N I Dung Chính

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 1. Tại sao nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người?
Nói nn là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người vì:
- Con người sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để giao tiếp như: dùng màu săc, dùng hình khối,
dùng điệu bộ, dùng âm thanh...trong đó có ngôn ngữ.
- Nhưng ngôn ngữ với vai trò là phương tiện giao tiếp lại đặc biệt ở chỗ, trong khi những phương
tiện khác chỉ là phương tiện giao tiếp đơn nghĩa thì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp đa nghĩa.
Tức là, trong mối quan hệ giữa hình thức biểu hiện và nội dung, một hình thức biểu hiện của ngôn
ngữ biểu thị nhiều hơn một nội dung còn một hình thức biểu hiện của các phương tiện giao tiếp
khác chỉ biểu hiện một nội dung.
- Bên cạnh đó khả năng tiết kiệm và bổ sung cũng là đặc điểm đáng quan tâm.
 Từ những đặc điểm trên, ta khẳng định Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất cảu
con người.
Câu 2. Chứng minh rằng, NN học là bộ môn khoa học
- Ngôn ngữ học sở dĩ được gọi là khoa học về ngôn ngữ là vì đáp ứng và thỏa mãn được những
điều kiện cần và đủ để nó trở thành khoa học.
- Những điều kiện ấy là:
 NN học có đối tượng nghiên cứu riêng
 NN học có lịch sử hình thành và phát triển
 NN học có hệ thống thuật ngữ và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành dựa trên những nền tảng
chung nhất về ngôn ngữ
 NN học có quan hệ với các khoa học khác (tránh tình trạng cô lập, tách biệt

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2


Câu 1. Ngôn ngữ do đâu mà có và nó phát triển như thế nào?
Về nguồn gốc của ngôn ngữ.
Có nhiều quan điểm khác nhau, một số quan điểm trước Mác cho rằng ngôn ngữ có: nguồn gốc
siêu nhiên “bất cứ thứ gì Adam gọi sinh vật sống, đó là tên của nó”; nguồn gốc âm thanh tự nhiên;
nguồn gốc miệng kết hợp điệu bộ; sự thích nghi sinh – lí học...
Trên quan điểm duy vật và lịch sử, sau này được khoa học hiện đại chứng minh, Mác và Ănghen
đã đúng đắn khi cho rằng sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động.
Khi thay đổi môi trường sống từ trên cây xuống mặt đất cùng với những yêu cầu về săn bắt, hái
lượm, loài vượn cổ đã thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chi sau, hai chi trước tiếp
tục tiến hóa với những yêu cầu về cầm nắm và sáng tạo công cụ lao động. Trên quan điểm “cơ thể
là một chỉnh thể thống nhất và hoàn chỉnh”, sự tiến hóa của các cơ quan khác đẫn đến sự tiến hóa
của các cơ quan phát âm và các bộ phận của vỏ não liên quan trực tiếp đến phát âm. Đây là sơ sở
đầu tiên của quá trình hình thành ngôn ngữ.
Lao động liên kết con người thành bầy đàn, sau này là những cộng đồng tiến tới hình thành xã hội
có tổ chức. Điều này dẫn đến: con người muốn cùng chung sức làm gì thì cần phải thỏa thuận
được quá trình làm việc và những kinh nghiệm trong làm việc muốn truyền lại cho đời sau thì cần
có thứ để lưu giữ và truyền đạt lại. Mong muốn này dẫn đến việc ngôn ngữ được hình thành.
Như vậy, nguồn gốc của ngôn ngữ gắn liền với lao động, lao động tạo ra con người có tư duy từ
đó hình thành ngôn ngữ.
Về quá trình phát triển của ngôn ngữ.
Ngôn ngữ sinh ra do lao động mà chủ thể sản sinh là con người có tư duy, vậy sự phát triển của
ngôn ngữ sẽ song hành với sự phát triển của tư duy con người, tức là sự phát triển của xã hội loài
người. Trong diễn tiến ấy, ngôn ngữ có 3 xu hướng phát triển: xu hướng phân li, xu hướng hợp
nhất và xu hướng phát triển nội tại.
Xu hướng phân li: xảy ra khi các bộ lậc bị phân tách nhau do gia tăng dân số và ảnh hưởng của
điều kiện ngoại cảnh. Điều này kiến họ ít hoặc không tiếp xúc với nhau dẫn tới họ hình thành một
bộ lạc riêng và sự khác biệt ngôn ngữ được nảy sinh rồi được củng cố qua nhiều thế hệ, tạo thành
các ngôn ngữ có chung nguồn gốc hoặc phương ngữ, thổ ngữu khác nhau của chung một ngôn
ngữ.
Xu hướng hợp nhất: xảy ra khi các liên minh bộ lạc được hình thành và có hiện tượng “tiếp xúc
ngôn ngữ” tạo thành các liên minh ngôn ngữ. Từ chức năng xã hội của nó, một ngôn ngữ trở
thành “sinh ngữ’ khi nắm giữ vị trí thượng tôn, nhiều người sử dụng; ngược lại “tử ngữ” sẽ là sự
phát triển của những ngôn ngữ ít được sử dụng, nguy cơ biến mất.
Xu hướng phát triển nội tại: là sự phát triển tự thân của ngôn ngữ. Cũng trên cơ sơ chức năng xã
hội của ngôn ngữ, việc phát triển tư duy dẫn đến những yêu cầu ngày càng cao và chặt chẽ về xã
hội đã buộc ngôn ngữ phải bỏ đi những yếu tố tuy cố hữu nhưng đã lỗi thời, ít tiết kiệm bằng
những yếu tố phù hợp hơn, phát triển hơn.
Như vậy, sự phát triển của lao động dẫn tới sự phát triển của tư duy và ngôn ngữ, với chức năng
xã hội của mình, ngôn ngữ đã có những xu hướng phát triển để thay đổi mình, phù hợp với nhu
cầu giao tiếp của xã hội sản sinh ra nó.

Câu 2. Vì sao NN được coi là một hiện tượng xã hội chứ không phải một hiện tượng tự
nhiên?
Ngôn ngữ được coi là một hiện tượng xã hội vì:
Trước hết ta cần phân biệt giữa hiện tượng xã hội và hiện tượng tự nhiên
Thông số Hiện tượng xã hội Hiện tượng tự nhiên
Nguồn gốc Do con người tạo ra Do tự nhiên tạo ra
Quy luật phát triển Phát triển theo Phát triển theo quy luật tu
\quy luật xã hội: nhiên: sinh ra – phát triển
quy luật cung – cầu – biến mất
Tính quyết định Chỉ có tự nhiên Chỉ có con người
mới quyết định số phận. mới quyết định số phận.
Theo bảng trên, ta thấy rằng ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội vì nó thỏa mãn những thông số
quy định về hiện tượng xã hội
Thứ nhất: ngôn ngữ do con người tạo ra trong quá trình lao động bằng chính tư duy của mình.
Thứ hai: ngôn ngữ phát triển theo quy luật xã hội tức là quy luật cung – cầu. Bởi ngôn ngữ được
hình thành từ nhu cầu giao tiếp của con người trong lao động.
Thứ ba: số phận của một ngôn ngữ phụ thuộc vào con người. Khi một ngôn ngữ thỏa mãn nhu cầu
giao tiếp của xã hội thì ngôn ngữ ấy tiếp tục tồn tại và phát triển (sinh ngữ); ngược lại khi không
thỏa mãn nhu cầu giao tiếp thì số phận của ngôn ngữ ấy đứng trước nguy cơ biến mất (tử ngữ).
Như vậy, ngôn ngữ là một hiện tượng tự nhiên.
Câu 3. Vì sao Nn được coi là một hiện tượng đặc biệt.
Ngôn ngữ được coi là hiện tượng xã hội đặc biệt vì: không như mọi hiện tượng xã hội khác ngôn
ngữ:
Không mang tính giai cấp: Ngôn ngữ là tòi sản chung của toàn xã hội do xã hội sản sinh được lưu
truyền từ đời này sang dời khác; trước ngôn ngữ, mọi người đều có quyền lợi và trách nhiệm như
nhau, không phân biệt cá nhân hay tầng lớp nào.
Trong một cấu trúc xã hội, ngôn ngữu không thuộc cơ sở hạ tầng hay kiến trúc thượng tầng mà
nằm trung gian.
Không thay đổi đột ngột: sự thay đổi của ngôn ngữ diễn ra hàng thế kỉ, không đột ngột như những
hiện tượng xã hội khác.
Không trở thành hàng hóa: do đặc điểm không mang tính giai cấp của mình nên ngôn ngữ không
thể trở thành hàng hóa.
Như vậy, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
Câu 1. Phân biệt khái niệm hệ thống và khái niệm cấu trúc. Cho ví dụ minh họa.
Về khái niệm hệ thống:
Hệ thống là phương thức tồn tại của mọi sự vật hiện tượng. Theo đó mỗi sự vật hiện tượng đều
mang trong mình nguyên lí hệ thống. Tức là mang trong mình những đơn vị/yếu tố; các quan hệ
liên kết; các đơn vị và các quan hệ nối với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
Ví dụ: hệ thống đèn giao thông là một chỉnh thể tồn tại theo hệ thống. Hệ thống này gồm ba yếu
tố là: đèn xanh - đèn đỏ - đèn vàng; ba yếu tố này liến kết với nhau bằng cách thay phiên phát
sáng với nội dung lần lượt là: được đi – không được đi – chuẩn bị đi/chuẩn bị dừng; sự kết nối
giữa ba yếu tố trên cùng sự liên kết của nó đã tạo nên chỉnh thể hệ thống đèn giao thông.
Về khái niệm cấu trúc:
Cấu trúc là một thuộc tính của hệ thống, là cách tổ chức/sắp xếp bên trong của hệ thống tạo nên
cấu trúc nội tại của hệ thống.
Ví dụ: Cấu trúc hệ thống đèn giao thông là sự sắp xếp phát sáng của đèn báo giao thông theo
những quy ước nhất định.
Câu 2. Vì sao nói NN là một hệ thống cấu trúc – chức năng?
Nói ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc – chức năng vì:
Hệ thống NN được chia làm 3 cấp độ khác nhau nhưng có liên hệ nhau
+ Hệ thống ngữ âm
+ Hệ thống từ vựng
+ Hệ thống ngưc pháp
Như vậy, Ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc. Hệ thống này rất phức tạp (mạng quan hệ của các
NN). Tàn bộ hệ thống này phụng sự chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là chức năng giao
tiếp. Điều này làm nên nét đặc biệt của hệ thống NN. Hệ thống NN là hệ thống cấu trúc chức
năng
Hệ thống, một lần nữa, là phương thức tồn tại của mọi sự vật hiện tượng. Ngôn ngữ cũng không là
ngoại lệ.
Thế giới có hệ thống, tư duy có hệ thống nên NN cũng có hệ thống. Tuy nhiên mọi hệ thống khác
chỉ là những hệ thống thuần túy. Còn NN là một hệ thống đặc biệt. Vì toàn bộ cấu trúc của hệ
thống ngôn ngữ chỉ nhằm mục đích duy nhất: phụng sự giao tiếp
 Chính nét đặc biệt này mà hệ thống NN được gọi là hệ thống cấu trúc chức năng.
Câu 3. Quan hệ hệ hình là gì? Phân biệt nó với quan hệ. Cho ví dụ minh họa.
- Là dạng quan hệ dùng để lựa chọn các đơn vị NN có cùng bản chất (được gọi là các đơn vị đồng
loại). Và chúng có thể thay thế cho nhau trong cùng chức năng, vị trí để tạo ra những đơn vị khác
nhau với nội dung khác nhau.
 Với đặc điểm trên quan hệ hệ hình còn được gọi là quan hệ lựa chọn/quan hệ thay thế/ quan hệ
dọc
- Các đơn vị được lựa chọn và thay thế phải đồng loại/cùng bản chất
- Các đơn vị được lựa chọn và thay thế lập thành từng nhóm. Mỗi nhóm như vậy được gọi là một
hệ hình hay một trục dọc (quan hệ dọc)
Phân biệt quan hệ hệ hình và quan hệ cú đoạn
Ví dụ
Thông số Quan hệ hệ hình Quan hệ cú đoạn
Tên gọi khác Quan hệ dọc Quan hệ ngang
Quan hệ lựa chọn Quan hệ tuyến tính
Quan hệ thay thế
Các yếu tố của quan hệ Có cùng bản chất, Có thể cùng hoặc
cùng chức năng khác bản chất, chức năng
Quy tắc của quan hệ Lựa chọn, thay thế Liên kết, thay thế các yếu tố
những yêu tố cùng loại, nhỏ hơn theo trật tự tuyến tính
cùng chức năng để tạo thành để tạo thành những đơn vị lớn hơn
những đơn vị với nội dung khác nhau.
Câu 4. Bạn hiểu gì về quan hệ tôn ti và quan hệ liên tưởng? Cho ví dụ minh họa.
(1) Quan hệ tôn ti
- Là quan hệ dùng để sắp xếp, tổ chức, phân bố các đơn vị ngôn ngữu theo tầng, theo lớp, theo tôn
ti. Cụ thể:
+ Âm vị C hình vị C từ C cụm từ C câu
 Đơn vị nhỏ nằm trong đơn vị lớn, đơn vị lớn lại nằm trong đơn vị lớn hơn, đến lượt mình đơn vị
lớn hơn lại nằm trong đơn vị lướn hơn nữa.
+ Câu ) Cụm từ ) từ ) hình vị ) âm vị
 Đơn vị lớn lại nằm trong đơn vị nhỏ, đơn vị nhỏ lại chứa đựng đơn vị nhỏ hơn, đến lượt mình đơn
vị nhỏ hơn lại chứa đựng đơn vị nhỏ hơn nữa.
(2) Quan hệ liên tưởng
- Là một hiện tượng tâm lí trong đó khi bắt gặp một đơn vị, một yếu tố nào đó, trong óc chúng ta
tức khắc nhớ đến những đơn vị, những yếu tố khác có chung một đặc tính nào đó với yếu tố mà
chúng ta đang bắt gặp.
- Quan hệ liên tưởng là đươn vị để tổ chức các đơn vị/yếu tố theo quá trình liên tưởng
- Có 3 dạng quan hệ liên tưởng khác nhau:
+ Liên tưởng tương đồng: là hiện tượng liên tưởng dựa trên nét đồng nhất, giống nhau về một tính
chất/đặc điểm ...giữa hai hoặc nhiều nhóm đối tượng: đối tượng liên tưởng và đối tượng được liên
tưởng.
+ Liên tưởng tương cận: là hình thức liên tưởng dựa trên sự gần gũi nào đó về chức năng/quan
hệ//đặc tính.. giứa hai vật liệu đối tượng: đối tượng liên tưởng, đối tượng được liên tưởng
+ Liên tưởng trái nhau: là hiện tượng liên tưởng dựa trên sự đối lập, tương phản hoặc mâu thuẫn
về đặc điểm, tính chất...giữa hai nhóm đối tượng, đối tượng liên tưởng và đối tượng được liên
tưởng

-
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4
Câu 1. Ý nghĩa ngữ pháp à gì? Trình bày và cho ví dụ minh họa về các loại ý nghĩa ngư
pháp
- Ý nghĩa ngữ pháp là loại nghĩa trừu tượng hóa, khái quát hóa, bao trùm lên, đại diện cho hàng loạt
lớp từu, hàng loạt kết cấu.
- Có 4 loại ý nghĩa ngữ pháp.
(1) Ý nghĩa ngữ pháp đối lập
- là loại ý nghĩa được suy ra bằng việc đối lập các hình thức khác nhau của cùng một từ hoặc của
cùng kết cấu
- VD ý nghĩa về sự đối lập về số ít và số nhiều của dnaah từ, ý nghĩa về ngôi, thì, thể, thức, dạng
của động từ, ý nghĩa về cấp so sánh về tính từ
- Là loại ngữ pháp có được khi đem đối lập các hình thức cấu trúc của một từ nào đó
(2) Ý nghĩa ngữ pháp khái quát hóa
- Xem định nghĩa ở nghĩa ngữ pháp = nghĩa ngữ pháp khái quát hóa
(3) Ý nghĩa ngữ pháp quan hệ chức năng
- Là loại ý nghĩa ngữ pháp mà một từ hoặc một kết cấu có được do chức năng, do vị trí, do quan hệ
của nó với những từu hoặc kết cấu khác trong câu đem lại
- VD ý nghĩa chỉ đối tượng của tân ngữ, ý nghĩa chỉ chủ thểcuar chủ ngữ hoặc ý nghĩa chỉ địa điểm
của trạng ngữ...
(4) Ý nghĩa ngữ pháp thực tại hóa
Là laoij ý nghĩa ngữ pháp mà một từ hoặc một kêt scaaus có được gắn liền với mục đích chủ định
ý đồ của người nói khi nói ra từ hoặc câu đó trong những điều kiện, hoàn cảnh và tình hướng giao
tiếp cụ thể
Câu 2: Phương thức ngữ pháp tổng hợp tính là gì, phân biệt nó với phương thức ngữ pháp
phân tích tính? Cho ví dụ minh họa.
- Phương thức ngữ pháp Là những phuong tiện, công cụ, biện pháp, cách thức biểu thị các loại ý
nghĩa ngữ pháp
- Có 7 loại phương thức ngữ pháp
(1) Phương thức phụ tố
- Là những hình vị được thêm vào 1 gốc từ hoặc 1 căn tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
- Là phương thuwvs ngữ páp dùng phụ tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
- Phụ thuộc vào cách thứ phụ tố được thêm vào căn tố/gốc từ mà ta có
+ Tiền tố
+ Hậu tố
(2) Phương thức chuyển đỏi ngữ âm
- Là phương pháp dùng một nguyên âm haowcj một phụ âm này thay thếc cho một nguyên âm hoặc
một phụ âm khác để biểu thị ý nghĩa các kiểu ngữ pháp
(3) Phương thức chuyển đổi căn tố/gốc từ
- Chuyển đổi những hình vị có thể hoạt động tự do và có cương vị như một từ đơn. Chuyển đổi
những căn tố bằng căn tố hoàn toàn mới nhằm biểu thị y nghĩa ngữ pháp
(4) Phương thức trọng âm, ngữ điệu
- Trọng âm: là sự gia tăng cường độ khi phát âm một từ hoặc một bộ phận của từ, có tác dụng phân
biệt nghĩa hoặc nbieeur thịcacs kiểu ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.
- Ngữ điệu: là giai điệu của câu nói, được hình thành bằng việc tổ chức, sắp xếp, phân bố các đặc
tính âm học khác nhau (cao độ, trường độ, nhịp điệu, tiết tấu...) có tác dụng phân biệt/biểu thị các
loại ý nghĩa khác nhau (nghĩa trần thuật, nghi vấn, cảm thán...)
- Phương thức trọng âm và ngữ điệu là phương thức dùng trọng âm và ngữ điệu để biểu thị các loại
ý nghĩa ngữ pháp
(5) Phương thức hư từ
- Hừ từ là những từ mà nghĩa từ vựng, nghĩa khái niệm của có bị mờ đi, bị hao đi...không còn được
rõ ràng và làm cho chúng chuyển sang hoạt động như một từ công cụ dùng để biểu thị các kiểu ý
nghĩa ngữ pháp khác nhau./.
- Là phương thứcn ngữ pháp dùng hư từ để biểu thị các loại ý nghĩa ngữ pháp.
(6) Phương thức trâth tự từ
- Trật tự từ là cách tổ chức sắp xếp trật tự trước sau của các từ để biểu thị các loại ý nghĩa ngư
pháp.
- Là phương thức dùng trật tự từ để biểu thị các loại ý nghĩa ngữ pháp
(7) Phương thức láy
- Láy là hiện tượng một từ lặp lại chính bản thân nó và có thể kèm theo sự biến đổi về ngữ âm, có
tác dụng biểu thị các loại ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.
- Không nên nhầm lẫn láy với lặp. Láy là một phương thức của nn là một cơ chế nội tại của nôn
ngữ nên độc lập với người sử dụng. Còn lặp là một biện pháp/thủ pháp tu từ do con người tạo ra.
- Trong bảy phương thức neu trên, phương thứcvtuwf 1 đến 3 được gọi là phương thức ngữ pháp
tổng hợp tính=> nn nào thường dùng các phương thức ngữ pháp này để biểu thị các kiểu ý nghĩa
ngữ pháp thì được gọi là ngôn ngữ tổng hợp tính (tiếng Anh, Pháp...nn châu Âu). Thường sử dụng
từ 4 đến 7 được gọi là nn phân tích tính.

You might also like