Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu 1: Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và quá trình phát triển của

Hiệp hội
các nước Đông Nam Á (ASEAN) ?
* Hoàn cảnh ra đời: ( Tại sao Asean lại ra đời năm 1967)
- Sau khi giành độc lập, nhiều nước ĐNA bước vào thời kì ổn định và phát triển kinh tế, các
nước ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển kinh tế - xã
hội.
- Đồng thời các nước này muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn như Mỹ và Trung
Quốc vào khu vực.
- Mặt khác, trong bối cảnh khu vực và thế giới đang trong xu hướng quốc tế hoá cao độ,
nhiều tổ chức liên minh trên thế giới ra đời như: Khối thị trường chung Châu Âu đã cổ vũ các
nước ĐNA liên kết với nhau.
* Thời gian: Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng
Cốc (Thái Lan). Ban đầu với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Phi-lip-pin,
Sin-ga-po, Thái Lan.
* Mục tiêu:
- Trong bản Tuyên ngôn thành lập (hay còn gọi là tuyên bố Băng Cốc 1967) đã xác định rõ
mục tiêu của ASEAN là: Phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác
chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
* Nguyên tắc hoạt động: Hiệp ước Bali tháng 2-1976 đã xác định nguyên tắc hoạt động của
các nước thành viên:
- Tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của mỗi quốc
gia.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
- Phát triển và hợp tác có kết quả trong các lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá và xã hội.
* Quá trình phát triển:
+ 1967- 1975: ASEAN còn là tổ chức non yếu chưa hoạt động nổi bật, sự hợp tác giữa các
thành viên còn rời rạc.
+ Từ 1976 đến nay: Được bắt đầu bằng hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất họp ở Bali
(Inđônêxia tháng 2/1976) đã mở ra 1 thời kì phát triển mới.
- Số thành viên không ngừng mở rộng: Năm 1984 Brunây gia nhập ASEAN, ngày 28/7/1995
Việt Nam gia nhập ASEAN, tháng 9/1997 ASEAN kết nạp thêm Lào, Mi an ma. Đến năm
1999, Cam-pu-chia là thành viên thứ 10 của tổ chức này.
- Trên cơ sở đó ĐNA đã chuyển trọng tâm sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu
vực ĐNA hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh :
+ Năm 1992 thành lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA)
+ Năm 1994 lập Diễn đàn khu vực (ARF) nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước trong và
ngoài khu vực nhằm đẩy mạnh sự phát triển về mọi mặt.
+ ASEAN chủ động đề xuất diễn đàn khu vực Á- Âu (ASEM).
+ Tích cực tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
+ Năm 2007, Hội nghi cấp cao ASEAN lần thứ 13 kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây
dưng một cộng đồng ASEAN có vị thế cao hơn và hiệu quả hơn.
+ Năm 2015: Thành lập Cộng đồng ASEAN - Một chương mới đang mở ra trong lịch sử các
nước ĐNA.
Câu 2: Sự ra đời của tổ chức Asean có ý nghĩa như thế nào đối với các nước ĐNA ?
- Tạo điều kiện cho các nước ĐNA đoàn kết, xóa bỏ tình trạng đối đầu nhằm duy trì được nền
hòa bình, an ninh trong khu vực.
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc lớn đến khu vực.
- Giúp các nước ĐNÁ cạnh tranh để phát triển với các nước trong châu lục và trên thế giới.
- Tạo cơ hội cho các nước Đông Nam Á ổn định để phát triển kinh tế - văn hóa.
- Tạo điều kiện để đưa nền kinh tế của các nước Đông Nam Á có sự chuyển biến mạnh mẽ và
đạt sự tăng trưởng cao, nhất là từ thập niên 70 của thế kỉ XX.
Câu 3: Vì sao Việt Nam gia nhập ASEAN? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ
chức nào? Trách nhiệm của bản thân em trước thời cơ và thách thức đó ?.
a. Vì sao Việt Nam gia nhập ASEAN.
* Bối cảnh thế giới: Xu thế chung của thế giới từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX là hòa
bình, Câu 1: Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và quá trình phát triển của Hiệp
hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ?
* Hoàn cảnh ra đời: ( Tại sao Asean lại ra đời năm 1967)
- Sau khi giành độc lập, nhiều nước ĐNA bước vào thời kì ổn định và phát triển kinh tế, các
nước ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển kinh tế - xã
hội.
- Đồng thời các nước này muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn như Mỹ và Trung
Quốc vào khu vực.
- Mặt khác, trong bối cảnh khu vực và thế giới đang trong xu hướng quốc tế hoá cao độ,
nhiều tổ chức liên minh trên thế giới ra đời như: Khối thị trường chung Châu Âu đã cổ vũ các
nước ĐNA liên kết với nhau.
* Thời gian: Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng
Cốc (Thái Lan). Ban đầu với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Phi-lip-pin,
Sin-ga-po, Thái Lan.
* Mục tiêu:
- Trong bản Tuyên ngôn thành lập (hay còn gọi là tuyên bố Băng Cốc 1967) đã xác định rõ
mục tiêu của ASEAN là: Phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác
chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
* Nguyên tắc hoạt động: Hiệp ước Bali tháng 2-1976 đã xác định nguyên tắc hoạt động của
các nước thành viên:
- Tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của mỗi quốc
gia.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.
- Phát triển và hợp tác có kết quả trong các lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá và xã hội.
* Quá trình phát triển:
+ 1967- 1975: ASEAN còn là tổ chức non yếu chưa hoạt động nổi bật, sự hợp tác giữa các
thành viên còn rời rạc.
+ Từ 1976 đến nay: Được bắt đầu bằng hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất họp ở Bali
(Inđônêxia tháng 2/1976) đã mở ra 1 thời kì phát triển mới.
- Số thành viên không ngừng mở rộng: Năm 1984 Brunây gia nhập ASEAN, ngày 28/7/1995
Việt Nam gia nhập ASEAN, tháng 9/1997 ASEAN kết nạp thêm Lào, Mi an ma. Đến năm
1999, Cam-pu-chia là thành viên thứ 10 của tổ chức này.
- Trên cơ sở đó ĐNA đã chuyển trọng tâm sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu
vực ĐNA hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh :
+ Năm 1992 thành lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA)
+ Năm 1994 lập Diễn đàn khu vực (ARF) nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước trong và
ngoài khu vực nhằm đẩy mạnh sự phát triển về mọi mặt.
+ ASEAN chủ động đề xuất diễn đàn khu vực Á- Âu (ASEM).
+ Tích cực tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
+ Năm 2007, Hội nghi cấp cao ASEAN lần thứ 13 kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây
dưng một cộng đồng ASEAN có vị thế cao hơn và hiệu quả hơn.
+ Năm 2015: Thành lập Cộng đồng ASEAN - Một chương mới đang mở ra trong lịch sử các
nước ĐNA.
Câu 2: Sự ra đời của tổ chức Asean có ý nghĩa như thế nào đối với các nước ĐNA ?
- Tạo điều kiện cho các nước ĐNA đoàn kết, xóa bỏ tình trạng đối đầu nhằm duy trì được nền
hòa bình, an ninh trong khu vực.
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc lớn đến khu vực.
- Giúp các nước ĐNÁ cạnh tranh để phát triển với các nước trong châu lục và trên thế giới.
- Tạo cơ hội cho các nước Đông Nam Á ổn định để phát triển kinh tế - văn hóa.
- Tạo điều kiện để đưa nền kinh tế của các nước Đông Nam Á có sự chuyển biến mạnh mẽ và
đạt sự tăng trưởng cao, nhất là từ thập niên 70 của thế kỉ XX.
Câu 3: Vì sao Việt Nam gia nhập ASEAN? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ
chức nào? Trách nhiệm của bản thân em trước thời cơ và thách thức đó ?.
a. Vì sao Việt Nam gia nhập ASEAN.
* Bối cảnh thế giới: Xu thế chung của thế giới từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX là hòa
bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
* Bối cảnh khu vực:
- Vấn đề Campuchia được giải quyết đã mở ra khả năng, cơ hội giải quyết vấn đề ASEAN –
Việt Nam.
- Bản thân các nước Asean đang thay đổi mục tiêu phát triển: Chú trọng, quan tâm phát triển
kinh tế và mở rộng thành viên.
* Việt Nam:
- Mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN nhất là Hiệp ước Bali năm 1976 phù
hợp yêu cầu phát triển của nước ta.
- Đường lối đổi mới của Đảng ta năm 1986 về đối ngoại là Việt Nam muốn làm bạn với các
nước, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế... Việt Nam gia nhập ASEAN là
để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước trong
khu vực Đông Nam Á . Đây là môi trường rất tốt để các nước trong khu vực học hỏi, giúp đỡ
lẫn nhau về mọi mặt.
b. Việt Nam gia nhập ASEAN đặt ra cơ hội và thách thức:
* Cơ hội:
- Giúp Việt Nam đẩy mạnh quá trình hội nhập, hợp tác về giáo dục, văn hoá, khoa học kĩ
thuật... góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế với nền kinh tế khu vực
và thế giới.
- Rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với khu vực và thế giới.
- Kích thích mạnh mẽ sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá phục vụ xuất
khẩu.
- Tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực và thế
giới.
- Việt Nam có điều kiện tiếp thu học hỏi công nghệ mới của khu vực và thế giới.
- Học hỏi kinh nghiệm quản lý mới có hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ thu hút vốn đầu tư nước
ngoài.
- Tạo những điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ nền hòa bình và an ninh khu vực, qua đó góp
phần bảo về nền độc lập của dân tộc.
* Thách thức:
- Nếu không tận dụng cơ hội để hội nhập thì nguy cơ nền kinh tế nước ta sẽ bị tụt hậu so với
khu vực và thế giới.
- Khi hội nhập sẽ chịu sự cạnh tranh quyết liệt.
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển, chưa đồng nhất về ngôn ngữ, luật pháp chưa hoàn
thiện...
- Ta có điều kiện hoà nhập nhưng nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, hòa nhập dễ bị hoà tan.
c. Trách nhiệm của bản thân em trước thời cơ và thách thức đó ?.
- Là chủ nhân tương lai của đất nước cần phải phấn đấu học tập và rèn luyện tốt để trở thành
công dân có ích cho đất nước.
- Tiếp cận ứng dụng khoa học kỹ thuật trong học tập và phát triển đất nước, tích cực quảng
bá với bạn bè khu vực và thế giới về con người, đất nước Việt Nam tươi đẹp có truyền thống
văn hóa quý báu.
- Chấp hành tốt chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
- Tiếp cận và xử lý thông tin đúng đắn đồng thời tuyên truyền đến mọi người những hành
động, tấm gương tốt đẹp.

You might also like