quản trị học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở VIỆT NAM

TIÊU CỰC

1. Vấn đề an toàn thực phẩm.


Những doanh nghiệp lớn, tồn tại lâu bền đều lấy chữ tín làm đầu trong việc kinh doanh
của họ. Nhưng ở Việt Nam, số lượng doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa lại bị lợi
nhuận làm cho mờ mắt ngày càng gia tăng. Một phóng sự được ghi lại do VTV Chuyển
Động 24h đưa tin hàng loạt về những kiện hàng về thực phẩm bẩn, không rõ nguồn
gốc xuất xứ đang trong quá trinh vận chuyển đến các chợ đầu mối để được tiêu dùng.
Chân giò đông lạnh mốc đen, lòng lợn tẩm hóa chất bốc mùi hôi thối,.... nhưng vì lợi
nhuận vẫn có những người bất chấp kinh doanh, vận chuyển các loại thực phẩm này
tới nơi tiêu thụ.

https://vietnamnet.vn/lang-son-phat-hien-gan-20-tan-mong-gio-dong-lanh-ban-qua-han-
su-dung-2181100.html
https://youtu.be/IYT03NVHNpo?si=c8DF9QLop2Cd6RIe

? Vậy bạn có biết thực phẩm bẩn gây ra tác hại như thế nào đến sức
khỏe của người tiêu dùng.
- Ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng nhẹ như tiêu chảy, đau bụng và buồn
nôn, nặng hơn nữa là khó thở, tim đập nhanh bất thường, ngất xỉu và thậm chí
tử vong.
- Gây ra các căn bệnh ung thư do các hóa chất tích tụ từ thuốc chống ôi thiu,
thuốc bảo quản, tạo màu... khi dùng quá liều lượng cho phép.

2. Tăng giá khẩu trang và thiết bị vật tư y tế trong mùa dịch Covid.
Trong thời buổi dịch bệnh Covid bùng phát, khẩu trang và kid test là hai mặt hàng y tế
thiết yếu mà mỗi người dân đều có nhu cầu sử dụng và tìm mua với số lượng lớn cho
bản thân và gia đinh. Lợi dụng tình hình này, một số doanh nghiệp sản xuất và nhà
buôn bán nhỏ lẻ đã tăng giá thành của khẩu trang từ vài chục nghìn đồng lên mức vài
trăm, thậm trí là không bán cho người nếu không chấp nhận mức giá đó. Tuầy thuốc
trên đường Thăng Long (P.4, Q.Tân Bình) kêu giá KTYT kháng khuẩn 4 lớp 100.000

đồng/hộp (50 cái). Một quầy thuốc khác trên đường Bạch Đằng (P.2, Q.Tân Bình) còn
“hét” giá 135.000 đồng/hộp (50 cái). Khách ngỏ ý muốn mua số lượng lớn với giá ưu
đãi hơn thì người này từ chối vì “lượng mua những ngày gần đây tăng nên phải tăng
giá”. Một số nhà thuốc ở TP.Vinh (Nghệ An) cho biết “hết hàng KTYT”, một số khác chỉ
bán lẻ với giá 2.000 đồng/chiếc (tương đương 100.000 đồng/hộp).
https://youtu.be/yu7uaSIg3HA?si=aTxSWWIKT3gVnNfm
https://thanhnien.vn/gia-khau-trang-y-te-tang-lat-mat-185978171.htm

3. Doanh nghiệp trốn thuế, gian lận thương mại.


Trốn thuế, gian lận thương mại là những cách thức bất hợp pháp mà các cá nhân hoặc
doanh nghiệp sử dụng để giảm số thuế phải nộp cho kho bạc nhà nước. Đây là một
hoạt động bất hợp pháp, xâm phạm chính sách thuế trong tất cả các lĩnh vực, làm thất
thu ngân sách Nhà nước. Hành vi này đang diễn ra ngày càng phức tạp, với nhiều hình
thức mới tinh vi có sự kết nối bởi những doanh nghiệp trong nước với những doanh
nghiệp nước ngoài. Hành vi thủ đoạn trốn thuế có chiều hướng ngày càng phổ biến từ
những doanh nghiệp nhỏ, vừa và
thậm chí là doanh nghiệp lớn lâu
năm. Nổi bật trong đó là Công Ty
TNHH Coca- Cola đã bị quyết định
xử phạt hành chính về thuế. Phó
tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
Đặng Ngọc Minh cuối tháng 12/2019
đã ký quyết định xử phạt hành chính
về thuế qua thanh tra chấp hành
pháp luật thuế đối với Công ty TNHH
nước giải khát Coca-Cola Việt Nam
với tổng số tiền lên đến hơn 821,4 tỷ
đồng.

https://youtu.be/TKUMk5UlSKI?si=R0zzL3EiZF6jZPAM
https://vnexpress.net/coca-cola-viet-nam-bi-phat-truy-thu-thue-821-ty-dong-
4040166.html

4. Vấn đề sử dụng môi trường.


Để tăng thu nhập và lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã không quan tâm đến tác động
tiêu cực lên môi trường. Chính từ sự ích kỉ và tham lam đó mà đã dẫn đến hành vi sử
dụng tài nguyên một cách không bền vững, khai thác môi trường không đúng quy định
và gây ra ô nhiễm, suy thoái môi trường một cách trầm trọng. Khối lượng chất thải
nhựa phát sinh trong năm 2021 là 2,9 triệu tấn và có xu hướng gia tăng 5% mỗi năm.
Ngoài ra khí thải từ các xí nghiệp, khu công nghiệp xả thải ra môi trường không đạt
chuẩn chất lượng, dẫn tới vấn đề ô nhiễm không khí trầm trọng. Một trong số đó là
Công ty Cổ phần Môi trường Thái Nguyên đã vi phạm thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn
kỹ thuật về chất thải từ 03 lần trở lên trong trường hợp lưu lượng khí thải 18.263
m3/giờ. Bên cạnh đó công ty còn có các hành vi vi phạm xả nước thải vượt quy chuẩn
kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05
m3/ngày đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ).

https://youtu.be/w0gfK_GlMkI?si=R3av3iraiyF_5bh8
https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/air-pollution
https://vneconomy.vn/thai-nguyen-doanh-nghiep-moi-truong-bi-xu-phat-gan-1-ty-dong-
vi-vi-pham-moi-truong.htm
TÍCH CỰC

1. Thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR).

? Các bạn có biết trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là gì không.

Là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển
kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ,
cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.
Những doanh nghiệp tiêu biểu có hoạt động CSR thiết thực, tạo ảnh hưởng tích cực trong cộng
đồng tại Việt Nam như:
Vinamilk: Công ty sữa lớn nhất Việt Nam cho biết trong nhiều năm qua đã và đang thực hiện
nhiều hoạt động CSR có quy mô: Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” thành lập từ năm 2008 đã trao
40,6 triệu ly sữa cho hơn 500,000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại 727 cơ sở khắp toàn quốc;
chương trình “Một triệu cây xanh” do Vinamilk khởi xướng năm 2012 đã thành công chạm đích
với 1.121.000 cây xanh các loại tại 56 tỉnh thành.
https://vnresource.vn/286-khi-doanh-nghiep-chu-trong-vao-csr-trach-nhiem-xa-hoi-doanh-
nghiep/
https://tuoitre.vn/quy-sua-vuon-cao-viet-nam-va-vinamilk-15-nam-nhin-lai-
20220913171147931.htm

2. Bảo vệ môi trường.


Trước các vấn đề môi trường ngày càng gia tăng, việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường
được chú trọng hơn đã làm cho nhận thức của doanh nghiệp đối với hoạt động BVMT không
ngừng được nâng cao. Việc tuân thủ các quy định pháp luật về BVMT không chỉ còn là nghĩa vụ
“phải làm” đối với các doanh nghiệp mà còn thể hiện đạo đức doanh nghiệp trong kinh doanh.
Điển hình là trong lĩnh vực như nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch đã có rất nhiều doanh
nghiệp lớn, ý tưởng kinh doanh chuyển hướng đầu tư như TH truemilk, Vinamilk , VinGroup,
Công ty Organic Đà Lạt…; Ngoài ra hàng loạt các mô hình phong trào bảo vệ môi trường hiệu
quả được ghi nhận để bảo vệ môi trường.

? Các bạn có biết mô hình nào đã được đưa vào thực tiễn để góp phần bảo vệ
môi trường không? Đó là mô hình của công ty hay doanh nghiệp nào?
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp Xã hội Gen Xanh được thành lập cách đây hơn 3
năm bởi một nhóm bạn trẻ với hoạt động chính là tổ chức đổi quà lấy các loại rác thải nhựa, rác
thải điện tử… từ các hộ dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để đem đi xử lý, tái chế. Sau
một thời gian nỗ lực phấn đấu, đến nay, Gen Xanh đã phát triển trở thành một tổ chức phi lợi
nhuận chuyên nghiệp, thực hiện thành công nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa về môi
trường tại Thành phố.

https://tuoitre.vn/gen-xanh-
doanh-nghiep-xanh-cua-thom-
20221213094436948.htm

Từ tháng 10/2018, Tập đoàn TH –


đơn vị sở hữu thương hiệu TH
true MILK trở thành doanh nghiệp
đầu tiên và duy nhất trong ngành
sữa sử dụng thìa sữa chua làm từ
chất liệu thân thiện với môi
trường (chất liệu có nguồn gốc chủ yếu từ tinh bột thực vật), an toàn tuyệt đối cho người sử
dụng và góp phần bảo vệ môi trường, thay thế hoàn toàn loại thìa từ nguyên liệu nhựa PE.
https://tienphong.vn/th-true-milk-tien-phong-lan-toa-loi-song-xanh-bang-cac-giai-phap-tieu-
dung-ben-vung-post1443541.tpo

3. Vệ sinh an toàn thực phẩm đạt chuẩn chất lượng.


Tiêu chuẩn ISO 22000 là một Tiêu chuẩn quốc tế, xác định các yêu cầu của Hệ thống quản lý An
toàn thực phẩm dành cho tất cả các tổ chức ở mọi quy mô và lĩnh vực trong chuỗi thực phẩm,
từ trang trại đến bàn ăn, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm ở mọi mức cấp độ. Tại Việt Nam
chuỗi hệ thống MM Mega Market đã đạt chuẩn ATTP quốc tế ISO 22000:2018 giúp công ty tiếp
tục duy trì vị thế là doanh nghiệp Bán sỉ/Bán lẻ tại Việt Nam có chứng nhận an toàn thực phẩm
mang tầm quốc tế, có giá trị được ghi nhận trên phạm vi toàn cầu.
https://tuoitre.vn/mm-mega-market-viet-nam-dat-chuan-attp-quoc-te-iso-220002018-
20210329092808287.htm

Câu hỏi Kahoot! Về thực trạng đạo đức kinh doanh.


1. Hoạt động nào sau đây không thuộc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(CRS)?
A: Bảo vệ môi trường.
B: Trả lương công bằng cho nhân viên.
C: Xây dựng bộ quy tắc ứng xử.
D: Bán hàng đúng giá trị.
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội là gì?
A: Nộp thuế đúng nghĩa vụ nhưng chậm thực hiện để tăng hiệu quả sử dụng vốn.
B: Tham gia các chương trình hoạt động không mang tính nhân văn.
C: Phải tăng lợi nhuận, không cần cam kết thực hiện các hành vi đạo đức.
D: Đóng góp nguồn thu ngân sách nhà nước theo quy định và đầu tư phát triển xã
hội.
3. Hiện nay nhiều doanh nghiệp coi hối lộ là gì?
A: Một loại chi phí cần thiết.
B: Những chi phí trong kinh doanh cần thiết ở mức ngoài.
C: Một vấn đề đạo đức thông dụng.
D: Một vấn đề đạo đức thông dụng.
4. Các hình thức nào được coi là hoạt động marketing phi đạo đức?
A: Tổ chức hội chợ, tạo sự quan tâm tới khách hàng.
B: Quảng cáo phóng đại, thổi phồng chất lượng sản phẩm.
C: Quảng cáo bằng cách tư vấn, tặng sản phẩm dùng thử cho khách hàng.
D: Lựa chọn phương hướng quảng cáo thu hút sự chú ý của khách hàng với sản
phẩm.
https://123docz.net/document/9743754-trac-nghiem-dao-duc-kinh-doanh-va-
van-hoa-doanh-nghiep-2021-co-dap-an.htm

You might also like