Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 66

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA: CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM

--- ---
BT1 MÔN: KỸ THUẬT GIA CÔNG POLYMER

SẢN PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT


TỪ PHƯƠNG PHÁP ĐÙN THỔI
(CAN, THÙNG, CHAI HDPE)

GVHD: DR. Nguyễn Thị Lê Thanh


Nhóm thực hiện: Nhóm 2
Mã lớp học: TPLA425503_232_01CLC

TP.Thủ Đức, 15 tháng 5 năm 2024


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA LÀM BÀI BÀI BÁO CÁO
HỌC KỲ II NĂM 2023 – 2024
Môn: Kỹ thuật gia công polymer
Nhóm 2 (Lớp thứ 6, tiết 1-3)
No. FULL NAME STUDENT ID
1 Huỳnh Minh Hiếu 21128020
2 Hồ Nguyễn Hoài Phong 21128314
3 Trần Hoàng Tiến 21128322
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Đề tài số 4: Sản phẩm được sản xuất từ phương pháp đùn thổi (can, thùng, chai
HDPE)
Nhận xét của
Nội dung nhiệm vụ Người thực hiện Kết quả
GVHD
CHƯƠNG 1
Hồ Nguyễn Hoài Phong
CHƯƠNG 2 Hoàn
CHƯƠNG 3 Huỳnh Minh Hiếu thành
CHƯƠNG 4 Trần Hoàng Tiến tốt
Tổng hợp Huỳnh Minh Hiếu
LỜI CẢM ƠN
Thực tế luôn cho thấy, không có sự thành công nào không gắn liền với sự
cố gắng, hỗ trợ và giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó
là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt thời gian làm bài báo cáo
đến nay, chúng em đã nhận được sự quan tâm chỉ bảo, giúp đỡ của cô Nguyễn
Thị Lê Thanh rất nhiều.
Với tình cảm chân thành, nhóm em xin gửi lời cảm ơn từ tận đáy lòng đến
người giảng viên - người đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có
thể truyền đạt cho chúng em vốn kiến thức quý báu. Chúng em cảm ơn cô đã
giúp đỡ và hướng dẫn chúng em tận tình trong suốt thời gian qua, cho chúng
em những kiến thức để hoàn thành tốt bài báo cáo này. Nhờ đó mà chúng em
hoàn thiện bản thân hơn.
Bài báo cáo này được nhóm em thực hiện sau khi được cô giao. Với vốn
kiến thức còn hạn chế của chúng em nên không tránh khỏi vài sai sót trong
bài báo cáo này. Do vậy, chúng em mong nhận được những ý kiến đóng góp
của quý cô và các bạn cùng lớp để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Những
kiến thức này sẽ là nền tảng cho chúng em sau này, sẽ giúp cho quá trình làm
việc của chúng em sau này tốt hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT .............................................................2

1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành phát triển các loại nguyên liệu cao phân tử2

1.2. Khái niệm hợp chất cao phân tử ................................................................. 4

1.3. Đặc điểm của vật liệu nhựa ........................................................................ 4

1.4. Một số khái niệm về cấu trúc của nguyên liệu nhựa ..................................4

1.5. Phân loại nhựa theo công dụng ...................................................................5

1.6. Một số tính chất quan trọng của nhựa ........................................................ 6

1.6.1. Tính chất vật lý: ....................................................................................... 6

1.6.2. Tính chất cơ học .......................................................................................7

1.6.3. Tính chất hoá học .....................................................................................8

1.7. Giới thiệu một số loại nhựa thông dụng ..................................................... 8

1.7.1. Hạt nhựa PE (Polyetylen) ........................................................................ 8

1.7.2. Nhựa Poly Amide (PA) ..........................................................................12

1.7.3. Nhựa Poly Proplene (PP) .......................................................................13

1.7.4. Nhựa Poly Styrene (PS) .........................................................................14

1.8. Hạt màu ..................................................................................................... 15

1.9. Phụ gia .......................................................................................................15

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ ĐÙN THỔI ............................................................... 17

2.1. Công nghệ đùn thổi ...................................................................................17

2.2. Các phương pháp đùn thổi ........................................................................18

2.2.1. Phương pháp dùng vít chuyển động tịnh tiến ........................................18

2.2.2. Phương pháp dùng chảy đùn phụ .......................................................... 19

2.2.3. Phương pháp dùng đầu dự trữ ............................................................... 20


2.3. Máy đùn thổi ............................................................................................. 20

2.3.1. Cấu tạo ................................................................................................... 21

2.3.2. Bộ phận đẩy nhựa với hệ thống trục vít ................................................ 21

2.3.3. Xylanh .................................................................................................... 23

2.3.4. Động cơ truyền động ............................................................................. 24

2.3.5. Bộ phận chuyển hướng .......................................................................... 24

2.3.6. Phòng tích trữ trung gian ....................................................................... 25

2.3.7. Bộ phận điều chỉnh bề dày thành ống ................................................... 27

2.3.8. Bộ phận chuyển hướng cho màng nhựa ghép ....................................... 27

2.3.9. Trạm thổi ................................................................................................28

2.3.10. Bộ phận di chuyển ống nhựa ............................................................... 28

2.4. Máy băm nghiền ....................................................................................... 34

2.4.1. Chức năng .............................................................................................. 34

2.4.2. Kiểu máy ................................................................................................ 34

2.4.3. Cấu tạo chung ........................................................................................ 36

2.5. Máy trộn ....................................................................................................36

2.5.1. Chức năng .............................................................................................. 36

2.5.2. Kiểu máy ................................................................................................ 36

2.5.3. Cấu tạo chung máy trộn ......................................................................... 37

2.5.4. Các thông số công nghệ ......................................................................... 38

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT ................................................................39

3.1. Quy trình sản xuất .....................................................................................39

3.1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất tổng quát ........................................................ 39

3.1.2. Thuyết minh quy trình ........................................................................... 39

3.2. Sự cố và cách khắc phục trong quá trình sản xuất ................................... 40
3.3. Quy trình sản xuất sản phẩm đùn thổi ......................................................41

3.3.1. Sơ đồ khối .............................................................................................. 41

3.3.2. Giải thích quy trình ................................................................................ 42

CHƯƠNG 4: SẢN PHẨM VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ................................43

4.1. Các sản phẩm đùn thổi ..............................................................................43

4.1.1. Can, thùng, chai HDPE các loại ............................................................ 43

4.1.2. Chai 3 lớp Bảo vệ thực vật .................................................................... 44

4.2. Tiêu chuẩn chất lượng và kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm .........45

4.2.1. Tiêu chuẩn sản phẩm các sản phẩm đùn thổi ........................................ 45

4.2.2. Kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm ............................................... 48

4.3. Các khuyết tật – nguyên nhân – cách khắc phục đối với sản phẩm đùn
thổi ....................................................................................................................50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 54


LỜI MỞ ĐẦU
Trước xu thế hội nhập hiện nay, khi các nhà đầu tư nước ngoài đang ồ ạt
tiến vào Việt Nam. Các ngành công nghiệp nặng đang trên đà phát triển mạnh,
các doanh nghiệp Viêt Nam phải từng bước khẳng định vị thế của mình trên
thương trường với những lĩnh vực khác nhau. Cùng lúc đó, ngành công nhiệp
nhựa Việt Nam cũng dần được đẩy mạnh. Có rất nhiều phương pháp để gia
công ra sản phẩm nhựa được ứng dụng vào đời sống. Trong đó phương pháp
đùn thổi là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi trong ngành
nhựa, chính vì lý do đó nhóm chúng em quyết định chọn đề tài Sản phẩm
được sản xuất từ phương pháp đùn thổi (can, thùng, chai HDPE) cho môn học
kỹ thuật gia công polymer của mình.

1
CHƯƠNG 1. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành phát triển các loại nguyên liệu cao phân
tử
Từ thời xưa người ta đã sử dụng các vật liệu polymer tự nhiên như bông,
sợi, tơ tằm, len làm quần áo, da động vật để làm giày, áo quần… Người Ai
Cập còn sử dụng da để làm giấy viết thư báo cho tới khi họ tìm ra phương
pháp điều chế hợp chất cao phân tử mới là giấy. Công trình này đã mở đầu
cho các quá trình gia công chế tạo các hợp chất polymer thiên nhiên và đi vào
nghiên cứu các polymer nhân tạo.
Đến năm 1933, Gay Lussac tổng hợp được polyeste và polylactic khi đun
nóng với axit lactic. Braconnot điều chế trinitroxenlulozo bằng phương pháp
chuyển hoá đồng dạng và J.Berzilius là người đưa ra khái niệm về polymer.
Từ đó polymer chuyển sang thời kỳ tổng hợp bằng phương pháp hóa học và
đi sâu vào nghiên cứu những tính chất hóa học của polyme, nhất là polymer
tự nhiên.
Những công việc này phát triển mạnh vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Trải qua 130 năm, đến năm 1925, Staudinger đã đưa ra kết luận về cấu trúc về
phân tử polymer, cho rằng polymer có dạng sợi và lần đầu tiên dùng cụm từ
“cao phân tử”. Thuyết này còn có nhiều nhược điểm nhưng đã được thừa
nhận và làm cơ sở đến ngày nay. Nhờ áp dụng các phương pháp vật lý hiện
đại để xác định cấu trúcpolymer.
Người ta rút ra kết luận chung về cấu trúc của hợp chất cao phân tử như
sau:
Hợp chất cao phân tử là tổ hợp của các cao phân tử có độ lớn khác nhau về
cấu trúc phân tử và có thành phần đơn vị cấu trúc monome trong mạch phân
tử.
Các nguyên tử hình thành trong mạch chính của phân tử tồn tại ở dạng sợi
và có thể thực hiện được chuyển động dao động xung quanh liên kết hóa trị,
làm thay đổi cấu trúc đại phân tử.

2
Tính chất của Polymer phụ thuộc vào khối lượng phân tử, cấu trúc đại phân
tử, độ uốn dẻo, thành phần hóa học cũng như bản chất tương tác giữa cá phân
tử.
Dung dịch polymer là một hệ bền nhiệt động học và cũng không khác với
dung dịch thật của các hợp chất thấp phân tử, nhưng lực tổng hợp solvat hóa
lớn hơn ngay cả trong dung dịch loãng (rất ít dung dịch polymer tồn tại ở
dạng keo).
Sau khi thiết lập các nguyên tắc hình thành polymer, polymer hóa học phát
triển nhanh, chuyển từ biến tính polymer sang tổng hợp polymer từ những sản
phẩm chế biến từ dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên. Điển hình của sự phát
triển là sự nghiên cứu tổng hợp polymer điều hòa lập thể từ Ziegler (1954) và
Natta (1955) có cấu trúc gần với cấu trúc điều hòa lập thể của polymer tự
nhiên.
Đồng thời với sự tìm ra những polymer mới, các phương pháp mới cũng
được cải tiến rất nhiều như phương pháp ngưng tụ cân bằng, cao su lưu hóa,
trùng hợp quang hoá, trùng hợp gốc, trùng hợp anion, trùng hợp ghép, trùng
ngưng giữa các pha, đồng trùng hợp.
Từ đó trùng hợp được các polymer ở trạng thái rắn có tính bền nhiệt cao,
có tính dẫn điện, là cơ sở hình thành nên công nghiệp sản xuất polymer bền
nhiệt cao như composite hay các vật liệu polymer điện tử (ứng dụng sản xuất
các linh kiện điện tử, chip, màn hình LCD, màn hình LED…). Ngoài ra tổng
hợp được các polymer có hoạt tính sinh học để giải thích các quá trình sống,
quá trình lên men, quá trình trao đổi chất trong tế bào cơ thể sống, người ta
gọi đó là các polymer sinh học (biopolimer).
Ngày nay công nghiệp sản xuất polymer được ứng dụng trong các lĩnh vực
phục vụ công nghiệp và đời sống: công nghiệp cao su, chất dẻo, tơ sợi, thực
phẩm, xây dựng, cơ khí, điện tử, hàng không, dược phẩm và các lĩnh vực
công nghệ cao ngành khoa học vũ trụ,…

3
1.2. Khái niệm hợp chất cao phân tử
Polyme (tiếng Anh: "polymer") là khái niệm được dùng cho các hợp chất
có khối lượng phân tử lớn và trong cấu trúc của chúng có sự lặp đi lặp lại
nhiều lần những mắt xích cơ bản. Các phân tử tương tự nhưng có khối lượng
thấp hơn được gọi là oligomer.
Từ gọi polymer xuất phát từ tiếng Hy Lạp, poly, 'nhiều' và, meros, 'phần'.
Những ví dụ điển hình về Polymer một chất dẻo, DNA, và protein. Polymer
được sử dụng phổ biến trong thực tế với tên gọi là Nhựa, nhưng polymer bao
gồm hai lớp chính là polymer thiên nhiên và polymer nhân tạo (cao su Buna-
PE-PP…). Các polymer hữu cơ như protein (ví dụ như tóc, da, và một phần
của xương) và axít nucleic đóng vai trò chủ yếu trong quá trình tổng hợp
polymer hữu cơ. Có rất nhiều dạng polymer thiên nhiên tồn tại chẳng hạn
xenlulo (thành phần chính của gỗ và giấy).
1.3. Đặc điểm của vật liệu nhựa
Tỷ trọng tương đối nhẹ (0.9-2.0g/cm3): So với nhôm nhẹ hơn ½ lần: với
sắt, thép, đồng nhẹ hơn từ 5-7 lần. Khi gia công các loại Nhựa thành sản
phẩm xốp có tỷ trọng rất thấp (0.02-0.1 gr/cm3).
- Cách điện, cách âm tốt
- Chịu được nước biển và nhiều loại hoá chất, không rỉ sét
- Dễ chảy với nhiệt độ, nên dễ định hình với nhiều dạng sản phẩm có loại
cứng, mềm dẻo, dễ uốn, cường độ cơ lý cao
- Có loại trong suốt hay đục mờ, rất dễ pha màu
- Giá thành rẻ, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
- Nhược điểm: khó phân hủy nên gây tác động xấu môi trường
- Một số loại có hại cho sức khỏe của con người
1.4. Một số khái niệm về cấu trúc của nguyên liệu nhựa

4
Nhựa nhiệt dẻo: là loại vật liệu có khả năng lập lại nhiều lần quá trình chảy
mềm dưới tác dụng của nhiệt trở thành cứng rắn (định hình) khi nguội. Trong
quá trình tác động của nhiệt độ nó chỉ thay đổi tính chất vật lý không có phản
ứng hoá học xảy ra.
Do có đặc tính như vậy nên nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái sinh (những sản
phẩm phế liệu phát sinh trong quá trình sản xuất hoặc những sản phẩm đã qua
sử dụng).
Nhựa nhiệt rắn: là loại vật liệu polymer khi bị tác động nhiệt, hoặc các xử
lý hóa học và trở nên cứng rắn (định hình sản phẩm). Hay nói cách khác dưới
tác động nhiệt, chất xúc tác hay chất đóng rắn, áp suất, xảy ra phản ứng hoá
học chuyển sang cấu trúc không gian ba chiều (khác nhựa nhiệt dẻo cấu trúc
mạch dài).
Như vậy nhựa nhiệt rắn sau khi nóng chảy sẽ đóng rắn và nó không có khả
năng chuyển sang trạng thái chảy mềm dưới tác dụng nhiệt nữa. Do đặc tính
này mà nhựa nhiệt rắn không có khả năng tái sinh các loại phế phẩm, phế liệu
đã qua sử dụng.
Nhựa vô định hình: là loại vật liệu polymer có chuỗi mạch đại phân tử sắp
xếp không theo theo một trật tự nhất định nào.
Nhựa kết tinh: là loại vật liệu polymer có chuỗi mạch các đại phân tử phân
bố gần khít nhau và theo một trật tự nhất định. Polymer kết tinh không có
nghĩa là toàn bộ khối polymer đều ở trạng thái kết tinh mà có thể trong đó vẫn
có một số pha vô định hình.
1.5. Phân loại nhựa theo công dụng
Nhựa thông thường: nhựa nhiệt dẻo dùng rộng rãi trên thế giới với khối
lượng lớn có ưu điểm rẻ và dễ gia công.
Một số loại thường dùng: Nhựa kết tinh (HDPE;PP,PET), Nhựa vô định
hình (PC,PVC;ABS, PMMA)…

5
Nhựa kỹ thuật:
Nhựa kỹ thuật thông dụng: là tên chung của các loại nhựa có nhiều đặc tính
ưu việt hơn nhựa thông dụng như độ bền kéo, va đập, độ kháng nhiệt,…và có
giá cao hơn vì điều kiện gia công khó khăn và nghiêm ngặt hơn. Được sử
dụng sản xuất cho các chi tiết máy, các chi tiết yêu cầu tính năng cao, đôi khi
chúng được gia cường bằng một số phụ gia để tăng cường độ bền như sợi
thuỷ tinh, sợi cacbon hoặc tuỳ theo công dụng yêu cầu. Như các loại sau nhựa
kết tinh (PA,POM,PBT); nhựa vô định hình (PC)…
Nhựa kỹ thuật tính năng cao: là loại nhựa có trọng lượng phân tử rất cao
(1.000.000 hoặc lớn hơn), mỗi loại chỉ sử dụng ở một lĩnh vực riêng biệt. Ở
Việt Nam loại này chưa được sử dụng vì tính năng rất cao, chỉ dùng riêng biệt
và số lượng ít có giá thành sản phẩm rất cao. Một số loại nhựa kỹ thuật
chuyên dùng: nhựa kết tinh (PI, PTFE), LCP (polyeste kết tinh dạng lỏng)
hoặc nhựa vô định hình (PAI,PEI).
Nhựa hỗn hợp: là loại có tính năng vượt trội so với từng loại nhựa riêng lẻ
như nhựa hỗn hợp (copolyme): PC/PET, PC/ABS, PA/PP.
1.6. Một số tính chất quan trọng của nhựa
1.6.1. Tính chất vật lý:
Tỉ trọng (Density): là tỉ số giữa tỉ trọng của dung dịch trên tỉ trọng của
nước tinh khiết (tại nhiệt độ nhất định). Đơn vị: (g/cm3).
Tỉ trọng của nước tinh khiết bằng 1 g/cm3
Tỉ trọng của nhựa phổ biến: 0.9÷2.0g/cm3
Chỉ số chảy (Melt index): là một trị số thể hiện tính linh động khi gia công
của vật liệu nhựa.
Phương pháp thử nghiệm: đặt một lượng hạt nhựa nhất định trong một
dụng cụ có miệng chảy ∅2.1mm ở nhiệt độ và áp suất nhất định trong một
thời gian nhất định (10 phút), ta được chỉ số nóng chảy tính bằng gam thu
được - Theo phương pháp ASTM D1238.

6
Chỉ số chảy càng lớn thể hiện tính lưu động của vật liệu càng cao và dễ gia
công. Chỉ số chảy càng thấp thể hiện tính lưu động của vật liệu kém và khó
gia công. Tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm và phương pháp gia công mà chọn
chỉ số chảy phù hợp.
Độ co rút: là phần trăm chênh lệch giữa kích thước của sản phẩm sau khi
lấy rá khỏi khuôn được định hình và ổn định về kích thước so với kích thước
khuôn.
Đây là một chỉ số quan trọng trong thiết kế khuôn mẫu để làm ra sản phẩm
có độ chính xác kích thước, hoặc để lắp ráp chính xác các chi tiết nhựa với
nhau.
Thường nhựa kết tinh có độ co rút lớn hơn nhiều so với nhựa vô định hình.
Để giảm độ co rút người ta có thể phối trộn các loại với nhau, hoặc phối hợp
vật liệu nhựa với chất dẻo gia cường thuỷ tinh.
1.6.2. Tính chất cơ học
Cường độ kéo (Tensile Strength): là sức chịu đựng của vật liệu khi vật liệu
bị kéo về 1 phía. Biểu thị bằng đơn vị diện tích. Chỉ số cường độ kéo càng lớn
tức vật liệu có độ bện càng cao
Đơn vị đo thông dụng: Kg/cm2 hoặc N/m2
Độ dãn dài (Elonggation): Độ dãn dài liên quan đến cường độ kéo.Đo bằng
tỉ lệ giữa “ độ dài khi lực kéo tắng đến điểm đứt” trên “độ dài ban đầu khi vật
liệu chưa bị kéo” biểu thị bằng phần trăm (% )
Thiết bị đo cường độ kéo cũng là thiết bị đo độ giãn dài. Hai số đo đi liền
với nhau.
Vật liệu có độ dãn dài lớn, độ kéo lớn thì vật liệu có độ dẻo lớn hơn vật
liệu có độ kéo lớn mà độ giãn dài thấp.
Độ cứng (Hardness): Biểu thị độ chống lại sự tác dụng của một vật rắn
không bị nứt vỡ, hoặc sứt mẻ bề mặt. Đo bằng thiết bị đo độ cứng Shore A, D
thiết bị đo Rockwell, Brinene.

7
Độ chịu va đập (Impact Risistance): biểu thị khả năng chống lại một tải
trọng rơi xuống, va đập vào các sản phẩm để không làm nứt vỡ sản phẩm.
Xác định độ chịu va đập bằng các thiết bị có một quả cân từ độ cao nhất
định rơi xuống sản phẩm đã được cố định. Đối với sản phẩm ống chỉ tiêu này
rất quan trọng.
Độ chịu bài mòn (Wearing resistance or abrasive resistance) biểu thị độ
chống lại tác dụng bào mòn của lực hao mòn vật liệu. Đơn vị tính (%).
1.6.3. Tính chất hoá học
- Tính chịu hoá chất:
▪ Khác với kim loại, đa số nhựa thường bền với hoá chất như axit, kiềm, muối
và nhiều hoá chất khác. Phương pháp đo tính chịu hoá chất là ngâm vật liệu
nhựa trong loại hoá chất cần thử với nhiệt độ nhất định. Sau đó xác định sự
biến đổi của trọng lượng, thể tích, độ co dãn...Biến đổi ít chịu được hoá chất
tốt.
▪ Polymer không phân cực hoà tan trong dung môi không phân cực.
▪ Polymer phân cực hoà tan trong dung môi phân cực.
▪ Polymer không phân cực không hoà tan trong dung môi phân cực.
- Tính chịu thời tiết khí hậu là tính thay đổi về độ bền của vật liệu nhựa và sản
phẩm nhựa dưới ảnh hưởng của ánh sáng (tia cực tím), nhiệt độ, không khí.
Quá trình giảm độ bền dưới tác dụng của khí hậu gọi là sự lão hoá. Để giảm sự
lão hoá của nhựa thường người ta phải dùng thêm một số phụ gia để kéo dài
tuổi thọ của nhựa.
1.7. Giới thiệu một số loại nhựa thông dụng
1.7.1. Hạt nhựa PE (Polyetylen)
1.7.1.1 Nguyên liệu
Nguyên liệu để sản xuất PE là etylen (C2H4), chủ yếu thu được từ việc
cracking dầu mỏ. Tính chất của C2H4:

8
▪ tonc : -169oC.
▪ tos : -103.8oC.
▪ Khối lượng riêng ở tos : d = 0.57 g/cm3.
▪ Etylen dùng để sản xuất có yêu cầu: C2H4 ≥ 98%, C2H6 ≤ 1÷2%, N2 ≤
0,5÷1%, C2H2 ≤ 0.1÷0.3%.
Nhựa Polyetylen có nhiều loại: HDPE, LDPE, LLDPE, VLDPE, nhưng
trong thị trường phổ biến là hai loại HDPE và LDPE:
- HDPE là PE có khối lượng riêng lớn. Có thể sản xuất theo hai phương
pháp:
▪ Áp suất trung bình (30 ÷ 40 atm)
▪ Áp suất thấp (3 ÷ 4 atm)
- LDPE là PE có khối lượng riêng bé, sản xuất theo phương pháp áp suất cao
(1500 ÷ 2500 atm).
▪ Phương pháp áp suất cao (P=1500 ÷2500 atm): Phương pháp trùng hợp
etylen trong pha khí ở áp suất cao và nhiệt độ cao (180÷200oC) có chất khởi
đầu là O2 là phương pháp cơ bản để sản xuất PE có tỷ trọng thấp, trọng lượng
phân tử 10.000÷45.000.
▪ Phương pháp áp suất trung bình (30÷40 atm): Trùng hợp etylen trên xúc tác
oxit crom có thể tiến hành theo phương pháp gián đoạn và liên tục trong dung
môi hoặc trong pha khí (trùng hợp cation).
So với phương pháp áp suất cao:
Ưu điểm:
Không dùng thiết bị đắt tiền.
Thể tích thiết bị lớn, năng suất cao, giá thành hạ.
Phần trăm (%) tinh thể lớn ( > 85%) do ít phân nhánh.
Khối lượng riêng d lớn hơn HDPE.
So với phương pháp áp suất thấp:
Ưu điểm:
Xúc tác rẻ, an toàn khi sử dụng.

9
Dễ tái sinh dung môi.
Nhược điểm: vì xúc tác là chất rắn CrO3 nên xúc tác khó khăn, muốn tách
phải hòa tan PE rồi lọc, sau đó sấy tách dung môi.
Phương pháp áp suất thấp (3-4 atm): Trùng hợp etylen trong dung môi có
thể thực hiện đối với các loại xúc tác và các chất khởi đầu khác nhau, phụ
thuộc vào hệ thống khởi đầu mà các điều kiện trùng hợp và tính chất của
polymer thu được sẽ thay đổi.
Ưu điểm: tiến hành ở áp suất thấp nên năng lượng tiêu hao bé nhất, năng
suất sản xuất lớn, giá thành thấp. Trọng lượng phân tử của PE lớn hơn nên độ
bền cơ học, bền nhiệt cao hơn phương pháp áp suất cao.
Nhược điểm:
Phải hoàn nguyên dung môi nên dây chuyền sản xuất phức tạp, tốn kém.
Phải rửa để tách hết xúc tác ra khỏi PE.
Xúc tác dễ cháy nổ khi tiếp xúc không khí.
1.7.1.2. Cấu tạo
Phân tử polyetylen có cấu tạo mạch thẳng dài gồm những nhóm etylen,
ngoài ra còn có những mạch nhánh. PE là polymer không phân cực, monomer
lưỡng cực io=0. Nếu mạch nhánh càng nhiều và càng dài thì độ kết tinh càng
kém. PE có độ kết tinh tương đối cao và khác nhau đối với mỗi loại. Trong
PE phần tinh thể làm cho mạch cứng nên bền nhiệt độ, bền với các tác dụng
cơ học, còn phần vô định hình làm cho mach mềm. Cấu tạo của PE phụ thuộc
vào phương pháp sản xuất:

Hình 1: Cấu tạo mạng của nhựa HDPE và LDPE

10
1.7.1.3. Tính chất và ứng dụng
Một số tính chất và ứng dụng quan trọng của hai loại PE thông dụng là HDPE
Tên nhựa
và LDPE:
Bảng 1: Tính chất và ứng dụng của nhựa HDPE và LDPE
Mục lục

HDPE LDPE

- Tỉ trọng d = 0.95-0.96 g/cm3. - Tỉ trọng d = 0.92 – 0.93 g/cm3.


- Không hút ẩm, mức hấp thu - Không hút ẩm, mức hấp thu
nước trong 24h < 0,01%. nước trong 24h < 0,02%.
- Độ kết tinh: 85-95%. - Độ kết tinh: 60-70%.
- Sản phẩm đục mờ. - Sản phẩm trong hơn HDPE. Ở
- Độ hóa mềm thấp (120oC), dễ 110oC LDPE hoàn toàn ở trạng
gia công. thái vô định hình trong suốt.
- Chịu hóa chất tốt. - Độ hóa mềm thấp (90oC), rất
- Cách điện tốt. dễ gia công.
Tính chất
- Chịu hóa chất tốt.
- Lực kéo đứt 220-300 kg/cm2,có - Cách điện tốt.
loại tốt cường độ kéo đứt đạt - Lực kéo đứt 114-150 kg/cm2.
600 kg/cm2. - Độ dãn dài: 400-600%
- Độ dãn dài: 200-400% - Nhiệt độ giòn, gãy: -80oC.
- Nhiệt độ giòn, gãy: 80oC. - Tính bám dính kém, dễ cháy,
- Tính bám dính kém, dễ cháy, không mùi, không vị, không độc
không mùi, không vị, không
độc.

11
- - Sản xuất các loại màng: túi - Sản xuất các loại màng trong,
xốp, túi đựng hóa chất, thực màng che phủ, màng co, màng
Ứng dụng - phẩm… che vườn nhà…
- Sản xuất sợi dệt, sợi đơn làm - Sản phẩm thổi các loại: chai,
bao dệt, bao che phủ… lọ, màng co…
- Sản phẩm thổi các loại: thùng - Sản xuất các loại ống.
chứa, chai, lọ…
- Sản xuất các loại ống dẫn nước,
hóa chất

1.7.1.4. Nhà cung cấp


Hạt nhựa LDPE Grand C150Y, xuất xứ Malaysia, đơn vị nhập khẩu:
DNTNSX Vạn Phước Thành
Hạt nhựa HDPE Grand 5840B, xuất xứ Thailand, đơn vị nhập khẩu: Công
ty CPTMDV Tân Phú.
1.7.2. Nhựa Poly Amide (PA)
1.7.2.1. Cấu tạo
Nhựa PA còn có tên gọi là Nylon. Nó là loại nhựa polimer có chứa trong
đoạn mạch thành phần nhóm Amide.

Nhựa PA có nhiều tính năng tốt như độ bền cơ học cao, độ bền hoá chất tốt,
không độc và tính chống ma sát tốt.
1.7.2.2. Tính chất
- Tỷ trọng: 1.02 ÷ 1.16 kg/cm3
- Độ bền kéo đứt : 350 ÷ 900 kg/cm2
- Độ dãn dài: 10 ÷ 400 %
- Độ bền nhiệt Vical: 140 ÷ 230 0C
- Nhiệt độ nóng chảy: 135 ÷ 238 0C
1.7.2.3. Ứng dụng

12
Trong gia công ép đùn các sản phẩm như ống màng bao bì, sợi làm bàn
chải sợi dệt lưới đánh cá bọc dây cáp điện.
Trong công nghệ ép phun làm các sản phẩm như bánh xe nhựa, dụng cụ thể
thao, quạt điện vỏ môtơ.
1.7.3. Nhựa Poly Proplene (PP)
1.7.3.1. Cấu tạo

1.7.3.2. Tính chất


- Được sản xuất ra ở dạng bột hay hạt
- Tỷ trọng thấp: 0.9 ÷ 0.92 g/cm3
- Trọng lượng phân tử nằm trong khoảng 80.000 ÷ 200.000 đvC
- Loại nhựa có độ kết tinh khoảng 70%, không màu, bán trong. Nhưng trong
quá trình gia công có thể tạo ra nhiều pha vô định hình làm cho sản phẩm rất
trong (như màng BOPP)
- Tính chất cơ học cao
- Độ bóng cao
- Tính chất hoá học tốt
- Kháng nhiệt tốt hơn PE, ở nhiệt độ cao tính chất cơ học tốt hơn PE
- Tính cách điện tốt
- Giống như PE nhưng cứng hơn. Độ cứng Shore 90 ÷ 95
- Độ cứng brinel 6 ÷ 6.5 kg/cm2
- Nhiệt độ giòn gãy thấp hơn PE -5 ÷ -150C
- Chịu thời tiết kém , dễ bị phá huỷ bởi tia UV
- Độ kéo đứt 250 ÷ 400 kg/cm2
- Độ giãn dài 300 ÷ 800%
- Tính chất gia công ép phun tốt
- Không mùi, không vị, không độc
- Tính bám dính kém

13
- Chỉ số chảy 260g/10 phút
- Dễ cháy
- Trong phương pháp sản xuất có loại Homo và copolymer
1.7.3.3. Ứng dụng
- Loại thông thường (homo) sản xuất các vật liệu thông thường
- Loại trùng hợp khối sản xuất các vật dụng chất lượng cao, chi tiết công
nghiêp, các loại van, vỏ ắc qui, điện gia dụng…
- Loại đặc biệt chhuyên dùng cho các sản phẩm công nghiệp, chi tiết nhựa
trong xe máy, ôto, điện tử, hộp thực phẩm, sản phẩm có kích thước lớn…
- Loại trong có nhiều pha vô định hình dùng cho bao bì y tế, thực phẩm,
xylanh tiêm, kệ video, CD, VCD.Sản phẩm loại đặc biệt trong thực phẩm
không mùi có độ bóng bề mặt cao.
1.7.4. Nhựa Poly Styrene (PS)
1.7.4.1. Cấu tạo

Nhựa PS thông thường (GPPS) được tạo ra bằng cách trùng hợp đơn chất
Styren.
1.7.4.2. Tính chất
- Trong suốt, không màu, dễ tạo màu, dễ gia công(nhiệt độ gia công 180 ÷
2000C). Nhược điểm giòn dễ rạn nứt, chịu va đập kếm chịu hoá chất kém, tan
trong dung môi benzen, Acetone, MEK
- Tỷ trọng: 1.05 ÷ 1.1 g/cm3
- Chỉ số chảy: 1 ÷ 8g/10 phút
- Độ bền kéo đứt: 400 ÷ 450 kg/cm2
- Độ bền va đập thấp
- Độ giãn dài thấp 1 ÷ 2%

14
- Cách điện tần số cao tốt
- Độ cứng Brinel 14 ÷ 16 kg/mm2
- Nhiệt độ biến dạng thấp, tạo khí đen (khi cháy Styren thoát ra)
- Vật liệu không phân cực, không hút ẩm
- Nhựa không kết tinh (vô định hình ): trong suốt
- Độ co rút khi định hình: 0.3 ÷ 0.5%
- Nhựa PS chịu va đập được sản xuất bằng cách bổ sung thêm vào khoảng 5 ÷
10% thành phần chất cao su tổng hợp Butadiene, loại này có ưu điểm là độ
chịu va đập cao nhưng có hạn chế sản phẩm tính trong kém.
1.7.4.3. Ứng dụng
GPPS dùng làm các loại sản phẩm gia dụng rẻ tiền có tính trong suốt như hộp,
cốc, lọ…
HIPS dùng cho các sản phẩm chịu độ va đập cao hơn
1.8. Hạt màu
Màu được sử dụng trong quá trình pha trộn nguyên liệu, lượng màu sử
dung tùy theo nhu cầu và màu sắc của khách hàng. Thường sử dụng các dạng
màu sau:
- Trắng: Grade MB 11134-KI
- Đen: Grade MB 190826-HP
- Xuất xứ: Thailand, đơn vị nhập khẩu: Công ty TNHH SX-TM Đức An
Thịnh.
- Xanh lá: Grade DS 60135-00
- Xuất xứ: Việt Nam, nhà cung cấp: Công ty TNHH CLARIANT.
- Nâu: Grade 363023
- Xuất xứ: Việt Nam, nhà cung cấp: Công ty TNHH hóa chất DYVINA.
1.9. Phụ gia
- Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà các sản phẩm được bổ sung thêm các
chất phụ gia cần thiết như:
- Chất tăng cơ lý tính (tăng dai, tăng va đập, tăng dẻo) cho các loại nhựa phổ
thông như PE, PP, và các loại nhựa kỹ thuật như ABS, PC, PS...

15
- Chất tăng khả năng ngậm màu khi sản xuất hạt màu cao cấp.
- Chất tương hợp, tăng khả năng liên kết, trộn lẫn các loại nhựa ABS/PC,
PP/PE...
- Chất ổn định nhiệt (heat stabilizer), ổn định gia công (processing stabilizer),
hạn chế biến màu, cháy màu khi gia công.Chất phòng lão (antioxidant): tăng
tuổi thọ, giữ được cơ lý tính cho sản phẩm sau gia công và lưu trữ trong kho
trong thời gian dài.
- Chất trợ gia công, chất bôi trơn (Polymer Processing Aid) làm vật liệu nhựa
dễ chuyển hóa, giảm nhiệt khi sản xuất, giảm tiêu thụ điện năng.
- Chất kháng UV (UV Stabilizer, UV-Absorber, chất kháng tia cực tím): giữ
cơ lý tính, chống rạn nứt, hạn chế biến màu đối với các sản phẩm nhựa để
ngoài trời (do tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời).
- Chất tạo độ trong cho màng (Nucleating Agent): chất tăng trong cho sản
phẩm nhựa PP.
- Chất tăng trắng quang học (Optical Brightener).
- Chất chống ô-xi hoá (AntiOxidant agent): chống lại sự ô-xi hoá của các sản
phẩm nhựa dưới tác động của môi trường.
- Chất chống tĩnh điện (AntiStatic agent)
- Chất chống tạo khối (AntiBlocking agent)
- Chất chống vi khuẩn (Anti microbial Masterbatch )
- Chất hỗ trợ gia công (Processing Aid agent)
- Chất trượt, chống trượt( Slip Additive, Anti Slip Additive Masterbatch )
- Chất chống cháy (Flame Retardant) Antimony Tridioxid

16
CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ ĐÙN THỔI
2.1. Công nghệ đùn thổi
Công nghệ đùn thổi có thể được sản xuất từ nhiều phương pháp khác nhau
sau đây: Đùn thổi vật thể liên tục, phun thổi vật thể, tạo dáng vật thể từ
chuyển động quay chung quanh trục của chính nó, phương pháp kết hợp từ
những phương pháp khác, ví dụ phun-nén, ép-hay biến đổi hình dáng. Tuy
nhiên quan trọng và hiệu quả kinh tế nhất trong các phương thức tạo dáng vật
thể rỗng nói trên vẫn là phương thức đẩy-thổi liên tục. Phạm trù đẩy-thổi vật
thể trong công nghiệp nhựa được hiểu giới hạn trong các họ nhựa nhiệt
(Thermoplast ). Nhựa nhão sau khi ra khỏi đầu khuôn có dạng hình ống được
đưa tiếp tục vào bên trong khuôn thổi, kế đến bộ phận điều khiển đóng mở sẽ
đóng kín khuôn lại, cùng lúc khí thổi được đưa vào để thổi với áp lực lớn
khiến cho ống nhựa phình to ra, áp sát vào thành bên trong của khuôn. Như
thế phương thức này bao gồm hai giai đọan chính: Giai đoạn một gọi là giai
đoạn tạo ra ống nhựa bán thành phẩm tương tự như giây chuyền sản suất ống
nhựa từ máy đẩy đã trình bày ở phần trên. Giai đoạn hai cũng gọi là giai đọan
gia công đổi dạng. Ống nhựa nhão sau khi ra khỏi đầu khuôn ống được
chuyển hướng sang chiều thẳng đứng đi xuống thông qua đầu đổi hướng để
vào trạm máy thổi được điều chỉnh tự động theo từng thời khoản nhất định.
Trạm thổi bao gồm khuôn thổi, bộ phận đóng mở, máy thổi cùng với đầu
thổi…Trạm máy thổi cũng được chia ra thành nhiều nhóm tuỳ theo công suất
và dung tích của vật thổi (chai, lọ, bình chứa…):
- Vật thể rỗng cho bao bì đóng gói có dung tích to nhất khoảng 5 lít (1).
- Bình chứa để chuyên chở có dung tích từ 10 đến 200 lít (2).
- Thùng chứa lớn với dung tích từ 600 đến 3000 lít (3).

17
Để sản xuất hai loại vật thể rỗng (1) và (2) người ta cần những loại máy và
khuôn thổi đặc biệt với nhiều góc cạnh có chi tiết phức tạp. Các loại nhựa
được sử dụng thích hợp cho phương pháp thổi như PE (khoảng 50 %), kế đến
là PET với khoảng 40% trong lĩnh vực chai đựng các loại nước giải khác.
Cuối cùng là các loại nhựa như PVC, PP, PA, PC…Trong quá trình gia công
đùn thổi có thể liên tục hoặc gián đoạn. Các yếu tố cần quan tâm là:
- Độ nhớt của polymer nóng chảy ở vận tốc trượt cao và thấp.
- Cường lực của polymer nóng chảy (điều này rất quan trọng đối với độ đồng
đều bề dày sản phẩm tạo thành).
- Độ hồi phục biến dạng (khối lượng phân tử và độ phân tán khối lượng phân
tử).
- Tốc độ kết tinh (tốc độ thấp thì phù hợp hơn tốc độ cao).
- Tính chất nhiệt (độ khuếch tán nhiệt, độ dẫn nhiệt, nhiệt dung riêng …)
* Ưu điểm của phương pháp đùn thổi:
Sử dụng được cho hầu hết các nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn.
- Chi phí đầu tạo hình thấp so với phương pháp ép phun.
- Trộn và phối liệu tốt.
- Nhựa hoá hiệu quả.
- Trên nguyên tắc phôi đùn có thể có chiều dài không hạn chế.
* Tuy nhiên vẫn còn nhiều khuyết điểm:
- Chi phí hoàn tất cao.
- Chi phí máy đùn cao.
- Phế liệu do khâu hoàn tất nhiều.
- Đầu tạo hình có lập trình thay đổi tiết diện chảy phức tạp, do đó giới hạn đối
với phôi đùn có tiết diện thay đổi.
2.2. Các phương pháp đùn thổi
2.2.1. Phương pháp dùng vít chuyển động tịnh tiến
Vít hoạt động như trong máy ép phun. Bằng chuyển động tịnh tiến polymer
nóng chảy sẽ được đẩy gián đoạn qua đầu tạo hình tạo phôi.
Khi vít quay, vít sẽ lùi và dự trữ phần nhựa lỏng trước đầu vít.

18
Sau khi lấy sản phẩm khỏi khuôn, vít sẽ tiến đến đẩy nhựa qua đầu tạo hình
tạo phôi đùn mới.
Trong phương pháp này phải tạo sự đồng bộ giữa lượng nhựa dự trữ, tốc độ
lấy nhựa của vít và kích thước sản phẩm cùng tốc độ làm nguội của nhựa
trong khuôn.

Hình 2.1: Phương pháp dùng vít chuyển động tịnh tiến
2.2.2. Phương pháp dùng chảy đùn phụ
Với chảy đùn phụ như hình vẻ, nhựa lỏng sẽ được dự trữ trong xylanh phụ,
thương lắp song song với máy đùn.
Phương pháp được sử dụng để sản xuất các bình chứa lớn, khi đó phôi đùn
sẽ bị kéo dãn do chính trong lượng của phôi trong quá trình đùn.
Một bất lợi là nhựa vào trước sẽ ra sau tạo một sự không đồng nhất về thời
gian lưu trú của nhựa.

19
Hình 2.2: Phương pháy chảy đùn phụ
2.2.3. Phương pháp dùng đầu dự trữ
Hệ thống dự trữ nhựa như trong hình vẽ để khắc phục nhược điểm phôi bị
kéo dãn do trọng lượng phôi lớn.
Nhựa từ máy đùn được đưa vô đầu dự trữ nguyên liệu. Đầu dự trữ tác dụng
như là một bộ phận của đầu máy đùn. Nhựa vào trước sẽ ra trước.
Chảy đùn sẽ đẩy nhanh nhựa nóng chảy qua đầu tạo hình với áp suất thấp
và đồng đều, giảm ứng suất tổng cộng.
Phương pháp này rất lí tưởng để các bình chứa nặng lớn hơn 10 lít.

Hình 2.3: Phương pháp dùng đầu dự trữ


Thông số cho quá trình đùn thổi cần có bao gồm:
- Thông số vận hành máy: nhiệt độ vùng vít trộn, nhiệt độ đầu đùn, tốc độ
vít đùn, áp lực đầu đùn, độ hở khe đùn.
- Thông số vận hành ở phần khuôn: nhiệt độ khuôn, thời gian kẹp khuôn,
thời gian mở khuôn, áp lực kẹp khuôn, thể lích lòng khuôn.
- Thông số vận hành phần khí nén: nhiệt độ khí nén, độ ẩm khí nén, áp lực
khí nén.
- Thông số vật liệu: chỉ số chảy, nhiệt chảy mềm, độ ẩm nhựa, nhiệt kết
tinh, tỷ trọng, khối lượng nhựa cho một lần thổi đùn vào khuôn.
2.3. Máy đùn thổi

20
2.3.1. Cấu tạo

Hình 2.4: Máy đùn thổi nhựa

Hình 2.5: Mô hình cấu trúc hệ thống thiết bị đùn thổi


2.3.2. Bộ phận đẩy nhựa với hệ thống trục vít
*Các thông số hình học của trục vít

Hình 2.6: Cấu tạo trục vít

21
L: chiều dài trục vít
L1 : vùng cấp liệu
L2 : vùng nén ép
L3 : vùng định lượng
D : đường kính trục vít
h2 và h1: chiều sâu rãnh vít ở đoạn đầu trục và ở cuối đoạn trục
e : bề dày cánh vít
t : bước vít
�:góc nghiêng cánh vít
Vật liệu làm trục vít phải là thép chịu nhiệt, chịu mài mòn có độ cứng cao lớn
hơn 300HB, thấm khí Nitơ ở mặt trục tạo độ cứng và giữ độ dẻo trong lõi trục.
Thép làm trục vít xoắn phải có độ cứng nhỏ hơn độ cứng của nòng xylanh.
* Các thông số hình học của trục vít cần quan tâm:
L : chiều dài trục vít
D : đường kính trục vít
h2 và h1: chiều sâu rãnh vít ở đoạn đầu trục và ở cuối đoạn trục
e : bề dày cánh vít
t : bước vít
�: góc nghiêng cánh vít
* Mối quan hệ giữa các thông số trên :
▪ Tỉ số L/D: ảnh hưởng đến năng suất máy, thường (16-30) đối với các loại
hạt nhựa. Đối với PVC (30-40 ), cao su (5-7).
▪ Vít xoắn ngắn chất lượng trộn kém, năng suất kém, nhựa hoá không ổn định.
* Các nhà sản xuất thường chế tạo các trục vít có đường kính D(mm) = 45; 60;
90; 120; 200; 250 và có chiều dài L = 15D hoặc 30D.
▪ Bước vít và bề dày cách vít được xác định thông qua đường kính trục vít t =
D và e= 0.1D (cao su e = 0.2D).
▪ Góc nghiêng cánh vít (�): tạo bởi chiều nghiêng cánh vít với mặt cắt ngang
trục vít.

22
▪ � =t/( �.D) - Hướng nghiêng thích hợp: 17o30’
▪ Tỉ số nén ép: là tỉ số giữa thể tích một bước vít phần nhiên liệu ở đầu nạp
liệu với thể tích tại đầu của vùng định lượng.
* Đối với nguyên liệu chất dẻo, tỉ số nén ép là (2.5-5); Cao su (1.3-1.5)
* Tỉ số được xác định:
▪ Bước răng không thay đổi và thay đổi chiều sâu của cánh vít (thông dụng)
▪ Chiều sâu cánh vít không thay đổi mà thay đổi giảm dàn bước ví
▪ Phối hợp vừa thay đổi bước răng vừa thay đổi chiều sâu cánh vít.
Để tăng khả năng đảo trộn (nhựa hóa) tốt hơn cho chất dẻo, người ta sử
dụng các loại trục vít đặc biệt như hình 3.4:

Hình 2.7: Một vài loại trục vít loại trục vít
Khe hở giữa xylanh và vít xoắn: nhằm làm giảm dòng chảy khe, giảm ma sát
của xylanh và vít xoắn. Thường khe hở e = 0.003D.
2.3.3. Xylanh
Xylanh kết hợp với vít xoắn tạo nên cụm nhựa hóa của máy đùn thổi. Nó gồm
các yếu tố sau:
* Vật liệu: xylanh có hai phần

23
▪ Phần nòng xylanh: là thép chịu mòn lý hoá cao, chịu nhiệt, độ cứng cao.
Phải cứng hơn thép làm trục vít, thường dày 10-15mm.
▪ Phần thân xylanh: thép chịu nhiệt cao, chịu ăn mòn hoá học. Thành dày
xylanh chịu được áp lực cao và có tính ổn định nhiệt.
* Cung cấp nhiệt: do nhiệt điện trở, thường bố trí theo các vùng nén ép định
lượng và phần nội xylanh với cụm định hình, phần cấp nhiệt thường không bố
trí nhiệt. Có bộ phận kiểm soát nhiệt và hiệu chỉnh phạm vi từ 20oC đến
300oC. Để làm mát xylanh dùng nước làm mát hay khí (quạt gió).
* Cửa phiểu nhập liệu: thường có kích thước 1Dx2D và có kèm theo tấm
đóng mở cửa điều chỉnh lượng nguyên liệu vào xylanh.
2.3.4. Động cơ truyền động
Dùng động cơ điện một chiều hay động cơ thuỷ lực để truyền động. Giữa
động cơ và trục vít bao giờ cũng có hộp giảm tốc, vì số vòng quay của trục vít
(25-200 vòng/phút) thường nhỏ hơn động cơ rất nhiều.
2.3.5. Bộ phận chuyển hướng
2.3.5.1. Bộ phận chuyển hướng dòng chảy dạng vòng xoắn
Bộ phận này cũng còn được gọi với tên đầu Pinolen, thích hợp cho gia
công nhựa PE và PP, gồm hai phần. Phần xylanh bên ngoài nối tiếp với đầu
xylanh máy đẩy nhựa, phần trong là lõi có rãnh để chuyển đổi dòng chảy
nhựa nhão. Giữa phần ngoài và trong là kênh dẫn nhựa nhão, ngoài ra người
ta cũng có thể tạo nhiều rãnh hình tim vòng quanh thân lõi, có kích thước
khác nhau để thích hợp với lượng nhựa và độ dày của thành ống. Phương
thức điều chỉnh với đầu Pinole dể thực hiện vì khi di chuyển lõi bên trong
xylanh người ta chỉ cần ứng dụng những phương thức kỹ thuật đơn giản của
hệ thống thuỷ lực.

24
Hình 2.8: Bộ phận chuyển hướng dòng chảy với lõi có rãnh vòng chung quanh
2.3.5.2. Bộ phận chuyển hướng dòng chảy dạng chính giữa trục
Người ta ứng dụng bộ phận này chủ yều cho các loại nhựa nhạy nhiệt như
PVC. Dòng nhựa nhão sau khi rời khỏi đầu máy đẩy sẽ được dẫn qua bộ phận
chuyển hướng và đi thẳng vào đầu khuôn tạo ống, bên trong nó gồm vỉ nâng
chốt và phần lõi có hình trái thủy lôi (nguyên tắc tương tự như đầu khuôn tạo
dáng ống đã trình bày trong phần trang thiết bị cho máy đẩy sản suất ống
nhựa). Bộ phận chuyển hướng dòng chảy giữa trục đôi khi cũng được ứng
dụng với nhựa PE để tránh những chổ mỏng của thành ống trong khi phân lưu
lượng nhựa thông qua các rảnh của vỉ nâng chốt. Sự điều chỉnh độ dày thành
ống không thường xuyên cần thiết đối với PVC trong dây chuyền sản suất
chai đựng nước giải khát (dung tích khoảng 2 lít), vì PVC nóng nhão sẽ đông
cứng rất nhanh so với các loại nhựa khác.

Hình 2.9: Bộ phận chuyển hướng dòng chảy giữa trục cho nhựa PVC với vỉ nâng
lõi vòng rãnh
2.3.6. Phòng tích trữ trung gian
Ống nhựa sau khi ra khỏi bộ phận chuyển hướng dòng chảy được đưa vào
trạm thổi để hoàn tất việc tạo dáng vật thể rỗng (chai, lọ, bình chứa...). Mỗi
chu trình thổi cần một thời gian nhất định và trong thời gian này máy đẩy

25
nhựa vẫn tiếp tục hoạt động để đẩy nhựa về phía trước, nhựa nhão vẫn tiếp
tục được đẩy vào bộ phận chuyển hướng. Trong trường hợp này người ta phải
thiết kế thêm một bộ phận chuyển tiếp gọi là phòng trung gian, nằm ngay
trong bộ phận chuyển hướng dòng chảy, có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng
nhựa nhão. Khi lượng nhựa nhão trở nên quá đầy chúng sẽ được thải bớt ra
ngoài bởi pít-tông được điều khiển bằng hệ thống thủy lực.

Hình 2.10: Phòng tích trữ trung gian cho dây chuyền đẩy thổi vật thể lớn
1. Phần vỏ ngoài của bộ phận chuyển hướng
2. Lõi với vòng rãn
3. Bộ phận hình nón cụt
4. Rãnh hình tim vòng chung quanh lõi
5. Kênh vòng bên trong
6. Vùng rãnh của dòng chảy
7. Pittông
8. Phòng trung gian giữ nhựa nhão
9. Đĩa nâng giữ
10. Miệng ống thoát
11. Phần lõi chuyển động thẳng đứng

26
12. Lỗ khoang dọc xuyên bên trong lõi

2.3.7. Bộ phận điều chỉnh bề dày thành ống


Đây là một bộ phận được thiết kế bên trong đầu khuôn có nhiệm vụ định
dạng bề dày của thành ống nhựa theo từng phần dày mỏng sao cho thích hợp
với hình thể của với hình dáng chi tiết thay đổi của khuôn thổi. Chi tiết này
rất quan trọng có liên quan đến phẩm chất của thành phẩm (bề dày, đường nét,
tiết diện…). Đối với trường hợp điều chỉnh bề dày theo trục người ta có thể
ứng dụng một cái chốt cố định hay chốt chuyển động theo chiều thẳng đứng
lên xuống, có hình nón cụt đóng vai trò nắp chận nơi đầu chốt. Khi chốt
chuyển động xuống tạo khe hở lớn cho rãnh và lượng nhựa thoát ra nhiều sẽ
gia tăng bề dày của thành ống, ngược lại nếu chốt chuyển động lên trên, khe
hở sẽ hẹp lại, lượng nhựa ít đi, làm cho bề dày thành ống giảm đi. Phương
pháp này được ứng dụng cho các loại chai lọ có đường kính hay hình dạng bề
ngang thay đổi, ví dụ như bình đựng ét-xăng xe ô-tô, bình chứa nguyên liệu
đốt hay những dạng bình chứa.

Hình 2.11: Điều chỉnh bề dày thành ống


2.3.8. Bộ phận chuyển hướng cho màng nhựa ghép
Bên cạnh những bộ phận chuyển hướng thông thường được ứng dụng trong
tiến trình thổi các lọai chai có thành mỏng chúng ta cũng phải kể đến các loại

27
đầu chuyển hướng khác ứng dụng cho các loại chai hay lọ chứa với thành
được liên hợp từ nhiều lớp nhựa ghép lại với nhau. Trong trường hợp này ống
nhựa bán thành phẩm được tạo ra từ máy đẩy nhựa liên hợp (co-extruder),
được cấu tạo bởi nhiều lớp nhựa khác nhau thoát ra từ các xylanh khác nhau
(hai, ba hay bốn xylanh) và đầu khuôn cũng tương ứng cho trường hợp này
các sản phẩm khác như tấm nhựa màng nhựa ghép được ứng dụng với
phương pháp đẩy liên hợp cũng điều đều được thiết kế một phòng trữ nhựa
tương tự giống nhau, nơi đây là điểm hội tụ của nhiều lớp nhựa nhão thoát ra
từ nhiều đầu máy đẩy khác nhau. Các dòng chảy được phân luồng trong đầu
khuôn thổi theo thứ tự được định trước để ống nhựa có thành được cấu tạo từ
nhiều lớp kết dính lại với nhau trước khi ống được đưa vào trạm thổi.

Hình 2.12: Lọ nhựa với nhiều lớp ghép


2.3.9. Trạm thổi
Có chức năng điều phối từ giai đoạn đưa ống nhựa (bán thành phẩm) vào
khuôn thổi, khởi động tiến trình thổi cùng lúc với bộ phận đóng mở tự động.
Cấu trúc trạm thổi rất đa dạng và tiến trình thổi thay đổi tuỳ theo nhà sản suất.
Cấu trúc và tiến trình cũng lệ thuộc vào dung tích và hình thể thay đổi của
thành phẩm (chai, bình chứa) cũng như hình thể của ống nhựa được thổi.
2.3.10. Bộ phận di chuyển ống nhựa
Do điều kiện thoát ra liên tục của ống nhựa nên các tiến trình tiếp theo sau
đó của trạm thổi cũng phải đảm bảo tính liên tục. Khuôn thổi phải được đưa

28
vào sát nơi miệng thoát ra của ống nhựa, kế đến bộ phận đóng kín khuôn
được khởi động, khuôn sau khi được đóng kín sẽ kẹp lấy ống nhựa bên trong
của nó, sau đó khuôn được di dời ra khỏi vị trí miệng thoát. Giai đoạn thổi bắt
đầu và khuôn mở ra sau khi kết thúc. Thành phẩm tự động rơi ra khỏi khuôn
và khuôn chuyển động về lại vị trí lúc ban đầu để được đua vào sát miệng
thoát ống nhựa và tiến trình thổi lại từ đầu.

Hình 2.13: Các giai đoạn chuyển động của khuôn thổi
Có nhiều cách bố trí khuôn thổi, trong đó hai cách thường sử dụng là theo
phương pháp khuôn di chuyển ngang và khuôn quay.
* Phương pháp khuôn di chuyển ngang:
Các khuôn được bố trí một bên hay hai bên máy đùn như trong hình vẽ.
Khi phôi đùn đủ chiều dài cần thiết, hệ thống đưa khuôn sẽ nhanh chóng
đưa khuôn vào đúng vị trí dưới đầu tạo hình, kẹp phôi, cắt phôi và nhanh
chóng trở về vị trí thổi, tại đó đầu thổi sẽ lắp vào đầu hở của phôi và thổi khí
nén vào phôi, gây biến dạng và tạo hình sản phẩm ttrong khuôn.
Một thuận lợi của phương pháp này là lắp đặt khuôn và vận hành dễ dàng.
Quá trình di chuyển khuôn tương đối nhanh.
Giới hạn của phương pháp này là đối với các sản phẩm đòi hỏi khuôn lớn,
thì không thể di chuyển khuôn nhanh được do khuôn nặng. Do đó phương
pháp dùng sản xuất các bình chứa nhỏ hơn 8 lít.

29
Hình 2.14: Khuôn di chuyển theo hướng ngang
* Phương pháp khuôn di chuyển đứng:
Khuôn được đặt ngay bên dưới đầu tạo hình như hình vẽ.
Phôi được đùn liên tục. Khi đạt chiều dài cần thiết, khuôn được nâng lên,
kẹp phôi, cắt phôi và hạ xuống về vị trí thổi.
Khí nén được đưa vào phôi, gây biến dạng, tạo hình sản phẩm trong khuôn.
Sau khi làm nguội sản phẩm, mở khuôn, lấy sản phẩm và tiếp tục quá trình.

Hình 2.15: Khuôn di chuyển thẳng đứng


* Phương pháp khuôn quay:
Khuôn cũng được đặt ngay dưới đầu tạo hình như hình vẽ.
Phôi được đùn liên tục. Khi phôi đủ chiều dài cần thiết khuôn được hệ
thống quay đưa vào kẹp phôi, cắt phôi và quay xuống qua công đoạn thổi.

30
Phôi được thổi tạo hình trong khuôn, khuôn mở sản phẩm được lấy ra và
quá trình tiếp tục.
Quá trình quay khuôn phối hợp đồng bộ với tốc độ đùn phôi, cùng các hệ
thống cắt phôi, lấy sản phẩm tự động đưa năng suất máy lên cao.

Hình 2.16: Khuôn di chuyển quay vòng


2.3.11. Bộ phận đóng mở
Có nhiệm vụ đóng và mở hai phần nửa của khuôn thổi. Trong suốt thời
gian đóng kín cho giai đoạn thổi, bộ phận đóng phải có một lực nén đủ mạnh
để chịu được lực thổi từ bên trong khuôn. Lực đóng có thể được điều khiển từ
một hệ thống cơ động hay thủy động, đôi khi hệ thống khí ép cũng được ứng
dụng cho trang thiết bị máy thổi có công suất nhỏ. Ngoài ra trong tiến trình
thổi vật thể rổng phải thông qua các giai đoạn chuyển động như: chuyển động
của kim thổi, cắt phôi, tách rời phần dư thừa ...Các máy thổi cũng được trang
bị các cơ phận được truyền lực bởi hệ thống khí nén bên cạnh những hệ thống
bằng điện. Vận tốc chuyển động của hai phần nửa của khuôn nổi luôn luôn
phải bằng nhau trong suốt tiến trình thổi, điều kiện này giúp cho phôi (được
thổi) không bị biến đổi dạng trước khi thổi. Hai phần nửa của khuôn thổi
được giữ bởi hai phần chuyển động riêng biệt được điều khiển bởi hệ thống
thủy lực và chuyển động biệt lập không đồng bộ. Một bánh xe răng nối liền

31
hai phần này lại với nhau thông qua hai cầu nối chuyển động ngược chiều sẽ
giúp cho chúng chuyển động đồng bộ cùng vận tốc. Mỗi tấm giữ bán phần
khuôn được nối vào bốn chốt định hướng hình trụ và được nâng bởi các
khung chịu lực, có nhiệm vụ giúp cho chuyển động của hai bán phần khuôn
đóng mở theo chiều ngang.

2.3.12. Khuôn thổi


Khuôn thổi thường được cấu tạo bởi hai phần đối xứng, chính giữa là phần
rỗng có hình thể khác nhau, được bào theo hình thể và đường viền tương ứng
với hình thể vật thổi. Thông thường thì hai phần rỗng (phần âm) của khuôn
tương ứng với hai phần nửa của vật thổi (phần dương), có cấu tạo đối xứng và
mặt phẳng phân cắt là đường ranh phân khuôn thành hai phần đối xứng bằng
nhau. Để giúp cho hai phần khuôn chuyển động đóng mở chính xác người ta
tạo thêm hai hoặc bốn chốt dẫn hình trụ trên một phần nửa của khuôn. Phần
nửa bên kia là hai hoặc bốn lỗ khoan tương ứng. Kim thổi ngoài nhiệm vụ
thổi khí vào phần rỗng của khuôn thổi còn có chức năng ép kín để tạo dáng
vòng xoắn cho mặt ngoài chai giúp cho việc đóng mở nắp chai sau này. Khi
hai phần nửa của khuôn thổi đóng lại sẽ ép kín hai đầu với đầu vào là kim
thổi tạo nên những vòng xoắn cuộn xung quang miệng chai.
Tiến trình này cũng có thể thực hiện song song với ép nén các loại bình có
quai hay tay xách hay ống lót được hàn vào bên trong của vật thổi. Trong
trường hợp này vật lót phải có cùng vật liệu như vật thổi và trước đó phải
được làm nhão để cho tiến trình kết dính được dể dàng. Khuôn thổi được làm
từ thép hay các hợp kim không phải sắt. Những hợp kim không phải sắt hợp
kim kẽm hay hợp kim nhôm có khả năng dẫn nhiệt cao nên chúng thường
được lắp vào những tấm lót khuôn (tấm kim loại chưa mài nhẵn)

32
Hình 2.17: Khuôn thổi ở vị trí mở ra và đóng lại
Hình thể của bộ phận cắt rời và ép dính luôn tạo ra mâu thuẫn giữa chức
năng “cắt rời” và “ép dính”. Đây cũng là điều kiện đòi hỏi của chất lượng.
Trong diều kiện hiệu quả kinh tế thì đây cũng là một yếu tố làm sao cho dấu
vết cắt rời phải thật gọn đẹp và không cần phải thêm khâu gia công phụ như
gọt viền… Cạnh cắt không được sắc bén như dao trái lại phải có bề mặt rộng
khoảng 0,1 đến 2 mm tùy theo mỗi loại vật liệu và bề dày của thành vật thổi.
Bề mặt bên trong khuôn thổi phải được mài nhẵn bóng với tiêu chuẩn cao,
đặc biệt đối với các vật thổi từ nguyên liệu nhựa PVC cứng. Trong trường
hợp thổi ống nhựa, kim thổi cũng có lỗ thoát khí theo chiều ngang ra chung
quanh giúp cho khí nén được phân đều lên các vị trí bề mặt của vật thổi để
tránh trường hợp bề mặt vật thổi bị nếp gấp, gợn sóng hay bề dày không cố
định. Cách thức sắp xếp và xác định kích thước hệ thống làm nguội cũng là
yếu tố quan trọng của khuôn thổi. Trong thực tế người ta khoan bên trong,
ngay bên dưới bề mặt của khuôn thổi những kênh dẫn nước lạnh liên kết lại
với nhau, và phân phối hợp lý để làm nguội nhanh chóng bề mặt của khuôn
thổi, những vị trí nơi cổ miệng và đáy vật thổi cũng là chỗ cạnh ép dính phải
được đặc biệt làm nguội thật tốt vì nơi đây dễ tạo ra hiện tượng nhựa bị dồn ứ.
Hiện nay các máy thổi cũng được ứng dụng các loại khí lỏng như CO2 hay
Nitrơ để làm nguội nhanh cổ và đáy vật thổi. Một khuôn thổi tiêu chuẩn cao
cũng đòi hỏi bên cạnh đó một hệ thống kênh làm nguội hợp lý và chính xác.
Để giúp cho bề dày thành các vật thổi có thể tích lớn như bình đựng xăng
hay thùng chứa lớn có hình thể bốn cạnh hay bầu dục…được phân phối điều
người ta thường banh rộng ống nhựa theo chiều ngang trước khi thổi. Động
thái banh rộng này thường kết hợp với giai đoạn thổi trước trong lúc khuôn
thổi còn mở, và như thế phần đáy của phôi phải được bịt kín để khí thổi
không bị thoát ra ngoài. Mục đích của giai đoạn thổi trước để giúp cho ống
nhựa giãn lớn ra gần với phòng rỗng bên trong khuôn thổi, ngoài ra giúp cho
tiến trình thổi được rút ngắn đối với các vật thổi có thể tích lớn. Để tạo một

33
dây chuyền sản xuất đại trà liên tục người ta cũng thiết kế nấc cắt trên kim
thổi để khi khuôn thổi đóng kín lại trong quá trình thổi cũng đồng thời tạo dấu
cắt nơi miệng vật thổi ngay sau đó.

Hình 2.18: Kim thổi với nấc cắt nơi miệng vật thể rỗng
2.4. Máy băm nghiền
2.4.1. Chức năng
Băm, nghiền các phế phẩm nhựa (chai, can, thùng,…) bị lỗi trong quá trình
sản xuất thành các hạt có kích thước nhỏ để tái sử dụng.
2.4.2. Kiểu máy
Có nhiều loại, trong đó hai loại máy nghiền được sử dụng phổ biến là: máy
băm nghiền một trục và máy băm nghiền hai trục
Máy băm nghiền một trục: là loại máy có một trục băm nghiền. Khi hoặt
động trục quay, cắt và nghiền các phế phẩm nhựa ép, đùn thổi.

34
Hình 2.19: Máy băm nghiền 1 trục

35
Máy băm, nghiền hai trục: là loại máy có hai trục băm, nghiền. Khi hoặt
động hai trục chuyển động ngược chiều nhau, cắt và nghiền nhỏ phế phẩm.
Máy nghiền hai trục dùng để băm, nghiền các phể phẩm nhựa có kích thước
lớn hoặc nhựa cứng...

Hình 2.20: Máy băm nghiền 2 trục


2.4.3. Cấu tạo chung
Một môtơ điện làm nhiệm vụ tạo truyền động để làm quay trục băm nghiền
Phễu nhập liệu: được thiết kế dạng phễu để thuận tiện cho việc đổ các phế
phẩm vào
Buồng băm nghiền: là hệ thống dao cắt để cắt nhỏ các phế phẩm nhựa và
nghiền đến kích cỡ hạt nhỏ đạt yêu cầu.
2.5. Máy trộn
2.5.1. Chức năng
Trộn đều các thành phần nguyên liệu khác nhau thành hỗn hợp đồng nhất
gọi là phối liệu

Nguyên liệu: nhựa nguyên sinh, nhựa tái sinh, bột màu (hoặc hạt màu), phụ
gia.
2.5.2. Kiểu máy

36
Có nhiều loại, trong đó hai loại máy máy trộn được sử dụng phổ biến là:
máy trộn thùng quay và máy trộn đứng
Máy trộn đứng: Loại máy trộn có cánh khuấy. Khi hoạt động cánh khuấy
quay tròn trong thùng trộn để khuấy đảo các thành phần nguyên liệu, thùng
trộn cố định.

Hình 2.21: Máy trộn đứng và cánh khuấy bên trong


Máy trộn thùng quay : Loại máy trộn không có cánh khuấy. Khi hoạt động
thùng trộn quay tròn để tạo ra tác động khuấy đảo nguyên liệu bên trong
thùng trộn.

Hình 2.22: Máy trộn thùng quay


2.5.3. Cấu tạo chung máy trộn
Một môtơ điện làm nhiệm vụ tạo truyền động để làm quay cánh khuấy
hoặc quay thùng trộn.

37
Một thân máy hình trụ tròn có đáy cone, có miệng lớn để đổ nguyên liệu
cần trộn vào máy, dưới đáy có một miệng nhỏ để xả lấy phối liệu sau khi trộn.
Nắp đậy có join cao su để đậy kín miệng thân máy bằng các khoá kẹp chắc
chắn.
Một tủ điều khiển để tắt/mở máy và cài đặt thời gian trộn.
2.5.4. Các thông số công nghệ
Khối lượng (kg) nguyên liệu cho một lần trộn, tuỳ thuộc vào công suất máy.
Phải tuân thủ quy định để có phối liệu đồng nhất, máy bền và tiết kiệm chi
phí
Công thức phối liệu: quy định tỷ lệ giữa các thành phần trong mỗi mẻ trộn,
được người quản lý cung cấp
Thời gian trộn: bao nhiêu phút cho một lần trộn, được qui định trước
Bao bì đựng, trung chuyển phối liệu: theo đúng qui định trong qui trình công
nghệ.

38
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT
3.1. Quy trình sản xuất
3.1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất tổng quát

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình tổng quát


3.1.2. Thuyết minh quy trình
Các phế phẩm (sản phẩm bị lỗi) trong quá trình sản xuất được đưa vào máy
nghiền để cắt nhỏ có kích thước 3 – 4mm. Sản phẩm sau nghiền sẽ được đưa
qua máy tạo hạt thu được keo dạng rắn đồng đều hơn. Công nghệ sản xuất

39
đùn thổi thì hạt nhựa PE, PA, PS… chính phẩm được nhập 100% từ nước
ngoài không tạo hạt qua máy tạo hạt nhựa.
Nguyên liệu nhựa tái chế được đưa đến máy phối trộn cùng với chất phụ
gia và hạt nhựa mới được nhập từ các nước Singapore, Indonesia, Malaysia ...
với một tỉ lệ nhất định (tùy theo loại sản phẩm), sau đó được chuyển đến bồn
nhập liệu của máy ép phun (sản xuất các sản phẩm: két bia, két nước giải khát,
vỏ bình acquy, phôi PET, nắp nút các loại, sản phẩm nhựa kỹ thuật ...), hoặc
máy đùn thổi (sản xuất các sản phẩm: thùng, can, chai ba lớp Bảo vệ thực
vật...), đây là công đoạn quan trọng cho ra thành phẩm.
Tại máy ép phun, hạt nhựa sẽ được nung nóng chảy ra dạng keo và ép
khuôn tạo hình sản phẩm dưới chế độ bán tự động. Tại các máy đùn thổi, hạt
nhựa được sấy sơ bộ tại phễu nhập liệu nhờ hệ thống điện trở rồi đựơc nung
nóng chảy ở hệ thống vít tải; nhựa nhão sau khi ra khỏi đầu khuôn có dạng
hình ống (gọi là ống nhựa) được đưa tiếp tục vào bên trong khuôn thổi với áp
suất lớn khiến ống nhựa phình to ra, áp sát vào thành bên trong khuôn; sản
phẩm được làm nguội trước khi khuôn thổi được mở ra và bắt đầu chu kỳ sản
phẩm mới. Tại các máy thổi chai PET, phôi sau khi được tạo ra bằng công
nghệ ép phun được đưa qua bàn sấy rồi vào khuôn thổi để tạo ra các vật thể
rỗng.
Khi sản phẩm đã hoàn tất, công nhân sẽ lấy ra, kiểm tra và gọt bỏ những
phần thừa (gọt bavia) rồi chuyển đến kho thành phẩm.
Nếu trong quá trình ép khuôn có lỗi, sản phẩm sẽ bị hỏng được đưa đến
máy nghiền để tái chế lại thành nguyên liệu đầu vào.
3.2. Sự cố và cách khắc phục trong quá trình sản xuất
Sự cố trong quá trình sản xuất được nhận biết thông qua chất lượng sản
phẩm như: màu sắc, hình dáng, độ dày… khác biệt so với sản phẩm hoàn
chỉnh. Một số sự cố thường gặp:
Máy không hoạt động: kiểm tra nguồn điện, công tắc điện.
Động cơ dừng đột ngột khi đang hoạt động: kiểm tra áp nguồn, điều chỉnh
và khởi động lại máy.

40
Bơm gây tiếng ồn: dầu cung cấp cho bơm dưới mức qui định, do rò rỉ đường
ống, kiểm tra và bảo trì.
Nhiệt độ dầu quá cao: máy dò nhiệt độ gặp sự cố.
Sự cố khi phun: thùng nhiệt đạt đến nhiệt độ yêu cầu, đầu đinh ốc trở nên
lỏng vì đinh mềm hoặc đã bị hỏng, van định hướng bị hỏng.
Sự cố về tính dẻo: nhiệt độ thùng quá thấp hoặc quá cao, áp suất quá cao,
phễu trống.
Dầu nước: dầu không đạt đến mức qui định, đường ống bị rò rỉ, thùng làm
lạnh bị vỡ, dầu trộn lẫn với nước, độ nhớt giảm, kiểm tra đường ống và thay
dầu định kì.
3.3. Quy trình sản xuất sản phẩm đùn thổi
3.3.1. Sơ đồ khối

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình sản xuất

41
3.3.2. Giải thích quy trình
* Khu tạo hạt:
Các phế phẩm (sản phẩm bị lỗi) trong quá trình sản xuất được đưa vào máy
cắt để cắt nhỏ lại ( đối với các phế phẩm có kích thước lớn như : két bia, bình
ắc quy, thùng đựng nước, can, chai …).
Sau đó được đưa vào máy nghiền tạo ra các hạt nhựa có kích thước gần
bằng nhau.
* Khâu phối trộn:
Hạt nhựa được tạo ra từ máy tạo hạt được đưa đến máy phối trộn cùng với
chất phụ gia và hạt nhựa mới với một tỉ lệ nhất định (tùy theo loại sản phẩm),
sau đó được chuyển đến bồn nhập liệu của máy đùn thổi, đây là công đoạn
quan trọng cho ra thành phẩm.
* Khâu đùn thổi:
Nhiệt được cung cấp từ các vòng băng điện trở bọc ngoài thành xylanh sẽ
nấu chảy hạt nhựa, hệ thống thủy lực đẩy trục trôn ốc tịnh tiến về phía trước,
nhựa nóng chảy sẽ được đùn ra khỏi đầu khuôn có dạng hình ống.
Sau đó, nhựa nhão dạng hình ống được đưa vào bên trong khuôn thổi, kế
đến bộ phận điều khiển đóng mở sẽ đóng kín khuôn lại, cùng lúc khí thổi
được đưa vào để thổi với áp suất lớn khiến cho ống nhựa phình to ra, áp sát
vào vào thành bên trong của khuôn.
Sau khi được làm nguội, bộ phận điều khiển đóng mở khuôn sẽ mở khuôn
tháo sản phẩm ra ngoài, ta thu được vật thể rỗng

42
CHƯƠNG 4: SẢN PHẨM VÀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
4.1. Các sản phẩm đùn thổi
4.1.1. Can, thùng, chai HDPE các loại

Hình 4.1: Can các loại 2 - 5 - 20 - 25 - 30 lít

Hình 4.2: Thùng chứa loại 100 lít

43
Hình 4.3: Chai HDPE các loại

4.1.2. Chai 3 lớp Bảo vệ thực vật

44
Hình 4.4: Chai 3 lớp đựng thuốc BVTV các loại
4.2. Tiêu chuẩn chất lượng và kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm

4.2.1. Tiêu chuẩn sản phẩm các sản phẩm đùn thổi
Bảng 4.1: Tiêu chuẩn chất lượng chai 500ML HD NICOTEX
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
CHAI 500ML HD NICOTEX MÃ: CBL004

45
STT CHỈ TIÊU TIÊU CHUẨN PHƯƠNG PHÁP
1 Hình dáng chai Mẫu kú duyệt Ngoại quan
2 Khối lượng chai 58±0.5g Cân điện tử dung sai 0.01 gr
3 Tổng chiều cao 169.0 ± 1.0 mm
Đường kính đỉnh
4 Ø 27.0 ± 0.4mm
ren
Đường kính chân
5 Ø 24.0 ± 0.4mm
ren
Thước kẹp dung sai 0.01mm
Chiều rộng dán
6 77.0 ± 1.0 mm
nhãn
7 Chiều cao cổ 14.2 ± 1.0 mm
Đường kính vành
8 Ø 34.0 ± 0.3mm
guarantee
500.0 ± 8.0 ml
Dung tích sử
9 Tại điểm cách đáy:
dụng chai Đo bằng ống nghiệm ( chất lỏng
136mm
đo: nước)
Dung tích tràn
10 550.0 ± 8.0 ml
chai
Nắp trắng nguyên
11 Màu Theo mẫu PKT
liệu
Vặn vào nhẹ tay, không tuôn ren,
Nắp Ø28 côn tiêu
12 Lắp ghép không đứt vành guarantee
chuẩn
Vặn ra đứt vành guarantee
Đóng gói 01 lớp bao PE 92 x
13 Bao gói 210 chai
142 cm
Quan sát phát hiện lỗi:
Không có các lỗi Chai có lỗ thùng, rạn nứt, thiếu
14 Ngại quan
kỹ thuật cơ bản miệng
Chai bị biến dạng

46
Không định hình đầy đủ
Chai bị lệch đáy, đấy chai đứng
không vững
Đáy chai, miệng chai bị tơ
Chai dính dầu nhớt, tạp chất,
dính nước hoặc nhiều chấm đen

Bảng 4.2: Tiêu chuẩn chất lượng Can 5 Lít mẫu thái xanh dương
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
CAN 5 LÍT MẪU THÁI XANH DƯƠNG MÃ: BBL042

STT CHỈ TIÊU TIÊU CHUẨN PHƯƠNG PHÁP


1 Hình dáng chai Mẫu ký duyệt Ngoại quan
2 Khối lượng chai 263±0.5g Cân điện tử dung sai 0.01 gr
3 Tổng chiều cao 292.5 ± 2.5 mm
Đường kính đỉnh
4 Ø 36.0 ± 0.5mm
ren
Đường kính chân
5 Ø 39.5 ± 0.5mm
ren
Kích thước chiều
6 197.0 ± 2.5 mm Thước kẹp dung sai 0.01mm
cao
7 Chiều cao cổ 18.8 ± 0.3 mm
Đường kính vành
8 Ø 50.0 ± 0.5mm
guarantee
Kích thước chiều
9 123.0 ± 2.5 mm
rộng
Dung tích tràn Cân điện tử dung sai 0.01 gr (chất
10 5200 ± 100 ml
chai lỏng cân: nước)
Nắp trắng nguyên
11 Màu Theo mẫu PKT
liệu

47
Vặn vào nhẹ tay, không tuôn ren,
Nắp Ø28 côn tiêu
12 Lắp ghép không đứt vành guarantee
chuẩn
Vặn ra đứt vành guarantee
Đóng gói 01 lớp bao PE 92 x 142
13 Bao gói 210 chai
cm
Quan sát phát hiện lỗi:
Can có lỗ thủng, rạn nứt, thiếu
miệng.
Can bị biến dạng
Không định hình đầy đủ
Không có các lỗi kỹ
14 Ngại quan Can bị lệch đấy, đáy chai đứng
thuật cơ bản
không vững
Đáy can, miệng chai bị tơ
Can dính dầu nhớt, tạp chất, nước
hoặc nhiều chấm đen.
Can đùn cổ, nghiêng cổ, trắng đáy.

4.2.2. Kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm


4.2.2.1. Mục đích
Nguyên liệu, sản phẩm đùn thổi sẽ được bộ phận KCS kiểm tra để nhận dạng lỗi
sản phẩm, nguyên liệu nếu có, sau đó phân loại sản phẩm, nguyên liệu. Đối với sản
phẩm, nguyên liệu bị lỗi sẽ loại bỏ và tái chế lại.
4.2.2.2. Kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm
Bảng 4.3: Kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm đùn thổi

48
Đặc tính
và các
Tên công Thiết bị
STT thong số Mức qui định Chu kỳ
đoạn sử dụng
cần kiểm
tra
- Độ nhớt
(IV)
Kiểm tra - Chủng
nguyên liệu loại, mã
Mỗi khi
mua vào: số, bao bì, IV= 0.78÷0.84 Dùng mắt
nhập
1 - Hạt nhựa số lượng. - Theo đơn đặt thường để
nguyên liệu
- Màu - Chủng hàng kiểm tra
đầu vào
- Phế liệu loại, màu
sắc, độ
sạch

Nhập kho
nguyên vật - Chủng
liệu: hạt loại NVL Dùng mắt
Nhập theo đúng Mỗi khi
2 nhựa, phế - Số lượng và cân để
đơn đặt hàng nhập kho
liệu màu: - Xếp dỡ, thực hiện
+ Số lượng lưu kho
+ kí mã hiệu
- Hạt
nhựa, phế Sau mỗi
Pha trộn
liệu màu: Thực hiện theo ngày sản
3 nguyên vật Dùng mắt
+ Số lượng lệnh sản xuất xuất theo
liệu
+ kí mã từng máy
hiệu
4 Xay phế liệu - Số lượng - Phân loại màu để Dùng mắt Mỗi khi

49
đùn thổi chủng loại riêng xay phế
- Tạp chất - Không để có tạp
chất mà mắt thường
thấy
Áp lực Máy đùn Khi thực
Đùn thổi sản
5 đùn, khí HDCV/PSX/02 thổi chai, hiện sản
phẩm
thổi can xuất
- Thước
cặp
- Kích
Kiểm tra sản Theo sản phẩm - Cân
thước
6 phẩm đùn mẫu, bản cẽ thiết - Ống 1 lần/1 ca
- Dung
thổi kế đong
tích
- Dùng
mắt
- Bao bì
- Số lượng
Đóng gói sản Mỗi khi
7 - Chủng Theo lệnh sản xuất Dùng tay
phẩm sản xuất
loại

- Chủng
Nhập kho sản loại, số Theo phiếu nhập - Tay Mỗi khi
8
phẩm lượng, xếp kho - Xe nhập kho
dỡ
- Chủng Theo hoá đơn bán
- Tay - Mỗi khi
9 Giao hàng loại hang hoặc phiếu
- Xe giao hàng
- Số lượng xuất khoa
4.3. Các khuyết tật – nguyên nhân – cách khắc phục đối với sản phẩm
đùn thổi

50
Bảng 5.4: Các khuyết tật – nguyên nhân – cách khắc phục đối với sản phẩm đùn
thổi
STT Các khuyết tật sản Nguyên nhân Khắc phục
phẩm thổi
1 Sản phẩm bị dày - Lõi của đầu đùn ( đầu - Điều chỉnh lại lõi của đầu
mỏng không đều tạo hình) bị lệch đùn sao cho khe hở keo đùn
- Do thao tác kéo dòng ra đều
nhựa ra không đều - Chú ý thao tác dòng nhựa
đùn ra
2 Sản phẩm bị các vệt - Do nhiệt độ khuôn thấp - Tăng nhiệt độ đầu bùn lên
sần, nhăn ở xung - Mở nước giải nhiệt - Giảm bớt lượng nước giải
quanh bề mặt khuôn lớn nhiệt khuôn
3 Bề mặt sản phẩm bị - Do bên trong bề mặt - Dùng vải lau khô bề mặt
các vết loang lỗ khuôn có các vệt nước bên trong khuôn
- Dòng khí thổi có lẫ hơi - Kiểm tra lại bộ phận tách
nước hơi nước
4 Sản phẩm bị các vết - Có thể do bề mặt bên - Tháo lõi vệ sinh và kiểm tra
sọc, sướt trong đầu đùn bị trầy, bề mặt đầu đùn
sướt, không trơn láng - Tháo toàn bộ, ruột đầu đùn
- Hay là do bên trong nhựa vệ sinh và kiểm tra lại
đầu đùn nhựa bị kẹt
mảnh kim loại có lẫn
trong dòng nhựa
5 Sản phẩm bị xỉn Do vệ sinh ( xúc máy) Vẹ sinh lại máy cho sạch
màu, bị các vết lem chưa sạch hoàn toàn màu hoàn toàn màu cũ
của màu khác cũ trong xylanh
6 Sản phẩm bị các vết - Do trong quá trình trộn - Tăng thời gian trộn màu
màu lem không tan màu không đều trong bồn lên
đều - Do nhiệt độ xylanh - Tăng nhiệt dộ xylanh

51
thấp - Điều chỉnh lại tốc độ quay
- Do vận tốc vít xoắn của vít xoắn cho phù hợp
quay chưa đúng
7 Sản phẩm căng tròn - Do thiếu áp lực khí thổi - Kiểm tra áp lực khí thổi vào
không đều - Do vòi thổi khí vào - Kiểm tra lại vòi thổi khí
khuôn bị lệch hoặc bị hở vào khuôn
8 Sản phẩm bị méo, - Có thể do độ dày mỏng - Điều chỉnh lại lõi đùn của
cong vênh ở xung không đồng đều đầu đùn nhựa
quanh thành - Do thời gian làm nguội - Tăng thời gian làm nguội
sản phẩm trong khuôn sản phẩm trong khuôn lên
không đủ
9 Sản phẩm bị các đốm - Do nguyên liệu có chứa - Sấy nguyên liệu kỹ trước
trắng ở thành, vách ẩm khi gia công
10 Sản phẩm bị các - Do các mối ghép khuôn - Kiểm tra điều chỉnh các
đường hở trắng không kín, bị lệch. mối ghép khuôn
( sang) ở vị trí ghép - Do áp lực khí thổi vào - Giảm áp lực khí thổi vào
khuôn khuôn cao khuôn ( chỉ đối với trường
hợp sản phẩm bị các đường
trắng sang ở vị trí hai nửa
khuôn ghép với nhau)
11 Sản phẩm có trọng - Có thể do thao tác keo - Chú ý thao tác keo đùn ra
lượng nặng hơn qui đùn ra không đều tay đều hơn
định - Do sử dụng lỡi đầu - Thay đổi lỡi đâif đùn khác
không đúng kích thước cho phù hợp
-Do nhiệt độ đầu đùn - Tăng nhiệt độ đầu đùn
thấp
12 Sản phẩm bị hỏng - Có thể do thao tác keo - Chú ý thao tác cẩn thận
hoặc bị đẩy mỏng đùn ra bị thòng không nâng phần keo phía dưới đùn
không đều ở dưới được nâng lên ra

52
đáy - Có thể phần đuôi keo - Điều chỉnh lại vận tốc của
hơi nhiều làm cho keo vít xoắn đùn keo ra sao cho
đùn bị thong, dãn ra ( đối phù hợp
với máy thổi hoàn toàn
tự động)

53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Công ty cổ phần Nhựa Tân Phú, www.tanphuplastic.com, 15/5/2024
[2]. Lê Văn Tài, Tài liệu về nhựa – đùn thổi, Công ty cổ phần Nhựa Tân Phú, 2007.
[3]. Câu lạc bộ giảm độc ngành Nhựa - Cao su Việt Nam,“Tài liệu Kỹ thuật viên
ngành nhựa – Hiệp hội nhựa TP. Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, 2005.

54

You might also like