SDCN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 39

Bảng PL4.1.

Bảng mô tả chữ để mô tả chức năng của các khí cụ

1 2 3 4

Chữ thứ nhất1 ý nghĩa bổ sung Dạng mô tả thông tin


hoặc chức năng của tín
hiệu ra1

A Cảnh báo, báo động

C Điều chỉnh, điều khiển

D Mật độ Sai lệch

E Tất cả các biến số điện2

F Lưu lượng Tương quan

G Đo vị trí hoặc độ dài


không định lượng

H Tác động thủ công

I Chỉ thị

J Tự động chuyển
mạch

K Thời gian hoặc là chương


trình đặt theo thời gian

L Mức

M Hàm lượng nước hoặc độ


ẩm

N Tùy theo ý của người sử


dụng3
O Tùy theo ý của người sử
dụng

P áp suất hoặc là chân


không

Q Chất lượng, ví dụ, phân Tích lũy hoặc Phép tích phân hoặc tính
tích nồng độ, độ dẫn tính tổng tổng

R Tính phóng xạ Ghi

S Vận tốc hoặc tần số Chuyển đổi, bật, tắt

T Nhiệt độ Truyền xa

U Một số biến số không


đồng nhất4

V Độ nhớt

W Trọng lượng hoặc lực

X Những biến số khác3

Y Tùy theo ý người sử dụng

Z Tác động an toàn

Thiết bị trao đổi nhiệt được phân chia là hai loại chính: trao đổi nhiệt gián tiếp và
trao đổi nhiệt trực tiếp. Sơ đồ dưới đây sẽ giới thiệu một hệ thống trao đổi nhiệt gián tiếp
dạng nồi hai vỏ được điều khiển tự động quá trình trao đổi nhiệt với một mạch vòng kín.
Trên sơ đồ dưới đây, nước làm mát được cấp qua van điều khiển CV để điều
chỉnh lượng nước được làm mát để duy trì nhiệt độ TH mong muốn. Nhiệm vụ giải nhiệt
dịch được thực hiện cần có sự hỗ trợ của bộ phận van xả với áp suất đặt cho trước để bảo
vệ đường ống bị quá áp do:
- Nhiệt độ nước làm mát TC tăng lên nên thể tích nước làm mát cũng bị tăng lên do
trao đổi nhiệt
- Nước làm mát được cấp bổ sung qua van CV ở cửa hút của bơm tuần hoàn nên thể
tích nước làm mát cũng bị tăng lên trong quá trình bơm thực hiện tuần hoàn bảo
đảm dòng lưu chuyển của nước làm mát giúp tăng khả năng trao đổi nhiệt. Van xả
theo áp suất đặt bảo đảm chống quá áp đường ống.

Hình 4.5. Sơ đồ điều khiển của một hệ thống trao đổi nhiệt dạng nồi hai vỏ được điều
khiển bằng một mạch vòng kín
Thiết bị này có thể được vận hành hoạt động gia nhiệt theo phương thức hoạt
động liên tục nhưng đa phần được sử dụng để phục vụ hoạt động theo phương thức gián
đoạn (đặc biệt ở các nồi nấu gián đoạn, thiết bị lên men ...).
Đối với yêu cầu công nghệ cao hơn (đòi hỏi độ chính xác cao và hạn chế dao động
nhiệt của dịch thể), các sơ đồ tương tự cho dạng thiết bị này thường được điều khiển hai
vòng (điều khiển nối tầng: cascade control), đặc biệt trong trường hợp vận hành hệ thống
hoạt động theo phương thức liên tục (dịch cần giải nhiệt liên tục được cấp và xả vào lớp
áo trong của khoang).
Thiết bị này có thể được vận hành hoạt động gia nhiệt theo phương thức hoạt
động liên tục nhưng đa phần được sử dụng để phục vụ hoạt động theo phương thức gián
đoạn (đặc biệt ở các nồi nấu gián đoạn, thiết bị lên men ...).
Để chỉnh định tham số cho bộ điều khiển quá trình công nghệ, việc xây dựng các
phương trình toán học mô tả động học được trình bẩy như ở phần trên là hết sức cần
thiết nhằm định lượng được đặc tính thời gian quán tính và hệ số khuyếch đại quá trình.
M .C p dTH P (
TH  .  TC  Thermal
F .S d PS 4.15)

Trong đó:
 PThermal: Dòng công suất nhiệt (nhiệt lượng trao đổi tức thời tại một thời điểm t
đang xét chính là vi phân theo thời gian của nhiệt lượng Q) được xác định theo
công thức sau (bảo toàn năng lượng và bỏ qua thất thoát nhiệt trong điệu kiện
bảo ôn lý tưởng);
dQ dT
PThermal   FS TH  TC   MC p H
d d
 S: Diện tích bề mặt truyền nhiệt;
 F: Hệ số truyền nhiệt;
 TH: Nhiệt độ của môi chất bên khoang trong của nồi hai vỏ (môi chất cần làm
mát);
 TC: Nhiệt độ trung bình nước làm mát (giải nhiệt) nằm ở khoang ngoài (phần
nằm giữ hai lớp áo của thiết bị trao đổi nhiệt nồi hai vỏ);
 M: Khối lượng của môi chất bên khoang trong của nồi hai vỏ(môi chất cần làm
mát);
 CP: Nhiệt dung riêng đẳng áp của môi chất bên khoang trong của nồi hai
vỏ(môi chất cần làm mát).
Phương trình vi phân thể hiện quan hệ động học quán tính bậc nhất giữa TH và TC
có hằng số thời gian được xác định bằng công thức

MC p (

F .S 4.16)

Ở trạng thái xác lập ổn định nhiệt độ thì các thành phần biến thiên theo thời gian
bị tiêu nên ta sẽ thu được phương trình trạng thái tĩnh:

PThermal (
TH  TC 
FS 4.17)

Trong nhiều trường hợp, các hệ thống trao đổi nhiệt được dùng để nâng nhiệt đô
lưu thể bằng hơi như hình dưới đây:
Hình 4.6. Sơ đồ điều khiển của một hệ thống trao đổi nhiệt có tách nước ngưng với
nguồn nhiệt từ nồi hơi được điều khiển bằng một mạch vòng kín
Nguyên lý điều chỉnh tương tự như trường hợp là mát nhưng tác động điều chỉnh
được thực hiện ngược: khi nhiệt độ đầu ra của lưu thể cần gia nhiệt (được đo, hiển thị ở
TIT và truyền xa về TIC) thấp hơn giá trị đặt thì Bộ điều chỉnh tự động TIC cấp tín hiệu
làm tăng độ mở của van FC (Fail Close: Van thường đóng) làm tăng lưu lượng hơi nước
cấp vào thiết bị gia nhiệt, điều đó khiến cho nhiệt độ đầu ra của lưu thể cần gia nhiệt có
xu hướng tăng lên đến giá trị đặt. Theo hình trên, thiết bị tác nước ngưng được thông áp
giữa phần lỏng và hơi nhằm bảo đảm chính xác lượng nước ngưng bị hạn chế ở mức cần
thiết trong thiết bị trao đổi nhiệt qua van phao. Trên thực tế, các sơ đồ khá đa dạng, sơ
đồ ở phần trên thực hiện tác động đơn thông số và thông qua một cơ cấu chấp hành, sơ
đồ sau giới thiệu tính năng điều chỉnh tác động kép thông qua điều chỉnh hai tham số với
hai cơ cấu chấp hành trên cùng một đối tượng điều chỉnh có tương tác chéo.

Hình 4.7. Sơ đồ điều khiển của một hệ thống trao đổi nhiệt với hai thông số điều
chỉnh bằng hai mạch vòng kín
Ngoài ra, có một số các sơ đồ điều chỉnh đơn thông số thông qua cơ cấu chấp
hành tác động kéo hoặc hai cơ cấu chấp hành như sơ đồ sử dụng thiết bị chấp hành van
ba ngả ở hình 4.8.
Trong nhiều trường hợp, yêu cầu chất lượng điều khiển cao hơn về mức độ ổn
định thông số điều chỉnh bao gồm các tiêu chí: mức độ quá điều chỉnh trong quá trình
quá độ thấp cũng như dao động thông số trong quá trình ổn định thấp. Khi ấy các sơ đồ
nối cấp được sử dụng như các sơ đồ ở hình 4.10.

Hình 4.8. Sơ đồ ĐK của HT trao đổi nhiệt bằng một mạch vòng kín với một cơ cấu
chấp hành tác động kép (van ba ngả) tại các vị trí trước và sau thiết bị TĐN

Hình 4.9. Sơ đồ điều khiển của một hệ thống trao đổi nhiệt bằng một mạch vòng kín
với hai cơ cấu chấp hành tác động riêng rẽ

Hình 4.10. Sơ đồ điều khiển nổi cấp của một hệ thống trao đổi nhiệt bằng hai mạch
vòng kín
Không có sơ đồ điều khiển nào là hoàn hảo, tuy nhiên các sơ đồ trên thể hiện đặc
tính bị động: tác động sau khi nhiễu ảnh hưởng tới đầu ra (điều khiển phản hồi), vì vậy
sơ đồ sau khắc phục các nhược điểm được nêu.
Hình 4.11. Sơ đồ điều khiển bù vượt trước pha của một hệ thống trao đổi nhiệt
Sơ đồ trên là sơ đồ điều khiển bù với khâu vượt trước để bù các tác động quán
tính quá trình đối với các tác động nhiễu do tải gây ra. Rất rõ ràng khi lưu lượng của lưu
thể cần gia nhiệt thay đổi thì lượng nhiệt cần được đưa vào. Thông thường với cơ chế
điều khiển phản hồi, khi lưu lượng lưu thể cần gia nhiệt thay đổi theo chiều hướng tăng
lên sẽ làm nhiệt độ đầu ra của lưu thể hạ xuống, khi ấy sai lệch điều chỉnh xuất hiện vì
vậy bộ điều chỉnh sẽ mở van hơi thêm để tăng lưu lượng hơi lên tương xứng với lưu
lượng lưu thể theo phương trình cân bằng nhiệt. Trong trường hợp này, quá trình dao
động có thể bị tạo ra trước khi thông số cần điều chỉnh (nhiệt độ) về trạng thái cân bằng.
Hình 4.12. Dao động thông số CN với 1 mạch vòng đơn giản khi nhiễu tác động
Khi ấy, chất lượng điều khiển không được duy trì. Nhằm trách các tác động tiêu
cực trên, biện pháp khắc phục được đưa ra trên cơ sở cân bằng nhiệt quá trình có xét tới
yếu tố tác động quán tính động học. Các phần tử bù vượt trước về pha tác động sẽ giúp
cho nhiễu được loại bỏ ngay khi xuất hiện. Cụ thể, khi lưu lượng của lưu thể lỏng cần
gia nhiệt tăng thì bộ phận bù vượt trước sẽ tác động và đưa ngay thêm lưu lượng đặt cho
bộ phận điều chỉnh lưu lượng hơn (khoanh vuông) một lượng tương ứng với sự thay đổi
để thông số quá trình được giữ nguyên.
4.3. Điều khiển tự động hệ thống điều hòa không khí
Nhiệm vụ chính của hệ thống điều hòa không khí (ĐHKK) là chuyển nhiệt từ nơi
cần điều chỉnh nhiệt độ ra môi trường bên ngoài. Thêm vào đó hệ thống còn có thể có
thêm chức năng điều chỉnh độ ẩm và thông gió. Sơ đồ hệ thống được thể hiện trong hình
4.13.

Hình 4.13. Sơ đồ hệ thống điều hoà không khí


Để thực hiện được nhiệm vụ chính hệ thống ĐHKK cơ bản dựa vào hệ thống máy
lạnh, sơ đồ hình 4.14.
Hình 4.14. Sơ đồ máy lạnh
Hệ thống máy lạnh gồm bốn thiết bị chính là máy nén, giàn ngưng tụ, giàn bay hơi
và van tiết lưu. Tác nhân lạnh chạy trong hệ thống lạnh thực hiện chu trình lạnh để vận
chuyển nhiệt từ giàn lạnh đến giàn nóng. Tại giàn lạnh, tác nhân lạnh bay hơi và thu
nhiệt. Hơi tác nhân lạnh được hút về máy nén và nén đoạn nhiệt đến áp suất ngưng và
được đẩy đến giàn ngưng. Tại đây, hơi tác nhân lạnh cao áp giải phóng nhiệt và ngưng tụ
thành lỏng cao áp. Lỏng cao áp chảy về giàn bay hơi qua van tiết lưu.
Tùy và từng điều kiện cụ thể mà hệ thống ĐHKK có thể đầy đủ như sơ đồ hình
4.13hoặc được đơn giản. Khi đó nhiệt thừa (tải nhiệt) của phòng làm mát sẽ được không
khí tải đến giàn mát, truyền nhiệt cho chất tải nhiệt trung gian là nước lạnh hoặc trực tiếp
đến giàn bay hơi, truyền nhiệt cho môi chất lạnh. Ở giàn ngưng tụ, môi chất lạnh cũng
có thể tỏa nhiệt cho nước làm mát hoặc trực tiếp cho gió trời.
Tải nhiệt của các khu vực làm việc không ổn định và phụ thuộc nhiều vào các
nhiễu như bức xạ mặt trời, nhiệt độ môi trường và các nguồn toả nhiệt khác. Do vậy hệ
thống ĐHKK cần được điều khiển tốt để đạt được yêu cầu đề ra đồng thời tiết kiệm năng
lượng.
4.3.1. Mô hình toán học hệ thống điều hòa không khí
Mô hình động học của hệ thống điều hòa không khí cho cabin xe ô tô được xây
dựng bởi Selvan và Seethalakshmi (2010). Hình ảnh mô tả về các nguồn nhiệt ẩm tác
động lên cabin ô tô được biểu diễn trên hình 4.15. Mô hình này quan tâm đến sự biến đổi
của nhiệt độ, độ ẩm trong cabin xe, nhiệt độ, độ ẩm không khí tại trong giàn bay hơi
trong khi tốc độ quạt gió và tốc độ máy nén coi như đã biết. Mô hình được thiết lập trên
cơ sở các giả thuyết sau:
- Hệ thống được khảo sát như hệ động lực học bậc một và không kể đến quán
tính dòng chảy;
- Nhiệt độ không khí cấp vào cabin trong dải từ 18 đến 45oC;
- Trạng thái của tác nhân lạnh trong bình ngưng tụ và bay hơi đạt bão hòa;
- Không có trở lực trong quá trình ngưng tụ và bốc hơi;
- Không kể đến ảnh hưởng của dầu máy cuốn theo;
- Hệ số trao đổi nhiệt không bị ảnh hưởng bởi tốc độ xe;
- Không khí được hòa trộn tốt trong cabin và giàn bay hơi;
- Giàn bay hơi bao gồm hai vùng rõ rệt chứa không khí bão hòa ẩm và không khí
khô;
- Bỏ qua tổn thất nhiệt trong ống dẫn khí;

Hình 4.15. Mô hình các nguồn nhiệt ẩm tác động lên cabin xe ô tô
Các kí hiệu được sử dụng trong mô hình như sau:
- Tr là nhiệt độ trong cabin, oC;
- Tm là nhiệt độ của không khí vào giàn lạnh, oC;
- Tim là nhiệt độ của đồ vật trong cabin, oC;
- Ta là nhiệt độ môi trường, oC;
- Ts là nhiệt độ không khí cấp vào cabin, oC;
- Td là nhiệt độ của không khí khô rời khỏi vùng làm lạnh không khí khô trong
giàn bay hơi, oC;
- Tw là nhiệt độ tường (bề mặt) giàn bay hơi, oC;
- Mr là lượng không khí trong cabin, kg;
- Mim là khối lượng đồ vật trong cabin, kg;
- mf là lưu lượng không khí mới lấy thêm từ bên ngoài, kg/s;
- Cpr là nhiệt dung riêng đẳng áp của không khí trong cabin, KJ/KgoK;
- Cpe la nhiệt dung riêng đẳng áp của không khí trong giàn bay hơi, KJ/KgoK;
- Cc là nhiệt dung riêng đẳng áp của đồ vật trong cabin, KJ/KgoK;
- Cpa la nhiệt dung riêng đẳng áp của không khí ngoài trời, KJ/KgoK;
- Cpm la nhiệt dung riêng đẳng áp của hỗn hợp không khí sau khi hòa trộn và
trước giàn bay hơi, KJ/KgoK;
- Qs là nhiệt bức xạ mặt trời, Kw;
- Qps là nhiệt lượng tỏa ra từ hành khách, Kw;
- Uo là hệ số trao đổi nhiệt qua vỏ cabin, W/m2 oK;
- Ao là diện tích vỏ cabin, m2;
- Kspl lànhiệt lượng riêng của quạt tỏa ra, KJ/m3 không khí;
- F là lưu lượng quạt, m3;
- Him là hệ số trao đổi nhiệt đối lưu giữa đồ vật và không khí trong cabin,
Kw/m2oK;
- Aim là diện tích bề mặt đồ vật trong cabin, m2;
- Cp là nhiệt dung riêng đẳng áp của không khí khô tại vùng làm lạnh không khí
khô trong giàn bay hơi, KJ/KgoK;
-  là khối lương riêng của không khí khô tại vùng làm lạnh không khí khô trong
giàn bay hơi, Kg/m3;
- Vh1 là thể tích không khí trong vùng làm lạnh không khí khô trong giàn bay
hơi, m3;
- 1 là hệ số cấp nhiệt của giàn bay hơi ở vùng làm lạnh không khí khô,
Kw/m2oC;
- A1 là diện tích truyền nhiệt của giàn bay hơi ở vùng làm lạnh không khí
khô,m2;
- Vh2 là thể tích không khí trong vùng không khí ẩm trong giàn bay hơi, m3;
- Wm là độ ẩm của khí đã phối trộn vào giàn bay hơi, kg/kg không khí khô;
- Wm là độ ẩm của khí lạnh cấp vào cabin, kg/kg không khí khô;
- 2 là hệ số cấp nhiệt của giàn bay hơi ở vùng không khí bão hòa ẩm, Kw/m2oC;
- A2 là diện tích truyền nhiệt của giàn bay hơi ở vùng không khí bão hòa ẩm,m2;
- hfg là ẩn nhiệt hóa hơi của nước, kJ/kg;
- V là thể tích của cabin, m3;
- hr1 là entanpy của môi chất lạnh tại vùng không khí ẩm trong giàn bay hơi ,
kJ/kg;
- hr2 là entanpy của môi chất lạnh tại vùng không khí bão hòa ẩm trong giàn bay
hơi, kJ/kg;
- Wm là độ ẩm của không khí trong cabin, kg/kg không khí khô;
- Wm là độ ẩm của không khí ngoài môi trường, kg/kg không khí khô;
- Qpl là nhiệt tỏa ra qua việc toát mồ hôi của hành khách, Kw;

Hình 4.16. Sơ đồ tuần hoàn các dòng nhiệt ẩm trong hệ thống điều hòa xe ô tô
Mô hình của Selvan và Seethalakshmi (2010) quan tâm đến hai dòng nhiệt ẩm
chính. Như mô tả trong hình 4.16, dòng nhiệt, ẩm của không khí trong cabin và dòng
nhiệt, ẩm của không khí tươi lấy thêm từ bên ngoài được hút vào giàn lạnh (giàn bay
hơi). Tại đây, các dòng này được làm lạnh ở vùng không khí khô để trở thành hơi bão
hòa và tiếp tục được tách ẩm ở vùng bão hòa ẩm. Hỗn hợp khí này sau đó được tuần
hoàn trở lại cabin. Nhiệt lượng trao đổi qua giàn lạnh chính là tổng nhiệt lượng sinh ra
do biến đổi nhiệt độ của không khí, đồ vật trong cabin, nhiệt bức xạ mặt trời, bức xạ
nhiệt hành khách, nhiệt tổn thất qua vỏ cabin, nhiệt tổn thất qua thông gió (không khí
tươi), và nhiệt tỏa ra từ quạt. Vậy, phương trình cân bằng nhiệt trong cabin là:

dTr dT
M r C pr  M imCc im  C pe  f Tm  Ts   Qs  Qps
d d (4.18)
 U 0 A0 Ta  Tr   mf C pa Ta  Tr   K spl f
Trong đó: Kspl làhệ số tỏa nhiệt lượng riêng của quạt; và nhiệt lượng trao đổi giữa
đồ vật và không khí trong cabin là:

dTim
M imCc  him Aim Tim  Tr  (4.19)
d

Phương trình cân bằng nhiệt ở vùng không khí khô của giàn bay hơi là:

dTd  T T 
C p Vh1  C p  f Tm  Td   1 A1  Tw  m d  (4.20)
d  2 

Phương trình cân bằng nhiệt ở vùng không khí bão hòa của giàn bay hơi là:

dTs dWs
C p Vh 2  Vh 2 d fg  C p  f Td  Ts    fh fg  Wm  Wg 
d d (4.21)
 T  Ts 
  2 A2  Tw  d 
 2 

Phương trình trình cân bằng ẩm ở vùng không khí bão hòa của giàn bay hơi là:

dTw T T   T  Ts 
 C V 
p w d
 1 A1  m d  Tw    2 A2  d
 2   2
 Tw   M ref  hr 2  hr1
 (4.22)

Phương trình trình cân bằng ẩm trong cabin là:

dWr
M r h fg    fh fg  Wm  Ws   M f h fg  Wa  Wr   Q pl (4.23)
d

Trong đó mối quan hệ nhiệt ẩm không khí trong cabin là:

dWs   2  0,0198Ts   0,085  dTs


  0 (4.24)
d  1000  d

Tại vùng hòa trộn khí trước khi vào giàn lành, phương trình cân bằng nhiệt ẩm
được viết như sau:
 fC pmTm  m f C paTa    f  m f  C prTr (4.25)

 fWm  m f Wa    f  m f  Wr (4.26)

Để liên kết với tốc độ máy nén các phương trình của Tian (2006) được đưa vào
như sau:

 v
M ref  n   Dc2 S p  N c  (4.27)
4 s

Trong đó, Mref là lưu lượng tác nhân lạnh (kg); n, Dc, Sp, Nc lần lượt là số xi lanh,
đường kính (m), hành trình xi lanh (m) và tốc độ vòng quay (vòng/giây) của trục máy
nén; s là thể tích riêng của tác nhân lạnh (m3/kg); và v là hiệu suất thể tích xi lanh (%)
được tính như sau:

v  0,3596  1,1072S p  0,08132


2 (4.28)
 0,0001175 N c  0,4025S p  2,449  108 N c2

Trong đó S p là tỷ lệ giữa chiều dài hành trình xi lanh lý thực và lý thuyết.

4.3.2. Sơ đồ hệ điều khiển tự động điều hòa không khí


Hình 4.17 mô tả sơ đồ điều khiển chu trình lạnh trong hệ thống điều hòa khá đơn
giản nhưng đảm bảo độ tin cậy. Rơ le nhiệt ngưỡng trên (TSH) là bộ phận điều khiển
chính của hệ thống. Khi nhiệt độ hỗn hợp khí vào tăng đến ngưỡng trên, rơ le đóng, tác
động đến van điện từ (FC) cấp tác nhân lạnh vào giàn lạnh (giàn bay hơi). Tại đây, tác
nhân lạnh bay hơi, thu nhiệt và làm giảm nhiệt độ của không khí đầu ra. Khi nhiệt độ
không khí ra khỏi giàn lạnh giảm đạt chênh lệch ngưỡng nhất định, rơ le nhiệt (TSH) tắt
dẫn đến van cấp tác nhân lạnh tắt, dừng cấp tác nhân lạnh vào giàn lạnh.
Hình 4.17. Sơ đồ điều khiển chu trình máy lạnh
Ngoài ra, hệ thống còn bao gồm các thiết bị bảo vệ máy nén. Để đảm bảo tác nhân
lạnh dạng lỏng không bị hút về máy nén, Van tiết lưu (SCV) được điều khiển bởi bầu
cảm biến hơi quá nhiệt đặt ở sau giàn lạnh, trên đường ống hơi về máy nén. Van tiết lưu
được đóng bởi một lò xo. Khi hơi về máy nén là hơi bão hòa, áp lực trong cảm biến cân
bằng với áp lực của lò xo ở trạng thái đóng van, dừng cấp tác nhân lạnh vào giàn bay
hơi. Khi hơi về máy nén là hơi quá nhiệt áp lực trong cảm biến tăng đẩy lò xo đến vị trí
cân bằng mới, van mở ra cấp tác nhân lạnh vào giàn bay hơi. Khi lượng hơi tác nhân
lạnh về máy nén quá ít, áp suất cửa hút máy nén giảm đến ngưỡng thấp, rơ le bảo vệ áp
ngưỡng tháp (PSL) đóng, tác động vào công tắc tắt máy nén. Trong trường hợp quạt làm
mát ở giàn nóng hỏng hoặc máy nén bơm ra quá nhiều hơi tác nhân lạnh làm tăng áp
suất ở cửa ra của máy nén vượt ngưỡng trên, rơ le bảo vệ áp ngưỡng trên đóng, tác động
vào công tắc tắt máy nén.
Không khí sau khi được làm lạnh được quạt cấp vào các cửa gió. Sơ đồ điều khiển
ổn định áp suất tĩnh trên ống cấp không khí lạnh được mô tả trên hình 4.18
Hình 4.18. Sơ đồ điều khiển áp suất tĩnh ống cấp khí lạnh
Chênh lệch áp suất tĩnh giữa ống cấp khí và trong phòng được đo, hiển thị và
truyền xa đến bộ điều khiển áp (PC). Khi bật công tắc cấp gió trong phòng, rơ le (R)
đóng, tín hiệu từ bộ điều khiển áp truyền đến bộ chuyển đổi tín hiệu điện - áp (IP). Tín
hiệu này được gửi đến bộ điều khiển vị trí của cơ cấu chấp hành (PP), do đó điều khiển
hoạt động của quạt cấp khí lạnh. Nếu không quạt ở chế độ thường đóng.
Trong một số trường hợp, không khí trên ống ra khỏi phòng cần có quạt hút điều
chỉnh lưu lượng. Sơ đồ điều chỉnh lưu lượng không khí hút ra được mô tả trên hình 4.19.
Lưu lượng gió lạnh cấp vào phòng được đo và truyền xa đến bộ điều khiển lưu lượng
(FC) như tín hiệu điều chỉnh (CPA). Cùng lúc, tín hiệu lưu lượng gió hút ra cũng được
truyền về bộ điều khiển. Bộ điều khiển xác định độ chênh lưu lượng và ra tín hiệu điều
khiển cho quạt gió ra sao cho lưu lượng ra luôn nhỏ hơn lưu lượng gió vào ở một mức
độ nhất định. Nếu rơ le quạt không đóng, quạt gió ra ở trạng thái thường đóng.
Hình 4.19. Sơ đồ điều khiển lưu lượng không khí hút ra
Gió ra khỏi phòng có thải đi hoàn toàn hoặc tái sử dụng tùy thuộc vào chế độ điều
khiển của bộ trộn gió. Sơ đồ điều khiển bộ trộn gió được mô tả trong hình 4.20. Bộ điều
khiển tiết kiệm năng lượng (EC) vận hành như bộ tự động chuyển chế độ tác động đến
bộ điều khiển nhiệt độ (TC) điều khiển theo các chế độ tiết kiệm năng lượng. Chế độ
làm mát tự nhiên (free cooling) được kích hoạt khi tín hiệu từ các cảm biến nhiệt đến bộ
EC thỏa mãn hai điều kiện sau:
- Nhiệt độ gió ra khỏi phòng nằm trong vùng chế độ làm mát (cooling mode).
- Nhiệt độ không khí ngoài trời đủ thấp hơn nhiệt độ gió ra để đảm bảo vận hành
chế độ tiết kiệm năng lượng.
Khi chế độ tiết kiệm năng lượng được kích hoạt, bộ TC điều khiển song song mở
hoàn toàn cửa khí thải và cửa lấy gió trời trong khi cửa trộn gió được điều khiển ngược
lại, đóng hoàn toàn. Hệ thống máy nén của máy lạnh ngừng hoạt động.
Hình 4.20. Sơ đồ điều khiển bộ trộn gió
Gió ngoài trời sẽ không được lấy vào khi bộ điều khiển ở chế độ tạm dừng thông
gió(unoccupied mode or ventilation delay mode). Rơ le thường mở R1 không tác động
tới bộ chuyển đổi điện- áp IP sẽ giữ cho cửa lấy gió trời đóng hoàn toàn. Cùng lúc này
quạt gió cũng ngừng hoạt động. Khi hệ thống ở chế độ thông gió tối thiểu, EC tác động
tới TC và R2 đóng, bộ chọn tín hiệu cao sẽ tác động mở cửa gió trời theo bước tối thiểu
của bộ MPS. Khi cả hai rơ le R1, R2 cùng đóng, bộ TC ở chế độ làm việc liên tục
(occupied mode) sẽ tác động đến TY và IP điều khiển cửa gió trời từ mức tối thiểu đến
mở hoàn toàn.
4.4. Điều khiển tự động quá trình thanh trùng liên tục
Quá trình thanh trùng liên tục sản phẩm thực phẩm được thực hiện chủ yếu đối
với hai loại sản phẩm chính: sản phẩm ở dạng dịch thể lỏng và sản phẩm đã được bao
gói (đóng chai hoặc đóng túi). Sản phẩm đã được bao gói thường được thực hiện trên
thiết bị thanh trùng băng tải với hơi hoặc nước nóng được phun trực tiếp vào sản phẩm
cần thanh trùng. Vấn đề điều khiển đối với thiết bị thanh trùng băng tải hết sức đơn giản.
Trong nội dung của giáo trình, thanh trùng liên tục dịch thể lỏng sẽ được tập trung phân
tích.
4.4.1. Nhiệm vụ điều khiển của quá trình thanh trùng liên tục
Sản phẩm ở dạng dịch thể lỏng thường được thanh trùng bằng thiết bị trao đổi
nhiệt gián tiếp tiếp với khả năng điều khiển tăng nhiệt độ (làm nóng) và giảm nhiệt độ
(làm mát) của dịch thể cần thanh trùng theo những khoảng thời gian xác định. Sơ đồ
dưới đây sẽ giới thiệu một hệ thống trao đổi nhiệt gián tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh
trùng liên tục. Như vậy biến quá trình cần không chế là nhiệt độ của dịch thể cần thanh
trùng.

Hình 4.21. Sơ đồ quá trình - thiết bị của một hệ thống


thanh trùng liên tục
Khi khởi động hệ thống, nguyên liệu cần thanh trùng được cấp vào trong thiết bị
chứa trung gian và cuối quá trình được xả ra để thu hồi sản phẩm thanh trùng vào một
thiết bị chứa trung gian khác. Trong nhiều trường hợp, nhằm bảo đảm sự tiết kiệm tối đa
về chi phí đầu tư, hai bình trên được dùng chung với khoang gia nhiệt (thường ở ngay
pha đầu tiên của quá trình thanh trùng) như đối với trường hợp này. Theo sơ đồ trên, bộ
phận gia nhiệt làm nóng được thu gọn với nhiệm vụ cấp nhiệt lượng Q theo yêu cầu với
các thiết bị trao đổi nhiệt gián tiếp quen thuộc như ống xoắn ruột gà hoặc nồi hai vỏ (như
đã phân tích ở phần 4.1). Trong nhiều tình huống, việc gia nhiệt cũng có thể thực hiện
thông qua hệ thống gia nhiệt bằng điện với các thiết bị thanh trùng thuộc loại nhỏ.
Lưu thể trong bình được gia nhiệt và bơm tuần hoàn sau khi được làm mát bằng
lưu thể lạnh tại thiết bị trao đổi nhiệt. Như vậy, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi
trường, tác động tới giá trị nhiệt độ của lưu thể nóng bao gồm cả nhiệt lượng cấp cho lưu
thể lạnh và nhiệt lượng được bổ sung cho lưu thể nóng (đặt tại bình trung gian tích lưu
thể nóng hồi lưu sau khi cấp nhiệt cho lưu thể lạnh).
Đối với các ký hiệu ở hình trên, các chữ cái nhỏ có ý nghĩa bổ sung cho các đại
lượng được mô tả (c: lạnh, h: nóng, i: vào, o: ra) chứ không nhằm mục đích mô tả chi
tiết cho các thiết bị đo lường điều khiển.
Mô tả đối tượng điều khiển (thiết bị trao đổi nhiệt) thông qua việc phân tích tín
hiệu vào ra được mô tả ở sơ đồ dưới đây:
Hình 4.22. Sơ đồ khối tín hiệu vào/ra của hệ thống thanh trùng liên tục với khoang
trung gian
Sơ đồ trên mô tả góc nhìn nhận quá trình với vai trò là đối tượng điều khiển với
các tín hiệu vào bao gồm biến tác động nhiễu DV (Disturbance Variable) và biến thao
tác MV (Manipulated Variable); tín hiệu ra hay biến được điều khiển CV (Controlled
Variable) mà trong một số tài liệu được viết là PV (Process Variable: biến quá trình),
trong đó:
Biến nhiễu bao gồm lưu lượng lưu thể nóng Fh, lưu lượng lưu thể lạnh Fc và nhiệt
độ đầu vào của lưu thể lạnh Tci
Biến thao tác là tác động điều chỉnh của bộ phận gia nhiệt cung cấp nhiệt Q.
Tác động điều chỉnh và nhiễu được tác động đến biến quá hay biến điều khiển
chính là nhiệt độ vào của thiết bị gia nhiệt.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần tính đến các biến trạng thái nội bộ (IV: Internal
Variable): nhiệt độ đầu ra của lưu thể lạnh Tco và nhiệt độ đầu ra của lưu thể nóng Tho.
Ta nhận thấy, tác động của quá trình theo sơ đồ khối trên có thể được tổng hợp lại
để có một sơ đồ cấu trúc với các mô tả toán học thông qua các hàm truyền như hình sau:
Hình 4.23. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống thanh trùng liên tục với khoang trung gian
Tuy nhiên trong trường hợp đối với các hệ thống thanh trùng, yếu tố thời gian gia
nhiệt, giữ nhiệt và làm mát cần được khống chế nên lưu lượng lưu thể nóng Fh cần được
điều khiển hoàn toàn. Nên trong các sơ đồ sau đây, đại lượng này được điều chỉnh. Tuy
nhiên, do tính lệ thuộc vào thời gian gia nhiệt, giữ nhiệt và hạ nhiệt, nên giá trị này vẫn
đóng vai trò tác động nhiễu đối với quá trình điều khiển thông nhiệt độ ra của lưu thể
nóng.
4.4.2. Phương trình động lực học của thanh trùng liên tục

4.4.2.1. Hằng số suy giảm


Số lượng vi khuẩn trong dịch thể luôn có xu hướng biến theo thời gian và được
mô tả bằng phương trình sau đây:

N  
lg     (4.29)
 N0  D

Trong đó
N: Số lượng vi khuẩn ở thời gian τ đang xét;
N0 : Số lượng vi khuẩn ở thời gian ban đầu;
D: Hệ số suy giảm số lượng vi khuẩn theo thời gian tính theo hệ cơ số 10
(một chu trình).
Mô hình trên có thể được biểu diễn dưới dạng phương trình vi phân bậc nhất hệ số
hằng (khá phổ biến trong việc mô tả toán học cho phản ứng hóa học) như sau:

dN
 kN (4.30)
d

Trong đó: k chính là hằng số thời gian phản ứng (bậc nhất) hay chính là độ dốc
của logarithm cơ số tự nhiên (e).
Phương trình trên có thể được giải ra với kết quả như sau:

N 
ln     k (4.31)
 N0 
Việc so sánh các phương trình khác nhau (ứng với cơ số khác nhau) ta dễ dàng có
được sự cân bằng sau khi đồng nhất các hệ số:
2,303
k
D
Các hằng số chính (trị số D hoặc k) được dùng để mô tả sự suy giảm số lượng vi
sinh vật theo thời gian dưới các điều kiện thanh trùng khác nhau bởi các yếu tố vật lý
khác nhau:
- Nhiệt độ.
- Áp suất.
- Điện trường.
- Cường độ sóng siêu âm.
- Cường độ tia UV.
- ...
Trên thực tế, có nhiều mô hình khác nhau được đưa ra (Peleg and Cole 1998;
Anderson 1996) tuy nhiên mô hình trên vẫn là mô hình phổ quát trong nhiều trường hợp
(kể cả có sự kết hợp các yếu tố vật lý một cách đồng thời tại cùng một thiết bị thanh
trùng).

4.4.2.2. Hệ số thanh trùng nhiệt


Để đặc trưng cho tính hiệu quả của thanh trùng đối với trường hợp tác động đơn
yếu tố vật lý (nhiệt độ), phương trình sau được đưa ra.

D
lg    
T  TR 
(4.32)
 DR  z

Để ước lượng hệ số D đối với các trị số nhiệt độ khác nhau, một giá trị tham chiếu
TR được đo kiểm. Hằng số biến thiên theo nhiệt độ z(T) cần được xác định thông qua
một số thí nghiệm bổ sung tại các giá trị T khác nhau (và khác TR). Khi ấy, giá trị nhiệt
độ cũng ảnh hưởng tới trị số của hằng số suy giảm D theo hàm mũ với cơ số 10.
Một mô hình khác cũng được dùng để xác định hằng số suy giảm là phương trình
Arrhenius:

 E  (
k  k0 exp  
 RTA  4.33)
Trong đó:
k0: Hằng số Arrhenius.
E: Hằng số năng lượng hoạt hóa.
TA: Nhiệt độ tuyệt đối (K).
R: Hằng số R.
Đồng nhất hai mô hình, ta có thể thu được phương trình cân bằng hệ số để đánh
giá năng lượng hoạt hóa:

2,303RTA2 (
E
z 4.34)

Phương trình trên thường được dùng để ngoại suy giá trị năng lượng hoạt hóa E
khi giá trị nhiệt độ thanh trùng thực tế được sử dụng ngoài vùng số liệu nhiệt độ thí
nghiệm.
4.4.3. Sơ đồ điều khiển của thanh trùng liên tục
Phân tích sơ đồ điều khiển sau, ta thấy có 4 thiết bị được ký hiệu bắt đầu bằng chữ
T (liên quan đến thông số nhiệt độ với 01 thiết bị đo lường - điều khiển cục bộ (TC) và
03 thiết bị đo lường - hiển thị nhiệt độ tại chỗ (TI) để đo lường đại lượng nhiệt độ của
lưu thế nóng (cấp nhiệt) và lưu thể lạnh (thu nhiệt) ở các cửa vào, cửa ra của thiết bị trao
đổi nhiệt.

Hình 4.24. Lưu đồ thiết bị đo lường điều khiển hệ thống thanh trùng liên tục
Bên cạnh các thiết bị đo lường điều khiển nhiệt độ còn các thiết bị điều khiển lưu
lượng (FC) và thiết bị điều khiển tốc độ của động cơ truyền động cho bơm (SC) với mục
đích điều chỉnh lưu lượng.
Tại cụm điều chỉnh 2, lưu lượng kế có thể lắp sau van nhưng ở một khoảng cách
đủ lớn so với vị trị lắp đặt van (lớn hơn một khoảng k*D trong đó D là đường kính ống,
k là hệ số phục thuộc vào chủng loại lưu lượng kế).
Trên thực tế, việc bóc tách các cụm chức năng là việc cần thực hiện ở hình trên
sau khi xem xét tổng thể các yếu tố tương tác đối với các hệ thống phức tạp. Cụm chức
năng điều khiển hai thông số nhiệt độ được bóc tách ở cụm 1 để phân tích riêng rẽ như
hình sau:

Hình 4.25. Lưu đồ quá trình và thiết bị đo lường - điều khiển P&ID (process and
instrumentation diagram) của cụm 1
Theo các sơ đồ ở cụm 1 và cụm 2, việc điều chỉnh lưu lượng có sự khác biệt đáng
kể như sau:

Hình 4.26. So sánh việc điều chỉnh lưu lượng với các phương pháp khác nhau ở cụm
1 và cụm 2 về mặt thiết bị điều chỉnh
Cụm 1 thực hiện chức năng điều chỉnh lưu lượng dựa trên việc thay đổi tốc độ
bơm dẫn đến thay đổi đặc tính áp suất – lưu lượng của bơm nên tiết kiệm được năng
lượng tiêu hao một cách đáng kể cũng như nâng cao tuổi thọ của bơm (so với việc lắp
một van điều chỉnh sau bơm).
Cụm 2 thực hiện chức năng điều chỉnh lưu lượng dựa trên việc thay đổi góc mở
của van dẫn đến thay đổi đặc tính áp suất – lưu lượng của trở lực toàn hệ thống nên giải
pháp này thường được dùng khi lưu thể cần điều chỉnh lưu lượng được cấp từ bình cao
vị.
Để hình dung rõ hơn vấn đề này, ta có thể đưa ra các đặc tính so sánh ở hình dưới
đây:

Hình 4.27. So sánh việc điều chỉnh lưu lượng với các phương pháp khác nhau ở cụm
1 và cụm 2 về mặt đặc tính điều chỉnh và năng lượng điều chỉnh
Xét riêng về công suất, nếu như ta điều chỉnh lưu lượng giảm đi 2 lần thì công
suất thủy lực được giảm 8 lần (đối với tải thủy lực có phần áp suất tĩnh nhỏ).
4.5. Điều khiển tự động quá trình thanh trùng cao áp
4.5.1. Nhiệm vụ điều khiển của quá trình thanh trùng cao áp
Quá trình thanh trùng cao áp (HPP: High Preussure Pasteurization hoặc UHP:
Ultra High pressure Pasteurization hoặc HHP High Hydrostatic preussure
Pasteurization) được áp dụng cho một số nguyên liệu thực phẩm dạng lỏng và rắn. Áp
suất làm việc trong dải từ 100 đến 800 MPa, nhiệt độ dưới 100oC. Cho đến nay, đây là
một trong những phương pháp tiên tiến trong chế biến thực phẩm.
Các phương pháp tiên tiến được kể đến sử dụng các phương thức vật lý như:
- Vi sóng/Cao tần (MW/RF).
- Tia cực tím (UV).
- Xung điện trường (Pulse Electrical Field: PEF).
- Siêu âm (US).
- Bức xạ Ion.
Ngoài ra, chúng ta cần kể đến một số phương pháp khác như phương pháp điện
trường tập trung, plasma lạnh ... Các phương pháp này không khác biệt lớn về bản chất
so với 5 phương pháp chính kể trên. Điểm khác biệt nằm ở vùng tham số.
Về mặt lý thuyết, các phương pháp trên không sử dụng tác nhân nhiệt độ làm tác
nhân để tiến hành quá trình chế biến. Tuy nhiên, các nhân kể trên luôn tạo ra hiệu ứng
phụ là sinh nhiệt. Vì vậy, ở góc độ nào đó ta vẫn xét tới nó như một quá trình xẩy ra hiệu
ứng nhiệt (làm lạnh hoặc phát nóng).
Đối với phương pháp thanh trùng cao áp, quá trình hình thành nhiệt được giải
thích qua phương trình vi phân sau:

dT T  p (

dP  C p 4.35)

Trong đó:
αP : là hệ số áp suất đặc trưng bởi khối vật liệu.
ρ: là khối lượng riêng.
CP: là nhiệt dung riêng của khối vật liệu.
Trong môi trường đoạn nhiệt, khi tăng áp suất lên một khoảng 100 MPa, giá trị
nhiệt độ tăng lên 3oC. Xét ở góc độ tổng thể hệ thống, vật liệu được đặt trong buồng cao
áp sẽ có sự phát tán nhiệt lượng ra môi trường xung quanh nên khi áp dụng phương trình
Furie ta thu được phương trình sau:

T T  p P (
 .   2T
  C p  4.36)

Với hệ số phát tán nhiệt được định nghĩa:

k (

C p 4.37)

Trong khuôn khổ giáo trình, việc nghiên cứu các đặc tính phát nhiệt do áp suất
cao tạo ra đối với các khối vật liệu thực phẩm không được đề cập sâu. Việc đưa ra các
phương trình cơ bản lý giải rõ ràng quan hệ cơ bản trong tác động thanh trùng cao áp
giữa áp suất và nhiệt. Điều này có ý nghĩa qua trọng không chỉ trong nghiên cứu mà cả
trong ứng dụng.
Đối với công tác nghiên cứu, tác động thanh trùng cao áp sẽ tạo ra tác động nhiệt
nên đây là một tác động kép. Nên góc độ nhìn nhận hiệu quả thanh trùng cần xem xét ở
khía cạnh tổng thể. Tách biệt riêng rẽ được tác động của phần áp lực tạo ra trên vật liệu
đối với hiệu quả thanh trùng cần loại được các yếu tố hiệu ứng thanh trùng do tác nhân
nhiệt (hệ quả của áp suất cao gây ra).
Đối với công tác ứng dụng, quá trình thanh trùng cao áp cần quan tâm đến sự gia
tăng nhiệt độ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các thành phần dinh dưỡng cần giữ
trong quá trình thanh trùng. Từ đó cần có sự ổn định nhiệt độ phù hợp trong trường hợp
cần thiết.
Về căn bản, yêu cầu công nghệ đối với quá trình thanh trùng cao áp là đáp ứng
được việc giữ được các đặc tính cảm quan (mầu sắc, mùi, vị ...) cũng như các dinh
dưỡng cần thiết của thực phẩm. Chế độ công nghệ được duy trì tốt trên cơ sở hệ thống
điều khiển chính xác sẽ đáp ứng yêu cầu này.
Để hình dung rõ hơn nhiệm vụ điều khiển đối với thanh trùng cao áp, sơ đồ sau
thể hiện một thiết bị thanh trùng cao áp được cấp qua bình chứa trung áp.

Hình 4.28. Yêu cầu công nghệ điều khiển của thiết bị thanh trùng cao áp
Hệ thống sử dụng bơm tăng áp vào bình chứa có thành bình dày và chịu áp lực
lớn. Bình chứa thực phẩm cần thanh trùng được bố trí pit – tông ở phía trên có nhiệm vụ
nén sau quá trình thực hiện tăng áp nhờ bơm đẩy lưu thể từ bình chứa trung áp. Áp suất
trong khoang chứa thực phẩm cần thanh trùng bị tăng áp suất theo một giản đồ thời gian
xác định có thể gây hiệu ứng nhiệt nhất định.
Hệ thống làm mát hoặc gia nhiệt có nhiệm vụ hỗ trợ tăng cường quá trình thanh
trùng làm việc tại nhiệt độ mong muốn ở điểm làm việc tối ưu của chế độ công nghệ
chuẩn.
Như vậy nhiệm vụ điều khiển của hệ thống thanh trùng liên tục là điều khiển hai
thông số cơ bản:
Áp suất trong khoang chứa thực phẩm.
Nhiệt độ trong khoang chứa thực phẩm.
4.5.2. Phương trình động lực học của quá trình thanh trùng cao áp
Cũng tương tự như quá trình thanh trùng nhiệt, mô hình động học của thanh trùng
cao áp cũng dựa trên những mô hình kinh điển với quan hệ hàm số mũ. Tuy nhiên, đối
với quá trình thanh trùng cao áp, ngoài yếu tố áp suất và thời gian duy trì áp suất (yếu tố
chính), các yếu tố phụ khác như pH, hoạt độ nước và nhiệt độ cũng có những ảnh hưởng
nhất định đến hiệu quả thanh trùng.
Trong thực tế, các yếu tố phụ như pH và hoạt độ nước ảnh hưởng tới kết quả
thanh trùng do sự biến đổi rất chậm trong quá trình ngắn của thanh trùng cao áp. Xét ở
góc độ biến thiên trong quá trình, các yếu tố pH và hoạt độ nước trở thành yếu tố tĩnh và
không mang ý nghĩa động học (biến thiên theo thời gian - ảnh hưởng tới quá trình). Vì
vậy mô hình toán mô tả động lực học quá trình thanh trùng , các yếu tố này chỉ đóng vài
trò điều kiện đầu giống như các hệ số đặc trưng cho từng loại enzyme cụ thể.
Chi tiết của hiệu quả thanh trùng phụ thuộc vào các yếu tố được mô tả ở phương
trình động lực học sau:

dA( ) (
  k  P   , T    A  
d 4.38)

A là hoạt độ của các enzyme là nghiệm tìm được của phương trình vi phân tuyến
tính bậc nhất ở trên với hệ số biến thiên K theo thời gian phụ thuộc vào các thông số của
cả áp suất và nhiệt độ thể hiện một hệ thống tuyến tính có tham số biến thiên chứ không
đơn thuần là một hệ thống tuyến tính bất biến (LTI: Linear Time Invariant) thường gặp.
Hệ số biến thiên K được tính toán thông qua sự kết hợp của phương trình
Arrhenius và Eyring lần lượt môt tả ảnh hưởng của nhiệt độ và áp suất như sau:

 1 1  (
k  P, T   kref exp   B  
  T Tref 
  exp C  P  Pref   4.39)
  

Các chỉ số ref (reference: tham chiếu) là một kết quả được xác định từ thực
nghiệm tại một điểm được chọn làm tham chiếu chuẩn. Các hệ số B, C là các hệ số đặc
trưng lần lượt cho sự phụ thuộc vào tham số nhiệt độ và áp suất.
Như vậy với khoảng thời gian thanh trùng t bất kỳ với sự biến thiên của thông số
nhiệt độ T và áp suất P, thì lượng suy giảm hoạt độ của các enzyme A(t) tại thời điểm t
được xác định qua công thức sau:

 t  (
A    A  0  exp    k  P   , T    d 
 0  4.40)

Việc mô hình hóa quá trình biến thiên của nhiệt độ theo sự biến thiên của áp suất
và các yếu tố nhiệt bên ngoài (làm mát/gia nhiệt) không được trình bầy chi tiết ở trong
nội dung của mục này. Để mô tả sự biến thiên trên, ta cần phân ra quá trình truyền nhiệt
bao gồm dẫn nhiệt và đối lưu hay chỉ bao gồm quá trình dẫn nhiệt. Ngoài ra đặc trưng
thực phẩm thuộc dạng rắn hoặc lỏng cũng tạo ra kết quả hết sức khác nhau. Sự mô tả
bằng các phương trình đạo hàm riêng trong không gian cao áp cũng không trở nên cần
thiết vì trên thực tế, việc đo lường – điều khiển tại một điểm chuẩn đại diện mới thực sự
được áp dụng mạng tính kỹ thuật thực tế ở góc độ điều khiển quá trình.
Phương trình trên kết hợp với các biện pháp kỹ thuật để duy trì thông số công
nghệ áp suất và nhiệt độ theo giản đồ thời gian mong muốn trong một khoảng thời gian
xác định sẽ tạo ra một tổ hợp chế độ công nghệ chuẩn. Chế độ công nghệ chuẩn được
thực hiện thông qua các sơ đồ điều khiển quá trình thanh trùng cao áp với các mạch
vòng cụ thể trong phần sau.
4.5.3. Sơ đồ điều khiển tự động của quá trình thanh trùng cao áp
Như đã trình bầy trong phần nhiệm vụ điều khiển và mô tả toán học cho quá trình
thanh trùng cao áp, hệ thống điều khiển tự động thanh trùng cao áp cần điều khiển hai
thông số chính là nhiệt độ và áp suất của khoang thanh trùng.
Đặc thù về tính tương tác chéo giữa nhiệt và áp suất nên các bộ điều khiển cần
phối hợp nhịp nhàng nhằm tránh tác động chéo nếu muốn đạt chất lượng điều khiển cao.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, điều khiển dự báo mô hình và điều khiển tách kên
thường được áp dụng cho đối tượng điều khiển đa kênh.
Trên thực tế, sơ đồ điều khiển tự động của quá trình thanh trùng cao áp là sự kết
hợp của các sơ đồ điều khiển bơm (tạo áp suất) ở nội dung chương 3 và hệ thống trao đổi
nhiệt cùng chương 4. Trong mục này, các chia tiết không đưa ra các sơ đồ cụ thể.
4.6. Điều khiển tự động lò nướng bánh mỳ liên tục
4.6.1. Nhiệm vụ điều khiển của lò nướng bánh mỳ liên tục
Hệ thống điều khiển tự động lò nướng bánh mỳ liên tục cần đảm bảo thông số
công nghệ như sau:
- Nhiệt độ ổn định theo chế độ công nghệ chuẩn tại từng khoang gia nhiệt
(bánh không bị cháy mà đảm bảo đủ điểm chuyển trạng thái về cảm quan và
an toàn thực phẩm).
- Thời gian lưu tại từng khoang theo chế độ công nghệ chuẩn tại từng khoang
gia nhiệt.
- Lưu tốc gió không quá nhỏ để bánh không bị ẩm mà vẫn đảm bảo bánh đủ
mềm về mặt cơ tính, giữ được kích thước (khi lượng gió quá lơn: bánh sẽ bị
cứng và teo lại).
Xét ở góc độ truyền nhiệt, bánh mỳ được nướng dựa vào phương thức truyền nhiệt
bức xạ là chính. Việc tiếp xúc trực tiếp với các khay nhiệt thường không được ưu tiên về
mặt công nghệ đặc biệt với các loại bánh có bề dày lớn. Phương thức truyền nhiệt chủ
yếu là đối lưu và bức xạ trong đó phương thức truyền nhiệt bức xạ là chủ đạo do tốc độ
gió bị hạn chế ở mức thấp.
4.6.2. Phương trình động lực học của lò nướng bánh mỳ liên tục
Như phân tích về định tính sơ bộ về các phương thức truyền nhiệt, trong nội dung
mô tả phương trình động lực học của lò nướng bánh mỳ liên tục khá đơn giản dựa trên
phương trình căn bản về phân bố nhiệt theo thời gian và không gian với nguồn kích thích
thức nguồn bức xạ là chủ đạo.
Trong kỹ thuật nhiệt, những tia mà vật có thể hấp thụ được và biến thành nhiệt
năng được quan tâm đến như là các tia bức xạ. Đó là những tia hồng ngoại và ánh sáng
trắng (λ = 0,4 ÷ 400 μm) còn gọi là các tia nhiệt. Các tia nhiệt truyền đi trong không gian
và khi gặp các vật khác thì 1 phần hoặc toàn bộ năng lượng đó bị hấp thụ biến thành
nhiệt năng.
Như vậy quá trình trao đổi nhiệt bức xạ gồm 2 lần biến đổi dạng năng lượng: biến
đổi nội năng thành sóng điện từ ở vật phát và quá trình biến đổi ngược lại ở vật thu. Hiều
quả của quá trình trao đổi nhiệt bức xạ phụ thuộc vào hiệu nhiệt độ, bản chất, trạng thái
bề mặt, hình dạng, kích thước,… của vật phát và vật thu.
Nhiệt lượng được trao đổi thông qua phương thức bức xạ giữa hai vật có nhiệt độ
khác nhau được biểu thị qua công thức sau:
  T1  4  T2  4  (
q12  C12   
 100  100   4.41)
 

Trong đó:
C1-2 là hệ số bức xạ chung.
T1 là nhiệt độ vật có nhiệt độ lớn hơn (nguồn phát).
T2 là nhiệt độ vật có nhiệt độ nhỏ hơn (vật nhận).
Hệ số bức xạ chung được tính toán cho nhiều trường hợp khác nhau ứng với các
vị trí tương quan của nguồn phát bức xạ và và vật nhận bức xạ. Trong trường hợp này,
nguồn bức xạ là nguồn phát nhiệt nằm trong lò (miền bao nhận nhiệt) nên ta có thể vận
dụng công thức đơn giản sau:

C0
C12  (
1 F1  1 
   1 4.42)
A1 F2  A2 

Trong đó:
F1 – diện tích bề mặt của nguồn gia nhiệt;
F2 – diện tích bề mặt của vật nhận nhiệt (tường lò, bánh mỳ...);
A1 – hệ số hấp thụ của nguồn gia nhiệt;
A2 – hệ số hấp thụ của vật nhận nhiệt (tường lò, bánh mỳ...).
Trong điều kiện đẳng hướng về truyền nhiệt, phương trình đạo hàm riêng mô tả sự
phân bố nhiệt độ về mặt không gian và thời gian trong một miền bao bất kỳ được thể
hiện qua phương trình quen thuộc:

T (
c  k T  Q
 4.43)

Các hệ số căn bản được sử dụng không khác nhiều so với phương trình Furie
trong đó Q là nguồn nhiệt được kích thích trong miền bao. Lời giải cho bài toán đạo hàm
riêng kể trên phụ thuộc nhiều vào điều kiện biên mà đặc trưng chính là các miền bao của
lò nướng.

T  x, y, z ,   f  x, y, z , 
Phương trình thể hiện nghiệm của bài toán trên xét trong phạm vi toàn bộ lò
nướng có đầy đủ tọa độ trong không gian. Tuy nhiên, khi xét trong phạm vi từng bánh
mỳ có kích thước nhỏ hơn nhiều so với toàn lò nướng thì tham số nhiệt độ được qui tập
trung về một điểm đại diện nên phương trình đạo hàm riêng sẽ được chuyển về các
phương trình vi phân thường (có nghiệm là hàm số đơn biến theo thời gian: có dạng sơ
cấp tường minh hoặc không phải dạng sơ cấp).
Đối với trường hợp bắt buộc phải giải bài toán phương trình đạo hàm riêng trên
miền không gian (ví dụ: lò nướng có kích thước nhỏ để nướng bánh mỳ có thể tích tương
đối lớn) thì việc tìm các điều kiện biên là bắt buộc. Khi ấy bài toán về trường dừng cho
điều kiện biên Dirichlet được áp dụng để giải cho các điểm trên miền biên.

 (
k T  h T  T    T4  T 4 
n 4.44)

Tất nhiên trong trường hợp lò nướng bánh liên tục, sự chuyển động liên tục của
bánh xuất hiện nên các bánh mỳ được sản xuất không thể có thể tích đáng kể so với thể
tích lò.
Do đặc thù về tính phân bố nhiệt nên lò nướng bánh mỳ dù hoạt động ở chế độ
liên tục hay gián đoạn đều được thiết kế chia làm nhiều khoang đố với lò có năng suất
một mẻ lớn.
4.6.3. Sơ đồ điều khiển tự động của lò nướng bánh mỳ liên tục
Trong khuôn khổ giáo trình, các sơ đồ điều khiển tự động của lò nướng bánh mỳ
sẽ được giới thiệu dưới đây đều dành cho các lò hoạt động ở chế độ liên tục. Như hình
phía dưới, lò sử dụng băng tải (3) để bánh mỳ có thể di chuyển bánh mỳ trong khoang
nướng.
Hình 4.29. Sơ đồ điều khiển điển hình của một lò nướng bánh mỳ sử dụng năng
lượng nhiệt từ khí gas
Lò nướng bánh mỳ liên tục trong các sơ đồ trên đều sử dụng nhiên liệu đốt được
cấp là khí gas. Do tính phân tán nên nhiều đầu đốt đã được bố trí đồng thời đi kèm là hệ
thống điều chỉnh gas theo nhiệt độ độc lập từng cụm.
Khí đảm bảo cả hai yếu tố: kinh tế và kỹ thuật. Với lò nướng dùng đầu đốt gas thì
chi phí năng lượng dành cho sản xuất một khối lượng sản phẩm nhất định thường sẽ rẻ
hơn lò nướng điện với năng suất tương tự lò nướng dùng khí gas. Tuy nhiên, xét ở góc
độ an toàn vệ sinh thực phẩm, khí gas được đốt sẽ sạch sẽ với môi trường xung quanh
hơn các dạng nguyên liệu hóa thạch, từ đó bảo đảm được an toàn thực phẩm cho sản
phẩm.
Cửa hút gió sẽ thực hiện nhiệm vụ thoát bớt hơi ẩm từ trong khoang sấy do bánh
mỳ được đưa vào chứa những lượng ẩm nhất định. Lượng ẩm được thoát dần giúp bánh
mỳ từ được chín một cách đều đặn.
Theo sơ đồ trên, van 4 được dùng để chỉnh điểm 0 cho khí gas nhằm bảo đảm an
toàn vận hành trong quá trình điều chỉnh nhiệt khi lò nướng hoạt động (tránh dò gas
hoặc tắt lò khi tín hiệu điều khiển chưa giảm hết).
Các sơ đồ ĐK quá trình thủy lực với thông số công nghệ là áp suất, lưu lượng
Việc phân tích chi tiết sâu hơn các sơ đồ trong phần trên, cũng như các sơ đồ trong
các phần dưới đây có thể được tìm thấy trong cuốn 2 của bộ sách về Kỹ thuật Điều khiển
quá trình công nghệ sinh học – công nghệ thực phẩm của nhóm Tác giả đã ấn bản.
Các đối tượng điều khiển cụ thể cùng các đặc tính của van, bơm ... được trình bày
chi tiết đi kèm hệ các sơ đồ điều khiển thường dùng.

Hình 12.14. Sơ đồ điều khiển tăng áp suất hệ thống bằng thông van hồi lưu để ngắt
bơm nối tiếp (hạn chế khởi động/dừng bơm gây mất ổn định điện áp của nhà máy lắp
đặt ở xa nguồn điện)

Hình 12.15. Sơ đồ bảo vệ quá áp suất tới hệ thống đường ống và thiết bị bằng van hồi
lưu và thùng chứa trung gian
Hình 12.16. Mạch vòng điều chỉnh lưu lượng bằng van điều chỉnh CV song song với
van tay HV
12.6.3. Sơ đồ điều khiển tự động thiết bị cô đặc
Các hệ thống cô đặc truyền thống được điều khiển đơn giản với vòng kín như hình
dưới đây. Mạch vòng điều khiển mức giúp cho dịch không bị tràn và sặc hơi các nồi cô
đặc. Các thiết bị đo nồng độ dịch cho phép điều khiển lượng hơi cấp cần thiết giúp cho
hê thống hoạt động ổn định với lượng được cấp tương đương với lượng dịch được cấp từ
đó ổn định nồng độ sản phẩm. Để ổn định tốt hơn nữa lưu lượng hơi cấp, mạch vòng
điều chỉnh riêng cho lượng hơi được cấp. Sơ đồ dưới đây sẽ thể hiện chi tiết hơn mạch
vòng điều chỉnh hơi cấp để gia nhiệt sơ bộ cho dịch như hình 12.17.

Hình 12.17. Sơ đồ điều khiển đơn giản của hệ thống nồi cô đặc 2 hiệu
Hình 12.18. Sơ đồ điều khiển của hệ thống nồi cô đặc hai hiệu có mạch vòng điều
chỉnh lưu lượng hơi cấp (điều khiển nối tầng)
Trong nhiều trường hợp, nếu lượng dịch được cấp không được khống chế thì có
thể gây hiện tượng sặc do lượng dư thừa của pha lỏng trong các nồi cô đặc khiến cho
phần hơi ít đi. Nhằm đảm bảo hiện tượng sặc nồi không diễn ra, mạch vòng khống chế
phụ nhằm hạn lượng dịch được cấp vào được thực hiện qua phép so sánh khi lượng điều
chỉnh của van cấp dịch quá ngưỡng cho phép (đặt giới hạn theo khi van mở cấp hơi quá
90%) như ở hình dưới đây:

Hình 12.19. Sơ đồ điều khiển của hệ thống nồi cô đặc hai hiệu có mạch vòng điều
chỉnh lưu lượng dịch cấp bị hạn chế theo lượng mở của van hơi khi lượng mở van
cấp dịch quá 90%
Mạch vòng điều chỉnh cấp hơi luôn được điều chỉnh theo mạch vòng điều chỉnh
nồng độ (D: Density) của dịch sản phẩm thu được. Trong trường hợp lượng hơi bị yêu
cầu vào quá lớn (90%) nghĩa là dung dịch đầu ra đang bị quá loãng so với yêu cầu công
nghệ (sai lệch điều chỉnh quá lớn), giải pháp được thực hiện là ngừng cấp dịch. Giải
pháp này sẽ bảo đảm nâng cao nồng độ dung dịch ở đầu ra đồng thời tránh trường hợp
sặc nồi cô đặc do dịch được cấp vào nhiều nên thể tích khoang chứa hơi thấp. Nếu không
dừng cấp dịch, tình trạng dịch bị tràn theo đường thoát hơi ra nước ngưng do bị sôi bồng
(nhiệt lượng được cấp lớn, dịch đầu vào nhiều), khi ấy một lượng lớn dịch theo đường
nước ngưng chảy ra có thể làm tắc đường ống thoát hơi thậm chí tắc cả đường hút chân
không. Sự cố diễn ra không chỉ là một sự cố công nghệ đơn thuần mà sự ảnh hưởng
mang tính chất hệ thống: gây hưu hỏng thiết bị, cần dừng quá trình – tháo dịch ra để xử
lý sự cố: rửa và thông tắc.
Trên thực tế, nếu để nồng độ dung dịch đầu ra bị hạ thấp hoặc quá cao mới điều
chỉnh thì chất lượng sản phẩm không tốt do sự đồng đều không được bảo đảm. Vì vậy
cũng tương tự như đối với thiết bị trao đổi nhiệt, mạch vòng điều khiển bù vượt trước sẽ
giảm được các sai lệch dựa trên các phép đo lường liên tục với dịch được cấp như hình
dưới đây.

Hình 12.20. Sơ đồ điều khiển của hệ thống nồi cô đặc hai hiệu có mạch vòng bù vượt
trước
Điều khiển bù với tính toán vượt trước sẽ giúp hạn chế các dao động và các trạng
thái hoạt động không mong muốn như sặc nồi, hoặc quá áp ...
Tuy nhiên, các tham số quán tính của quá trình cần được xác định tương đối chính
xác để áp dụng tốt chiến lược điều khiển vượt trước. Thực chất, việc xây dựng bộ điều
khiển vượt trước với tham số về đối tượng không tốt sẽ gây ra kết quả điều chỉnh kém
hơn so với điều chỉnh phản hổi thông thường. Các sự cố sẽ có thể diễn ra thường xuyên
do mô hình tính toán ước lượng luôn ở sai lệch quá lớn so với thực tế nên tác động điều
chỉnh thường lệch xa với yêu cầu thực tế.
12.6.4. Sơ đồ điều khiển tự động thiết bị chưng luyện
Nội dung trong phần này sẽ giới thiệu một số sơ đồ điển hình trong điều khiển tự
động quá trình chưng luyện

Hình 12.21. Sơ đồ hệ điều khiển cấu hình LV


Hình 12.22. Sơ đồ hệ điều khiển cấu hình DV

Hình 12.23. Sơ đồ hệ điều khiển cấu hình D/(L+D)V

You might also like