Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

TÁC PHẨM : THÈM ĐƯỢC THƯƠNG – Huỳnh Kim

Hoàng Thị Gia Linh


“Cả lớp nhớ đưa giấy mời họp phụ huynh đầy đủ cho ba mẹ giúp cô nhé”

Giọng cô tôi vang lên khắp cả lớp, từng đứa bạn trong lớp chúng nó bắt đầu lào
xào đủ kiểu. Thằng Nhựa béo bên cạnh tôi cũng không yên nó cứ ràu mãi rằng nó
không muốn về nhà, nó còn tính đến đường ăn kem đánh răng vị dâu tây để sủi bọt
mép trốn khỏi sự thật nghiệt ngã này. Bởi thằng Nhựa học tệ lắm môn tiếng việt
hay toán thì môn nào nó cũng nhìn bài tôi chép nhưng chép kiểu gì cũng bị cô giáo
phát hiện rồi cho một quả trứng gà tròn trĩnh.

Còn tôi là học sinh tiêu biểu của lớp môn nào tôi cũng được mười điểm chưa kể
còn được tham gia đủ cuộc thi học sinh giỏi rồi còn cả “Vở sạch chữ đẹp” nhưng
tôi cũng thấy rất sợ và nỗi sợ ấy còn lớn hơn bất kỳ nỗi sợ nào so với đám bạn
đồng trang lứa của mình.Tôi không biết tờ giấy họp phụ huynh này tôi nên đưa cho
mẹ hay cha bởi đối với tôi hai người họ quả thật đang ở rất xa vời.

Lúc này tôi xách chiếc cặp rách cũ được bà nội xin của anh họ đang học cấp ba
quay trở về trên con đường mòn quen thuộc, khi đi ra cổng, ánh mắt ghen tị của
một thằng nhóc lớp năm cứ nhìn vào những đứa bạn có cha mẹ đưa đón, tôi còn
giấu diếm lén nuốt nước bọt khi nhìn thấy que kem tươi đang chảy trên đôi bàn tay
nhỏ của cô bạn cùng trường. Tôi cứ đứng đấy mãi, tôi nhìn vào khung cảnh hạnh
phúc này cho bỏ thèm, lúc này tôi giống như một tên trộm nhút nhát mom men
muốn trộm ít hương vị tình yêu bằng cặp mắt đen thăm thẳm. Bỗng thằng Nhựa
béo từ đầu đi ra đập tay lên vai tôi khiến tôi bừng tỉnh.

“Khang này ra net làm trận game với tao không? Hôm nay tao sẽ chơi thật là đã
trước khi nhận án tử “cấm cửa” của ba má tao”

Tôi nhìn nó, đôi mắt tôi không nhịn được cứ nhìn lấy nó. Một gương mặt bầu bĩnh
hồng hào, làn da trắng cùng bộ đồng phục thơm tho sạch sẽ, chắc chắn mỗi ngày
nó đều được mẹ nó chuẩn bị vô cùng tươm tất, cái cặp siêu nhân được nó đeo trên
vai cũng là món đồ tôi thường trộm nhìn lén và sờ lấy khi nó đi căn tin. Tôi đã luôn
khao khát được như Nhựa béo nhưng thực tại thì tôi lại là thằng Khang còi đó là
cái tên mọi người thường đùa khi tôi đi chung với Nhựa béo, không chỉ còi, tôi còn
là một đứa trẻ mà người trong xóm thường nói là “thằng bé bất hạnh” tôi thường
không cho mình là đứa trẻ bất hạnh nhưng chính bản thân tôi lại luôn không nhịn
được mà thèm thuồng hạnh phúc của người khác điều đó khiến tôi nhận ra có lẽ
mình là đứa trẻ bất hạnh trong lời nói của bao người...Dòng suy nghĩ ấy cứ cuốn
lấy tôi, cũng vì sự tự ti, khát khao và thậm chí là ghen ghét cỏn con mà tôi quát vào
mặt thằng bạn thân :

“Mày tự đi một mình đi!Có nhà để về thì lo mà về, mày cho dù có bị đập vì học
ngu thì vẫn còn may mắn gấp một ngàn lần” Nói rồi tôi bỏ chạy trong sự ngỡ
ngãng của thằng Nhựa.

Trưa hôm ấy cầm trên tay tờ giấy họp phụ huynh cả người tôi nặng trĩu tựa như có
một chồng gạch đá đè trên người. Kể từ khi lên lớp hai tôi đã chẳng còn được ở
bên cạnh mẹ và cha. Tôi vẫn còn nhớ như in khi tôi bước vào lớp một, đôi bàn tay
nhỏ nhắn được đan xen trong đôi bàn tay ấm áp to lớn của mẹ và cả cha. Khi lần
đầu tiên bước chân vào trường tôi òa khóc nức nở, mẹ ôm lấy tôi nhẹ nhàng ấm áp
vỗ về, mẹ đưa tôi vào tận cửa lớp học nhìn chúng bạn trong lớp rồi mẹ nói rằng:

“Chị cần Khang học thật giỏi và ngoan ngoãn không khóc nhè thì mẹ sẽ yêu Khang
nhất, mẹ sẽ luôn đồng ý mọi điều kiện của Khang bé của mẹ” Ngày bé chỉ một câu
nói của mẹ cứ thế in đậm sâu vào trong tâm trí của tôi. Lẽ ấy mà ngày hôm nay
thằng Khang của mẹ vẫn luôn đứng đầu lớp, vẫn luôn là học sinh giỏi trong trường
với một khát khao được mẹ ôm trong lòng và kế bên là cha.

Đi mãi cuối cùng tôi cũng dừng chân tại trước chiếc cổng sắt màu xanh đã tróc
sơn, bên trong nhà là một đống chai nhựa và đồ bỏ đi của bà nội tôi thu gom được,
bà tôi vì để bươn chải mà đến cái tuổi tóc đã trắng bạc phơ, lưng đã gù mà vẫn phải
giang nắng với đống ve chai và những tờ vé số để kiếm thêm miếng cơm, kiếm
thêm tiền trả nợ cho cha tôi.

Căn nhà thường ngày vốn lặng im và lâu lâu là những thanh âm tiếng hát cải lương
từ đài cát – xét cũ kỹ nay bỗng trở nên ồn ào. Một cái giọng chanh chua vang vọng
khắp căn nhà của nội tôi.

“Mẹ tính còng lưng nuôi cái thằng của nợ ấy bao lâu nữa?” Đó là tiếng của cô tôi,
cô sống ở thủ đô. Cái nơi người ta thường nói đắt xắt ra miếng, nhìn cô quả thật rất
bóng bẩy. Chiếc váy lụa màu đỏ chói đập liền vào mắt tôi bên cạnh cô là chú và
một đứa em họ nhỏ xíu cùng chiếc váy công chúa màu hồng nhìn rất đẹp.
Tôi cúi đầu xuống ra vẻ lễ phép chào lấy người họ hàng mấy năm không gặp này.
Lúc này trên đầu tôi cảm nhận một cơn đau nhè nhẹ từ đôi bàn tay với những chiếc
móng dài thời thượng. Cô vò lấy đầu tóc tôi rồi chê bai nói:

“Chời ơi nhìn cái tóc nó xem, để cái kiểu gì vừa dài vừa bẩn nhìn đã thấy khó
chịu”

Nội tôi vội kéo tôi lại rồi xoa bằng đôi bàn tay thô ráp nhưng rất đỗi nhẹ nhàng, nội
nói “Vẫn đẹp trai như thằng Chiến cha nó, lãng tử chứ không có xấu”

Tôi im lặng , chỉ bặm đôi môi mình lại với sự rụt rè rồi đưa mắt nhìn cô em họ, con
bé đang xem hoạt hình trên một chiếc điện thoại xịn cứng, tôi tò mò cứ lén nhìn
trộm. Lúc này cô tôi bỗng kêu nội vào trong phòng nói chuyện. Tôi không muốn
nghe lén, càng không muốn phải nghe lấy bất cứ điều gì bởi tôi biết cô tôi luôn
không vừa mắt với gia đình này của chúng tôi. Nhưng cái chất giọng to lớn của cô
lại cứ đâm thẳng vào đôi tai non nớt của tôi.

“Cho nó đi trại mồ côi đi, không thì gửi vào chùa cũng được, mẹ sắp gần đất xa
trời rồi cũng không sống yên ổn”

“Không được, không thể để thằng Khang vào đó, nó có nội có người thân sao lại
phải đưa nó trở thành đứa trẻ không nơi nương tựa như thế... Chị về đây chỉ để nói
thế thì chị đi lại Hà Nội đi, cho dù xác già này có chết thằng Khang cũng không
cần phải vào chốn đó”

Cô tôi lại lần nữa cất tiếng : “Lần này con về đây là muốn đón mẹ lên Hà Nội mẹ
cũng đâu phải có mỗi đứa cháu là thằng nhãi đó? Con bé Chi cũng là cháu ngoại
của mẹ”

Ngừng một lúc cô tôi lại chập chừng nói tiếp:

“Đó... mới là cốt nhục chân chính nhất”

Sau cánh cửa, đôi mắt tôi đã đỏ hoe, những giọt nước mắt đọng nơi khóe mi khiến
khung cảnh quanh tôi mờ nhạt đi, lúc này tôi nghe tiếng của nội vọng lên đầy tức
giận : “Chị nói như thể thằng Khang không phải cháu ruột tôi à? nó cũng là cốt
nhục của tôi, máu của nó cũng chảy dòng máu nhà họ Trần. Con bé Chi tôi nhớ, tôi
thương nhưng con bé nó có anh chị bên cạnh, nhà cửa khang trang... còn thằng
Khang nó chỉ còn mỗi bà già là tôi!”
Cách nhau một tấm cửa nhưng tôi dường như lại có thể nhìn thấy gương mặt rõ
ràng lúc này của cô tôi, cái giọng cười khinh đó như đập tan vào cái bức tường
thành tình yêu to lớn của cha mẹ trong lòng tôi.

“Ha cháu ruột sao? Mẹ chắc chưa? Năm đó chị ta đến cửa ăn vạ mẹ có dám chắc
đó là con của anh Chiến không? Những lời này con không muốn nói nhưng mẹ thử
nghĩ xem tại sao một con đàn bà lại sẵn sàng bỏ rơi con mình như thế? Đơn giản
thôi chị ta coi thằng nhãi đó là vết nhơ, là thứ kìm hãm chị ta bay nhảy. Cái ngày
anh Chiến bị bắt đường dây cá độ đá banh online chị ta không nói không rằng mà
chân trước chân sau chạy sang Trung Quốc bỏ lại cho mẹ một thằng ranh con khù
khờ. Mẹ đã tuổi nào rồi còn muốn gánh thêm một miệng ăn?”

Đôi môi mím chặt của tôi lúc này cũng bật khóc nức nở thành tiếng, tôi chạy thẳng
đến cánh cửa gỗ cũng đã mục của nội, đôi bàn tay non nớt không nhịn được đập
vào cửa, tôi nức nở khóc : “Cô nói bậy...hức con là Trần Thiên Khang là con của
ba Trần Thiên Chiến với mẹ Ngọc Huệ...con là con của ba mẹ con. Mẹ con không
bỏ con, mẹ con không có bỏ con...mẹ con không có bỏ con.” Tiếng khóc nức nở
của tôi tràn ngập cả căn nhà, chú và cô em họ nhìn tôi với đôi mắt ái ngại, còn tôi
thì lại vô cùng ấm ức trước những lời của cô. Những lời nói cô nói tựa như chai
thuốc sát trùng nhỏ thẳng vào vết thương lòng tan vỡ của tôi.

Trong phòng lại vọng ra cái giọng cay nghiệt :

“Mẹ mày chính là bỏ mày rồi, nếu không sao không đem mày theo? Rồi mày cũng
trở thành trẻ mồ côi mà thôi”

Từng lời nói của cô cứ như thể sát thêm muối vào tim đầy chắp vá của một đứa trẻ
luôn khao khát gia đình như tôi. Lúc cánh cửa được mở ra, nội khó khăn chạy tới
ôm chầm lấy tôi vào lòng, nội ôm chặt lấy cả người đang run lên của tôi.

Người cô Hà Nội của tôi vẫn đứng ở đó khó coi nhìn tôi, càng nhìn tôi càng không
chịu nổi mà mếu máo khóc lớn hơn, tôi ấm ức nhìn vào thân hình gầy gò của nội
đau đớn nói “Nội...nội nói cho cô biết mẹ con không bỏ con đi nội, nội nói cho cô
biết sinh nhật năm nào của Khang mẹ cũng tặng quà rất đẹp cho con đi nội, nội nói
cho cô biết mẹ con lễ nào cũng viết thư cho Khang đi mà nội...Nội nói cô, mẹ con
không bỏ con đi nội” Tôi dùng cái giọng non nớt nấc lên mà nói.
Nhưng rồi từng lời nói của cô lại khiến tôi sững sờ. Bỗng hình bóng mẹ luôn nhớ
thương tôi sụp đổ trong tích tắc

“Chẳng có mẹ nào ở đây đâu ngu ạ. Quà sinh nhật của mày là mẹ tao tức là bà nội
mày mỗi năm nhờ tao mua gửi bưu điện về. Thư của mày nhận được cũng là do nội
mày nhờ người viết hộ, mẹ mày bỏ mày rồi Khang ạ”

Cả người tôi sụp đổ trong tích tắc. Thời gian như đóng băng, thân người tôi cứng
đờ, tôi đưa mắt sang nhìn nội. Đôi mắt nội ngập nước mắt, nội lúc này cũng mếu
máo như tôi.

Tôi thẫn thờ với gương mặt tựa như chết đi...mẹ tôi bà ấy là nội tôi. Người mẹ luôn
nhớ thương tôi, người mẹ trong thư luôn nói rằng “mong mỏi từng giây từng phút
được trở về gặp Khang” lại là nội tôi, người phụ nữ đã ngoài bảy mười với những
nếp năn đầy gương mặt đã héo úa. Tôi không tin và càng không muốn tin. Tôi biết
tôi có mẹ, mẹ tôi không hề bỏ thằng Khang còi chỉ là mẹ đang bận mà thôi. Đôi
mắt trong ngần nước mắt của tôi lại nhìn nội như thiết tha một cái lắc đầu nhưng
toàn thân nội chỉ run lên cùng tiếng khóc nấc đau khổ.

“Tao đã nói rồi, mẹ mày bỏ mày bốn năm trời không khéo còn không bao giờ
muốn quay trở về gặp mặt..ưm” Chồng của cô đứng bên cạnh có lẽ cũng không
nhìn được mà kéo cô lại bảo cô im lặng lại. Nhưng cô vẫn nói vẫn thích phanh
phui sự thật một cách triệt để.

“Mày đi đi. Chúng mày cút đi, để bà cháu tao yên, tao xin mày, tại sao mày lại nỡ
lòng nào phá hủy một đứa trẻ đến thế? Tao còn không nỡ để cháu tao biết mà mày
lấy quyền gì mày làm cháu tao khóc hả Duyên ơi? Tại sao mày lại đến rồi phá hoại
chúng tao đến thế. Mày còn coi tao là mẹ thì mày đi hộ tao với Duyên ơi tao xin
mày. Để bà cháu tao yên...”

Tôi đứng dậy khỏi lòng bà, vuốt lấy gươm mặt lem luốc đầy nước mắt bằng chiếc
áo sơ mi chưa kịp thay của trường học. Tôi chạy lên gác xếp với đôi chân run rẩy.
Tôi lấy con heo đất đã cất giữ từ rất lâu ra đập lấy hết tiền nhét đầy một balo rồi
chạy xuống nhà, tôi chạy ra khỏi chiếc cửa sắt trong tiếng gọt yếu ớt của nội.

Tôi cứ chạy dọc theo con đường làng trong một nỗi đau không điều gì có thể diễn
tả nỗi. Con đường này là con đường mẹ đã từng nắm tay tôi, đó là vùng trời ký ức
bé nhỏ trong trái tim của tôi, mẹ tôi bà ấy quả thật rất yêu tôi. Ngày cha tôi vào tù
mẹ tôi đã khóc nức nở cả lên, mẹ nói với tôi rằng “Mẹ phải đi làm xa kiếm tiền để
cứu cha, chỉ cần Khang học giỏi, học ngoan mẹ sẽ về thăm Khang” ấy vậy mà mẹ
tôi đã bỏ tôi đi không ngoảnh đầu hơn ba năm trời. Tôi nhớ mẹ, tôi nhớ cha, tôi
nhớ lắm để rồi nỗi nhớ da diết ấy hằng ngày gậm nhấm tâm trí của một đứa trẻ chỉ
vừa mười một tuổi.

Chạy mãi theo dòng ký ức tươi đẹp, đôi chân tôi đã đặt trên con đường chợ huyện
tự lúc nào, đôi mắt sưng húp của tôi cố gắng tìm kiếm lấy một chiếc xe ôm, tôi lại
gần một ông bác trông rất hiền đáng tin cậy, tôi nấc cục gọi ông.

“Hả cái gì?”

Ông đã thốt lên đầy bất ngờ khi nghe tôi nói, ông nhìn tôi một lát rồi cũng đồng ý
chở tôi đi. Tôi vui mừng khôn xiết. Tôi đã đưa cho ông xem gia tài của mình bằng
những đồng tiền dày xộm từ chú lợn béo bẫm trong balo với mong muốn to lớn
được sang Trung Quốc. Mẹ tôi đang ở nơi đó, tôi sẽ qua đó tìm mẹ về và mẹ tôi sẽ
đưa tôi lên Hà Nội đứng trước mặt người cô xa lạ ấy nói rằng “bà yêu tôi” nói rằng
“bà chưa bao giờ bỏ rơi tôi” và mẹ tôi sẽ thay cha đi họp phụ huynh trong lớp và
ôm tôi đầy kiêu hãnh khi tôi là đứa trẻ ngoan giỏi. Đám bạn sẽ chẳng còn ai nói tôi
là đồ không cha không mẹ, rồi tôi sẽ có chiếc áo được ủi phẳng lỳ như thằng Nhựa
béo và cả chiếc cặp siêu nhân đầy kiêu hãnh.

Mãi chìm đắm trong tương lai tươi đẹp con đường làng quen thuộc trước mắt lại
hiện ra trong tầm nhìn của tôi hồi nào chẳng hay. Nhận ra sự bất ổn tôi quát tháo:

“Sao ông lại đưa con về đường này!!!Con không biết đâu ông đưa con đi Trung
Quốc đi, đến đó con sẽ kêu mẹ đưa thêm tiền cho ông mà huhu”

“Khổ, ai chẳng biết mi là cháu bà Xuyến, thôi về với bà đi con, để đêm bà lại đi
tìm, khổ bà”

Tôi nghe thế thì tương lai tươi đẹp lại một lần nữa sụp đổ. Khi gần đến chiếc cổng
sắt quen thuộc hình bóng bà đã đứng trước cửa nhà với đôi mắt đỏ ngầu chờ tôi.
Tôi bước xuống xe trong sự ấm ức, đôi mắt không nhịn được lại rưng rưng.

Tiếng bà cất lên trong sự sung sướng khi nhìn thấy tôi “Khang...Khang con”

Tôi nhìn bà rồi khóc nức lên khi đôi bàn tay nội dang rộng đang chờ được ôm tôi
vào lòng. Tôi chạy đến rồi ngã vào lòng bà, mùi của bà xộc khắp mũi tôi, đó là một
mùi thuốc bắc đăng đắng nhưng lại cay cay của trầu nhưng lại đậm vị ngọt gia đình
mà tôi luôn khao khát.

“Nội thương, nội thương cháu của nội, đừng khóc đừng khóc nữa”

Áp mặt vào lồng ngực ấm nóng của nội khiến tôi dịu đi nhưng cảm giác đau đớn từ
trong tâm hồn vẫn khiến tôi nấc lên từng cơn. Nhìn mái tóc bạc phơ của nội bỗng
nhiên tôi lại càng sợ. Sợ rằng đến lúc nội đi mẹ tôi vẫn chưa về tìm tôi. Dù có nội
bên cạnh chở che nhưng tôi vẫn luôn khát khao được cất giọng gọi hai từ “Mẹ ơi”
có lẽ tôi chính là đứa trẻ bất hạnh trong lời của mọi người,là kẻ trộm đáng thương
luôn lén lút âm thầm thèm khát hạnh phúc của một gia đình trọn vẹn.

“Nội ơi, mẹ Khang không có bỏ rơi Khang phải không nội?”

“Đúng rồi, mẹ Khang không bỏ Khang, chờ Khang lớn hơn một chút mẹ lại về..”

You might also like