Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nhóm 3

Câu hỏi 1:

Chiến lược dẫn đầu về chi phí là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách sản
xuất ra sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp để có thể định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh
trong ngành nhằm thu hút những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp và chiếm
được thị phần lớn.
Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý thường chọn Dẫn đầu về chi
phí vì:
- Với các đối thủ cạnh tranh: Chiến lược dẫn đầu về chi phí có một vị thế đáng giá
để phòng thủ với các đối thủ cạnh tranh nhờ lợi thế về chi phí. Thay vì cạnh tranh
bằng giá, các đối thủ cạnh tranh thường sử dụng công cụ tạo sự khác biệt để né
tránh. Dù vậy, nhà quản lý áp dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí vẫn có được mức
lợi nhuận tối thiểu.
- Với năng lực thương lượng của nhà cung cấp: Với lợi thế chi phí thấp, các chiến
lược dẫn đầu về chi phí thường ít bị tác động bởi sự gia tăng các đầu vào. Hơn thế,
chiến lược này có thể hấp thụ được sự tăng giá của nhà cung cấp để trả giá cao hơn
nhưng vẫn duy trì được ở mức sinh lợi trung bình.
- Với năng lực thương lượng với khách hàng: Những khách hàng có quyền lực có
thể thúc ép giảm giá nhưng chiến lược này sẽ giúp tránh được tình trạng khách hàng
ép giá và đảm bảo được lợi nhuận bình quân.
- Với sự thay thế sản phẩm: So với các doanh nghiệp đối thủ, nhà quản lý sử dụng
chiến lược này sẽ có tính linh hoạt cao hơn khi phải đối mặt với khả năng thay thế
sản phẩm. Khi các sản phẩm thay thế bắt đầu đi vào thị trường, các sản phẩm này
sẽ được giảm giá để cạnh tranh và duy trì thị phần.

Khác biệt hóa


Chiến lược khác biệt hóa là việc tạo ra và duy trì một sự khác biệt, độc đáo đáng kể trong
sản phẩm/ dịch vụ hoặc quy trình kinh doanh của một doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh
tranh trên thị trường.Mục tiêu của chiến lược khác biệt hoá là trở thành “thương hiệu độc
tôn” trong lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động.

Chiến lược khác biệt hoá yêu cầu doanh nghiệp phân tích và lựa chọn một đặc tính thương
hiệu quan trọng mà khách hàng mục tiêu mong muốn, sau đó định vị thương hiệu và sử
dụng chiến lược truyền thông nhằm thông báo mình là thương hiệu duy nhất giải quyết
được vấn đề hoặc nhu cầu đó.

=> Vì 2 chiến lược này tập trung vào giá và sản phẩm nên sẽ dễ dàng tạo được lợi thế cạnh
tranh với các đối thủ còn lại

Câu 2: Làm thế nào để tạo lợi thế cạnh tranh và duy trì lợi thế cạnh tranh
- Để tạo ra lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần:
● Thực hiện các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ để huy động các
nguồn lực và phát triển các khả năng, trong đó cơ sở hạ tầng CNTT
đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình này. Lợi thế cạnh tranh của một công
ty được xác định chung bởi các khía cạnh nội bộ của nó, ví dụ, các
nguồn lực và khả năng, và các yếu tố bên ngoài, ví dụ, môi trường cạnh
tranh của nó, có thể được đại diện bởi mô hình 5 áp lực cạnh tranh của
Porter và các khía cạnh chung khác của môi trường kinh doanh của nó.
=> Lợi thế này dẫn đến lợi nhuận và sự tăng trưởng của tổ chức, cho
phép công ty chi tiêu nhiều nguồn lực hơn vào quá trình này.
● Lợi thế cạnh tranh không chỉ được tạo ra chỉ nhờ vào nhân viên xuất sắc
hoặc các bộ phận công nghệ cốt lõi được nêu ở trên, người lãnh đạo
cũng đóng vai trò rất quan trọng, lãnh đạo cần truyền đạt tư duy chiến
lược vào mô hình kinh doanh này và tổ chức các khía cạnh nội bộ và
bên ngoài một cách chiến lược và toàn diện.
- Duy trì lợi thế cạnh tranh:
● Xây dựng rào cản chống lại sự giống nhau (bắt chước)
bảo mật thông tin doanh nghiệp, ý tưởng kinh doanh cốt lõi
● Tạo ra các chiến lược cụ thể để duy trì lợi thế cạnh tranh như là khuyến khích
sự đổi mới, cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn, giữ cấu trúc chi phí thấp,..

You might also like