Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài học rút ra từ kịch bản “ Kiểm soát suy nghĩ – Duy trì trạng thái tích cực”

I. Mở đầu
Xin chào mọi người! Hôm nay, mọi người hãy cùng nhóm mình khám phá về 1 chủ đề
hết sức quan trọng, là 1 trong những yếu tố giúp sinh viên chúng ta nói chung và tất cả
mọi người vượt qua những khó khăn và đạt được mục tiêu của mình. Trước hết, chúng ta
hãy nhìn lại video vô cùng thú vị của nhóm mình để rút ra những bài học sâu sắc về tư
duy tích cực và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của chúng ta nhé!
II. Bài học
1. Sức mạnh to lớn của tư duy tích cực
Trong video, ta thấy được sự khác biệt rõ ràng giữa 2 nhân vật Bắc và Dương. Dương luô giữ
tư duy tích cực và tìm kiếm cơ hội, không chùn bước trước khó khăn; còn Bắc thường rơi vào
tư duy tiêu cực, tự ti nên dễ chán nản.
 Bài học: TDTC không chỉ giúp ta nhìn nhận cuộc sống 1 casch lạc quan mà còn là
động lực, sức mạnh để ta đối mặt với mọi thách thức và vượt qua chúng.
2. Nhận diện và kiểm soát suy nghĩ
Dương có khả năng nhận ra và kiểm soát suy nghĩ của mình 1 cách tích cực. Dù điểm thấp
hơn Bắc nhưng Dương luôn nỗ lực, suy nghĩ theo hướng tích cực ( tham gia các hoạt động
SVTN, CLB HTHT, thấy khó không nản, tích cực tham gia bài học).
Còn Bắc thường rơi vào suy nghĩ tiêu cực (không thể, không xứng đáng, vô dụng) gây căng
thảng và lo lắng không cần thiết. Sau khi biết điểm kiểm tra lần 1 không được như mong đợi,
Bắc học hành 1 cách chống chế, qua loa nên cứ trượt dài theo lối suy nghĩ đó và trượt môn
( điểm thấp tại đề khó, tại môn này không hợp với mình). Khi gặp các vấn đề bên ngoài xã
hội, Bắc luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan thay vì nghĩ theo hướng tích cực ( khi gặp tai
nạn, đổ lỗi cho đối phương khó ở; ngủ quên, đổ lỗi tại trời rét; order sai, đổ lỗi tại hôm nay
xui). Sau đó, Bắc đã nhận ra tình trạng của mình, sửa đổi và tiến bộ hơn.
 Bài học: Nhận diện và kiểm soát suy nghĩ là kĩ năng quan trọng giúp ta duy trì tư duy
tích cực trong mọi tình huống. Bằng cách nhận diện, ta có thể thay đổi, phát huy thành
suy nghĩ tích cực, tạo ra 1 cuộc sống đầy ý nghĩa, hạnh phúc.
3. Thay đổi lối suy nghĩ
Dù ban đầu, Bắc có suy nghĩ theo xu hướng tiêu cực (không thể, không đủ khả năng), những
suy nghĩ này giới hạn khả năng và tiềm năng của Bắc. Nhưng qua các trải nghiệm và hành
động tích cực, cậu đã nhận ra giá trị của tư duy tích cực và thay đổi lối suy nghĩ của mình.
(tham gia SVTN, hăng hái học tập hơn).
 Bài học: Tư duy tích cực có thể thay đổi và phát triển theo thời gian. Bằng cách nhận
ra lối suy nghĩ của mình, quyết định thay đổi và kiên nhẫn thực hành, chúng ta có thể
xây dựng một tư duy mạnh mẽ và đạt được mục tiêu của mình. Dù khó khăn đến đâu,
ta vẫn có khả năng thay đổi lối suy nghĩ của mình để đạt được trạng thái tích cực.
4. Tác động của môi trường tích cực và sự hỗ trợ từ bạn bè
Sự ảnh hưởng của môi trương xung quanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì
trạng thái tích cực. Dương đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, khuyến khích Bắc để
duy trì trạng thái tích cực. Dương chính là nguồn động viên, là sự hỗ trợ quan trọng đối với
Bắc khi Bắc gặp những khó khăn ( hỗ trợ Bắc học tập, là người rủ Bắc tham gia SVTN để có
thể nhận ra và tìm được lối suy nghĩ tích cực). Bắc đã chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn
về vật chất, nhưng bệnh nhân khi làm tình nguyện thế nhưng họ vẫn tích cực, họ vẫn cười
mỗi ngày, cậu nhận ra rằng bản thân mình còn có cuộc sống đầy đủ hơn họ nhưng lại suy
nghĩ tiêu cực và cậu đã thay đổi suy nghĩ để tích cực hơn.
 Bài học: việc tạo ra môi trường tích cực và có những người bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ
là điểm sáng trên con đường phát triển cá nhân. Bằng cách tận dụng tác động từ môi
trường, sự hỗ trợ của bạn bè, ta có thể vượt qua thử thách, tư duy tiêu cực, tạo môi
trường tích cực để phát triển. Hãy luôn tạo ra một môi trường khích lệ và hỗ trợ xung
quanh mình, sự kết nối và sự đồng cảm từ bạn bè có thể là nguồn động viên lớn nhất
trong hành trình phát triển của chúng ta.
5. Sự cố gắng và nỗ lực giúp chúng ta đạt được thành công
Qua video, ta thấy rõ sự khác biệt giữa những nỗ lực của 2 nhân vật.
Dương luôn đặt ra mục tiêu, nỗ lực hết mình để đạt thành công còn Bắc thường rơi vào tiêu
cực, thiếu quyết tâm
Dù Bắc đã gặp khó khăn trong qua trình thay đổi suy nghĩ, tư duy nhưng nhờ sự cố gắng và
nỗ lực, cuối cùng cậu ấy đã nhận ra tầm quan trọng của sự nỗ lực và cố gắng. Thay vì từ bỏ,
Bắc đã quyết định tiếp tục nỗ lực hơn. Chính nhờ sự cố gắng và quyết tâm, Bắc đãtiến bộ và
thành công hơn trong học tập, cuộc sống.
 Bài học: Sự nỗ lực và cố gắng chình là yếu tố quyết định giúp ta có thể đạt được mọi
mục tiêu trong cuộc sống. bằng sự kiên nhẫn và cố gắng không ngừng, ta có thể vượt
qua mọi thử thách và đạt được thành công trong học tập, sự nghiệp. “Không gì là
không thể nếu chúng ta nỗ lực và cố gắng hết mình”.
III. Kết luận
Kiểm soát suy nghĩ – duy trì trạng thái tích cực không chỉ là 1 triết lý sống mà còn là yếu tố
quan trọng giúp ta vượt qua khó khăn thử thách và đạt được mục tiêu trong công việc, cuộc
sống.Bằng cách nhận diện, kiểm soát suy nghĩ, thay đổi lối tư duy, tạo ra môi trường và
những mối quan hệ tích cực, luôn nỗ lực cố gắng không ngừng, ta sẽ có thể đạt được sự thành
công trong cuộc sống. Dù cuộc sống khó khăn đến đâu, tư duy tích cực luôn là chìa khóa mở
ra những cánh của mới, mang lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta.

You might also like