Nhom 1 Thu 3 Tiet 7-9

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

BỘ CÔNG THƯƠNG

ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


.....o0o….

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA ACECOOK
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024
BỘ CÔNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
.....o0o….

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA ACECOOK
GVHD: Lê Thị Biên Thùy
Nhóm 1
Nguyễn Trí Thức - 2041214090
Nguyễn Văn Tín - 2041214092
Nguyễn Võ Tấn Phát -2041210177
Phan Thị Kiều Trinh – 2041214103
Trần Pháp - 2013203013

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Mã số sinh Mức độ
STT Họ và tên Phần làm
viên hoàn thành
I. Giới thiệu chung về
1 Nguyễn Trí Thức 2041214090 100%
Acecook
-V. Đề ra kiến nghị để
Acecook đẩy mạnh
2 Nguyễn Văn Tín 2041214092 hoạt động kinh doanh 100%
quốc tế
- Tổng hợp word
- Đặt câu hỏi
- III. Phân tích phương
Nguyễn Võ Tấn thức thâm nhập thị
3 2041210177 100%
Phát trường của Acecook
- Làm PowerPoint
IV. Phân tích những yếu tố
Phan Thị Kiều giúp họ thành công và những
4 2041214103 100%
Trinh khó khăn cho hoạt động của
Acecook
II. Tình hình hoạt động kinh
5 Trần Pháp 2013203013 doanh quốc tế hiện tại của 100%
doanh nghiệp
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGẮN GỌN VỀ ACECOOK
1.1 Giới thiệu chung
Là một doanh nghiệp lâu đời, Acecook Việt Nam đã tạo cho sản phẩm của
mình một tên tuổi và vị trí vững chắc trên thị trường, các sản phẩm mì ăn liền đã trở
nên quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam. Khởi nguồn từ công ty Vifon –
Acecook – liên doanh giữa công ty Sản xuất mỳ ăn liền nổi tiếng Việt Nam – Vifon và
Công ty Acecook Nhật Bản, đến năm 2008 xuất hiện với các tên độc lập Acecook Việt
Nam với 100% vốn đầu tư và dây chuyền sản xuất Nhật Bản và đồng thời có tên trong
danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Trụ sở đặt tại lo II-3, Đường 11, KCN Tân Bình, Phường Tây Thạnh, Quận
Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
1.2 Các sự kiện và thành tựu chính
o 15/12/1993 thành lập công ty Liên Doanh Vifon Acecook
o 07/07/1995 bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh
o 28/02/1996 Tham gia thị trường xuất khẩu Mỹ Thành lập chi nhánh Cần Thơ
o Năm 1999 Lần đầu tiên đoạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao
o Năm 2000 Ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo. Bước đột phá của công ty trên thị
trường mì ăn liền
o Năm 2003 Hoàn thiện hệ thống nhà máy từ Bắc đến Nam
o Năm 2004 Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam và di
dời nhà máy về KCN Tân Bình.
o Năm 2006 Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà
máy tại Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa&Nay
o Năm 2008 Đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (18/01) Thành
viên chính thức của Hiệp hội MAL thế giới
o 07/07/2010 đón nhận Huân chương lao động hạng
o Năm 2012 Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam
o Năm 2015 Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương
hiệu mới

1.3 Các sản phẩm nổi tiếng


Mì Hảo Hảo: Hương thơm độc đáo, với vị chua cay, thơm nồng tuyệt hảo.

Đệ Nhất Phở: Đệ Nhất Phở - Vị ngon danh bất hư truyền

Miến Phú Hương: Miến ngon đủ vị, dinh dưỡng mát lành
1.4 Triết lý kinh doanh của Acecook Việt Nam
“Thông qua con đường ẩm thực để cống
hiến cho xã hội Việt Nam”
1.5 Tầm nhìn sứ mệnh
1.5.1 Sứ Mệnh
“Cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao mang đến
SỨC KHỎE – AN TOÀN – AN TÂM cho khách hàng”
Dựa trên sứ mệnh này, Acecook Việt Nam luôn đặt ưu tiên hàng đầu là chất lượng sản
phẩm, đồng thời hỗ trợ truyền đạt những thông tin đúng đắn và khoa học về sản phẩm
mì ăn liền để tạo sự an toàn và an tâm cho khách hàng. Những năm gần đây, Acecook
Việt Nam tập trung những sản phẩm vì sức khỏe, vừa để đáp ứng nhu cầu mới của
người tiêu dùng, vừa nâng cao giá trị cho sản phẩm mì ăn liền
1.5.2 Tầm nhìn
“Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam
có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”
1.6 Giá trị cốt lõi
COOK HAPPINESS
Đây vừa là slogan vừa là giá trị của công ty Acecook, điều này được thể hiện cụ thể
bằng 3 chữ HAPPY như sau:
1.6.1 Happy Customers
Acecook Việt Nam sẽ luôn nỗ lực để làm cho khách hàng, những người sử dụng sản
phẩm của Acecook cảm thấy hạnh phúc.
Do đó, công ty sẽ luôn sản xuất và cung cấp những sản phẩm thật ngon, thật chất
lượng, an toàn – an tâm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cụ thể, cần thực hiện triệt để 3 mục tiêu như sau:
– Đảm bảo sử dụng nguyên vật liệu an toàn.
– Sử dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến của Nhật Bản, máy móc thiết bị đảm bảo chất
lượng và quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất.
– Theo dõi quy trình phân phối, bản quản sản phẩm trên thị trường, yêu cầu không để
ảnh hưởng xấu đến chất lượng.
1.6.2 Happy Employees
Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho cán bộ công nhân viên Acecook và gia
đình của họ cảm thấy hạnh phúc.
Do đó, công ty sẽ luôn cố gắng tạo ra chế độ phúc lợi tốt, môi trường làm việc tốt,
quan tâm đến công việc và đời sống của cán bộ công nhân viên.
1.6.3 Happy Society
Acecook Việt Nam luôn nỗ lực để làm cho toàn xã hội cảm thấy hạnh phúc.
Công ty luôn đóng góp vào sự phát triển ngành mì ăn liền nói riêng và của nền kinh tế
Việt Nam nói chung, hỗ trợ các nhà cung cấp cải thiện chất lượng. Bên cạnh đó, công
ty tích cực tài trợ và tổ chức các hoạt động từ thiện, hoạt động vì môi trường nhằm
cống hiến cho xã hội Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn.
GOVERNANCE – COMPLIANCE – DISCLOSURE
Đây là những phương châm cần thiết để công ty phát triển bền vững, đạt được sự ủng
hộ của nhân viên, khách hàng và xã hội.
a. Corporate Governance (Kiểm soát quản trị):
– Xây dựng hệ thống kiểm soát và ngăn ngừa các hành vi sai trái và hành động tùy
tiện vô tổ chức của người điều hành công ty hay các cán bộ quản lý.
– Xây dựng hệ thống kiểm soát và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của tổ
chức hay một bộ phận nhân viên nào đó.
– Là định hướng hoạt động đúng đắn cho toàn bộ lãnh đạo và nhân viên để thực hiện
triết lý kinh doanh của công ty.
b. Compliance (Tính tuân thủ):
– Công ty hoạt động trên cơ sở tuân thủ toàn bộ các quy tắc cơ bản như quy định pháp
luật, quy định nội bộ công ty.
– Công ty không chỉ tuân thủ quy định pháp luật mà còn phải có ý thức và thực hiện
việc tuân thủ nghiêm ngặt các đạo đức kinh doanh.
c. Disclosure (Tính minh bạch):
– Chia sẻ thông tin: ngoài các thông tin bí mật, công ty sẽ tích cực thực hiện chia sẻ
thông tin với cán bộ công nhân viên.
– Công nhận đóng góp của nhân viên và chia sẻ một cách thích hợp những đánh giá
của cấp trên cho nhân viên.
– Ban điều hành, các cán bộ công nhân viên kê khai (không che giấu) tất cả những
mối liên hệ có liên quan đến lợi ích giữa bản thân và công ty.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ HIỆN TẠI
CỦA ACECOOK
Những năm gần đây, Acecook Việt Nam đã mở rộng danh mục sản phẩm của mình
ngoài Hảo Hảo, có thể kể đến như mì Lẩu Thái, Đệ Nhất, Số Đỏ, Mikochi hay miến
Phú Hương... phủ sóng các phân khúc từ mì gói, phở, hủ tiếu, bún tới miến, muối
chấm, snack,… Những danh mục sản phẩm này đã mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ
cho doanh nghiệp hàng năm.

Năm 2018, mỳ Hảo Hảo thậm chí còn lập kỷ lục "sản phẩm mì gói có số lượng tiêu
thụ nhiều nhất Việt Nam trong 18 năm” với hơn 20 tỷ gói mì đến tay người tiêu dùng
Việt (giai đoạn 2000- 2018).
Theo số liệu có được, giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu thuần của công ty tăng trưởng
liên tục từ: 8.413 tỷ đồng (năm 2016) lên 8.878 tỷ đồng (năm 2017) rồi 9.829 tỷ đồng
(năm 2018) và cán mốc 10.648 tỷ đồng (2019).

Cùng với doanh thu tăng trưởng, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng không ngừng
gia tăng với tốc độ rất nhanh từ 920 tỷ đồng (năm 2016) lên 1.115 tỷ đồng (năm
2017), lên tiếp 1.383 tỷ đồng (năm 2018) rồi đạt 1.660 tỷ đồng (năm 2019).

Với lợi nhuận khổng lồ đó, quy mô vốn chủ sở hữu của Acecook “nở” ra vô cùng
nhanh chóng, từ 4.141 tỷ đồng (2016) lên 5.156 tỷ đồng (2017) rồi 6.032 tỷ đồng
(2018) trước khi đạt tới 7.096 tỷ đồng (2019). Với vốn chủ sở hữu lớn như vậy, không
ngạc nhiên khi quy mô tài sản của Acecook được bồi đắp liên tục và phình ra theo thời
gian: năm 2016, tổng tài sản mới là 5.366 tỷ đồng thì tới năm 2019 đã đạt tới 8.402 tỷ
đồng, tương đương tăng hơn 47%.

2016 2017 2018 2019

Doanh thu 8.413 8.878 9.829 10.648


thuần

Lợi nhuận sau 920 1.115 1.383 1.660


thuế

Vốn chủ sở 4.141 5.156 6.032 7.096


hữu

Theo thống kê của Retail Data (số liệu tính đến 9 tháng đầu năm 2020), Acecook Việt
Nam đang giữ 35,4% thị phần về doanh thu. Dù vậy, đây lại là các con số thấp nhất
của Acecook tính trong giai đoạn 2017 đến 9 tháng đầu năm 2020. Xếp sau Acecook
là Masan (27,9%), Uniben (12,2%), Asia Foods (8%).
Thị phần về doanh thu

Acecook Masan Uniben Asia Food Khác

Đại diện Acecook Việt Nam chia sẻ với truyền thông rằng, tần suất sản xuất mỳ gói
của đơn vị này vẫn luôn tăng mỗi ngày. Doanh thu tháng 3/2020 của Acecook tăng
29% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời tăng 10% so với tháng 2/2020.

Đặc biệt, thời điểm giãn cách xã hội, Acecook đã tăng cường sản xuất với mức tăng
khoảng 30% để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mỗi ngày, doanh nghiệp này có thể
sản xuất 400.000-450.000 thùng sản phẩm, tương đương 12-13 triệu gói mỳ.

Tính đến năm 2020, Acecook Việt Nam có vốn điều lệ 298 tỷ đồng, trong đó cổ đông
Nhật Bản là Acecook Co., LTD nắm giữ 16,9 triệu cổ phần, giá trị 169 tỷ đồng, tương
đương 56,64%. Cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp này cũng chỉ có duy nhất một cổ
đông Việt Nam, là ông Hoàng Cao Trí, với 25,064% cổ phần.

Theo báo cáo tài chính của công ty, Acecook đã đạt doanh thu khoảng 200 tỷ JPY
(khoảng 1,8 tỷ USD). Lợi nhuận ròng khoảng 7,5 tỷ JPY (khoảng 68 triệu USD) vào
năm 2021.

Từ những gói mỳ ăn liền giá vài nghìn đồng, các doanh nghiệp Việt ở top đầu đã thu
về hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ mỗi năm.

Năm 2021, Việt Nam tiêu thụ hơn 8,5 tỷ gói, đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Trung
Quốc và Indonesia, theo Hiệp hội mỳ ăn liền thế giới. Đứng thứ ba nhưng nếu xét về
tốc độ tăng trưởng, không thị trường nào trong top 10 vượt được Việt Nam. Vị thế
trên "bản đồ" mỳ gói càng được củng cố khi Việt Nam đã vượt Hàn Quốc để trở thành
thị trường tiêu thụ mỳ ăn liền tính trên đầu người cao nhất thế giới. Trung bình, mỗi
người dùng 87 gói trong một năm.

Doanh thu của Acecook cũng tăng liên tục. Nhà sản xuất này lần đầu cán mốc doanh
thu 10.000 tỷ vào năm 2019 và tăng 15% hai năm sau đó, đạt hơn 12.200 tỷ vào năm
2021. Dù vậy, nếu so sánh tốc độ tăng 20% trong giai đoạn 2017-2019, con số tăng
trưởng của Acecook đã có phần thu hẹp. Kết quả này đến từ sự bám đuổi của những
nhà sản xuất mới và những đối thủ ngay phía sau, như Masan hay nhóm Asia Food.

Trong những năm gần đây, Acecook Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn
định về doanh thu. Năm 2022, doanh thu thuần của Acecook đạt hơn 14.000 tỷ đồng,
tăng 16,3%. Doanh thu công ty đã tăng trưởng liên tiếp từ năm 2017 đến nay.
Về lợi nhuận, năm 2021, lợi nhuận sau thuế của Acecook giảm 27,7% về mức 1.367
tỷ đồng, sang năm 2022, lợi nhuận công ty đã tăng trở lại mức 1.500 tỷ đồng. Nguyên
nhân chính là do dịch Covid-19 đã được kiểm soát , người dân tự do đi lại mua những
sản phẩm thay thế khác cùng với đó là sự phát triển và cạnh tranh của các đối thủ khác
trong thị trường .

Đánh giá nguyên nhân khác khiến Acecook suy giảm thị phần, các chuyên gia cho
rằng khẩu vị mì gói của người tiêu dùng đang dần thay đổi từ nhóm sản phẩm bình
dân sang nhóm cao cấp hơn.
Ngoài ra, thị trường này cũng bị tác động mạnh bởi sự bùng nổ của các chuỗi siêu thị,
cửa hàng tiện lợi với đặc thù bày bán nhiều sản phẩm cao cấp hơn so với cửa hàng tạp
hóa truyền thống.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
CỦA CÔNG TY ACECOOK
Acecook Co., Ltd. là một công ty đa quốc gia của Nhật Bản chuyên sản xuất các loại
mì ăn liền, gia vị và thực phẩm. Được thành lập vào năm 1950, Acecook đã trở thành
một trong những nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất thế giới với các sản phẩm được ưa
chuộng tại hơn 80 quốc gia.
Tại Việt Nam, Acecook có mặt từ năm 1993 với việc thành lập Công ty Cổ phần
Acecook Việt Nam. Hiện nay, Acecook Việt Nam là một trong những nhà sản xuất
thực phẩm ăn liền hàng đầu Việt Nam với các thương hiệu nổi tiếng như Hảo Hảo,
Super Mì, YumYum, ... Các sản phẩm của Acecook Việt Nam được người tiêu dùng
ưa chuộng bởi chất lượng cao, hương vị thơm ngon và giá cả hợp lý.
3.1 Bước ngoặt khi thâm nhập thị trường Việt Nam
Ngày 15/12/1993: Thành lập công ty Liên Doanh Vifon – Acecook với vốn đầu tư 4
triệu USD. Thành phần liên doanh gồm có Công ty kỹ nghệ thực phẩm sản xuất mì ăn
liền Vifon Việt Nam VIFON 40% và công ty Acecook thuộc tập đoàn thương mại tài
chính Marubeni của Nhật Bản 60%.
Vifon đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ năm 1963, tức là sớm hơn Acecook 30
năm. Do đó, về mặt thời điểm thâm nhập thị trường, Vifon đi trước Acecook.
Ngày 07/07/1995: Bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Sản phẩm
đầu tiên là mì gói và phở cao cấp được sản xuất để phục vụ thị trường phía Nam. Khi
đó, số lượng nhân viên của công ty chỉ có khoảng 100 người.
Ngày 28/02/1996: Thành lập chi nhánh bán hàng tại Cần Thơ, chịu trách nhiệm bán
hàng cho toàn bộ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời công ty bắt đầu tham
gia vào thị trường xuất khẩu Mỹ. Doanh số xuất khẩu là 0,15 triệu USD.
Năm 1998: Công ty cho ra đời sản phẩm Hoành Thánh đã gây được sự chú ý của thị
trường, là một sản phẩm cao cấp đầu tiên và là bước đột phá mới trong ngành mì ăn
liền Việt Nam.
Năm 1999: Lần đầu tiên đoạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao. Đồng thời đạt
huy chương vàng, bạc, đồng trong hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam.
Năm 2001: Ngày 05/05/2001 thành lập chi nhánh Hưng Yên có chức năng sản xuất và
kinh doanh. Ngày 06/06/2001 thành lập chi nhánh bán hàng ở Đà Nẵng cung cấp hàng
cho cả khu vực miền Trung từ Bình Định ra Quảng Bình.
Ngày 11/12/2002: Công ty thành lập thêm một văn phòng đại diện tại Campuchia.
Đồng thời trong cùng năm đạt danh hiệu Doanh nghiệp trẻ xuất sắc năm 2002.
Năm 2003: Công ty đạt được sự thành công trên cả 2 lĩnh vực kinh doanh trong nước,
xuất khẩu và quảng bá thương hiệu, được thể hiện qua việc tăng trưởng mạnh về
doanh số năm 2003: gần 800 tỷ đồng tương ứng 675 triệu gói (trong đó xuất khẩu gần
3 triệu USD). Ngày 4/3/2003 thành lập thêm 1 nhà máy mới tại tỉnh Bình Dương. Đến
cuối năm 2003 doanh thu đạt trên 800 tỷ đồng chiếm 60% thị trường mì ăn liền cả
nước với hệ thống trên 700 đại lý bao phủ khắp cả nước.

Hợp tác liên doanh với Vifon vào năm 1993 là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự
thành công của Acecook tại thị trường Việt Nam. Nhờ sự hợp tác này, Acecook đã tận
dụng được nhiều lợi thế, giúp công ty nhanh chóng khẳng định vị thế của mình và trở
thành nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Tận dụng hệ thống phân phối rộng khắp của Vifon:
 Vifon là doanh nghiệp mì gói hàng đầu Việt Nam tại thời điểm Acecook thâm
nhập thị trường, sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Nhờ sự hợp tác
này, Acecook có thể dễ dàng đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng
mà không cần tốn nhiều thời gian và chi phí để xây dựng hệ thống phân phối
riêng. Hệ thống này bao gồm mạng lưới đại lý, nhà bán buôn và nhà bán lẻ trải
dài khắp cả nước, giúp đưa sản phẩm của Acecook đến tay người tiêu dùng một
cách nhanh chóng và hiệu quả.
Hiểu rõ thị trường và khẩu vị người tiêu dùng Việt Nam:
 Vifon có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường Việt Nam, do đó, họ
hiểu rõ sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam. Nhờ sự chia sẻ kinh
nghiệm từ Vifon, Acecook đã có thể nhanh chóng tung ra các sản phẩm phù
hợp với khẩu vị của người Việt như mì Hảo Hảo. Acecook không ngừng đa
dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi và
mọi tầng lớp thu nhập. Công ty cung cấp nhiều loại mì gói khác nhau, từ mì
bình dân đến mì cao cấp, từ mì dành cho trẻ em đến mì dành cho người lớn
tuổi.
Nâng cao uy tín và thương hiệu:
 Vifon là thương hiệu mì gói uy tín và được người tiêu dùng Việt Nam tin
tưởng. Nhờ sự hợp tác với Vifon, Acecook đã phần nào được thừa hưởng uy tín
và thương hiệu này, giúp công ty dễ dàng tiếp cận thị trường và thu hút khách
hàng.
Hợp tác chia sẻ nguồn lực:
 Việc hợp tác liên doanh giúp Acecook và Vifon tiết kiệm chi phí cho các hoạt
động như sản xuất, marketing, ... Nhờ đó, hai công ty có thể tập trung nguồn
lực để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng
sản phẩm và dịch vụ.
Năm 2003: Công ty đạt được sự thành công trên cả 2 lĩnh vực kinh doanh trong nước,
xuất khẩu và quảng bá thương hiệu, được thể hiện qua việc tăng trưởng mạnh về
doanh số năm 2003: gần 800 tỷ đồng tương ứng 675 triệu gói (trong đó xuất khẩu gần
3 triệu USD). Ngày 4/3/2003 thành lập thêm 1 nhà máy mới tại tỉnh Bình Dương. Đến
cuối năm 2003 doanh thu đạt trên 800 tỷ đồng chiếm 60% thị trường mì ăn liền cả
nước với hệ thống trên 700 đại lý bao phủ khắp cả nước.
Năm 2004: Ngày 15/1/2004 khởi công xây dựng nhà máy tại Đà Nẵng, đi vào hoạt
động chính thức từ tháng 10/2014. Từ 3/2/2004, chính thức đổi tên thành công ty
TNHH Acecook Việt Nam với 100% vốn Nhật Bản và di dời nhà máy về KCN Tân
Bình Tháng 6/2004, tăng cường thêm 1 nhà máy tại Bắc Ninh.
 Việc thành lập công ty TNHH Acecook Việt Nam với 100% vốn Nhật Bản và
xây dựng nhà máy tại Việt Nam cho thấy Acecook đã thực hiện đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.
 Hoạt động này giúp Acecook mở rộng thị trường sang Việt Nam, tận dụng
nguồn nhân công giá rẻ và thị trường tiêu thụ tiềm năng.
3.2 Ưu điểm trong việc thực hiện đầu tư trức tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam
Tiếp cận thị trường tiềm năng:
 Dân số đông: Việt Nam có dân số hơn 98 triệu người (năm 2023), là thị trường
tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ 5 thế giới. Điều này mang đến cho Acecook cơ hội
tiếp cận lượng khách hàng khổng lồ và gia tăng doanh thu.
 Thu nhập bình quân đầu người tăng: Nhờ sự phát triển kinh tế, thu nhập bình
quân đầu người của Việt Nam ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm cao cấp, bao gồm cả mì ăn liền. Đây là cơ hội để Acecook giới thiệu các
sản phẩm mì cao cấp và gia tăng lợi nhuận.
 Nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền cao: Mì ăn liền là một thực phẩm phổ biến tại
Việt Nam, được ưa chuộng bởi sự tiện lợi, giá cả hợp lý và hương vị thơm
ngon. Nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền tại Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong
những năm tới, tạo điều kiện thuận lợi cho Acecook mở rộng thị phần.
Tận dụng nguồn nhân công giá rẻ:
 Tiết kiệm chi phí nhân công hiệu quả: Chi phí nhân công tại Việt Nam thấp
hơn so với Nhật Bản, giúp Acecook tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó tăng lợi
nhuận và khả năng cạnh tranh.
 Nguồn nhân lực dồi dào: Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, năng động và ham
học hỏi, sẵn sàng tiếp thu công nghệ mới. Điều này giúp Acecook dễ dàng
tuyển dụng nhân viên và nâng cao hiệu quả hoạt động.
3.3 Nhược điểm trong việc thực hiện đầu tư trức tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt
Nam
Rủi ro về chính trị:
 Biến động chính trị có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Acecook
tại Việt Nam như thay đổi chính sách đầu tư, bất ổn xã hội, ...
 Nguy cơ quốc hữu hóa: Mặc dù nguy cơ này thấp, nhưng Acecook cần lưu ý
theo dõi tình hình chính trị và có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Rủi ro về tỷ giá hối đoái:
 Biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của Acecook khi
chuyển đổi từ Việt Nam đồng sang Yên Nhật.

Các sản phẩm của thương hiệu Acecook hiện nay có mặt tại hệ thống siêu thị, cửa
hàng bán lẻ, tạp hóa,… trên khắp 63 tỉnh thành trên cả nước và được xuất khẩu đến
khoảng 40 quốc gia trên thế giới trong đó có những quốc gia nổi tiếng khắt khe và
nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm như: Mỹ, Nhật Bản, Australia, Canada, Đức, Pháp,
Hàn Quốc… . Theo Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA), hai năm gần đây (2019-
2020) mức tiêu thụ mì gói của Việt Nam tăng mạnh. Năm 2018, Việt Nam tiêu thụ 5,2
tỉ gói mì, xếp thứ 5 thế giới về tiêu thụ mì gói, sau Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ và
Nhật Bản. Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh, hạn chế đi ra ngoài, những thực phẩm
đóng gói dễ bảo quản, tiện lợi hay có thời gian sử dụng dài… điển hình là mì ăn liền
được ưu tiên lựa chọn nhiều, thương hiệu Acecook với các sản phẩm mì gói ăn liền
phổ biến sẽ còn tiếp tục phát triển và “ăn nên làm ra”.
3.4 Ưu điểm của hình thức thâm nhập xuất khẩu của nhà máy Acecook:
Mở rộng thị trường: Xuất khẩu giúp Acecook tiếp cận thị trường quốc tế, mở rộng
tập khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Giảm thiểu rủi ro: Xuất khẩu giúp Acecook giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào thị
trường trong nước, tránh ảnh hưởng bởi biến động kinh tế, chính sách chính phủ.
Nâng cao hình ảnh thương hiệu: Xuất khẩu thành công giúp nâng cao hình ảnh
thương hiệu Acecook trên thị trường quốc tế, tăng uy tín và khả năng cạnh tranh.
3.5 Nhược điểm của hình thức thâm nhập xuất khẩu của nhà máy Acecook:
Rào cản thương mại: Acecook có thể gặp phải các rào cản thương mại như thuế
quan, hạn ngạch, tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục hành chính phức tạp khi xuất khẩu
sang các quốc gia khác.
Chi phí vận chuyển cao: Chi phí vận chuyển sản phẩm xuất khẩu có thể cao, ảnh
hưởng đến lợi nhuận của Acecook.
Rủi ro về văn hóa và sở thích: Sở thích và văn hóa tiêu dùng của người tiêu dùng
ở các quốc gia khác nhau có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của Acecook.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ GIÚP ACECOOK THÀNH


CÔNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP
4.1 Những yếu tố giúp Acecook thành công trong hoạt động doanh nghiệp
Sản phẩm chất lượng và đa dạng: Acecook chú trọng vào việc phát triển và sản xuất
các sản phẩm chất lượng cao, an toàn và đa dạng, từ mì gói đến các sản phẩm thực
phẩm chế biến sẵn khác như snack, muối chấm... Điều này giúp đáp ứng nhu cầu đa
dạng của thị trường và tạo ra niềm tin từ phía khách hàng.
Nghiên cứu và phát triển sản phẩm liên tục: Acecook liên tục đầu tư vào hoạt động
nghiên cứu và phát triển sản phẩm để cải tiến và đổi mới sản phẩm, từ đó giữ vững sự
cạnh tranh và thu hút khách hàng mới.
Quản lý chất lượng: Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất
trong chiến lược kinh doanh của Acecook. Họ áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt
trong quản lý chất lượng từ quy trình sản xuất đến quy trình kiểm tra, đảm bảo sản
phẩm luôn đạt được tiêu chuẩn cao nhất trước khi đưa ra thị trường.

Chiến lược marketing hiệu quả: Acecook có chiến lược marketing mạnh mẽ, từ việc
quảng cáo truyền thống đến các chiến dịch marketing trên các phương tiện truyền
thông xã hội và kênh online. Một trong những chiến dịch quảng cáo vô cùng thành
công phải kể đến của Acecook đó chính là chiến dịch “Từ Việt Nam ra thế giới” kết
hợp với đội tuyển U23 Việt Nam vào năm 2018 – năm của lịch sử bóng đá Việt Nam.
Đây là chiến dịch khơi dậy niềm tự hào dân tộc và lòng tự tôn của mỗi người dân Việt
Nam, từ đó hình ảnh thương hiệu của Acecook được lan tỏa rộng rãi. Ngoài những
chiến dịch mang tầm quốc tế, Acecook cũng đẩy mạnh các hoạt động xã hội như
chương trình “Tết sum vầy” vào mỗi dịp Tết đến, công ty đã phối hợp cùng Trung tâm
Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM và Báo Thanh Niên cùng tổ chức chương trình
Chuyến xe Tết sum vầy, nhằm hỗ trợ 2.500 vé xe miễn phí để đưa các em sinh viên và
những người có hoàn cảnh khó khăn từ TP.HCM về quê ăn tết. Họ tận dụng các cơ
hội để tăng cường nhận diện thương hiệu và tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.

Khả năng mở rộng và đa dạng hóa thị trường: Acecook không chỉ tập trung vào thị
trường trong nước mà còn mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế. Việc
đa dạng hóa thị trường giúp họ giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội phát triển. Sản phẩm
Acecook Việt Nam đã xuất khẩu cho hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới.
Quản lý tài chính và chiến lược đầu tư hợp lý: Acecook có chiến lược quản lý tài
chính hiệu quả và đầu tư vào các dự án có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao, giúp tăng
cường sức mạnh tài chính và sự bền vững của doanh nghiệp.
Nhân viên đầy năng lực: Acecook coi trọng việc xây dựng một đội ngũ nhân viên
đầy năng lực, sáng tạo và cam kết với sứ mệnh của doanh nghiệp. Sự đam mê và tận
tâm của nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng giúp Acecook thành công.

 Tóm lại, sự kết hợp giữa chất lượng sản phẩm, quản lý hiệu quả, chiến lược
marketing linh hoạt và đầu tư vào nhân lực là những yếu tố quan trọng giúp
Acecook đạt được thành công trong hoạt động kinh doanh của mình.
4.2 Những yếu tố khó khăn của Acecook trong hoạt động doanh nghiệp
Cạnh tranh gay gắt: Trong ngành thực phẩm, cạnh tranh luôn rất gay gắt. Có nhiều
doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh mì gói, canh, và
các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn khác. Điều này đặt ra thách thức trong việc giữ
vững hoặc mở rộng thị phần của Acecook và đòi hỏi họ phải liên tục cải tiến sản phẩm
và chiến lược kinh doanh.

Biến động giá nguyên liệu: Acecook sử dụng nhiều nguyên liệu trong quá trình sản
xuất, và biến động trong giá cả của các nguyên liệu này có thể ảnh hưởng lớn đến chi
phí sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc quản lý rủi ro liên quan đến giá cả
nguyên liệu là một thách thức không nhỏ đối với Acecook.
Thách thức về quản lý chuỗi cung ứng: Để đảm bảo sản xuất và cung ứng hàng hóa
đúng thời gian và chất lượng, Acecook phải quản lý một chuỗi cung ứng phức tạp. Bất
kỳ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng cũng có thể ảnh hưởng đến sản xuất và dịch
vụ khách hàng của họ.
Thách thức về quản lý chất lượng: Với ngành công nghiệp thực phẩm, việc duy trì và
nâng cao chất lượng sản phẩm là rất quan trọng. Bất kỳ việc vi phạm nào về chất
lượng sản phẩm đều có thể gây ra các vấn đề về an toàn thực phẩm và uy tín thương
hiệu.
Thách thức về thị trường và quy định: Mỗi quốc gia có các quy định về an toàn thực
phẩm và quảng cáo khác nhau. Acecook, với hoạt động mở rộng sang nhiều thị trường
quốc tế, phải tuân thủ các quy định địa phương này và đảm bảo tuân thủ các quy định
pháp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thách thức về công nghệ: Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ có thể tạo ra cơ
hội nhưng cũng là thách thức. Acecook cần phải đầu tư vào công nghệ mới để nâng
cao hiệu suất sản xuất và cải thiện trải nghiệm khách hàng, nhưng điều này cũng đòi
hỏi chi phí và kiến thức chuyên môn.
Thách thức về quản lý nhân sự: Doanh nghiệp cần phải duy trì một đội ngũ nhân
viên có kỹ năng và năng lực cao. Tuy nhiên, việc tuyển dụng, đào tạo và giữ chân
nhân viên tài năng có thể là một thách thức đặc biệt, đặc biệt là trong ngành công
nghiệp nơi cạnh tranh nhân tài là rất gay gắt.
 Để vượt qua những thách thức này, Acecook cần phải duy trì sự linh hoạt, sáng
tạo và tập trung vào cải thiện quản lý và hiệu suất.

CHƯƠNG 5: ĐỀ RA KIẾN NGHỊ ĐỂ DOANH NGHIỆP ĐẨY MẠNH HOẠT


ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ
Hoạt động kinh doanh quốc tế là xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay.
Việc mở rộng sang thị trường quốc tế giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô, tận dụng
được lợi thế so sánh của các quốc gia, khu vực và tăng cơ hội phát triển bền vững. Là
doanh nghiệp giữ vị trí quán quântrong lĩnh vực mì ăn liền tại Việt Nam, Acecook đã
và đang nỗ lực phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua việc tăng cường
xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài cũng như triển khai một số dự án đầu tư sản xuất
tại nước ngoài. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, Acecook cần
có những chiến lược và định hướng phù hợp để tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh quốc tế
5.1 Nâng cao kết quả kinh doanh xuất khẩu
- Hiện tại Acecook đang thực hiện rất tốt các chiến lược kinh doanh là chiến
lược khác biệt hoá, chiến lược chi phí thấp với thị trường .Với thị trường xuất khẩu ,
sản phẩm của acecook đã có mặt đến hơn 40 nước trên thể giới trong đó các nước thị
phần xuất khẩu mạnh như Mỹ, Úc, Nga,.. Để thực hiện tốt hơn trong phương thức
xuất khẩu Acecook cần áp dụng và kiểm tra dựa trên các tiêu chuẩn an toàn thực
phẩm trong nước và ngoài nước cùng với ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- Acecook cũng cần phải làm tốt trong việc nhận diện thị trường và quản trị rủi
ro trong hoạt động xuất khẩu các loại mì ăn liền của mình thì mới có thể vươn lên dẫn
đầu so các quốc gia khác trong khu vực về năng lực xuất khẩu trong ngành hàng tiêu
dùng nhanh.
- Bên cạnh đó, để tiếp cận được với các thị trường tiềm năng trên thế giới,
Acecook nên tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, cần phải thay đổi tư duy trong sản
xuất, tập trung tạo ra giá trị gia tăng và sự khác biệt cho sản phẩm, tránh việc sản xuất
đại trà các loại sản phẩm tương tự nhau . Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu trên
trường quốc tế cũng là điều hết sức quan trọng trong việc nâng cao lợi thế và cơ hội
xuất khẩu cho Acecook.
5.2 Xây dựng thương hiệu Acecook trên thị trường quốc tế
- Tại thị trường nội địa công ty đã xây dựng nên một hệ thống phân phối rộng
khắp cả nước với hơn 700 đại lý, Acecook nên tiếp tục đẩy mạnh việc mở rộng mạng
lưới đại lý phân phối tại các thị trường tại Mỹ, châu Âu , châu Á hay lớn hơn nữa là
thực hiện FDI tại các quốc gia mà doanh nghiệp hướng tới.
- Ngoài ra, Acecook cần tăng cường quảng bá thương hiệu trên các nền tảng
mạng xã hội, tạp chí có tầm ảnh hưởng toàn cầu như Google, Facebook để nâng cao
nhận diện thương hiệu và nhiều hơn đầu tư vào các chương trình truyền thông , quảng
cáo với thông điệp toàn cầu hoá thương hiệu Acecook.
- Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú ý hơn vào dịch vụ khách hàng như : lắng
nghe phản hồi từ khách hàng để liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm
nhằm mang đến cho khách hàng một trải nghiệm tốt nhất.
5.3 Tăng sự bền vững của thương hiệu
- Thực tế cho thấy thị trường cho sản phẩm mì ăn liền chủ yếu tập trung vào
phân khúc thị trường bình dân với mức giá khoảng 5 nghìn /gói. Nhưng với sự tăng
trường kinh tế mạnh mẽ của mỗi một quốc gia đang tăng lên, phân khúc cao đang dần
chiếm một vị trí quan trọng trong lợi nhuận của toàn bộ thị trường mì ăn liền. Nên
Acecook phải có chiến lược tập trung vào thị trường này cũng nhằm đáp ứng cho
nhiều phân khúc khách hàng trên thị trường quốc tế.
- Song với đó, Acecook cần tập trung vào thị trường mì cho người cao tuổi, ở đối
tượng này khách hàng mục tiêu thường mắc chứng bệnh cao huyết áp mà trong gói gia
vị của mì lại chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng làm ngon miệng. Những chất này
cũng không có chất dinh dưỡng và còn cay nóng, gây bất lợi cho người cao huyết áp
hoặc có thân nhiệt cao. Vì vậy Acecook nên tập trung nghiên cứu và cho ra sản phẩm
phù hợp với đối tượng này.
- Tiếp tục tìm kiếm, duy trì, phát triển mối quan hệ với các đối tác chiến lược có
kinh nghiệm, uy tín trong ngành hàng tiêu dùng nhanh cùng với các nhà cung cấp
nguyên vật liệu để đảm bảo cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao mà vẫn phù
hợp với thu nhập, thị hiếu của người tiêu dùng ở các thị trường trong và ngoài nước.

You might also like