ năng tìm ra những phương thức tác động đến sinh viên một cách
hiệu quả nhất, là sự cân nhắc đúng đắn những nhiệm vụ sư phạm cụ thể phù hợp
với những đặc điểm và khả năng của cá nhân cũng như tập thể sinh viên trong
từng tình huống sư phạm cụ thể.
Biểu hiện của năng lực này nằm ở chỗ người thầy biết sử dụng các tác
động sư phạm một cách nhạy bén và có giới hạn (khuyến khích hay trách phạt,
nghiêm khắc hay nhẹ nhàng...); biết phát hiện kịp thời và giải quyết khéo léo
những vấn đề xảy ra bất ngờ, không nóng vội, không thô bạo. Nhanh chóng xác
định được vấn đề xảy ra và kịp thời áp dụng những biện pháp thích hợp; người
thầy phải thường xuyên quan tâm chu đáo đến đặc điểm tâm sinh lí của từng cá
nhân hay tập thể sinh viên.
Cơ sở hình thành nên tài ứng xử sư phạm là do lương tâm nghề nghiệp,
niềm tin yêu và lòng tôn trọng người mà mình dạy dỗ, tinh thông nghề nghiệp.
1.2.2.3 Nhóm năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm.
Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm là năng lực tất yếu cần có để đảm
bảo cho giảng viên tiến hành dạy học và giáo dục đạt kết quả tốt. Vì giảng viên
là người tổ chức lao động cho cá nhân và tập thể sinh viên trong những điều
kiện sư phạm khác nhau, vừa là hạt nhân gắn kết sinh viên thành một tập thể,
vừa là người tuyên truyền, phối hợp các lực lượng giáo dục.
Biểu hiện ở việc người giảng viên phải biết tổ chức và cổ vũ sinh viên
thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong hoạt động dạy học và giáo dục ở trên
lớp cũng như ở ngoài trường. Xây dựng tập thể sinh viên thành tập thể vững
mạnh, đoàn kết có ảnh hưởng tốt đến mọi thành viên trong tập thể. Đồng thời
người thầy phải biết tổ chức, vận động và phối hợp các lực lượng xã hội tham
gia vào công tác giáo dục theo một mục tiêu xác định.
Để có được các năng lực trên, đòi hỏi người giảng viên phải biết vạch kế
hoạch hoạt động một cách có khoa học; biết sử dụng các phương pháp và các

1 1
hình thức tổ chức giáo dục; biết xác định mức độ và giới hạn của từng biện pháp
dạy học và giáo dục khác nhau; phải có niềm tin vào sự đúng đắn của kế hoạch
và biện pháp giáo dục

1.3 Năng lực cần thiết của người giảng viên trong thời kì hiện nay

Hiện nay là thời kì phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin cùng
sự hội nhập toàn cầu đòi hỏi người giảng viên phải có năng lực phù hợp với sự
đổi mới của xã hội. Trong đó có hai năng lực đặc biệt quan trọng đó chính là
năng lực số và năng lực ngoại ngữ
1.3.1 Năng lực số
Năng lực số của giảng viên được coi là năng lực giảng dạy số, trong
nghiên cứu này tiếp cận định nghĩa năng lực giảng dạy số là một tập hợp các giá
trị, niềm tin, kiến thức, kĩ năng và thái độ của giảng viên liên quan đến các khía
cạnh công nghệ, thông tin và giao tiếp được sử dụng công nghệ số trong bối
cảnh chuyên môn. [5]
Khung năng lực số do JISC về năng lực số có 6 năng lực số cốt lõi, và
trong từng năng lực lại có các chỉ số cụ thể, bao gồm: (1) trình độ công nghệ
thông tin; (2) năng lực thông tin, dữ liệu và truyền thông; (3) năng lực đổi mới,
sáng tạo và giải quyết vấn đề; (4) năng lực giao tiếp, cộng tác và tham gia trong
môi trường số; (5) năng lực học tập và phát triển số; và (6) năng lực nhận dạng
và đảm bảo an sinh trong môi trường số.
1.3.2 Năng lực sử dụng ngoại ngữ
Năng lực ngoại ngữ là khả năng sử dụng ngoại ngữ bao gồm đọc, nghe,
hiểu, giao tiếp và có thể tạo ra các nội dung cần thiết bằng ngoại ngữ để thực
hiện công việc.
Giảng viên sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp, thực hiện hoạt động dạy học,
hướng dẫn sinh viên của mình. Bên cạnh đó người giảng viên sử dụng ngôn ngữ
như là một phương tiện để có thể chiếm lĩnh được những tri thức mới trong kho
tàng tri thức nhân loại. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay người giảng viên

2 1
không chỉ giới hạn mình trong khuôn khổ đất nước của mình mà còn phải tiếp
thu, vươn ra thế giới để làm vậy ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu.

Chương II: Cơ sở thực tiễn năng lực giảng viên hiện nay

2.1 Đánh giá chung về năng lực của giảng viên hiện nay

2.1.1 Ưu điểm
- Giảng viên được đào tạo bài bản, sâu rộng. hầu như đều được đào tạo
một cách chính quy, có hệ thống.
- Đội ngũ giảng viên đã liên tục lập nhiều thành tích, khẳng định vị trí,
diện mạo của giáo dục trong sự nghiệp phát triền. Tham gia tốt công tác bồi
dưỡng, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học
- Giảng viên thông thạo các kỹ năng, phương pháp giảng dạy ứng dụng
khoa học - công nghệ, nhất là những bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin.
khai thác kiến thức từ mạng internet và các phương tiện truyền thông khác.
- Không ngừng học tập, tìm tòi, nghiên cứu sâu, nâng cao trình độ học
vẫn của bản thân. Giảng viên đam mê tìm hiểu tri thức khoa học, tìm tòi sáng
tạo những phương pháp giảng dạy mới hiệu quả, thiết kế những dụng cụ, mô
hình phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
- Luôn kịp thời thích ứng với xu thể phát triển của xã hội, biết được xã
hội cần gì từ mình, để từ đó hướng bản thân sinh viên hoàn thiện bản thân đề
đáp ứng được nhu cầu đó một cách tốt nhất.
- Phương pháp dạy học đang chuyển từ kiểu dạy tập trung, từ cách dạy
thông báo đồng loạt, học tập thụ động sang kiểu dạy hoạt động, phân hoá, học
tập tích cực. Giảng viên hiện nay không còn đóng vai trò là người truyền đạt
kiến thức mà là người gợi mở, hướng dẫn, tổ chức, cố vấn cho các hoạt động tìm
tòi, tranh luận của học sinh
- Hầu hết các giảng viên đều có khả năng sử dụng ngôn ngữ phong phú,
súc tích, cô đọng, truyền đạt đầy đủ tri thức cho học sinh, đồng thời cũng thề
hiện khả năng giao tiếp, ứng xử trong và ngoài nhà trường mô phạm, khéo léo,
tạo được hình tượng người nhà giáo mẫu mực.

3 1
- Giảng viên, đặc biệt là những người có thâm niên trong nghề, có kinh
nghiệm công tác lâu năm có khả năng phân tích tâm lý học sinh tốt, năm bắt rõ
những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, từ đó có phương pháp giáo
dục phù hợp.
- Về những tấm gương tiêu biểu
Tấm gương tiêu biểu của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Giản - Giảng
viên cao cấp, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp. [6]
Trên 40 năm công tác, thầy luôn tận tụy, dành cả một đời hoạt động, cống
hiến cho sự nghiệp giáo dục, đam mê nghiên cứu. Thầy luôn hoàn thành tốt
nhiệm vụ, đạt nhiều thành tựu đáng tự hào. Thầy tích cực tham gia giảng dạy
các học phần/chuyên đề đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Thường xuyên cập nhật kiến
thức, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng. Hướng dẫn
trên 80 học viên bảo vệ thành công luận văn nghiên cứu..
Thạc sĩ Trần Thị Hương, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ
Bưu điện [7]
Không còn là những tiết học khô khan về nghiệp vụ, chị Hương có những
phương pháp giúp học viên tiếp cận và ghi nhớ bài giảng một cách đơn giản, đặc
biệt thường xuyên lồng ghép các trò chơi, câu đố thông qua các game trên
Kahoot, Quizizz, thẻ học Quizlet, thẻ kiểm tra Plickers… khiến những quy định,
quy trình nghiệp vụ trở nên gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ cho học viên.
Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tổ chức những khóa
đào tạo trực tiếp về nghiệp vụ không thể diễn ra, với tinh thần “dám nghĩ, dám
làm, dám vượt qua thách thức”, giảng viên Trần Thị Hương đã xung phong thực
hiện bài giảng trực tuyến đầu tiên của Trung tâm.

2.1.2 Hạn chế


Một bộ phận giảng viên không tâm huyết với nghề, không đưa hết năng
lực, trí tuệ của mình để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Đặc biệt là có nhiều nhà giáo có biểu hiện tiêu cực như thương mại hóa
hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục

4 1
Một số lượng nhỏ giảng viên chưa đáp ứng được về mặt chuyên môn, lười
tư duy, ngại sáng tạo, dạy học theo lối mòn, sáo rỗng. Những giáo viên đó dĩ
nhiên cũng là những người không theo kịp với xu thế thời đại nên công tác
giảng dạy từ đó cũng không thích ứng được với nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó
cũng có một số giảng viên buông xuôi, không tận tâm với sinh viên, nhất là sinh
viên các biệt, để các em tự giáo dục mà không uốn nắn, không làm các hoạt
động hướng nghiệp hay hướng sinh viên đến một giá trị nhân văn.
Ví dụ thực tiễn
"Tiến sĩ" giả đi dạy nhiều năm tại 7 trường đại học. [8]
Ông Nguyễn Trường Hải từng giảng dạy tại trường Đại học Tôn Đức
Thắng, 6 năm thỉnh giảng tại trường Đại học công nghệ TP.Hồ Chí Minh ( 2016
- 2022); thậm chí dạy đến 4 môn học cho sinh viên tại trường ĐH Sài Gòn.
Ngoài ra, từng giảng dạy ở một số trường đại học khác: Giao thông vận tải TP
Hồ Chí Minh, Văn Hiến, Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Công nghệ Sài
Gòn,….Theo lí lịch tự khai của vị tiến sĩ giả này, ông tốt nghiệp đại học ngành
công nghệ thông tin năm 2005, lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ vào các năm 2010, 2022
tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh, từng tham gia nhiều đề
tài nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, tất cả đều không có thật.

2.2 Thực trạng năng lực số và năng lực ngoại ngữ của giảng viên hiện
nay

2.2.1 Thực trạng năng lực số của giảng viên hiện nay
Nhìn chung, giảng viên đã ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt
động giảng dạy và nghiên cứu và đạt được các mức độ năng lực số nhất định ở
các nội dung được khảo sát về năng lực số của người giảng viên. [9] Trong đó:
- Trình độ công nghệ thông tin của giảng viên, bao gồm cả khả năng và
hiệu quả sử dụng các công cụ công nghệ thông tin, đạt kết quả khảo sát cao nhất
(trung bình 3.48, mức 4/5) so với các năng lực khác.
- Năng lực nhận dạng và đảm bảo an sinh trong môi trường số được giảng
viên tự đánh giá ở mức trung bình là 3.24 (mức 3/5).

5 1
- Năng lực thông tin, dữ liệu và truyền thông đạt mức thành thạo trung
bình là 3.2 (mức 3/5).
- Năng lực giao tiếp, cộng tác và tham gia trong môi trường số được giảng
thỉnh thoảng sử dụng (trung bình là 3.14, mức 3/5)
- Năng lực học tập, phát triển số và hỗ trợ sinh viên được giảng viên tự
đánh giá ở mức trung bình là 3.12 (mức 3/5)
Phân tích dữ liệu cho thấy, Nhìn chung, giảng viên đánh giá về năng lực
số của mình chỉ đạt ở mức trung bình 3.17, tức là ở mức thành thạo bình thường
hay chỉ thỉnh thoảng sử dụng.
2.2.2 Thực trạng năng lực ngoại ngữ của giảng viên hiện nay
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã
số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở
giáo dục Đại học công lập.
Việt Nam hiện có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và
hơn 100.000 thạc sĩ. Đây là đội ngũ giảng viên có khả năng sử dụng ngoại ngữ
linh hoạt: có khả năng tham khảo, nghiên cứu tài liệu tiếng nước ngoài; viết bài
báo quốc tế và tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế; các khóa bồi dưỡng tại
nước ngoài…Phù hợp với định hướng phát triển trong việc nâng cao chất lượng
giảng dạy các chuyên ngành đào tạo bằng tiếng nước ngoài và nghiên cứu khoa
học [10]
Tuy nhiên, nhận thấy thực tế hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế. Do chưa
có môi trường thực hành ngoại ngữ thường xuyên, nhiều giảng viên chưa thấy
được tầm quan trọng của ngoại ngữ hoặc các kỹ năng ngoại ngữ còn yếu nên
ngại giao tiếp; Nhà trường chưa có quy định, quy chế về sử dụng ngoại ngữ
thường xuyên tại cơ quan, đơn vị để giảng viên có điều kiện phát triển khả năng
tư duy về ngôn ngữ.

6 1
Chương III: Giải pháp phát triển năng lực cho giảng viên trong giai
đoạn hiện nay

3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế và chính sách.

3.1.1 Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại
học.
Tự chủ đại học bao gồm các nội dung chính: Tự chủ về tài chính; tự chủ
về nhân sự; tự chủ về học thuật. Trong các nội dung này, tự chủ về nhân sự và
tự chủ về tài chính được xem là những tiền đề quan trọng có khả năng hoàn
thiện toàn bộ các nội dung tự chủ khác.
3.1.2 Hoàn thiện công tác xây dựng, quy hoạch đội ngũ giảng viên
Xây dựng quy hoạch đội ngũ giảng viên nhằm duy trì sự ổn định, đảm
bảo khối lượng giờ giảng cho giảng viên, đồng thời đảm bảo các điều kiện cần
thiết cho giảng viên hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và có thời gian NCKH, thời
gian tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Xây dựng quy hoạch
đội ngũ giảng viên là tiền đề cho việc sử dụng giảng viên một cách hợp lý và
hiệu quả, phát huy tối đa khả năng của mỗi giảng viên.
3.1.3 Hoàn thiện công tác tuyển dụng và sử dụng giảng viên
Tuyển dụng giảng viên là quá trình sử dụng các phương pháp nhằm chọn
lựa, quyết định xem ai là người được chọn trong số những ứng viên có nhu cầu.
Việc tuyển dụng, sàng lọc giảng viên sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển
đội ngũ giảng viên của trường theo hướng đảm bảo về số lượng, hợp lý về cơ
cấu và nâng cao của mỗi giảng viên.
3.1.4 Xây dựng chế độ chính sách đãi ngộ cho giảng viên hộp lý
Đảm bảo các chế độ đãi ngộ cho giảng viên được hưởng đầy đủ theo quy
định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tạo môi trường sư phạm lành
mạnh để giảng viên yên tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người

3.2 Nhóm giải pháp về chuyên môn và nghiệp vụ

3.2.1 Xây dựng khung năng lực nghề nghiệp giảng viên

7 1
Khung năng lực là cơ sở khoa học để xác định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, yêu
cầu của vị trí việc làm, làm căn cứ để tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo bồi
dưỡng, đánh giá, phát triển cán bộ viên chức trong đó có giảng viên. Vì vậy, cần
xác định khung năng lực của mỗi vị trí của giảng viên là cần thiết
3.2.2 Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giảng viên
Đào tạo và bồi dưỡng cho giảng viên luôn là một nhiệm vụ quan trọng
của các trường đại học. Nhiệm vụ này nhằm đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất
lượng giáo dục đại học, đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy để đáp
ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế cũng như sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học và công nghệ như hiện nay.
3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên
Kiểm tra đánh giá có ý nghĩa hết sức quan trọng nhất. Kiểm tra, đánh giá
giúp người quản lý thấy được đầy đủ về thực trạng chuyên môn, nghiệp vụ của
giảng viên, là cơ sở cho việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất
lượng giảng viên. Thông qua đó sẽ khai thác tối ưu những khả năng và tiềm
năng của giảng viên, góp phần nâng cao năng lực đào tạo của nhà trường.
3.2.4 Tăng cường các chương trình hợp tác trong và ngoài nước
Trong bối cảnh hội nhập sâu như hiện nay, đội ngũ của các trường đại học
cũng phải thay đổi để hướng tới chuẩn mực khu vực và quốc tế. Muốn vậy, lãnh
đạo các trường đại học cần chỉ đạo các bộ phận chức năng đẩy mạnh quá trình
hợp tác với những trường đại học hàng đầu trong và ngoài nước nhằm đào tạo
đội ngũ giảng viên đạt chuẩn quốc tế, trao đổi các chương trình giáo dục tiên
tiến hay chuyển giao các sản phẩm công nghệ nhằm mang lại lợi ích của các bên
tham gia.

KẾT LUẬN

Năng lực người giảng viên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện sứ
mệnh của người giảng viên. Trong thời kì kỹ thuật số phát triển và hồi nhập toàn
cầu hiện nay đòi hỏi giảng viên phải có những năng lực cần thiết đồng thời cũng
phải phát triển các năng lực mới phù hợp với sự phát triển tất yếu của thời đại

8 1
Đề tài “ Năng lực cần thiết người giảng viên hiện nay” đã được tìm hiểu,
nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề sau
1. Khái quát được tính cấp thiết của đề tài
2. Phân tích làm rõ một số lý luận cơ bản về năng lực người giảng viên
3. Qua phân tích thực trạng năng lực giảng viên trong giai đoạn hiện nay,
đề tài đã cho thấy được những thành tựu và những mặt chưa làm dược trong
năng lực người giảng viên hiện nay
4. Trên cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn, đã đưa ra một số những
phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực người giảng viên trong thời
gian tới

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê
duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030",” 2020.

[2] “Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê
duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý
các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030,” trong Thủ tướng
Chính phủ, 2019.

[3] Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2003, tr. 155.

[4] Lý Thị Minh Hằng, trong Tâm lý học sư phạm, 2014, p. 77.

[5] Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Lan Phương, “Phát triển năng lực
số cho giảng viên đại học,” Tạp chí giáo dục, tr. 8, 2024.

[6] Hồ Thị Hồng Cúc, “Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Giản -
Gương tiêu biểu của nhà giáo Đất Sen hồng,” Báo Đồng Tháp, 2024.

9 1
[7] Diệp Thị Minh Nguyệt, “Người giảng viên tâm huyết với
nghề,” Bộ Thông tin và Truyền thông, 16 1 2021.

[8] T. Huỳnh, “Công an vào cuộc vụ giảng viên xài bằng tiến sĩ
giả,” Tuổi trẻ online, 2023.

[9] TS Ninh Thị Kim Thoa, “Khảo sát thực trạng năng lực số của
giảng viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn,” 1 2022.

[10] Vũ Đình Hiếu, Đinh Thị Kiều Oanh, “Thực trạng năng lực
ngoại ngữ của giảng viên trường đại học thủ đô hà nội và một số vấn
đề đặt ra trông bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,” 2020.

10 1

You might also like