Đề Tự Luận Luyện Tập

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

HChemO Academy Đề tự luận luyện tập (1)

Hoá chuyên nền tảng toàn diện Nội dung: Cấu tạo nguyên tử - Bảng tuần hoàn

20 39 35
Câu 1: Cho các nguyên tố có kí hiệu sau: 10 Ne , 19 K, 17 Cl . Hãy viết cấu hình electron nguyên tử .

Câu 2: Sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn, hãy xác định các nguyên tố và viết cấu hình electron nguyên tử dưới
dạng ô lượng tử nếu cho biết các nguyên tố có Z bằng 7 ; 14 ; 16 .
Câu 3.:Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu sau :
Sr (Z = 21) ; Ti (Z=22) ; V (Z=23); Cr (Z=24); Mn (Z=25); Co (Z=27) ; Ni (Z=28) .
Câu 4:
a) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p4 . Hãy viết cấu hình electron của
nguyên tử X.
b) Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số electron ở các phân lớp p là 11. Hãy viết cấu hình electron của nguyên
tử Y.
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có
tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 8.
Xác định A, B. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố A, B.
Câu 6: Phân lớp electron cuối cùng của hai nguyên tử A, B lần lượt là 3p, 4s. Tổng số electron của hai phân lớp
này là 5, hiệu số electron của hai phân lớp này là 3.
a) Xác định điện tích hạt nhân của hai nguyên tử A và B.
b) Số nơtron của nguyên tử B lớn hơn số nơtron trong nguyên tử A là 4 hạt và tổng số khối của A và B là 71. Xác
định số khối của A và B.
Câu 7: Cấu hình electron nguyên tử ở phân mức năng lượng cao nhất của các nguyên tử A, B, C, D lần lượt là
2s2, 3p5, 4s2, 3d6. Viết cấu hình e của nguyên tử các nguyên tố trên và cho biết chúng là nguyên tố nào?
Câu 8: Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố sau
Ti (Z=22) Cr (Z=24) Fe (Z=26) Co (Z=27) Cu (Z=29)
Câu 9: Viết cấu hình electron của các ngtử, ion sau :
Al ( Z = 13); Al3+; Fe ( Z= 26); Fe2+, Fe3+; Br ( Z= 35); Br-?
Câu 10: Các nguyên tử mang điện (ion) A2+, B+, X-, Y2- có cùng cấu hình electron với Ar (Z=18). Viết cấu hình
electron và xác định các nguyên tử A, B, X, Y.

1
Câu 11: Viết cấu hình của các ion sau : Cu2+, N3-, Fe3+, Cl-, Al3+ . Biết rằng thứ tự nguyên tố lần lượt là Cu (Z =
29), N (Z = 7), Fe ( Z=26), Cl (Z = 17), Al ( Z= 13).
Câu 12: Nguyên tử X, ion Y2+ và ion B- đều có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của Y và B .
b) Cấu hình electron trên có thể là cấu hình của những nguyên tử, ion nào?
Câu 13: Nguyên tử Fe có Z = 26. Hãy vết cấu hình electron của Fe, Fe2+ ,Fe3+
Câu 14: Hãy viết cấu hình electron: Fe, Fe2+, Fe3+, S , S2-, Rb và Rb+. (Biết số hiệu: ZFe = 26; ZS = 16 ; ZRb = 37)
Câu 15: Viết Cấu trúc electron của ion Cu+.
Câu 16: Cu2+ có cấu hình electron là như nào?
Câu 17: Ion X2- và M3+ đều có cấu hình electron là 1s22s22p6. X, M là những nguyên tử nào ?
Câu 18: Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vậy cấu hình electron của nguyên tử R?
Câu 19: Ion M3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d5. Vậy cấu hình electron của M là
Câu 20: Cấu hình e của ion Mn2+ là : 1s22s22p63s23p63d5. Cấu hình e của Mn là :
Câu 21: Viết cấu hình e và sự phân bố e vào các AO của các nguyên tử và ion sau: O(Z=8); O2-; S (Z=16); S2-;
Cl (Z=17); Cl-; K (Z=19); K+, Ca (Z=20); Ca2+, Fe (Z=26); Fe2+; Fe3+.
Câu 22: Một hợp chất M2X ( tạo từ ion M+ và X2-). Tổng số hạt p,n,e trong phân tử M2X là 140 hạt, trong đó số
hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của ion M+ lớn hơn số khối của ion X2- là 23.
Tổng số hạt p,n,e trong ion M+ nhiều hơn trong ion X2- là 31 hạt.
a. Viết cấu hình electron của ion M+ , X2- và nguyên tử M
b. Xác định công thức phân tử M2X
Câu 23: Trong hợp chất MX tạo bởi ion M2+ và X2-. Biết tổng hạt p, n, e trong phân tử MX là 84. Số proton và
nơtron trong các hạt nhân nguyên tử M và X bằng nhau. Số khối của X2- lớn hơn số khối của M2+ là 8.
a. Viết cấu hình electron của M2+, X2- và X
b. Viết công thức của MX

Câu 24: Một hợp chất B vô cơ được tạo nên từ ion M3+ và ion X-. Tổng số hạt trong hợp chất là 196, trong đó số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Tổng số proton và nơtron của X lớn hơn M là 8. Tổng số hạt
trong ion X- nhiều hơn tổng số hạt trong ion M3+ là 16. Tìm công thức của B
a. Xác định hợp chất MX3
b. Viết cấu hình electron của M và X?
Câu 25: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố kim loại là 34.
a) Xác định tên nguyên tố đó dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học).
b) Viết cấu hình electron của nguyên tử của nguyên tố đó.
c) Tính tổng obitan và số electron trong nguyên tử của nguyên tố đó ở trạng thái cơ bản

2
Câu 26*: Hợp chất A được hình thành từ các ion X+ và Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử, gồm 3 nguyên tố phi
kim, tỉ lệ nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4. Tổng số proton trong A là 42 và trong ion Y- chứa hai nguyên tố
cùng chu kì nhưng thuộc hai phân nhóm chính kế tiếp.
a. Viết công thức phân tử và gọi tên chất A
b. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của A
Câu 27: Hai hợp chất X, Y có công thức (AB)x và (CD)y với A và C là kim loại còn B và D là phi kim. X và Y
có cùng tổng số electron bằng 28.
a) Xác định x, suy ra công thức có thể của X và Y
b) Chọn công thức ứng với trường hợp X, Y là hợp chất có tính cộng hóa trị cao hơn tính ion. Giải thích.
c) Viết phương trình phản ứng giữa X, Y với dung dịch HCl và gọi tên sản phẩm tạo ra.
Câu 28: Phân tử X có công thức abc .Tổng số hạt mang điện và không mang điện trong phân tử X là 82. Trong
đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22, hiệu số khối giữa b và c gấp 10 lần số khối của a ,
tổng số khối của b và c gấp 27 lần số khối của a.Tìm công thức phân tử đúng của X.
Câu 29: Cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử của một nguyên tố X là 5p5. Tỷ số nơtron và điện tích hạt
nhân bằng 1,3962. Số nơtron của X bằng 3,7lần số nơtron của nguyên tử thuộc nguyên tố Y. Khi cho 4,29 gam
Y tác dụng với lượng dư X thì thu được 18,26 gam sản phẩm có công thức XY. Hãy xác định điện tích hạt nhân
của X, Y và viết cấu hình electron của Y tìm được.
Câu 30: Hai nguyên tử A và B có các phân lớp electron ngoài cùng tương ứng là 3p và 4s. Biết tổng số electron
của 2 phân lớp đó bằng 5 và hiệu số bằng 3. Hãy viết cấu hình electron của A, B .
Câu 31: Nguyên tố A có phân lớp electron ngoài cùng là 4px và nguyên tố B có phân lớp electron ngoài cùng là
4sy. Hãy xác định số điện tích hạt nhân của A và B, biết tổng số electron trong 2 phân lớp nêu trên là 7 và nguyên
tố A không phải là khí trơ.
Câu 32: Tổng số các hạt của một nguyên tố X bằng 108.
a) Hỏi nguyên tố X thuộc chu kỳ nào của bảng tuần hoàn?
b) Xác định cấu hình electron của X, biết X ở nhóm VA và có số z < 82
Câu 33: Biết tổng số hạt proton trong 2 hạt nhân của các nguyên tố X và Y là 32. Biết 2 nguyên tố này thuộc
cùng một nhóm (A hoặc B) và thuộc 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hãy xác định X, Y và cấu hình
electron của mỗi nguyên tố.

Câu 34: Mỗi phân tử XY3 có tổng số các hạt cấu tạo nên nguyên tử bằng 196; trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 60; số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 76.
a) Xác định X, Y, XY3.
b) Viết cấu hình electron của nguyên tử X,Y.
c) Viết phương trình phản ứng cho các trường hợp tạo thành XY3.

3
Câu 35:. Xác định 2 nguyên tử mà electron cuối cùng có các số lượng tử
1
a. n = 3 ; l = 1 ; ml =-1 ; ms = -
2
1
b. n = 2 ; l = 1 ; ml = +1 ; ms = +
2
Câu 36. Cho 2 nguyên tố A , B đứng kế tiếp nhau trong hệ thống tuần hoàn . Hai electron cuối cùng của chúng
có đặc điểm .
-Tổng số (n + l) bằng nhau , trong đó số lượng tử chính của A lớn hơn số lượng tử chính của B .
-Tổng đại số của 4 số lượng tử của electron cuối cùng trên B là 4,5 .
a. Hãy xác định bộ 4 số lượng tử của electron cuối cùng trên A , B và xác định nguyên tố A , B .
b. Hợp chất X tạo bởi A , Cl , O có thành phần trăm theo khối lượng lần lượt là 31,83% ; 28,98% ; 39,18% .
Xác định CTPT của X . Biết rằng các electron chiếm obitan từ giá trị nhỏ nhất của số lượng tử ml .

Câu 37. Xác định nguyên tử mà eletron cuối cùng có 4 số lượng tử thỏa mãn điều kiện :
1
n + l = 3 và ml + ms = + .
2
Câu 38. Xét nguyên tử mà nguyên tố có electron cuối cùng có 4 số lượng tử
1
a. n = 3 , l = 2 , ml = -1 , ms = +
2
1
b. n = 3 , l = 2 , ml = -1 , ms = -
2
Có tồn tại cấu hình này hay không ? Giải thích tại sao ?

Câu 39. Tổ hợp các obitan nào sau đây là đúng ? Tổ hợp nào không đúng ? Vì sao
(1) n = 3 , l = 3 , ml = 0
(2) n = 2 , l = 1 , ml = 0
(3) n = 6 , l = 5 , ml = -1
(4) n = 4 , l = 3 , ml = -4

Câu 40. Cho nguyên tử của 2 nguyên tố A và B có electron ngoài cùng có 4 số lượng tử lần lượt sau :
1
n = 4 , l = 0 , ml = 0 , ms = +
2
1
n = 3 , l = 1 , ml = -1 , ms = -
2
Viết cấu hình electron của nguyên tử , xác định nguyên tố kim loại , phi kim .
Câu 41. Electron cuối cùng phân bố vào các nguyên tử của các nguyên tố A , B lần lượt đặc trưng bởi 4 số
lượng tử
1 1
A : n = 3 , l = 1 , ml = -1 , ms = + B : n = 3 , l = 1 , ml = 0 , ms = -
2 2
a. Xác định vị trí của A , B trong BTHHH
b. Cho biết loại liên kết và công thức cấu tạo của phân tử AB3 .
4
Câu 42: Tìm phân lớp nào sau đây không đúng? Số lượng tử nào sai
n l ml Tên
a 1 0 0 1p
b 4 3 +1 4d
c 3 1 -2 3p

Câu 43:
a. Viết các số lượng tử đối với electron thứ ba và thứ tám khi thêm vào nguyên tử flo.
b. Dựa vào bảng tuần hoàn, gọi tên nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 8. Viết các số lượng tử đối với electron
thứ sáu của nguyên tử đó.

Câu 44: Lý thuyết lượng tử dự đoán được sự tồn tại của obitan ng ứng với số lượng tử phụ l = 4 (g là kí hiệu
của số lượng tử phụ n = 4).
a. Hãy cho biết số electron tối đa mà phân lớp ng có thể có.
b. Dự đoán sau phân mức năng lượng nào thì đến phân mức ng.
c. Nguyên tử có electron đầu tiên ở phân mức ng này thuộc nguyên tố có số thứ tự Z bằng bao nhiêu

Câu 45: Cho 2 nguyên tố X, Y có bộ 4 số lượng tử của electron chót cùng là:
1
X: n = 3, l = 1, m = 0, mS = -
2
1
Y: n = 3, l = 0, m = 0, mS = -
2
Viết cấu hình electron của X, Y. Xác định vị trí X, Y trong hệ thống tuần hoàn

Câu 46: Cho 3 nguyên tố X, Y, Z (ZX < ZY < ZZ) không cùng nhóm, không cùng chu kỳ trong bảng hệ thống
tuần hoàn, có tổng số số lượng tử chính của electron cuối cùng của 3 nguyên tử bằng 6. Tổng số lượng tử spin =
-1/2. Y, Z có tổng đại số bốn số lượng tử bằng nhau và có ít nhất 2 giá trị số lượng tử giống nhau. Giữa X và Z
tạo được hợp chất khí. Xác định 3 nguyên tố X, Y, Z

Câu 47: Electron ở phân lớp sau cùng của nguyên tử A ở trạng thái cơ bản có tổng n+l = 4. A tạo được
Hidrua có công thức HA ở trạng thái rắn ở nhiệt độ thường. Viết cấu hình electron của A .Xác định vị trí A
trong bảng hệ thống tuần hoàn. B là nguyên tố cùng chu kỳ và nhóm với A, so sánh bán kính nguyên tử A,B.
Giải thích?

Câu 48: Ở trạng thái cơ bản, electron cuối cùng của nguyên tử 3 nguyên tố M, R, Q có bộ 4 số lượng tử thỏa
mãn điều kiện n+l= 5 và ml.s= 1. Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử 3 nguyên tử này và gọi tên chúng.

Câu 49: Cho ba nguyên tố A, B, D. Nguyên tố A có electron cuối cùng ứng với 4 số lượng tử: n = 3; l = 1; m =
0; ms = -1/2. Hai nguyên tố B, D tạo thành cation X+ có 5 nguyên tử. Tổng số hạt mang điện của X+ là 21.
a. Viết cấu hình electron và xác định tên, vị trí của A, B, D trong bảng tuần hoàn.

5
b. Hai nguyên tố B, D tạo thành hợp chất M. N là hợp chất khí của A với hiđro. Dẫn hợp chất khí N vào nước
thu được dung dịch axit N. M tác dụng với dung dịch N tạo thành hợp chất R. Viết phương trình phản ứng và
xác định công thức cấu tạo của R. Chỉ rõ loại liên kết trong R.
Câu 50: Nguyên tử của nguyên tố phi kim Y có electron cuối cùng có bộ 4 số lượng tử thỏa mãn m + ℓ = 1 và n
+ ms = 5/2. (qui ước các giá trị m từ thấp đến cao).
a. Xác định số hiệu nguyên tử và gọi tên Y.
b. Viết cấu hình electron phân tử cho phân tử Y2 (khí) và kiểm chứng bậc liên kết, tính thuận từ của Y2.
c. Khi phân tử Y2 mất 1 electron thì khoảng cách giữa 2 nguyên tử trong phân tử sẽ biến đổi thế nào?.
Câu 51: Cho bộ bốn số lượng tử của electron chót cùng trên nguyên tử của các nguyên tố A, X như sau:
A: n = 2, l = 1, m = - 1, s = -1/2
X: n = 2, l = 1, m = 0, s = +1/2
1. Xác định A, X.
2. Bằng thuyết lai hoá hãy giải thích sự tạo thành phân tử XA.
Câu 52: Có 3 nguyên tố R, X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn có số thứ tự tăng dần. R, X và Y đều thuộc
nhóm A và không cùng chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn. Electron cuối cùng điền vào cấu hình electron
của 3 nguyên tử R, X, Y có đặc điểm: tổng số lượng tử chính (n) bằng 6; tổng số lượng tử phụ (l) bằng 2; tổng
số lượng tử từ (ml) bằng -2; tổng số lượng tử spin (ms) bằng -1/2, trong đó số lượng tử spin của electron cuối
cùng của R là +1/2. Cho biết tên của R, X, Y.

Câu 53: X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với hiđro có dạng XH3. Electron cuối cùng trên nguyên tử X
có tổng 4 số lượng tử bằng 4,5. Ở điều kiện thường XH3 là một chất khí. Viết công thức cấu tạo, dự đoán trạng
thái lai hoá của nguyên tử trung tâm trong phân tử XH3, trong oxit và hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X.

Câu 54: Electron cuối cùng trong nguyên tố A có các số lượng tử: n = 2 ; m = -1 ; ms = +1/2.
Số electron độc thân của nguyên tố X ở trạng thái cơ bản thuộc phân lớp 4d hoặc 5s cũng bằng số
electron độc thân của A. Có bao nhiêu nguyên tố X thỏa mãn dữ kiện trên, đó là những nguyên tố nào (có thể sử
dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học để trả lời)?

Câu 55: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tố A, X, Z có electron cuối cùng đặc trưng bằng bốn số lượng tử như sau:
A: n = 3; l = 1; ml = – 1; s = –1/2
X: n = 2; l = 1; ml = – 1; s = –1/2
Z: n = 2; l = 1; ml = 0; s = +1/2
Xác định A, X, Z (qui ước: số lượng tử từ nhận giá trị từ thấp đến cao).
Câu 56:Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng có bộ các số lượng tử:
1
n = 3; l = 2; m = 0 và s = + .
2
Viết cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X.

You might also like