Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 90

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN


TÌNH TRẠNG THỪA, CÂN BÉO PHÌ Ở SINH
VIÊN KHÓA 49 NHÓM NGÀNH ĐẶC THÙ NĂM
HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Giáo dục Thể chất

TP Hồ Chí Minh, 2024

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN


TÌNH TRẠNG THỪA, CÂN BÉO PHÌ Ở SINH
VIÊN KHÓA 49 NHÓM NGÀNH ĐẶC THÙ
NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Giáo dục Thể chất

SV thực hiện: Trần Hiển, Trương Hải Tiến, Dương Nguyễn Hiếu Thuận,
Nguyễn Quang Huy

Lớp, khoa: GDTC.A/ K44 Năm thứ: 3/Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Giáo dục Thể chất
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hiên

TP Hồ Chí Minh, 2024

2
LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm. Các số
liệu, kết quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu khác.

Nhóm tác giả

Trần Hiển

Trương Hải Tiến

Dương Nguyễn Hiếu Thuận

Nguyễn Quang Huy

3
LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn chân thành nhất, chúng tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, quý
thầy cô giáo Khoa Giáo dục thể chất cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Trường Đại
học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.

Đặc biệt chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Cô TS. Nguyễn Thị Hiên đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên các Khoa: Giáo dục thể chất,
Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục đặc biệt, Giáo dục Mầm non, Giáo dục tiểu học, Khoa
học giáo dục và Khoa Tâm lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cùng
bạn bè đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành tốt đề
tài.

Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm tác giả

Trần Hiển

Trương Hải Tiến

Dương Nguyễn Hiếu Thuận

Nguyễn Quang Huy

4
MỤC LỤC

MỤC LỤC................................................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................12
1.1..............Đặc điểm tăng trưởng và dinh dưỡng hợp lý của đối tượng nghiên cứu
.................................................................................................................................12
1.1.1. Đặc điểm tăng trưởng của sinh viên (18 – 21 tuổi)......................12
1.1.2. Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng
thành 13
1.1.2.1. Nhu cầu năng lượng..................................................................................14
1.1.2.2. Dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành.............................................18
1.2............................................................................................... Sơ lược về thừa cân, béo phì
.................................................................................................................................18
1.2.1. Khái niệm và cách xác định thừa cân, béo phì......................................18
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của thừa cân, béo phì..............................................21
1.2.1.1. Nguyên lý điều hòa năng lượng.................................................................21
1.2.1.2. Mô mỡ hoạt động như một cơ quan nội tiết..............................................22
1.2.1.3. Tình trạng kháng Insulin...........................................................................23
1.2.1.4. Di truyền....................................................................................................24
1.2.3. Dịch tễ học thừa cân, béo phì........................................................24
1.2.3.1. Tình hình thế giới.......................................................................................24
1.2.3.2. Tình hình ở Việt Nam.................................................................................25
1.3.......Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì và một số bệnh
kèm theo..................................................................................................................27
1.3.1. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì............28
1.3.1.1. Khẩu phần và thói quen ăn uống...............................................................28
1.3.1.2. Hoạt động thể lực......................................................................................30
1.3.1.3. Yếu tố di truyền..........................................................................................32
1.3.1.4. Yếu tố môi trường - kinh tế - xã hội...........................................................33
1.3.1.5. Ngủ ít.........................................................................................................34

5
1.3.1.6. Suy dinh dưỡng thể thấp còi......................................................................34
1.3.2. Một số bệnh kèm theo thừa cân, béo phì......................................35
1.4...................................Các giải pháp can thiệp đề phòng chống thừa cân, béo phì
.................................................................................................................................36
1.4.1. Biện pháp can thiệp thay đổi khẩu phần và thói quen ăn uống. .36
1.4.1.1. Thay đổi khẩu phần...................................................................................36
1.4.1.2. Thay đổi thói quen ăn uống.......................................................................38
1.4.2. Biện pháp can thiệp tăng cường hoạt động thể lực.....................39
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU......................43
2.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................43
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu...............................................43
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn..............................................................................43
2.1.3. Phân tích logic..............................................................................................45
2.1.4. Phương pháp toán thống kê.........................................................................45
2.2. Tổ chức nghiên cứu.................................................................................45
2.2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu............................................................45
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................46
CHƯƠNG 3............................................................................................................47
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................47
3.1. Khảo sát thực trạng thừa cân, béo phì của sinh viên khoá 49 các khoa
đặc thù Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.....................47
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng khảo sát.....................................................47
3.1.2. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù trường Đại
học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh..................................................................48
3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì ở sinh viên
khoá 49 các khoa đặc thù trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh................................................................................................................52
3.2. Bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình trạng thừa
cân, béo phì ở sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh......................................................................58

6
3.2.1. Thống kê các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì
ở sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh...................................................................................................58
3.2.2. Bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình trạng thừa
cân, béo phì ở sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh.................................................................................66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................68
KẾT LUẬN:....................................................................................................68
KHUYẾN NGHỊ:...........................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................71
PHỤ LỤC...............................................................................................................74

7
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT

GDTC Giáo Dục Thể Chất

GV Giáo viên

HLV Huấn luyện viên

CGDD Chuyên gia dinh dưỡng

TDTT Thể dục thể thao

VĐV Vận động viên

SV Sinh viên

TC Thừa cân

BP Béo phì

8
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì theo tiêu chuẩn của WHO áp dụng cho
người Châu Á
Bảng 1.2. Đặc tính của các chất sinh năng lượng
Bảng 3.1. Thông tin khảo sát sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo Khoa và giới tính
Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ TCBP của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ thừa cân, béo phì theo từng khoa
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa tần suất sử dụng thực phẩm trong tháng qua với TCBP
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống với TC, BP
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa một số thực phẩm ưa thích của sinh viên với TC, BP
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực trong 7 ngày qua với TC, BP
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa mức độ hoạt động thể lực ở trường trong tuần qua với
TC, BP
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa hoạt động tĩnh tại trong 7 ngày qua với TC, BP
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa yếu tố di truyền với TC, BP
Bảng 3.12. Bảng đánh giá các biện pháp can thiệp thay đổi khẩu phần và thói quen ăn
uống nhằm cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì ở sinh viên khoá 49 các khoa
đặc thù trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (n = 18)
Bảng 3.13. Bảng đánh giá các biện pháp can thiệp tăng cường hoạt động thể lực nhằm
cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì ở sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù
trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (n = 23)

9
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Lứa tuổi thanh niên, nhất là với sinh viên các trường Ðại học, cao đẳng là một đối
tượng cần được quan tâm đặc biệt là về dinh dưỡng. Vì lứa tuổi 18 - 21 là lúc cơ thể
tiếp tục hoàn thiện và phát triển; ở độ tuổi này cơ thể vẫn có hiện tượng lớn bù do
những năm trước đó cơ thể chưa tăng trưởng hết tiềm năng vốn có của nó. Chính vì
vậy, mọi vấn đề về dinh dưỡng cần thiết cho phát triển toàn diện về thể chất, thể lực là
rất quan trọng. Nếu thể chất không tốt đều có thể dẫn tới những ảnh hưởng không nhỏ
và có thể để lại những hậu quả lâu dài cho sức khỏe, thể lực và làm giảm sút khả nă ng
học tập của sinh viên, từ đó dẫn tới giảm sút khả nă ng làm việc, lao động sau này.

Trong xã hội hiện đại, tình trạng thừa cân béo phì ở người trưởng thành đang có
xu hướng ngày càng phổ biến và trở thành một trong những thách thức lớn đối với
chương trình chăm sóc sức khỏe ở mọi quốc gia. Tỷ lệ sinh viên thừa cân, béo phì
(TCBP) trong một số nghiên cứu có xu hướng tăng rõ rệt, cụ thể tỷ lệ sinh viên TCBP
tại trường Ðại học Y Hà Nội (2011) 4,7% 1, tại trường Ðại học Thăng Long, tỷ lệ
TCBP đã tăng từ 13,1% năm 2012 lên đến 19,4% năm 2014 2; trường Ðại học Cần Thơ
(2016) 4,51%3.

Thừa cân, béo phì có thể có nhiều nguyên nhân như: Tiêu thụ năng lượng vượt
quá cân nặng: Khi cơ thể tiêu thụ nhiều calo hơn so với lượng calo cần thiết để duy trì
cân nặng, dư thừa calo sẽ được chuyển đổi thành mỡ và tích tụ trong cơ thể; Lối sống
không lành mạnh: Việc ăn uống không cân đối, ít vận động, thiếu ngủ, căng thẳng,
hoặc tiêu thụ quá nhiều thức ăn giàu đường và chất béo đều có thể gây ra tình trạng tích
tụ mỡ trong cơ thể; Yếu tố di truyền: Có một phần di truyền có thể ảnh hưởng đến khả
năng kiểm soát cân nặng của mỗi người. Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh
1
Phạm Văn Phú, Hoàng Việt Bách. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở sinh viên năm thứ 2
trường đai học Y Hà Nôi, năm học 2011 - 2012. Tạp chí Y học dự phòng. 2014;7(156):169-173.
2
Nguyễn Bạch Ngọc, Dương Hoàng Ân, Lê Thu Hiền, Thực trạng thừa cân, béo phì ở sinh viên mới nhập
học tại Ðại học Thăng Long qua 3 năm học 2012-2014 và xác định một số yếu tố liên quan. Paper presented at:
Kỷ yếu công trình khoa học 2015; Ðại học Thăng Long.
3
Lê Bá Tường, Nguyễn Hữu Tri. (2016) Khảo sát thực trạng béo phì của sinh viên trường Ðại học Cần Thơ Tạp chí
Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ.

10
thừa cân hoặc béo phì, có thể gia tăng nguy cơ cho bạn; Hormon và yếu tố y tế: Một số
tình trạng y tế như tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, hoặc các vấn đề hormon có thể gây
ra tăng cân; Môi trường: Môi trường xã hội, văn hóa và kinh tế có thể ảnh hưởng đến
lối sống và ăn uống của mỗi người, đóng góp vào vấn đề thừa cân và béo phì trong
cộng đồng.

Đối với mỗi người, nguyên nhân cụ thể của thừa cân và béo phì có thể khác nhau,
và thường là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Để giảm cân hoặc ngăn chặn tình trạng thừa
cân và béo phì, quan trọng là phải duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống
cân đối và tập thể dục đều đặn.

Thừa cân, béo phì thường đi đôi với các bệnh kèm theo và ảnh hưởng tới sức
khỏe, tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường tuýp 2,
tâm thần, rối loạn chuyển hóa, bệnh gan nhiễm mỡ...), dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong. Điều
trị thừa cân, béo phì khó khăn, tốn kém và hầu như không có kết quả nhưng có thể
phòng ngừa, do đó phòng ngừa được thừa cân, béo phì sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh
mạn tính không lây có liên quan đến thừa cân, béo phì và giảm chi phí y tế.

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có tốc độ phát triển rất nhanh, với sự du
nhập thói quen sinh hoạt, ăn uống với nhiều loại thức ăn nhanh và giàu năng lượng, ít
hoạt động thể lực đã dẫn đến gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Cho đến nay, vấn đề sức khỏe đối với các em sinh viên thừa cân, béo phì ở các
trường học nói chung, trường Đại học Sư phạm nói riêng đang là vấn đề đáng lo ngại,
cần được quan tâm kịp thời và đúng mức. Thực tế, còn ít công trình nghiên cứu đề cập
đến sinh viên thừa cân, béo phì và những biện pháp cải thiện tình trạng thừa cân, béo
phì cho đối tượng sinh viên này. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích ý nghĩa và tầm quan
trọng của vấn đề, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình
trạng thừa, cân béo phì ở sinh viên khoá 49 nhóm ngành đặc thù năm 2023 – 2024
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh”.

11
* Mục đích nghiên cứu:

Thông qua khảo sát thực trạng thừa cân, béo phì của sinh viên khóa 49 nhóm
ngành đặc thù năm 2023 - 2024 trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tìm
hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì cũng như bước đầu đề xuất
giải pháp nhằm cải thiện tình trạng thừa, cân béo phì góp phần nâng cao chất lượng học
tập và giảng dạy cho sinh viên khóa 49 nhóm ngành đặc thù năm 2023 - 2024 tại
trường.

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên chúng tôi tiến hành giải quyết các mục
tiêu nghiên cứu sau:

Mục tiêu 1:

Khảo sát thực trạng vấn đề thừa cân, béo phì ở sinh viên khóa 49 nhóm ngành đặc
thù năm 2023 - 2024 trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu 2:

Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì của sinh viên
khóa 49 nhóm ngành đặc thù năm 2023 - 2024 trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh.

Mục tiêu 3:

Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình trạng thừa, cân béo phì ở sinh viên khoá 49
nhóm ngành đặc thù năm 2023 - 2024 trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh.

12
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Đặc điểm tăng trưởng và dinh dưỡng hợp lý của đối tượng nghiên cứu

1.1.1. Đặc điểm tăng trưởng của sinh viên (18 – 21 tuổi)

Tăng trưởng là một khái niệm bao gồm quá trình lớn lên và phát triển, quá trình
lớn lên là chỉ sự tăng về khối lượng, thể tích, kích thước do sự tăng sinh và phì đại của
tế bào, quá trình phát triển là sự biệt hóa về hình thái và sự trưởng thành, hoàn thiện về
chức năng của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể.

Cơ thể con người từ lúc sinh ra cho đến khoảng 21 tuổi phát triển theo chiều
hướng đi lên, sau đó chậm lại dần và suy giảm theo quy luật sinh học. Do đó, sự thích
nghi của các hệ thống cơ quan trong cơ thể con người đối với những điều kiện sống
mới và thay đổi của môi trường cũng trở nên khó khăn. Ở tuổi này, về cơ bản các cơ
quan và hệ thống cơ quan quan trọng nhất của cơ thể ngừng phát triển. Về chiều cao, vì
phần sụn nằm ở đầu xương đã được xương hóa nên chiều cao gần như cố định.

Ở giai đoạn này, các tổ chức hệ thần kinh vẫn còn phát triển nhưng với tốc độ
chậm và dần đi đến hoàn thiện. Kích thước của não và hành tủy đạt tới mức người
trưởng thành. Khả năng tư duy, phân tích và tổng hợp của vỏ não tăng, tư duy trừu
tượng hình thành tốt, điều khiển thần kinh giữ vai trò chủ đạo. Khả năng định hướng
trong không gian cũng đạt tới mức người trưởng thành, khả năng điều chỉnh về lực của
động tác đạt đến mức hoàn chỉnh. Vì vậy, đây là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành
phản xạ có điều kiện.

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là bản chất của sự sống. Trong hoạt
động, mức tiêu hao năng lượng cho quá trình vận động rất lớn, phụ thuộc vào cường
độ, thời gian, khối lượng vận động và các yếu tố của môi trường.
Cùng với sự phát triển về phát triển thể chất, lứa tuổi thanh niên cũng đã có
những biến đổi quan trọng về mặt tâm lý: hoạt động tư duy, tình cảm, cảm xúc, hứng
thú, ý chí,…

13
Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi thanh niên là học tập và nghiên cứu. Hoạt động
học tập và nghiên cứu của sinh viên mang tính độc lập đòi hỏi trí tuệ và sự sáng tạo
cao. Tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển và biểu hiện rõ nhất về tình cảm trí tuệ, tình
cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, nhu cầu giao lưu, cảm xúc, thông cảm gần gũi, nhu
cầu tự biểu hiện, nhu cầu có người bạn thân,… phát triển mạnh mẽ và sâu sắc, đặc biệt
sự rung động tình cảm giữa phái nam và nữ thể hiện rõ và phức tạp.
Điều đáng quan tâm là ở tuổi thanh niên xuất hiện một hiện tượng tâm lý đặc
trưng đó là lý tưởng và hiện thực. Chủ nghĩa lãng mạn và khát vọng đối với lý tưởng
làm cho thanh niên đặc biệt hết sức vị tha, xả thân làm mọi việc, đòi hỏi mọi nỗ lực tỏ
rõ chiến công anh hùng. Ở họ đã hình thành những tiêu chuẩn khái quát để đánh giá về
đạo đức và các lĩnh vực khác. Tuổi thanh niên biết gắn liền một sự kiện hay một hành
vi riêng biệt này với những khái quát cá nhân. Ở lứa tuổi này, họ có khả năng cân nhắc
đo đạc các vị trí xã hội khác để đi đến sự lựa chọn, sự quyết định cuối cùng. Tuổi thanh
niên biết lựa chọn và tiến hành thực hiện một hoạt động, xác định và thực hiện lý tưởng
đạo đức, xây dựng một lối sống nhất định, họ lựa chọn và xây dựng các mối quan hệ.
Có thể nói, ở lứa tuổi thanh niên, niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và các năng
lực cần thiết được củng cố và phát triển, tình cảm, nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm, tính
độc lập được nâng cao. Cá tính và lập trường sống được bộc lộ rõ rệt. Khả năng tự giáo
dục được nâng cao, sự trưởng thành về mặt xã hội, tinh thần, đạo đức và sự ổn định
chung về nhân cách được thể hiện rõ.
Nói chung, ở lứa tuổi thanh niên, về đặc điểm tâm lý cơ bản cũng như đặc điểm
sinh lý có sự phát triển và hoàn thiện đáng kể, khá đầy đủ. Đây là một giai đoạn trưởng
thành đầy sức sống của con người.4

1.1.2. Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành

4
Vệ sinh học TDTT

14
1.1.2.1. Nhu cầu năng lượng
Năng lượng được sử dụng để tái tạo các mô và cơ quan, duy trì thân nhiệt, tăng
trưởng và cho hoạt động sống. Nhu cầu năng lượng của cơ thể chủ yếu nhằm đáp ứng
cho những tiêu hao năng lượng của cơ thể.

Năng lượng tiêu hao bao gồm cho 3 thành tố chính sau đây:

- Năng lượng tiêu hao cho chuyển hóa cơ bản: chiếm khoảng 60 - 75% tiêu hao
năng lượng hàng ngày. Là năng lượng cơ thể tiêu hao trong điều kiện nghỉ ngơi, không
tiêu hoá, không vận cơ, không điều nhiệt. Đó là nhiệt lượng cần thiết để duy trì các
chức phận sống của cơ thể như: tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, duy trì thân nhiệt.
- Năng lượng tiêu hao cho hoạt động thể lực.
- Năng lượng tiêu hao cho việc đáp ứng với các tác nhân bên ngoài như (thực
phẩm, lạnh, stress, và thuốc,...)

Thiếu năng lượng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng, cơ thể sẽ chậm
phát triển về cân nặng và chiều cao so với quần thể chuẩn của WHO, quá trình này là
một trong các nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng. Ngược lại, dư thừa năng lượng
cũng gây nên ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe và tăng trưởng của cơ thể, biểu hiện rõ
rệt nhất của dư thừa năng lượng là tình trạng TCBP và các bệnh mạn tính liên quan đến
TCBP phì với tất cả những hậu quả về bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường v.v...

Năng lượng sẽ được cung cấp bởi carbohydrate, protein và chất béo có trong thức
ăn và các loại đồ uống được tiêu thụ hàng ngày. Ngoài ra, nó cũng được cung cấp một
phần bởi rượu. Các loại thức ăn và đồ uống khác nhau sẽ cung cấp năng lượng không
giống nhau. Có thể xác định mức năng lượng mà thực phẩm cung cấp thông qua nhãn
dán thực phẩm.

Nhìn chung, năng lượng thường được đo lường bằng đơn vị kilojoules (kJ) hoặc
kilocalories (kcal). Trong một kilocalorie (1 kcal) sẽ tương ứng với khoảng 4,18
kilojoules (4,18kJ):

15
1 g Chất béo: cung cấp 9 kcal

1 g Protein: cung cấp 4 kcal

1 g Carbohydrate: cung cấp 4 kcal

* Protein:

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, cấu tạo nên các bộ phận của cơ
thể. Nhu cầu khuyến nghị năng lượng từ Protein cho người Việt Nam là chiếm 13 -
20% so với tổng năng lượng khẩu phần trong đó protein có nguồn gốc động vật chiếm
khoảng 30 - 50% tùy thuộc vào lứa tuổi. Ở trẻ em 6 tháng – 5 tuổi: protein có nguồn
gốc động vật chiếm ≥ 60%5.

Protein là hợp chất hữu cơ có chứa nitơ. Đơn vị cấu thành protein là các acid
amin. Acid amin kết hợp với nhau trong liên kết khác nhau, chúng tạo thành các phân
tử protein khác nhau về thành phần và tính chất. Mỗi một protein có thể được hình
thành từ 50 đến 1.000 amino acid.

Thiếu Protein gây ra biểu hiện lâm sàng bằng tình trạng chậm lớn. Suy dinh
dưỡng thể gầy còm là hậu quả của chế độ ăn thiếu Protein. Suy dinh dưỡng thể phù
thường do chế độ ăn quá nghèo về Protein mặc dù đủ Carbohydrate. Ngược lại, thừa
Protein sẽ gây dư thừa năng lượng và tích lũy trong cơ thể dưới dạng mỡ, khi tích lũy
quá mức sẽ gây tình trạng TCBP, bệnh tim mạch, ung thư đại tràng, bệnh gút (goute)
và tăng đào thải canxi.

* Lipid:

Lipid có nguồn gốc động vật được gọi là mỡ, Lipid có nguồn gốc thực vật được
gọi là dầu. Lipid là dung môi hòa tan các vitamin tan trong chất béo, tham gia cấu trúc
cơ thể. Nhu cầu khuyến nghị năng lượng từ Lipid cho học sinh tiểu học chiếm 20 -

5
Lê Danh Tuyên (2016). Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

16
30% so với tổng năng lượng khẩu phần, tỷ lệ cân đối giữa Lipid động vật và Lipid thực
vật được khuyến nghị là 70% và 30% 6.

Lipid có cấu trúc hóa học là một hợp chất hữu cơ không có nitơ, thành phần chính
là triglycerid (este của glycerol và các acid béo) và nó chiếm tới 90 - 95% tổng lượng
chất béo trong khẩu phần còn lại là cholesterol và phospholipid.

Chất béo trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc màng tế bào, và dự
trữ trong các mô như là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể.

Nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam ở người trưởng thành, năng lượng do
lipid cung cấp hàng ngày cần chiếm 20 - 25% nhu cầu năng lượng của cơ thể, trong đó
trong đó lipid có nguồn gốc động vật/ tổng số không nên vượt quá 60% lipid tổng số.

Nếu lượng chất béo chỉ chiếm dưới 10% năng lượng khẩu phần, cơ thể có thể
mắc một số bệnh lý như giảm mô mỡ dự trữ, giảm cân, chàm da,...

Thiếu lipid còn làm cơ thể không hấp thu được các vitamin tan trong dầu như A,
D, K và E, do đó cũng có thể gián tiếp gây nên các biểu hiện thiếu của các vitamin này.
Chế độ ăn có quá nhiều lipid có thể dẫn tới thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch và một số
loại ung thư như ung thư đại tràng, vú, tử cung và tiền liệt tuyến.

* Glucid:

Glucid/carbohydrates - hay còn được gọi là các chất bột đường gồm các loại
lương thực (staple foods), đường (sugars) và chất xơ (fiber) – là các thành phần cơ bản
nhất, chiếm khối lượng lớn nhất của các bữa ăn và là nguồn cung cấp năng lượng chính
cho cơ thể, trong đó lương thực là nguồn cung cấp năng lượng chính.

Vai trò chính của Glucid là sinh năng lượng, tỷ lệ năng lượng do Glucid cung cấp
trong cơ cấu khẩu phần chiếm khoảng trên 60%. Glucid tham gia cấu tạo tế bào và các
mô của cơ thể. Theo nhu cầu khuyến nghị của người Việt Nam, năng lượng do glucid
cung cấp hàng ngày cần thiết từ 55 - 65% tổng nhu cầu năng lượng của cơ thể.
6
Lê Danh Tuyên (2016). Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

17
Nếu khẩu phần thiếu glucid, có thể bị sút cân và mệt mỏi, thiếu năng lượng, ảnh
hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần. Khẩu phần thiếu nhiều có thể dẫn tới hạ đường
huyết hoặc toan hoá máu do tăng thể cetonic trong máu. Tuy nhiên, nếu dư thừa khẩu
phần Glucid cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, biểu
hiện rõ rệt nhất là tình trạng TCBP.

* Các vitamin và chất khoáng (canxi, sắt, kẽm, magiê, vitamin D, vitamin A,
vitamin nhóm B…):

Vitamin là những chất có hoạt tính sinh học cao đảm bảo sự phát triển và hồi
phục các tế bào và tổ chức của cơ thể, điều hoà sự trao đổi chất, hấp thụ thức ăn và
nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Vitamin giúp cơ thể hình thành các hoạt chất như
men để trực tiếp tham gia vào các quá trình chuyển hoá đường, đạm, mỡ. Phần lớn
vitamin không được tổng hợp trong cơ thể, vì vậy chúng được đưa vào cùng với thức
ăn hằng ngày. Thiếu hoặc thừa vitamin đều dẫn đến những tác hại rất xấu cho sức
khoẻ, gây ra bệnh thừa hoặc thiếu vitamin.

Nhu cầu về vitamin của cơ thể phụ thuộc vào tính chất hoạt động cơ bắp và trí óc,
tuổi tác, trạng thái sức khoẻ, khí hậu,... Trong đó, đối với mỗi loại vitamin, cơ thể lại
có nhu cầu riêng cụ thể.

Chất khoáng là nhóm chất không sinh năng lượng nhưng chúng rất cần thiết đối
với cơ thể. Trong khẩu phần ăn hằng ngày có chứa một lượng tương đối lớn chất
khoáng như Ca, P, Mg, Na, K,... còn một số ít muối khoáng khác như Fe, Iot, Cu, Zn,...
Tuy hàm lượng và nhu cầu cơ thể có khác nhau nhưng các chất này là thành phần
không thể thiếu được trong thức ăn, chúng có ý nghĩa quyết định đối với quá trình sống
của cơ thể.

1.1.2.2. Dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành


Ăn uống là một khoa học, ăn uống phải đảm bảo mục đích cuối cùng là làm cho
con người khỏe mạnh, có đủ sức bền bỉ dẻo dai, nhanh nhẹn cần thiết để lao động đạt

18
năng suất cao. Vì vậy, dinh dưỡng hợp lý phải dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
về năng lượng, Protein, Lipid, Glucid, vitamin và khoáng chất, có dinh dưỡng hợp lý thì
mới có sức khỏe tốt, phát triển toàn diện7.

1.2. Sơ lược về thừa cân, béo phì

1.2.1. Khái niệm và cách xác định thừa cân, béo phì

* Khái niệm:

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa “Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá
mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới
sức khỏe”.

Trọng lượng cơ thể là kết quả của quá trình cân bằng giữa năng lượng hấp thu và
năng lượng tiêu hao của cơ thể. Các chất protid (thịt), lipid (mỡ), glucid (tinh bột,
đường) trong thức ăn là những thành phần sản sinh năng lượng, chúng có thể chuyển
hóa qua lại đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong những điều kiện hoạt động khác nhau,
nhưng đặc biệt khi dư thừa chúng đều được chuyển hóa thành mỡ dự trữ dưới dạng
triglycerid tại các mô mỡ dưới da, quanh các tạng, ruột, hệ thống mạc treo trong cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng nhiều đạm, mỡ động vật, nhiều tinh bột, đường, nhất là vào bữa tối
sẽ tăng nguy cơ dư thừa năng lượng. Theo các chuyên gia nhận định, môi trường sống
và làm việc đang ngày một thay đổi đáng kể, thu nhập tăng cao hơn, tiêu thụ nhiều các
loại thức ăn giàu năng lượng cùng với việc giảm tiêu hao năng lượng do tự động hóa
trong công việc tăng, lối sống tĩnh tại, ít vận động là những nguyên nhân dẫn đến thừa
cân, béo phì.

Thừa cân và béo phì hiện đang là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng
hàng đầu không những ở các quốc gia phát triển mà đang không ngừng gia tăng với tốc
độ báo động, song song với tình trạng thiếu dinh dưỡng ở cả các nước đang phát triển.

7
Viện Dinh dưỡng (2019). Xây dựng khẩu phần. Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

19
Về mặt xã hội, những người bị thừa cân, béo phì ngoài đặc điểm hình thể nặng
nề, khó coi, còn chịu nhiều áp lực về mặt tâm lý, sự kỳ thị phân biệt đối xử không đúng
của những người xung quanh, dẫn tới họ luôn trong trạng thái lo âu, thậm chí có xu
hướng bị trầm cảm. Nhưng nghiêm trọng hơn, về mặt y học, béo phì là nguyên nhân
dẫn tới rất nhiều những biến chứng khác nhau về chuyển hóa (thường gặp như tăng
huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường,…) và các biến chứng cơ học (biến chứng
khớp, cột sống do tăng tải trọng, khó thở, ngừng thở khi ngủ do tăng chèn ép đường hô
hấp, tiểu tiện không tự chủ do tăng áp lực bàng quang…) cũng như các bệnh lý từ các
biến chứng này.

* Cách xác định thừa cân, béo phì

Tình trạng béo gầy được xác định dựa vào chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index-
BMI), tính bằng cách chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (mét). Chỉ số BMI
khác nhau ở các chủng tộc, người châu Á có chỉ số BMI từ 23 - 24,99 được coi là thừa
cân, BMI ≥ 25 là béo phì, ở các quốc gia châu Âu và Mỹ chỉ số này thường cao hơn.
Tuy vậy, hiện một số nước châu Á cũng công bố các chỉ số BMI của riêng mình như
Trung Quốc BMI ≥ 28 mới được coi là béo phì.

Bảng 1.1. Đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì theo tiêu chuẩn của WHO áp
dụng cho người Châu Á

BMI (kg/m2) Phân loại

< 18,5 Thiếu cân

18,5 – 22,9 Bình thường

23 – 24,9 Thừa cân

25 – 29,9 Béo phì độ I

20
≥ 30 Béo phì độ II

Mặc dù vậy, giá trị BMI không được chuẩn hóa theo tuổi hay giới tính do vậy nó
chỉ cung cấp cách đánh giá tương đối các đối tượng béo phì. Đặc biệt, chỉ số này sẽ
không chính xác khi áp dụng cho những đối tượng tập luyện thể lực một cách có hệ
thống hay các vận động viên bởi BMI tăng cao hơn mức bình thường là do tăng khối
lượng cơ bắp chứ không phải do tăng tích lũy mỡ. Những năm gần đây, chu vi vòng eo
(vòng bụng) được quan tâm nhiều hơn và là chỉ số nhạy hơn để đánh giá lượng mỡ tích
tụ có thể dẫn đến các nguy cơ không tốt cho sức khỏe. Lượng mỡ tích tụ cục bộ vùng
bụng (béo bụng) thường tập trung ở các mạc treo, mạc nối lớn, quanh các tạng, các
quai ruột dễ dàng giải phóng ra các acid béo tự do vào thẳng hệ tĩnh mạch mạc treo,
ảnh hưởng lớn tới quá trình chuyển hóa. Đối với người châu Á, chu vi vòng eo ≥ 90cm
(nam) và ≥ 80cm (nữ) được coi là có nguy cơ tăng cao mắc các biến chứng chuyển hóa
(Theo Bộ Y tế và Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam).

Ngoài ra còn có phương pháp nhân trắc học:

+ Đo nếp da vùng cơ tam đầu cánh tay (còn được gọi là cơ tay sau, vị trí nằm tại
mặt sau của cánh tay và đảm nhiệm chức năng chính là co duỗi tay) bằng dụng cụ đặc
biệt. Xác định béo phì khi: Nam > 20mm, Nữ > 25mm.

+ Đo tỷ lệ vòng eo/hông (Waist Hip Ratio WHR): (lấy số đo lớn nhất chỗ ngang
rốn, ngang háng). Xác định béo phì khi: Nam ≥ 0,9, Nữ ≥ 0,8.

+ Đo tỷ lệ mỡ cơ thể bằng phương pháp đo điện trở sinh học để phân loại béo phì
với ngưỡng: Tỷ lệ mỡ: Nam > 25% và Nữ > 30% là béo phì.

1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của thừa cân, béo phì

1.2.1.1. Nguyên lý điều hòa năng lượng

Cơ chế bệnh sinh của TC, BP là do mất cân bằng năng lượng, khi quá nhiều
lượng calo được hấp thụ và quá ít lượng calo được tiêu hao.

21
Khi có sự mất cân bằng năng lượng sẽ xảy ra một trong hai khuynh hướng: tăng
cân (năng lượng hấp thụ lớn hơn năng lượng tiêu hao) hoặc sụt cân (năng lượng hấp
thụ nhỏ hơn năng lượng tiêu hao). Trong giai đoạn tiền BP, do hấp thụ năng lượng cân
bằng với năng lượng tiêu hao nên đối tượng không tăng cân. Trong giai đoạn tăng cân,
có sự mất cân bằng năng lượng, trong một thời gian dài do năng lượng hấp thụ cao hơn
năng lượng tiêu hao nên có hiện tượng tăng cân. Ở giai đoạn giữ và duy trì cân nặng,
đối tượng lặp lại sự cân bằng năng lượng ở một mức mới cao hơn mức cũ. Cơ thể đã
quen với trọng lượng cơ thể gia tăng gồm cả mỡ và khối cơ nên sẽ có khuynh hướng
duy trì cân nặng mới này.

Chế độ ăn uống không lành mạnh, dư thừa năng lượng, sử dụng thực phẩm nhiều
mỡ, đường, muối, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh đi kèm thiếu rau xanh
và trái cây.

Chế độ ăn giàu lipid hoặc đậm độ năng lượng cao có liên quan chặt chẽ với gia
tăng tỷ lệ béo phì. Các thức ăn giàu chất béo thường ngon nên người ta ăn quá thừa mà
không biết. Khi vào cơ thể protein, lipid, glucid đều có thể trở thành chất béo dự trữ.
Các nghiên cứu cho thấy chỉ cần ăn dư 70 calo mỗi ngày sẽ dẫn tới tăng cân mặc dù số
calo nhỏ này có thể không được nhận ra dễ dàng, nhất là khi ăn những thức ăn giàu
năng lượng. Vì vậy, khẩu phần nhiều mỡ, dù số lượng nhỏ cũng có thể gây thừa calo và
tăng cân. Không chỉ ăn nhiều mỡ, thịt mà ăn nhiều chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể
gây béo (Popkin 1988, WHO 2001).

22
Cân bằng năng lượng

Năng lượng ăn vào Năng lượng tiêu hao

Lipid Hoạt động thể lực

Glucid Tiêu hóa thức ăn

Protein Chuyển hóa cơ bản

Tăng cân Cân nặng ổn


Giảm cân
định

Dự trữ mỡ

Sơ đồ 1.1. Mô hình nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì

Sử dụng đồ uống nhiều calo mà không cảm thấy no, đặc biệt là calo từ đồ uống có
cồn bia, rượu, nước ngọt, đồ uống có gas góp phần làm tăng cân đáng kể. Khi năng
lượng ăn vào thừa sẽ dự trữ dưới dạng mỡ nhiều hơn là được ô xy hoá để tạo thành
nhiệt lượng cho hoạt động (WHO 2001).

1.2.1.2. Mô mỡ hoạt động như một cơ quan nội tiết

Một số lý do khiến mỡ tích tụ trong cơ thể như Lipid cung cấp năng lượng cao
hơn về độ đậm so với các loại thực phẩm khác, lượng dự trữ mỡ trong cơ thể là không
giới hạn, lượng Lipid ăn vào có thể được dự trữ trong các mô mỡ với tỷ lệ có thể lên
đến 96% và việc ăn nhiều Lipid không làm gia tăng oxy hóa Lipid. Cơ chế điều hòa
kiểm soát lượng Lipid ăn vào: chuyển hóa Lipid thường không tốt bằng Glucid, Protein
và mỡ không chuyển hóa sang nhóm khác.

23
Bảng 1.2. Đặc tính của các chất sinh năng lượng

Đặc tính Protein Glucid Lipid

Khả năng làm no trong bữa ăn Cao Trung bình Thấp

Khả năng giảm đói Cao Cao Thấp

Cung cấp năng lượng hàng ngày Thấp Cao Cao

Đậm độ năng lượng Thấp Thấp Cao

Khả năng dự trữ trong cơ thể Thấp Thấp Cao

Chuyển hóa lượng thừa sang nhóm khác Có Có Không

Tự điều chỉnh Rất tốt Rất tốt Kém

1.2.1.3. Tình trạng kháng Insulin

Kháng insulin là tình trạng insulin không gắn được vào thụ thể trên tế bào ở mô
đích làm cho Glucose không được hấp thu vào tế bào. Đây là một tình trạng trong đó
cơ thể trở nên không đáp ứng tốt với insulin, một hormone quan trọng trong việc điều
chỉnh nồng độ đường trong máu. Insulin được sản xuất bởi tuyến tụy và giúp cơ thể sử
dụng glucose từ thức ăn để sản xuất năng lượng hoặc lưu trữ dưới dạng glycogen trong
gan và cơ bắp. Khi cơ thể trở nên kháng insulin, nó không thể sử dụng insulin hiệu quả
để chuyển glucose từ máu vào các tế bào, dẫn đến tăng nồng độ đường trong máu.

Tình trạng kháng insulin thường được liên kết chặt chẽ với béo phì, đặc biệt là
béo phì ở vùng bụng. Nó cũng thường đi kèm với các vấn đề khác như tiểu đường
Type 2, tăng mỡ máu, tăng huyết áp và các vấn đề về tim mạch. Các yếu tố gen, lối
sống không lành mạnh và tuổi tác đều có thể ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin.

24
Người mắc tình trạng kháng insulin thường cần phải thay đổi lối sống để giảm
cân (nếu cần thiết), tăng cường hoạt động thể chất và duy trì một chế độ ăn uống cân
đối và lành mạnh. Đôi khi, các loại thuốc hoặc liệu pháp hormone có thể được sử dụng
để điều trị tình trạng này, đặc biệt là trong các trường hợp nghiêm trọng.

1.2.1.4. Di truyền

Trong cùng một môi trường, một số người trở nên BP và những người khác thì
không, điều này được giải thích bằng yếu tố di truyền. Các gen khác nhau có thể được
kích hoạt một cách chọn lọc hoặc được áp đặt như là một phần của sự phát triển thời
thơ ấu hoặc tương tác với điều kiện môi trường để thay đổi kiểu hình. Hơn nữa, có tồn
tại một sự khác biệt sâu sắc giữa nền tảng di truyền và môi trường sống hiện tại.

Theo giả thuyết “kiểu gen tiết kiệm”, trong quá trình tiến hóa của loài người,
chúng ta đã phải trải qua nhiều thời kỳ thiếu dinh dưỡng, do đó, áp lực lựa chọn rất có
thể đã góp phần vào việc thúc đẩy các hành vi ăn quá nhiều, giảm việc tiêu hao năng
lượng và giảm các hoạt động thể lực. Những người chịu đựng được nạn đói trong thời
gian dài và có thể dự trữ, huy động năng lượng hiệu quả hơn thì tái sản sinh nhiều hơn
những người không có khả năng thích ứng này, sau đó dẫn đến sự biến đổi quá mức
của các biến thể di truyền thúc đẩy khả năng ăn nhiều hơn, hấp thụ calo mức độ cao
hơn và tích tụ năng lượng trong các mô mỡ nhiều hơn. Do đó, sự gia tăng bệnh BP có
lẽ là do tương tác gen với một môi trường mới có xu hướng dễ gây ra bệnh BP hơn
trước kia, chứ không phải sự thay đổi từ trong gen của con người. Tuy nhiên, nhiều gen
khác đã được xác định có liên quan đến BP và phân phối chất béo.

1.2.3. Dịch tễ học thừa cân, béo phì

1.2.3.1. Tình hình thế giới

Từ năm 1980, số lượng người béo phì của thế giới đã tăng gấp đôi với khoảng
13% dân số thế giới được xác nhận mắc bệnh béo phì, theo như báo cáo của Tổ chức Y
tế Thế giới WHO.

25
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính đến thời điểm tháng 1 năm 2022 đã tiến
hành nghiên cứu và thu thập thông tin về tình trạng sức khỏe của người dân trên toàn
cầu, tỷ lệ người trưởng thành được xác định là béo phì trên thế giới là khoảng 39%.

Khu vực Đông Nam Á:

- Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Singapore (National University of
Singapore – NUS) thực hiện đã chỉ ra rằng tỷ lệ người béo phì và thừa cân tăng lên
đáng kể ở Singapore và khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh rằng
béo phì đang trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng ngày càng phổ biến trong khu
vực.
- WHO thường cập nhật các báo cáo và nghiên cứu về tình trạng thừa cân và béo
phì trên toàn thế giới, bao gồm cả khu vực Đông Nam Á. Theo các báo cáo mới nhất
của WHO, tỷ lệ người béo phì và thừa cân đang tăng lên ở nhiều quốc gia trong khu
vực, đặc biệt là do thay đổi lối sống và thói quen ăn uống.
- Một nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu Y tế Quốc gia của Philippines đã phát
hiện ra rằng tỷ lệ người béo phì và thừa cân ở quốc gia này đang tăng lên đáng kể trong
cả nhóm tuổi trẻ và người lớn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng béo phì liên quan mật thiết
đến các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, tiểu đường và các vấn đề về sức khỏe tâm
thần.
- Viện Dinh dưỡng Quốc gia Malaysia đã tiến hành nghiên cứu về tình trạng
thừa cân và béo phì trong cộng đồng Malaysia. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng
tỷ lệ người béo phì và thừa cân đang gia tăng đáng kể, đặc biệt là trong nhóm tuổi trẻ
và trẻ em (Viện Dinh dưỡng Quốc gia Malaysia).
Những kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng tình trạng thừa cân và béo phì đang trở
thành một vấn đề ngày càng trầm trọng trong khu vực Đông Nam Á, và đòi hỏi sự chú
ý đặc biệt từ các nhà lãnh đạo chính phủ và các nhà quản lý sức khỏe.

1.2.3.2. Tình hình ở Việt Nam

26
Thừa cân béo phì phản ánh sự mất cân bằng giữa lượng thực phẩm đưa vào và
tình trạng sức khỏe, một khi cơ thể đã quá dư thừa dinh dưỡng cho thấy có vấn đề về
sức khỏe làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của cơ thể8.

Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới, đặc biệt là các nước khu vực Đông
Nam Á đang trong thời kỳ chịu gánh nặng kép về dinh dưỡng, trong khi tình trạng
SDD thấp còi vẫn còn cao, đang nằm trong số 20 nước có số lượng trẻ SDD thấp còi
cao nhất thế giới, thì số người TC, BP đang gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở các đô
thị9. Trước năm 2000, hầu như chưa có TC, BP ở trẻ em dưới 5 tuổi, sau 10 năm (2000
- 2010), tỷ lệ TC, BP đã tăng gấp 3 lần ở người trưởng thành, gấp 9 lần ở trẻ dưới 5
tuổi (từ 0,68% tăng lên 5,6%)10. Một điều tra mới nhất của Viện Dinh dưỡng cho thấy
tình trạng thừa cân, béo phì ở người Việt Nam đang tăng nhanh, trong đó tỷ lệ béo phì
ở người trưởng thành, từ 25 - 64 tuổi chiếm 16,8%, các nhà nghiên cứu cho biết 40%
nam giới và 30% nữ giới bị thừa cân, còn 24% nam giới và 27% nữ giới bị béo phì 11.
Tỷ lệ sinh viên thừa cân béo phì đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, cụ thể theo một số
nghiên cứu tỷ lệ sinh viên Trường Đại học Thăng Long, tỷ lệ thừa cân-béo phì đã tăng
từ 13,1% năm 2012 lên đến 19,4% năm 201412 ; trường Đại học Cần Thơ (2016) 4,51%
13
.

Tỷ lệ và tốc độ gia tăng TC, BP ở học sinh tiểu học khác nhau giữa các vùng, đặc
biệt là các thành phố lớn, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng điều tra toàn quốc

8
Viện Dinh Dưỡng. Kết quả điều tra Thừa cân - béo phì và một số yếu tố liên quan ở người Việt Nam 25- 64
tuổi, đề tài nghiên cứu cấp Bộ 9/2005- 9/2006. 2006.
9
Viện Dinh dưỡng (2019). Gánh nặng kép về dinh dưỡng ở Việt Nam ảnh hưởng quyết định thay đổi mô hình
bệnh tật trong thế kỷ XXI. Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10
Viện Dinh dưỡng (2012). Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2010, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội.
11
Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001 – 2010. Thừa cân - béo phì và một số yếu tố liên quan ở
người trưởng thành Việt Nam 25 - 64 tuổi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2007
12
Nguyễn Bạch Ngọc, Dương Hoàng Ân, Lê Thu Hiền. Tình trạng thừa cân, béo phì ở sinh viên mới nhập học tại
Đại học Thăng Long qua 3 năm 2012-2014 và xác định một số yếu tố liên quan, Kỷ yếu công trình khoa học 2015
Phần II. 2015. 167-175, https://doi.org/10.56283/1859-0381/363.
13
Lê Bá Tường, Nguyễn Hữu Tri. Khảo sát thực trạng béo phì của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2016. 44, 9-13, https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2016.502

27
năm 2010, tỷ lệ TCBP ở trẻ từ 5 – 19 tuổi tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là 9%,
miền Trung là 13,4%, Đông Nam Bộ là 23,3%14.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có tỷ lệ TC, BP và tốc độ gia tăng TC, BP cao
nhất trong cả nước, sự gia tăng đáng báo động về tình trạng TC, BP ở trẻ tiền học
đường và học đường, đặc biệt ở trẻ lứa tuổi mầm non, tiểu học và ở khu vực nội thành
15
, (54,5% ở trường tiểu học nội thành Hồ Thị Kỷ và 31,2% ở trường tiểu học ngoại
thành Phú Hòa Đông) 16. Sau 6 năm (2002 - 2008) tỷ lệ TC, BP ở học sinh tiểu học
Quận 10 đã tăng hơn 3 lần (9,4% và 28,5%)17, năm 2014 đã tăng lên là 41,4% (trong đó
19% là BP)18.

Tình trạng thừa cân béo phì ở sinh viên đang có xu hướng ngày càng phổ biến và
trở thành một trong những thách thức lớn đối với chương trình chăm sóc sức khỏe ở
mọi quốc gia. Tỷ lệ sinh viên TC, BP trong một số nghiên cứu có xu hướng tăng rõ rệt,
cụ thể tỷ lệ sinh viên TC, BP tại trường Ðại học Y Hà Nội (2011) 4,7% 19, tại trường
Ðại học Thăng Long, tỷ lệ TC, BP đã tăng từ 13,1% năm 2012 lên đến 19,4% năm
201420; trường Ðại học Cần Thơ (2016) 4,51%21

14
Viện Dinh dưỡng (2012). Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2010, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội
15
Trần Thị Minh Hạnh, Vũ Quỳnh Hoa và Đỗ Thị Ngọc Diệp (2013). Xu hướng gia tăng thừa cân béo phì trẻ tiền
học đường và học đường thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000-2010 và yếu tố liên quan. Tạp chí Dinh dưỡng
và Thực phẩm.
16
Vũ Quỳnh Hoa, Đỗ Thị Ngọc Diệp, Trần Quốc Cường và cộng sự (2013). Can thiệp dinh dưỡng và vận động
phòng chống thừa cân, béo phì trên học sinh tiểu học, một số kết quả ban đầu. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm
17
Lê Thị Kim Quý, Đỗ Thị Ngọc Diệp và cộng sự (2010). Hiệu quả của một số giải pháp can thiệp phòng chống
thừa cân béo phì cho học sinh tiểu học tại quận 10 Tp. Hồ Chí Minh năm học 2008 - 2009. Tạp chí Dinh dưỡng
và Thực phẩm
18
Trần Thị Minh Hạnh, Đỗ Thị Ngọc Diệp và Phan Nguyễn Thanh (2016). Cảnh báo thừa cân, béo phì và tăng
huyết áp ở trẻ tuổi học đường thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm.
19
Phạm Văn Phú, Hoàng Việt Bách. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở sinh viên năm thứ 2
trường đai học Y Hà Nôi, năm học 2011 - 2012. Tạp chí Y học dự phòng. 2014;7(156):169-173.
20
Nguyễn Bạch Ngọc, Dương Hoàng Ân, Lê Thu Hiền, Thực trạng thừa cân, béo phì ở sinh viên mới nhập
học tại Ðại học Thăng Long qua 3 năm học 2012-2014 và xác định một số yếu tố liên quan. Paper presented at:
Kỷ yếu công trình khoa học 2015; Ðại học Thăng Long.
21
Lê Bá Tường, Nguyễn Hữu Tri. (2016) Khảo sát thực trạng béo phì của sinh viên trường Ðại học Cần Thơ Tạp chí
Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ.

28
1.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì và một số bệnh
kèm theo
1.3.1. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì
1.3.1.1. Khẩu phần và thói quen ăn uống

Sự chuyển đổi dinh dưỡng ở những nước đang phát triển là do sự thay đổi nhanh
chóng của mô hình thức ăn và lượng chất dinh dưỡng khi người dân theo lối sống hiện
đại trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đô thị hoá và sự hội nhập. Do đó, các quốc
gia này phải chịu gánh nặng của mất cân đối dinh dưỡng, hay còn gọi là gánh nặng kép
về dinh dưỡng bao gồm thiếu dinh dưỡng và sự gia tăng TC, BP. Hiện nay, nước ta đã
bước vào thời kỳ này, điều đáng chú ý của thời kỳ này là đang tồn tại các vấn đề thiếu
dinh dưỡng, đe dọa mất an ninh thực phẩm, đan xen những vấn đề dinh dưỡng mới nảy
sinh như TC, BP, các bệnh mạn tính không lây22.

Khẩu phần là tiêu chuẩn ăn mà cụ thể là các chất dinh dưỡng của một người trong
một ngày để đảm bảo nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cho một đối
tượng cụ thể. Một khẩu phần đảm bảo đủ năng lượng và có đủ các chất dinh dưỡng
chưa đủ mà còn phải là khẩu phần cân đối và hợp lý (cung cấp đủ năng lượng cho nhu
cầu cơ thể; có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết; các chất dinh dưỡng ở một tỷ lệ cân
đối thích hợp)23. Đây là điều quan trọng nhất trong một khẩu phần, tuy nhiên cũng là
điều khó thực hiện đối với trẻ em. Vì vậy, TC, BP không chỉ đơn thuần liên quan đến
hàm lượng calo cao trong chế độ ăn, mà còn do sự mất cân đối về thành phần các chất
dinh dưỡng trong chế độ ăn cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng TC, BP. Chế độ
ăn giàu Lipid hoặc đậm độ năng lượng cao có liên quan chặt chẽ với gia tăng TC, BP,
các thức ăn giàu chất béo thường có cảm giác ngon miệng nên người ta thường ăn quá
thừa mà không biết24.

22
Viện Dinh dưỡng (2019). Gánh nặng kép về dinh dưỡng ở Việt Nam ảnh hưởng quyết định thay đổi mô hình
bệnh tật trong thế kỷ XXI. Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
23
Viện Dinh dưỡng (2019). Xây dựng khẩu phần. Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
24
Viện Dinh dưỡng (2019). Dinh dưỡng điều trị trong dự phòng và xử trí thừa cân - béo phì. Dinh dưỡng lâm
sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 258-275.

29
Nghiên cứu của Phan Thanh Ngọc cũng cho thấy, lượng chất béo cũng như tỷ lệ
chất béo trong khẩu phần ở nhóm trẻ TC, BP cao hơn hẳn so với nhóm chứng 25. Phùng
Đức Nhật, khi nghiên cứu tỷ lệ TC, BP và các yếu tố liên quan của học sinh mẫu giáo
từ 4 - 6 tuổi tại quận 5 TP Hồ Chí Minh cho thấy trẻ TCBP có khuynh hướng thích sử
dụng thực phẩm có chất béo hơn 26. Một số nghiên cứu đã chỉ ra tổng năng lượng khẩu
phần của trẻ vị thành niên bị TCBP cao 27, có 1 số thực đơn cung cấp quá nhiều năng
lượng, canxi thấp và lượng rau xanh thiếu so với nhu cầu khuyến nghị28.

Thói quen ăn uống được coi là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến
khẩu phần và ảnh hưởng tới tình trạng TC, BP:

- Tác động của khẩu phần ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn: Việc tiêu thụ thức
ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn, có nhiều chất béo và đường, có thể dẫn đến tăng cân
và béo phì. Những loại thức ăn này thường ít chất xơ và dễ tiêu hóa, dẫn đến cảm giác
no ít lâu hơn và tăng nguy cơ thúc đẩy việc tiêu thụ nhiều calo hơn.
- Ảnh hưởng của tiêu thị đường và đồ uống ngọt: Tiêu thụ quá nhiều đường và
đồ uống ngọt có thể dẫn đến tăng cân và béo phì. Đường và các loại đồ uống ngọt cung
cấp năng lượng không cần thiết và có thể dẫn đến tăng cân nếu không được kiểm soát.
- Vai trò của khẩu phần ăn giàu chất béo và thức ăn nhanh dinh dưỡng kém:
Khẩu phần ăn giàu chất béo và thức ăn nhanh dinh dưỡng kém, thiếu rau củ và ngũ cốc
nguyên hạt, có thể góp phần vào việc tăng cân và béo phì. Các thức ăn giàu chất béo
thường có hàm lượng calo cao và ít chất xơ, không thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cần
thiết của cơ thể.

25
Phan Thanh Ngọc (2012). Mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học
thành phố Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thái Nguyên.
26
Phùng Đức Nhật (2014). Thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo quận 5 thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả giáo
dục sức khỏe, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
27
Nguyễn Ngọc Vân Phương, Tăng Kim Hồng và Annie Robert (2014). Khẩu phần ăn và thừa cân, béo phì trên
học sinh trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 10(2), 55-66.
28
Nguyễn Thùy Linh, Lê Thị Hương và Dương Thị Phượng (2018). Thực trạng thừa cân, béo phì và bữa ăn học
đường của học sinh một số trường tiểu học Hà Nội năm 2017 và 2018. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 14(2),
93-107.

30
- Tác động của môi trường ăn uống và quảng cáo thức ăn không lành mạnh: Môi
trường ăn uống và quảng cáo thức ăn không lành mạnh có thể tạo ra áp lực để tiêu thụ
thức ăn có hàm lượng calo cao và ít dinh dưỡng. Sự tiếp xúc thường xuyên với quảng
cáo thức ăn không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ thúc đẩy hành vi ăn uống không
lành mạnh.

Chính vì vậy, vai trò của thói quen ăn uống trong việc điều chỉnh cân nặng và duy
trì sức khỏe là rất quan trọng. Để ngăn chặn tình trạng thừa cân và béo phì, việc thúc
đẩy khẩu phần ăn uống lành mạnh và cân đối là rất cần thiết.

1.3.1.2. Hoạt động thể lực

Bên cạnh thực phẩm là tác nhân môi trường chính, thì sự suy giảm mức độ hoạt
động thể lực là yếu tố tác nhân thứ hai gây TC, BP. Hoạt động thể lực bao gồm cả các
hoạt động gắng sức ở mức độ vừa và hoạt động gắng sức nặng. Mức hoạt động thể lực
của sinh viên được xác định dựa trên khuyến nghị của WHO từ 18 – 25 tuổi nên tham
gia các hoạt động thể lực 60 phút/ngày, trong đó các hoạt động gắng sức từ mức độ vừa
đến nặng nên thực hiện ít nhất 2 – 3 lần/tuần, độ tuổi này chỉ nên dành tối đa 120
phút/ngày cho tổng các hoạt động tĩnh tại.

Năm 2008, Ủy ban tư vấn và hướng dẫn hoạt động thể chất Hoa Kỳ khuyến cáo,
để giảm TC, BP ở trẻ em dưới 18 tuổi cần dành 60 phút mỗi ngày cho các hoạt động
thể lực từ mức trung bình đến nặng, đây là một khuyến cáo có mức độ chứng cứ mạnh
mẽ.

Lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực làm giảm tiêu hao năng lượng dẫn đến gia
tăng TC, BP. Cư dân thành thị dành nhiều thời gian cho làm việc và các hoạt động giải
trí tĩnh tại như xem phim, xem truyền hình, làm việc với máy vi tính, chơi trò chơi điện
tử, ít dành thời gian giải trí qua các hình thức vận động. Mặt khác, đô thị phát triển với
nhiều nhà cao tầng, ngày càng ít công viên dành cho các hoạt động tập luyện thể lực,
vận động cơ thể… cũng góp phần làm gia tăng lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực

31
nên giảm tiêu hao năng lượng, năng lượng dần tích lũy gây nên dư thừa mỡ và tích mỡ
trong cơ thể. Như vậy, việc can thiệp để tăng cường hoạt động thể lực và giảm hành vi
ít vận động là cần thiết giảm nguy cơ TC, BP ở SV.

1.3.1.3. Yếu tố di truyền

Nhiều nghiên cứu đã xác định vai trò của các yếu tố di truyền đối với nguy cơ của
bệnh béo phì (Theo Mayer J (1995)):

+ Nếu cả bố và mẹ đều bị béo phì thì có khoảng 80% những người con họ có
nguy cơ bị béo phì.

+ Nếu một trong hai người có béo phì, 40% con họ sẽ có nguy cơ bị béo phì.

+ Ngược lại, nếu cả bố và mẹ bình thường, khả năng các con của họ bị béo phì
chỉ chiếm 7%.

Béo phì hội chứng: Hầu hết các trường hợp BP hội chứng đều đi kèm với tình
trạng chậm phát triển tâm thần và các bất thường về hình thái học.

Béo phì đa gen: Là dạng BP phổ biến. Cơ chế của BP đa gen rất phức tạp, là kết
quả tác động của ít nhất hai gen với môi trường.

Béo phì đơn gen: là một dạng của béo phì được gây ra bởi các biến đổi gen đơn lẻ
(đơn gen) mà gây ra sự tăng cân không kiểm soát ở cá nhân mà không cần có sự tác
động của các yếu tố môi trường như lối sống hoặc thói quen ăn uống không lành mạnh.
Trong trường hợp này, một biến thể gene cụ thể có thể là nguyên nhân chính gây ra béo
phì.

Các nghiên cứu di truyền đã xác định một số gen liên quan đến béo phì đơn gen,
bao gồm gen FTO (Fetuin-A), MC4R (Melanocortin 4 receptor), và PCSK1
(Proprotein Convertase Subtilisin/Kexin type 1). Những biến đổi gen này có thể gây ra
các hiệu ứng như tăng cảm giác thèm ăn, giảm khả năng đốt cháy calo, hoặc tăng tính
chất lưu trữ chất béo.

32
Béo phì đơn gen thường không phải là nguyên nhân chính của béo phì trong xã
hội, nhưng nó có thể là một yếu tố quan trọng đối với các trường hợp béo phì gia đình
hoặc trường hợp béo phì phát sinh ở tuổi trẻ mà không có lối sống không lành mạnh.
Điều này có ý nghĩa trong việc định rõ nguyên nhân của béo phì và thiết lập kế hoạch
điều trị phù hợp cho từng cá nhân.

1.3.1.4. Yếu tố môi trường - kinh tế - xã hội

Các yếu tố văn hóa, dân tộc, tầng lớp xã hội, tôn giáo cũng là những yếu tố môi
trường làm ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào theo nhiều cách khác nhau như: Sự
tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa đang dẫn đến thay đổi lối sống, bao gồm việc ăn uống
ít chất xơ, cao calo và thiếu vận động; Sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm
và dịch vụ ăn uống đã tạo ra sự tiện lợi và tiếp cận dễ dàng với thức ăn nhanh, thức ăn
chế biến sẵn và đồ uống có đường. Sự tiêu thụ nhiều thức ăn giàu calo và ít dinh
dưỡng; Thiếu hỗ trợ và giáo dục về dinh dưỡng và lối sống lành mạnh hay những
người có thu nhập thấp có thể gặp khó khăn trong việc mua thực phẩm lành mạnh và
tươi ngon. Sự tăng trưởng của thị trường thực phẩm không lành mạnh, rẻ tiền và nhiều
chất bảo quản có thể làm gia tăng tình trạng béo phì trong nhóm người thu nhập thấp.
Những yếu tố này cùng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường nhận thức và
thúc đẩy các biện pháp kiểm soát béo phì ở Việt Nam, từ việc cải thiện môi trường ăn
uống đến việc tăng cường giáo dục và hỗ trợ cộng đồng.

1.3.1.5. Ngủ ít

Là 1 yếu tố nguy cơ cao đối với thừa cân, béo phì.

Ít ngủ có thể gây ra sự biến đổi trong hormone ghrelin và leptin, hai hormone
quan trọng điều chỉnh cảm giác đói và no. Khi ít ngủ, cơ thể thường sản xuất nhiều
ghrelin (hormone làm tăng cảm giác đói) và ít leptin (hormone làm giảm cảm giác đói).
Điều này có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và dẫn đến việc tiêu thụ nhiều calo hơn và
ảnh hưởng đến cân nặng.

33
Ít ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn metabolic như tiểu đường
loại 2 và bệnh tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người ít ngủ thường có mức
đường huyết không ổn định và khả năng chịu insulin giảm, dẫn đến tăng nguy cơ tiểu
đường và các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch.

Một giấc ngủ không đủ hoặc không chất lượng có thể làm giảm khả năng đốt
cháy calo của cơ thể vào ban ngày. Điều này có thể dẫn đến tăng cân theo thời gian,
đặc biệt là khi kết hợp với một chế độ ăn uống không cân đối và thiếu vận động.

Ít ngủ thường gây ra stress và ảnh hưởng đến tâm trạng. Trong một số trường
hợp, người ta có thể ứng phó với stress bằng cách tăng cường tiêu thụ thức ăn, đặc biệt
là các loại thức ăn có hàm lượng đường và chất béo cao, dẫn đến thừa cân và béo phì.

Tóm lại, ít ngủ có thể là một yếu tố đóng góp đáng kể vào tình trạng thừa cân và
béo phì thông qua nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm tăng cảm giác thèm ăn, tăng nguy
cơ mắc các bệnh rối loạn metabolic, giảm khả năng đốt cháy calo và gây ra stress. Điều
này làm nổi bật tầm quan trọng của việc duy trì một giấc ngủ đủ và chất lượng để duy
trì sức khỏe và tránh xa tình trạng thừa cân và béo phì.

1.3.1.6. Suy dinh dưỡng thể thấp còi

Mối quan hệ giữa trẻ SDD và khi trưởng thành bị thừa cân là rất nguy hiểm. Các
nghiên cứu nhận thấy những trẻ em có cân nặng khi sinh dưới 2500g và cân nặng lúc 1
tuổi dưới 8kg thì về sau mỡ có khuynh hướng tập trung ở bụng. Chính vì vậy mà phòng
chống suy dinh dưỡng trẻ em hôm nay, chính là để phòng chống béo phì và bệnh tim
mạch, tiểu đường khi trưởng thành.

1.3.2. Một số bệnh kèm theo thừa cân, béo phì

1.3.2.1. Thừa cân, béo phì và các bệnh liên quan

- Tăng huyết áp, đột quỵ và bệnh tim mạch: Thừa cân và béo phì có thể làm tăng áp
lực đối với hệ thống tuần hoàn, gây ra cao huyết áp. Cao huyết áp là một yếu tố rủi ro lớn cho
các vấn đề tim mạch và đột quỵ.

34
- Tiểu đường type 2: Thừa cân và béo phì thường đi kèm với khả năng không hoạt
động tốt của insulin, dẫn đến tăng đường huyết và tiểu đường type 2.
- Rối loạn Lipid: Béo phì thường đi kèm với mức cholesterol LDL cao (bad
cholesterol) và mức cholesterol HDL thấp (good cholesterol), tăng nguy cơ cho các vấn đề tim
mạch.
- Bệnh động mạch vành: Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính cho bệnh
động mạch vành, một tình trạng mà động mạch được làm cứng và hẹp do mỡ tích tụ.
- Gam nhiễm mỡ: Thừa cân và béo phì có thể dẫn đến một trạng thái gan nhiễm mỡ,
nơi mỡ tích tụ trong tế bào gan. Nếu không được kiểm soát, điều này có thể dẫn đến viêm gan
và xơ gan.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Béo phì có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ,
một tình trạng mà người bị mắc phải ngừng hô hấp trong khi ngủ. Điều này có thể gây ra các
vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như mệt mỏi ban ngày, giảm chất lượng cuộc sống, và tăng
nguy cơ đột quỵ...
Những bệnh kèm theo này là lý do tại sao thừa cân và béo phì cần được xem xét và kiểm
soát một cách nghiêm túc, không chỉ vì vấn đề thẩm mỹ mà còn vì sức khỏe tổng thể.

1.3.2.2. Thừa cân, béo phì và chất lượng cuộc sống

Người bị TC, BP thường không cảm thấy thoải mái, kém lanh lợi trong cuộc
sống, năng suất lao động kém hơn người bình thường: Người TC, BP thường có cảm
giác bực bội khó chịu vào mùa hè do lớp mỡ dày đã trở thành một hệ thống cách nhiệt.
Người BP cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, tê buốt ở hai
chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái. Người BP làm việc chóng mệt nhất là ở môi
trường nóng. Mặt khác, do khối lượng cơ thể cao nên để hoàn thành một công việc
trong lao động, người BP nhiều công sức hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ
rệt so với người bình thường. Người BP thường phản ứng chậm chạp hơn so với người
bình thường nên dễ bị tai nạn giao thông cũng như tai nạn lao động29.

29
Viện Dinh dưỡng (2019). Dinh dưỡng điều trị trong dự phòng và xử trí thừa cân - béo phì. Dinh dưỡng lâm
sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 258-275

35
1.4. Các giải pháp can thiệp đề phòng chống thừa cân, béo phì

TC, BP là vấn đề sức khoẻ cộng đồng của nhiều quốc gia trên thế giới, do đó biện
pháp tiếp cận để phòng chống cần dựa trên việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng cho thấy giải pháp then chốt nhằm ngăn ngừa
sự gia tăng TCBP ở trẻ em là thay đổi khẩu phần, thói quen ăn uống và tăng cường
các hoạt động thể lực30.

1.4.1. Biện pháp can thiệp thay đổi khẩu phần và thói quen ăn uống
1.4.1.1. Thay đổi khẩu phần

Các biện pháp can thiệp thay đổi chế độ ăn uống trước đây chủ yếu nhằm vào
việc thay đổi tỷ lệ thành phần các chất dinh dưỡng đa lượng (Glucid, Protein, Lipid)
trong khẩu phần của người TC, BP. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng
tiến hành trong vòng hai năm, so sánh các chế độ ăn với bốn chế phẩm có tỷ lệ các chất
dinh dưỡng đa lượng khác nhau đã kết luận rằng: “Khẩu phần giảm calo có hiệu quả
giảm cân mà không phụ thuộc vào tỷ lệ các chất dinh dưỡng đa lượng trong khẩu phần
đó”. Hơn nữa, các chế độ ăn uống giảm calo không giúp cho họ có cảm giác no, trẻ
luôn có xu hướng muốn tìm đồ ăn thêm dẫn tới việc duy trì chế độ ăn uống đó gặp
nhiều khó khăn. Với những kết quả tương tự đến từ một số thử nghiệm khác, các
khuyến nghị chính sách y tế về các biện pháp can thiệp chế độ ăn uống đã chuyển từ
khẩu phần ít calo chú trọng thay đổi tỷ lệ các chất dinh dưỡng đa lượng sang phương
pháp thay đổi khẩu phần nhấn mạnh việc kiểm soát kích thước khẩu phần và đậm độ
năng lượng.

* Kích thước khẩu phần

30
Nguyễn Thị Lâm (2012). Dự phòng và xử trí béo phì. Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 115-
144.

36
Các nghiên cứu gần đây cho thấy kích thước khẩu phần có tác động mạnh mẽ,
bền vững đối với lượng thực phẩm tiêu thụ. Cảm giác no phụ thuộc vào thể tích các
thức ăn đưa vào cơ thể trong một bữa ăn. Hướng dẫn chế độ ăn uống năm 2010 cho
người Mỹ không chỉ khuyên mọi người ăn ít calo hơn mà còn khuyến nghị tăng tỷ lệ
rau và trái cây trong bữa ăn. Việc tăng tỷ trọng rau, quả trong khẩu phần giúp giảm
lượng calo tiêu thụ, việc tăng lượng rau ăn vào lúc bắt đầu bữa ăn có thể giảm lượng
calo của cả bữa ăn.

Việc bổ sung ngũ cốc nguyên hạt trong khẩu phần cũng giúp làm tăng kích thước
khẩu phần. Ngoài ra, các nghiên cứu dịch tễ và các thử nghiệm lâm sàng can thiệp
ngẫu nhiên được tiến hành trên người trưởng thành ở Mỹ đều cho thấy rằng khối
lượng mỡ bụng giảm hơn ở những người dùng chế độ ăn có ngũ cốc nguyên hạt so với
những người dùng chế độ ăn có ngũ cốc tinh chế. Việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt
trong khẩu phần và lợi ích đối với sức khỏe chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên,
một số nghiên cứu cắt ngang trước đây cho rằng việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt có
thể giúp cải thiện chất lượng chế độ ăn uống và BMI.

Một biện pháp kiểm soát kích thước khẩu phần khác là hạn chế tiếp xúc các thực
phẩm giàu năng lượng. Điều này có thể làm được với các loại đồ ăn nhanh được đóng
gói dưới dạng lỏng. Có bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ đồ ăn nhanh dạng lỏng giúp
hạn chế năng lượng và giảm cân.

* Đậm độ năng lượng

Đậm độ năng lượng của thực phẩm là yếu tố quyết định đáng kể đến cảm giác no
và tổng lượng calo trong khẩu phần không phụ thuộc vào tỷ lệ các chất dinh dưỡng đa
lượng. Việc được ăn nhiều thức ăn hơn trong khi vẫn giảm năng lượng đưa vào có thể
góp phần xây dựng một chế độ ăn uống năng lượng thấp vì có thể kiểm soát cơn đói.

37
1.4.1.2. Thay đổi thói quen ăn uống
Các biện pháp can thiệp thay đổi thói quen ăn uống chỉ có thể đạt hiệu quả duy trì
cân nặng hoặc giảm cân khi kết hợp với các biện pháp can thiệp tâm lý để thay đổi
hành vi. Các can thiệp về tâm lý được sử dụng với mục tiêu duy trì những thay đổi
hành vi đã đạt được từ các biện pháp can thiệp thay đổi chế độ ăn và tăng cường hoạt
động thể lực.

Hai yếu tố thiết yếu của một can thiệp dinh dưỡng bao gồm thay đổi chế độ ăn
uống và giáo dục dinh dưỡng nhằm thay đổi hành vi ăn uống. Prelip và cộng sự đã
chứng minh rằng các can thiệp dinh dưỡng có áp dụng giáo dục dinh dưỡng như một
chiến lược can thiệp có sự cải thiện đáng kể về kiến thức dinh dưỡng, thái độ và hành
vi ăn uống của trẻ cũng như cha mẹ.

1.4.2. Biện pháp can thiệp tăng cường hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực được coi là một yếu tố bảo vệ cho sức khỏe của con người,
thực hiện các hoạt động thể lực là cải thiện về sức khỏe thể chất, tâm lý và tinh thần
cho người tham gia. Hoạt động thể lực có thể giúp tăng cường hoạt động của hệ tim
mạch, thúc đẩy sự hoàn thiện và phát triển các chức năng của não bộ. Hoạt động thể
lực có liên quan đến TCBP. Hoạt động thể lực là một biện pháp quan trọng trong can
thiệp giảm cân vì vừa giúp giảm cân vừa duy trì hiệu quả giảm cân lâu dài và có ảnh
hưởng tích cực đến các nguy cơ bệnh tật gắn liền với tình trạng TC, BP.

Duy trì lâu dài cân bằng năng lượng là điều tối quan trọng trong việc kiểm soát
cân nặng, đặc biệt đối với những người có nguy cơ thừa cân, béo phì. Tăng tiêu hao
năng lượng để kiểm soát cân nặng là việc làm khó khăn hơn bởi nhu cầu và thói quen
sinh hoạt. Vì vậy, ngay cả khi chưa thể tập luyện cũng nên khuyến khích các hoạt động
thể lực hàng ngày dựa vào việc thay đổi thói quen sinh hoạt như đi bộ, đạp xe, leo cầu
thang thay vì lái xe, đi thang máy hay giảm thời gian nhàn rỗi tĩnh tại xem tivi, máy
tính bằng cách làm vườn, làm việc nhà, đi dạo,… Các hoạt động sinh nhiệt không do
tập luyện này là một phần quan trọng làm tăng tiêu hao năng lượng bổ sung. Quan

38
điểm chung là những người thừa cân nên cố gắng hoạt động nhiều hết mức có thể. Các
hoạt động dù nhỏ cũng mang lại lợi ích nhiều hơn ngồi yên tĩnh và tổng hợp những
hoạt động như vậy sẽ giúp tiêu hao đáng kể năng lượng của cơ thể.

Tác động tích cực của hoạt động thể lực thể hiện ở hai yếu tố đó là tăng huy động
năng lượng từ các nguồn dự trữ (ATP, CP, glycogen, glucose, lipid) để cung cấp cho
hoạt động và tăng khối lượng cơ bắp, do đó tăng chuyển hóa cơ bản làm tăng tiêu hao
năng lượng. Khối lượng cơ chỉ có thể tăng trong các hoạt động sức mạnh (nâng tạ, thể
hình…), tuy vậy những loại hình hoạt động thể lực này thường khó áp dụng trên những
đối tượng thừa cân, béo phì do các nguy cơ chấn thương, tổn thương khớp, cột sống...
Đồng thời, năng lượng tiêu hao cho các hoạt động loại này chủ yếu lấy từ các nguồn
khác ngoài mỡ, nên vai trò giảm cân là không cao. Trong khi đó, tập luyện thế nào để
tiêu hao nhiều năng lượng từ nguồn mỡ dự trữ là yếu tố cốt lõi để giảm béo.

Về mặt sinh lý học, năng lượng cung cấp cho co cơ trong thời gian đầu của mọi
loại hình vận động thể lực là nhờ nguồn ATP, CP có sẵn trong cơ, sau đó tùy thuộc
công suất, cường độ vận động cơ thể sẽ huy động các nguồn dự trữ năng lượng khác là
glycogen trong cơ, glucose trong máu và lipid dưới dạng các acid béo của triglycerid
dự trữ ở các mô mỡ. Chính vì vậy mà có một nghịch lý là có nhiều người muốn tập để
giảm cân nhưng càng tập lại càng béo. Vấn đề ở đây là do tập với cường độ vận động
lớn, cơ thể không đảm bảo cung cấp đủ oxy nên năng lượng tiêu hao cho hoạt động
như vậy chủ yếu từ nguồn glucose trong máu và nhanh chóng giảm thấp dẫn đến nhanh
chóng mệt mỏi, không thể kéo dài thời gian vận động, đồng thời sau vận động cơ thể
đòi hỏi bù lại lượng glucose thiếu hụt, làm tăng cảm giác thèm ăn. Vậy để kiểm soát
cân nặng cũng như giảm béo các chuyên gia khuyên rằng nên tập luyện với cường độ
thấp và thời gian vận động phải dài. Tập mỗi ngày ít nhất phải liên tục từ 30 - 60 phút,
hít thở đều đặn, khi đó cơ thể có đủ oxy để oxy hóa mỡ cung cấp năng lượng cho vận
động nên sẽ tiêu hao nguồn mỡ dự trữ, đồng thời cũng làm giảm bớt cảm giác thèm ăn.

39
Luyện tập càng đều đặn, thường xuyên và lâu dài thì tác động của hoạt động thể lực
càng lớn.

Cũng cần lưu ý kiểm tra thể trạng chung trước khi tập luyện. Một số biến chứng
tim mạch, huyết áp, đái tháo đường nếu có cần rất thận trọng và nên có tư vấn của bác
sĩ trước khi tập. Hoạt động thể lực cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp với những
người có các vấn đề liên quan đến đau cơ khớp do chịu tải trọng của cơ thể như cột
sống thắt lưng, khớp háng, khớp gối…. Trong trường hợp này không nên tập đi bộ, leo
cầu thang, nên tập ở tư thế ngồi hoặc nằm hay lý tưởng nhất là tập luyện dưới nước.

Đối với những người béo phì, tập luyện để cân nặng trở lại bình thường là điều rất
khó, bởi vậy rất nhiều người nản chí và từ bỏ chương trình tập luyện khi không giảm
được cân nặng như mong muốn. Tuy nhiên, chỉ cần cân nặng giảm ổn định từ 5-10%
đã là những tín hiệu tích cực, mang lại nhiều lợi ích và giúp cải thiện sức khỏe. Một
vấn đề nữa, những người thừa cân béo phì thông qua thay đổi thói quen sinh hoạt, chế
độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện hầu như đều có thể giảm cân ở một mức độ nào đó,
nhưng sau đó việc duy trì ổn định cân nặng lại không dễ. Điều này phụ thuộc rất nhiều
vào việc họ có tiếp tục thực hiện các chế độ trên được thường xuyên và lâu dài nữa hay
không.

Hoạt động thể lực đã được chứng minh giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện sức
khỏe và nhờ đó có tác dụng giúp những người thừa cân, béo phì nhìn nhận hình ảnh
bản thân một cách tích cực hơn, tăng sự tự tin và khả năng giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống.

Nghiên cứu can thiệp phòng, chống TC, BP ở học sinh tiểu học quận 10, TP Hồ
Chí Minh do Lê Thị Kim Quí và cộng sự tiến hành với các biện pháp cung cấp kiến
thức dinh dưỡng, trang bị dụng cụ thể dục thể thao, tạo sân chơi để trẻ tăng cường vận

40
động thể chất, sau một năm can thiệp tỷ lệ béo phì ở trường có can thiệp giảm từ 8%
xuống còn 3,9%, gấp hai lần so với trường đối chứng31.

31
Lê Thị Kim Quý, Đỗ Thị Ngọc Diệp và cộng sự (2010). Hiệu quả của một số giải pháp can thiệp phòng chống
thừa cân béo phì cho học sinh tiểu học tại quận 10 Tp. Hồ Chí Minh năm học 2008 - 2009. Tạp chí Dinh dưỡng
và Thực phẩm, 6(3,4), 93-107

41
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu là phục vụ chủ yếu
cho việc giải quyết các nhiệm vụ của đề tài. Các tài liệu chuyên môn có liên quan được
lấy từ nhiều nguồn khác nhau, đây là sự tiếp nối bổ sung các luận cứ khoa học và tìm
hiểu những vấn đề liên quan đến thừa cân, béo phì. Nghiên cứu phân tích tổng hợp từ
nhiều nguồn khác nhau để tìm ra cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu, xác định mục
đích, nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu. Các tài liệu liên quan đến dinh
dưỡng và thừa cân béo phì được ban hành bởi các nhà xuất bản, tạp chí khoa học, nhà
xuất bản y học,... Tài liệu trên là công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học của các tác
giả có liên quan đến thừa cân, béo phì và các tài liệu mang tính lý luận phục vụ cho
mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau để tìm ra các luận cứ khoa học
phù hợp với thực tiễn nghiên cứu.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn

Chúng tôi tiến hành phát phiếu phỏng vấn cho các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh
vực giáo dục thể chất, y sinh học thể thao, dinh dưỡng để xin ý kiến về tính hợp lý của
phiếu phỏng vấn trong mặt nội dung và hình thức của phiếu.

- Số phiếu phát ra : 15 phiếu

- Số phiếu thu về : 15 phiếu (chiếm 100%)

Số phiếu phát ra và thu về của mẫu này được thể hiện ở bảng 2.1 như sau:

42
Bảng 2.1: Kết quả phỏng vấn về tính hợp lý của phiếu phỏng vấn dành cho
chuyên gia

STT ĐÁNH GIÁ SỐ PHIẾU TỶ LỆ %

1 Rất hợp lý 12 80%

2 Hợp lý 2 13,3%

3 Tương đối hợp lý 1 6,7%

4 Không hợp lý lắm 0 0%

5 Không hợp lý 0 0%

6 Tổng cộng 15 100%

Từ kết quả phỏng vấn ý kiến chuyên gia như trên cho ta thấy việc xây dựng phiếu
phỏng vấn là rất hợp lý, có thể sử dụng để phỏng vấn khảo sát thực trạng thừa cân, béo
phì của sinh viên khóa 49 các khoa đặc thù trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh.

Tiến hành phát phiếu phỏng vấn các GV, giảng viên, HLV trong lĩnh vực GDTC
và huấn luyện thể thao để lựa chọn một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng thừa cân,
béo phì cho sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh.

- Số phiếu phát ra : 25 phiếu

- Số phiếu thu về : 23 phiếu (chiếm 92%)

Tiến hành phát phiếu phỏng vấn các chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn một số
biện pháp can thiệp thay đổi khẩu phần và thói quen ăn uống và các yếu tố khác nhằm

43
cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì cho sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

- Số phiếu phát ra : 18 phiếu

- Số phiếu thu về : 18 phiếu (chiếm 100%)

Tiến hành khảo sát 335 SV khoá 49 các khoa đặc thù trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh nhằm khảo sát thực trạng thừa cân, béo phì cũng như những
yếu tố liên quan đến tình trạng TC, BP. (danh sách theo
link:https://docs.google.com/spreadsheets/d/18ZTM5fmrC5gyloz5aQBr5uHQU0zzlGc
tZX1np1fg9Ng/edit#gid=539149243).

2.1.3. Phân tích logic

Các kiến thức và nguyên tắc logic có liên quan được sử dụng để so sánh, tóm tắt,
phân tích và tổng hợp dữ liệu đối chiếu, giải thích và tóm tắt các quan điểm liên quan
của nghiên cứu này.

2.1.4. Phương pháp toán thống kê

Là phương pháp được sử dụng để xử lý các số liệu đã thu thập được trong quá
trình nghiên cứu. Các số liệu nghiên cứu được sử lý theo phương pháp truyền thống
được trình bày trong cuốn “Đo lường thể thao”, “Phương pháp thống kê trong TDTT”.
Chúng tô sử dụng phần mềm Microsoft excel 2010 để phân tích thống kê và xử lý các
tham số đặc trưng mà chúng tôi quan tâm.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp cải thiện tình trạng thừa cân,
béo phì, một số yếu tố liên quan cũng như đề xuất giải pháp cải thiện tình trạng thừa
cân, béo phì cho sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh.

44
* Phương pháp thu thập số liệu: Qua google from, đối với số liệu cân đo thì
khách thể tự cân đo.

Một số yếu tố liên quan đến thừa cân, béo phì của sinh viên bao gồm: thói quen
ăn uống (tuần suất sử dụng thực phẩm), hành vi sức khỏe (thói quen sinh hoạt, hoạt
động thể lực), kiến thức chung về dinh dưỡng (kiến thức về tình trạng dinh dưỡng, thừa
cân béo phì, thực phẩm).

* Khách thể nghiên cứu: 338 sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.3. Kế hoạch nghiên cứu

Thời gian tiến hành thực hiện nội dung công việc và địa điểm thực hiện tổ chức
nghiên cứu được chi tiết cụ thể theo kế hoạch sau đây:

Thời gian
TT Nội dung Địa điểm
Bắt đầu Kết thúc

1 Chọn xác định tên đề tài 10/2023 11/2023 Trường Đại


học Sư phạm
Tham khảo các tài liệu liên
2 11/2023 12/2023 thành phố
quan
Hồ Chí Minh
3 Xây dựng đề cương 11/2023 12/2023

4 Thông qua đề cương 11/2023 12/2023

5 Xây dựng phiếu phỏng vấn 12/2023 1/2024

45
6 Phát và thu phiếu phỏng vấn 1/2024 2/2024

7 Viết chương 1 và chương 2 3/2024 4/2024

8 Xử lý số liệu thu được 3/2024 4/2024

9 Viết chương 3 3/2024 4/2024

Chỉnh sửa hoàn thiện đề tài và


10 4/2024 5/2024
báo cáo thử

11 Báo cáo 5/2024

46
CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Khảo sát thực trạng thừa cân, béo phì của sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng khảo sát

Sau khi tiến hành lấy thông tin đối tượng khảo sát, kết quả thu được ở bảng 3.1
như sau:

Bảng 3.1. Thông tin khảo sát sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh

STT Đặc điểm chung Tần số Tỷ lệ (%)


Giới Nam 60 17,9
1
tính Nữ 275 82,1
Dân Kinh 308 91,9
2 tộc Hoa 11 3,3
Khác 16 4,8
3 Ngành Giáo dục đặc biệt 16 4,8
học Giáo dục quốc phòng 33 9,9
Giáo dục thể chất 40 11,9
Giáo dục tiểu học 118 35,2
Khoa khoa học giáo dục 67 20
Giáo dục mầm non 30 8,9
Khoa tâm lý 31 9,3
Tổng cộng 335 100

Về thành phần SV, theo số liệu thống kê phỏng vấn ta thấy: Sinh viên nam là 60
(17,9%) và sinh viên nữ là 275 (82,1%). Dân tộc Kinh chiếm chủ yếu 308 (91,9%),

47
Hoa 11 (3,3%), còn lại là các dân tạc khác 16 (4,8%). Số lượng khảo sáy theo các
ngành học: Giáo dục đặc biệt với 16 sinh viên (4,8%), ngành Giáo dục quốc phòng với
33 sinh viên (9,9%), Giáo dục thể chất 40 sinh viên (11,9%), Giáo dục tiểu học 118
sinh viên (35,2%), Khoa khoa học giáo dục 67 sinh viên (20%), Giáo dục mầm non (30
sinh viên (8,9%); Khoa Tâm lý 31 sinh viên (9,3%).

3.1.2. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù trường Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo Khoa và giới tính

Giới tính
Tổng chung
Tên Khoa Nam Nữ
n % n % n %
Giáo dục đặc biệt 1 0,29850746 15 4,4776119
4,8
4 16
Giáo dục quốc phòng 17 5,07462687 16 4,7761194 33 9,9
Giáo dục thể chất 29 8,65671642 11 3,2835820 40 11,9
9
Giáo dục tiểu học 5 1,49253731 113 33,731343
35,2
3 118
Khoa khoa học giáo dục 3 0,89552239 64 19,104477
20
6 67
Giáo dục mầm non 0 0 30 8,9552238
8,9
8 30
Khoa tâm lý 5 1,49253731 26 7,7611940
9,3
3 31
Tổng cộng 60 17,9 274 82,089552 335 100
2

48
Qua khảo sát thực trạng tổng số sinh viên được điều tra là 335, trong đó có 60
sinh viên nam chiếm 17,9% và 274 sinh viên nữ chiếm 82,1%, trong tất cả các
khoa tỷ lệ nam giới đều thấp hơn nữ giới ngoại trừ khoa Giáo dục thể chất tỷ lệ
nam giới (8,66%) cao hơn nữ giới (3.28).

Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ TCBP của đối tượng nghiên cứu

Tình trạng dinh dưỡng n Tỷ lệ (%)


Thừa cân, béo phì 62 18,51
Thừa cân 37 11,04
Béo phì 25 7,46
Không thừa cân, béo phì 273 81,49
Tổng 335 100

Nhận xét: Nghiên cứu của chúng tôi trên 335 sinh viên khóa 49 các khoa đặc thù
của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh có 62 sinh viên bị TC, BP chiếm
tỷ lệ 18,51%; tỷ lệ TC cao hơn tỷ lệ BP (có 37 sinh viên TC chiếm tỷ lệ 11,04%; 25
sinh viên BP chiếm tỷ lệ 7,46%) và được thể hiện qua sơ đồ sau:

11%
7%

81%

Thừa cân Béo phì


Không thừa cân, béo phì

49
Sơ đồ 3.1: Phân bố tỷ lệ TCBP của đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu của chúng tôi đã xác định được tỷ lệ thừa cân, béo phì trong
sinh viên khóa 49 các khoa đặc thù của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh chiếm tỷ lệ 18,51% trên tổng số 335 sinh viên. Kết quả của chúng tôi cao hơn so
với nghiên cứu của Lê Bá Tường và Nguyễn Hữu Tri (2016) tỷ lệ thừa cân béo phì với
4,52% 32 và thấp hơn nghiên cứu của trong sinh viên khoa Y tế công cộng chiếm tỷ lệ
20% trên tổng số 440 sinh viên33. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt
với các nghiên cứu của các tác giả khác cùng trên đối tượng là sinh viên.

Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ thừa cân, béo phì theo từng khoa

Không thừa cân, béo phì Thừa cân, Béo phì


Tên khoa
n % n %
Giáo dục đặc biệt 13 81,25 3 18,75
Giáo dục quốc phòng 23 69,69 10 30,3
Giáo dục thể chất 27 67,5 13 32,5
Giáo dục tiểu học 100 84,75 18 15,25
Khoa khoa học giáo dục 58 86,57 9 13,43
Giáo dục mầm non 27 90,0 3 10,0

Khoa tâm lý 24 83,87 5 16,13


Tổng cộng 273 81,49 62 18,51

Nhận xét: Kết quả điều tra riêng tại từng Khoa cho thấy, các Khoa có tỷ lệ
sinh viên TC, BP cao nhất là khoa Giáo dục thể chất (32,5%); Khoa Giáo dục
quốc phòng (30,3%); Khoa Giáo dục đặc biệt (18,75%); Khoa Tâm lý (16,13%).
32
Lê Bá Tường, Nguyễn Hữu Tri. Khảo sát thực trạng béo phì của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2016. 44, 9-13.
33
Nguyễn Lê Ánh Hồng, Đỗ Nguyễn Thanh Thanh, Trần Ngọc Tú, Thạch Minh Tiên Tuyết, Hà Trương Nhật
Uyên, Nguyễn Thị Hiền, Lê Trung Hiếu. Khảo sát tình trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan trên
sinh viên khoa y tế công cộng, trường đại học y dược cần thơ năm 2021, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ- số
61/2023.

50
Khoa có tỷ lệ thấp nhất là khoa Giáo dục mầm non (10,0%). Và được thể hiện rõ
qua sơ đồ sau:

86.57
84.75

83.87
90
81.25

69.69

67.5

32.5
30.3
18.75

16.13
15.25

13.43

10
Giáo d ụ c Giáo d ụ c Giáo d ụ c Giáo d ụ c Khoa khoa Giáo d ụ c Kh o a tâm lý
đ ặc b iệt quốc phòng th ể ch ất tiểu h ọ c h ọ c g iáo mầm non
dục

Không thừa cân, béo phì Thừa cân, béo phì

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ TCBP của đối tượng nghiên cứu theo Khoa

Từ các kết quả nghiên cứu trên mẫu sinh viên khóa 49 các khoa đặc thù của
trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta có thể rút ra một số

kết luận chung: Tỷ lệ TC, BP trong mẫu sinh viên là 18,51%, trong đó tỷ lệ thừa
cân và béo phì lần lượt chiếm 11,04% và 7,46%. Phân tích chi tiết theo từng
Khoa cho thấy có sự biến động lớn về tỷ lệ TC, BP ở các Khoa như Giáo dục thể
chất, Giáo dục quốc phòng và Giáo dục đặc biệt có tỷ lệ TC, BP cao hơn so với

các Khoa khác. Trong khi đó, Khoa Giáo dục mầm non có tỷ lệ thấp nhất.

Tóm lại, nghiên cứu này cung cấp thông tin quan trọng về tình trạng dinh
dưỡng và cân nặng của sinh viên trong một trường đại học cụ thể. Các kết quả
này có thể hữu ích cho việc phát triển các chương trình và chiến lược nhằm cải

51
thiện sức khỏe và cân nặng của sinh viên

3.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì ở sinh viên khoá 49
các khoa đặc thù trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.5. Mối liên quan giữa tần suất sử dụng thực phẩm trong tháng qua với TCBP

TC, BP Không TC, BP


Nhóm thực phẩm (n = 62) (n = 273)
n % n %
Chân giò, thịt Hằng ngày 7 11,29 4 1,47
mỡ Không hằng ngày 55 88,71 270 98,9
Thức ăn xào, Hằng ngày 31 50 66 24,18
rán Không hằng ngày 31 50 207 75,82
Hằng tuần 48 78,2 180 65,93
Bánh kẹo ngọt
Không hằng tuần 14 21,8 93 34,07
Cá Hằng tuần 48 78,2 259 94,87
Không hằng tuần 14 21,8 14 5,13
Hằng ngày 4 6,4 40 14,65
Rau củ
Không hằng ngày 58 93,6 233 85,35

Nhận xét: Tần suất sinh viên sử dụng hằng ngày các loại thực phẩm cung cấp
nhiều năng lượng như: Chân giò, thịt mỡ, thức ăn xào, rán, bánh kẹo ngọt,… trong
tháng qua ở nhóm sinh viên TC, BP đều cao hơn so với nhóm sinh viên không TC, BP,
ngược lại tần suất sử dụng đối với các thực phẩm cung cấp năng lượng thấp như rau củ
hằng ngày, cá hằng tuần là các yếu tố bảo vệ, ở nhóm sinh viên TC,BP đều thấp hơn so
với nhóm không TC, BP.

Bảng 3.6. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống với TC, BP

52
TC, BP Không TC, BP
Thói quen (n = 62) (n = 273)

n % n %

Có 37 59,68 26 9,52
Ăn nhiều
Không 25 40,32 247 90,48
Có 45 72,58 76 27,84
Ăn nhanh
Không 17 27,42 197 81,07
Có 50 80,65 69 25,27
Ăn vặt
Không 12 19,35 204 74,73

53
Mua đồ ăn Có 43 69,35 79 28,94
sau tan học Không 19 30,65 194 71,06
Ăn trước khi Có 10 16,13 10 3,67
đi ngủ Không 52 83,87 263 96,34
Ưu tiên thức Có 57 91,8 215 78,75
ăn ngon Không 5 8,2 58 21,25

Nhận xét: SV có thói quen ăn nhanh, ăn nhiều, ăn vặt, mua đồ ăn sau tan học, ăn
trước khi đi ngủ, ăn bữa phụ, được ưu tiên ăn thức ăn ngon có tỷ lệ mắc TC, BP cao
hơn so với nhóm sinh siên không có các thói quen trên.

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa một số thực phẩm ưa thích của sinh viên với TC, BP

TC, BP Không TC, BP


Thực phẩm ưa thích (n = 62) (n = 273)
n % n %
Có 45 72,85 48 17,58
Thịt mỡ
Không 17 27,42 225 82,42
Có 52 83,87 168 61,54
Nước ngọt
Không 10 16,13 105 38,46
Bánh kẹo Có 41 66,13 118 43,22
ngọt Không 21 33,87 155 56,78
Có 54 87,09 233 85,35
Trứng
Không 8 12,09 40 14,65
Có 47 75,81 223 81,32
Sữa
Không 15 24,19 50 18,32
Có 42 67,74 209 76,56
Tôm, cua, cá
Không 20 32,26 64 23,44
Rau xanh Có 12 19,35 140 51,28

54
Không 50 80,65 133 84,62
Có 28 45,16 231 84,62
Thịt nạc
Không 34 54,84 442 15,38

Nhận xét: Sinh viên thích ăn thịt mỡ, nước ngọt, bánh kẹo ngọt có tỷ lệ mắc TC, BP
cao hơn so với những SV không thích ăn những thực phẩm này. Trong đó, SV thích ăn
thịt mỡ có tỷ lệ mắc TC, BP cao nhất và gấp 4,14 lần so với SV không thích ăn. Ngược
lại, SV thích ăn tôm, cua, cá, rau xanh, thịt nạc lại là các yếu tố bảo vệ giúp SV giảm
nguy cơ mắc TC, BP.

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực trong 7 ngày qua với TC, BP
TCBP Không TC, BP
Hoạt động (n = 62) (n = 273)
n % n %
Có 4 6,45 156 57,14
Chạy bộ
Không 58 93,55 117 42,85
Có 2 3,23 181 66,30
Đi xe đạp
Không 60 96,77 92 33,69
Có 5 8,06 77 28,21
Nhảy dây
Không 57 91,94 196 71,79
Có 3 4,84 76 27,84
Bơi
Không 59 95,16 197 72,16
Có 46 74,19 240 87,91
Thể dục
Không 16 25,81 33 12,09

Nhận xét: Trong tuần, những SV có các hoạt động thể lực như chạy bộ, đi xe
đạp, nhảy dây, bơi, thể dục thì có tỷ lệ mắc TC, BP thấp hơn so với những SV không
hoạt động . Trong đó, SV có hoạt động chạy bộ trong tuần thì tỷ lệ TC, BP bằng 0,1

55
lần SV không chạy bộ.

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa mức độ hoạt động thể lực ở trường trong tuần qua với
TC, BP

TCBP Không TC, BP

Hoạt động (n = 62) (n = 273)

n % n %

Không, ít hoạt động 49 79,03 30 10,99


Giờ Giáo dục
Thể chất
Hoạt động tốt 13 20,97 243 89,01

Giờ ra chơi, Ngồi, không hoạt động 44 70,97 32 11,72


bấm điện
thoại Hoạt động, đi lại 18 29,03 241 88,28

Không/ít hoạt động


50 80,65 76 27,82
Hoạt động thể lực
trong 7 ngày
Hoạt động thường
12 19,35 197 72,16
xuyên

Nhận xét: Trong tuần, trong giờ thể dục ở trường những SV không/ít hoạt động
thể lực tỷ lệ TC, BP gấp 3,8 lần SV hoạt động tốt; trong giờ ra chơi những SV chỉ ngồi
không hoạt động có tỷ lệ bị TC, BP gấp 2,5 lần SV có hoạt động đi lại; trong thời gian
7 ngày qua những SV không hoạt động hoặc ít/nhẹ có tỷ lệ bị TC, BP gấp 4,1 lần SV
hoạt động thường xuyên.

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa hoạt động tĩnh tại trong 7 ngày qua với TC, BP

56
TCBP Không TCBP
Thói quen (n = 62) (n = 272)

n % n %
≥60 phút 54 87,09 116 42,49
Xem tivi
<60 phút 8 12,90 157 57,51
Sử dụng máy ≥60 phút 31 50 37 13,55
tính/Lướt web <60 phút 31 50 236 86,45
≥60 phút 38 61,29 99 36,26
Học thêm
<60 phút 24 38,71 174 63,74
≥60 phút 30 48,39 18 6,59
Đọc sách, truyện
<60 phút 32 51,61 255 93,41

Nhận xét: Nhóm SV có thói quen xem tivi, sử dụng máy tính/lướt web, học
thêm, đọc sách/truyện ≥ 60 phút/ngày có tỷ lệ TC, BP cao hơn nhóm SV có có các thói
quen trên với thời gian <60 phút, đặc biệt là đọc sách/truyện ≥ 60 phút/ngày có nguy cơ
TC, BP cao gấp 7,3 lần so với nhóm không TC, BP.

Phân tích trên cho thấy rằng tỷ lệ của các thói quen có thể thay đổi tùy thuộc vào
việc có hay không có thói quen TC, BP. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng một số thói
quen như đọc sách/truyện có sự chênh lệch lớn giữa hai nhóm, trong khi một số thói
quen khác như sử dụng máy tính/lướt web có sự chênh lệch không đối xứng giữa hai
nhóm.

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa yếu tố di truyền với TC, BP

TCBP Không TCBP

Yếu tố (n = 62) (n = 273)

n % n %

57
Gia đình có người thừa cân Có 20 32,26 14 5,19
béo phì (ông/bà, bố/mẹ,
Không 42 67,74 259 94,87
anh/chị em ruột)

Nhận xét: Kết quả trên cho thấy nhóm SV ở gia đình có người TC, BP (ông/bà,
bố/mẹ, anh/chị em ruột) thì có nguy cơ bị TC, BP gấp 6,2 lần so với nhóm SV ở trong
gia đình không có người bị TC, BP.

Kết luận:

- Thói quen dinh dưỡng và ăn uống: Sinh viên có tần suất sử dụng các loại thực
phẩm cung cấp nhiều năng lượng như thịt mỡ, bánh kẹo ngọt, thức ăn chiên xào có tỷ
lệ TC, BP cao hơn nhóm SV có tần suất sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ và dưỡng
chất như rau củ, cá...

- Thói quen ăn uống và lối sống: Sinh viên có thói quen ăn nhanh, ăn vặt, mua
đồ ăn sau giờ học, và ưu tiên thức ăn ngon thường có tỷ lệ TC, BP cao hơn. Ngược lại,
sinh viên thích ăn thức ăn giàu protein như tôm, cua, cá, thịt nạc, và ưa thích hoạt động
thể lực thường có tỷ lệ thấp hơn.

- Hoạt động thể lực: Sinh viên thực hiện các hoạt động thể lực như chạy bộ, đi
xe đạp, bơi, thể dục có tỷ lệ TC, BP thấp hơn so với nhóm không thực hiện hoạt động
này.

- Hoạt động tĩnh tại: Những sinh viên có thói quen sử dụng máy tính, xem TV,
và học thêm nhiều hơn 60 phút mỗi ngày có tỷ lệ TC, BP cao hơn. Đặc biệt, việc đọc
sách/truyện nhiều hơn 60 phút/ngày có liên kết mạnh mẽ với nguy cơ này.

- Yếu tố di truyền: Sinh viên có người thân trong gia đình bị TC, BP có tỷ lệ mắc
TC, BP cao hơn so với nhóm không có người thân nào bị TC, BP.

- Các kết quả này cho thấy rằng tình trạng TC, BP ở sinh viên không chỉ phụ
thuộc vào yếu tố dinh dưỡng và hoạt động thể lực mà còn bị ảnh hưởng bởi thói quen

58
sinh hoạt và yếu tố di truyền. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì lối
sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện để phòng tránh nguy cơ TC, BP.

3.2. Bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình trạng thừa cân, béo
phì ở sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh

3.2.1. Thống kê các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì ở sinh
viên khoá 49 các khoa đặc thù trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Qua thực tế điều tra chúng tôi đã phỏng vấn lấy ý kiến của các chuyên gia dinh
dưỡng về thống kê khảo sát một số giải pháp và được thể hiện trong bảng 3.11 như sau:

59
Bảng 3.12. Bảng đánh giá các biện pháp can thiệp thay đổi khẩu phần và thói quen ăn uống nhằm cải thiện tình trạng
thừa cân, béo phì ở sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (n = 18)

Rất hiệu Hiệu Tương đối Bình Hiệu quả


TT BIỆN PHÁP
quả quả hiệu quả thường rất ít

Các biện pháp can thiệp thay đổi khẩu phần và thói quen ăn uống

Đảm bảo đủ số lượng, cân đối, hợp lý từ 3 chất sinh


năng lượng là chất béo (mỡ động vật, bơ, dầu thực
vật, các loại hạt nhiều dầu) từ 13 - 20%, Đạm (các 9 8 1 0 0
1
loại thịt, cá và thủy sản, đậu, đỗ các loại) từ 20 - 25% (50.00) (44.44) (5.56) (0) (0)
và chất bột đường bột (gạo, ngũ cốc, khoai, củ) từ 55 -
65%.

Ăn đa dạng, phối hợp từ 15 - 20 loại thực phẩm và


thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày 7 6 3 2 0
2
để cung cấp đủ dưỡng chất giúp cho hệ miễn dịch của (38.89) (33.33) (16.67) (11.11) (0)
cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

3 Không ăn mặn, hạn chế các loại thực phẩm chế biến 8 6 4 0 0
sẵn như cá khô, mắm các loại, chả lụa, súc xích, đồ

60
hộp, dưa, cà muối chua. (44.44) (33.33) (22.22) (0) (0)

Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo như thịt
7 8 2 1 0
4 mỡ, da (heo, gà, vịt); thực phẩm nhiều cholesterol như
(38.89) (44.44) (11.11) (5.56) (0)
tim, gan, thận, não,...

Hạn chế thức ăn và thức uống ngọt như bánh, kẹo,


8 6 3 0 1
5 nước ngọt, chocolate, thức uống có còn như rượu, bia,
(44.44) (33.33) (16.67) (0) (5.56)

Sử dụng xen kẽ thực phẩm chứa ít lượng calo (khoai


6 7 5 0 0
6 lang, ức gà, …) trong khẩu phần ăn nhằm hạn chế
(33.33) (38.89) (27.78) (0) (0)
lượng calo nạp vào nhưng vẫn không tạo cảm giác đói

Thực hiện phong cách ăn uống Clean and Clear - Sạch


sẽ và Rõ ràng - khi ăn uống bên ngoài (chỉ uống nước 9 5 3 1 0
7
suối, không ăn da và mỡ, hạn chế món nước dùng có (50.00) (27.78) (16.67) (5.56) (0)
nhiều mỡ nổi).

Thay đổi thứ tự ăn uống hằng ngày (rau trước, đạm và


8 10 5 2 1 0
tinh bột sau).

61
(55.56) (27.78) (11.11) (5.56) (0)

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình hoặc một


5 6 4 2 1
9 nhóm hỗ trợ giảm cân để cùng nhau thúc đẩy và duy
(27.78) (33.33) (22.22) (11.11) (5.56)
trì các biện pháp can thiệp giảm cân.

Tiêu thụ lượng calo trong khẩu phần ăn hàng ngày lớn 4 2 3 4 5
10
hơn so với nhu cầu cơ bản của cơ thể. (22.22) (11.11) (16.67) (22.22) (27.78)

Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu protein như thịt, 2 3 5 4 4
11
cá, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa, đậu và các loại hạt. (11.11) (16.67) (27.78) (22.22) (22.22)

Các yếu tố khác

Sự phối hợp của bản thân, gia đình và toàn xã hội để


đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận với thực 8 6 4 0 0
1
phẩm lành mạnh, hợp lý, tạo cuộc sống năng động và (44.44) (33.33) (22.22) (0) (0)
môi trường vận động thích hợp

Không nên vừa ăn vừa xem thiết bị điện tử (tivi, điện


2 7 8 2 1 0
thoại,...), tập trung ăn chậm nhai kĩ.

62
(38.89) (44.44) (11.11) (5.56) (0)

Luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực, không dùng việc 8 6 3 0 1
3
ăn uống để giải toả áp lực tinh thần. (44.44) (33.33) (16.67) (0) (5.56)

Tránh xa những biện pháp giảm cân thiếu khoa học,


không lành mạnh và mang tính cực đoan (nhịn ăn, 6 7 5 0 0
4
keto, thuốc giảm cân, trà giảm mỡ, thải độc detox (33.33) (38.89) (27.78) (0) (0)
giảm mỡ,...).

Môi trường xã hội và văn hóa có thể ảnh hưởng đến


6 5 4 2 1
5 thói quen ăn uống của mỗi người góp phần vào tình
(33.33) (27.78) (22.22) (11.11) (5.56)
trạng tăng cân hoặc béo phì.

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần như căng thẳng, lo


lắng, hoặc trầm cảm có thể dẫn đến việc sử dụng thức 5 6 5 1 1
6
ăn như một cách để xoa dịu cảm xúc, dẫn đến việc (27.78) (33.33) (27.78) (5.56) (5.56)
tăng cân không mong muốn.

7 Mức độ phát triển kinh tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng 4 5 2 4 3


của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến vấn đề thừa

63
cân, béo phì. (22.22) (27.78) (11.11) (22.22) (16.67)

64
Từ kết quả thu được thông qua phương pháp phỏng vấn những chuyên gia dinh
dưỡng trong bảng 3.11 có 8/11 biện pháp can thiệp thay đổi khẩu phần và thói quen ăn
uống có tổng tỷ lệ % ý kiến đánh giá ở hai mức độ rất hiệu quả và hiệu quả từ 70% trở
lên, 4/7 yếu tố khác có tổng tỷ lệ % ý kiến đánh giá ở hai mức độ rất hiệu quả và hiệu
quả từ 70% trở lên. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp can thiệp nhằm thay đổi khẩu
phần và thói quen ăn uống có thể có ảnh hưởng tích cực đến tình trạng thừa cân và béo
phì của sinh viên, nhưng cũng cần xem xét và xử lý các yếu tố khác có thể ảnh hưởng
đến quá trình này.

Đối với các biên pháp can thiệp tăng cường hoạt động thể lực chúng tôi đã phỏng
vấn lấy ý kiến của 18 GV, giảng viên, HLV về thống kê khảo sát một số giải pháp và
được thể hiện trong 3.13 như sau:

Bảng 3.13. Bảng đánh giá các biện pháp can thiệp tăng cường hoạt động thể lực nhằm
cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì ở sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù trường Đại
học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (n = 23)

Rất hiệu Hiệu Tương đối Bình Hiệu quả


TT BIỆN PHÁP
quả quả hiệu quả thường rất ít
Các hoạt động thể lực

9 10 3 1 0
1 Chống đẩy (hít đất)
(39.13) (43.48) (13.04) (4.35) (0)

11 6 4 2 0
2 Gập bụng
(47.82) (26.08) (17.39) (8.69) (0)

8 9 3 3 0
3 Plank
(34.78) (39.13) (13.04) (13.04) (0)

4 Squat 13 8 2 0 0

65
(56.52) (34.78) (8.69) (0) (0)

11 8 3 1 0
5 Burpees
(47.82) (34.78) (13.04) (4.35) (0)

8 11 3 1 0
6 Lunge
(34.78) (47.82) (13.04) (4.35) (0)

9 8 4 2 0
7 Jump squat
(39.13) (34.78) (17.39) (8.69) (0)

8 7 6 2 0
8 Jump lunge
(34.78) (30.43) (26.08) (8.69) (0)

8 6 5 3 1
9 Crunches
(34.78) (26.08) (21.72) (13.04) (4.35)

8 9 6 0 0
10 Jumping jacks
(34.78) (39.13) (26.08) (0) (0)

7 10 3 2 1
11 Burpees
(30.43 (43.48) (13.04) (8.69) (4.35)

7 6 5 3 2
12 Chạy nhanh tại chỗ
(30.43) (26.08) (21.72) (13.04) (8.69)

8 6 6 2 1
13 Nâng cao đùi
(34.78) (26.08) (26.08) (8.69) (4.35)

8 10 3 2 0
14 Bật chụm tách chân
(34.78) (43.48) (13.04) (8.69) (0)

66
7 6 5 3 2
15 Nhảy dây
(30.43) (26.08) (21.72) (13.04) (8.69)

7 6 4 4 2
16 Chạy bộ 60 phút
(30.43) (26.08) (17.39) (17.39) (8.69)

8 5 6 2 2
17 Bơi lội 60 phút
(34.78) (21.72) (26.08) (8.69) (8.69)

8 6 4 3 2
18 Đạp xe 60 phút
(34.78) (26.08) (17.39) (13.04) (8.69)
Chế độ tập luyện
30 phút mỗi ngày, ít nhất 3
8 5 7 4 1
1 bài tập/ ngày, tập ít nhất 5
ngày trong tuần. (34.78) (21.72) (30.43) (17.39) (4.35)

30 phút mỗi ngày, ít nhất 4


8 5 6 2 2
2 bài tập/ ngày, tập ít nhất 5
ngày trong tuần. (34.78) (21.72) (26.08) (8.69) (8.69)

60 phút mỗi ngày, ít nhất 3


8 7 5 2 1
3 bài tập/ ngày, tập ít nhất 5
ngày trong tuần. (34.78) (30.43) (21.72) (8.69) (4.35)

60 phút mỗi ngày, ít nhất 4


9 8 4 2 0
4 bài tập/ ngày, tập ít nhất 5
ngày trong tuần. (39.13) (34.78) (17.39) (8.69) (0)

60 phút mỗi ngày, ít nhất 5


8 9 3 2 1
5 bài tập/ ngày, tập ít nhất 5
ngày trong tuần. (34.78) (39.13) (13.04) (8.69) (4.35)

67
Kết luận: Dựa vào bảng đánh giá các biện pháp can thiệp tăng cường hoạt động
thể lực nhằm cải thiện tình trạng thừa cân và béo phì ở sinh viên, chúng ta có thể rút ra
một số kết luận như sau:

- Các hoạt động thể lực: Các biện pháp như chống đẩy, gập bụng, squat,
burpees, và lunge được đánh giá cao về hiệu quả trong việc giảm cân và cải thiện sức
khỏe. Tuy nhiên, có một số biện pháp như nhảy dây hoặc chạy bộ được đánh giá không
cao bằng một số biện pháp khác.
- Về chế độ tập luyện: Chế độ tập luyện có thời lượng 30 hoặc 60 phút mỗi
ngày, kết hợp với ít nhất 3 hoặc 4 bài tập/ngày, và tập ít nhất 5 ngày trong tuần được
đánh giá là hiệu quả trong việc giảm cân và cải thiện thể chất.

3.2.2. Bước đầu đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình trạng thừa cân, béo
phì ở sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh

Từ những kết quả nghiên cứu trên để hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì cho
sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh,
chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

3.2.2.1. Các biện pháp can thiệp thay đổi khẩu phần và thói quen ăn uống và các
yếu tố khác

* Thay đổi khẩu phần và thói quen ăn uống

- Đảm bảo đủ số lượng, cân đối, hợp lý từ 3 chất sinh năng lượng là chất béo
(mỡ động vật, bơ, dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu) từ 13 - 20%, Đạm (các loại thịt,
cá và thủy sản, đậu, đỗ các loại) từ 20 - 25% và chất bột đường bột (gạo, ngũ cốc,
khoai, củ) từ 55 - 65%.

- Ăn đa dạng, phối hợp từ 15 - 20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các
loại thực phẩm trong ngày để cung cấp đủ dưỡng chất giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể
luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

68
- Không ăn mặn, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn như cá khô, mắm các
loại, chả lụa, súc xích, đồ hộp, dưa, cà muối chua.

- Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo như thịt mỡ, da (heo, gà, vịt); thực
phẩm nhiều cholesterol như tim, gan, thận, não,...

- Hạn chế thức ăn và thức uống ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt, chocolate, thức
uống có còn như rượu, bia,…

- Sử dụng xen kẽ thực phẩm chứa ít lượng calo (khoai lang, ức gà, …) trong
khẩu phần ăn nhằm hạn chế lượng calo nạp vào nhưng vẫn không tạo cảm giác đói.

- Thực hiện phong cách ăn uống Clean and Clear - Sạch sẽ và Rõ ràng - khi ăn
uống bên ngoài (chỉ uống nước suối, không ăn da và mỡ, hạn chế món nước dùng có
nhiều mỡ nổi).

- Thay đổi thứ tự ăn uống hằng ngày (rau trước, đạm và tinh bột sau).

* Và các yếu tố khác như:

- Sự phối hợp của bản thân, gia đình và toàn xã hội để đảm bảo mọi người dân
đều được tiếp cận với thực phẩm lành mạnh, hợp lý, tạo cuộc sống năng động và môi
trường vận động thích hợp.

- Không nên vừa ăn vừa xem thiết bị điện tử (tivi, điện thoại,...), tập trung ăn
chậm nhai kĩ.

- Luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực, không dùng việc ăn uống để giải toả áp lực
tinh thần.

- Tránh xa những biện pháp giảm cân thiếu khoa học, không lành mạnh và mang
tính cực đoan (nhịn ăn, keto, thuốc giảm cân, trà giảm mỡ, thải độc detox giảm mỡ,...).

3.2.2.1. Các biện pháp can thiệp tăng cường hoạt động thể lực

Từ kết quả phỏng vanas trong bảng 3.12 chúng tôi xin được đề xuất những ý kiến

69
có tỷ lệ % rất hiệu quả và hiệu quả > 70% là:

Các hoạt động thể lực bao gồm: Chống đẩy (hít đất), Gập bụng, Plank, Squat,
Burpees, Lunge, Jump squat, Jumping jacks, Burpees, Bật chụm tách chân với chế độ
tập luyện: tập luyện 60 phút mỗi ngày, ít nhất 4 bài tập/ ngày, tập ít nhất 5 ngày trong
tuần và tập luyện 60 phút mỗi ngày, ít nhất 5 bài tập/ ngày, tập ít nhất 5 ngày trong
tuần.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


KẾT LUẬN:

Qua nghiên cứu 335 sinh viên khóa 49 các khoa đặc thù Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở sinh viên khóa 49 các khoa đặc thù Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Tỷ lệ TC, BP trong mẫu sinh viên là 18,51%, trong đó tỷ lệ thừa cân và béo
phì lần lượt chiếm 11,04% và 7,46%. Phân tích chi tiết theo từng Khoa cho thấy
có sự biến động lớn về tỷ lệ TC, BP ở các Khoa như Giáo dục thể chất, Giáo dục
quốc phòng và Giáo dục đặc biệt có tỷ lệ TC, BP cao hơn so với các Khoa khác.
Trong khi đó, Khoa Giáo dục mầm non có tỷ lệ thấp nhất. Nghiên cứu này cung
cấp thông tin quan trọng về tình trạng dinh dưỡng và cân nặng của sinh viên
khóa 49 các khoa đặc thù trong trường đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. Các
kết quả này có thể hữu ích cho việc phát triển các chương trình và chiến lược
nhằm cải thiện sức khỏe và cân nặng của sinh viên.
2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì

- Thói quen dinh dưỡng và ăn uống: Sinh viên có tần suất sử dụng các loại thực
phẩm cung cấp nhiều năng lượng như thịt mỡ, bánh kẹo ngọt, thức ăn chiên xào có tỷ
lệ TC, BP cao hơn nhóm SV có tần suất sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ và dưỡng

70
chất như rau củ, cá...

- Thói quen ăn uống và lối sống: Sinh viên có thói quen ăn nhanh, ăn vặt, mua
đồ ăn sau giờ học, và ưu tiên thức ăn ngon thường có tỷ lệ TC, BP cao hơn. Ngược lại,
sinh viên thích ăn thức ăn giàu protein như tôm, cua, cá, thịt nạc, và ưa thích hoạt động
thể lực thường có tỷ lệ thấp hơn.

- Hoạt động thể lực: Sinh viên thực hiện các hoạt động thể lực như chạy bộ, đi
xe đạp, bơi, thể dục có tỷ lệ TC, BP thấp hơn so với nhóm không thực hiện hoạt động
này.

- Hoạt động tĩnh tại: Những sinh viên có thói quen sử dụng máy tính, xem TV,
và học thêm nhiều hơn 60 phút mỗi ngày có tỷ lệ TC, BP cao hơn. Đặc biệt, việc đọc
sách/truyện nhiều hơn 60 phút/ngày có liên kết mạnh mẽ với nguy cơ này.

- Yếu tố di truyền: Sinh viên có người thân trong gia đình bị TC, BP có tỷ lệ mắc
TC, BP cao hơn so với nhóm không có người thân nào bị TC, BP.

Các kết quả này cho thấy rằng tình trạng TC, BP ở sinh viên không chỉ phụ thuộc
vào yếu tố dinh dưỡng và hoạt động thể lực mà còn bị ảnh hưởng bởi thói quen sinh
hoạt và yếu tố di truyền. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì lối sống
lành mạnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện để phòng tránh nguy cơ TC, BP.

3. Bước đầu đề xuất một số giải pháp cải thiện tình trạng thừa cân béo phì:

* Các biện pháp can thiệp thay đổi khẩu phần và thói quen ăn uống và các yếu tố khác

- Đảm bảo đủ số lượng, cân đối, hợp lý từ 3 chất sinh năng lượng là chất béo
(mỡ động vật, bơ, dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu) từ 13 - 20%, Đạm (các loại thịt,
cá và thủy sản, đậu, đỗ các loại) từ 20 - 25% và chất bột đường bột (gạo, ngũ cốc,
khoai, củ) từ 55 - 65%.

- Ăn đa dạng, phối hợp từ 15 - 20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các
loại thực phẩm trong ngày để cung cấp đủ dưỡng chất giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể

71
luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

- Không ăn mặn, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn như cá khô, mắm các
loại, chả lụa, súc xích, đồ hộp, dưa, cà muối chua.

- Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo như thịt mỡ, da (heo, gà, vịt); thực
phẩm nhiều cholesterol như tim, gan, thận, não,...

- Hạn chế thức ăn và thức uống ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt, chocolate, thức
uống có còn như rượu, bia,…

- Sử dụng xen kẽ thực phẩm chứa ít lượng calo (khoai lang, ức gà, …) trong
khẩu phần ăn nhằm hạn chế lượng calo nạp vào nhưng vẫn không tạo cảm giác đói.

- Thực hiện phong cách ăn uống Clean and Clear - Sạch sẽ và Rõ ràng - khi ăn
uống bên ngoài (chỉ uống nước suối, không ăn da và mỡ, hạn chế món nước dùng có
nhiều mỡ nổi).

- Thay đổi thứ tự ăn uống hằng ngày (rau trước, đạm và tinh bột sau).

Và các yếu tố khác như:

- Sự phối hợp của bản thân, gia đình và toàn xã hội để đảm bảo mọi người dân
đều được tiếp cận với thực phẩm lành mạnh, hợp lý, tạo cuộc sống năng động và môi
trường vận động thích hợp.

- Không nên vừa ăn vừa xem thiết bị điện tử (tivi, điện thoại,...), tập trung ăn
chậm nhai kĩ.

- Luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực, không dùng việc ăn uống để giải toả áp lực
tinh thần.

- Tránh xa những biện pháp giảm cân thiếu khoa học, không lành mạnh và mang
tính cực đoan (nhịn ăn, keto, thuốc giảm cân, trà giảm mỡ, thải độc detox giảm mỡ,...).

* Các biện pháp can thiệp tăng cường hoạt động thể lực

72
Các hoạt động thể lực bao gồm: Chống đẩy (hít đất), Gập bụng, Plank, Squat,
Burpees, Lunge, Jump squat, Jumping jacks, Burpees, Bật chụm tách chân với chế
độ tập luyện: tập luyện 60 phút mỗi ngày, ít nhất 4 bài tập/ ngày, tập ít nhất 5 ngày
trong tuần và tập luyện 60 phút mỗi ngày, ít nhất 5 bài tập/ ngày, tập ít nhất 5 ngày
trong tuần.

KHUYẾN NGHỊ:

Từ những kết quả trên, chúng tôi có những kiến nghị, như sau:

Đối với nhà trường, xây dựng khóa học dinh dưỡng nhằm nâng cao kiến thức
dinh dưỡng cho SV các khoa của trường, phải đưa phần kiến thức về thừa cân béo phì
cũng như các vấn đề về vệ sinh dinh dưỡng vào chương trình và kế hoạch giảng dạy
từng khoa, áp dụng các biện pháp kiểm soát chế độ dinh dưỡng chặt chẽ, lắm vững đặc
điểm tâm sinh lý của SV... hạn chế tối tình trạng thừa cân, béo phì nhằm hạn chế các
căn bệnh nền mãn tính có thể xảy ra.

Công trình nghiên cứu này chỉ mang tính chất tham khao, để đạt được hiệu quả
tốt hơn trong lĩnh vực thừa cân, béo phì cho SV của trường, chúng tôi huy vọng sẽ có
nhiều công trình nghiên cứu sâu với phạm vi rộng hơn nữa về vấn đề này.

73
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế ( 2012). Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2012 và tầm
nhìn đến 2030, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Lê Thị Hợp (2010). Dinh dưỡng và gia tăng tăng trưởng ở người Việt Nam, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Lê Văn Lẫm (2007), Đo lường TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.
4. Lưu Quang Hiệp, Lê Đức Chương, Vũ Chung Thủy, Lê Hữu Hưng (2000), Y học
thể dục thể thao, NXB TDTT.
5. Lê Thị Hợp (2012). Thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan
đến dinh dưỡng. Dinh dưỡng ở Việt Nam - Mấy vấn đề thời sự, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội.
6. Viện Dinh dưỡng (2019). Dinh dưỡng, sức khỏe và bệnh tật. Dinh dưỡng lâm sàng,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Lê Danh Tuyên (2016). Nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam,
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
8. Viện Dinh dưỡng (2019). Gánh nặng kép về dinh dưỡng ở Việt Nam ảnh hưởng
quyết định thay đổi mô hình bệnh tật trong thế kỷ XXI. Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Lê Thị Kim Quý, Đỗ Thị Ngọc Diệp và cộng sự (2010). Hiệu quả của một số giải
pháp can thiệp phòng chống thừa cân béo phì cho học sinh tiểu học tại quận 10 Tp.
Hồ Chí Minh năm học 2008 - 2009. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 6(3,4), 93-
107.
10. Trần Thị Minh Hạnh, Đỗ Thị Ngọc Diệp và Phan Nguyễn Thanh (2016). Cảnh báo
thừa cân, béo phì và tăng huyết áp ở trẻ tuổi học đường thành phố Hồ Chí Minh.
Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, 14(2), 85-92.

74
11. Nguyễn Thùy Linh, Lê Thị Hương và Dương Thị Phượng (2018). Thực trạng thừa
cân, béo phì và bữa ăn học đường của học sinh một số trường tiểu học Hà Nội năm
2017 và 2018. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 14(2), 93-107.
12. Hoàng Thị Đức Ngàn (2014). Mối liên quan tiêu thụ thực phẩm, hoạt động thể lực
với thừa cân, béo phì ở trẻ em tiểu học và tác động của điều kiện kinh tế xã hội.
Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 10(1), 7-13.
13. Huỳnh Văn Dũng, Phạm Thúy Hòa và Nguyễn Hữu Chính (2016). Tình trạng thừa
cân – béo phì của trẻ em dưới 5 tuổi tại thành phố Thủ Dầu Một, tỷnh Bình Dương
năm 2016. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 14(2), 75-86.
14. Đặng Oanh, Đặng Tuấn Đạt, Nguyễn Thị Thùy và cộng sự (2011). Tình trạng thừa
cân, béo phì của học sinh tiểu học Tây Nguyên năm 2010. Tạp chí Dinh dưỡng và
thực phẩm.
15. Viện Dinh dưỡng (2019). Dinh dưỡng điều trị trong dự phòng và xử trí thừa cân -
béo phì. Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Bạch Ngọc, Nguyễn Thị Huyền Trang, Hà Minh
Trang (2021) Thực trạng thừa cân béo phì của sinh viên Đại học Xây Dựng và một
số yếu tố liên quan. Tạp chí Y tế Công cộng, Số 54 tháng 3/2021. ISSN 1859 –
1132.
17. Phạm Văn Phú, Hoàng Việt Bách. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên
quan ở sinh viên năm thứ 2 trường đai học Y Hà Nôi, năm học 2011 - 2012. Tạp
chí Y học dự phòng. 2014;7(156):169-173.
18. Nguyễn Bạch Ngọc, Dương Hoàng Ân, Lê Thu Hiền, Thực trạng thừa cân, béo
phì ở sinh viên mới nhập học tại Ðại học Thăng Long qua 3 năm học 2012-2014 và
xác định một số yếu tố liên quan. Paper presented at: Kỷ yếu công trình khoa học
2015; Ðại học Thăng Long.
19. Lê Bá Tường, Nguyễn Hữu Tri. Khảo sát thực trạng béo phì của sinh viên trường
Ðại học Cần Thơ Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ. 2016;44:9-14.

75
20. Bùi Thị Thúy Quyên. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh
viên Y2. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Ðại học Y Hà Nội; 2011.
21. Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Thị Thi Thơ, Nguyễn Thị Kiều Anh. Tình trạng dinh
dưỡng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu năng lượng trường diễn, thừa
cân-béo phì ở người trưởng thành tại thành phố Hà Nội, năm 2016. Tạp chí Y học
dự phòng. 2017;27(6 Phụ bản).

76
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU CHUYÊN GIA

Xin chào quý Thầy/ Cô!


Lời đầu tiên chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã dành thời gian quý
báu để hỗ trợ nhóm trong công tác tham gia vào việc đánh giá hiệu quả của phiếu
phỏng vấn từ đề tài.
Vấn nạn sinh viên thừa cân, béo phì từ lâu đã xảy ra và đang có xu hướng gia
tăng một cách nhanh chóng. Vì vậy, nhóm sinh viên chúng em thực hiện đề tài khoa
học “Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình trạng thừa, cân béo phì ở sinh viên khoá
49 nhóm ngành đặc thù năm 2023 - 2024 trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh” để giúp các bạn sinh viên có kiến thức và chủ động chăm sóc, kiểm soát
cân nặng tốt hơn.
Những ý kiến đóng góp của quý thầy cô là cơ sở khoa học chắc chắn nhằm đảm
bảo tính hiệu quả thực tiễn của nội dung phiếu phỏng vấn.
Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô!
Giáo viên hướng dẫn: Ts. Nguyễn Thị Hiên
Nhóm thực hiện: Trần Hiển; Trương Hải Tiến;
Dương Nguyễn Hiếu Thuận; Nguyễn Quang Huy
Ngày tháng năm 2024
Phương tiện liên lạc: Điện thoại: ........................ ; Email: .......................................
I. Thông tin cá nhân:
Họ và tên:.......................................; Chức
danh: .......................................................
Đơn vị công
tác: ........................................................................................................
II. Phương tiện liên lạc: Điện thoại: ...............................; Email: .................................
III. Đánh giá hiệu quả của việc thiết kế mẫu phiếu phỏng vấn:

77
Dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, xin quý thầy cô đánh dấu “√” vào ô tương ứng.
Mức độ
Tiêu chí Rất hợp Hợp lý Tương đối Không Không
lý hợp lý hợp lý lắm hợp lý
Tổng thể
Cấu trúc:
Trình bày
Bố cục
Hình thức
Nội dung:
Rõ ràng
Đầy đủ
Chi tiết

IV. Nếu qúy thầy cô cho rằng phiếu phỏng vấn về cơ bản là hợp lý hoặc không
hợp lý v.v... Xin quý thầy cô góp ý cụ thể:
1. .................................................................................................................................
2. .................................................................................................................................
3. .................................................................................................................................
Một lần nữa xin chân thành cám ơn những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy
cô.
Trân trọng!

78
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ YẾU TỐ GÂY THƯÀ CÂN, BÉO PHÌ CỦA
SINH VIÊN
Đề tài: “Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình trạng thừa cân béo phì ở sinh
viên khoá 49 nhóm ngành đặc thù năm 2022-2023 trường đại học sư phạm thành
phố hồ chí minh”
Các bạn sinh viên thân mến!
Trước tiên, chúng tôi cảm ơn tỏ chân thành đến các bạn đã dành thời gian quý báu
để hỗ trợ và tham gia vào công việc nghiêu cứu này. Những ý kiến đóng góp của các
bạn sẽ góp phần rất quan trọng vào sự thành công của công trình nghiên cứu, hơn nữa
có thể góp phần cung gấp hệ thống tư liệu khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy và
huấn luyện, vì vậy rất hy vọng các bạn giúp đỡ.
Trân trọng!
Giáo viên hướng dẫn: Ts. Nguyễn Thị Hiên
Nhóm thực hiện: Trần Hiển; Trương Hải Tiến;
Dương Nguyễn Hiếu Thuận; Nguyễn Quang Huy
Ngày tháng năm 2023
I. Thông tin cá nhân
Họ và tên:………………..........................................................................………....
Khoa:…………………………..……………….................……..…………………
Phương tiện liên lạc: Điện thoại: .................... ; Email: .........................................
II. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì ở sinh viên khoá 49
các khoa đặc thù trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh (xin các
bạn đánh dấu “√” vào ô tương ứng)
1. Tần suất sử dụng thực phẩm trong tháng qua của bạn như thế nào?

Nhóm thực phẩm Có Không

Chân giò, thịt mỡ Hằng ngày


□ □

79
Không hằng ngày
□ □
Hằng ngày
Thức ăn xào, rán
□ □
Không hằng ngày
□ □
Hằng tuần
Bánh kẹo ngọt
□ □
Không hằng tuần
□ □
Hằng tuần

□ □
Không hằng tuần
□ □
Hằng ngày
Rau củ
□ □
Không hằng ngày
□ □
2. Khi ăn bạn có thói quen sau đây không?

Thói quen Có Không

Ăn nhiều □ □
Ăn nhanh □ □
Ăn vặt □ □
Mua đồ ăn sau tan học □ □
Ăn trước khi đi ngủ □ □
Ưu tiên thức ăn ngon □ □
3. Bạn có thích ăn những loại thực phẩm sau đây không?

Thực phẩm ưa thích Có Không

Thịt mỡ □ □
Nước ngọt □ □
Bánh kẹo □ □

80
Trứng □ □
Sữa □ □
Tôm, cua, cá □ □
Rau xanh □ □
Thịt nạc □ □
4. Bạn hãy cho biết những hoạt động thể lực của bạn trong 7 ngày qua:

1. Chạy bộ Có Không

2. Đi xe đạp □ □
3. Nhảy dây □ □
4. Bơi □ □
5. Thể dục □ □
5. Bạn hãy cho biết mức độ hoạt động thể lực của bạn trong tuần qua:

Hoạt động Mức độ Có Không


Không, ít hoạt động
Giờ Giáo dục Thể chất
□ □
Hoạt động tốt
□ □
Ngồi, không hoạt động
Giờ ra chơi, bấm điện thoại
□ □
Hoạt động, đi lại
□ □
Không/ít hoạt động thể
lực □ □
Hoạt động trong tuần qua
Hoạt động thường xuyên
□ □
6. Những hoạt động tĩnh tại trong 7 ngày qua của bạn là gì?

Thói quen Mức độ Có Không

81
≥60 phút
Xem tivi
□ □
<60 phút
□ □
≥60 phút
Sử dụng máy tính/Lướt web
□ □
<60 phút
□ □
≥60 phút
Học thêm
□ □
<60 phút
□ □
≥60 phút
Đọc sách, truyện
□ □
<60 phút
□ □
7. Gia đình có người thừa cân béo phì (ông/bà, bố/mẹ, anh/chị em ruột) không?

Có □
Không □

82
PHỤ LỤC 3: PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho giáo viên, huấn luyện viên TDTT)

Đề tài: “Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình trạng thừa, cân béo phì ở sinh
viên khoá 49 nhóm ngành đặc thù năm 2023 - 2024 trường Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh”

Qúy Thầy cô, huấn luyện viên kính mến!


Trước tiên, chúng tôi cảm ơn tỏ chân thành đến quý thầy cô, các huấn luyện viên
đã dành thời gian quý báu để hỗ trợ và tham gia vào công việc nghiêu cứu này. Những
ý kiến đóng góp của quý thầy cô, huấn luyện viên sẽ góp phần rất quan trọng vào sự
thành công của công trình nghiên cứu, hơn nữa có thể góp phần cung gấp hệ thống tư
liệu khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy và huấn luyện, vì vậy rất hy vọng quý
thầy cô nhiệt tình giúp đỡ.
Trân trọng!
Giáo viên hướng dẫn: Ts. Nguyễn Thị Hiên
Nhóm thực hiện: Trần Hiển; Trương Hải Tiến;
Dương Nguyễn Hiếu Thuận; Nguyễn Quang Huy
Ngày tháng năm 2024
I. Thông tin cá nhân
Họ và tên:……………….............………..; Chức danh:…...…...……………………
Đơn vị công tác:……………………......……..………………………………………
II. Phương tiện liên lạc: Điện thoại: ..................... ; Email: ...........................................
III. Lựa chọn một số giải pháp can thiệp tăng cường hoạt động thể lực nhằm cải
thiện tình trạng thừa cân, béo phì cho sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy và huấn luyện, xin quý thầy cô, huấn luyện viên
đánh dấu “√” vào ô tương ứng với 5 mức độ về một hoạt động thể lực giúp hỗ trợ cải
thiện tình trạng thừa cân, béo phì cho sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù Trường Đại

83
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh: “rất hiệu quả, hiệu quả, tương đối hiệu quả,
bình thường, hiệu quả rất ít”. Nếu còn các ý kiến khác, kính mong quý thầy cô bổ
xung.
Rất Hiệu
Hiệu Tương đối Bình
TT BIỆN PHÁP hiệu quả rất
quả hiệu quả thường
quả ít
Các hoạt động thể lực

1 Chống đẩy (hít đất)


2 Gập bụng
3 Plank
4 Squat
5 Burpees
6 Lunge
7 Jump squat
8 Jump lunge
9 Crunches
10 Jumping jacks
11 Burpees
12 Chạy nhanh tại chỗ
13 Nâng cao đùi
14 Bật chụm tách chân
15 Nhảy dây
16 Chạy bộ 60 phút
17 Bơi lội 60 phút
18 Đạp xe 60 phút

84
Chế độ tập luyện
30 phút mỗi ngày, ít nhất 3 bài
1 tập/ ngày, tập ít nhất 5 ngày trong
tuần.
30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 bài
2 tập/ ngày, tập ít nhất 5 ngày trong
tuần.
60 phút mỗi ngày, ít nhất 3 bài
3 tập/ ngày, tập ít nhất 5 ngày trong
tuần.
60 phút mỗi ngày, ít nhất 4 bài
4 tập/ ngày, tập ít nhất 5 ngày trong
tuần.
60 phút mỗi ngày, ít nhất 5 bài
5 tập/ ngày, tập ít nhất 5 ngày trong
tuần.

Ý kiến khác:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

85
PHỤ LỤC 4: PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho chuyên gia dinh dưỡng)

Đề tài: “Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình trạng thừa cân béo phì ở sinh
viên khoá 49 nhóm ngành đặc thù năm 2022-2023 trường đại học sư phạm thành
phố hồ chí minh”

Qúy chuyên gia kính mến!


Trước tiên, chúng tôi cảm ơn tỏ chân thành đến quý chuyên gia dinh dưỡng đã
dành thời gian quý báu để hỗ trợ và tham gia vào công việc nghiêu cứu này. Những ý
kiến đóng góp của quý thầy cô, huấn luyện viên sẽ góp phần rất quan trọng vào sự
thành công của công trình nghiên cứu, hơn nữa có thể góp phần cung gấp hệ thống tư
liệu khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy và huấn luyện, vì vậy rất hy vọng quý
thầy cô nhiệt tình giúp đỡ.
Trân trọng!
Giáo viên hướng dẫn: Ts. Nguyễn Thị Hiên
Nhóm thực hiện: Trần Hiển; Trương Hải Tiến;
Dương Nguyễn Hiếu Thuận; Nguyễn Quang Huy
Ngày tháng năm 2024
III. Thông tin cá nhân
Họ và tên:………………...........………..; Chức danh:……...……………………
Đơn vị công tác:…………………………..………………………………………
Phương tiện liên lạc: Điện thoại: .................... ; Email: .........................................
IV. Lựa chọn một số giải pháp về chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn
uống giúp cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì cho sinh viên khoá 49 các khoa
đặc thù Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Dựa vào kinh nghiệm giảng dạy và huấn luyện, xin quý thầy cô, huấn luyện viên
đánh dấu “√” vào ô tương ứng với 5 mức độ về một số giải pháp cải thiện tình trạng

86
thừa cân, béo phì cho sinh viên khoá 49 các khoa đặc thù Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh: “rất hiệu quả, hiệu quả, tương đối hiệu quả, bình thường,
hiệu quả rất ít”. Nếu còn các ý kiến khác, kính mong quý thầy cô bổ xung.

Tươn
Rất Hiệu
Hiệu g đối Bình
TT BIỆN PHÁP hiệu quả
quả hiệu thường
quả rất ít
quả

Các biện pháp can thiệp thay đổi khẩu phần và thói quen ăn uống

Đảm bảo đủ số lượng, cân đối, hợp lý từ 3 chất


sinh năng lượng là chất béo (mỡ động vật, bơ,
dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu) từ 13 -
1
20%, Đạm (các loại thịt, cá và thủy sản, đậu,
đỗ các loại) từ 20 - 25% và chất bột đường bột
(gạo, ngũ cốc, khoai, củ) từ 55 - 65%.

Ăn đa dạng, phối hợp từ 15 - 20 loại thực


phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực
2 phẩm trong ngày để cung cấp đủ dưỡng chất
giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể luôn khỏe
mạnh, tăng sức đề kháng.

Không ăn mặn, hạn chế các loại thực phẩm chế


3 biến sẵn như cá khô, mắm các loại, chả lụa,
súc xích, đồ hộp, dưa, cà muối chua.

4 Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo


như thịt mỡ, da (heo, gà, vịt); thực phẩm nhiều

87
cholesterol như tim, gan, thận, não,...

Hạn chế thức ăn và thức uống ngọt như bánh,


5 kẹo, nước ngọt, chocolate, thức uống có còn
như rượu, bia,…

Sử dụng xen kẽ thực phẩm chứa ít lượng calo


(khoai lang, ức gà, …) trong khẩu phần ăn
6
nhằm hạn chế lượng calo nạp vào nhưng vẫn
không tạo cảm giác đói

Thực hiện phong cách ăn uống Clean and


Clear - Sạch sẽ và Rõ ràng - khi ăn uống bên
7
ngoài (chỉ uống nước suối, không ăn da và mỡ,
hạn chế món nước dùng có nhiều mỡ nổi).

Thay đổi thứ tự ăn uống hằng ngày (rau trước,


8
đạm và tinh bột sau).

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình hoặc


một nhóm hỗ trợ giảm cân để cùng nhau thúc
9
đẩy và duy trì các biện pháp can thiệp giảm
cân.

Tiêu thụ lượng calo trong khẩu phần ăn hàng


10
ngày lớn hơn so với nhu cầu cơ bản của cơ thể.

Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu protein


11 như thịt, cá, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa, đậu
và các loại hạt.

88
Các yếu tố khác

Sự phối hợp của bản thân, gia đình và toàn xã


hội để đảm bảo mọi người dân đều được tiếp
1 cận với thực phẩm lành mạnh, hợp lý, tạo cuộc
sống năng động và môi trường vận động thích
hợp

Không nên vừa ăn vừa xem thiết bị điện tử


2
(tivi, điện thoại,...), tập trung ăn chậm nhai kĩ.

Luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực, không


3
dùng việc ăn uống để giải toả áp lực tinh thần.

Tránh xa những biện pháp giảm cân thiếu khoa


học, không lành mạnh và mang tính cực đoan
4
(nhịn ăn, keto, thuốc giảm cân, trà giảm mỡ,
thải độc detox giảm mỡ,...).

Môi trường xã hội và văn hóa có thể ảnh


5 hưởng đến thói quen ăn uống của mỗi người
góp phần vào tình trạng tăng cân hoặc béo phì.

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần như căng


thẳng, lo lắng, hoặc trầm cảm có thể dẫn đến
6 việc sử dụng thức ăn như một cách để xoa dịu
cảm xúc, dẫn đến việc tăng cân không mong
muốn.

7 Mức độ phát triển kinh tế, giáo dục và cơ sở hạ

89
tầng của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến
vấn đề thừa cân, béo phì.

90

You might also like