Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 202

CÔNG NGHỆ KIẾN TRÚC 1

QUYỂN 2

GVHD: Th.S KTS NGUYỄN THỊ THU HÀ


SVTH: KT0703_20K6

KHOA KIẾN TRÚC


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KIẾN TRÚC

HAU / 28.10.2023
# LỜI TỰA
Cuốn Portfolio nhỏ này là thành
quả kết thúc bộ môn Công Nghệ
Kiến Trúc của nhóm 8,9,10,11,12
lớp 20K6 với một số chuyên đề về
công nghệ trong kiến trúc. Chúng
em xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới cô Nguyễn Thị Thu Hà đã trực
tiếp hướng dẫn và chỉ bảo chúng
em rất tận tình, tạo điều kiện cho
chúng em hoàn thành tốt môn học.
Do hạn chế về thời gian nên kết
quả của nghiên cứu còn nhiều
thiếu xót, mong độc giả thông cảm
và đóng góp ý kiến.

Xin chân thành cảm ơn !

# MỤC LỤC
CHUYÊN ĐỀ:

CÔNG NGHỆ XANH


SVTH: NGUYỄN XUÂN TRÍ - MSV: 2051010377
NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG - MSV: 2051010105

3
LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những thủ phạm của biến đổi khí hậu là sự tiêu thụ năng lượng
khổng lồ từ các công trình xây dựng. Theo số liệu thống kê của Viện Năng
lượng Mỹ cho biết các công trình xây dựng chiếm khoảng 40% năng lượng
tiêu thụ trên toàn cầu. Để giảm khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính nhằm
nâng cao chất lượng sống của con người, tạo môi trường bền vững, trong
lành thì việc quy hoạch đô thị theo xu hướng xanh trở nên quan trọng của
các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Để các công trình xây dựng thực sự "xanh", yếu tố quan trọng thuộc về công
nghệ xanh và tự động hóa trong công trình xây dựng để từng bước đáp ứng
yêu cầu giảm thiểu năng lượng tiêu thụ và góp phần tiết kiệm nguồn tài
nguyên thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Có thể nói, công nghệ xanh
trong công trình xây dựng là sự lựa chọn cấp thiết trong thời khủng hoảng
NGUYỄN XUÂN TRÍ năng lượng hiện nay. Ngoài việc sử dụng năng lượng hiệu quả, công nghệ
MSV: 2051010377 xanh còn góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường,
đảm bảo sức khỏe người sử dụng, tuổi thọ công trình cao... Đó là lý do vì sao
việc ứng dụng công nghệ xanh trong các công trình xây dựng trở thành xu
hướng phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới.

NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG


MSV: 2051010105

4
MỤC LỤC

01 Tổng quan về công nghệ xanh

02 Lợi ích và vai trò của công nghệ xanh

03 Khó khăn và giải pháp của công nghệ xanh

04 Ứng dụng công nghệ xanh

5
01
“CÔNG NGHỆ XANH” LÀ GÌ ?

6
7
“Công nghệ xanh” là một bước tiến mới của kiến trúc xanh. Bản chất cũng là việc bao phủ cây cỏ lên công trình xây dựng.
Tuy nhiên, vật liệu và kĩ thuật của công trình kiến trúc xanh công nghệ cao được chú ý nhiều hơn. Những công trình của
kiến trúc xanh công nghệ cao chính là sự kết hợp của các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất thế giới. Nó phối hợp với các
vật liệu được sản xuất từ kĩ thuật hiện đại.

Có thể nhận thấy dễ dàng qua một số đặc điểm sau:


Kết cấu chịu lực và kết cấu vỏ: Đây được coi là một điển hình của các công trình kiến trúc xanh công nghệ cao. Các kiến
trúc sư sẽ phải thực sự trau chuốt khi thiết kế phần này. Cả kết cấu bên trong lẫn bên ngoài luôn phải tạo được ấn tượng
hiệu quả nhất.
Vật liệu xây dựng: Với vật liệu của “công trình xanh” cũng được lưu ý hết sức. Các vật liệu được đảm bảo “xanh” nhất có
thể. Sử dụng vật liệu tái chế trong xây dựng, những vật liệu bền vững, bảo vệ môi trường,..

8
Kiến trúc xanh công nghệ cao chính là
một sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại
và hậu hiện đại tương ứng với 2 cái
tên Bruce Graham (Mỹ), Renzo Piano
(Ý) và Santiago Calatrava (Tây Ban
Nha), ngoài ra còn một vài cái tên đến
từ Anh và Nhật. Năm 1970 được xem
như là năm khai sinh của kiến trúc
xanh công nghệ cao.. Với thực tế một
vài công trình được xây dựng… Và
ngày phát triển đồng loạt và có những
lộ trình phát triển riêng như: Các công
trình đầu tiên sẽ chú trọng đến các lợi
ích của công trình xanh mang lại cho
môi trường: tiết kiệm năng lượng, ưu
tiên sử dụng các năng lượng sạch,
năng lượng được tạo ra bởi tự nhiên
như gió, sóng biển, mặt trời.. và ngày
nay là năng lượng địa nhiệt. Các công
trình sau dẫn hoàn thiện hơn và
hướng đến việc bảo tồn năng lượng,
sử dụng các vật liệu công nghệ cao,
hiện đại.. Và ngày càng có nhiều các
phương pháp cải tiến mới áp dụng cho
các công trình.

Ngoài ra, các công trình kiến trúc


công nghệ xanh còn được khai thác
triệt để vấn đề năng lượng: Năng
lượng sạch nhờ những tấm pin năng
lượng mặt trời, hệ thống tích nước
mưa, công nghệ điều khiển thông
minh từ xa…. Từ đó công nghệ xanh
hướng tới việc bảo vệ môi trường sinh
thái, hạn chế hoặc chấm dứt sử dụng
năng lượng hóa thạch. Tầm cao nhất
của mỗi công trình mà các KTS hướng
đến đó chính là mỗi công trình như
một hệ sinh thái tự nhiên thu nhỏ của
trái đất.

9
ĐẶC ĐIỂM CỦA “CÔNG NGHỆ XANH”

Theo TS. Robert Vale và GS. Brenda


Vale, kiến trúc công nghệ xanh là một
cách thức tiếp cận có ý thức tới môi
trường xây dựng, liên quan đến giải
pháp tổng thể thiết kế các công trình,
trong đó tất cả các nguồn tài nguyên
đầu vào, bất kể đó là vật liệu xây
dựng hay nhiên liệu, năng lượng hay
nước, và kể cả sự đóng góp của người
sử dụng công trình đều được xem xét
liệu tính bền vững có được tạo ra.
Hiệp hội Xây dựng Bền vững Anh
Quốc quan niệm Kiến trúc công nghệ
xanh là phương pháp thiết kế một
cách bền vững các công trình xây
dựng, với sự quan tâm sâu sắc và
thường trực đến môi trường. Kiến
trúc xanh sử dụng các giải pháp thiết
kế chủ đạo làm giảm thiểu tác động
tiêu cực đến môi trường và hệ sinh
thái, chẳng hạn như sử dụng năng
lượng có hiệu quả nhằm làm giảm
phát thải cacbon. Hệ sinh thái tự
nhiên của hành tinh là mô hình ở tầm
vĩ mô cho kiến trúc sư sử dụng và mô
phỏng ở một tỷ lệ thu nhỏ trong phạm
vi một công trình được thiết kế có sử
dụng các giải pháp xanh, chẳng hạn
như vật liệu xây dựng, nước và năng
lượng. Một chuyên gia về công trình
xanh – TS. Nirmal Kishnani – nhận
định rằng “kiến trúc công nghệ xanh”
là một bước trung gian trên lộ trình
cho một công trình kiến trúc thông
thường dần trở thành một công trình
kiến trúc bền vững, vì “bền vững” có
nghĩa là “không gây hại”, còn “xanh”
được hiểu là “ít gây hại hơn”.

10
Trong thực tế, có nhiều giải pháp được áp dụng để giúp công trình trở nên xanh hơn, tiệm cận dần tới đích đến cuối cùng
là kiến trúc bền vững. Kiến trúc công nghệ xanh là một trong số đó. Kiến trúc công nghệ xanh phổ biến ở Bắc Mỹ, Tây
Âu, Nhật Bản, Australia, Singapore,… những nơi có tiềm lực khoa học mạnh và nguồn tài chính dồi dào, cho phép hiện
thực hóa những ý tưởng thiết kế mới, độc đáo và mang tính đột phá về công nghệ. Trong xu thế toàn cầu hóa ngày một
sâu rộng, kiến trúc công nghệ xanh cũng được xem như một mặt hàng xuất khẩu từ các quốc gia phát triển đến phần
còn lại của thế giới.

Sự kết hợp các yếu tố công nghệ với những phát minh mới nhất về kết cấu và vật liệu nhằm hỗ trợ tích cực hơn nữa cho
những ý tưởng tạo hình của kiến trúc sư thêm phần bay bổng, điều mà trước đó do hạn chế về công nghệ rất khó thực
hiện được, và còn góp phần truyền đi những thông điệp mang tính thời đại, thậm chí đi trước thời đại của kiến trúc sư.

Hệ kết cấu – kết cấu chịu lực và kết cấu vỏ bao che – là ngôn ngữ tạo hình rất hiệu quả và được biểu hiện càng nhiều
càng tốt, cả bên trong lẫn bên ngoài của công trình để tạo ra ấn tượng mạnh, đôi khi mang tính “siêu thực”.

Vật liệu cũng là một yếu tố chủ đạo được chú trọng khai thác trong kiến trúc công nghệ xanh, cộng hưởng với kết cấu và
các công nghệ tiên tiến khác như công nghệ năng lượng, công nghệ điều khiển thông minh…

11
12
Về công nghệ năng lượng
Kiến trúc công nghệ xanh chú trọng trước tiên giải pháp thiết kế cấu trúc một cách thông minh, ví dụ như tạo các hình
khối gọn gàng để tiết kiệm diện tích thừa, có tác dụng giảm lượng điện năng tiêu thụ không cần thiết, hoặc hình khối
đặc biệt trên cơ sở nghiên cứu kỹ hướng nắng và hướng gió cũng như các điều kiện tự nhiên – khí hậu riêng biệt của địa
điểm xây dựng nhằm tận dụng các yếu tố có lợi, tối đa hóa trạng thái tiện nghi tự nhiên cho công trình, qua đó giảm
thiểu việc sử dụng năng lượng. Khi thiết kế kiến trúc đã hoàn hảo, giải pháp kỹ thuật sẽ được áp dụng để hỗ trợ cho sự
hoàn hảo đó, như tối ưu hóa lớp vỏ bao che sao cho lớp vỏ này hoạt động giống như bộ lọc khí hậu, cho phép các yếu tố
có lợi như ánh sáng tự nhiên và không khí sạch đi sâu vào bên trong công trình, đồng thời ngăn bức xạ có hại và hơi
nóng bên ngoài xâm nhập. Tiếp đó, công nghệ khai thác năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt,
sóng biển… tùy tiềm năng của từng địa phương khi được triển khai và tích hợp sẽ phát huy vai trò tích cực về môi trường
để công trình chủ động hơn về năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn cấp bên ngoài sử dụng nhiên liệu hóa
thạch đầu vào gây ô nhiễm. Do vậy, tiết kiệm năng lượng cho công trình đồng nghĩa với việc trước tiên cần giảm thiểu
năng lượng. Tương tự như vậy, lợi dụng sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí và lòng đất theo mùa trong năm, các
luồng không khí và nước sẽ trao đổi nhiệt qua một hệ thống kỹ thuật được lắp đặt trong long đất ở độ sâu được tính
toán hợp lý cả về kỹ thuật lẫn kinh tế để điều chỉnh nhiệt độ theo hướng có lợi: sưởi ấm về mùa đông và làm mát về mùa
hè. Hệ thống này tiêu thụ rất ít năng lượng. Nếu có sự kết hợp đồng bộ của các giải pháp này, công trình sẽ đạt mức
trung hòa về năng lượng (zero-energy) tức là năng lượng tự sinh đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Về lý thuyết, các công
trình trung hòa năng lượng có mức phát thải CO2 bằng không.

13
Về công nghệ nước
Kiến trúc công nghệ xanh thu hồi nước mưa để tưới cho các thảm thực vật bên trong cũng như bên ngoài công trình,
tiết kiệm đáng kể nước sạch, sử dụng nước sạch vào mục đích khác có ý nghĩa hơn. Nước xám sẽ được thu hồi và làm
sạch tại chỗ bằng giải pháp kỹ thuật màng mỏng membrane trong bể kín – lọc sơ bộ và tách một số hợp chất vô cơ ra
khỏi nước sau đó khử trùng, kết hợp với giải pháp tự nhiên (lọc và làm sạch tiếp bằng thực vật trong bồn hoặc
mương/ao sinh học ngoài trời có khả năng hấp thụ một số chất hữu cơ hòa tan trong nước trước khi được thu hồi và sử
dụng để xả bồn cầu. Lượng tiêu thụ nước sạch qua hai lần tiết kiệm sẽ giảm và lượng nước xám có thể được quay vòng,
tái sử dụng nhiều lần. Khi thực vật được trồng hoặc thả với mục đích làm sạch nước, sự đa dạng sinh học tại chỗ cũng
sẽ được cải thiện.

Về công nghệ vật liệu


Các vật liệu được ưa chuộng nhất là nhôm, thép, hợp kim titan, kính, composite… với rất nhiều tính năng phong phú và
ưu việt như nhẹ, bền, khó cháy, tự làm sạch, cách âm, cách nhiệt, phản quang… trong khi đó, các vật liệu truyền thống
như bê tông cốt thép không những không mất đi tầm quan trọng của mình mà còn được cải tiến theo hướng đề cao tính
biểu hiện và giá trị thẩm mỹ, chẳng hạn như bê tông trần siêu nhẵn, siêu mịn không cần phải ốp trát bề mặt. Một số vật
liệu có tính năng đặc biệt được phối hợp sử dụng và hỗ trợ tích cực cho công nghệ năng lượng như tạo ra lớp vỏ có khả
năng ngăn bức xạ, chống thất thoát nhiệt, song không cản tia nhìn và còn có khả năng phát điện từ nguồn ánh sáng
mặt trời vì được tráng một lớp màng mỏng các tế bào pin quang điện trên bề mặt ngoài.

Về công nghệ thi công xây lắp


Giải pháp cấu kiện tiền chế được áp dụng rộng rãi vì các ưu điểm nổi bật như tiết kiệm vật liệu và năng lượng chế tạo,
độ bền cao, thi công nhanh, lắp ráp chuẩn, giảm thiểu sai sót hỏng hóc. Phương tiện thi công cơ giới, trong nhiều
trường hợp tự động hóa sẽ giúp giải phóng sức lao động, giảm thiểu rủi ro và tai nạn.

Về công nghệ quản lý và vận hành


Công nghệ thông minh đang dần chiếm lĩnh thị trường, khi tích hợp được nhiều chức năng điều khiển vận hành các hệ
thống kỹ thuật vào cùng một đường dây, nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành, thể hiện rõ trong những hoạt động
như điều khiển hệ thống (điều hòa không khí, tưới cây, sưởi ấm và làm mát…) làm việc theo ý muốn hoặc theo điều kiện
thời tiết đã được lập trình trước, điều tiết đỗ xe, chiếu sáng nhân tạo, giám sát an ninh, bảo dưỡng công trình, phòng
cháy chữa cháy tự động… Giải pháp quản lý và vận hành thông minh cũng giúp làm giảm đáng kể năng lượng sử dụng
trong công trình.

14
15
02
VAI TRÒ VÀ LỢI ÍCH CỦA
“CÔNG NGHỆ XANH”

16
17
VAI TRÒ

Để các công trình xây dựng thực sự "xanh", yếu tố quan trọng thuộc về công nghệ xanh và tự động hóa trong công trình
xây dựng để từng bước đáp ứng yêu cầu giảm thiểu năng lượng tiêu thụ và góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên
nhiên, thân thiện với môi trường. Có thể nói, công nghệ xanh trong công trình xây dựng là sự lựa chọn cấp thiết trong
thời khủng hoảng năng lượng hiện nay. Ngoài việc sử dụng năng lượng hiệu quả, công nghệ xanh còn góp phần bảo tồn
các nguồn tài nguyên, thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe người sử dụng, tuổi thọ công trình cao... Đó là lý do
vì sao việc ứng dụng công nghệ xanh trong các công trình xây dựng trở thành xu hướng phát triển tại nhiều quốc gia
trên thế giới.

Việc ứng dụng công nghệ xanh mang lại nhiều lợi ích về môi trường, phát triển bền vững, độ bền cao và giúp cho việc
quản lý tòa nhà được hiệu quả hơn nên những công trình trọng điểm nhà nước rất cần thiết phải áp dụng những công
nghệ xanh ở mức độ cao. Tại Việt Nam, công nghệ xanh còn được coi là động lực tạo sinh khí cho nền kinh tế. Việt Nam
coi công nghệ sạch và năng lượng sạch là chìa khóa để giảm rác thải khí nhà kính xuống 8%, mục tiêu đến năm 2050 sẽ
tiếp tục giảm thêm 1,5-2%, Hàng loạt các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam cũng đang tập trung vào dự án phát triển
cộng đồng, năng lượng sạch, tái chế, nông nghiệp xanh… Cũng chính vì thế, Việt Nam đang nổi lên với vị thế là trung tâm
năng lượng tái tạo đầy tiềm năng.

Bản thân mỗi cá nhân cũng sẽ không thể đứng ngoài xu thế công nghệ xanh, tiêu dùng xanh, lối sống xanh. Việc bạn lựa
chọn sử dụng các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường cũng đã góp phần nhỏ trong việc thúc đẩy ngành công nghệ
xanh phát triển.

18
Về kinh tế: Rõ ràng, mặc dù kỷ nguyên công nghệ xanh chỉ mới bắt đầu LỢI ÍCH
nhưng những thành tựu mà công nghệ xanh đã tạo ra đột phá lớn, mang
lại giá trị kinh tế to lớn cho doanh nghiệp cũng như trong đời sống. Thậm
chí nó là bước đi tạo ra bước ngoặt, tác động tới nhiều ngành kinh tế toàn
cầu. Không chỉ mang đến lợi ích cho doanh nghiệp mà công nghệ xanh
còn mang tới lợi ích cho chính phủ.

Về môi trường: Do sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt là
phát triển sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt,
năng lượng sinh học…) cho nên công nghệ xanh sẽ có tác dụng làm giảm
thiểu tới khoảng 30% phát thải “khí nhà kính, khí ô nhiễm” của ngành xây
dựng, nguyên nhân gây ra BĐKH và mưa axit.

Mục tiêu lớn nhất của công nghệ xanh chính là bảo vệ môi trường. Nói
cách khác, bảo vệ môi trường, giúp môi trường trong sạch hơn chính là
sứ mệnh của công nghệ xanh. Trước đây, một đô thị xanh ra đời ở Trung
Quốc trở thành hình mẫu cho nhiều đô thị trên toàn cầu bằng việc sử
dụng hệ thống giao thông công cộng, sử dụng các thiết bị tái chế nước
thải, công nghệ gió hay năng lượng mặt trời cung cấp điện. Khi ô nhiễm
không khí trở thành vấn đề lớn của thành phố thì phát minh bê tông sinh
thái trở thành vị cứu tinh khi nó hút tất cả các loại ô nhiễm và chuyển oxy
nito có hại thành hợp chất không có hại. Tái chế sử dụng nước mưa, nước
xám trong CTX và đô thị xanh, tăng cường bề mặt thấm nước, sẽ tiết kiệm
tài nguyên nước, giảm dòng chảy sói lở và úng ngập đô thị, chống ô
nhiễm nguồn nước mặt.

Bảo toàn năng lượng truyền thống


Các ứng dụng công nghệ xanh hạn chế sử dụng năng lượng truyền thống
bằng cách tìm nguồn năng lượng mới thay thế. Việc sử dụng năng lượng
mặt trời hay sử dụng điện, nhiên liệu sạch… chính là bảo toàn nguồn năng
lượng truyền thống. Khi năng lượng truyền thống ngày càng khan hiếm,
đắt đỏ thì công nghệ xanh là giải pháp thay thế hoàn hảo.

Thay đổi cuộc sống


Lối sống xanh, gần gũi với thiên nhiên ngày càng được nhiều người lựa
chọn. Ứng dụng công nghệ xanh vào đời sống cũng khiến thói quen tiêu
dùng, sinh hoạt, đời sống cần thay đổi. Tất nhiên, điều này mang lại lợi ích
lớn cho sức khỏe cho chính bản thân con người và sau đó góp phần khiến
xã hội trở nên hạnh phúc hơn.

19
03
KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA
“CÔNG NGHỆ XANH”

20
21
KHÓ KHĂN CỦA “CÔNG NGHỆ XANH”
Xu hướng công nghệ xanh đang phát triển mạnh mẽ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu. Các
nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng đang chuyển mình mạnh mẽ. Dù công nghệ xanh mang lại rất nhiều
giá trị bền vững về năng lượng của công trình nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều khó khăn thử thách.
Việc ứng dụng công nghệ xanh mang lại nhiều lợi ích về môi trường, có độ bền cao, giúp cho việc quản lý tòa nhà đạt
hiệu quả hơn. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ xanh hiện nay mới chỉ là khởi đầu với chi phí đầu tư ban đầu khá lớn
nên việc ứng dụng, triển khai còn gặp nhiều khó khăn. việc sử dụng năng lượng hiệu quả cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi
ví dụ như để vận trong công trình cần bức xạ cao của ánh sáng mặt trời và năng lượng trong khi việc biến ánh sáng mặt
trời thành nguồn năng lượng tái sử dụng đáp ứng cho công trình còn rất khó khăn.Năng lực đội ngũ thiết kế chưa đáp
ứng được yêu cầu và các kỹ năng thiết kế công nghệ xanh. Trong đào tạo nhân lực, các cơ sở đào tạo chuyên ngành
trong nước hiện chưa có kinh nghiệm trong việc đổi mới và điều chỉnh chương trình theo hướng xanh. Đặc biệt là việc
đưa các phương pháp thiết kế có sự hỗ trợ bởi các công cụ mô phỏng hiệu năng vào giảng dạy còn cần thời gian và con
người phù hợp. Công tác tuyên truyền về công nghệ xanh chưa mạnh, chưa đủ hấp dẫn để tạo ra thị trường để phát triển
công nghệ xanh. Chưa nhiều người quan tâm tới các công nghệ xanh áp dụng vào công trình.

22
Việc xây dựng công nghệ xanh tiết

03
kiệm năng lượng tại Việt Nam có thể
nói đã được thực hiện từ thời xa xưa.
Dù trải qua rất nhiều năm nhưng hiện
nay tạo Việt Nam có rất ít công trình
được công nhận là kiến trúc công
nghệ xanh. Điều này cho thấy việc
phát triển công nghệ xanh tại Việt
Nam chưa thực sự mạnh mẽ, chúng
ta chỉ mới ở giai đoạn xây dựng các
văn bản pháp lý để quản lý và phát
triển công nghệ xanh.

Một trong những trở ngại lớn nhất từ


phía xã hội chính là quan niệm cho
rằng công nghệ xanh đòi hỏi chi phí
lớn hơn công trình thông thường (đến
20%). Các hệ thống pin năng lượng
mặt trời, các thiết bị công nghệ cao,
các hệ thống kiểm soát thông minh…
thường làm phát sinh chi phí phụ trội.

23
GIẢI PHÁP CỦA “CÔNG NGHỆ XANH”
PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Pin năng lượng mặt trời (hay pin quang điện, tế bào quang điện), là thiết bị bán dẫn chứa lượng lớn các diod p-n, duới
sự hiện diện của ánh sáng mặt trời có khả năng tạo ra dòng điện sử dụng được. Sự chuyển đổi này gọi là hiệu ứng
quang điện.

KHUNG NHÔM

KÍNH CƯỜNG LỰC

LỚP MÀNG EVA

SOLAR CELL

LỚP MÀNG EVA

TẤM NỀN PIN

HỘP ĐẤU DÂY

CÁP ĐIỆN
JACK KẾT NỐI MC4

Nguyên lý hoạt động của pin năng lượng mặt trời


Cấu tạo tấm pin năng lượng mặt trời

Hệ thống pin năng lượng tích hợp trong tòa nhà và có kết nối với hệ thống điện lưới có những ưu điểm sau: Chi phí của
pin năng lượng trên mái hoặc tường sẽ bù đắp lại chi phí của những thành phần công trình mà chúng thay thế. Năng
lượng được tạo thành tại chỗ và làm giảm chi phí cho điện lưới. Khi kết nối với điện lưới, giá thành sẽ giảm do tránh
việc tích điện của hệ thống độc lập và đảm bảo việc cung cấp điện tốt hơn. Không cần thêm đất cho việc lắp đặt. Nhược
điểm chính của pin năng lượng hiện nay nằm ở giá thành cao và giá điện sản xuất từ hệ thống chưa thấp hơn giá điện
lưới. Do đây là công nghệ tiên tiến nên chưa thể áp dụng ở những khu vực có thu nhập thấp và dân trí chưa cao.

Về nguyên lý hoạt động thì các tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái và ốp tường bao ngoài để hấp thụ
năng lượng mặt trời mà còn tạo tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình, giúp chuyển năng lượng mặt trời thành dòng
điện một chiều. Sau đó, dòng điện này được chuyển đổi thành nguồn điện xoay chiều thông qua bộ chuyển đổi điện nối
lưới đảm bảo nguồn năng lượng được tạo ra từ hệ pin mặt trời ở chế độ tốt nhất và cung cấp cho các thiết bị điện trong
gia đình. Nó giúp các gia đình thêm chủ động về nguồn điện, góp phần tăng cường công tác triển khai các dạng năng
lượng sạch, tái tạo. Tuy nhiên, chi phí lắp đặt pin năng lượng mặt trời cỡ lớn vẫn còn khá cao, chưa thật sự phù hợp với
các gia đình Việt Nam.

24
Tòa nhà Sun and the Moon Altar, Trung Quốc. Sân vận động World Games, Đài Loan.

Trường Quốc tế Copenhagen, Đan Mạch The Endesa Pavilion - Barcelona

Pin năng lượng tạo ra tiềm năng lớn cho công trình nhưng đòi hỏi phải có tính toán ngay từ ban đầu do nó sẽ ảnh
hưởng tới hướng, hình khối và tổ chức mặt bằng của công trình. Nó cũng sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu của công trình và
là yếu tố quan trọng trong hệ thống công trình và môi trường.. Kết hợp pin năng lượng với các thành phần kiến trúc
khác là điều quan trọng và đương nhiên, luôn phải chú ý tới hình dáng và thẩm mỹ của chúng. Việc sử dụng pin năng
lượng nên là một phần chiến lược năng lượng tổng thể của công trình. Mỗi dự án cần được tính toán tới các diện tích
pin năng lượng cần thiết tùy theo mục đích mong muốn. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự vận hành của pin năng
lượng bao gồm nhiều yếu tố trong đó yếu tố quan trọng nhất là vị trí xây dựng, hướng và hình khối của bản thân
công trình. Các lưu ý khi xác định vị trí xây dựng bao gồm: cần thiết kế để có càng nhiều bức xạ mặt trời và sự đồng
nhất của bức xạ; vị trí càng về phía Bắc thì sẽ càng ít năng lượng mặt trời hơn; hình thế của khu đất và chế độ gió (để
tạo ra chiến lược thông gió cho công trình). Vị trí công trình cần được xác định để không bị che chắn do bóng mát sẽ
tạo ra những tác động bất lợi. Bóng của các vật dụng như cột ăng tên, ống khói, cây hay của các tòa nhà khác cũng
nên hạn chế, nếu không thể tránh được, cần lựa chọn các thành phần và kiểu dáng của các vật kiến trúc đó để làm
giảm thiểu tác động xấu. Hướng rất quan trọng nhưng cũng có sự linh hoạt trong thiết kế, không đòi hỏi phải tuân
thủ tuyệt đối.

25
GIẢI PHÁP CỦA “CÔNG NGHỆ XANH”
Hệ thống xử lý nước

Một số hệ thống xử lý nước trong công trình:


Thu gom nước mưa là hệ thống không thể thiếu cho mỗi công trình hiện nay. Dù là khu văn phòng, khu dân cư hay nhà
xưởng công nghiệp, cũng cần có hệ thống thu gom nước mưa. Nước mưa được xem như là một nguồn tài nguyên sạch
vô cùng quý giá. Nước mưa được thu gom từ trên mái, qua hệ thống máng và ống dẫn, đưa tới các bể chứa nước mưa và
giảm thiểu lượng cặn lắng lơ lửng. Trước khi vào các bể chứa, nước mưa được dẫn tới bể xả nước mưa đợt đầu nhằm
loại bỏ các cặn cát, lá cây. Nước mưa tiếp tục được đưa qua hệ thống lọc thô và tới bể chứa thứ cấp trước khi đưa tới các
cây lấy nước. Để đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn cho phép theo quy định, hệ thống lọc nano và đèn diệt khuân
UV đã được lắp đặt tại mỗi cây lấy nước.

Sử dụng nước tái chế kết hợp trong công trình và Hệ thống thu gom nước mưa
mặt nước xung quanh công trình

Công nghệ Xử lý Nước thải Biopolus MNR áp dụng là một loại hệ thống bùn hoạt tính màng cố định sử dụng rễ cây tự
nhiên được lựa chọn đặc biệt cũng như các giá thể sinh học Biomodule thiết kế theo cấu trúc rễ cây, không chỉ cung cấp
một lượng lớn diện tích bề mặt cho vi sinh vật bám dính vào để xử lý nước thải.

Hệ thống xử lý nước bằng hóa chất dạng rắn (Solid Water Treatment System) đưa tới khách hàng sản phẩm hóa chất
được cô đặc dưới dạng rắn (Solid Chemicals) như chai nhựa tái chế, đĩa, viên thay vì can nhựa chứa hóa chất dạng lỏng.
Hóa chất cô đặc dạng rắn được hòa tan bằng thiết bị châm hóa chất đặc chủng Ultra-M, sau đó được bơm vào hệ thống
bằng bơm giống như với hóa chất dạng lỏng.

26
Sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước và thu nước mưa để tái sử

03
dụng trong tưới tiêu và các ứng dụng không uống được khác có
thể giảm lượng nước tiêu thụ và tiết kiệm tài nguyên. Hệ thống
xử lý nước bao gồm nhiều phương pháp khác nhau để cải thiện
chất lượng nước. Thông thường hơn, đối với nước uống, các cơ
sở lọc có thể dễ dàng tái chế nước đã qua sử dụng, lọc sạch để
phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng của con người. Phản ánh các
phương pháp xử lý nước đa dạng, bảy địa điểm này bao gồm từ
các công viên đô thị mở rộng đến các cơ sở lọc hiện đại.

Điển hình như tháp Ngân hàng ở Mĩ sử dụng hệ thống nước


xám sẽ thu giữ, lưu trữ và tái sử dụng 100% nước mưa, tái chế
nước thải và mái nhà trồng cây.

Việc sử dụng công nghệ tiết kiệm nước trong lĩnh vực xây dựng
đang được quan tâm.Tận dụng nước thải và nước mưa từ vòi
rửa tay, vòi sen, máy giặt,… để xử lý và tái sử dụng để tiết kiệm.
Việc thu gom nước mưa được xem như biện pháp trước mắt
để giảm lượng nước chảy tràn thoát ra hệ thống thoát nước.Sử
dụng các thiết bị vệ sinh thế hệ mới, có thể giảm 20% lượng
nước sử dụng. Đây là xu hướng phát triển bền vững, được toàn
thế giới hưởng ứng. THÁP NGÂN HÀNG , MỸ

27
GIẢI PHÁP CỦA “CÔNG NGHỆ XANH”
Vật liệu xanh siêu bền, siêu nhẹ

Tấm tôn lợp sinh thái Tấm ốp trang trí 3D Panel Bê tông nhẹ dùng công nghệ chưng áp khí

Một xu hướng khác của công nghệ xanh là việc tạo ra những sản phẩm “vật liệu xanh”, đáp ứng tốt cả nhu cầu về xây
dựng cơ bản lẫn trang trí nội ngoại thất. Một số ví dụ điển hình là tấm tôn lợp sinh thái được sản xuất từ sợi hữu cơ
cellulose, chất chống thấm asphalt và acrylic theo phương pháp ép lớp, có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt; hay
bê tông nhẹ dùng công nghệ chưng áp khí, không nung, có khả năng cách âm, cách nhiệt. Về sản phẩm trang trí nội thất,
nổi bật có gạch ốp lát từ sợi gỗ giúp điều tiết độ ẩm, giảm nhiệt, giảm tiếng ồn; hay tấm ốp trang trí 3D Panel làm từ bột
của sợi tre và sợi mía, được sản xuất và xử lý qua công nghệ hiện đại nhất, có thể tái chế.

Gạch ốp lát từ sợi gỗ Bê tông sinh thái

28
Vật liệu xanh ngày càng được nhiều người chú trọng, đem tới lợi ích to lớn cho cộng đồng xã hội, mang tính bền vững
lâu dài. Đồng thời là giải pháp nhân văn cho các công trình xây dựng. Dù vật liệu xanh ngày càng phát triển rộng rãi
trở thành xu hướng xây dựng hiện nay nhưng vẫn còn tồn tại một số khó khăn như: chi phí thiết kế, chi phí vật liệu
xây dựng tốn kém; dào cản về công nghệ, khoa học khiến cho vật liệu xanh chưa được phát triển rộng rã, việc sản
xuất tại Việt Nam vẫn chưa thực sự bền vững, còn nhiều vấn đề bất cập, chưa đa dạng về chủng loại và công nghệ
sản xuất vật liệu vẫn còn lạc hậu song nhân lực kỹ thuật cũng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của
ngành.

Binh House là một trong số những công trình sử dụng Bê tông Hempcrete _ một loại bê tông tổng hợp sinh học,
trong đó những mảnh gỗ nhỏ từ thân cây gai dầu được trộn với vôi hoặc xi măng bùn để tạo ra một vật liệu xây dựng
có độ bền cao, thân thiện với môi trường để làm tường bao cho công trình.
Một số công trình sử dụng gạch sinh học như Hy-fi tại New York là công trình quy mô lớn đầu tiên sử dụng công
nghệ gạch nấm này, dựa trên kỹ thuật do Ecovative phát triển vào năm 2007 và cho đến nay vẫn thường được sử
dụng để sản xuất bao bì. Những viên gạch này có thể được trồng trong 5 ngày và được xếp chồng lên nhau để tạo ra
cấu trúc gồm ba hình trụ hợp nhất. Hay như công trình The elephant theater pavilion tại Bangkok các nhà nghiên
cứu đã sử dụng phân voi (xuất hiện rất nhiều trên đường phố Ta Klang) để làm thành những viên gạch xếp trồng lên
nhau tạo thành công trình mang tính biểu tượng.

Binh House, Hồ Chí Minh Hy-fi.New York The elephant theater pavilion,Bangkok

29
GIẢI PHÁP CỦA “CÔNG NGHỆ XANH”

Công nghệ lớp phủ HPS là một loại lớp phủ cách nhiệt được thiết kế
cách nhiệt cho cả nội và ngoại thất. Công nghệ phủ này phản chiếu
lại sự tỏa nhiệt bên trong của các công trình mà không làm ảnh
hưởng đến kết cấu, thẩm mỹ chung của các công trình đó. Kết quả
là tăng hiệu quả tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí điện năng và khí
thải carbon. Công nghệ HPS-G (loại công nghệ phủ kính trong suốt
phản chiếu khí nóng) chỉ sử dụng một lớp phủ duy nhất. Lý tưởng
cho việc áp dụng cả thời tiết mùa nóng và lạnh. Lớp phủ ngăn
không cho khí nóng hoạt động, chặn được khoảng 99% tia tử ngoại
và 85% tia hồng ngoại. Lớp phủ này được thiết kế để giảm nhiệt độ
trong nhà từ 5-8 độ và giảm được khoảng 20-30% chi phí điện năng
cho công trình. Các bức tường nội và ngoại thất có thể xử lý bằng
công nghệ HPS-X và HPS-I. Đó là công nghệ chống thấm, mốc và
chống ô xy hóa, nhằm duy trì nhiệt độ dễ chịu cho không gian bên
trong tòa nhà và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng chung cho
cả tòa nhà. Trong khi công nghệ HPS-X phản chiếu khí nóng thì
HPS-I lại là công nghệ ngăn ngừa sự chuyển giao của khí nóng. Chủ
sở hữu công trình có thể tiết kiệm được khoảng từ 20-40% chi phí
năng lượng tiêu thụ thông qua áp dụng hai công nghệ này.

Công nghệ Class Five+ là một trong những tiêu chí quan trọng khi đề
cập đến công nghệ xanh trong công trình, trong đó công nghệ Class
Five+ là một điểm sáng. Công nghệ này đã được ứng dụng hiệu quả
trong sản phẩm bồn cầu Aerodyne mới của hãng Kohler, giúp tiết
kiệm nước. Sự ra đời của công nghệ này đánh dấu một xu hướng mới
trong sử dụng thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước. Bởi theo dự báo của Tổ
chức Nông lương thế giới, đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ sống
trong tình trạng thiếu nước sạch, còn ở Việt Nam hiện nay đang có
khoảng 20% dân số không có đủ nước sạch cho sinh hoạt. Do đó, sử
dụng thiết bị vệ sinh ứng dụng công nghệ xả Class Five+ sẽ giúp hạn
chế lãng phí nước một cách chủ động, có khả năng tiết kiệm 20-30%
lượng nước so với tiêu chuẩn công nghiệp. Như vậy, một ngôi nhà có 4
phòng tắm được lắp bồn cầu sử dụng công nghệ Class Five+ sẽ tiết
kiệm được hơn 62.000 lít nước/năm, một con số đáng kể. Bên cạnh đó,
sản phẩm thỏa mãn 3 yêu cầu chính về ứng dụng công nghệ xanh là
thân thiện với môi trường, dễ sử dụng và có tính thẩm mỹ cao.

30
Modlet - ThinkEco là công nghệ được
sáng chế nhằm loại trừ sự mất mát của
năng lượng qua các thiết bị sử dụng
trong văn phòng và nhà ở. Modlet là một
con chip lần theo dấu tích năng lượng
tiêu thụ và thông báo việc tiêu thụ năng
lượng qua blowser mạng. Modlet cho
phép người sử dụng theo dõi được thông
tin tiêu thụ năng lượng để có kế hoạch
cải thiện việc tiêu thụ điện năng. Công
nghệ này giúp tiết kiệm được 10-20%
lượng điện theo hóa đơn hàng tháng, phụ
thuộc vào loại thiết bị sử dụng cho công
trình.

Công nghệ tự động Desigo được sáng


chế nhằm cải thiện môi trường và quản lý
năng lượng tiêu thụ. DESIGO có thể ứng
dụng cho tất cả các loại công trình. Nó
cho phép người sử dụng quản lý được
mức độ tiêu thụ điện năng. Từ đó họ có
thể điều chỉnh, sắp xếp hệ thống dựa vào
việc thay đổi các thông số kỹ thuật. Kết
quả là công trình kiến trúc sẽ được trang
bị khả năng tiết kiệm năng lượng tối đa.
Hệ thống Desigo cho phép điều khiển và
kiểm soát trực tuyến hoặc điều khiển từ
xa qua browser mạng. Hệ thống này hỗ
trợ nhiều nền tảng khác nhau. Ví dụ như
Microsoft® Windows 7, Vista, XP, Internet
Explorer 8. Hệ thống còn có mạng lưới
quản lý báo động tập trung để đảm bảo
an toàn tối đa.

31
04
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XANH

32
33
OLYMPIC HOUSE ,THỤY SĨ

“Được hình thành xoay quanh năm mục tiêu chính: chuyển động, Olympic House là một trong những công trình bền vững
minh bạch, linh hoạt, bền vững và hợp tác.” nhất thế giới. Olympic House đã được trao ba chứng nhận
bền vững cấp cao được công nhận cả trên phạm vi quốc tế
(tiêu chuẩn LEED) và quốc gia (tiêu chuẩn Minergie và
SNBS). Olympic House được chứng nhận LEED Platinum,
mức chứng nhận cao nhất của LEED. Tòa nhà cũng đã đạt
được chứng nhận cấp Bạch kim từ Tiêu chuẩn Xây dựng
Bền vững Thụy Sĩ (SNBS) và đạt tiêu chuẩn Thụy Sĩ về các
tòa nhà tiết kiệm năng lượng.
Tòa nhà sẽ chủ yếu được cung cấp năng lượng tái tạo,
đồng thời có các tính năng của tòa nhà thông minh, hệ
thống thu hồi nhiệt và vỏ bọc của nó đảm bảo hiệu suất
năng lượng cao. Thiết bị vệ sinh tiết kiệm nước và thu nước
mưa giúp giảm đáng kể mức tiêu thụ nước của tòa
nhà. Các tấm pin mặt trời được đặt để làm nổi bật thiết kế
mái góp phần cung cấp điện cho tòa nhà. Thông qua việc
tái sử dụng, phá dỡ có chọn lọc và tái chế vật liệu xây
dựng. Hơn 95% vật liệu của tòa nhà hành chính cũ đã được
tái sử dụng hoặc tái chế, làm tăng thêm dấu ấn bền vững
của tòa nhà. Một tính năng bền vững quan trọng khác là
việc sử dụng nước hồ thông qua các bộ trao đổi nhiệt và
bơm nhiệt để sưởi ấm và làm mát tòa nhà.

34
Nước hồ là nguồn năng lượng tái tạo Tấm năng lượng mặt trời Thu nhập nước mưa

35
PIXEL BUILDING,AUSTRALIA

“Pixel Building là công trình carbon trung tính đầu tiên ở Úc, Pixel Building đã dành 6 sao tuyệt đối theo hệ thống đánh giá
có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để sản sinh ra điện, Green star, số điểm cao nhất từng được trao bởi hội đồng công
nước, lưu trữ nước, giảm khí thải và cung cấp lương thực cho
cả tòa nhà.”
trình xanh Australia và nhận được đánh giá cao nhất thế giới về
năng lượng và môi trường từ hệ thống đánh giá công trình xanh
Leed hội đồng công trình xanh Mỹ năm 2012. Pixel Building sử
dụng các hệ thống lưu trữ và xử lý nước thông minh cho phép tự
cung cấp nước cho toàn bộ tòa nhà, hệ thống làm mát không khí
trong lành 100%… Dự án này từng được chấm điểm tuyệt đối vì
những điểm tối ưu trong việc hạn chế khí thải, cách tân với hệ
thống nhà vệ sinh chân không và hệ thống giao thông tiêu hóa kị
khí Một trong những hệ thống sử dụng và xử lý nước phức tạp
nhất từng được chế tạo. Mái tòa nhà Pixel một phần được bao
phủ bởi một khu vườn với cỏ và các cây trồng, tưới bằng nước
mưa. vườn trên sân thượng này cũng cách ly sàn bên
dưới. Nhưng nước mưa không chỉ được sử dụng cho tưới tiêu -
nó cũng được xử lý đến chất lượng nước uống và sử dụng tắm
rửa trong toàn bộ tòa nhà. Sau khi sử dụng, nước được xử lý một
lần nữa trong một loạt các bộ lọc - Các loài thực vật phía sau
tấm chắn nắng giúp lọc nước thải xám của tòa nhà bằng cách
loại bỏ các chất dinh dưỡng từ nước chảy qua hệ thống lọc.

36
37
DIAMOND BUILDING, MALAYSIA
Diamond Building được xây dựng tại thành phố Putrajaya, Malaysia.

Công trình đã đạt được các giải thưởng: Giải Bạch kim
(Platinum) của Green Building Index (GBI), Giải thưởng
Green Mark của Cơ quan Quản lý Xây dựng và Nhà ở
Singapore (BCA); Giải thưởng Năng lượng ASEAN
(AEA). Diamond Building được lắp đặt hệ thống điều
hòa Radian Cooling và ứng dụng công nghệ làm lạnh
Floor Slab Cooling (FSC). Công nghệ làm lạnh này này
có tác dụng như một thiết bị lưu trữ nhiệt.Công trình
được thiết kế để lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt
trời với tổng diện tích lắp đặt pin lên tới 830m2, giúp
tiết kiệm được 10% tổng năng lượng điện tiêu thụ cho
công trình. Ngoài ra, tòa nhà còn ứng dụng các công
nghệ khác như: sử dụng các vật liệu xây dựng bền
vững, thiết kế không gian thông tầng, hệ thống lấy
sáng tự nhiên, thiết kế cảnh quan đều giúp giảm năng
lượng tiêu thụ điện. Với vị trí gần biển, lượng mưa tại
khu vực xây dựng tương đối cao. Nước được thu từ
trên mái được sử dụng cho việc nước cây xanh và
thiết bị xả toilet. Nước thải cũng được tái sử dụng:
thay vì chạy thẳng ra hệ thống thoát nước như các
công trình khác, nước thải được thu gom qua ống
thoát nước riêng, tách cát, xử lý và dẫn tới một bể
chứa để tiếp tục sử dụng trong việc tưới cây. Bên cạnh
đó, các thiết bị như vòi nước với thiết bị sục khí, thiết
bị xả toilet 2 chế độ cũng giúp tiết kiệm nước hiệu quả.
Toàn bộ hệ thống giúp tiết kiệm tới 67% tổng lượng
nước sử dụng.
38
Tòa nhà Diamond được trang bị mạng máy tính dựa trên hệ thống tự
động hóa công trình (BAS) từ Delta Controls ORCA với một Hệ
thống quản lý năng lượng trong công trình (EMS). Hoạt động của
các thiết bị hệ thống cơ điện được lập trình, giám sát và vận hành
được quản lý thông qua các nhân viên bảo trì của BAS. Diamond
thực hiện kế hoạch kiểm soát xói mòn và bồi lắng (ESC) trong suốt
thời gian xây dựng, giảm tại chỗ chất thải xây dựng. Các nỗ lực đã
được thực hiện để giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động xây dựng bằng
cách kiểm soát xói mòn, bồi lắng hệ thống nước và bụi trong không
khí. Việc sử dụng hàm lượng tái chế được xác định phù hợp với các
tiêu chuẩn ISO 14021 trong tòa nhà được xác lập trong giai đoạn
thiết kế. Hàm lượng tái chế từ các loại vật liệu được sử dụng trong
công trình chiếm ít nhất là 30% tổng Về vật liệu địa phương thì
82,9% chi phí vật liệu bao gồm các thanh cốt thép, nhôm khung, ván
sàn kim loại, sắt mạ kẽm và thép nhẹ đã được lấy trong vòng bán
kính 500 km của khu vực dự án. Trong quá trình xây dựng, khu vực
dành riêng để lưu trữ và thu gom rác tái chế đã được thiết lập, tại
đó vật liệu phế thải được phân loại tại chỗ và được đóng gói vào các
thùng riêng biệt để chuyên chở đến các cơ sở tái chế. Trong quá
trình vận hành, các thùng rác được cung cấp đến từng phòng làm
việc và từng phòng in. Sau đó chúng được các nhân viên quét dọn
thu gom hàng ngày và đặt tại kho rác tái chế để được chuyên chở
một lần /tuần do một công ty tái chế của chính quyền địa phương.

39
NHỮNG CÔNG NGHỆ XANH
ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
Hiện nay, tại Việt Nam đang áp dụng chủ yếu 4 loại tiêu
chuẩn công trình xanh (công trình công nghiệp xanh
cũng áp dụng theo các tiêu chuẩn này), bao gồm LEED
(Hội đồng công trình xanh Mỹ), LOTUS (Hội đồng công
trình xanh Việt Nam), EDGE (IFC Tổng công ty tài chính
quốc tế – một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế
giới), BCA – GREEN MARK (Hội đồng công trình xanh
Singapore).

Tòa nhà xanh Liên hợp quốc,Hà Nội.

Nhà máy Công ty Cổ phần Việt Nam Mộc Bài, Tây Ninh. Nhà máy Cogate Pamolive

Văn phòng và nhà máy Mainetti, Đồng Nai. Nhà máy May Đồng Phú Cường
40
Công nghệ xanh tuy được phát triển từ kiến trúc xanh hướng tới những công trình xanh, thân thiên với môi trường, tối
ưu năng lượng,… nhưng vẫn tồn tại những điểm khác nhau về định nghĩa, xu hướng phát triển, tiêu chí.

Công nghệ là việc sử dụng các công nghệ tiên tiến để phát triển các công trình có tác động tối thiểu đến môi trường
trong tất cả các giai đoạn của công trình hướng tới kiến trúc bền vững thì kiến trúc lại quan tâm tới việc công trình
hướng đến môi trường bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng bền vững, thiết kế hiệu quả để giảm sử dụng năng
lượng và cập nhật các tòa nhà hiện có bằng công nghệ mới.

Công nghệ xanh theo xu hướng phát triển sử dụng năng lượng thấp, tiện nghi nhiệt, nhu cầu bảo trì ít hơn, vật liệu
bền vững tồn tại lâu hơn, kéo dài tuổi thọ của tòa nhà. Đối với kiến trúc xanh, theo nghiên cứu, công thức hình thành
kiến trúc xanh là: kiến trúc kết hợp với công trình xanh. Sáu xu hướng kiến trúc xanh nổi bật nhất hiện nay là: kiến
trúc sinh thái, kiến trúc sinh - khí hậu, kiến trúc hiệu quả năng lượng, kiến trúc môi trường.

Nhằm thúc đẩy việc phát triển nền kiến trúc Việt Nam thân thiện với môi trường, phù hợp xu thế phát triển bền vững,
Hội Kiến trúc sư Việt Nam ban hành “5 tiêu chí Kiến trúc xanh Việt Nam” với mục tiêu xác định những nội dung, yêu
cầu đối với kiến trúc nhằm thúc đẩy và tạo lập môi trường – cảnh quan kiến trúc bền vững; đảm bảo chất lượng sống
cho không gian trong nhà; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng; phát triển bền vững môi trường xã hội
nhân văn và kiến trúc tiên tiến, bản sắc hướng tới tương lai. Còn đối với công nghệ xanh, để đáp ứng xu hướng sử
dụng những công nghệ tiến tiến, xanh vào việc tái tạo, tiết kiệm năng lượng của công trình một cách tối ưu nhất thì
các nhà kiến trúc sư hướng công nghệ xanh tới các tiêu chí sau: Thay thế sản xuất truyền thống bằng tăng trưởng
hữu cơ, vật liệu tự sửa chữa để tiêu thụ ít tài nguyên hơn, thử nghiệm thực tế và các ứng dụng kiến trúc.

41
THANK YOU

42
LỜI KẾT
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, ngành Xây dựng Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể.
Ngành xây dựng sẽ không ngừng phát triển theo hướng phát triển bền vững. Theo định hướng của ngành, Bộ Xây
dựng sẽ tập trung chiến lược lấy đô thị là tiêu điểm phát triển trong những năm tới. Vì vậy, Bộ sẽ tập trung nghiên
cứu để đề ra những bước tiến đột phá trong lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị.

Để làm được điều đó, bên cạnh việc tạo môi trường cạnh tranh công bằng, hoàn thiện hành lang pháp lý, Bộ khuyến
khích các doanh nghiệp trong ngành đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại, công nghệ xanh trong quá
trình xây dựng và định hướng cho các đơn vị trong ngành tập trung đẩy mạnh khoa học kỹ thuật, tăng cường ứng
dụng công nghệ tự động hóa trong ngành Xây dựng.

Chính phủ Việt Nam và đặc biệt là Bộ Xây dựng rất quan tâm đến ứng dụng công nghệ xanh trong các công trình xây
dựng. Trong thời gian qua, có nhiều tổ chức trong và ngoài nước cũng đang nghiên cứu để chuyển giao công nghệ
xanh, công nghệ thân thiện môi trường ứng dụng hiệu quả vào Việt Nam. Việc ứng dụng công nghệ xanh mang lại
nhiều lợi ích về môi trường, phát triển bền vững, độ bền cao và giúp cho việc quản lý tòa nhà được hiệu quả hơn nên
những công trình trọng điểm nhà nước rất cần thiết phải áp dụng những công nghệ xanh ở mức độ cao.

Với nhiều tính năng và lợi ích của việc ứng dụng công nghệ xanh trong công trình xây dựng, tuy nhiên để thực hiện
và áp dụng thực tế, Việt Nam cũng có những khó khăn nhất định. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nên còn
nhiều khó khăn, đặc biệt là huy động ngân sách cho việc triển khai. Việc ứng dụng công nghệ xanh trong các công
trình xây dựng hiện ở Việt Nam mới chỉ là khởi đầu với chi phí đầu tư ban đầu khá lớn nên việc ứng dụng, triển khai
cũng gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, hy vọng khi xã hội phát triển thêm một bước, việc ứng dụng
công nghệ xanh trong công trình xây dựng sẽ được xã hội hóa. Khi đó, không chỉ các công trình trọng điểm, công
trình lớn mà các công trình khác cũng sẽ ứng dụng phổ cập hơn để ngành xây dựng Việt Nam có thể sánh vai cùng
khu vực và thế giới.

43
CHUYÊN ĐỀ:

CÔNG NGHỆ ĐIỀU HOÀ


KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM
SVTH: HOÀNG LONG HẢI - MSV: 2051010111
BẠCH HÔNG THẮNG - MSV: 2051010321
NGUYỄN SỸ MẠNH - MSV: 2051010

45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
CHUYÊN ĐỀ:

CÔNG NGHỆ THÔNG GIÓ


CHUNG CƯ
SVTH: NGUYỄN THỊ ÚT TRÂM - MSV: 2051010364
PHAN THỊ THUÝ - MSV: 2051010356
NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG - MSV: 2051010098

81
Nhóm 10

Nguyễn Thị Út Trâm Nguyễn Đình Dương Phan Thị Thúy


2051010364 2051010098 2051010356

82
MỤC LỤC

1 3 5
THÔNG GIÓ CÁC HÌNH THỨC ỨNG DỤNG
THÔNG GIÓ

PHÂN LOẠI NGUYÊN LÝ


2 4

83
1. THÔNG GIÓ

84

20XX
84
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÔNG GIÓ

85
A. KHÁI NIỆM

Thông gió là quá trình trao đổi không khí trong và ngoài
nhà thải ra nhiệt độ thừa ẩm và chất độc hại , lấy khí tươi
vào trong nhà giữ cho các thông số không vượt quá giới
hạn cho phép .

86
B . MỤC ĐÍCH CỦA THÔNG GIÓ

Thông gió có nhiều mục đích khác nhau tuỳ thuộc vào từng công
trình và phạm vi nhất định. Các mục đích chính bao gồm:
• Thải các chất độc hại trong phòng ra bên ngoài. Các chất độc
hại bao gồm rất nhiều và đã được liệt kê mức độ ảnh hưởng
trong BẢNG 2.5.
• Trong các không gian sinh hoạt chất độc hại phổ biến nhất là
co2.
• Thải nhiệt thừa và ẩm thừa ra bên ngoài
• Cung cấp lượng ôxi cần thiết cho sinh hoạt của con người
• Trong một số trường hợp đặc biệt mục đích thông gió là để khắc
phục các sự cố như lan toả chất độc hại hoặc hoả hoạn.

87
2. PHÂN LOẠI

88

20XX
88
2. PHÂN LOẠI

THEO HƯỚNG CHUYỂN ĐỘNG


1 CỦA GIÓ

2 THEO ĐỘNG LỰC TẠO RA


THÔNG GIÓ

THEO PHƯƠNG PHÁP TỔ


3 CHỨC

4 THEO MỤC ĐÍCH

89
2. PHÂN LOẠI

2.1 THEO HƯỚNG CHUYỂN ĐỘNG CỦA GIÓ

• Thổi không khí sạch vào phòng và


THÔNG GIÓ KIỂU không khí trong phòng thải ra bên
THỔI ngoài qua các khe hở của phòng nhờ
chênh lệch cột áp

• Hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi


phòng và không khí bên ngoài tràn
THÔNG GIÓ KIỂU HÚT
vào phòng theo các khe hở hoặc cửa
lấy gió tươi nhờ chênh lệch cột áp.

• Kết hợp cả hút xả lẫn thổi vào phòng,


đây là phương pháp hiệu quả nhất
Thông gió kết hợp giữa hút xả và thổi
gồm hệ thống quạt hút và thổi. Vì vậy
THÔNG GIÓ KẾT HỢP
có thể chủ động hút không khí ô
nhiễm tại những vị trí phát sinh chất
độc và cấp vào những vị trí yêu cầu
gió tươi lớn nhất

90
2. PHÂN LOẠI

2.2 THEO ĐỘNG LỰC TẠO RA THÔNG GIÓ

• Khái niệm :Là hiện tượng trao đổi không


khí trong nhà và ngoài trời nhờ chênh lệch
cột áp. Thường cột áp được tạo ra do
chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài và bên
trong, dòng gió tạo nên .
THÔNG GIÓ • Các phương pháp thông gió tự nhiên :
TỰ NHIÊN
Thông gió tự nhiên từ áp lực nhiệt (Thermal
Force)
Thông gió tự nhiên dựa vào áp lực gió (Wind
Force)

• Khái niệm : Thông gió cưỡng bức là sử


dụng các thiết bị điều chuyển không khí. Ở
mức độ đơn giản là sử dụng các quạt gió
THÔNG GIÓ để phụ trợ thông gió tự nhiên, tạo ra dòng
CƯỠNG BỨC đối lưu cưỡng bức trong phòng.
• Quạt hút gió công nghiệp có 2 loại: Quạt
hướng trục và loại ly tâm

91
2. PHÂN LOẠI

2.3 THEO PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

• Thông gió tổng thể cho toàn bộ phòng hay


THÔNG GIÓ công trình
TỔNG THỂ

• Thông gió cho một khu vực nhỏ đặc biệt


THÔNG GIÓ trong phòng hay các phòng có sinh các chất
CỤC BỘ độc hại lớn.

2. 4. THEO MỤC ĐÍCH

• Mục đích của thông gió nhằm loại bỏ các


THÔNG GIÓ chất độc hại, nhiệt thừa, ẩm thừa và cung
BÌNH THƯỜNG cấp ôxi cho sinh hoạt của con người.

• Nhiều công trình có trang bị hệ thống thông


THÔNG GIÓ gió nhằm khắc phục các sự cố xảy ra.
SỰ CỐ + Đề phòng các tai nạn tràn hoá chất
+ Khi xảy ra hoả hoạn

92
3

CÁC HÌNH THỨC THÔNG GIÓ

93
3 CÁC HÌNH THỨC THÔNG GIÓ

3.1 THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN


Thông gió tự nhiên bao gồm :
- Thông gió do thẩm lọt
- Thông gió do khí áp : nhiệt áp và áp suất gió
- Thông gió nhờ hệ thống kênh dẫn

3.2 .THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN THEO KÊNH DẪN


GIÓ
Việc thông gió do nhiệt áp có nhược điểm là
khi kết cấu công trình xây dựng không kín thì
có rất nhiều cửa gió vào và ra . Kết quả chênh
lệch độ cao giữa các cửa hút và thải nhỏ nên
lưu lượng không khí trao đổi sẽ giảm.
Cột áp do kênh gió tạo nên là: H = g.h. (ρN -
ρT ), N/m 2

94
3 CÁC HÌNH THỨC THÔNG GIÓ
3.3 THÔNG GIÓ CƯỠNG BỨC
A . Thông gió cục bộ
1. Thông gió hút cục bộ
Mục đích: Hút thải ra ngoài những chất có hại ngay từ
chổ phát sinh ra chúng, không cho lan toả ra xung
quanh làm ô nhiễm không khí trong phòng.
• Tủ hút khí
Tủ hút là nơi thực hiện các thao tác sản xuất phát sinh
các chất độc hại. Chát độc hại phát sinh được hút vào
bên trong tủ và thải ra bên ngoài.

• Chụp hút
Chụp hút là dạng hút cục bộ đơn giản và phổ biến,
thường được sử dụng để hút thải gió nóng, bụi, khí độc
có tính chất nhẹ hơn không khí . Chụp hút có thể lợi
dụng lực hút tự nhiên hay cưỡng bức để hút gió.
a. Chụp hút gió đặt trên các nguồn toả nhiệt
Đối với chụp hút kiểu này, lực hút tạo nên do lực
đẩy Acsimet. Không khí trên bề mặt nguồn toả
nhiệt nóng nên nhẹ hơn và bốc lên cao đi vào các
chụp hút gió và đi ra ngoài
b. Chụp hút gió cưỡng bức
Lưu lượng chụp hút cưỡng bức phụ thuộc vào lưu
lượng quạt .
• Phễu hút
Phểu hút được sử dụng để thải các loại bụi nặng, hơi
độc ở các thiết bị công nghệ như máy móc gia công cơ
khí, máy dệt ..vv

95
3 CÁC HÌNH THỨC THÔNG GIÓ
Hình 12.4 : Sơ đồ bố trí quạt thông gió

3.3 THÔNG GIÓ CƯỠNG BỨC


A . Thông gió cục bộ
2 . Thông gió thổi cục bộ
Khi cần thông gió cho một khu vực nhỏ ví dụ như
khu vực nhiệt độ cao và có nhiều chất độc hại
người ta bố trí các miệng thổi gió tại vị trí người
đang làm việc.

B . THÔNG GIÓ TỔNG THỂ


Trên hình 12.4 là một ví dụ về thông gió
tổng thể. Quạt sử dụng thông gió tổng thể
thường là quạt dạng ống hoặc các quạt ly
tâm.. Để thông gió cho các phòng lớn hoặc
nhiều phòng một lúc người ta sử dụng
thông gió kiểu tổng thể.

96
4. NGUYÊN TẮC HỆ THỐNG
III. NGUYÊN TẮC HỆ THỐNG THÔNG

GIÓ

97
4.1. DỰA VÀO SỰ DI CHUYỂN CỦA LUỒNG KHÔNG KHÍ

A. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ KIỂU HÚT

Nguyên tắc hoạt động :


• Hút và xả không khí ô nhiễm ra khỏi nhà xưởng nhờ các hệ
thống quạt hút gió. Sau đó luồng không khí bên ngoài sẽ
tràn vào nhà xưởng qua các khe thông gió nhờ sự chênh
lệch áp suất. Có khả năng hút không khí tập trung ở từng
điểm rất hiệu quả, không có hiện tượng tán ra khắp không
gian. Tuy nhiên, gió tuần hoàn thấp và lượng không khí
đầu vào là tự do nên khó kiểm soát.

• Phương pháp này, sẽ sử dụng các sản phẩm quạt thông


gió trung tâm có công suất lớn. Với 1 máy có thể cấp hút
khí cho cả 1 sàn hoặc 1 căn hộ.

Ưu điểm: Hút trực tiếp không khí tại nơi phát sinh ôi
nhiễm, không để cho lan ra các vị trí khác trong phòng.
Chính vì thế, lượng thông gió không yêu cầu lớn nhưng
hiệu quả lại cao.

Nhược điểm: Không khí tràn vào khá tự do,


không thể kiểm soát được chất lượng gió và vị
trí gió tràn vào. Tuần hoàn gió trong phòng
thấp dường như sự tuần hoàn không đáng kể.
.

98
4.1. DỰA VÀO SỰ DI CHUYỂN CỦA LUỒNG KHÔNG KHÍ
B . HỆ THỐNG THÔNG GIÓ KIỂU THỔI ( THỔI KHÍ TƯƠI)

Nguyên tắc hoạt động :


• Động cơ trong máy sẽ hút không khí từ bên ngoài vào.
Luồng khí sẽ đi qua bộ lọc khí trước để loại bỏ bụi, bụi mịn
và khí thải độc hại trước khi cấp vào. Luồng khí này sau khi
được lọc sạch sẽ được chia ra các cửa gió khác nhau và
cấp đế từng phòng. Với những không gian rộng, hoặc có
nhiều người sinh hoạt có thể đặt nhiều hơn 1 mặt gió để
đảm bảo cung cấp đủ nguồn khí cho sử dụng.
• Thông thường, trong 1 căn hộ, các khu vực nên cấp khí
tươi sạch là phòng khách, phòng đọc sách, sinh hoạt
chung và đặc biệt là phòng ngủ.

• Một hệ thống cấp gió tươi 1 chiều bao gồm: Thiết bị cấp
gió tươi bao gồm bộ lọc không khí, hệ thống ống dẫn, mặt
gió, vent cap và các vật tư phụ khác.

• Trái ngược với hệ thống hút mùi, phương pháp này giúp
cung cấp 1 lượng lớn không khí từ bên ngoài vào trong
nhà. Thông thường, chúng sẽ có thêm bộ lọc không khí để
loại bỏ bụi, bụi PM2.5, chất ô nhiễm và khí thải độc hại
trước khi cấp vào sử dụng.

Ưu điểm: có thể cấp gió đến các vị trí cần thiết,


nơi tập trung nhiều người, nhiều ẩm, nhiệt
thừa. Tốc độ luân chuyển lớn.

Nhược điểm: Áp suất trong phòng là dương


nên không khí bên ngoài được thu về sẽ tràn ra
mọi vị trí, ngay cả vị trí không mong muốn

99
4.1. DỰA VÀO SỰ DI CHUYỂN CỦA LUỒNG KHÔNG KHÍ

C . HỆ THỐNG THÔNG GIÓ KẾT HỢP ( THỔI VÀ HÚT )

Nguyên tắc hoạt động :


• Mỗi máy cấp khí tươi sẽ có 4 đầu dần khí: 1 đầu lấy không
khí từ bên ngoài vào, 1 đầu xả khí ra ngoài, 1 đầu cấp khí và
1 đầu hút khí trong nhà. Với 2 đầu cấp hút khí ở trong nhà có
thể chia ra nhiều đường khác nhau để dẫn đến các phòng
riêng biệt. Không khí sẽ được máy hút vào theo đầu lấy khí,
sau đó đi qua bộ lọc không khí để loại bỏ bụi, bụi mịn, mùi
hôi, khí ô nhiễm,... Với các dòng có bộ thu hồi nhiệt, luồng
gió này sẽ được tiếp tục đi qua bộ thu hồi nhiệt để giảm
nhiệt và cân bằng với nhiệt trong phòng trước khi cấp vào.
Sau đó, dòng khí này sẽ được tiếp tục đi vào đầu cấp khí và
được chia đến cho các khu vực khác nhau để sử dụng.
• Thông thường, trong 1 căn hộ, các khu vực nên cấp khí tươi
sạch là phòng khách, phòng đọc sách, sinh hoạt chung và
đặc biệt là phòng ngủ.

• Hệ thống gồm : máy cấp gió tươi thu hồi nhiệt trung tâm,
đường ống dẫn gió, ven cáp và mặt gió. Mỗi phòng sẽ được
đặt 1 đầu cấp và 1 đầu hút khí. 2 đầu này sẽ được lắp đặt đối
xứng nhau, tránh lắp gần nhau giảm giảm hiệu quả.

• Phương pháp này khắc phục những nhược điểm của 2


phương pháp trên

Ưu điểm: Phương pháp này hội tụ các ưu điểm


của hai phương pháp trên và loại bỏ những
hạn chế của các kiểu cấp gió trước.

Nhược điểm: Chi phí đầu tư lớn

100
4.1. DỰA VÀO PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

PHƯƠNG PHÁP THÔNG GIÓ CƯỠNG BỨC


Ưu điểm:
• Nguyên tắc hoạt động của hệ thống thông gió • Hiệu suất cao.
cưỡng bức là một hộp kim loại lớn với các đường • Không ồn ào
ống bám theo các hướng khác nhau thường
được đặt ở một nơi kín đáo. Trên một ống, không
khí đi từ đường phố đến lắp đặt, và trên phần
còn lại - một cách khác vòng. Đó không chỉ là hệ Nhược điểm:
thống thông gió cưỡng bức, mà cả nguồn cung • Quá khổ. Đối với các căn hộ có kích thước
cấp và khí thải có thể cung cấp cho hệ thống nhỏ, sẽ là một quyết định tốt để cài đặt
thông gió chính. Sau đó, thông qua một đường một bản sao nhỏ của cơ chế cung cấp và xả,
ống, không khí trong lành đi vào phòng, và qua đó là một đơn vị thông gió một mảnh nhỏ.
một đường ống khác - nó rời đi. "Trái tim" của hệ • Cài đặt khó khăn. Việc lắp đặt như vậy
thống này sẽ có cùng một hộp lớn với một quạt thường chỉ phù hợp trên ban công hoặc
lớn nằm bên trong. Bằng cách này, các giải pháp thậm chí được lắp đặt trên khung bên
như vậy thường được sử dụng để thông gió cho ngoài cửa sổ và các ống dẫn khí phía sau
một hội thảo . trần treo. Có, và cài đặt phải được thực
hiện ngay cả trước khi trang trí cuối cùng
của căn hộ, đó là, tất cả điều này được thực
hiện trong quá trình sửa chữa.

101
4.1. DỰA VÀO PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG HÚT KHÓI HÀNH LANG

• Nguyên lý hoạt động : Là khi có hỏa hoạn xảy ra, thời


điểm bắt đầu đám cháy sẽ phát sinh khói và nhiệt. Hệ
thống cảm biến nhiệt độ; cảm biến khói của hệ thống
phòng cháy chữa cháy sẽ chuyển tín hiệu đến quạt gió;
lập tức quạt gió sẽ hoạt động. Hệ thống ống gió sẽ
chuyển toàn bộ lượng khói thông qua các cửa hút về
quạt và thải ra ngoài môi trường thông qua cac cửa xả.
• Hệ thống hút khói hành lang trong các tòa nhà thường
bao gồm: quạt gió để hút khói, đường ống dẫn gió, các
cửa hút gió, cửa thải gió, các van dập lửa, van gió một
chiều, thiết bị cảm biến, tủ cấp nguồn và điều khiển.
Trong đó:
• Quạt gió dùng để hút khói thường được lắp đặt trên
tầng mái.
• Hệ thống đường ống gió được lắp đặt theo trục thẳng
đứng nối từ quạt gió trên mái xuống tận tầng 1. Những
đường ống gió này thường được làm từ tôn.
• Tại hành lang của từng tầng cũng có hệ thống đường
ống gió kết nối với ống gió trục đứng. Trên hệ thống
ống gió hành lang sẽ lắp đặt thêm các miệng gió để
hút khói từ khu vực hành lang khi xảy ra hỏa hoạn.
• Van gió chặn lửa và van gió một chiều sẽ được lắp đặt
trên đường ống gió hành lang, ở vị trí trước khi ống gió
hành lang kết nối với ống gió trục đứng.

102
4.1. DỰA VÀO PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG TĂNG ÁP CẦU THANG

• Hệ thống bao gồm : quạt tăng áp (loại quạt ly tâm


hoặc quạt hướng trục ), đường ống dẫn gió, các cửa cấp
khí và van đóng mở, hệ thống cảm biến, hệ thống chữa
cháy tự động. Tất cả những thành phần này thường được
tích hợp và điều khiển thống nhất bởi hệ thống quản lý
trung tâm BMS (Building management system).

• Nguyên tắc hoạt động : Khi hỏa hoạn, một hoặc đồng
thời các cảm biến sẽ hoạt động và báo tín hiệu đến hệ
thống BMS. Nhận được tín hiệu, BMS sẽ cho khởi động
100% công suất quạt tạo áp.
• Các cửa hút, xả khí theo cài đặt mặc định sẽ tự động điều
tiết luồng không khí để đảm bảo lượng áp suất dư cần
thiết, ngăn chặn sự xâm nhập của khói bụi đám cháy và
thoát hiểm an toàn cho cư dân.
• Cùng lúc đó, hệ thống chữa cháy tự động sẽ hoạt động
để dập tắt đám cháy, tránh cho đám cháy cháy lan ra các
khu vực khác.

103
4.1. DỰA VÀO PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG HÚT KHÍ THẢI, MÙI NHÀ VỆ SINH.

• Thiết bị trong hệ thống hút mùi nhà vệ sinh


• Máy khử mùi đa năng
• Quạt hút mùi nhà vệ sinh ( máy hút mùi)
• Quạt hút mùi nhà vệ sinh hay còn gọi là quạt thông
gió – đây là một trong những biện pháp xử lý mùi hôi
nhà vệ sinh hiệu quả. Sản phẩm hoạt động theo cơ
chế lưu thông không khí từ trong ra ngoài, tạo ra hệ
thống gió tuần hoàn.
• Sử dụng quạt thông gió sẽ giúp đẩy hơi ẩm mùi mốc
và mùi hôi ra ngoài, tăng cường sự trao đổi khí trong
phòng. Giúp ngăn ngừa tình trạng trên khiến cho
không khí trong nhà vệ sinh thoáng mát hơn. Vì vậy,
nhà vệ sinh của bạn nên được trang bị thiết bị này.
• Sáp thơm bồn cầu
• Miếng dán hút mùi nhà vệ sinh
• Thông hút bể phốt định kỳ

104
4.1. DỰA VÀO PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG THÔNG GIÓ , HÚT KHÓI TẦNG


HẦM

Nguyên lý hoạt động :


– Nguyên lý hoạt động của hệ thống hút khói, thông gió tầng hầm
dựa trên cơ chế quạt hút gió sẽ hút những bụi bẩn, các khí thải
độc hại ẩn chứa bên trong tầng hầm rồi thải ra bên ngoài theo hệ
thống ống dẫn.
– Trong tầng hầm được thiết kế kín nên có sự chênh lệch áp suất.
Do đó, không khí bên ngoài môi trường sẽ được hút và đưa vào
bên trong thông qua các đầu xả nhằm cân bằng lượng khí ổn
định. Tất nhiên lượng không khí khi đưa vào đã được làm mát và
khử độc an toàn.
– Hơn nữa, quá trình hút khói bụi và xả của hệ thống thông gió
này được diễn ra liên tục. Nhờ vậy mà không khí bên trong tầng
hầm luôn ở trạng thái ổn định, không chứa các chất độc hại.

105
4.1. DỰA VÀO PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

PHƯƠNG PHÁP HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

• Hệ thốngbáo cháy tự động.


• Hệ thống prinkler (chữa cháy tự động).
• Hệ thống Drencher (màn ngăn nước chống cháy
lan).
• Hệ thống Pyrogen (chữa cháy tự động trạm điện
và máy phát điện).
• Hệ thống chữa cháy vách tường.
• Các thiết bị chữa cháy, cứu hộ loại cầm tay, di
động.
• Họng chờ khô để cấp nước từ bên ngoài vào bên
trong công trình.
• Họng nước chữa cháy ngoài nhà.
• Chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn lối thoát nạn.
• Các thiết bị ngăn cháy, chống khói (cửa ngăn
cháy, van ngăn cháy).

106
5 . ỨNG DỤNG

107
5 .ỨNG DỤNG

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG HÚT KHÓI


1 HÀNH LANG

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG TĂNG ÁP


2 CẦU THANG

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG HÚT KHÍ


3 THẢI , HÚT MÙI VỆ SINH

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG GIÓ


4 HÚT KHÓI TẦNG HẦM

108
5 .ỨNG DỤNG

5.1 ỨNG DỤNG HỆ THỐNG HÚT KHÓI HÀNH LANG

• Khi xảy ra hỏa hoạn, hệ thống hút khói hành lang có nhiệm vụ
ngăn chặn sự xâm nhập của khói và khí độc vào lối thoát hiểm.
Nhờ đó, cư dân trong chung cư sẽ có nhiều thời gian để chạy
thoát hiểm hơn.
• Do áp lực các phòng và cầu thang đều dương nên khói sẽ dễ
tràn ra ngoài. Vì vậy, hệ thống thông gió giúp hút khói và mùi ra
khỏi vị trí, tránh ô nhiễm cho tòa nhà. Ví dụ, ở các khu vực hút
thuốc ngoài hành lang

5.2 ỨNG DỤNG HỆ THỐNG TĂNG ÁP CẦU THANG

• Với nhiệm vụ cấp khí tươi, tạo ra sự thay đổi về áp suất từ


đó tạo ra áp suất dương cho cầu thang.
• Chúng là hệ thống bảo vệ, là bức tường vô hình ngăn chặn
khói lửa và khí bụi từ trong đám cháy không lây lan vào bên
trong không gian thang bộ.
• Từ đó không gian bên trong cầu thang bộ được đảm bảo
đầy đủ không khí sạch

109
5 .ỨNG DỤNG

5.3 ỨNG DỤNG HỆ THỐNG HÚT KHÍ THẢI, MÙI VỆ SINH

• Khu chung cư thường có khu vực vệ sinh chung. Hệ


thống thông gió có vai trò quan trọng giúp khử mùi hôi
khó chịu, duy trì không khí sạch.
• Ngoài ra, hệ thống còn giúp hút hơi ẩm và hạn chế nấm
mốc cho sàn nhà, mặt tường,…

5.4 ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG GIÓ HÚT KHÓI TẦNG HẦM

• Tầng hầm có vai trò như một nhà để xe. Từ đó sẽ có một


lượng khói từ xe và khí nóng từ ống bô lan tỏa ra toàn bộ
tầng hầm
• Vì vậy, hệ thống thông gió đã được lắp đặt ở tầng hầm
các khu chung cư để hạn chế và ngăn chặn tác hại của
các khí độc hại này.
• Việc lắp đặt hệ thống thông gió tại tầng hầm giúp cho
không khí ô nhiễm từ khói xe sẽ được đưa ra ngoài.
• Mặt khác, phần quạt gió chạy êm giúp giảm thiểu tiếng
ồn.

110
5 .ỨNG DỤNG

TỔNG KẾT
Hệ thống thông gió trong chung cư mang lại những lợi ích như

Hút các khi độc hại ra khỏi môi trường Loại bỏ các nấm mốc và vi khuẩn có hại
sống

Lợi ích về sức khoẻ Giảm nhiệt độ và tạo môi Đảm bảo an toàn Phòng cháy chữa
trường thông thoáng cháy

111
THANK YOU

112
CHUYÊN ĐỀ:

CÔNG NGHỆ CÁCH ÂM


SVTH: LÊ NGỌC TRUNG - MSV: 2051010384
NGUYỄN THU HƯƠNG - MSV: 2051010174

113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161
CHUYÊN ĐỀ:

CÔNG NGHỆ PHÒNG CHÁY


CHỮA CHÁY CỨU HỘ VÀ THOÁT HIỂM CHO NHÀ CAO TẦNG
SVTH: DƯƠNG THỊ NHƯ - MSV: 2051010272
NGUYỄN THẢO NGUYÊN - MSV: 2051010265
LÊ QUÝ DƯƠNG - MSV: 2051010097

163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
176
177
178
179
180
181
182
183
184
185
186
187
188
189
190
191
192
193
194
195
196
197
198
199
200
201
202

You might also like