Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 94

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------------

NGUYỄN THỊ HIỀN

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ


NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG ĐỜI
SỐNG NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tôn giáo học

Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------------

NGUYỄN THỊ HIỀN

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ


NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG ĐỜI
SỐNG NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : Tôn giáo học


Mã số : 60 22 03 09

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Trần Đăng Sinh

Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các tư liệu, nguồn trích dẫn, ví dụ trong luận văn này đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận trong luận văn dựa trên những cứ
liệu khoa học đã được trình bày và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hiền


LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập phấn đấu, được các Quý Thầy giáo, Cô giáo nhiệt
tình giúp đỡ tôi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập và luận văn của mình. Để có
được kết quả này trước tiên cho phép tôi chân thành cảm ơn trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập, công tác và hoàn thành khóa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Triết học, các thầy cô giáo,
cùng toàn thể cán bộ nhân viên Khoa đã tạo mọi điều kiện chỉ bảo tận
tình và cổ vũ, động viên tôi học tập cũng như đóng góp những ý kiến quý báu
để hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Cô giáo chủ nhiệm PGS. TS. Trần Thị Kim
Oanh; cùng tập thể lớp K20 - Triết học, chuyên ngành Tôn giáo học đã giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn PGS. TS.
Trần Đăng Sinh. Thầy đã trực tiếp định hướng nghiên cứu cho luận văn này,
đồng thời chỉ dạy cho tôi ngay từ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu cho đến khi
luận văn này hoàn thành.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, 19 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hiền


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................3

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài........................................................................5

3. Mục đích và nhiệm vụ................................................................................7

4. Đối tượng và phạm vi.................................................................................7

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.................................................7

6. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài.................................................8

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.......................................................8

8. Cấu trúc của luận văn.................................................................................8

Chương 1: Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.....9

1.1 Một số khái niệm chính được sử dụng trong luận văn.............................9

1.2 Thờ cúng tổ tiên là tôn giáo hay tập tục................................................17

1.3 Nguồn gốc, bản chất, các hình thức thờ cúng của tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên................................................................................................................21

1.3.1 Nguồn gốc.......................................................................................21

1.3.2 Bản chất............................................................................................26

1.3.3 Các hình thức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên................................28

1.4. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường, Tày với tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt..........................................................................42

1.4.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường...............................42

1.4.2 Thờ cúng tổ tiên của người Tày.......................................................45

Tiểu kết chương 1......................................................................................48

1
Chương 2: Những biểu hiện của giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt................................................................................................50

2.1 Những biểu hiện của giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.......................50

2.1.1 Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam....................................50

2.1.2 Thể hiện đạo đức truyền thống của người Việt................................53

2.2 Thực trạng và giải pháp trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt...............................................................................................................59

2.2.1 Thực trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện nay.............................59

2.2.2 Một số giải pháp để phát huy những giá trị trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt trong điều kiện ngày nay..............................71

Tiểu kết chương 2......................................................................................76

KẾT LUẬN....................................................................................................78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................81

PHỤ LỤC.......................................................................................................87

2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong
lịch sử nhân loại và đã tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, loại
hình tín ngưỡng này theo nhiều người phỏng đoán thì nó xuất hiện từ thời
Hùng Vương. Cho đến nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn luôn giữ một vai
trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều tộc người (đặc biệt là ở khu
vực Á đông). Tuy nhiên, sự nhìn nhận đánh giá vai trò và ý nghĩa của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn nhiều ý kiến khác nhau. Trước xu hướng toàn
cầu hóa hiện nay, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đang ngày càng phát
triển mạnh mẽ. Đặc biệt là sự xâm nhập của các tôn giáo ngoại sinh, đang là
mối lo ngại của nhiều quốc gia trong đó Việt Nam. Trước bối cảnh đó, nhiều
quốc gia, dân tộc đã có những động thái tích cực bằng cách chấn hưng tín
ngưỡng văn hóa dân tộc, khôi phục lại các giá trị truyền thống đã từng bị mai
một hoặc có thời kỳ bị thờ ơ, xem nhẹ. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng dân gian trong đó có tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một việc cấp thiết hiện nay, bởi nó góp phần tăng
sức đề kháng cho văn hóa dân tộc.

Một nguyên nhân nữa, trong hai cuộc kháng chiến chống quân Pháp và
chống quân Mỹ xâm lược, nhiều người thân yêu ruột thịt của chúng ta đã
không trở về. Sự mất mát, hi sinh đó không thể nào bù đắp được. Vì vậy
người ta nghĩ nhiều đến vấn đề tâm linh và tìm đến tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên với mong muốn khỏa lấp được sự cô đơn sự trống trải trong lòng, xoa dịu
tâm hồn người đang sống.

Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, từng bước dân chủ hóa đời sống xã

3
hội. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự may rủi trong cơ
chế thị trường, phân hóa giàu nghèo trong xã hội, môi trường sinh thái bị hủy
diệt… đã tạo ra tâm lý bất an. Trước đây, đã có một thời gian dài chúng ta có
biểu hiện tả khuynh có những sai lầm khi đánh đồng tất cả các hoạt động,
nghi lễ trong tín ngưỡng dân gian, các hoạt động tế lễ, lên đồng… đều là mê
tín dị đoan cần phải bài trừ.

Đó là những nguyên nhân tâm lý, xã hội và hiện thực dẫn đến việc các
hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đều có chiều hướng gia tăng. Hoạt động thờ
cúng tổ tiên trong gia đình, dòng họ diễn ra khá phổ biến ở các địa phương
trong cả nước. Điều đó đã góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp
của văn hóa truyền thống. Nhưng do sự tác động mạnh mẽ của lối sống hiện
đại, đã làm cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có biểu hiện tiêu cực như: phô
trương về tiền tài, danh vong, địa vị gây chia rẽ, bè phái, bày ra những nghi
thức cầu kỳ, tốn kém làm mất đi tính thiêng liêng và giá trị văn hóa của tín
ngưỡng, nặng nề về mê tín.

Vì vậy nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt là một vấn đề mang ý nghĩa lý luận về thực tiễn, làm góp phần làm lành
mạnh hóa các hoạt động tín ngưỡng hướng vào các giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Bản thân tác giả ngay từ khi còn bé đã thấy rằng mỗi khi gia đình có
chuyện gì thì ông bà cha mẹ đều thắp hương lên bàn thờ kính báo, cầu xin, đã
khiến cho tác giả tò mò, thắc mắc. Khi lớn lên tác giả đã có cơ hội để tiếp cận
và tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dần dần từng bước đi tìm câu trả
lời cho chính mình.

4
Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng phổ biến sâu rộng trong cả
nước, tuy nhiên tác giả chỉ tìm hiểu và khảo sát ở phạm vi vùng Bắc Bộ.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người Việt hiện nay”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Triết học, chuyên ngành Tôn giáo
học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên đã xuất hiện khá lâu trong lịch sử
nhân loại và tồn tại phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt
Nam. Vì lẽ đó, vấn đề thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống
người Việt là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người,
trong đó có các nhà nghiên cứu, đội ngũ cán bộ giảng dạy. Để làm sáng tỏ giá
trị cũng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có không ít những công trình
nghiên cứu được công bố trên sách, báo, tạp chí có liên quan đến vấn đề này.
Các tác phẩm như:
- Cuốn “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính, nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh (1995).
- Cuốn “ Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam”, của Toan Ánh,
Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, Hà Nội (1996).
- Cuốn “Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay” của Đặng Nghiêm
Vạn (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, (1996).
- Cuốn “Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam” của Toan Ánh, nhà xuất bản
Thành Phố Hồ Chí Minh (1997).
- Công trình luận văn Thạc sĩ “Tìm hiểu sự hội nhập nghi lễ công giáo
với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ”, của
Mai Diệu Anh. Trong công trình này, tác giả đã trình bày cơ sở lí luận tiếp

5
cận sự hòa nhập nghi lễ công giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt ở Đồng Bằng Bắc Bộ.
- Công trình luận văn Thạc sĩ “Phát huy những giá trị tích cực của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở một số địa phương Hà Nội trong giai đoạn hiện
nay” của Nguyễn Thị Mến. Trong công trình này tác giả đã Làm rõ khái
niệm, nguồn gốc và vai trò của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên trong đời sống
tinh thần của người dân Việt Nam. Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng
của Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương của Hà Nội hiện nay
(Hà Tây cũ). Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm hạn chế
mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một
số địa phương của Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
- Công trình nghiên cứu của PGS.TS Trần Đăng Sinh “Những khía cạnh
triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc
Bộ hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2010. Trong công trình này,
tác giả đã đi sâu, khai thác những khía cạnh triết học của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, một địa bàn mang tính điển hình
của văn hóa truyền thống Việt Nam.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã đề cập dưới các góc độ
khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt nói riêng. Trong bối cạnh hiện nay, khi mà những giá trị đạo
đức, văn hóa có những biểu hiện bị xâm hại dẫn đến tình trạng bị suy thoái thì
việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó đối với
người Việt là vấn đề lâu dài cần tiếp tục được nghiên cứu để phát huy những
giá trị của nó đối với đối với sự phát triển nền tảng văn hóa, tinh thần của dân
tộc.

6
3. Mục đích và nhiệm vụ

Mục đích: Nghiên cứu và tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị của thờ cúng tổ tiên trong xã
hội hiện nay.

Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài có những nhiệm vụ sau đây:

- Làm rõ khái niệm tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, nguồn gốc bản chất tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tìm hiểu thêm về thờ cúng tổ tiên của người Mường,
Tày.

- Trình bày những biểu hiện của giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt. Từ thực trạng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đề xuất một số giải
pháp nhằm định hướng đúng, hiểu rõ và phát huy những giá trị của thờ cúng
tổ tiên.

4. Đối tượng và phạm vi

- Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và giá
trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

- Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt, đánh giá xu hướng biến động của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên hiện nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


- Cơ sở lý luận : Đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư

7
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta về tín
ngưỡng, tôn giáo.

- Phương pháp nghiên cứu : Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã
sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, lô gich - lịch sử, so sánh,
quy nạp, diễn dịch.

6. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài


Đề tài góp phần trình bày một số giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ của
người Việt, từ xu hướng biến động của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm từng bước phát huy yếu tố tích cực, hạn chế
tiêu cực của quan niệm về giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhằm phù
hợp với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận : Đề tài góp phần nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời góp phần định
hướng đúng đắn quan niệm về giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt ở Bắc Bộ.

Ý nghĩa thực tiễn : Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ
nghiên cứu môn tôn giáo học và các ngành học thuộc khoa học xã hội và nhân
văn.

8. Cấu trúc của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 6 tiết:

Chương 1: Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

8
Chương 2: Những biểu hiện của giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt.

Chương 1: Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

1.1 Một số khái niệm chính được sử dụng trong luận văn
* Tín ngưỡng

Tín ngưỡng, vấn đề đã và đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và
lý giải. Ở Việt Nam có những hiện tượng tín ngưỡng nếu xét theo các tiêu chí
của tôn giáo thì chúng không đáp ứng đầy đủ. Có nhà nghiên cứu không thừa
nhận thuật ngữ này mà gọi là các tôn giáo nguyên thủy, hay các tôn giáo sơ
khai. Tuy nhiên, sự phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng chỉ có tính chất tương
đối. Trong đời sống xã hội, ngôn ngữ, cả hai thuật ngữ tôn giáo, tín ngưỡng
đều tồn tại. Nói đến tín ngưỡng là nói đến quá trình thiêng hóa một nhân vật,
hiện tượng được con người gửi gắm niềm tin. Quá trình ấy có thể đi kèm theo
là huyền thoại hóa, lịch sử hóa nhân vật phụng thờ.

Ở nước ta hiện nay, thuật ngữ tín ngưỡng có thể hiểu theo hai nghĩa.
Khi nói tự do tín ngưỡng, chúng ta có thể hiểu đó là tự do về ý thức hay tự do
về tín ngưỡng tôn giáo. Nếu hiểu tín ngưỡng là ý thức thì tín ngưỡng bao trùm
trên tôn giáo, là một bộ phận chủ yếu nhất cấu thành tôn giáo. Không có tín
ngưỡng sẽ không có tôn giáo. Trong chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác tôn
giáo ở nước ta, cụm từ “tín ngưỡng tôn giáo không phân biệt hai phạm trù tín
ngưỡng và tôn giáo” [60, tr.68].

Tuy nhiên, Từ điển tiếng Việt định nghĩa tín ngưỡng là: “lòng tin và sự
tôn thờ một tôn giáo” [64, tr.1646], tức là tín ngưỡng chỉ tồn tại trong một tôn
giáo.

9
Theo giải thích của Đào Duy Anh, tín ngưỡng là: “lòng ngưỡng mộ, mê
tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” [1, tr.283].

Ngô Đức Thịnh đưa ra quan điểm rõ ràng hơn: “Tín ngưỡng được hiểu
là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay
nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần
tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều loại niềm tin,
nhưng ở đây là niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng”. Do vậy,
niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản
tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng như giống đời sống vật chất,
đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm...” [53. tr,16].

Trần Ngọc Thêm cho rằng, tín ngưỡng được đặt trong văn hóa tổ chức
đời sống cá nhân: “Tổ chức đời sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa
tổ chức cộng đồng. Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng được tổ chức theo
những tập tục được lan truyền từ đời này sang đời khác (phong tục). Khi đời
sống và trình độ hiểu biết còn thấp, họ tin tưởng và ngưỡng mộ vào những
thần thánh do họ tưởng tượng ra (tín ngưỡng). Tín ngưỡng cũng là một hình
thức tổ chức đời sống cá nhân rất quan trọng. Từ tự phát lên tự giác theo con
đường quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường… tín ngưỡng
trở thành tôn giáo. Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, các tín ngưỡng dân gian
chưa chuyển được thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó - mới có những
mầm mống của những tôn giáo như thế - đó là Ông Bà, đạo Mẫu. Phải đợi khi
các tôn giáo thế giới như Phật, Đạo, Kitô giáo… đã được du nhập và đến thời
điểm giao lưu với phương Tây, các tôn giáo dân tộc như: Cao Đài, Hòa Hảo
mới xuất hiện” [50, tr.262].

10
Đặng Nghiêm Vạn cho rằng, “Trong tín ngưỡng phải có yếu tố thiêng
liêng liên quan đến một thế giới vô hình, đến những siêu linh, mà chính con
người tưởng tượng và sáng tạo ra nó” [60, tr.82].

Ở phương Tây, phổ biến thuật ngữ tôn giáo bình dân. Thuật ngữ đó có
thể hiểu tôn giáo theo lối bình dân, nghĩa là theo tập quán, theo dư luận hoặc
bị cuốn hút vào các nghi lễ, chứ không theo lối chính thống chủ yếu xuất phát
từ việc nghiên cứu giáo lý, suy tư rồi giác ngộ mà theo. Hoặc cũng có thể hiểu
là các hình thức tôn giáo dân tộc được lưu truyền từ xa xưa, gần gũi với cộng
đồng như các lễ hội, các cuộc hành hương, các ngày lễ, thậm chí các hình
thức bói toán, tướng số… Ở đó cả tầng lớp trí thức, mặc dù ít tin theo nhưng
vẫn tham gia. Ở những lễ hội, đám rước… đó vẫn đa phần lớp bình dân, ở
nông thôn hưởng ứng, theo một truyền thống đã có từ lâu trong dân tộc. Niềm
tin tôn giáo hay tín ngưỡng biểu hiện ở những nền văn hóa khác nhau và rất
đa dạng.

Trong công trình nổi tiếng “Văn hóa nguyên thủy”, E.B Tylor cho rằng:
“Cần đặc biệt chú ý là những tín ngưỡng và tập quán khác nhau đều có những
nền tảng vững chắc trong thuyết vật linh nguyên thủy, như thể chúng đã thực
sự mọc lên từ đó. Trong thuyết vật linh phức tạp, chúng trở thành sản phẩm
của sự ngu dốt hơn là của nhà triết học và tồn tại như những tàn tích của cái
cũ hơn là những sản phẩm của đời sau, khi chuyển từ sức sống đầy đủ sang
trạng thái tàn tích” [58, tr.939].

X.A. Tocarev, nhà nghiên cứu tôn giáo nổi tiếng của Nga cho biết:
“Mặc dù bác bỏ luận thuyết về sự phát triển nội tại của tôn giáo, chúng tôi vẫn
không bao giờ phủ định sự tồn tại của những mối liên hệ nguồn gốc giữa các
tín ngưỡng. Chúng ta đã thấy rõ những tín ngưỡng đó có tính bảo thủ đến mức

11
nào. Bất kỳ một tín ngưỡng nào đã bắt rễ vững chắc cũng đều tồn tại trong
nhân dân rất lâu bền, thậm chí tồn tại ngay cả lúc những điều kiện sản sinh ra
nó đã thay đổi” [57, tr.55]. Theo ông, các hình thức tôn giáo sơ khai là: tô tem
giáo, bùa mã và lễ ám hại, chữa bệnh bằng phù phép, lễ dục tình, ma chay, lễ
thành niên, sự thờ cúng của nghề săn bắt, sự thờ cúng của thị tộc mẫu hệ, sự
thờ cúng tổ tiên, Shaman giáo, Naguan giáo, sùng bái hội kín, thờ cúng thủ
lĩnh, thờ thần bộ lạc, thờ thần nông.

Như vậy, ở phương Tây, các nhà nghiên cứu thường dùng khái niệm
tôn giáo bao hàm cả các tôn giáo có hệ thống và tổ chức, tôn giáo dân gian và
tôn giáo nguyên thủy. Do vậy, theo họ, tín ngưỡng là bộ phận quan trọng của
tôn giáo, nằm trong khái niệm tôn giáo, là cơ sở hình thành tôn giáo. Tuy
nhiên, niềm tin vào cái thiêng đó, cũng theo hoàn cảnh và trình độ phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi dân tộc, địa phương, quốc gia mà thể hiện ra dưới các
hình thức tín ngưỡng và tôn giáo cụ thể khác nhau như: tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ mẫu, tín ngưỡng sùng bái
tự nhiên…

Các hình thức tín ngưỡng mang đặc thù theo từng không gian văn hóa,
chủ thể văn hóa cũng như thời gian văn hóa khác nhau nhưng vẫn là biểu hiện
niềm tin vào cái thiêng, sự ngưỡng mộ và sùng bái của con người. Do vậy, tín
ngưỡng là một hiện tượng văn hóa mang tính lịch sử, một phạm trù lịch sử.

Trong đời sống thường ngày, khi đề cập đến tín ngưỡng người ta
thường liên tưởng đến những hiện tượng xã hội có tính chất linh thiêng, thần
bí, thể hiện niềm tin về một thế giới vô hình, về cuộc sống sau khi chết, về sự
tồn tại của linh hồn người chết và sự tác động của lực lượng này đối với cuộc
sống hiện tại của con người. Hiện tượng này gắn liền với các phong tục, tập

12
quán, thói quen, truyền thống của một cộng đồng người hay một dân tộc, nó
phản ánh nếp sống, cung cách ứng xử của con người cũng như phản ánh lịch
sử phát triển văn hoá của cộng đồng dân tộc đó.

Một vấn đề được đặt ra, vậy tôn giáo và tín ngưỡng là đồng nhất hay
khác nhau? Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ănghen viết: “Tất cả mọi tôn
giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc con người - của
những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự
phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực
lượng siêu trần thế” [39, tr.437].

Dưới góc độ văn hoá học, Nguyễn Hồng Dương trong tác phẩm “Tôn
giáo trong mối quan hệ văn hoá và phát triển” đã từng định nghĩa: Tôn giáo
thuộc lĩnh vực tinh thần của văn hoá được hình thành trong lịch sử. Một mặt
nó phản ánh quan niệm và cách ứng xử về chuẩn mực luân lý, đạo đức, lối
sống theo cung cách của nền văn hoá mà nó chịu sự tác động. Như vậy, tác
giả cho rằng, tôn giáo là một hiện tượng văn hoá tinh thần phản ánh sự nhận
thức của con người về thế giới xung quanh, về cuộc sống xã hội biểu hiện
thông qua những hành vi ứng xử của họ. Nhận thức và hành vi của cộng đồng
tôn giáo luôn được thể hiện ở hai mặt: tâm linh và xã hội. Về mặt tâm linh,
thông qua các nghi lễ thực hành tôn giáo con người bày tỏ niềm tin và tình
cảm sâu sắc của mình đối với lực lượng siêu nhiên vô hình, cũng qua đó con
người thoả mãn những nhu cầu và khát vọng của họ trong cuộc sống trần tục.
Về mặt xã hội, những chuẩn mực đạo đức được quy định trong giáo lý, giáo
luật có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử của các tín đồ trong cuộc sống.

Như vậy, về bản chất, cả tôn giáo và tín ngưỡng đều là những hiện
tượng tâm lý xã hội phản ánh hiện thực một cách sai lầm, hư ảo; niềm tin của
con người đối với lực lượng siêu nhiên, thế giới vô hình và cuộc sống sau khi

13
chết là cơ sở của mọi tôn giáo và tín ngưỡng. Bởi vậy, một số tác giả đã đồng
nhất tín ngưỡng với tôn giáo, như: X.A. Tocaret. Hoặc các công trình nghiên
cứu của Đặng Nghiêm Vạn thường sử dụng thuật ngữ tôn giáo để chỉ các hiện
tượng biểu thị niềm tin đối với lực lượng siêu nhiên, kể cả niềm tin vào linh
hồn người chết. Đặng Nghiêm Vạn đã coi hiện tượng thờ cúng tổ tiên ở Việt
Nam là tôn giáo dân tộc. Đây là quan điểm khá phổ biến của các học giả hiện
nay khi nghiên cứu về thờ cúng tổ tiên của người Việt. Bên cạnh đó, họ cũng
chỉ ra sự khác nhau giữa tôn giáo với tín ngưỡng về hình thức biểu hiện và
trình độ tổ chức còn về bản chất thì không có sự khác biệt đáng kể.

Hiện nay, có cách hiểu về tín ngưỡng, họ cho rằng: tín ngưỡng có trình
độ phát triển thấp hơn so với tôn giáo về mặt tổ chức, thiết chế, giáo chủ…
Bên cạnh đó, có những cách suy nghĩ cho rằng tôn giáo và tín ngưỡng đồng
nhất và gọi chung là tôn giáo, đồng thời có sự phân biệt giữa tôn giáo dân tộc,
tôn giáo quốc tế, tôn giáo vùng miền. Tác giả không đi sâu vào sự khác biệt
giữa tín ngưỡng và tôn giáo, mà chủ yếu kế thừa các quan điểm nghiên cứu về
tín ngưỡng của các nhà khoa học đi trước để tìm kiếm một định nghĩa về tín
ngưỡng chung. “Dù hiểu trên góc độ nào, tín ngưỡng - tôn giáo vẫn là một
hình thái ý thức xã hội, cũng là một nhu cầu của xã hội. Và một khi những
nhu cầu ấy chưa được những hình thái khác của ý thức xã hội hoàn toàn thỏa
mãn thì đối với một số tầng lớp xã hội, tín ngưỡng - tôn giáo vẫn là nguồn gốc
của giá trị đạo đức, niềm an ủi, sự nâng đỡ về tâm lý” [49, tr.12]. Theo quan
điểm của người viết, thì tín ngưỡng được hiểu như sau: Tín ngưỡng là hệ
thống những niềm tin và cách thức biểu lộ đức tin của con người đối với
những hiện tượng tự nhiên hay xã hội; nhân vật lịch sử hay huyền thoại có
liên quan đến cuộc sống của họ nhằm cầu mong sự che chở, giúp đỡ từ những
đối tượng siêu hình mà người ta thờ phụng.

14
*Tổ tiên

Theo quan niệm của nhiều người, “Tổ tiên” là những người đã qua đời
trong một dòng họ. Với tác giả Trần Đăng Sinh thì: “Tổ tiên là khái niệm
dùng để chỉ những người có cùng huyết thống nhưng đã mất như cụ, kị, ông
bà, cha mẹ… những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng, có ảnh
hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần tới thế hệ con cháu” [42,
tr.25]. Còn tổ tiên trong xã hội nguyên thủy là tổ tiên tô tem giáo của thị tộc.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tô tem giáo ra đời khá sớm. Ở thời kỳ thị tộc mẫu
hệ, tổ tiên tô tem là những vật trong thiên nhiên được thần thánh hóa hoặc là
các vị thần. Thời kỳ thị tộc phụ hệ, tổ tiên lại là những người đứng đầu thị tộc
đầy quyền uy, khi mất họ trở thành thần che chở cho gia đình thị tộc.

Tổ tiên trong xã hội có giai cấp được thể hiện đầy đủ hơn. Họ thường là
những người giữ địa vị chủ gia đình, gia tộc nhưng đã mất, có quyền thừa kế
và di chúc tài sản được luật pháp và xã hội thừa nhận.

Trong quá trình phát triển của lịch sử khái niệm tổ tiên cũng có sự biến
đổi phát triển. Nó không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống gia đình,
họ tộc… mà đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng, xã hội. Sự hình thành và phát
triển của các quốc gia, dân tộc thường gắn liền với tên tuổi của những người
có công tạo dựng, giữ gìn cuộc sống của cộng đồng. Họ là những anh hùng,
danh nhân mà khi sống được tôn sùng, kính nể, khi mất được tưởng nhớ, thờ
phụng trong các không gian tôn giáo. Ở Việt Nam, họ là những tổ sư, tổ nghề,
thành hoàng làng, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa…

*Thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mà thông qua nghi lễ thờ cúng
nhằm xác lập “mối liên hệ” giữa người sống với người chết, giữa người ở thế
giới hiện tại và thế giới tâm linh.

15
Các nghi thức thờ cúng tổ tiên ở nước ta tuy phần lớn phỏng theo nghi
lễ Nho giáo, nhưng lại có những yếu tố rất gần gũi với Phật giáo hay Đạo
giáo. Mặt khác, với tính chất một tín ngưỡng dân dã, các hành vi lễ thức
thường được thực hiện theo tâm thức dân gian và cũng không hoàn toàn thống
nhất ở các gia đình, các địa phương.

Thờ cúng là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể phức hợp
những yếu tố: ý thức về tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và lễ nghi thờ cúng tổ
tiên trong không gian thờ cúng.

“Thờ” có ý bao hàm một hành động biểu hiện sự sùng kính một
đấng siêu nhiên như thần thánh, tổ tiên, đồng thời cũng có nghĩa là cách ứng
xử với bề trên cho phải đạo như thờ cha mẹ, thờ thần hay một người có ơn với
mình. “Thờ” trong thờ cúng tổ tiên là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tâm
linh, tình cảm của con cháu hướng về cội nguồn. Thờ tổ tiên là thể hiện sự
thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến tổ tiên, thể hiện niềm tin vào sự bảo hộ
che chở của tổ tiên.

“Cúng” là yếu tố mang tính lễ nghi, là dâng lễ vật cho tổ tiên, những
người đã khuất, là sự thực hành một loại động tác (cúng, vái, lạy…) của
người được quyền thờ cúng. Đó là hoạt động dưới dạng hành lễ và được quy
định bởi quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi cộng đồng dân tộc.

“Thờ” và “cúng” là hai yếu tố có tác động qua lại và tạo nên chỉnh thể
riêng biệt – đó là sự phụng thờ tổ tiên.

Sự “thờ”, “tôn thờ” là nội dung, còn hoạt động “cúng” là hình thức biểu
đạt của nội dung thờ cúng. Ý thức tôn thờ, thành kính, biết ơn, tưởng nhớ, hi
vọng sự trợ giúp của tổ tiên là nội dung cốt lõi, là cái chủ yếu khiến sự thờ
phụng thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nếu không có “thờ” mà chỉ có
“cúng” thì tự bản thân tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không có phần thiêng,

16
không có sự hấp dẫn nội tại và dễ thành nhạt nhẽo, vô vị, mai một. Sự “cúng”,
tuy chỉ là hình thức biểu đạt, song nó tôn vẻ linh thiêng, huyền bí, mờ ảo, tạo
nên sức hấp dẫn, nó chính là hương vị, màu sắc, chất keo dính thỏa mãn niềm
tin tôn giáo, đáp ứng nhu cầu của chủ thể thờ cúng.

Tóm lại, qua việc tìm hiểu trên chúng ta có thể rút ra kết luận: Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một phận của ý thức xã hội, là một loại hình tín
ngưỡng dân gian, được hình thành từ thời nguyên thủy trong chế độ thị tộc
phụ quyền. Đó là sự biết ơn, tưởng nhớ và tôn thờ những người có công sinh
thành, tạo dựng, bảo vệ cuộc sống như: cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ, tổ sư tổ nghề,
thành hoàng, tổ nước…

1.2 Thờ cúng tổ tiên là tôn giáo hay tập tục

Vấn đề thờ cúng tổ tiên là tôn giáo, một tín ngưỡng dân gian hay tập
tục, là truyền thống của dân tộc, hay là quốc đạo thì vẫn chưa có sự thống
nhất, còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là
một tín ngưỡng có sức sống lâu bền, có gốc rễ sâu xa trong cộng đồng người
Việt. Do đó, Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng xã hội có tính phổ biến. Một thời
gian dài, tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên chưa được hiểu đầy đủ, nên người ta
ứng xử với loại hình tín ngưỡng này chưa thật thỏa đáng. Cho dù có thời kỳ
lịch sử, ai đó đã từng phê phán, thậm chí còn liệt thờ cúng tổ tiên vào loại
“mê tín dị đoan” đi nữa thì cho đến đầu thế kỷ XXI thờ cúng tổ tiên lại trỗi
dậy. Điều đó nói lên sức sống trường tồn của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
trong lòng dân tộc.

Khái niệm tôn giáo bao gồm toàn bộ quan niệm, ý thức tôn giáo, tình
cảm tôn giáo, hành vi hoạt động và tổ chức tôn giáo. Tín ngưỡng chỉ mang
hình thức tôn giáo khi ý thức con người phát triển đến trình độ tư duy trừu
tượng, có thể hình thành các biểu tượng như “đấng sáng thế”, “thế giới tâm

17
linh” xuất hiện tầng lớp người chuyên làm nghề tôn giáo, xuất hiện hệ thống
giáo lý, giáo luật, giáo lễ, hệ thống các nơi thờ cúng được tổ chức chặt chẽ.
Tôn giáo, tín ngưỡng là chỗ dựa tinh thần, là phần sâu lắng nhất, nó thuộc về
đời sống tâm linh của con người, cho nên nó là một bộ phận cực kỳ quan
trọng trong văn hoá tộc người. Mỗi khi gặp nhiều điều rủi ro bất hạnh trong
cuộc sống, muốn thoát khỏi mọi điều đau khổ trên trần gian, thì con người lại
gửi gắm niềm tin vào lực lượng siêu nhiên hư ảo và cầu xin ở nơi thờ cúng
các vị thánh thần. Cũng vì lẽ đó mà tín ngưỡng tồn tại trong nhân dân rất
vững chắc và lâu bền, ngay cả khi những điều kiện sản sinh ra nó đã thay đổi.

Các học giả như Toan Ánh, Hoàng Quốc Hải… đã khẳng định, thờ
cúng tổ tiên không phải là tôn giáo mà thực chất đó là một phong tục, một tín
ngưỡng. Trong tác phẩm “Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt
Nam” tác giả Toan Ánh đã cho rằng “Thờ phụng tổ tiên không phải là một thứ
tôn giáo, do đó không thể gọi là đạo giáo, vì một đạo giáo phải có giáo chủ và
giáo điều và việc thi hành đạo phải qua trung gian tu sĩ. Thờ cúng tổ tiên do
lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ đã
khuất mà thôi” [3, tr.4]. Còn tác giả Hoàng Quốc Hải trong cuốn “Văn hóa
phong tục” viết: “ Phải khẳng định rằng, thờ cúng tổ tiên ở nước ta chỉ là một
tín ngưỡng mang tính đạo lý, chứ không phải là một tôn giáo” [24, tr.14].

GS. Phan Đại Doãn quan niệm thờ cúng tổ tiên như một tín ngưỡng gắn
liền với sự củng cố quan hệ họ hàng, gia đình. Không ít người cho rằng thờ
cúng tổ tiên không phải là tôn giáo mà là một loại hình tín ngưỡng, hay tín
ngưỡng dân gian. Tác giả Hà Văn Tăng – Trương Thìn lý giải: “Từ xa xưa
thờ cúng tổ tiên rõ ràng là một tín ngưỡng sâu sắc của người Việt… nhưng từ
đó, chưa thể nói rằng thờ cúng tổ tiên là một thứ tôn giáo của người Việt.
Thoạt nhìn, có thể coi đó là tôn giáo, vì hầu hết các nhà đều có bàn thờ, đều

18
làm những nghi thức thờ cúng trang trọng và thành kính, nghĩa là có những
dấu hiệu của tôn giáo, nhưng đó chưa phải là tôn giáo hiểu theo nghĩa chặt
chẽ của khái niệm này. Thờ cúng tổ tiên không có những giáo lý thống nhất,
cũng không có giáo hội với những phép tắc nghiêm ngặt như thường thấy các
tôn giáo xưa và nay” [45, tr.149 – 150]. Tín ngưỡng này mọi niềm tin đều
mang tính nguyên thuỷ, chất phác không thông qua các giáo chủ, giáo lý và
giáo hội nào.

Trong khi các học giả trên không thừa nhận tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
là một tôn giáo, thì cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi lại cho rằng nó gần như là
một thứ tôn giáo. Còn giáo sư Đặng Nghiêm Vạn thì khẳng định thờ cúng tổ
tiên là tôn giáo và nằm trong “hệ thống tôn giáo dân tộc”. Tác giả viết: “Cũng
cần lưu ý rằng, ta không thấy ghép từ giáo sau các tôn giáo mới phát sinh như
Cao Đài, Hòa Hảo… hay các tôn giáo truyền thống như đạo tổ tiên, đạo thờ
thành hoàng làng… Gần đây bản thân tác giả muốn gọi là hệ thống tôn giáo
dân tộc” [60, tr.24].

Nhà nghiên cứu Phan Kế Bính thì xem thờ cúng tổ tiên như là một tập
tục truyền thống mang giá trị đạo đức, thể hiện lòng thành kính nghĩa cử của
con cháu: “Xét cái tục phụng sự tổ tiên của ta rất là thành kính, ấy cũng là
một bất vong bản, cũng là một việc nghĩa vụ của người” [6, tr.20 - 21].

Ở miền Bắc nước ta, nhiều người gọi thờ cúng tổ tiên hay là đạo thờ tổ
tiên. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu cho rằng, dân chúng quan niệm
“đạo” ở đây không có nghĩa là một tôn giáo, như đạo Công giáo, đạo Phật,
đạo Hồi... mà phải hiểu nó như là đạo lý làm người, đạo làm con, đạo hiếu
nghĩa. Trong tác phẩm “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam”, tác
giả Ngô Đức Thịnh nêu lý do ông gọi Thờ cúng tổ tiên là đạo vì: “Khái niệm

19
đạo ở đây, theo ý nghĩa là “con đường”, “cách thức” đưa con người đạt tới
niềm tin vào cái thiêng liêng, siêu nhiên. Như vậy, đạo theo nghĩa rộng nó có
thể bao gồm cả một số hình thức tín ngưỡng và tôn giáo, còn đạo theo nghĩa
hẹp hơn là chỉ một số hình thức tín ngưỡng phát triển có xu hướng trở thành
tôn giáo sơ khai hay là tôn giáo dân gian” [53, tr.17 – 21].

Còn ở miền Nam nước ta, thờ cúng tổ tiên lại được nhân dân gọi là đạo
ông bà. Nguyễn Đình Chiểu viết: “Thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn có mắt
ông cha không thờ”. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, có thể gọi là đạo thờ
cúng tổ tiên cũng được, nhưng đạo ở đây không có nghĩa như: đạo Kitô, đạo
Hồi, đạo Phật… mà phải hiểu như đạo làm người, làm con,… và những đạo
ấy không thể là một tôn giáo vì đã là một tôn giáo thì phải có người sáng lập,
giáo lý, giáo luật, giáo hội, lễ nghi…

Như vậy, thờ cúng tổ tiên là phong tục, truyền thống, tín ngưỡng hay
tôn giáo thì vẫn đang còn nhiều ý kiến khác nhau, bởi theo tiêu chí truyền
thống về tôn giáo, các yếu tố cần có như người sáng lập, giáo lý, giáo luật,
giáo hội, lễ nghi... là những tiêu chí rất quan trọng. Nếu theo những tiêu chí
này thì chỉ có thể kể tới các tôn giáo có tính chất quốc tế như Phật giáo, Kitô
giáo, hay những tôn giáo khu vực như Ấn Độ giáo... còn hầu hết các hình
thức thờ cúng, tế lễ khác được coi là tín ngưỡng.

Bản thân tác giả đồng tình với việc coi thờ cúng tổ tiên là một tín
ngưỡng, tập tục truyền thống vì thờ cúng tổ tiên được hình thành trực tiếp từ
cuộc sống phong phú, đa dạng, có kết cấu đơn giản, mang tính dân dã đời
thường; Thờ cúng tổ tiên thiếu những căn cứ cơ bản của một tôn giáo như
người sáng lập, hệ thống tổ chức, giáo lý, giáo luật,…; Trong thờ cúng tổ tiên

20
yếu tố hàng đầu không phải là niềm tin tôn giáo mà là đạo lý, đó là việc làm
để tưởng nhớ tổ tiên, hướng về cuội nguồn.

Tóm lại, qua việc tìm hiểu trên chúng ta có thể rút ra kết luận: Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một phận của ý thức xã hội, là một loại hình tín
ngưỡng dân gian, được hình thành từ thời nguyên thủy trong chế độ thị tộc
phụ quyền. Với niềm tin thiêng liêng rằng, tổ tiên tuy đã chết nhưng linh hồn
vẫn còn tồn tại, có khả năng che chở, phù giúp con cháu, được thể hiện thông
qua nghi lễ thờ phụng. Đó là sự biết ơn, tưởng nhớ và tôn thờ những người có
công sinh thành, tạo dựng, bảo vệ cuộc sống như: cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ, tổ
sư tổ nghề, thành hoàng, tổ nước…

1.3 Nguồn gốc, bản chất, các hình thức thờ cúng của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên

1.3.1 Nguồn gốc

- Nguồn gốc kinh tế - xã hội của thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên là một bộ phận của ý thức xã hội, nảy sinh trên cơ sở
kinh tế xã hội và chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Do đó, tìm nguồn gốc
của nó không phải trong ý thức mà phải trong điều kiện lịch sử xã hội, lịch sử
hoạt động thực tiễn của con người.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, thì sự bất lực của con
người trong đấu tranh với tự nhiên là một trong những nguồn gốc xã hội của
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của các hình
thái kinh tế - xã hội. Cơ sở kinh tế của xã hội nguyên thủy là nền kinh tế tự
nhiên lấy săn bắt, hái lượm là chính. Vì thế cuộc sống lệ thuộc rất nhiều vào

21
môi trường tự nhiên. Xã hội cộng sản nguyên thủy được tổ chức dưới hình
thức thị tộc, bộ lạc. Đó là những cộng đồng người có đặc điểm cơ bản là cùng
huyết thống, sống trên địa bàn tương đối ổn định, hợp tác tương trợ trong lao
động sản xuất, trong đấu tranh chống thiên tai và chiến tranh xâm chiếm của
các thị tộc, bộ lạc khác. Quan hệ giữa các thành viên trong thị tộc là quan hệ
bình đẳng, hợp tác trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất.

Thời kỳ đầu của công xã thị tộc, công cụ lao động còn hết sức thô sơ,
trình độ lao động giản đơn, năng suất lao động rất thấp. Do vậy cuộc sống của
người nguyên thủy vẫn không cách xa cuộc sống của loài vật. Ý thức cá nhân
chưa định hình, dẫn tới việc ý thức xã hội của họ cũng mang tính bầy đàn,
đơn thuần. Về sau, khi lực lượng sản xuất phát triển, việc tìm ra lửa, dùng
cung tên trong săn bắn đã tạo ra bước thay đổi căn bản trong ý thức người
nguyên thủy. Thời kỳ này, ý thức về tổ tiên là một yếu tố của ý thức công xã
nguyên thủy, phản ánh sự bất lực của con người trước sức mạnh của tự nhiên.
Giới tự nhiên huyền bí bao quanh con người luôn đe dọa cuộc sống bởi những
tai họa bất thần như: bệnh tật, mưa bão, nắng, hạn hán, thú dữ… và sau này,
cùng với lực lượng bí ẩn của giới tự nhiên và lực lượng mang tính xã hội luôn
thống trị lên cuộc sống hằng ngày của họ. Bế tắc trong cuộc sống hiện thực,
con người tìm sự giải thoát trong đời sống tinh thần.

Cùng với biểu tượng về các thần linh, biểu tượng về tô tem xuất hiện
trong thời kỳ thị tộc mẫu hệ. Theo X.A.Tôcarev, thờ cúng tổ tiên trong thời
kỳ này chỉ mới manh nha, chưa là hiện tượng phổ biến. Tô tem giáo là giai
đoạn phát triển đầu tiên của thờ cúng tổ tiên. Thời tô tem giáo, con người đã
nhận một vật, con vật làm tổ tiên trong bộ lạc để cầu mong cho họ có một
cuộc sống yên lành, ấm no. Vì thế có sự kiêng kỵ là không được xúc phạm vật
tổ nhưng họ đã phá vỡ sự kiêng kỵ đó và ăn thịt vật tổ. Họ thấy sự sỡ hãi, sợ
bị trừng phạt. Sự hạn chế của con người trước tự nhiên và xã hội, dẫn đến sự

22
hạn chế về việc giải thích cái chết của con người. Khi chết thì linh hồn đi đâu
thể xác đi đó hay linh hồn sẽ đi đâu?, thế giới bên này, thế giới bên kia, sự
sống cái chết như thế nào… họ không lý giải được hoặc giải thích sai. Đó là
những tiền đề của thờ cúng tổ tiên.

Không chỉ có mối quan hệ với tự nhiên, mà trong quá trình tồn tại và
phát triển giữa con người còn có mối quan hệ với nhau. Khi xã hội có sự phân
chia giai cấp, chế độ người bóc lột người cũng là một trong những nguồn gốc
xã hội chủ yếu làm nảy sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Xã hội cổ truyền của người Việt có những cơ sở kinh tế xã hội nhất


định cho việc hình thành và duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Trước hết, đó
là nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho
sự xuất hiện tín ngưỡng đa thần. Xét về phương diện kinh tế, làng xã
Việt Nam gần như một đơn vị độc lập, và tương tự như thế, tế bào của nó là
hộ gia đình nhỏ. Hình ảnh “chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa” đã mang tính
chất điển hình cho nền kinh tế tiểu nông của người Việt. Điều này là nhân tố
quan trọng gắn bó các thành viên của gia đình cùng một thế hệ và giữa các thế
hệ (sự chuyển giao kĩ thuật canh tác bằng con đường truyền nghề qua các thế
hệ). Mở rộng ra, các gia đình cư trú quần tụ theo họ và nhiều họ tập hợp thành
làng. Đứng trước làng, con người không tồn tại với tư cách cá nhân, mà dưới
danh nghĩa gia đình, dòng họ. Các dòng họ lớn, nhiều đời, nhiều chi, nhiều
người đỗ đạt khoa bảng thường có thế lực rất mạnh trong làng, nhiều khi thao
túng cả bộ máy làng xã. Có thể nói nền kinh tế tiểu nông ấy là mảnh đất thuận
lợi cho việc củng cố và phát triển ý thức dân tộc cũng như tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên ở làng xã.

Do đặc trưng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa nên nước ta sản xuất
lúa nước theo truyền thống tiểu canh và cũng do đặc điểm kiến tạo địa lí, với

23
đồng cỏ vừa nhỏ vừa ít nên chỉ phù hợp với chăn nuôi tiểu gia súc. Vì vậy ở
nước ta, sản xuất tập trung nhân công theo quy mô nhỏ, công cụ sản xuất nhỏ
gọn. Nên người Việt gắn bó với gia đình chặt hơn là với dòng họ. Hầu như
gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên (dù thờ chính hay thờ vọng) nhưng không
phải dòng họ nào cũng có từ đường.

Hình thức tổ chức xã hội cũng là một yếu tố quan trọng trong việc hình
thành tín ngưỡng. Ở giai đoạn thị tộc phụ quyền, người đàn ông bắt đầu giữ
quyền hành quản lý gia đình, giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế. Họ là
những người có uy quyền và được nắm giữ việc thờ cúng các thần, trong đó
có tổ tiên đã qua đời.

Từ sự phân tích trên đây chúng ta thấy rõ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
được hình thành từ xa xưa và tồn tại phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Thờ cúng tổ tiên được duy trì và phát triển tồn tại đan
xen với các tín ngưỡng, tôn giáo khác. Bên cạnh nguồn gốc xã hội mang tính
khách quan thì nguồn gốc nhận thức và tâm lý cũng là một nguồn gốc quan
trọng dẫn đến sự ra đời và tồn tại của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

- Nguồn gốc nhận thức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Một trong những nguồn gốc dẫn đến việc hình thành tín ngưỡng nói
chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng chính là trình độ phát triển của
nhận thức.

Trước hết, cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt xuất phát từ “vạn
vật hữu linh” - mọi vật đều có linh hồn và bắt đầu từ thế giới tự nhiên xung
quanh mình. Vì thế, loại thần cổ sơ nhất được người ta tôn sùng là các nhiên
thần, đặc biệt là thần cây, thần đá, thần núi, thần sông nước… Bằng cách
huyền thoại hóa, các vị thần được mang khuôn mặt của con người (hiền hậu
hay dữ tợn) tâm lý của con người (vui mừng hay giận giữ). Có thể nói việc

24
nhân hóa các thần tự nhiên đã tạo ra một bước chuyển cho việc hình thành hệ
thống nhân thần. Đây cũng chính là giai đoạn con người bắt đầu khám phá về
bản thân mình. Đến một thời điểm nào đó, mối quan hệ giữa thế giới hữu hình
và vô hình, nhất là giữa cái sống và cái chết đã khiến cho con người bận tâm.
Vẫn với quan niệm “vật linh” kể trên, họ tin rằng trong mỗi con người đều có
phần “hồn”(phần vía tức là phần hồn nhẹ hơn ) và xác ( chỉ có điều khác đàn
ông ba hồn bảy vía, đàn bà ba hồn chín vía).

Không có ý thức cao siêu “sống gửi thác về” (thiên đàng hay địa ngục)
của Kitô giáo hay thuyết luân hồi chuyển kiếp đầu thai của đạo Phật. Trong
nhận thức dân gian, thể xác và linh hồn vừa gắn bó vừa tách biệt, chúng gắn
bó khi sống và tách biệt khi chết: thể xác đã hòa vào cát bụi nhưng phần hồn
vẫn tồn tại, chuyển sang “sống” ở một thế giới khác. Thế giới ấy có thể gọi
bằng những tên gọi khác nhau, là cõi ma của người Mường, hay âm phủ (cõi
âm) theo cách nói của người Việt. Cõi âm cũng có mọi nhu cầu như cuộc
sống dương gian. Các tài liệu khảo cổ cho biết, tục chôn của cải theo người
chết đã có từ văn hóa Sơn Vi. Trong các khu mộ táng người ta tìm thấy các
công cụ lao động, vật liệu sinh hoạt mà đoán chừng đó là những thứ cung cấp
cho người chết sử dụng ở thế giới bên kia. Như vậy theo quan niệm dân gian,
chết cũng là một dạng “sống” mới trong môi trường khác.

- Nguồn gốc tâm lý của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Tâm lý, tình cảm là một yếu tố mang tính chủ quan trước sự tác động
của thế giới khách quan, thờ cúng tổ tiên được hình thành trên cơ sở tâm lý,
tình cảm của con người và cộng đồng người trong xã hội. Một trong những
nhu cầu thiết yếu của con người là được tâm sự, gửi gắm, giải tỏa những bức
xúc trong đời sống tinh thần. Thờ cúng tổ tiên được hình thành trên cơ sở
niềm tin vào sự bất tử của linh hồn tổ tiên. Niềm tin ấy đã giúp con người tạo

25
ra hệ thống văn hóa giá trị truyền thống, thiêng liêng hóa tình cảm tiếc
thương, thái độ kính trọng người có công tạo dựng cuộc sống.

Cuộc sống là môi trường văn hóa đặc biệt được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Con người sống trong môi trường ấy,không những chỉ tiếp
xúc với cái hiện hữu mà còn tiếp xúc với cái vô hình, trừu tượng, mông lung,
không lý giải được bằng lý trí. Điều đó chỉ cảm nhận từ tâm thức, linh cảm
của con người. Niềm tin vào sự hiện tồn của tổ tiên góp phần cân bằng trạng
thái tâm lý, nhiều khi còn là cứu cánh, giải tỏa nỗi cô đơn, bất hạnh của con
người trước cái chết. Cái chết luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của con người,
chết đồng nghĩa với sự xa lìa vĩnh viễn thế giới, người thân. Song quy luật
sinh học khiến cho không ai có thể trốn tránh được nó. Bằng nghi thức thờ
cúng tổ tiên, con người đã góp phần lý giải về cái chết và cuộc sống sau khi
chết, giải tỏa nỗi kinh sợ khi nghĩ đến nó. Rõ ràng là nỗi sợ hãi cái chết được
giảm bớt thông qua việc thờ cúng ông bà, cha mẹ mình. Và dần dần trở thành
tập tục, truyền thống, nghĩa vụ thờ cúng của mọi gia đình dưới hình thức giỗ,
chạp, xây mồ mả… Bên cạnh ý thức trách nhiệm, có lẽ phần nào còn bởi yếu
tố sợ bị trừng phạt khi không làm tròn trách nhiệm, bổn phận với người đã
khuất.

1.3.2 Bản chất


Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng giống như các loại hình tín ngưỡng,
tôn giáo khác là sự phản ánh hiện thực, trong đầu óc của con người có sự tồn
tại của những lực lượng ở bên ngoài chi phối vào cuộc sống hằng ngày của
họ. Lực lượng xa lạ bên ngoài ở đây là tổ tiên trong thế giới vô hình. Tổ tiên
đã mất là đối tượng phản ánh nhằm đáp ứng, thỏa mãn sự thiếu hụt tinh thần
của những người đang sống. Tổ tiên khi còn sống thì “khôn”, đến lúc chết thì
“thiêng”, vẫn ngự trên bàn thờ, vừa gần gũi, vừa xa lạ, lại rất đỗi linh thiêng.

26
Con cháu thành kính, tôn thờ tổ tiên là tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Ý thức về
tổ tiên là ý thức về cội nguồn. Thờ cúng tổ tiên là sự phản ánh liên tục của
thời gian, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Sự sống là bất diệt,
chết không phải là hết. Các thế hệ tiếp nối nhau, chết chỉ là sự bắt đầu của
một chu kì sinh mới.

Tôcarev đã khẳng định tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như sau: “Sự thờ
cúng tổ tiên là một hình thức tôn giáo, từ lâu đã được thừa nhận trong giới
khoa học… là sự thờ cúng ông bà cha mẹ và những người đồng tộc đã chết
và trước hết là hình thức gia đình thị tộc của sự thờ cúng đó, từ đó tức là lòng
tin rằng, tổ tiên đã chết che chở cho con cháu đang sống và những lễ nghi
cầu xin do các thành viên thị tộc hay gia đình tiến hành để nhằm thờ phụng tổ
tiên”. [57,tr.312 – 313].

Nội dung tín ngưỡng của tục thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại
của linh hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống (cùng chung
huyết thống) bằng con đường: hồn về chứng kiến, theo dõi hành vi của con
cháu, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ. Trong tín ngưỡng này, đạo lý
là nội dung nổi trội. Một trong những đạo lí đó là đạo lí “uống nước nhớ
nguồn”. Một mặt con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành lúc
họ đã chết cũng như khi còn sống; mặt khác, nó cũng thể hiện trách nhiệm
liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Con cháu nhớ về
ông bà tổ tông, ông bà cha mẹ đã sinh thành gây dựng nên cuộc đời cho mình
cả về thể xác, linh hồn, và khả năng kinh tế. Đó là sự thiêng liêng tỏ lòng
thành kính dâng lễ cúng tế vong hồn ông bà tổ tiên. Càng thực hiện được sự
cúng lễ tổ tiên chu đáo bao nhiêu thì lòng mình càng thảnh thơi sung sướng
bấy nhiêu.

27
Đặc trưng chung nhất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là ở chỗ, nó là
một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, một hiện tượng lịch sử, xã hội và văn hóa
thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần; chịu sự quy định của tồn tại xã hội có tính
độc lập tương đối, được hình thành từ rất sớm và còn tồn tại lâu dài trong xã
hội. Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên gắn quyện vào
nhau, tạo thành một nét đặc thù của loại hình tín ngưỡng này.
Như vậy, có thể nói tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín
ngưỡng dân gian, gắn liền với tập tục văn hóa, đạo đức trên cơ sở của niềm
tin, cho rằng tổ tiên đã chết sẽ phù trợ che chở cho con cháu. Là sự phản ánh
hoang đường quyền hành của người gia trưởng và được thể hiện thông qua
nghi lễ thờ cúng tổ tiên theo quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi người,
mỗi gia đình và mỗi cộng đồng xã hội.
1.3.3 Các hình thức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Trong thời gian gần đây, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được khôi phục và
phát triển, nhằm khai thác kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa đã được
chung đúc hàng nghìn năm qua thiết chế gia đình – dòng họ - làng và nước.
Trong thực tế có rất nhiều cách phân loại khác nhau về tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên. Chẳng hạn như phân loại theo dân tộc, ta có dân tộc Kinh,
Mường, Tày, Thái… ; phân loại theo giai tầng xã hội, phân loại theo đặc điểm
của thờ cúng tổ tiên. Cách phân loại phổ biến là dựa trên kết cấu của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo nghĩa rộng để phân loại tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên thành: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình, họ tộc, thờ thành hoàng
làng và thờ cúng tổ tiên trong cả nước.
 Thờ cúng tổ tiên trong gia đình
Thờ cúng tổ tiên là tấm lòng thành kính thể hiện đạo lý uống nước nhớ
nguồn, biết ơn tổ tiên ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc
sống cho con cháu. Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi,

28
cúng bái nhằm bày tỏ lòng tôn kính của các thế hệ sau với những người thuộc
thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời. Thờ cúng tổ
tiên mang ý nghĩa là một tín ngưỡng ở chỗ gây niềm tin thiêng liêng vào linh
hồn ông bà tổ tiên như vị thần hộ mệnh; phù hộ che chở con cháu trong suốt
những tháng ngày làm ăn sinh sống. Việc chôn theo những đồ tùy táng thấy
được trong các ngôi mộ thời nguyên thủy, việc đốt vàng mã, tiền âm phủ ngày
nay, ấy là những bằng chứng biểu hiện niềm tin vào ông bà, tổ tiên vẫn sinh
hoạt như ở dương gian.

Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu, trên cơ sở niềm tin về
sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết; tin rằng con người ta chết đi
về thǎm nom, phù hộ cho con cháu. Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy,
chỉ cần một nén nhang lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, ngày Tết, hay ngày
giỗ tổ tiên, con cháu trong gia đình cũng đã thể hiện được tấm lòng thành
kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất. Từ lâu, thờ
cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và
nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm
linh của người Việt Nam, đặc biệt là cuộc sống ở các làng quê.

Xin tổ tiên phù hộ cho gia quyến bình an, đó là tâm niệm của tất cả
người Việt Nam. Trên thực tế, thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống
của dân tộc, cho dù đó không phải là điều bắt buộc, song đó lại là thứ “luật
thành vǎn” trong đời sống tâm linh của người Việt tồn tại qua bao thế hệ.
Trong mỗi gia đình, bàn thờ cúng tổ tiên được đặt ở vị trí trang trọng nhất và
trở thành nơi con cháu khấn vái trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày Tết,
hoặc khi có hiếu hỷ, việc to, việc nhỏ với mong muốn được gia tiên phù hộ.
Mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia tiên.

29
Thờ cúng tổ tiên cùng huyết thống có nhiều hình thức, cấp độ khác
nhau. Trước hết là việc thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình (thờ cúng gia tiên).

Mang đặc tính của cư dân nông nghiệp đa thần giáo, trong gia đình
người ta thường thờ phụng nhiều vị thần. Bên cạnh việc thờ tổ tiên, thờ Phật,
người ta còn thờ bà Cô, ông Mãnh là những người thân thích, chết trẻ, hoặc
chết vào giờ linh thiêng. Ở một số gia đình, vị trí bàn thờ được sắp xếp theo
quy định, ví dụ thờ Thánh sư ở góc nhà, thờ Tiền chủ ở bàn thờ đặt ngoài sân,
thờ bà Cô, ông Mãnh ở cạnh thấp hơn bàn thờ tổ tiên.... Trong các vị thần
được thờ tại gia, thường không có vị thần nào được sắp xếp ngang hàng với tổ
tiên. Bàn thờ tổ tiên là không gian linh thiêng để các thành viên trong gia đình
thể hiện, gửi gắm lòng tưởng nhớ, biết ơn tiên tổ. Bàn thờ là nơi tổ tiên “đi”,
“về” và ngự trên đó. Thông thường bàn thờ tổ tiên thường được lập cố định, ở
chỗ trang trọng nhất, gian chính giữa của nhà trên.

Việc bài trí bàn thờ gia tiên thường không giống nhau, điều này phụ
thuộc vào quan niệm tâm linh và cả điều kiện kinh tế của gia chủ. Nhìn chung
bàn thờ gia tiên nào cũng có một số đồ thờ chủ yếu sau: bài vị, bát hương, đĩa
đèn, bình hoa, chén rượu, mâm đựng hoa quả…. Các gia đình bình dân, đồ
thờ thường được làm bằng gỗ hoặc sành sứ, còn các gia đình giàu có thế nào
cũng có đồ thờ tự bằng đồng. Đồ thờ tự được coi là những vật linh thiêng.
Ngày nay, do tác động của nếp sống mới, gia đình có bàn thờ cổ không còn
nhiều. Người ta lập bàn thờ trên một tấm ván đóng trên tường, có khi là trên
nóc tủ... Đồ thờ chỉ gồm một bình hương nhỏ, khung ảnh thờ người quá cố và
một số đồ bày biện khác. Bàn thờ gia tiên của ngành trưởng phức tạp hơn
ngành thứ, của chi trưởng phức tạp hơn chi thứ, gia đình con thứ, con út chỉ
thờ vọng nên bài trí bàn thờ cũng đơn giản hơn con trưởng.

30
Nhìn chung, một bàn thờ gia tiên thường được chia làm hai lớp, giữa
hai lớp được ngăn bằng một bức y môn bằng vải. Lớp trong đặt long khám
của thần chủ (ngai hoặc ỷ, tượng trưng cho ngôi vị của tổ tiên), bộ đồ thờ để
đặt hộp trầu, chén nước đĩa hoa quả… Lớp ngoài là hương án, trên đặt bình
hương, đèn, ống hương, mâm bồng… Ngày thường y môn được buông rủ
xuống, chỉ khi nào có lễ, sau khi con cháu thắp hương khấn mời thì y môn
mới được vén lên.

Theo cách giải thích dân gian, làm như thế để tổ tiên được hưởng lễ một
cách tự nhiên, không cho ai nhìn ngó, quấy nhiễu. Ngoài ra bàn thờ của các
gia đình giàu có hoặc đại gia khoa bảng còn treo các bức hoành phi ở bên
trên, câu đối ở hai bên, được sơn son thiếp vàng. Nếu như hoành phi, câu đối
trong nhà thờ họ, tông tộc mang nặng tính tổng kết, phô trương và tôn vinh
dòng họ để làm gương cho hậu thế thì hoành phi, câu đối ở bàn thờ gia tiên
thường được viết với nội dung bày tỏ lòng thành kính, biết ơn hoặc lời hứa
của con cháu đối với tổ tiên.

Với trách nhiệm thờ phụng nhiều đời: cao, tằng, tổ, khảo, bàn thờ các
gia đình chi trưởng, ngành trưởng có đặt các tấm thần chủ được làm bằng gỗ
táo (với ý nghĩa cây táo sống nghìn năm) ghi rõ tên tuổi các vị tổ. Theo thuyết
âm dương ngũ hành thì bát hương thể hiện hành thổ, nên ở giữa (trung tâm).
Hai cây đèn nến thể hiện hành hỏa. Nén hương đốt lên là có cả ba yếu tố: hỏa
(phần đang cháy), mộc (phần thân hương) và thổ (phần chân hương cắm trong
bát hương). Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, sự chuyển hóa thể hiện ước vọng sinh
sôi, phát triển.

Bộ đồ thờ của những gia đình bình dân thường đơn giản, thường là bộ
tam sự, gồm bát hương ở giữa và hai bên là hai cây đèn nến. Những gia đình
khá giả, đồ thờ phụng là bộ ngũ sự hay thất sự. Bộ ngũ sự gồm bát hương, hai

31
cây đèn nến, lọ độc bình, mâm bồng ngũ quả, cái kỉ hay còn gọi là tam sơn
gồm bộ đài ba chiếc, giữa đặt chén rượu, hai bên mỗi bên để đĩa trầu cau, một
bên để bát nước. Rượu và nước mang tính âm, hành thủy. Khi thắp hương đèn
nến cúng vái, âm dương hòa hợp, mọi việc tốt lành. Sau khi đặt đồ lễ lên bàn
thờ, gia trưởng (có thể là chủ hộ hoặc con trưởng nam hoặc cháu đích tôn...)
khăn áo chỉnh tề, thắp hương, đứng trước bàn thờ, vái ba vái và khấn. Hương
thắp trên bàn thờ bao giờ cũng thắp theo số lẻ: một, ba, năm nén. Sau khi gia
trưởng khấn lễ, lần lượt đến mọi người trong gia đình vái trước bàn thờ. Ngày
nay, việc khấn lễ đã giản đơn, người ta chỉ vái thay lễ. Trước khi khấn, vái ba
vái ngắn, khấn xong vái thêm bốn vái dài và ba vái ngắn. Khi mọi người đã lễ
vái xong, chờ cho tàn một tuần nhang, gia trưởng tới trước bàn thờ lễ tạ và
thắp thêm tuần nhang nữa. Sau đó, gia trưởng hạ vàng mã trên bàn thờ đem
hoá (đốt). Lúc hoá vàng người ta thường lấy chén rượu cúng vẩy lên đống tàn
vàng. Các cụ giải thích, có như vậy người dưới âm mới nhận được số vàng
người sống cúng. Lúc này có thể hạ đồ lễ xuống.

Lễ thức trong tang ma được coi là lễ thức quan trọng bậc nhất để đưa
ông bà, cha mẹ vừa mất về gặp tổ tiên và gia nhập vào hàng các vị tổ tiên
(những người vừa mới mất được lập bàn thờ riêng cho tới khi giỗ hết, cải táng
sạch sẽ mới được phép thờ chung với tổ tiên. Sau lễ tang ma, lễ giỗ là nghi
thức rất được chú trọng trong tâm lý người Việt.

Trong việc thờ phụng tổ tiên thì ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật rất
quan trọng. Trong ngày giỗ, người ta làm cỗ bàn mời thân bằng quyến thuộc.
Ở làng quê, ngày giỗ là dịp để gia chủ mời lại những người đã từng mời mình
đi ăn uống, người ta gọi là trả nợ miệng. Giỗ có thể làm to hoặc làm nhỏ tuỳ
theo gia cảnh và nhiều khi lại tuỳ thuộc vào mối liên hệ giữa người sống và
người chết.

32
Ví như giỗ cha mẹ, giỗ ông bà thường làm to, giỗ anh em, chú bác cùng các vị
cao tằng tổ khảo thường chỉ có cơm canh cúng đơn sơ để khỏi bỏ giỗ.

Theo phong tục, con trai trưởng là người có trách nhiệm tổ chức. Nếu
con trai trưởng không còn thì việc cúng giỗ sẽ do cháu đích tôn tổ chức (chỉ
khi nào trưởng nam không may tuyệt tự, không có con trai nối dõi thì mới đến
con thứ). Tuy nhiên, không vì thế mà những người con thứ, cháu thứ, cháu
ngoại bỏ ngày giỗ ông bà, cha mẹ. Đến ngày giỗ, họ phải tề tựu ở nhà người
con trưởng và cũng phải mang đồ lễ cúng tới để gửi giỗ. Trước ngày giỗ,
trưởng nam làm lễ cáo với Thổ công để xin phép với Thổ công cho hương
hồn người đã khuất được về phối hưởng bởi vì người ta cho rằng “đất có Thổ
công, sông có Hà bá”, chỉ khi có phép của Thổ công hương hồn người đã
khuất mới vào được trong nhà.

Đồ lễ trên bàn thờ cũng không quy định chặt chẽ lắm, tùy tâm nhưng
điều cơ bản phải là những thứ thanh khiết và được dành riêng. Cỗ bàn nấu
xong, cúng gia tiên trước con cháu mới được ăn sau. Khách tới ăn giỗ có
mang đồ lễ để cúng, thường là vàng hương, trầu rượu, trà nến, hoa quả.

Việc thờ cúng tổ tiên tại gia đình thường được tiến hành quanh năm,
xuất phát từ quan niệm, dù thác nhưng linh hồn vẫn luôn ở bên cạnh con
cháu. Không chỉ cúng lễ trong những dịp quan trọng như tang ma, giỗ chạp,
cưới xin…, không chỉ trong những ngày lễ tiết như tết Nguyên đán, Thanh
minh, Hàn thực, Đoan ngọ…, các ngày Sóc, Vọng theo chu kì tuần trăng, mà
các vị tổ còn được con cháu kính cáo mọi chuyện vui buồn: sinh nở, ốm đau,
thi cử, đỗ đạt, kiện cáo, bất hoà… Con cháu còn kính mời các vị về hưởng thụ
hoa trái đầu mùa, lễ tạ tổ tiên khi có phúc, có lộc.

33
Lễ phẩm tùy, to, sang thì dùng bò, lợn, dê, nếu không cũng sửa soạn vài
mâm cỗ, hoặc thủ lợn mâm xôi, chí ít cũng đĩa xôi con gà, hoặc bát cơm quả
trứng, con cá bát canh, còn lễ chay thì oản quả, xôi chè…

Nói tóm lại, tùy thuộc gia cảnh và nội dung ngày lễ, nhưng điều thiết
yếu là đồ lễ phải là những thứ thanh khiết và được giành riêng. Trong các
ngày lễ, lễ trọng được chuẩn bị chu đáo hơn và nhiều đồ lễ hơn lễ ngày
thường, nhưng có những thứ không được phép thiếu: nén hương, ngọn đèn,
chén nước, đĩa hoa. Theo quan niệm dân dã, nén hương là chiếc cầu nối giữa
tổ tiên và con cháu, nó có khả năng chuyển tải lời thỉnh cầu của những người
sống và chính mùi thơm thanh cao của hương, hoa đã tạo nên sự giao hòa
giữa người hai cõi. Việc thờ cúng tổ tiên được người Việt rất tôn trọng, vì
việc cúng giỗ nghiêm túc là thể hiện đạo hiếu. Cho nên gửi giỗ là nghĩa vụ
nhưng người ta còn muốn nhân ngày giỗ là cơ hội để gặp mặt anh em con
cháu trong nhà mà hằng năm phải xa cách nhau vì sinh kế, thắt chặt thêm tình
thân giữa những người cùng huyết thống bằng sợi dây tâm linh tình nghĩa.

Thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống của dân tộc, cho dù đó
không phải là điều bắt buộc, song đó lại là thứ “luật bất thành vǎn” trong đời
sống tâm linh của người Việt tồn tại qua bao thế hệ. Bất cứ một gia đình
người Việt nào cũng lập bàn thờ cúng tổ tiên và được đặt ở vị trí trang trọng
nhất, trở thành nơi con cháu khấn vái trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày
Tết, hoặc khi có hiếu hỷ, việc to, việc nhỏ với mong muốn được gia tiên phù
hộ. Mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia tiên.

 Thờ cúng tổ tiên trong dòng họ

Thờ cúng tổ tiên theo dòng họ là hình thức phổ biến chủ yếu ở Trung
Quốc và Việt Nam, song có lẽ ở Trung Quốc vẫn là nơi mẫu mực, điển hình

34
cho hình thức thờ cúng này. Nếu như ở Việt Nam, nhà thờ tổ không phải dòng
họ nào cũng có thì ở Trung Quốc tình hình có khác: “dòng họ nào cũng có từ
đường” [53,tr.43] làm nơi thờ cúng thủy tổ của dòng họ.

Quan hệ huyết thống của Việt Nam khá phức tạp. Gia đình chỉ là một
đơn vị độc lập tương đối bởi vì giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại
tồn tại một quan hệ ràng buộc mà người ta gọi là họ hàng, dòng tộc. Và theo
“quy định” huyết thống ấy, nhiều gia đình sẽ họp thành một ngành, nhiều
ngành họp thành một họ. Mỗi họ có một ông Tổ chung.

Thủy tổ là người sáng lập ra dòng họ, từ đó hệ thống các đời cùng dòng
máu nối tiếp nhau phát triển theo thời gian. Họ là sự tập hợp tự nhiên những
người cùng dòng máu, tụ hội theo từng đời và nhiều đời do cùng một ông tổ
sinh ra. Dòng họ ở đây được tính theo trục dọc có thể theo họ mẹ hoặc họ cha,
nhưng hầu hết được lấy theo họ cha.

Để tưởng nhớ về nguồn gốc cuả họ tộc mình, mỗi dòng họ đều xây nhà
thờ thủy tổ của dòng họ (còn gọi là từ đường). Ở những làng xóm giữ bền
truyền thống cùng tập tục cổ và ít giao lưu với bên ngoài, trước đây thường là
mỗi làng có bao nhiêu dòng họ thì có bấy nhiêu nhà thờ họ, trong đó thờ thủy
tổ và các vị tổ phân chi. Thậm chí ở những làng sung túc, có những họ to,
nhiều đinh, nhiều chi thì mỗi chi đều xây một nhà thờ riêng gọi là nhà thờ chi.

Vì vậy, ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia, người Việt còn có ngày giỗ họ.
Trưởng tộc là người được hưởng hương hoả của tổ tiên nên có trách nhiệm
phải lo việc làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ. Mỗi
dòng họ đều có một cuốn tộc phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh
tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự.

35
Con cháu trong một họ lập Từ đường để thờ vị Thuỷ tổ. Trên bàn thờ
ấy có bài vị Thuỷ tổ dòng họ. Xưa kia bài vị thường được ghi bằng Hán tự,
ngày nay có nhiều người dùng chữ Quốc ngữ để đề bài vị. Ngoài thần chủ đồ
thờ còn bao gồm đèn nến, hương, hoa, mâm quỳ, mâm bồng, cổ đài rượu...
Hoành phi câu đối trên đó ghi lại công đức của tổ tông là đồ không thể thiếu
trong gian thờ. Có nhiều họ không xây Từ đường thì xây một đài lộ thiên,
dựng bia đá, ghi tên thụy hiệu các tổ tiên. Mỗi khi có giỗ tổ hoặc có tế tự thì
cả họ ra đó cúng tế.

Chuyện góp giỗ và tổ chức giỗ họ hàng nǎm được chuẩn bị rất chu đáo.
Theo phong tục chỉ có đàn ông trong họ trên 18 tuổi mới phải góp giỗ (được
gọi là tính theo đinh). Có nhiều họ theo quan niệm “con gái là con người ta”
nên không cho con gái dự giỗ họ nhưng con dâu “mới đúng là con mua về”
thì được tham dự. Ngày nay, quan niệm ấy đã dần được xoá bỏ. Ngày giỗ họ,
không mời khách khứa, chỉ có con cháu trong họ. Các ngày rằm, mồng một,
ngày lễ, ngày Tết việc lễ bái sẽ do nhà trưởng họ lo. Đến tháng Chạp thì cả họ
lại họp nhau lại như ngày giỗ Tổ. Vào dịp giỗ tổ hàng năm hoặc khi có việc
họ thì cả họ tới nhà trưởng họ dự lễ và hưởng lộc, nhà thờ tổ giao cho gia đình
trưởng họ trông nom, hương khói.

Nhà thờ tổ to hay nhỏ là tùy thuộc vào họ lớn hay bé (do số chi hoặc
phân chi và số đinh nhiều hay ít). Về kiểu dáng, nhà thờ tổ thương mô phỏng
ngôi đền thờ Thành hoàng hoặc có thể xây dựng giống ngôi nhà ở gồm ba
gian.

Ngoài nhà thờ họ, còn có nhà thờ tông tộc hay còn gọi là nhà thờ phân
chi, được xây dựng như nhà thờ họ, song quy mô nhỏ hơn. Về phần kiến trúc
có thể tráng lệ hoặc giản dị hơn. Điều này phụ thuộc vào sự hưng vong của
dòng họ, của phân chi. Tuy nhiên, theo quan niệm phổ biến thì nhà thờ tông
36
tộc trên nhiều phương diện, đương nhiên phải kém nhà thờ họ. Ngoài ra có
dòng họ không xây nhà thờ tông tộc mà lập ban thờ tông tộc ngay trong nhà
thờ họ, trường hợp này bàn thờ tông tộc sẽ bố trí ở hai gian bên trong nhà thờ
họ.

Có thể thấy rằng, trong phạm vi thờ cúng tổ tiên đối với những người
có cùng huyết thống thì thờ cúng tổ họ có phạm vi rộng lớn nhất. Bởi đó là
ông tổ của cả một dòng họ, là cái “gốc”, là “cội nguồn” của cả một dòng họ.
Cho nên tất cả những người trong họ đó, ngoài việc thờ cúng tổ tiên trong gia
đình mình, thờ cúng tổ chi, thì có nghĩa vụ thờ cúng tổ họ.

Từ một dòng họ, theo thời gian phát triển thành các chi, ngành, nhánh
thì sự thờ cúng cũng được phân tách vừa theo các bậc thế hệ, vừa theo các bậc
thứ tự cả - thứ.

Bên cạnh các nghi lễ cúng tế trong gia đình và gia tộc còn phải kể thêm
vào hệ thống nghi thức tế lễ tổ tiên là hình thức tảo mộ. Ngoài việc đáp thêm
mộ trong ba ngày (sau khi người thân chết), các thành viên trong gia đình,
dòng họ thường đi thăm mộ, cúng tế, sửa sang mồ mả vào dịp Tết Thanh
minh tháng ba. Việc cúng tế tại mộ thường diễn ra đơn giản hơn nhiều so với
cúng ở nhà, nhưng trước khi cúng trước mộ người thân người ta phải khấn
cáo xin phép thổ công. Thăm nom sửa sang mồ mả tổ tiên, một mặt là hình
thức thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu, mặt khác bởi quan niệm mồ mả vô
cùng quan trọng đối với cuộc sống của cả gia đình, dòng họ. Người Việt cho
rằng, nếu vị trí đặt mồ mả không tốt, hướng không đúng thì con cháu sẽ làm
ăn lụi bại, không thể nào phát triển được.

 Thờ cúng tổ tiên ở làng xã (thờ thành làng)

Đây là hình thức tín ngưỡng xuất hiện muộn hơn so với tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên trong gia đình và họ tộc và còn muộn hơn khi coi đây là một loại
37
hình tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Bởi theo quan niệm ban đầu, thờ cúng tổ
tiên chỉ tồn tại dưới dạng thờ cúng những người đã mất trong gia đình hoặc
thị tộc, có cùng huyết thống.

Thờ thành làng là hiện tượng tín ngưỡng phổ biến ở Việt Nam, nguyên
nhân của thực tế này là do sự quy định của đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội ở phương Đông. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và kỹ thuật
canh tác đã dẫn đến quá trình các thị tộc, bộ lạc dần dần tan rã, và thay vào đó
bằng một kết cấu xã hội bồi chặt hơn, ổn định hơn, đó là các công xã nông
thôn. Đây là một tổ chức xã hội khép kín, tồn tại và phát triển trên cơ sở tự
cung, tự cấp là chủ yếu. Nền kinh tế chủ đạo trong công xã là sản xuất nông
nghiệp. Với đặc trưng kinh tế xã hội ấy, các thành viên trong công xã luôn
luôn phải có ý thức đoàn kết, liên minh với nhau trong việc đấu tranh với
thiên tai, địch họa để bảo vệ mùa màng, bảo vệ xóm làng dưới sự lãnh đạo
của các thủ lĩnh do cong xã bầu lên. Vì vậy trong tâm lý người Việt luôn có
tâm niệm tôn sùng, đề cao những người có công với làng xã, quốc gia, những
người có công khai dân, lập ấp, chống giặc ngoại xâm... đã bảo vệ và đem lại
cuộc sống bình an, hạnh phúc cho dân làng.

Từ ý niệm tình cảm đó đã nảy sinh hình thức tín ngưỡng thờ cúng
những người có công với làng xã, quốc gia hoặc thậm chí là những vị thần có
công phù trọ giúp làng, giúp nước. Tín ngưỡng đó vừa thể hiện đạo lý “uống
nước nhớ nguồn” của con cháu đối với các bậc tiền nhân, vừa là sợi dây vô
hình cố kết sức mạnh trong cộng đồng, làng xã, đồng thời cũng định hướng
cho sự phát triển của thế hệ trẻ trong tương lai.

Hình thức thờ cúng những người có công với làng xã – thờ thành hoàng
làng là hình thức khá phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, khái niệm “thành hoàng”

38
lại xuất phát từ gốc Hán: “thành” là cái thành trì, còn “hoàng” là cái hào đào
sâu bao quanh bên ngoài thành, thành hoàng nghĩa là vị thần coi giữ, bảo trợ
cho cái thành trì (theo quan niệm của người Trung Quốc).

Theo một số nhà nghiên cứu văn hóa như Phan Kế Bính, Đào Duy
Anh... thì tín ngưỡng thành hoàng làng ở nước ta bắt đầu từ cuối thời Bắc
thuộc. Trên cơ sở các tài liệu để lại thì vị thần đầu tiên được phong thanh
hoàng ở nước ta là thần Tô Lịch. Mãi đến thế kỷ XVI, XVII tín ngưỡng này
mới thực sự phổ biến ở các làng quê Việt Nam và tồn tại liên tục cho đến
ngày nay.

Về đối tượng thờ cúng làm thành hoàng nhìn chung rất phong phú và
đa dạng, tùy từng địa phương mà có những quan niệm khác nhau. Nhưng đặc
trưng của người Việt là gắn bó với việc làm nông nghiệp trồng cấy lúa nước.
Hoạt động sản xuất luôn gắn liền với yếu tố thiên nhiên: đất, nước, thời tiết...
nên các thành hoàng được thờ phụng trước hết là các thần thiên nhiên, linh
khí núi sông được phân hóa như: mây, mưa, sấm. Sau đến là các thần sông,
núi, đất cũng được nhân dân thờ phụng.

Tuy nhiên, về cơ bản các đối tượng được tôn vinh làm thành hoàng là
những người có công đánh giặc giữ nước, hộ dân, có vị khai làng lập ấp, tạo
nghề mới... Có nhân thần cũng như có nhiên thần, có chính thần cũng có tà
thần, dị thần. Thành hoàng có người là nhân vật lịch sử, có người lại là nhân
vật huyền thoại, có thành hoàng là nam nhưng cũng có thành hoàng là nữ. Có
làng chỉ có một vị thành hoàng, có làng lại thờ đến hai, ba thậm chí năm, bảy
vị làm thành hoàng.

Tín ngưỡng thờ thành làng là niềm tin của một cộng đồng người vào sự
che chở của một vị thần linh được Nhà nước phong kiến sắc phong để trở

39
thành quan lại thiêng của triều đình trấn giữ một khu vực nào đó, thường là
một làng. Và niềm tin đó được thực hiện thông qua các lễ thức nhất định và
hội làng hàng năm.

 Thờ cúng tổ tiên của cả nước (Quốc tổ Hùng Vương)

Vượt ra ngoài phạm vi gia đình, làng xóm là việc thờ cúng tổ tiên trong
cả nước, Việt Nam cũng như các quốc gia khác trong khu vực đều có truyền
thuyết, huyền thoại về nguồn gốc của dân tộc mình, những người được coi là
thủy tổ của cả dân tộc, khai sinh ra quốc gia, dân tộc thì được coi là tổ tiên
của cả nước. Với người dân Việt, lễ hội hàng năm thờ vua Hùng - người có
công dựng nước là một biểu hiện sâu sắc, một ví dụ điển hình cho tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên trong cả nước.

Theo quan niệm của người Việt, người đại diện cho cả cộng đồng đó là
người đứng đầu đất nước, là hóa thân của một vị thần đầu thai xuống trần gian
để thay trời cai trị thiên hạ, vị đó chính là Thiên tử - con trời. Cho nên, người
đứng đầu cộng đồng, quốc gia hay một tộc người, tuy xuất thân là một người
thường, bằng da bằng thịt, nhưng được thiêng liêng hóa. Nhà vua là người đại
diện duy nhất của cộng đồng trước thần linh, người có quyền bất khả xâm
phạm, quyền lực của vua được đồng nhất với quyền lực của cộng đồng.

Với ý thức thờ chung một vị Vua Tổ, đã ngày một thấm sâu trong tâm
thức dân gian và hun đúc thành truyền thống văn hoá mang đậm bản sắc của
dân tộc Việt Nam được thử thách qua bao gian nan, khó khăn vất vả, qua bao
thiên tai giặc dã và bao “biến cố thăng trầm” mà dân tộc ta đã phải đương đầu
trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của biết bao thế hệ người
dân Đất Việt để luôn tiến lên phía trước. Truyền thống quý báu đó đã thấm
sâu vào trong tâm khảm của mỗi người “con dân Đất Việt” và trở thành biểu

40
tượng tâm linh của mỗi con tim khối óc, làm sáng lên đạo lý “Uống nước nhớ
nguồn”; “Ăn quả nhớ người trồng cây” thuỷ chung son sắt của biết bao thế hệ
hậu duệ con cháu các Vua Hùng hôm nay và cả mai sau. Tín ngưỡng thờ cúng
Hùng Vương đã trở thành một nhu cầu về tâm linh và tình cảm không thể
thiếu được và là phẩm chất đạo đức, là ý chí đoàn kết, cố kết cộng đồng thành
một quốc gia - dân tộc Việt Nam hôm nay. Tín ngưỡng truyền thống thiêng
liêng ấy đã tạo nên sức mạnh vật chất và động lực tinh thần vô song để dân
tộc ta có đủ sức mạnh và của cải, tinh thần và nghị lực để vượt qua "mọi khó
khăn gian khổ, làm rạng rỡ non sông gấm vóc Việt Nam.

Trong sâu thẳm tâm thức của mỗi người dân Việt Nam từ bao đời nay,
Vua Hùng là vị Tổ đã có công dựng nên quốc gia Văn Lang - Nhà nước đầu
tiên, sơ khai của dân tộc Việt Nam. Vua Hùng chính là nguồn gốc Tổ Tiên
chung của cả dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của
các thế hệ người dân Việt Nam, vừa thiêng liêng, vừa cụ thể vừa là điểm tựa
tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau dựng nước
và giữ nước mà Bác Hồ đã tổng kết và khái quát thành chân lý của dân tộc và
của thời đại: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng
nhau giữ lấy nước”.

Với người Việt, lễ hội hàng năm thờ vua Hùng – người có công dựng
nước là một biểu hiện sâu sắc, một ví dụ điển hình cho tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của cả nước. Tục thờ vua Hùng diễn ra hàng năm vào ngày mồng mười
tháng ba âm lịch, là Quốc lễ của cả dân tộc, thành ngày hội tụ của con cháu
khắp mọi miền đất nước hướng về đất Tổ. Đúng vào ngày mồng mười, từ
sáng sớm tinh mơ, người người đã đổ về đây chứng kiến cuộc tế lễ Vua Hùng.
Từ đại diện cấp cao của nhà nước cho đến những người dân bình thường, ai

41
nấy đều thành kính thắp nén nhang thơm tỏ lòng biết ơn công đức cao, dày
của Đức quốc Tổ Hùng Vương. Đó là truyền thống văn hoá đặc biệt Việt
Nam thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và ý thức tôn vinh kính trọng công lao
dựng nước của các Vua Hùng và các thế hệ cha ông đối với dân tộc Việt
Nam.

Như vậy, có thể thấy rằng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ diễn ra
trong phạm vi gia đình, làng xã mà nó còn được mở rộng ra trong phạm vi thờ
cúng tổ tiên của cả nước, ở đó thờ vị tổ chung của cả quốc gia dân tộc. nhưng
ở cấp độ nào, hình thức nào thì nó vẫn không ngoài ý nghĩa là sự tưởng nhớ
về cội nguồn, về những người có công sinh thành nuôi dưỡng, những người
khai làng lập ấp, khai thiên lập địa... họ là những người đã có công tạo lập
cuộc sống cho chúng ta ngày hôm nay.

1.4. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường, Tày với tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt

1.4.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường


Thờ cúng tổ tiên của người Mường mang những nét đặc trưng riêng và
cũng có những nét chung với người Việt. Cũng như người Việt chúng ta, thì
tín ngưỡng tổ tiên của dân tộc Mường đã in đậm trong tâm thức người Mường
từ rất lâu rồi. Người Mường quan niệm người chết thể xác hoá thân vào vũ trụ
(trời đất), nhưng linh hồn vẫn tồn tại nhớ về nơi ở cũ. Vì vậy, bổn phận
của người sống phải phụng sự linh hồn no đủ để linh hồn phù trợ cho người
sống yên ổn, khỏe mạnh, làm ăn phát đạt.

Người Mường quan niệm có gốc mới có ngọn nên người Mường lấy
gian đầu cầu thang lên làm gian gốc, gọi là gian thờ. Cột cái gian gốc ở nhà
sàn Mường có tên là cột chồ, còn gọi là cột thờ vì ở ngang vách sát cột thờ,

42
người Mường làm bàn thờ gia tiên treo ra ngoài vách. Người Mường khi làm
nhà phải đi tìm cây gỗ làm cột thồ đầu tiên. Khi dựng nhà cũng dựng cột
thờ đầu tiên. Nếu bán nhà không được bán cột thờ. Kiêng không được ngồi
dựa lưng, không được đóng đinh mắc áo, không được nằm đạp chân lên cột
thờ. Cạnh đầu cột thờ sát mái nhà còn cài mảnh ván làm nơi thờ dòng dõi tổ
tiên, nếu đấy là các nhà cái nhà đích tôn, con trưởng.

Trong ngôi nhà người Mường bàn thờ tổ tiên thường được đặt ở vóng
gian giữa nhà. Người con trưởng phải thờ cúng tổ tiên năm đời (ngũ đại). Mỗi
đời thể hiện bằng một bát hương xếp theo hàng ngang. Người con thứ chỉ lập
một bát nhang thờ trực tiếp bố mẹ sinh ra mình, khác với người Việt (con gái
đã về nhà chồng thì không được lập bàn thờ thờ cha mẹ đẻ), người phụ nữ
Mường sau khi đã về nhà chồng cha mẹ chồng qua đời không có con trai thờ
cúng thì nhà chồng cho phép họ lập một bàn thờ cha mẹ đẻ ở nhà chồng ở cửa
phòng khách, nhưng bàn thờ phải nhỏ hơn bàn thờ của nhà chồng.

Thờ tổ tiên chính là thờ cúng ông bà cha mẹ đã chết. Nếu gia đình có
người chết trẻ gọi là bà cô, ông mãnh thì người ta lập bàn thờ riêng ở đốc nhà.
Nếu thờ chung với bàn thờ gia tiên thì cả người Việt và người Mường phải
treo ảnh dưới ảnh ông bà, cha mẹ, bát hương cũng nhỏ hơn đặt dưới các bát
hương khác. Ngày nay, cả người Mường và người Việt thờ người nào thì treo
ảnh người ấy lên bàn thờ, trước kia nhà giàu làm bài vị để thờ. Một bàn thờ
thờ nhiều người, người nào vai trên thì ảnh thờ hay bài vị, bát hương để trên.

Người Mường sau bốn đời con cháu không còn quan hệ họ hàng huyết
thống. Lúc sống ông bà sống với người con nào (thường là con trưởng) thì
người con ấy sẽ cúng giỗ bố mẹ, ông bà ở nhà mình. Con cháu cùng góp lễ
cúng giỗ. Những người khác góp lễ rồi cùng cúng và ăn uống ở nhà đó. Người

43
Việt và người Mường đều như nhau ở tục này. Các cụ từ đời thứ năm xếp lên
hàng tổ tiên được con cháu đời về sau gọi là “cao tằng, tổ tỉ” mời về dự bất cứ
có lễ lạt gì của gia đình. Người Mường không làm nhà từ đường thờ tổ họ,
không giỗ họ. Nhưng các nhà con trưởng gọi là nhà cái hàng đích tôn của các
gia đình, vì thế đều phải lập bàn thờ dòng dõi để thờ tổ tiên, thờ tượng trưng
chỉ bằng mảnh ván nhỏ hoặc phên nứa bên trên để bát nước, bó vàng hương
bằng gỗ chẩu chẻ nhỏ như ngón tay dài 15-20 cm. Thông thường người Việt
làm lễ Chạp họ nhân dịp đi quét mả, dọn vệ sinh, đắp mộ cao hơn hoặc quét
vôi mồ mả tổ tiên đồng thời khấn mời các cụ về ăn tết. Khác người Việt,
người Mường không có tổ chức họ, không có nhà từ đường thờ tổ họ nên
không có lễ Chạp họ, không có tục đi đắp mả, rẫy cỏ cho mồ mả vì không có
mả tổ. Người Mường giống như nhiều tộc người ở rừng khác do xa xưa du
canh du cư nên người ta chỉ coi trọng phần hồn hơn phần xác. Người Việt coi
trọng mồ mả nên mới có câu “Sống vì mồ vì mả, không ai sống vì cả bát
cơm”.

Tín ngưỡng gia tiên được tính từ lễ tang ma. Người Việt và người
Mường chung nguồn gốc nên có cùng quan niệm chết chưa phải là hết, các
hồn ma vẫn lởn vởn quanh con cháu để quở mắng hoặc phù hộ cho con cháu
đang sống ở trên đời. Do vậy, phần nhiều lễ nghi tang ma của hai dân tộc khá
giống nhau do quan niệm sống chết giống nhau nhưng khác nhau là ở các
nghi thức cách làm riêng. Thi hài người Việt khi chết có lâu lắm cũng chỉ để
trong nhà dăm bảy ngày phải mai táng. Việc làm ma to hay nhỏ là do hoàn
cảnh kinh tế của mỗi gia đình quyết định. Nhưng việc cúng to, nhỏ thì đều
tuần nào tiết ấy: cúng tam nhật, cúng sóc, vọng tuần đầu, cúng 49 hoặc 100
ngày v.v... Nhưng người Mường có thể để thi hài người chết ở trong nhà hai
ba tháng chờ con cháu có đủ lợn, gạo, rượu mới tổ chức mai táng và làm ma
cúng tế người chết. Tục đốt vàng mã để thay cho của nả cần có cho cuộc sống

44
người chết ở cõi âm. Về việc này người Mường làm khác, họ chia của cho
người chết, đem để ở ngoài mả: gạo nước, nồi niêu, xoong chảo… Họ còn
chia cho người chết gà lợn sống đem thả ngoài mả cho chúng thành thú rừng.
Người Mường làm nhà mồ khá công phu. Mồ mả của người Việt lúc hung
táng đơn giản lấy “đào sâu chôn chặt” là chính. Chôn sau ba bốn năm, người
Việt lại cải táng, thay mả. Người Mường chôn xong là xong, không cải táng
như người Việt.

1.4.2 Thờ cúng tổ tiên của người Tày


Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày thì họ cũng có những
nét riêng biệt. Trên bàn thờ tổ tiên người Tày đặt ba bát hương. Một bát thờ
Đắm (lạc đắm - rễ cọc, thờ gốc - cội nguồn); một bát thờ lộc mệnh (gia phả
dòng họ); một bát thờ hàm (các chức sắc của tổ tiên). Vì người Tày theo phụ
hệ nên những gia đình đón con rể về “nạp tế” thì có thêm bát hương thứ tư để
thờ tổ tiên của người đến làm rể. Dòng họ nào, gia đình nào có người làm
thầy Tào, làm Bụt thì cũng có thêm một bát để thờ. Bàn thờ tổ tiên được chủ
nhân trang trí đẹp, trang trọng. Đằng sau các bát hương gọi là “chỗ ngồi”
thường được chép bằng chữ Nho trên nền giấy đỏ ghi lại lai lịch dòng họ,
công lao xây đắp của các bậc tiền bối, hoặc những lời giáo huấn khuyên răn
con cháu ăn ở hiền lành. Bên trên các bát hương thờ thường là một câu hoành
phi, mỗi bên thường có câu đối với ý nghĩa ca ngợi công đức của tổ tiên.
Trong ngày mùng một và ngày rằm, chủ nhà thắp hương lên bàn thờ tổ
tiên. Nếu có điều kiện thì bày hoa quả, không thì dâng hai chén nước chè
ngon. Riêng ba ngày Tết, chủ nhà lấy nồi nước lá bưởi đun sôi đặt dưới bàn
thờ, cho miếng gang hoặc miếng sắt nung nóng xuống nồi nước để hơi bưởi
xông bàn thờ tổ tiên gọi là “rửa mặt” cho các cụ. Trong ngày tết, ngày lễ,
ngày giỗ, đón dâu, làm nhà mới, ngày đi xa, ngày con cháu đi thi, đi học...,

45
đều thắp hương báo cáo để tổ tiên phù hộ, độ trì gặp điều may mắn. Đặc biệt,
ngày 30 tết, chủ nhà thường là đàn ông làm nhiệm vụ sửa sang bàn thờ, quét
sạch bụi bẩn, đốt rơm lúa nếp sạch lấy tro bù vào bát hương, cắm lại 1 - 3
chân hương và đặt vào chỗ cũ; lấy nước lá bưởi lau rửa các đồ thờ. Rửa sạch
khay, ấm chén rót nước chè đặt bên dưới mỗi bát hương một chén. Trước các
bát hương, bày khay ngũ quả vào chính giữa, gồm một nải chuối và các loại
quả có hình thù đẹp (kiêng vị đắng, chua, cay); hai bên đặt bánh chưng, bánh
khảo, mứt, kẹo... Dựng mỗi bên bàn thờ một cây mía to, lá được buộc túm
cụm vào nhau như đầu rồng..., bày trí gọn, đẹp tạo được không khí tĩnh lặng
và nghiêm trang. Mâm cúng được bày trí cẩn thận, đặt chính giữa là một con
gà luộc nằm sấp có cả một số bộ phận phụ tạng đã luộc chín, như: tiết, gan,
lòng, mề. Phía đầu mâm để 5 bát ăn cơm, 5 đôi đũa, 5 chén uống rượu, hai
bên có cơm canh và các loại thức ăn ngon. Gà cúng thường là gà thiến sạch
hay gà trống choai mới biết gáy tự nuôi mà có, khỏe mạnh, không khuyết tật,
có màu lông đỏ, mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng.
Trước khi cúng phải thắp hương vào các bát, đặt vàng mã, tiền giấy và
quần áo giấy lên bàn thờ nhằm hiến tặng tiền, quần áo cho tổ tiên sử dụng
trong tết, đón năm mới. Nếu trong dòng họ có cụ nào trước đây làm thầy Tào,
hoặc học hành đỗ đạt cao làm quan thì cắt quần áo bằng giấy đỏ, là đàn ông
thì cắt quần liền áo ngắn, đàn bà thì cắt váy liền áo dài. Chủ nhà tự bày mâm,
thắp hương, rót rượu. Sau vài lần rót rượu, khi hương cháy chỉ còn khoảng
1/3 thì rót rượu lần cuối, rồi đốt hết vàng mã, quần áo giấy để kết thúc lễ
cúng. Cúng xong phải duy trì việc thắp hương, bảo đảm đèn sáng liên tục qua
đêm giao thừa và ít nhất hết ngày mùng một. Đến ngày mùng ba tết, chuẩn bị
mâm cúng, vàng mã, quần áo giấy, hóa vàng như lần cúng ngày 30 tết để kết
thúc thờ cúng trong ngày Tết.

46
Bàn thờ tổ tiên là nơi linh thiêng nhất trong nhà của người Tày, tuyệt
đối không ai được quay lưng lại phía bàn thờ. Trong làng xóm dẫu có điều gì
bất hòa, xung khắc có thể có vài lời nặng nhẹ với nhau nhưng tuyệt đối không
ai dám đụng chạm đến tổ tiên của nhau.

Không chỉ riêng thờ cúng tổ tiên của người Mương mà tục thờ cúng tổ
tiên của người Tày cũng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc làm phong
phú kho tàng phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam.

47
Tiểu kết chương 1
Như vậy, thờ cúng tổ tiên là hiện tượng xã hội xuất hiện từ xa xưa trong
lịch sử nhân loại. Đến nay, thờ cúng tổ tiên vẫn có vai trò quan trọng trong
đời sống tinh thần của nhiều tộc người trên nhiều quốc gia, nhất là ở Việt
Nam, đa số các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên. Xét về nguồn gốc, tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên là đặc trưng của giai đoạn phát triển tương đối muộn trong
lịch sử phát triển nhân loại. Nó chỉ phát triển thực sự khi lịch sử loài người
chuyển sang giai đoạn thị tộc phụ hệ. Nó xuất hiện khi con người có quan
niệm về sự tồn tại bất tử của linh hồn sau khi chết, về với tổ tiên và tổ tiên sẽ
che chở cho gia đình thị tộc phụ quyền. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một tín
ngưỡng được phổ biến rộng và phát triển ở hầu hết các tộc người đã và đang
sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nó được thể hiện ở ba cấp độ khác nhau:
trong gia đình, dòng họ; trong làng xã và trên phạm vi của cả quốc gia. Tục
thờ cúng tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp góp phần giáo dục con cháu luôn
ghi nhớ công lao dưỡng dục, xây đắp của các bậc tiền nhân; răn dạy con cháu
hãy giữ lấy nếp nhà.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn,
không cực đoan như nhiều tôn giáo khác. Bởi thể nó dễ dàng được thế tục hóa
trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người.
Bằng việc thờ cũng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau, không chỉ
vì trách nhiệm với các bậc sinh mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu
truyền nòi giống. Thậm chí, trong khi tế lễ, lời khấn vái của họ cũng thật giản
dị, rất thực tiễn: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống hàng ngày của họ
được bình yên, suôn sẻ. Không biết sự cầu xin ấy hiệu quả như thế nào,
nhưng trước hết con người cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh
thần quan trọng trong cuộc sống. Với những mong muốn bình dị và niềm tin

48
nguyên thủy chất phát, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng vừa tầm với mọi lớp
người cả về mặt nội dung đạo lý và nghi thức thực hiện.

Tín ngưỡng nói chung, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng đã giúp
cho người Việt, người Mường, người Tày sống có đạo đức hơn, biết nhớ về tổ
tiên, biết ăn quả nhớ người trồng cây, nhờ vậy mà đạo đức được vun trồng,
gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng ý nghĩa tích cực hơn là nhờ có
tín ngưỡng ấy mà dân ta yêu cuộc sống hơn vì bản chất của tín ngưỡng là tự
làm trong sạch tâm hồn, cầu mong sự phù hộ che chở của những người đã
khuất cho người đang sống được khỏe mạnh, bình an. Tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên một phần nào đó góp phần làm cân bằng cuộc sống hàng ngày quay
cuồng với nhịp độ cao, với điều may rủi của thế giới công nghiệp.

49
Chương 2: Những biểu hiện của giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt

2.1 Những biểu hiện của giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

2.1.1 Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Thờ cúng Tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ
quát của người Việt Nam. Nó trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết
sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nó là một trong
các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Cùng với tiến trình lịch sử
của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con
người Việt Nam.

Nói đến bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam tức là nói những giá trị gốc,
căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Nói giá trị hạt
nhân tức là không phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu
biểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu
hiện trong mọi lĩnh vực của văn hóa Việt Nam.

Những giá trị hạt nhân đó không phải tự nhiên mà có, mà được tạo
thành dần dần và được khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố
và phát triển của dân tộc Việt Nam. Những giá trị đó không phải là không
thay đổi trong quá trình lịch sử. Có những giá trị cũ, lỗi thời bị xóa bỏ, và có
những giá trị mới, tiến bộ được bổ sung vào. Có những giá trị tiếp tục phát
huy tác dụng, dưới những hình thức mới. Dân tộc Việt Nam, với tư cách là
chủ thể sáng tạo, thường xuyên kiểm nghiệm những giá tri hạt nhân đó, quyết
định những thay đổi và bổ sung cần thiết, tái tạo những giá trị đó từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Một trong những nét văn hóa đặc thù của dân tộc Việt Nam

50
là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đã là người Việt Nam thì “mọi người đều thờ
ông bà, mọi người đều thờ cúng tổ tiên”. Thờ cúng Tổ tiên đã trở thành một
tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân
tộc ta.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Chim có tổ, người có tông” đã nói lên đạo
lý hết sức bền vững của dân tộc. Để rồi trên cơ sở đó việc thờ cúng tổ tiên đã
trở thành một nghi thức, một tập tục truyền từ đời này sang đời khác, trở
thành nét đẹp văn hoá tinh thần. Trong gia đình người Việt bất cứ ở đâu, theo
tôn giáo nào hoặc làm gì nhưng không thể thiếu bàn thờ tổ tiên, ông, bà, cha,
mẹ được đặt ở nơi trang trọng nhất. Các chi của dòng họ đều có nhà thờ, cả
dòng họ có nhà thờ chính gọi là nhà thờ đại tôn.

Sự thờ cúng tổ tiên có nét đặc thù là tổ tiên gia đình và tổ tiên cả nước
gắn chặt với nhau trong việc tưởng niệm và thờ cúng. Các vua Hùng được coi
là tổ tiên của người Việt. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng
mười tháng ba”. Trong khoảng thời gian rất dài, hết thế hệ này đến thế hệ
khác, năm nào cũng về dự lễ hội Đền Hùng để tưởng nhớ và thờ cúng tổ tiên
của mình. Đền Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng của sức mạnh đại
đoàn kết, là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam từ bao đời
nay. Cả nước tôn thờ một vị Quốc Tổ, đó là truyền thống độc đáo, là nếp sống
đầy bản sắc và bản lĩnh. Trong lịch sử dân tộc ta, các triều đại phong kiến đã
luôn khẳng định và tôn vinh các Vua Hùng, nhưng chưa bao giờ trong lịch sử
Việt Nam, vai trò và vị trí của Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương được đề cao
xứng đáng với tầm vóc của Quốc Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương như ngày nay.

Bản sắc văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn thể hiện
ở sự liên kết cộng đồng trong xã hội.

51
Do điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị nên ngay từ thuở sơ
khai người Việt đã có tinh thần đoàn kết, có tính cộng đồng cao. Để tồn tại và
phát triển, người Việt đã biết cố kết thành làng xã, cao hơn nữa là dân tộc,
quốc gia. Vì vậy, ý thức cùng chung cội nguồn đã gắn kết con người lại với
nhau. Hơn nữa, chỗ dựa về tinh thần của gia đình, họ hàng, làng xóm là ông
bà tổ tiên, là thành hoàng làng và chỗ dựa tinh thần cho cả dân tộc là Tổ nước
Hùng Vương. Trong ý thức thờ cúng tổ tiên của cả nước đã được khắc sâu
hàng trăm năm, tạo nên thế song hành với thờ cúng tổ tiên của gia tộc, của
từng gia đình, cái này nương tựa vào cái kia không thể tách rời. Thờ cúng tổ
tiên là tín ngưỡng xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam, nó là sợi dây liên
kết để góp phần cột chặt tính thống nhất toàn dân tộc và cũng là cội nguồn
của các phong tục, tín ngưỡng khác. Cả cộng đồng cư dân Việt Nam được
củng cố bởi niềm tin chung một cội nguồn: tất cả là “đồng bào”, đều là “con
Lạc cháu Hồng”. Đây chính là nguồn sức mạnh tinh thần giúp cho dân tộc ta
vững vàng trước mọi sự đe dọa của thiên tai và giặc ngoại xâm. Với người
Việt Nam, từ bao đời nay, ngày giỗ Tổ Hùng Vương là sự tưởng nhớ, là sự trở
về với cội nguồn của dân tộc. Từ truyền thuyết bào thai trăm trứng đến sự tích
Hùng Vương, tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt hình thành
trong tâm thức của mình: Vua Hùng là vị Vua Thủy Tổ dựng nước, là Tổ tiên
của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Ghi nhớ và tôn vinh công lao
dựng nước của Tổ tiên là một nét đẹp văn hóa, ý thức đạo đức và bổn phận
của mỗi người. Đó là điều cốt lõi làm nên giá trị vĩnh hằng của văn hóa cộng
đồng Việt Nam, làm nên sức mạnh cố kết cộng đồng, đoàn kết toàn dân tộc.
Vì thế, giỗ Tổ Hùng Vương là ngày để cả dân tộc tưởng nhớ, biết ơn tiền nhân
đã có công sinh thành nòi giống; khai mở bờ cõi, tạo dựng hình hài đất nước.

Sự thờ cúng tổ tiên có một nét rất đặc thù là tổ tiên gia đình và tổ tiên
cả nước gắn rất chặt với nhau trong việc tưởng niệm và thờ cúng. Các vua

52
Hùng được coi là tổ tiên của người Việt. Cả nước tôn thờ một vị Quốc Tổ, đó
là truyền thống độc đáo, là nếp sống đầy bản sắc và bản lĩnh.

Trong ý thức thờ cúng tổ tiên của cả nước đã được khắc sâu hàng trăm
năm, hình thành nên thế song hành với thờ cúng tổ tiên của gia tộc, của từng
gia đình, cái này nương tựa vào cái kia không thể tách rời nhau được. Sự thờ
cúng tổ tiên không chỉ biểu hiện ở hai cấp nước và nhà như vừa nói mà còn
thấy sự thờ cúng tổ tiên của cộng đồng làng xã những vị tiền khai khẩn vùng
đất (Thành Hoàng)… Sự thờ cúng tổ tiên trung gian này cũng hết sức quan
trọng để tăng cố kết cộng đồng làng xã. Sự gắn bó cá nhân - gia đình - dòng
họ - làng, xã - đất nước là một nét cố hữu của đời sống tinh thần.

Như vậy, thờ cúng tổ tiên rõ ràng là một tín ngưỡng truyền thống sâu
sắc, một nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam được củng cố và duy trì khá
bền vững. Thông qua việc thờ cúng tổ tiên, ai cũng tin rằng tổ tiên gia đình,
dòng tộc của mình là linh thiêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống
cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp rủi ro, ân thưởng cho con
cháu khi làm điều thiện và cũng quở trách con cháu khi làm điều ác. Chính vì
vậy, niềm tin đó làm cho sự thờ cúng này tồn tại lâu bền. Hai yếu tố đạo lý và
tín ngưỡng đã xây dựng nền tảng cho sự thờ cúng tổ tiên đã và đang làm cho
nó trở thành nét sâu đậm văn hoá trong đời sống tâm linh của mọi người.

2.1.2 Thể hiện đạo đức truyền thống của người Việt
Thờ cũng tổ tiên không những thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con
người, mà còn là biểu hiện của đạo lý làm người, là nhu cầu hướng về cội
nguồn của gia đình và dân tộc. Với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chữ hiếu
không chỉ dừng lại ý thức, giáo dục đạo đức mà dần dần đã trở thành những

53
nghi thức, tập tục, khuôn mẫu thường xuyên nhắc nhở con cháu có trách
nhiệm với quá khứ, hiện tại và tương lai; với với anh em, chòm xóm và xã
hội.

Thờ cúng tổ tiên, đáp ứng nhu cầu tâm linh dân dã mà sâu sắc, linh
động mà quy củ, đơn giản mà bền vững. Khác với tôn giáo hiện có, tín
ngưỡng này không có giáo lý thật hệ thống sâu sắc, không có tổ chức chặt
chẽ, không có giáo luật nghiêm ngặt, không có thánh đường nguy nga, cũng
chẳng có giáo sĩ, giáo chủ đầy quyền uy, không hứa hẹn gì về thiên đường mà
cũng chẳng trừng phạt ai ở địa ngục. Lúc vui, khi buồn con cháu thường thắp
nén nhang với cơi trầu, chén nước trắng đạm bạc, mời ông bà tổ tiên về để
giãi bày gia sự, để chứng giám, nhằm chia vui, cộng khổ. Đôi khi chỉ là đĩa
xôi, miếng thịt, trước cúng sau ăn, nhưng cũng thoả mãn tâm linh người đang
sống. Dù là có phần “hư ảo”, song người ta vẫn cảm thấy yên tâm khi cầu
mong có sự phù hộ độ trì của tổ tiên. Tín ngưỡng này còn góp phần duy trì
mối quan hệ vô hình nhưng bền chặt giữa quá khứ với hiện tại, giữa những
người đang tồn tại ở dương gian với những người đã “về quê”, “khuất núi”.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam trong quá trình hình
thành, tồn tại của nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống
như lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lòng
hiếu học, lòng yêu nước. Trong đó, yêu nước là giá trị đạo đức hàng đầu trong
hệ thống đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó là những giá trị hết
sức quý báu mà chúng ta cần nghiên cứu, khai thác để phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng xã hội mới. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống,
có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nó là
một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Cùng với tiến trình
lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của
con người Việt Nam.
54
Thờ cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu kính: Trong gia đình, người Việt rất
chú trọng xây dựng gia đình, gia đình dòng họ là đơn vị cơ sở của xã hội.
Trong gia đình dòng họ, điều cốt lõi là con người phải có hiếu, hiếu gắn với
sự biểu hiện của nhân. Lấy chữ hiếu để cũng cố gia đình ổn định xã hội. Với
người Việt kính hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên là ý thức trong từng nghi lễ
thờ cúng tổ tiên đã có từ xa xưa. Hiếu với cha mẹ không phải chỉ là sự thể
hiện tình cảm và lòng biết ơn mà còn là trách nhiệm nghĩa vụ của đạo làm
con.

Hiếu với ông bà, cha mẹ trước hết là cách cư xử với người đang sống.
Đạo hiếu trong gia đình người Việt không chỉ nhắc nhở con cháu kính hiếu
mà cha mẹ phải quan tâm chăm sóc dạy dỗ con cái. Để dạy dỗ giáo dục con
cái nên người thì cha mẹ phải luôn là những tấm gương sáng cho con cái
trong cả lời nói và hành động.

Với người sống là như vậy, còn với người đã khuất thì người Việt bày
tỏ lòng hiếu kính sâu sắc. Thờ phụng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách
luân lý đối với người Việt, và nó thể hiện cho nhu cầu được phát lộ tình cảm
và niềm tin huyết thống trong môi trường gia đình. Bàn thờ là nơi ngự trị của
các bậc tiền nhân trong gia đình, vì thế nó thường đặt ở vị trí trung tâm và cao
nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi
bặm và côn trùng. Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc được thực hiện
một cách cẩn thận, tỉ mỉ.

Việc thờ cúng tổ tiên không chỉ dừng lại ở việc đối xử như thế nào với
người chết mà bên cạnh đó còn nhắc nhở những người đang sống hãy sống có
trách nhiệm, hướng thiện; hạn chế những điều vô luân bất hiếu, tự điều chỉnh
hành vi của mình trong mối quan hệ với cộng đồng, xã hội.

Như vậy giá trị văn hóa của người Việt vừa dung dị vừa sâu sắc và giàu
tính thực tiễn. Thể hiện một cách sâu sắc lòng hiếu thảo của con người Việt,
55
lẽ sống Việt: phụng dưỡng ông bà cha mẹ lúc còn sống, thờ phụng khi chết.
Bên cạnh đó giá trị văn hóa trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn là sự thể
hiện ý tưởng nhớ về cội nguồn.

Thông qua nghi lễ thờ cúng, người Việt Nam gửi gắm tình cảm biết ơn
đối với tổ tiên. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và vì “Cây có gốc mới nở cành
xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”. Trong mỗi gia đình, tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên dần trở thành đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, thành
“đạo hiếu”. Đạo hiếu là cái gốc của mỗi con người. Công cha, nghĩa mẹ như
núi cao, nước nguồn cho nên phải hiếu thảo với cha, mẹ khi còn sống, thành
kính, biết ơn, tiếc thương khi cha, mẹ khuất núi về với tổ tiên. Lòng hiếu thảo
là giá trị đạo đức quý báu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
Nam. Cùng với sự thể hiện đạo hiếu với tổ tiên, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
còn là sợi dây liên kết giữa những con người trong cuộc sống hiện tại. “Anh
em như thể chân tay”, bà con làng xóm “tắt lửa tối đèn có nhau”, tình nghĩa
xóm làng tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Từ đó lòng
nhân ái, tính cộng đồng được xây dựng, củng cố, cũng là những giá trị đạo
đức đáng trọng, không thể thiếu trong đời sống xã hội của mỗi con người.
Tưởng nhớ tới tổ tiên, người Việt Nam khéo bảo nhau phải sống sao cho xứng
đáng với kỳ vọng của tổ tiên “con hơn cha, nhà có phúc”. Để có cuộc sống ấm
no, hạnh phúc để có thể tự hào kính báo với tổ tiên, để khỏi phải hổ thẹn với
tổ tiên. Khi con cháu phấn đấu thành đạt thì “vinh quy bái tổ”. Tưởng nhớ đến
tổ tiên không chỉ là hoài niệm về quá khứ, mà chủ yếu là noi gương cha ông
để sống đẹp đẽ sao cho không phải hổ thẹn vớ tổ tiên. Trước hiện thực xâm
nhập của văn hoá phương Tây, cùng với quá trình hiện đại hoá và công nhiệp
hoá đất nước, chắc chắn kết cấu gia đình và các hình thức của nó sẽ có sự
biến động, trong đó có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Vấn đề là ở chỗ cần phải

56
duy trì, phát huy những yếu tố tích cực của đạo đức, lối sống... trong gia đình
truyền thống. Mặt khác, cần loại bỏ những yếu tố lạc hậu, bảo thủ có trong nó.
Sự khôi phục và phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên gần đây, phản ánh
nhu cầu của đại đa số nhân dân muốn bảo lưu, gìn giữ những truyền thống tốt
đẹp của ông cha.

Người Việt luôn cần cù, sáng tạo trong việc tạo dựng cuộc sống. Đức
tính cần cù, sáng tạo trong lao động cũng được hình thành và khẳng định một
phần thông qua ý thức về tổ tiên, cội nguồn. Tổ tiên không chỉ là tấm gương
sáng cho con cháu noi theo, hiếu đễ với tổ tiên còn có nghĩa là con cháu phải
thành đạt, thành đạt làm rạng rỡ tổ tiên, dòng họ, làng xóm, quê hương. Song
để thành đạt phải kiên trì tu luyện bản thân, phải chịu khó học hỏi: Đức tính
hiếu học cũng là một giá trị đạo đức tốt đẹp ẩn chứa trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên. Đạo lý hướng về cội nguồn riêng, về những người có công sinh
thành tạo dựng cuộc sống đối với con người Việt Nam thì đồng thời cũng là
đạo lý hướng về cội nguồn chung của dân tộc. Tình yêu quê hương, yêu đất
nước cũng được hun đúc từ đây. Người Việt về viếng tổ, là tỏ lòng kính hiếu
tổ tiên nhân thêm tình thương yêu con người, xứ sở. Kính hiếu với tổ tiên là
kính hiếu với Mẹ Âu Cơ, với Vua Hùng “đã có công dựng nước”. Lòng yêu
nước, tự hào dân tộc là giá trị đạo đức quý báu, xuyên suốt và có ý nghĩa định
hướng cho lẽ sống của con người Việt Nam. Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt Nam trong quá trình hình thành, tồn tại của nó đã góp
phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống như lòng hiếu thảo, lòng nhân
ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lòng hiếu học, lòng yêu nước.

Bản thân mọi giá trị không phải “nhất thành bất biến” mà nó luôn biến
đổi cùng tiến trình lịch sử. Các giá trị của ngày hôm qua chưa hẳn đã là giá trị
của ngày hôm nay. Nhưng giá trị đạo đức trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

57
như đã khái quát trên có thể nói là vĩnh hằng cùng với sự tồn tại và phát triển
của dân tộc, song bản thân tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng chứa đựng trong
nó những giá trị đạo đức không phải là không có hạn chế lịch sử, bởi nó là sản
phẩm tinh thần của “nền văn minh nông nghiệp”, “văn minh làng xã” trong
lịch sử. Việc kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống đòi hỏi phải được kết
hợp với những giá trị đạo đức mới. “Nội dung mới” cần được đưa thêm vào
“hình thức cũ” cho phù hợp với xã hội công nghiệp hiện đại. Hiếu với tổ tiên,
ông, bà, cha, mẹ cần được nâng lên cao hơn, đẹp hơn, đó là “hiếu với dân, với
nước”; lòng nhân ái phải được nhân lên thành chủ nghĩa nhân đạo; tính cộng
đồng cần được kết hợp với chủ nghĩa tập thể, lòng yêu nước phải gắn với yêu
chủ nghĩa xã hội; tính cần cù, sáng tạo trong lao động phải gắn với lòng tự tin,
ý thức làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Có như vậy thì những giá trị
đạo đức truyền thống, trong đó có những giá trị đạo đức trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên mới có ý nghĩa tích cực trong việc giữ gìn và xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Như vậy, có thể thấy rằng thông qua nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người
Việt đã có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục con người, được thể hiện
ở đạo lý làm người, có thứ bậc giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ.
Đó là một nét đẹp của nền văn hóa gia đình, dòng họ, dân tộc. Mặt khác, nó
đáp ứng được nhu cầu tâm linh của con người, từ đó củng cố thêm lòng hiếu
thảo vốn có của người Việt Nam, tạo nên một truyền thống tốt đẹp lưu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, đất nước đang vươn tới một xã hội
văn minh hiện đại, nhưng vẫn phải giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
trong đó mỗi gia đình là một tế bào của xã hội và việc thờ cúng tổ tiên vẫn
chiếm vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng người Việt.

58
2.2 Thực trạng và giải pháp trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

2.2.1 Thực trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện nay

Quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân ta là vấn đề được Đảng và Nhà
nước ta rất quan tâm và đã trở thành chính sách nhất quán, xuyên suốt. Một
trong những cơ sở của chính sách ấy là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do tín ngưỡng. Là một nhà chính trị,
một nhà cách mạng, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc đảm bảo quyền
con người và trong đó có quyền tự do tự do tín ngưỡng với tính đặc thù riêng
của nó. Việc khẳng định quyền tự do tín ngưỡng trong đó có quyền tự do tín
ngưỡng của người Việt và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của nhân
dân được đề cập.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng là một nhân tố góp


phần bảo đảm cho sự phát triển và cho sự thành công của cách mạng nước ta.
Đồng thời cũng đảm bảo cho tín ngưỡng được phát triển theo đúng pháp luật.
Quán triệt tư tưởng đó của chủ tịch Hồ chí Minh, Đảng Cộng sản
Việt Nam tiếp tục vận dụng sáng tạo vào trong công cuộc đổi mới đất nước.

Được hình thành từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xa
xưa, các nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Việt tồn tại, biến đổi, và phát triển
cùng với những thăng trầm của lịch sử. Sau 1975, nước ta giành được độc lập
hoàn toàn, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì thế mà đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa xã hội, của người Việt có nhiều thay đổi.

Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
Chúng ta đang phấn đấu phát huy nội lực, tranh thủ mọi nguồn lực từ bên
ngoài, chú trọng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội
chủ nghĩa trên cơ sở xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản

59
sắc dân tộc. Với quan điểm đổi mới toàn diện đồng bộ cùng những giải pháp
đúng đắn phù hợp về văn hóa – xã hội đã giúp Việt Nam có những bước tiến
đáng kể. Sự nghiệp kinh tế văn hóa, giáo dục đạt nhiều thành tựu to lớn, trình
độ dân trí được nâng cao…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì trong xã hội cũng
phát sinh những mặt yếu kém. Mặt trái của cơ chế thị trường như quy luật
cạnh tranh, sự đề cao sức mạnh của đồng tiền, tình trạng phân hóa giàu nghèo,
tệ tham nhũng, quan liêu, chạy theo lợi ích vật chất mà xem nhẹ giá trị đạo
đức văn hóa truyền thống đã tác động xấu đến nhiều lĩnh vực trong xã hội.

Tình hình thế giới cũng có nhiều biến đổi to lớn. Đó là sự tan rã của các
nước Xã hội chủ nghĩa Liên Xô và các nước Đông Âu. Khi đó là sự phát triển
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xu hướng toàn
cầu hóa về kinh tế văn hóa, sự trỗi dậy của các tín ngưỡng tôn giáo truyền
thống, sự phát triến của các tôn giáo mới…

Tất cả những điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội trên là những
yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay.

Phải khẳng định rằng trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước ta rất
quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của các tầng lớp nhân dân,
đáp ứng phần nào nhu cầu tâm linh của nhân dân. Các hình thức sinh hoạt văn
hóa truyền thống, như các nghi lễ thờ cúng tổ tiên được khôi phục và phát
triển. Nhằm khai thác kế thừa truyền thống và phát huy những giá trị văn hóa
đã được chung đúc từ hàng nghìn năm nay.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt gắn với đời thường, gắn với
sinh hoạt văn hóa cộng đồng, được chú trọng nhiều hơn

Xuất phát từ quan niệm “trần sao, âm vậy”, việc thắp hương thờ cúng
tổ tiên đã trở thành quen thuộc, phổ biến trong mỗi gia đình người dân Việt.

60
Thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên ngoài trách nhiệm đạo lý vốn là truyền
thống có hình thức giản dị, không mất nhiều thời gian, lại thiết thực trước là
thờ cúng tổ tiên, sau là con cháu được thụ lộc, con cháu nhớ tổ tiên thì cúng
bái cũng là tỏ lòng hiếu thảo của mình đối với tổ tiên. Vì thế truyền thống này
dễ đời thường hóa trong mọi gia đình, dù nông dân hay trí thức, dù con trưởng
hay con thứ, giàu hay nghèo, trai hay gái…phù hợp với quy luật tình cảm và
bản chất tự nhiên của con người. Do đó, khi làm bất cứ việc gì người ta cũng
thường xuyên thắp hương khấn vái tổ tiên phù hộ như: ốm đau, bệnh tật, sinh
nở, buôn bán, học hành, thi cử, gia đình nề nếp, con cái ngoan ngoãn…

Đời thường hóa không chỉ ở mỗi gia đình mà còn gắn với sinh hoạt văn
hóa cộng đồng. Ở nhiều nơi, đã có việc làm thiết thực, nhiều phong trào quần
chúng như: phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa, xây
dựng gia đình, làng, xã văn hóa khu dân cư kiểu mẫu”… tưởng niệm các anh
hùng dân tộc như: hội Đền Hùng, hội Đền Gióng…nêu rõ truyền thống đánh
giặc giữ làng, bảo vệ thuần phong mỹ tục, bước đầu hình thành một số nghi
thức mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội, cải tạo phong tục tập quán lạc hậu
được quần chúng nhân dân hưởng ứng và tham gia tích cực.

Giá trị văn hóa của nghi lễ thờ cúng tổ tiên còn thể hiện ở tư tưởng coi
trọng đạo đức gia đình, trọng tình cảm trên dưới của con người. Điều chỉnh
hành vi cư xử giữa các thành viên trong gia đình, họ tộc từ đó nhân lên tình
yêu quê hương đất nước, trung thành với cách mạng, với Tổ quốc. Từ chỗ
coi trọng tình cảm huyết thống “chung giọt máu đào”, người Việt nâng
lên thành tình cảm của một cộng đồng dân tộc, cùng chung một bọc “đồng
bào”. Vì thế, mọi người Việt Nam bất kỳ ở đâu cũng thân ái, tin cậy, đoàn
kết, giúp đỡ lẫn nhau.

61
Hơn thế nữa là trong xã hội hiện nay, cơ chế thị trường mở, văn hóa
phương Tây du nhập mạnh mẽ thì nền văn hóa cũng như đạo đức của con
người cũng bị xói mòn dần đi. Chính vì thế cần phát huy giá trị tích cực của
văn hóa truyền thống để giáo dục cho thế hệ trẻ lối sống đạo đức, lành mạnh.
Trong văn hóa truyền thống đấy thì không thể không nói đến tín ngưỡng thờ
cũng tổ tiên của người Việt. Từ những tác động của xã hội và nhu cầu về tâm
linh của con người ngày một tăng lên thì thờ cũng tổ tiên được chú trọng
nhiều hơn.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện nay vận động theo xu hướng phục hồi
lại truyền thống.

Những năm qua, đời sống tín ngưỡng tôn giáo trong nhân dân ta có
chiều hướng phát triển rất đa dạng và phức tạp với những biểu hiện vừa tích
cực, vừa tiêu cực. Cái hay, cái dở, cái lành mạnh và không lành mạnh luôn
đan xen nhau. Biểu hiện của mặt tích cực là các cá nhân có xu hướng tự tu
dưỡng, giữ gìn đạo đức, hướng thiện, phục thiện trong hoàn cảnh xã hội nảy
sinh nhiều vấn đề phức tạp, hệ thống các giá trị chuẩn mực đang bị đảo lộn,
đạo đức xã hội xuống cấp… Đó còn là xu hướng quay trở lại gìn giữ những
giá trị tích cực của các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, góp phần làm tăng thêm tình
cảm cộng đồng, khôi phục lại những biểu tượng văn hóa truyền thống, là biểu
hiện của đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Việc thờ cúng tổ tiên đã trở thành
truyền thống tốt đẹp. Ngày giỗ, ngày tết là ngày anh em xa gần hội tụ, gia
đình đông đủ quay quần bên bàn thờ tổ tiên để tưởng nhớ đến công đức của
tổ tiên và công lao của ông bà cha mẹ, mọi người đều như thấy trách nhiệm
của mình phải cố gắng hơn nữa để đền đáp công ơn tổ tiên làm rạng danh
truyền thống gia đình quê hương, đất nước.

62
Với người Việt hiện nay, việc thờ cúng tổ tiên ở các cấp độ được biểu
hiện như một hoạt động văn hóa mang tính xã hội và giáo dục. Nó được thể
hiện xu hướng chủ đạo trong sự vận động của các nghi lễ thờ cúng tổ tiên của
người Việt hiện nay. Người tham gia nghi lễ thờ cúng tổ tiên càng có điều
kiện để bình tâm, thư thái, thăm hỏi động viên nhau, chăm lo cho gia đình
dòng họ, làng xã và cao hơn là dân tộc.

Người Việt xưa nay thờ cúng tổ tiên biểu hiện không cốt ở lễ vật nhiều
hay ít mà cốt ở lòng thành, lòng hiếu thảo, biết ơn thành kính. Vì vậy, nó đã
đáp ứng được phần nào nhu cầu tâm lý tinh thần tâm linh của các cá nhân và
cộng đồng người Việt.

Kính hiếu, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ và phấn đấu học tập rèn
luyện để làm rạng rỡ truyền thống gia đình họ tộc, quê hương là một truyền
thống lẽ sống của thế hệ trẻ. Và với thế hệ trẻ hiện nay lòng hiếu thảo đó
không chỉ dừng lại ở việc trở thành con ngoan hiếu thảo mà còn trở thành một
công dân tốt. Chính vì vậy, thế hệ trẻ phải tự học tập, rèn luyện, để nắm bắt
những tri thức mới, dám nghĩ dám làm, dám phá bỏ định kiến, vượt lên những
hạn chế truyền thống để kết hợp những tinh hoa của thời đại với dân tộc. Từ
đó, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng
một xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là những năm gần đây, xu hướng tìm
về nguồn cội tổ tiên, là con cháu của một họ tộc đều có trách nhiệm báo đền
ơn nghĩa với ông bà tổ tiên. Nhiều họ đã sửa sang xây lại nhà thờ họ, khôi
phục lại việc họ, tìm và viết lại gia phả, tổ chức ngày giỗ họ. Sự phục hưng,
phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dòng họ không chỉ tạo niềm
vui, sự phấn khởi, niềm tự hào trong mỗi thành viên trong họ tộc mà còn có ý
nghĩa sâu sắc. Tuy cuộc sống mới có nhiều tác động và làm biến đổi đối với

63
các nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong dòng họ, nhưng dòng họ vẫn có một vai trò
to lớn trong xã hội hiện nay. Nhu cầu tình cảm huyết thống, tâm linh đã khiến
mọi thành viên trong dòng họ cố gắng sống tốt hơn.

Thờ cúng tổ tiên trong các gia đình, dòng họ hiện nay đã có phần giản
đơn, song phần ý thức tâm linh vẫn được đề cao. Qua đây có thể thấy xuất
phát từ những quan niệm đúng đắn, từ mối liên hệ huyết thống sâu nặng trong
gia đình cũng như trong họ tộc, các nghi lễ thờ cúng tổ tiên đã góp phần làm
phong phú đời sống tinh thần của người Việt. Đó cũng là việc bảo tồn và phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống chống lại làn sóng xâm lăng về văn
hóa khi đất nước vận hành cơ chế thị trường.

Bên cạnh những nét đẹp truyền thống được bảo tồn và phát huy, thì
thờ cúng tổ tiên của người Việt trong những năm gần đây còn có những quan
niệm sai lệch, những biểu hiện chưa tốt như các hủ tục cũ theo hướng mê tín.

Xuất phát từ nhu cầu văn hóa, đạo đức, tín ngưỡng, tâm linh, mà hiện
nay dòng người hành hương ngày một lớn, địa chỉ hành hương ngày một
rộng, thời gian hành hương ngày một dài nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh.
Trong lễ hội, cái ranh giới giữa tín ngưỡng thành tâm, tự nguyện với sự mê
muội đôi khi rất mỏng manh. Trong gia đình, nhiều người vì quá tin vào sự
tồn tại của tổ tiên, thần thánh nên làm bất cứ việc gì cũng khấn vái gia tiên,
thần thánh. Tự mình khấn vái, cầu xin chưa đủ, chưa yên tâm, họ còn mời
thầy cúng lễ về nhà. Việc làm này vừa tốn kém thời gian, tiền của và sức
khỏe. Không ít người không phân biệt được giữa tình cảm tâm linh tôn kính,
biết ơn, nhu cầu bày tỏ và phụng thờ những người có công với sự mê tín. Cứ
tin và làm theo sự chỉ dẫn của một số kẻ buôn thần bán thánh.

Cũng có những người trong đời thường không quan tâm rèn luyện giữ
gìn phẩm chất đạo đức cá nhân, không chú trọng làm điều nhân nghĩa mà ham

64
bói toán, dâng sớ cầu xin cho mình những điều mà không chỉ thánh thần, mà
bất cứ người nào có lương tri đều không thể chấp nhận được. Lại có người bất
hiếu với cha mẹ, nhân dân, bất tín với bạn bè… chỉ chăm lo đi lễ chùa cầu xin
thăng quan tiến chức, thì chẳng những trái với đạo đức cách mạng mà còn trái
với đạo đức tôn giáo, tín ngưỡng.

Trong các lễ hội cấp làng xã, cũng như cấp quốc gia, hiện tượng mê tín
dị đoan cũng thể hiện khá rõ nét. Những sinh hoạt tâm linh gần gũi với tôn
giáo như ma chay, lễ hội, đình đám, bói toán, tử vi, tướng số… bung ra một
cách tràn lan. Gọi hồn cũng là một biểu hiện của mê tín dị đoan của người
Việt. Có người quan niệm cô hồn là khâu trung gian, là người có khả năng
liên hệ được giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa con người ở cuộc đời
thực và thế giới vô hình, giữa người sống và người chết, giữa địa ngục và trần
gian. Ở các gia đình thường gọi hồn thông qua các thầy cúng, thầy phù thủy
để người nhà đã chết nhập hồn vào người nào đó và nói lên những lời của
người đã chết.

Chính những hủ tục cũ, thiên về duy tâm, mê tín, một mặt đã làm giảm
đi những giá trị truyền thống tốt đẹp của việc thờ cúng tổ tiên. Mặt khác, nó
còn làm cho chính những con người này mất dần niềm tin vào cuộc sống, vào
chính mình trở nên bạc nhược, thụ động, hèn kém trong cuộc sống. Vấn đề
trên bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau như do nhận thức của một số
cá nhân còn hạn chế, do ảnh hưởng của thói quen, tâm lý lạc hậu, do sự tác
động của những điều kiện kinh tế - xã hội, sự buông lỏng quản lý, giáo dục
của một số cấp, nghành…

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đang ngày càng bị lợi dụng và hoạt động
mê tín dị đoan. Từ niềm tin mê muội, cuồng nhiệt, viển vông dựa trên sự suy
luận nhảm nhí, bậy bạ đã xuất hiện các hiện tượng gọi hồn, đốt vàng mã, lợi

65
dụng nhà ngoại cảm, mời thầy cúng bốc bát nhang, cúng giỗ, cầu siêu… trong
các hoạt động thờ cúng tổ tiên. Xu hướng này cũng có chiều hướng gia tăng
trong những năm tới đã và đang ảnh hướng tới đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, đến trật tự an ninh và an toàn xã hội.

Chính những hủ tục cũ, thiên về duy tâm, mê tín, một mặt đã làm giảm
đi những giá trị truyền thống tốt đẹp của việc thờ cúng tổ tiên. Mặt khác, nó
còn làm cho chính những con người này mất dần niềm tin vào cuộc sống, vào
chính mình trở nên bạc nhược, thụ động.

Hình thức thực dụng, phô trương lãng phí của các hoạt động thờ cúng
tổ tiên.

Hiện tượng đốt vàng mã tràn lan, nhất là dịp lễ tết, ma chay, giỗ chạp.
Vào dịp tháng bảy (âm lịch) hàng năm, người ta sẵn sàng mua nhiều đồ vàng
mã gồm nhiều kiểu đồ dung như: giày dép, quần áo, bát đĩa… và cả những
tiện nghi thời hiện đại: ô tô, xe máy, đô la, tủ lạnh, nhà lầu, xe hơi, máy bay…
Những hàng mã loại này có giá trị rất lớn, nhưng cũng chỉ dùng để đốt đi, gửi
xuống cõi âm, theo như người ta tin là cho người thân mang theo xuống âm
phủ để sử dụng và mong tổ tiên phù hộ cho họ được lại nhiều như thế.

Tương tự như trên, việc sản xuất ra các loại giấy tiền (gọi là tiền âm
phủ) và những tờ giấy màu vàng màu bạc, tượng trưng cho vàng bạc thật để
hóa vàng cho người mất. Hiện nay người ta vẫn chưa thống kê cụ thể chính
xác về mức độ thiệt hại do đốt vàng mã gây nên, đó là một thiệt hại khá lớn
gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Vấn đề này đã trở thành phổ biến, khiến
cho mọi người lo ngại và là sự nhức nhối của toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện
tượng đốt vàng mã tràn lan, lãng phí xảy ra hầu như là ở khu vực thành phố.

Không ít người trong cuộc sống quan niệm tiền là cái quyết định tất cả,
không chỉ trong quan hệ kinh tế, xã hội, mà trong đời sống tình cảm do những

66
lẽ sống của những người này mà có nhiều sai lệch, quan hệ gia đình, mẫu tử,
tình yêu, quan hệ vợ chồng, anh chị em bị đồng tiền làm cho mất giá trị nhân
văn của nó. Thời nay, với niềm tin về thế giới âm hồn vĩnh hằng, không hiếm
những người con khi cha mẹ còn sống thì đối xử vô tâm bội bạc, nhưng khi
chết thì làm đám ma linh đình, xây mồ mả cúng tế hoành tráng, như thể việc
chăm sóc người tốt quan trọng hơn người sống. Hoặc người ta coi việc phụng
thờ âm hồn là hoàn toàn có thể bù đắp, chuộc lỗi cho mọi thiếu hụt, sai sót
của thế giới trần gian.

Việc đề cao ghi nhớ công ơn ông bà tổ tiên trong dòng họ là điều đáng
quý, nên làm. Song cũng chính việc này mà cũng làm nảy sinh những quan
niệm không đúng, những hiện tượng tiêu cực, không ít những người lấy mâm
cao cỗ đầy, lợi dụng chức quyền để biến việc tang lễ, giỗ chạp, mừng thọ của
ông bà cha mẹ thành dịp kinh doanh thu tiền. Tôn kính người đã khuất mang
ý nghĩa đạo đức nhưng đi cùng với nó là những lễ vật quá tốn kém, rườm rà,
bày vẽ. Vì thế mà tùy vào điều kiện giàu nghèo nếu không nó sẽ trở thành
gánh nặng, thành cái cớ vì mục đích khác. Sự phục hồi dòng họ với các loại
hình tín ngưỡng đôi khi dẫn đến những hiện tượng không đúng như xôi thịt
linh đình, tốn thời gian, tiền của công sức.

Giỗ lớn hay bé, cuối cùng cũng chỉ là trước cúng sau cấp. Việc tôn vinh
người sáng nghiệp, nêu gương bậc tiền liệt, đoàn kết sum họp bà con họ hàng,
anh em, giáo dục truyền thống, nêu tiêu chí phấn đấu cho các thành viên gia
tộc, dần dần bị mai một.

Người Việt vốn quan niệm hệ thống mồ mả ứng với thế giới vong hồn
có tác động trực tiếp lên thế giới người còn sống. Người ta tin rằng mọi hiện
tượng vui - buồn, sướng - khổ, phúc - họa nơi trần gian đều có tính hệ quả,
chịu sự chi phối mạnh mẽ từ thế giới âm hồn. Ai chăm sóc tốt phần mộ thì có

67
thể hưởng lợi, được tổ tiên ông bà phù hộ, ban phúc lộc, nếu không dễ bị
giáng họa… Các khái niệm mộ kết, mộ phát, động mồ động mả… là ví dụ
điển hình của niềm tin tín ngưỡng thể hiện sự ràng buộc sâu sắc giữa dương
gian và cõi âm. Như thế, trong sự cầu cúng tổ tiên, săn sóc mồ mả, bên cạnh
sự tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân là mục đích mưu cầu lợi ích cho bản thân
gia đình người còn sống. Nói cách khác, tính vụ lợi và thực dụng luôn song
hành cùng cái gọi “uống nước nhớ nguồn”, thể hiện tính hai mặt hiện hữu
trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Mới hiểu tại sao người ta có
thể lao tâm khổ tứ đến vậy với chuyện mồ mả.

Vì thế cho nên xu hướng đua đòi xây mồ mả với quy mô ngày càng lớn
đã dẫn đến diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần để nhường chỗ cho diện tích
đất nghĩa trang. Số tiền chi cho đám tang, xây cất mồ mả khá lớn, có gia đình
phải dùng nhiều xe tải để chở vòng hoa, câu đối; cũng có ngôi mộ xây cất cầu
kỳ với kinh phí từ hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng, những ngôi mộ
xây bình thường cũng phải lên tới 5 – 7 triệu đồng. Những hiện tượng đó trở
thành vấn đề nhức nhối, làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống, lối
sống cần kiệm, giản dị của dân tộc, phá hoại thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng
xấu tới đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân. Trong những năm tới, xu
hướng này có khả năng phát triển hơn nếu các cấp các nghành buông lỏng
quản lý, thiếu giáo dục về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang, lễ hội.

Một hiện tượng đáng nói hiện nay đó là tổ chức dòng họ, gia tộc đang
có chiều hướng lấn át cộng đồng làng xã (chính quyền dòng họ, chi bộ dòng
họ) theo xu hướng từ xa xưa “một người làm quan, cả họ được nhờ”. Chính
điều này đã và đang diễn ra một sâu rộng, làm ảnh hưởng đến đời sống của
cộng đồng dân cư, điều này nhiều khi là do lối sống ích kỷ, co cụm, tiểu nông
mà ra.

68
Một vấn đề đặt ra trong xã hội hiện nay là con gái có được quyền thờ
cúng tổ tiên.

Từ lâu, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo
đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời
sống tâm linh của người Việt Nam, đặc biệt là cuộc sống ở các làng quê. Theo
phong tục, con trai trưởng là người có trách nhiệm tổ chức. Nếu con trai
trưởng không còn thì việc cúng giỗ sẽ do cháu đích tôn tổ chức (khi nào
trưởng nam không có con trai nối dõi thì mới đến con thứ). Con trai có trách
nhiệm thờ cúng cha mẹ và tổ tiên, con gái đi lấy chồng thì phải theo chồng, có
trách nhiệm thờ phụng tổ tiên nhà chồng. Trong thời đại ngày nay, phong tục,
tập quán, tín ngưỡng của người Việt Nam, nhất là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
đã dần dần không còn có sự phân biệt giữa nam và nữ, bởi một lẽ không phải
gia đình nào cũng có con trai và việc thờ cúng không nhất thiết phải giao cho
con trai trưởng (hay cháu đích tôn) đảm nhiệm. Theo quan niệm xưa cũ nhiều
gia đình vẫn mang nặng tư tưởng sinh con trai để nối dõi tông đường, hương
khói tổ tiên. Chuyện giao nhiệm vụ thờ cúng gia tiên cho con trai đã thành
một nếp nghĩ, một thói quen thậm chí như một chuẩn mực văn hóa nhưng đã
lâu đời trong xã hội Việt Nam khi từ mẫu quyền chuyển sang phụ quyền. Sau
khi có chính sách kế hoạch hóa gia đình thì chuyện coi trọng đẻ con trai được
nhiều người chú trọng. Thậm chí có những hành động vi phạm pháp luật như
chọn giới tính hay hủy cả thai khi nó không phải là con trai. Đây là một tập
tính cũ, vi phạm pháp luật không phù hợp với xã hội hiện đại. Vấn đề này dẫn
đến sự bất thường về tỷ lệ giới tính. Các cụ thường hay nói con cái do trời
sinh, mà trời sinh thì phải có nam, có nữ. Thế nhưng, vì chỉ nghĩ đến trọng
nam và khi nam nhiều hơn nữ gây ra sự bất ổn trong xã hội. Nó đã và đang
dẫn tới những phức tạp không chỉ trong chuyện giới tính nữa mà cả trong cả

69
kinh tế, chính trị và xã hội. Đâu là nguyên do dẫn đến sự bất bình thường đó.
Điều này xuất phát từ quan niệm đàn ông là trụ cột gia đình dẫn đến quan
niệm chỉ có con trai mới làm việc thờ cúng tổ tiên và được phép làm việc đó.
Trong khi có nhiều phụ nữ, từ cổ xưa đến bây giờ họ rất có hiếu với cha mẹ,
tổ tiên. Tất nhiên so sánh thì khập khiễng nhưng không có nghĩa là cái hiếu
của phụ nữ ít hơn nam giới. Do vậy, cần phải coi như thế nào là chuẩn mực
văn hóa, cái chuẩn mực nào là đúng và cần lưu giữ, còn cái chuẩn mực nào
cần phải thay đổi. Đây là tư tưởng phong kiến của chế độ phụ quyền không
còn phù hợp với xã hội hiện đại. Nhưng việc chỉ coi trọng con trai là quan
niệm lâu đời, thậm chí có thời kỳ ghi thành luật trong chế độ phong kiến, tội
lớn nhất trong dân gian là không đẻ được con trai để nối dõi tông đường.

Tư tưởng đó ăn sâu đến cả nghìn năm không dễ xóa bỏ, thay đổi.
Chúng ta đang đổi mới nên bây giờ nhận thức đã khá lên nhiều và chúng ta có
thái độ lạc quan về vấn đề này. Chúng ta không được chùn bước và phải tiếp
tục thay đổi để một ngày nào đó quan niệm cũ bị bỏ đi. Nam có quyền kính
hiếu với ông cha tổ tiên thì nữ cũng vậy. Thậm chí trên cuộc sống nhiều
người nữ đã biết giữ gìn truyền thống tổ tiên. Tóm lại, đây là một quan niệm
cũ, về đúng hay sai thì ta chưa bàn nhưng bây giờ với đời sống hiện đại và
tình hình thực tế thì nữ đã và đang làm rất tốt vai trò thờ cúng tổ tiên. Nhưng
con cái là trời cho, nhiều gia đình sinh con một bề đã “tập huấn” con gái biết
thờ cúng gia tiên. Bởi trước kia, các gia đình thường có cấu trúc tam đại, tứ
đại đồng đường, anh em trai có gia đình nhưng vẫn sống chung với nhau và
sống chung cùng bố mẹ. Mọi cúng giỗ do con trai trưởng của gia đình, dòng
họ đảm trách. Mảnh đất gia đình dòng trưởng sinh sống cũng là mảnh đất của
cha ông để lại. Tính chất đó quy định trách nhiệm cúng giỗ trao cho dòng
trưởng. Ngày nay, hệ thống gia đình hạt nhân, con cái không ở cùng cha mẹ,

70
anh chị em không sống chung trong một ngôi nhà. Quan niệm ai cúng người
đó được hưởng lộc nên mọi gia đình đều có ban thờ gia tiên. Như vậy, trọng
trách cúng giỗ không còn chỉ là con trai trưởng, trưởng họ, trưởng tộc. Nhu
cầu cúng giỗ tổ tiên là nhu cầu của mọi thành viên trong gia đình gồm cả nam
và nữ.

Như vậy, qua thực trạng thờ cúng tổ tiên của người Việt hiện nay, có
thể thấy thờ cúng tổ tiên đang được khôi phục và phát triển nhanh từ nông
thôn đến thành thị. Song bên cạnh những giá trị tích cực cần phải giữ gìn và
phát huy ý thức tâm linh để tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, giáo dục truyền
thống gia đình cho con cháu, chăm lo lưu giữ, tôn tạo phần mộ, xây dựng tu
sửa nơi thờ tự tổ tiên, phục hồi các nghi lễ truyền thống, không gian thiêng,
thời gian thiêng… Thờ cúng tổ tiên và các nghi lễ thờ cúng tổ tiên hiện nay
đang có nhiều diễn biến phức tạp, tiêu cực cần phải khắc phục như:
một bộ phận tuyệt đối hóa giá trị tâm linh của thờ cúng tổ tiên nên bị lợi dụng
vào mục đích mê tín gây lãng phí tiền bạc của Nhà nước và nhân dân; đề cao
quan hệ cộng đồng huyết thống, xem nhẹ các quan hệ xã hội khác dẫn đến
dẫn đến cục bộ, hẹp hòi… Đồng thời du nhập một số lễ nghi, lễ vật không
phù hợp ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân như: đua
nhau sắm sửa vàng mã trong các dịp lễ, tết; nạn phong bì… làm biến dạng ý
nghĩa nhân văn sâu sắc của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tạo điểu kiện cho tư
tưởng cơ hội, trục lợi, vì mục đích buôn thần bán thánh.

2.2.2 Một số giải pháp để phát huy những giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt trong điều kiện ngày nay
Như chúng ta đã thấy thì tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên của người Việt
đang được khôi phục và phát triển nhanh, mang lại những giá trị tích cực như
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện đạo đức truyền thống của người

71
Việt. Tuy nhiên bên cạnh những giá trị tích cực đó còn tồn tại những biểu
hiện sai lệch về loại hình tín ngưỡng này. Để việc bảo tồn và phát huy những
giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, theo tác giả cần phải quan tâm
thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường các biện pháp tổ chức, quản lý hành chính kết hợp
với tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của người dân

Sự tồn tại những hoạt động trong các lễ hội cổ truyền, trong tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên, đặc biệt là các hoạt động thương mại hóa trong lễ hội là một
hiện tượng không lành mạnh, cần sớm loại bỏ vì nó đã gây ra những hậu quả
nghiêm trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Về phía nhà nước và các cơ quan chức năng phải có sự quản lý giám
sát chặt chẽ các hoạt động tổ chức, kinh doanh trong lễ hội. Muốn vậy cần
phải phân trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, ban ngành tránh hiện tượng
chồng chéo chức năng nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, cũng cần phải giáo dục ý thức của người dân. Vì nếu chỉ
thắt chặt công tác quản lý mà không kết hợp với tuyên truyền giáo dục ý thức
tự giác cho nhân dân thì sẽ không mang lại hiệu quả thiết thực. Người dân sẽ
không tự giác chấp hành, vì lợi nhuận mà tiếp tục vi phạm: “buôn thần bán
thánh”. Đồng thời du nhập một số lễ nghi, lễ vật không phù hợp ảnh hưởng
đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân như: đua nhau sắm sửa vàng mã
trong các dịp lễ, tết; nạn phong bì… làm biến dạng ý nghĩa nhân văn sâu sắc
của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tạo điểu kiện cho tư tưởng cơ hội, trục
lợi. Cần kiên trì giáo dục, hạn chế những yếu tố thiếu lành mạnh, mê tín dị
đoan trong tổ chức tang ma, giỗ chạp, lễ hội như: xem bói, xem quẻ, cúng gọi
hồn…; cần làm cho mọi người thấy rõ những nguy hại của việc lợi dụng
chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động chia rẽ khối đại đoàn kết

72
dân tộc và Nhà nước Việt Nam sẽ kiên quyết xử lý, nghiêm trị những kẻ lợi
dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để phá vỡ sự ổn định chính trị - xã hội, gây rối
trật tự công cộng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Hai là, xây dựng môi trường văn hóa – xã hội lành mạnh.

Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là
một mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới. Sự nghiệp xây dựng nền
văn hóa mới muốn tành công phải dựa vào lòng dân, phải “làm cho văn hóa
thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động của xã hội, và từng tập thể và
cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người,
tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa
học phát triển” [17, tr.208].

Trên cơ sở đẩy mạnh phong trào thi đua “Toàn dân xây dựng đời sống
văn hóa”, xây dựng môi trường văn hóa – xã hội lành mạnh là điều kiện
không thể thiếu được và góp phần phát huy những giá trị tích cực và hạn chế
những mặt tiêu cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và nhất là trong nghi lễ
thờ cúng tổ tiên. Môi trường văn hóa – xã hội đầu tiên phải bàn đến là môi
trường gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội là cái nôi con người được sinh
ra và nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành nhân cách, giáo dục
nếp sống, đạo lý cho con người. Giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia
đình truyền thống cho mọi người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta, nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng
gắn kết cá nhân – gia đình – làng xóm – tổ quốc; giáo dục lòng nhân ái, khoan
dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, sự tinh tế trong ứng xử, trong lối sống, cái tiến
bộ trong văn hóa của các dân tộc, đi liền với sự đấu tranh chống cái lạc hậu,
lỗi thời trong phong tục, lề thói cũ.

73
Để tạo ra môi trường sống lành mạnh ở gia đình và xã hội, trước hết
chúng ta phải chú ý tới các điều kiện tồn tại của gia đình như nhà ở, việc
làm… Đồng thời xây dựng các quan hệ ứng xử sao cho thích hợp với mọi lứa
tuổi, với vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên trong trật tự gia đình: kính
trọng ông bà, nhớ ơn cha mẹ, thương yêu con cháu, anh em họ hàng. Xây
dựng môi trường văn hóa – xã hội lành mạnh, cần xây dựng nếp sống văn
minh trong cộng đồng làng, xã, phường… thu hẹp khoảng cách giữa thành thị
và nông thôn, giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt cần
sự thực hiện nghiêm túc chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền tự do tín
ngưỡng của công dân, tham gia tích cực xây dựng nếp sống mới lành mạnh,
văn minh trong tiệc cưới, việc tang, lễ hội, hạn chế và loại bỏ những hủ tục.

Ba là, chăm lo đời sống vật chất, nâng cao trình độ mọi mặt cho nhân
dân.

Để góp phần chăm lo đời sống vật chất cho nhân dân, trước tiên Đảng
và Nhà nước ta phải đảm bảo việc làm đầy đủ và hợp lý cho người lao động,
cải thiện các điều kiện làm việc cho người lao động. Vì trong chủ nghĩa xã
hội, lao động là quyền xã hội cơ bản của con người, quyết định nguồn thu
nhập và khẳng định giá trị của con người. Cùng với vấn đề việc làm hợp lý thì
quyền được hưởng thụ những thành quả lao động của mình cũng là một mặt
hết sức quan trọng của cuộc sống con người. Con người được đặt vào vị trí
trung tâm của các chương trình kinh tế - xã hội, hay nói cách khác, chính sách
kinh tế của Đảng và Nhà nước hướng vào cải thiện các điều kiện sinh hoạt vật
chất và văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Thực tế những năm qua, chính sách mở cửa của nền kinh tế đã tạo ra
những biến đổi to lớn về đời sống cho nhân dân. Đảng và Nhà nước ta thực
hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành

74
phần lấy việc giải phóng lực lượng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã
hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến
khích phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức kinh doanh ở nước ta,
xác lập củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản
xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày càng tốt hơn.

Khuyến khích làm giàu chính đáng đi đôi với xóa đói giảm nghèo, để
không diễn ra sự chênh lệch quá đáng về mức sống, về trình độ phát triển giữa
các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền. Chăm lo, nâng cao đời sống vật chất
cho nhân dân là giải pháp cơ bản, lâu dài đòi hỏi sự cố gắng của toàn Đảng,
toàn dân. Bên cạnh chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, đồng thời không
ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, đòi hỏi phải không ngừng
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao
động trên tất cả các lĩnh vực, đảm bảo công bằng xã hội. Mục tiêu mà Đảng ta
xác định đó là kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, dân
chủ, con người phát triển toàn diện. Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã - hội. Nâng cao đời sống tinh thần cho nhân
dân trên cơ sở giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc, tiếp thu
có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại.

75
Tiểu kết chương 2
Tóm lại, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng mang
đậm tính nhân văn của dân tộc Việt. Những người đã khuất không bị lãng
quên trong tâm tưởng của người còn lại chứng tỏ dân tộc Việt là một dân tộc
đặc biệt mang trong máu một thứ tình cảm không thể tìm thấy ở các dân tộc
châu Âu. Và khi xã hội càng hiện đại, đồng tiền càng lên ngôi thì các giá trị
đạo đức của con người càng bị xói mòn, cho nên thờ cúng tổ tiên bây giờ lại
mang ý nghĩa thời đại sâu sắc. Làm sao để người Việt Nam giữ được văn hóa
tốt đẹp của mình trong bối cảnh giao lưu văn hóa diến ra mạnh mẽ và cuộc
sống ngày càng hiện đại, nhiều giá trị văn hoá truyền thống bị lãng quên? Cái
may nhất của chúng ta là còn một thứ không thể gì bào mòn đi được là thờ
cúng tổ tiên. Vì thế chúng ta phải phát huy nó lên. Những yếu tố cũ chắc chắn
sẽ phải thay đổi, ngày nay người ta không phải vui tết bằng thịt mỡ, dưa hành,
câu đối đỏ… mà còn có nhiều thứ khác tốt hơn, nhưng giá trị tinh thần, giá trị
dân tộc phải được thể hiện. Và để giữ được truyền thống thì chúng ta phải hóa
thân truyền thống ấy vào trong đời sống hiện đại.

Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt còn biểu hiện mặt tích cực về
phương diện đạo đức làm người và là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của
người Việt nhưng ngược lại cũng bộc lộ mặt hạn chế như sự mê tín, phô
trương lãng phí trong nghi thức thờ cúng. Việc tổ chức cúng giỗ linh đình, sản
xuất và đốt vàng mã tràn lan, việc trùng tu mồ mả ông bà với quy mô như một
lăng tẩm với chi phí lớn, những việc này vừa lãng phí tiền của và công sức,
vừa phí phạm nhiều diện tích đất, đáng lẽ ra chỉ nên sử dụng cho những mục
đích hữu ích và thực tế hơn. Vấn đề bảo tồn các giá trị tích cực của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là một vấn đề không hề đơn giản, vì

76
vấn đề này phản ánh trực tiếp những biến đổi sâu sắc của đời sống xã hội hiện
nay. Để định hướng đúng đắn hoạt động của loại hình tín ngưỡng này vận
động theo chiều hướng tích cực, khắc phục mặt tiêu cực cần thực hiện đồng
bộ các giải pháp trên. Tuy nhiên ở mỗi gia đình, dòng họ, mỗi địa phương có
sự khác nhau về hoàn cảnh kinh tế - xã hội, trình độ nhận thức, thói quen tâm
lý, tình cảm mà có thể vận dụng những biện pháp cụ thể. Tựu chung lại thì
biện pháp nào, chính sách nào cũng làm sao cho “Đẹp đời, tốt đạo”, phát huy
được tính tích cực của tôn giáo, tín ngưỡng đó.

77
KẾT LUẬN

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là nét đẹp trong sinh hoạt
văn hóa cộng đồng, góp phần hình thành nên một ý thức hệ thống văn hóa xu
hướng hướng về tổ tiên, cộng đồng tạo nên một sức mạnh “nội sinh” của
người Việt. Ấy chính là nét văn hóa truyền thống góp phần bảo tồn di sản tinh
thần và đạo đức trong đời sống con người lưu truyền từ ngàn xưa.

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, đất nước trên đà hội nhập kinh tế
thế giới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trong bối cảnh các
thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn chưa từ bỏ âm mưu “diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ, chúng thường xuyên khai thác, xuyên tạc vấn đề nhân
quyền, nhất là vấn đề dân tộc và tôn giáo nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Việc bảo tồn, phát huy một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có
sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là việc làm vô cùng quan trọng và cấp
bách. Thực tiễn cho thấy, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường; sự xâm
nhập của văn hóa phương Tây đã và đang làm thay đổi giá trị truyền thống
của gia gia đình, dòng họ, làng xã và của cả dân tộc. Đạo đức xã hội xuống
cấp nghiêm trọng, bất chấp đạo lý, coi trọng đồng tiền, dâm ô trụy lạc...

Để bảo tồn, phát triển một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, một
trong những yếu tố quan trọng là phải giữ được “đạo nhà”, đó là phát huy
những giá trị tích cực của truyền thống Thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có
công với dân tộc, đất nước.

Thờ cúng tổ tiên là biểu hiện của đạo lý làm người, là nhu cầu hướng
về cội nguồn gia đình, dòng họ, dân tộc. Nhắc nhở con cháu có trách nhiệm
với quá khứ, hiện tại và tương lai, với anh em, làng xóm và xã hội. Đáp ứng

78
nhu cầu tâm linh của đông đảo nhân dân lao động. Ở mức độ nào đó, thờ cúng
tổ tiên là nét đẹp văn hóa, nó không chỉ củng cố quan hệ huyết thống trong gia
đình, dòng họ mà còn khẳng định tính cộng đồng làng xã, ước mong bảo đảm
sự bình yên cho cả dân tộc. Củng cố lòng hiếu thảo, đức nhân ái, tính cần cù,
ý thức cộng đồng, yêu quể hương đất nước… vốn là những giá trị truyền
thống của dân tộc. Tuy nhiên, việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trên
cơ sở bổ sung thêm những giá trị mới để phù hợp với xã hội công nghiệp hiện
đại. Thờ cúng tổ tiên góp phần bảo lưu, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp
của ông cha trước sự xâm lăng của văn hóa phương Tây.

Cũng phải thấy rằng, bên cạnh những yếu tố tích cực cần phát huy, tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện nay đang có những dấu hiệu tiêu cực cần ngăn
chặn, như: phô trương về tiền tài, danh vọng, địa vị, gây chia rẽ, bè phái, cục
bộ trong cộng đồng và không ít lãng phí, phiền toái cho nhiều người, làm biến
dạng ý nghĩa nhân văn sâu sắc của nó. Yếu tố mê tín dị đoan đã và đang len
lỏi làm mất ý nghĩa chân chính của truyền thống thờ cúng tổ tiên. Cần phòng
tránh và đấu tranh với những biểu hiện lệch lạc như phục cổ, gia trưởng, bảo
thủ trong xử lý mối quan hệ giữa các thế hệ cũng như bài trừ mê tín dị đoan,
hủ tục trong sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Canh tân, hiện đại hóa và hoàn thiện việc thờ cúng tổ tiên là nội dung
quan trọng để bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc. Thời gian qua chúng ta đã
quan tâm vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng chủ yếu mới đề cập nhiều đến
các tôn giáo như những loại hình tín ngưỡng có tổ chức giáo hội. Chúng ta
chưa xem xét sâu sắc, toàn diện vấn đề tín ngưỡng truyền thống dân tộc, trong
đó thờ cúng tổ tiên là cốt lõi.

79
Thờ cúng tổ tiên của người Việt không chỉ là “việc đạo” mà còn là
“việc đời”. Mỗi chúng ta ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến
hoạt động thờ cúng tổ tiên vì ai cũng là thành viên của mỗi gia đình, họ tộc, là
con người của làng, nước. Do đó, cần biết “gạn đục, khơi trong”, đánh giá
đúng giá trị văn hóa truyền thống, nhất là giá trị đạo đức và tâm linh trong thờ
cúng tổ tiên.

Việc tổ chức các lễ hội thuộc tín ngưỡng truyền thống, nhất là lễ hội
giỗ Tổ Hùng Vương cần gắn bó chặt chẽ với công tác quản lý, tôn tạo, bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; coi trọng việc giáo dục
người dân hướng về cội nguồn dân tộc, ý thức “uống nước nhớ nguồn”. Việc
tổ chức các lễ hội giàu giá trị và hấp dẫn không chỉ góp phần giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc mà còn có tác dụng như một động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của mỗi địa phương và cả nước.

Trong bối cảnh nước ta đang trên đà đổi mới và hội nhập, bên cạnh
nhiều thuận lợi thì cũng gặp không ít khó khăn, tình hình quốc tế diễn ra mau
lẹ, khó lường, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách hòng xóa bỏ vai trò lãnh
đạo của Đảng ta, thì mặc dù tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn nhiều khiếm
khuyết, nhưng rõ ràng nó đã và đang có vai trò rất lớn trong việc đoàn kết
toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu làm cho dân giầu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1957), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thuận Hóa, Huế.

2. Toan Ánh (1992), Tìm hiểu phong tục Việt Nam nếp cũ - tết lễ - hội hè ,
Nxb Thanh niên, Hà Nội.

3. Toan Ánh (1996), Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

4. Toan Ánh (1997), Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam (quyển hạ), Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh.

5. Toan Ánh (2005), Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam (quyển thượng), Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Phan Kế Bính (1995), Việt Nam phong tục, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Thị Bích (2003), Quan niệm về nhân sinh trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt, Luận văn Thạc sĩ khoa học triết học, chuyên
nghành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam (1992), Viện Khoa học Xã hội và Viện
Dân tộc học xuất bản, Hà Nội.

9. Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) (1978), Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.

10. Trương Hải Cường (2012), Một số vấn đề về tín ngưỡng tôn giáo ở Việt
Nam hiện nay, Nxb Sự thật - Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội.

12. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo Việt
Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

81
13. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và
phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,Nxb Sự thật, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 27CT/TƯ về việc thực hiện
nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ
7 khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Nịnh Văn Độ (2003), Văn hoá truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán
Dìu ở Tuyên Quang, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

20. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia.

21. Trịnh Thuý Hà (2005), Đời sống văn hoá của người Tày và người Nùng ở
Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ Lịch sử - Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư
phạm, Hà Nội.

22. Lương Thị Hạnh (2006), Văn hoá tinh thần của người Tày ở huyện chợ
Đồn (Bắc Kạn), Luận văn Thạc sĩ.

23. Nguyễn Hải (2012), Tản mạn văn hóa Mường Hòa Bình, Nxb Thông tin
và truyền thông.

24. Hoàng Quốc Hải (2001), Văn hóa phong tục, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.

82
25. Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, Nxb
Văn hóa thông tin, Hà Nội.

26. Diệp Đình Hoa (2000), Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.

27. Đỗ Trinh Huệ (2000), Văn hóa – Tín ngưỡng gia đình Việt Nam nhãn
quan học giả L.Cardiere, NXB Thuận Hóa, Huế.

28. Phạm Quỳnh Hương (2000), “Thờ cúng tổ tiên – tín ngưỡng và đạo lý
dân tộc”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (2), tr.33-37.

29. Nguyễn Duy Hinh (2007), Một số bài viết về tôn giáo học, Nxb Khoa học
xã hội.

30. Đỗ Quang Hưng (2005) Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam – Lý
luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Phan Khanh (1995), Cuộc sống hiện đại và văn hóa cuội nguồn, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.

32. Vũ Ngọc Khánh (1994), Tín ngưỡng làng xã, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà
Nội.

33. Vũ Ngọc Khánh (2001), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.

34. Từ Thị Loan (2004), “Một cái nhìn mới về thuyết vạn vật hữu linh”, Tạp
chí Văn hóa nghệ thuật, (7), tr.10-17.

35. Nguyễn Đức Lữ (2000), “Thờ cúng tổ tiên – một hiện tượng xã hội có
tính phổ biến”, Tạp chí sinh hoạt lý luận, (1), tr.56-59.

36. Nguyễn Đức Lữ (chủ biên – 2004), Tập bài giảng Lý luận về tôn giáo và
chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Lý luận chính
trị, Hà Nội.

83
37. Nguyễn Đức Lữ (chủ biên – 2005), Những đặc điểm cơ bản của một số
tôn giáo lớn ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

38. Nguyễn Đức Lữ (chủ biên – 2005), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân
gian ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

39. C.Mác – Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

40. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số ở miền
Bắc Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

41. Trần Đăng Sinh, Đào Đức Doãn (2000), Giáo trình tôn giáo, Nxb Đại học
sư phạm, Hà Nội.

42. Trần Đăng Sinh (2002), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên ở người Việt ở Đồng bằng Bắc bộ hiện nay, Nxb Chính trị
Quốc gia.

43. Trần Đăng Sinh (1998), Bước đầu tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Hoạt động khoa học số 8, Hà Nội.

44. Nguyễn Thái Sơn (1999), Đời sống tâm linh của người Việt, Tạp chí
Thông tin lý luận, (1), tr.45 – 46.

45. Hà Văn Tăng – Trương Thìn (1999), Tín ngưỡng – Mê tín, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.

46. Ngô Hữu Thảo (1997), Góp phần tìm hiểu các khái niệm tôn giáo và tín
ngưỡng, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (10), tr.39 – 42.

47. Ngô Hữu Thảo (1998), Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
Tạp chí Thông tin lý luận, (7), tr.7 – 10.

48. Phạm Minh Thảo (2004), Tục tang ma, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội.

84
49. Nguyễn Hữu Thông (2001), Tín ngưỡng thờ mẫu ở Miền Trung Việt Nam,
Nxb Thuận Hóa, Huế.

50. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb thành
phố Hồ Chí Minh.

51. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, thành
phố Hồ Chí Minh.

52. Ngô Đức Thịnh (1996), Tín ngưỡng và văn hóa dân gian, Đề tài cấp bộ,
Viện văn hóa dân gian, Hà Nội.

53. Ngô Đức Thịnh (chủ biên – 2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

54. Đỗ Lai Thúy (1995), “Thử tìm hiểu nguồn gốc tục thờ cúng tổ tiên”, Tạp
chí Văn hóa nghệ thuật, (1), tr.42-44.

55. Trịnh Thanh Thúy (2004), Giữ gìn và phát huy truyền thống thờ cúng tổ
tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay”, Luận
văn thạc sĩ khoa học tôn giáo, chuyên ngành Tôn giáo học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

56. Hà Huy Tứ (1999), “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình người
Việt”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (2), tr.48-49.

57. X.A Tôcarev (1994), Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển của
chúng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

58. E.B Tylor (2000), Văn hóa nguyên thủy, Nxb Văn hóa dân tộc, HN

59. Đặng Nghiêm Vạn (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện
nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

60. Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

85
61. Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía
Bắc), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

62. Nguyễn Hữu Vui, Trương Hải Cường (2003) Tập bài giảng Tôn giáo học
chương trình đại cương. (Dành cho sinh viên các ngành Khoa học xã hội
và Nhân Văn, Nxb Chính trị quốc gia.

63. Nguyễn Thanh Xuân (2005), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo.

64. Nguyễn Như Ý (chủ biên – 2004), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.

86
PHỤ LỤC: Một số hình ảnh về Thờ cúng tổ tiên của một số dân tộc

Mâm lễ đơn sơ dâng cúng tổ tiên trong Lễ Cộng đồng dân tộc Tày ở các thôn bản
“Kin khẩu mấư” của người Tày miền của huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) lại nô
Đông, Cao Bằng “mừng cơm mới” nức tổ chức lễ cúng thần thổ địa

Bàn thờ tổ tiên của người Tày ở làng Nà87Mằn, xã Phong Châu (Trùng Khánh)
Ngày Tết, bên cạnh bàn thờ Trang trí bàn thờ ngày tết là một nét đẹp văn hóa của
của người Mường thường người Việt
được đặt 4 cây mía làm gậy
chống cho các cụ

Bàn thờ dòng họ

88
Nghi lễ Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào tháng 3 Âm lịch hàng năm tại Khu Di tích lịch sử
Đền Hùng (Phú Thọ).

Ban thờ Đông Hải Đại Vương Nguyễn Buổi tế lễ ngày giỗ Thánh 16/4 âm lịch
Phục tại đình làng Phú Xá

89

You might also like