Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 256

Bài 5.

PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI


HÀNG HÓA TRONG MỘT SỐ
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
CỦA VIỆT NAM
2024
Chiều 10/6/2015, Quốc hội biểu quyết thông
qua Nghị quyết về quyết toán ngân sách nhà
nước năm 2013. ĐVT: tỷ đồng

STT CHỈ TIÊU NĂM 2013


A TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ 1.084.064
NƯỚC
B TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ 1.277.710
NƯỚC
C BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 236.769
- Tỷ lệ bội chi ngân sách so GDP 6,6%
- Nguồn bù đắp bội chi NSNN
Vay trong nước 180.347
Vay ngoài nước 56.422
Kết quả biểu quyết thông qua quyết toán
NSNN năm 2013.
CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2014
Đơn vị: tỷ đồng
STT CHỈ TIÊU NĂM 2014

A TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 782.700


1 Thu nội địa 539.000
2 Thu từ dầu thô 85.200
3 Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu 154.000
4 Thu viện trợ 4.500
B TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.006.700
1 Chi đầu tư phát triển 163.000
2 Chi trả nợ và viện trợ 120.000
3 Chi phát triển sự nghiệp KT-XH, quốc phòng, an ninh, quản 704.400
lý hành chính
4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100
5 Dự phòng 19.200
C BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 224.000
Tỷ lệ bội chi ngân sách so GDP 5,3%
CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2015 Đơn vị: Tỷ đồng

STT NỘI DUNG NĂM 2015


A - TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 911.100
1 Thu nội địa 638.600
2 Thu từ dầu thô 93.000
3 Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 175.000
4 Thu viện trợ 4.500
B - THU CHUYỂN NGUỒN NS TƯ 2014 SANG NĂM 2015 10.000
C - TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.147.100
1 Chi đầu tư phát triển 195.000
2 Chi trả nợ và viện trợ 150.000
3 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản 767.000
lý hành chính.
4 Chi cải cách tiền lương 10.000
5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100
6 Dự phòng 25.000
D - BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 226.000
Tỷ lệ bội chi so GDP 5,0%
CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2016 Đơn vị: Tỷ đồng
STT NỘI DUNG NĂM 2016
A - TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(đã bao gồm 30.000 tỷ đồng thu từ việc bán bớt phần vốn Nhà nước tại một 1.014.500
số doanh nghiệp)
1 Thu nội địa 785.000
2 Thu từ dầu thô 54.500
3 Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 172.000
4 Thu viện trợ 3.000
B - THU CHUYỂN NGUỒN NS TƯ 2014 SANG NĂM 2015 4.700
C - TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.273.200
1 Chi đầu tư phát triển 254.950
2 Chi trả nợ và viện trợ 155.100
3 Chi thường xuyên (phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, 823.995
quản lý hành chính).
4 Chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế 13.055
5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100
6 Dự phòng 26.000
D - BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 254.000
Tỷ lệ bội chi so GDP 4,95%
CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017 Đơn vị: Tỷ đồng

STT NỘI DUNG NĂM 2017

A - TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ 1.683.045


NƯỚC

C - TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ 1.681.414


NƯỚC
D - BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 136.963

Tỷ lệ bội chi so GDP 2,74%,


CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2018 Đơn vị: Tỷ đồng

QUYẾT
STT NỘI DUNG TOÁN
NĂM 2018
A - TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN 1.880.029
SÁCH NHÀ NƯỚC

C - TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN 1.869.791


SÁCH NHÀ NƯỚC
D - BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ 153.110
NƯỚC
Tỷ lệ bội chi so GDP 2,8%,
QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019 Đơn vị: Tỷ đồng

ST
NỘI DUNG NĂM 2019
T

A - TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ 1.411.300


NƯỚC

C - TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ 1.633.300


NƯỚC
D - BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 222.000

Tỷ lệ bội chi so GDP 2,74%,


QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020 Đơn vị: Tỷ đồng

STT NỘI DUNG NĂM 2020

A - TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.279.735

C - TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.352.929

D - BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 216.405

Tỷ lệ bội chi so GDP 3,44%,


QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021 Đơn vị: Tỷ đồng

QUYẾT TOÁN
STT NỘI DUNG
NĂM 2021

A - TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.387.906

C - TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.484.439

D - BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 214.053

Tỷ lệ bội chi so GDP 2,52%,


DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022 Đơn vị: Tỷ đồng

DỰ TOÁN
STT NỘI DUNG
NĂM 2022

A - TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ 1.411.700


NƯỚC

C - TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ 1.784.600


NƯỚC
D - BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 372.900

Tỷ lệ bội chi so GDP 4%,


DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023 Đơn vị: Tỷ đồng

ST DỰ TOÁN
NỘI DUNG
T NĂM 2023

A - TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ 1.620.744


NƯỚC

C - TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ 2.076.244


NƯỚC
D - BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 455.500

Tỷ lệ bội chi so GDP 4,42%,


DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024 Đơn vị: Tỷ đồng

ST DỰ TOÁN
NỘI DUNG
T NĂM 2024

A - TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ 1.700.988


NƯỚC

C - TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ 2.119.428


NƯỚC
D - BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 399.400

Tỷ lệ bội chi so GDP 3,4%,


1 VJEPA Có hiệu lực 2009 VIET NAM, JAPAN
2 VCFTA Có hiệu lực 2014 VIET NAM, CHILE
3 VKFTA Có hiệu lực 2015 VIET NAM, KOREA
4 VN-EAEU Có hiệu lực 2016 VIETNAM, RUSSIA,
FTA BELARUT,
KAZAKHSTAN,
KYRGYZSTAN
5 CPTPP Có hiệu lực từ Việt Nam, Canada,
30/12/2018 (Việt Nam từ Mexico, Peru, Chile, New
14/1/2019). Zealand, Úc, Nhật Bản,
Singapore, Brunei,
Malaysia
6 AHKFTA Có hiệu lực từ 11/6/2019 ASEAN, HONGKONG
(Hồng Kông Việt Nam,
Lào, Myanma, Thái Lan,
Singapore)
7 EVFTA Có hiệu lực từ 01/8/2020 VIETNAM, EU
8 UKVFTA Có hiệu lực tạm thời Việt Nam, Vương quốc
từ 01/01/2021, có Anh
hiệu lực chính thức từ
01/05/2021
9 RCEP Có hiệu lực từ ASEAN, Trung Quốc,
01/01/2022 Hàn Quốc, Nhật Bản,
Australia, New
Zealand
10 Đã hoàn tất đàm phán Việt Nam, Israel
4/2023
11 VN-EFTA Khởi động đàm phán Việt Nam, EFTA (Thụy
tháng 5/2012 Sĩ, Na uy, Iceland,
Liechtenstein)
12 Việt Nam Đang trong quá trình Việt Nam, các Tiểu
– UAE khởi động đàm phán Vương quốc Ả-rập
Danh sách các nước công nhận Việt Nam
có nền kinh tế thị trường
Thời điểm Thời điểm
STT Quốc gia STT Quốc gia
công nhận công nhận
1 Trung Quốc 01/10/2004 10 Singapore 01/07/2007
2 Venezuela 01/05/2007 11 Myanmar 01/07/2007
3 Nga 01/06/2007 12 Philippines 01/07/2007
4 Thái Lan 01/07/2007 13 Ukraine 01/11/2007
5 Malaysia 01/07/2007 14 Angola 01/04/2008
6 Indonesia 01/07/2007 15 Australia 01/08/2008
7 Brunei 01/07/2007 16 Chile 01/10/2008
8 Campuchia 01/07/2007 17 New Zealand 01/12/2008
9 Lào 01/07/2007 18 Argentina 01/05/2009
Danh sách các nước công nhận Việt Nam
có nền kinh tế thị trường
19 Nicaragua 01/09/2009 28 Nhật Bản 31/10/2011
20 Hàn Quốc 01/10/2009 29 Kazakhstan 01/11/2011
21 Ấn Độ 01/10/2009 30 Armenia 08/06/2012
22 Belarus 01/05/2010 31 Thụy Sỹ 03/07/2012
23 Nam Phi 01/08/2010 32 Na Uy 03/07/2012
24 Panama 01/09/2010 33 Lichtenstein 03/07/2012
25 Mozambique 01/09/2010 34 Iceland 03/07/2012
26 Pakistan 01/10/2011 35 Bangladesh 02/11/2012
27 Sri Lanka 15/10/2011 36 Mông Cổ 21/11/2012
Danh sách các nước công nhận Việt Nam
có nền kinh tế thị trường
37 Haiti 17/12/2012 46 Ethiopia 03/01/2014
38 Serbia 01/03/2013 47 Sudan 04/01/2014
39 Seychelles 25/07/2013 48 Tanzania 04/01/2014
40 Namibia 02/10/2013 49 Bờ biển Ngà 22/05/2014
41 50 Vanuatu 01/06/2014
Congo 21/10/2013
42 Ai Cập 04/11/2013 51 Afghanistan 01/07/2014
43 Uruguay 09/12/2013 52 Fiji 01/07/2014
44 Morocco 09/12/2013 53 Tajikistan 08/07/2014
45 Oman 02/01/2014 54 Benin 18/09/2014
48 Tanzania 04/01/2014 55 Nepal 18/09/2014
Danh sách các nước công nhận Việt Nam
có nền kinh tế thị trường
56 UAE 01/12/2014 64 Hồng Kông 05/09/2016
57 Algeria 06/02/2015 65 Israel 29/05/2016
58 Saint Kitts and 66
11/2015 Quatar 26/10/2016
Nevis
59 Burkina Faso 11/2015 67 Paraguay 05/12/2016
60 Moldova 2015 68 Iran 31/12/2007
61 Mexico 02/2016 69 Iraq 12/01/2007
62 Canada 02/2016 70 Suriname 19/09/2017
63 Kuwait 03/07/2016 71 Kyrgyzstan 28/12/2017
Một số nét chính của kinh tế thế giới ảnh hưởng tới
hoạt động xuất nhập khẩu năm 2023
 Năm 2023, kinh tế toàn cầu đã có sự phục hồi
tuy nhiên còn tương đối chậm, áp lực lạm phát
tuy đã hạ nhiệt nhưng còn ở mức cao và vẫn là
mối lo ngại của các quốc gia.
 Nhu cầu tiêu dùng và các hoạt động kinh tế vẫn ở
mức thấp.
Một số nét chính của kinh tế thế giới ảnh hưởng tới
hoạt động xuất nhập khẩu năm 2023
 Các hoạt động thương mại, vận chuyển hàng
hóa quốc tế, dịch vụ tiếp tục đối mặt với những
rủi ro từ các xung đột địa chính trị như xung đột
Nga - Ukraine tiếp tục kéo dài và không có tín
hiệu sẽ kết thúc trong ngắn hạn, xung đột quân
sự giữa Israel và Hamas tiếp tục leo thang và
ngày càng lan rộng trong khu vực.
 Bên cạnh đó, tác động ngày càng tiêu cực của
biến đổi khí hậu, hệ lụy của dịch Covid-19 vẫn
còn hiện hữu, cạnh tranh chiến lược giữa các
nước lớn gay gắt hơn, kéo theo sự tham gia của
nhiều quốc gia, khu vực;
 Chính sách tiền tệ thắt chặt tiếp tục tác động
tới doanh nghiệp và các hoạt động kinh tế, đầu
tư, tiêu dùng toàn cầu;
 Kinh tế Trung Quốc phục hồi chưa bền vững; rủi
ro hệ thống ngân hàng, nợ công, nợ của doanh
nghiệp,… gia tăng.
 Phát triển kinh tế xanh, bảo vệ môi trường vừa là
cơ hội, nhưng cũng là thách thức khi nhiều quốc
gia phát triển đưa ra các hàng rào nhập khẩu mới
liên quan đến vấn đề môi trường.
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 2022
và 2023
Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt 354,7 tỷ
USD (2022: 371,3 tỷ USD) giảm 4,6%, Tăng
trưởng xuất khẩu tương đối tích cực ở cả khu vực
kinh tế trong nước và khu vực FDI:
- Doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 95,5 tỷ
USD;
- Doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô) đạt 259.1 tỷ
USD
- Cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 xuất
siêu 28,3 tỷ USD.
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 2023
- Xuất khẩu nhóm nông sản, thuỷ sản tăng so với
năm trước, trong đó, một số nhóm hàng kim
ngạch tăng cao so với năm trước như:
+ Xuất khẩu rau quả đạt 5,6 tỷ USD, tăng 66,7%;
+ Xuất khẩu gạo đạt 4,7 tỷ USD, tăng 35,3%;
+ Xuất khẩu hạt điều đạt 3,6 tỷ USD, tăng 18,1%
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 2023
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy
sản đạt 32,5 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2022
và chiếm khoảng 9,1% tổng XK của cả nước.
Trong đó, 4 mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu tích
cực so với năm 2022 là:
i) Rau quả đạt 5,6 tỷ USD, tăng 66,7%;
ii) Gạo đạt 8,1 triệu tấn, kim ngạch đạt 4,7 tỷ
USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về trị
giá;
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 2023
iii) Hạt điều đạt 644 nghìn tấn, trị giá trên 3,6 tỷ
USD, tăng 24% về lượng và tăng 18,1% về trị
giá;
iv) Cà phê đạt 1,6 triệu tấn, kim ngạch đạt hơn
4,2 tỷ USD, giảm 8,7% về lượng nhưng tăng
4,6% về trị giá.
Xuất khẩu gạo theo khu vực thị trường năm 2023
Năm 2023 Năm 2022 Tăng/giảm
Thị trường So với 2022 %
Lượng (tấn) Lượng (tấn)

Châu Á 6.099.302 4.966.862 + 22.8


Châu Phi 1.339.704 1.249.937 +7,18
Châu Mỹ 241.214 318.876 - 24,36
Châu Âu 132.651 172.196 - 22,97
Châu Đại 217.786 169.830 + 28,24
dương
Xuất khẩu gạo theo khu vực thị trường năm 2023
Năm 2023 Năm 2022 Tăng/giảm
Thị trường So với 2022 %
Lượng (tấn) Lượng (tấn)

Châu Á 6.099.302 4.966.862 + 22.8

Philippines 3.144.248 3.177.157 - 1,04

Malaysia 397.023 434.751 - 8,68

Indonesia 1.180.932 118.968 + 892,65

Trung Quốc 918.281 834.202 + 10,08


Xuất khẩu gạo theo khu vực thị trường năm 2023
Năm 2023 Năm 2022 Tăng/giảm
Thị trường So với 2022 %

Lượng (tấn) Lượng (tấn)

Châu Phi 1.339.704 1.249.937 +7,18

Ghana 587.664 430.662 + 36,46

Bờ Biển Ngà 512.607 657.140 - 21,99


Xuất khẩu gạo theo khu vực thị trường năm 2023
Năm 2023 Năm 2022
Thị trường Tăng/giảm
Lượng (tấn) Lượng (tấn) So với 2022
%
Châu Mỹ 241.214 318.876 - 24,36

Cu Ba 166.761 244.422 - 31,77

Châu Âu 132.651 172.196 - 22,97

Châu Đại dương 217.786 169.830 + 28,24


XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 2023
Mặt hàng dầu thô
Xuất khẩu dầu thô cả năm 2023 đạt 2,81 triệu tấn,
tăng 1,4% so với năm 2022; trị giá xuất khẩu đạt
1,92 tỷ USD, giảm 15,5%.
Năm 2022, giá xuất khẩu dầu thô bình quân của
Việt Nam tăng mạnh do những biến động kinh tế
- chính trị toàn cầu năm 2022, ghi nhận mức giá
xuất khẩu bình quân đạt 818,9 USD/tấn.
Năm 2023, giá dầu thô có hạ nhiệt hơn, đạt mức
bình quân 682,4 USD/tấn, giảm 16,7% so với
năm 2022.
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 2023
Mặt hàng dầu thô: Thái Lan là thị trường xuất
khẩu dầu thô lớn nhất của Việt Nam, đạt trên 1,1
triệu tấn, trị giá 744,5 triệu USD, giảm 2,7% về
lượng và 19% về trị giá so với năm 2022. XK dầu
thô sang thị trường Trung Quốc tiếp tục giảm
trong năm 2023, đạt 39,2 nghìn tấn, trị giá đạt
24,5 triệu USD, giảm 85,2% về lượng và 88,6%
về trị giá so với năm trước.
Các thị trường ghi nhận kim ngạch XK dầu thô
tăng mạnh là thị trường Australia đạt 552,4 triệu
USD, tăng 37,4%; thị trường Singapore đạt 170,4
triệu USD, tăng 141,4%.
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 2023
Năm 2023, nhập khẩu đạt 326,4 tỷ USD (2022:
358,9 tỷ USD) giảm 9,2%. Trong đó:
Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu tiếp tục được duy
trì ổn định, nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho sản
xuất, xuất khẩu.
Trị giá nhập khẩu nhóm hàng cần nhập khẩu phục
vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước đạt 288,5 tỷ
USD, chiếm tỷ trọng khoảng 88,4% tổng kim
ngạch nhập khẩu cả nước
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 2023

Dầu thô XK: 2,78 triệu tấn, KN 2,31 tỷ USD


Xăng dầu NK: 8,87 triệu tấn, KN 8,97 tỷ USD
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 2023
2022:
Dầu thô XK: 2,78 triệu tấn, KN 2,31 tỷ USD
Xăng dầu NK: 8,87 triệu tấn, KN 8,97 tỷ USD
2023:
Dầu thô XK: 2,81 triệu tấn, KN 1,92 tỷ USD
Xăng dầu NK và tạm nhập để tái xuất: 10,1 triệu
tấn, KN 8,37 tỷ USD
 5.1. VIỆT NAM – HOA KỲ
 5.1.1.Khái quát về hợp tác và hiệp
định thương mại song phương giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
bắt đầu phát triển từ những năm 1990. Hai bên
đã kí Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp
chúng quốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền
tác giả vào năm 1997.
- Mốc quan trọng trong quan hệ thương
mại Việt Nam-Hoa Kỳ là việc kí kết Hiệp
định thương mại song phương (viết tắt là
BTA) năm 2000 điều chỉnh tất cả các lĩnh
vực chính trong hợp tác kinh tế giữa hai
nước
- Hoa Kỳ dành cho Việt Nam đối xử MFN
có điều kiện, còn gọi là ‘Quy chế quan hệ
thương mại bình thường’ (viết tắt là
‘NTR’)
Năm 2003, hai nước kí kết Hiệp định dệt
may Việt Nam-Hoa Kỳ. Quan hệ kinh tế và
thương mại giữa hai nước được tăng cường
hơn nữa khi Hoa Kỳ trao cho Việt Nam
‘Quy chế quan hệ thương mại bình thường
vĩnh viễn’ (viết tắt là ‘PNTR’) vào ngày
29/12/2006, là một phần của quá trình gia
nhập WTO của Việt Nam
Việt Nam chính thức yêu cầu được tham
gia vào chương trình Hệ thống ưu đãi thuế
quan phổ cập của Hoa Kỳ (viết tắt là
‘GSP’) với tư cách là ‘nước đang phát triển
được thụ hưởng’ (viết tắt là BDC) từ tháng
5/2008, nhưng vẫn chưa có quyết định
chính thức về đơn tham gia GSP của Việt
Nam
Hai nước đã kí kết Hiệp định khung về
thương mại và đầu tư (viết tắt là ‘TIFA’)
vào năm 2007. Ngày 4/2/2016 hai nước đã
tham gia ký kết Hiệp định đối tác kinh tế
chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP),
Với những nỗ lực như vậy, thương mại hai
chiều giữa hai bên đã tăng từ khoảng 220
triệu USD năm 1994 lên khoảng 40 tỉ USD
vào năm 2015
HĐ đối tác
kinh tế
chiến lược
xuyên Thái
Bình dương
HĐ khung
về thương
(TPP) 2016
HĐ dệt may mại và đầu HĐ đầu tư
2003 tư 2007 song
HĐ phương
thương Hoa Kỳ rút
HĐ về
thiết lập mại song ra khỏi
quan hệ phương Hiệp định,
quyền tác (BTA) còn lại 11
giả 1997 2000 quốc gia
thành viên)
Hiệp định thương mại song
 5.1.2.
phương Việt Nam-Hoa Kỳ 2000
Vào ngày 13/7/2000, Hiệp định giữa nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ về quan hệ
thương mại (viết tắt là ‘BTA’) đã được kí
kết. Hiệp định đã đưa quan hệ thương mại
và đầu tư
song phương giữa
hai nước lên
tầm cao mới.
Hiệp định đã tạo cơ hội cho các doanh
nghiệp Việt Nam tham gia vào các thị
trường lớn tại Hoa Kỳ và khuyến khích
Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh.
BTA có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. BTA
đặt nền tảng cho việc tiến hành và tăng
cường các quan hệ thương mại và đầu tư.
Với hơn 100 trang và bảng biểu, BTA quy
định các nghĩa vụ chi tiết trong các lĩnh
vực hợp tác thương mại chủ yếu của hai
bên, như: thương mại hàng hóa, bảo hộ
IPRs, thương mại dịch vụ, đầu tư, tạo
thuận lợi cho kinh doanh, tính minh bạch
và giải quyết tranh chấp
Các chương và phụ lục của BTA bao gồm:
• Chương I: Thương mại hàng hóa
• Chương II: Quyền sở hữu trí tuệ
• Chương III: Thương mại dịch vụ
• Chương IV: Phát triển quan hệ đầu tư
• Chương V: Tạo thuận lợi cho kinh doanh
• Chương VI: Các quy định liên quan tới
tính minh bạch, công khai và quyền khiếu
kiện
• Chương VII: Những điều khoản chung
Các phụ lục bao gồm:
o Phụ lục A: Việt Nam: Ngoại lệ đối xử quốc
gia
o Phụ lục B: Việt Nam: Thời kì chuyển tiếp
(Hạn chế số lượng)
Phụ lục B1: Hạn chế số lượng nhập khẩu - sản
phẩm nông nghiệp
Phụ lục B1: Hạn chế số lượng nhập khẩu - sản
phẩm công nghiệp
Phụ lục B2: Hạn chế số lượng xuất khẩu
Phụ lục B3: Hàng hóa cấm nhập khẩu
Phụ lục B4: Hàng hóa cấm xuất khẩu
o Phụ lục C: Việt Nam: Thời kì chuyển tiếp
(Thương mại nhà nước)
Phụ lục C1: Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện
điều chỉnh của các quy định về thương mại nhà
nước và lịch trình loại bỏ
Phụ lục C2: Hàng hóa xuất khẩu thuộc diện
điều chỉnh của các quy định về thương mại nhà
nước và lịch trình loại bỏ
o Phụ lục D: Việt Nam: Thời kì chuyển
tiếp (Quyền kinh doanh nhập khẩu và
quyền phân phối)
Phụ lục D1: Lịch trình loại bỏ hạn chế về
quyền kinh doanh nhập khẩu và quyền
phân phối - Sản phẩm công nghiệp
Phụ lục D2: Lịch trình loại bỏ hạn chế về
quyền kinh doanh xuất khẩu
o Phụ lục E: Việt Nam: Thuế nhập khẩu nông
nghiệp, thuế xuất khẩu sản phẩm công nghiệp
o Phụ lục F: Phụ lục về dịch vụ tài chính, dịch
chuyển thể nhân, viễn thông và tài liệu tham
chiếu về viễn thông
o Phụ lục G: Hoa Kỳ: Danh sách các trường hợp
miễn trừ theo Điều 2 và Biểu cam kết thương
mại dịch vụ cụ thể
o Phụ lục H - Việt Nam, Hoa Kỳ - Các ngoại lệ
o Phụ lục I - Danh mục minh họa các biện pháp
đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs).
5.1.2. Hiệp định Thương mại Việt Nam –
Hoa Kỳ (BTA)
5.1.2.1. Nguyên tắc MFN và nguyên tắc
NT
- Việt Nam và Hoa Kỳ nhất trí dành cho nhau
MFN, theo đó các bên sẽ dành cho hàng hóa
của nhau sự đối xử tương tự như hàng hóa
tương tự sản xuất ở các nước khác.
- Ngoại lệ của nguyên tắc MFN bao gồm đối
xử đặc biệt dành cho các nước trong cùng một
FTA như AFTA hay NAFTA, và các thủ tục
đặc biệt đối với thương mại ở biên giới
Hơn nữa, BTA yêu cầu Việt Nam và Hoa
Kỳ dành NT cho hàng nhập khẩu của
nhau. Hai nước có nghĩa vụ đối xử với
hàng nhập khẩu của nhau không kém
thuận lợi hơn sự đối xử dành cho hàng
hóa do công dân của mình sản xuất.
5.1.2.2. Loại bỏ các rào cản phi thuế quan
(NTBs)
Các bên phải loại bỏ tất cả NTBs, bao gồm
cả hạn chế nhập khẩu và xuất khẩu, hạn
ngạch, yêu cầu cấp phép, và kiểm soát đối
với tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ,
trong thời gian từ 3 đến 7 năm, tuỳ thuộc
vào từng loại sản phẩm.
Cơ quan hải quan hay cơ quan có thẩm
quyền khác của các bên không được phép
áp bất cứ loại phí hay phụ phí hành chính
nào liên quan đến việc nhập khẩu hay xuất
khẩu hàng hóa vượt quá chi phí thực của
dịch vụ được tiến hành bởi cơ quan đó.
Việt Nam áp thuế quan cho hàng hóa có
xuất xứ từ lãnh thổ hải quan Hoa Kỳ theo
cam kết tại Phụ lục E của Hiệp định (thuế
nhập khẩu nông nghiệp, thuế xuất khẩu
công nghiệp).
5.1.2.3. Các biện pháp tự vệ đối với hàng
nhập khẩu
Về các biện pháp tự vệ đối với hàng nhập
khẩu, Các bên nhất trí tham vấn nhanh chóng
theo yêu cầu của bên kia, khi việc nhập khẩu
hàng hóa có xuất xứ từ lãnh thổ của bên kí
kết kia, tại thời điểm hiện tại hay tương lai,
gây ra hay đe dọa gây ra, hay góp phần đáng
kể làm rối loạn thị trường.
+ Sự ‘rối loạn thị trường’ (‘Market disruptions’)
xảy ra khi việc tăng nhanh lượng nhập khẩu hàng
hóa tương tự của nước khác là nguyên nhân đáng
kể gây ra, hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể
cho ngành kinh tế nội địa đó
+ Trong trường hợp các bên không thể đưa ra
biện pháp khắc phục thông qua tham vấn, Hiệp
định cho phép một bên bảo hộ ngành kinh tế nội
địa của mình bằng cách áp dụng các biện pháp tự
vệ đối với hàng nhập khẩu, dưới hình thức hạn
chế số lượng, tăng thuế hoặc những hạn chế khác
để chống lại sự ‘rối loạn thị trường’
Tổng kim ngạch trao đổi thương mại song
phương VN- USA năm 2022 đạt xấp xỉ 123,9 tỷ
USD,
Kim ngạch Việt Nam xuất khẩu sang Hoa
Kỳ 109,4 tỷ USD, chiếm 29,5% tổng xuất khẩu
của Việt Nam;
Kim ngạch nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt gần
14,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 4% tổng nhập khẩu
cả nước.
Thặng dư thương mại Việt Nam với Hoa Kỳ đạt
94,9 tỷ USD.
- Kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị
trường chủ lực đều giảm mặc dù mức suy giảm
đang dần được thu hẹp. Trong đó, xuất khẩu sang
thị trường Hoa Kỳ ghi nhận giảm 11,3% so với
năm 2022,
5.1.2.4. Giải quyết tranh chấp thương mại giữa
các thương nhân
Về giải quyết tranh chấp thương mại giữa các
thương nhân, BTA quy định nguyên tắc NT
trong việc giải quyết tranh chấp tại các toà án và
cơ quan hành chính trên lãnh thổ của các bên kí
kết, khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài theo những quy tắc đã được công nhận
ở tầm quốc tế và quy định việc thực thi các phán
quyết trọng tài.
5.1.2.5. Các quy định về quyền sở hữu trí tuệ
(IPRs)
Chương II về IPRs của BTA được xây dựng theo
mô hình của Hiệp định TRIPS của WTO, theo
đó yêu cầu các bên tuân thủ những quy định cơ
bản của Công ước Pa-ri về bảo hộ sở hữu công
nghiệp và Công ước Béc-nơ về bảo hộ tác phẩm
văn học và nghệ thuật.
Ngoài ra, các bên cũng phải tuân thủ những
quy định kinh tế cơ bản của:
- Công ước Giơ-ne-vơ về bảo hộ người sản
xuất bản ghi âm chống lại sự sao chép trái
phép,
- Công ước quốc tế về bảo hộ giống thực vật
mới (Công ước UPOV)
- Công ước liên quan đến việc phân phối tín
hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh
(Công ước Brúc-xen).
BTA quy định NT trong việc xác lập, bảo
hộ, hưởng và thực thi IPRs, trừ một số
trường hợp nhất định.
Tuy nhiên, khác với Hiệp định TRIPS, BTA
không yêu cầu các bên áp dụng MFN cho
các nghĩa vụ trong chương này.
Chương II quy định những tiêu chuẩn tối thiểu đối
với việc bảo hộ và thực thi IPRs, bao gồm:
- Quyền tác giả và các quyền liên quan,
- Tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã
hoá,
- Nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, thiết kế bố trí
mạch tích hợp,
- Thông tin bí mật (bí mật thương mại) và kiểu
dáng công nghiệp.
Chương này cũng yêu cầu có các biện pháp bảo
đảm thực thi để đưa ra các chế tài kịp thời nhằm
ngăn chặn vi phạm, và các chế tài đủ mạnh để
ngăn ngừa các vi phạm có thể tái diễn trong tương
lai.
5.1.2.6. Các quy định về thương mại dịch vụ
Chương III về thương mại dịch vụ được xây dựng theo
mô hình của Hiệp định GATS của WTO. Hiệp định
này định nghĩa thương mại dịch vụ theo bốn phương
thức cung ứng:
1. Cung ứng dịch vụ qua biên giới (cung ứng dịch vụ
từ lãnh thổ của bên này vào lãnh thổ của bên kia);
Tính hết tháng 6/2022, thuế nộp
thay nhà thầu nước ngoài với
hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới
đạt 5.432 tỷ đồng. 23 nhà cung
cấp nước ngoài tự nguyện
kê khai, nộp thuế vào ngân sách
khoảng 2,4 triệu USD, đứng đầu
là Tiktok, Microsoft...
5.1.2.6. Các quy định về thương mại dịch vụ
Ví dụ: việc cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến
(e-learning), học viên có thể ngồi tại nhà để học,
giáo viên nước ngoài cũng không cần di chuyển
đến tận nơi người học để giảng dạy, việc cung
ứng dịch vụ được thông qua internet, điện
thoại…
Hoặc đối với việc cung cấp dịch vụ pháp lý, luật
sư có thể tư vấn cho khách hàng nước ngoài của
mình qua điện thoại, mail…mà không cần gặp gỡ
trực tiếp.
2. Tiêu dùng ở nước ngoài (cung ứng dịch vụ
tại lãnh thổ của một bên cho người sử dụng
dịch vụ của bên kia);
Ví dụ: khách du lịch đến một quốc gia và sử
dụng dịch vụ khách sạn, lữ hành…ở tại quốc
gia đó.
3. Hiện diện thương mại (một nhà cung ứng
dịch vụ của một bên cung ứng một dịch vụ
thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ
của bên kia);
ANZ – một trong ba ngân hàng nước ngoài đầu
tiên được cấp giấy phép thành lập tại Việt Nam.
4. Hiện diện của thể nhân (một nhà cung ứng
dịch vụ của một bên cung ứng một dịch vụ
bằng sự hiện diện của thể nhân trên lãnh thổ
của bên kia).
- Các bên nhất trí dành MFN cho dịch vụ
và các nhà cung ứng dịch vụ của nhau.
- Mỗi bên phải đảm bảo sự tiếp cận thị
trường cho dịch vụ và các nhà cung ứng
dịch vụ của bên kia theo đúng quy định
trong biểu cam kết của mình.
BTA cấm sáu loại hạn chế tiếp cận thị trường trong
các ngành dịch vụ đã được quy định trong biểu
cam kết, trong đó có: hạn chế số lượng nhà cung
ứng dịch vụ; hạn chế tổng giá trị các giao dịch dịch
vụ; hạn chế về tổng số lượng đầu ra của dịch vụ;
và hạn chế về loại hình pháp nhân hay liên doanh
thông qua đó dịch vụ được cung ứng
Ngoài ra, các bên đã đưa vào Phụ lục về dịch vụ
tài chính, Phụ lục về dịch chuyển của thể nhân, và
Phụ lục về viễn thông của Hiệp định GATS và các
tài liệu tham chiếu viễn thông của WTO
5.1.2.7. Các quy định về đầu tư
Chương IV của BTA đặt ra các quy tắc nhằm
khuyến khích đầu tư giữa hai nước.
Các tiêu chuẩn chính về bảo hộ và khuyến khích
đầu tư trong chương này là:
1. MFN;
2. NT;
3. Cấm trưng thu mà không bồi thường nhanh
chóng, đầy đủ và hiệu quả;
4. Quyền lựa chọn các nhân viên quản lí cấp
cao;
5. Chuyển vốn về nước;
6. Đảm bảo đối xử công bằng và thoả đáng,
bảo vệ và an ninh đầy đủ, đối xử phù hợp với
luật tập quán quốc tế, và không áp dụng các
biện pháp tuỳ tiện và phân biệt đối xử; và
7. Cấm áp dụng các yêu cầu bị cấm về
chuyển giao công nghệ và các TRIMs bị cấm.
Về việc giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu
tư và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư,
chương này đưa ra nhiều lựa chọn cho nhà
đầu tư, bao gồm tòa án hoặc cơ quan tài
phán hành chính có thẩm quyền của nước
tiếp nhận đầu tư, hoặc bất kì thủ tục giải
quyết tranh chấp nào đã được thoả thuận
trước đó và giải quyết bằng trọng tài.
Về việc giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu
tư và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư,
chương này đưa ra nhiều lựa chọn cho nhà
đầu tư, bao gồm tòa án hoặc cơ quan tài
phán hành chính có thẩm quyền của nước
tiếp nhận đầu tư, hoặc bất kì thủ tục giải
quyết tranh chấp nào đã được thoả thuận
trước đó và giải quyết bằng trọng tài.
5.1.2.8. Tạo thuận lợi cho kinh doanh
Cả hai bên cam kết phát triển quan hệ đầu tư và
tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh liên
quan tới thương mại hàng hóa và dịch vụ. Mỗi
bên đồng ý:
- Cho phép các công dân và công ty của bên kia
được nhập khẩu và sử dụng, phù hợp với các
thực tiễn thương mại thông thường, thiết bị văn
phòng và các thiết bị khác, như máy chữ, máy
photocopy, máy tính, máy fax liên quan đến việc
tiến hành các hoạt động của họ trên lãnh thổ của
mình;
- Tùy thuộc vào pháp luật và thủ tục của mình về
nhập cảnh và các cơ quan đại diện nước ngoài,
cho phép các công dân và các công ty của bên
kia được tiếp cận và sử dụng nơi làm việc và nơi
ở trên cơ sở không phân biệt đối xử và theo giá
thị trường;
- Tùy thuộc vào pháp luật, quy định và thủ tục
của mình về nhập cảnh và các cơ quan đại diện
nước ngoài, cho phép các công dân và công ty
của bên kia thuê các đại lí, nhà tư vấn và nhà
phân phối của một trong hai bên cho hoạt động
sản xuất và đầu tư của họ, theo giá cả và điều
kiện được thoả thuận giữa các bên.
- Cho phép các công dân và công ty của bên kia
quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ của họ (i)
bằng cách thoả thuận trực tiếp với các tổ chức
thông tin quảng cáo, bao gồm đài truyền hình,
đài phát thanh, đơn vị kinh doanh in ấn và bảng
hiệu; và (ii) bằng cách gửi thư trực tiếp, bao
gồm cả việc sử dụng các phong bì thư và bưu
thiếp được ghi sẵn địa chỉ đến công dân hoặc
công ty đó;
- Khuyến khích sự tiếp xúc và cho phép mua
bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp giữa các công
dân và công ty của bên kia với người sử dụng
cuối cùng và các khách hàng khác, và khuyến
khích liên hệ trực tiếp với các cơ quan, tổ chức
mà quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến khả
năng bán hàng;
- Cho phép các công dân và các công ty của bên
kia tiến hành nghiên cứu thị trường trên lãnh
thổ của mình một cách trực tiếp hoặc thông qua
hợp đồng;
- Cho phép các công dân và công ty của bên kia
được dự trữ đầy đủ hàng mẫu và phụ tùng thay thế
phục vụ dịch vụ sau bán hàng đối với các sản phẩm
của đầu tư; và
- Cho phép các công dân và công ty của bên kia tiếp
cận các sản phẩm và dịch vụ do chính phủ cung
cấp, bao gồm các tiện ích công cộng, trên cơ sở
không phân biệt đối xử và theo giá cả công bằng và
thoả đáng (và trong mọi trường hợp, không cao hơn
giá áp cho các công dân và công ty của các nước
thứ ba, khi các giá đó được quy định hoặc kiểm
soát bởi chính phủ liên quan đến hoạt động của các
hiện diện thương mại của họ).
5.1.2.9. Các quy định liên quan đến tính
minh bạch và quyền khiếu kiện

Các bên có nghĩa vụ công bố định kì và kịp thời


tất cả các luật, quy định và thủ tục hành chính có
tính áp dụng chung, liên quan đến bất kì vấn đề
nào được quy định trong BTA
Ở mức độ có thể, mỗi bên cho phép bên kia
và các công dân của bên kia cơ hội đóng góp
ý kiến đối với việc xây dựng pháp luật, quy
định và thủ tục hành chính đó.
Mỗi bên cũng cho phép các công dân và công
ty của bên kia được tiếp cận dữ liệu về nền
kinh tế quốc dân và từng ngành kinh tế, kể cả
những thông tin về ngoại thương.
Mỗi bên giao cho một tạp chí chính thức đăng
tất cả các biện pháp có tính áp dụng chung và
sẽ điều hành một cách thống nhất, vô tư và
hợp lí các biện pháp đó.
Hai bên sẽ duy trì các cơ quan tài phán hành
chính và tư pháp, nhằm xem xét và sửa đổi
nhanh chóng các quyết định hành chính liên
quan đến các vấn đề được quy định tại Hiệp
định này, và sẽ cho phép người bị tác động bởi
quyết định có liên quan được quyền khiếu
kiện mà không bị trừng phạt
Cuối cùng, các bên đảm bảo rằng các thủ tục cấp
phép nhập khẩu, tự động và không tự động,
được thực hiện theo cách thức minh bạch và có
thể dự đoán trước được, và phù hợp với các tiêu
chuẩn của Hiệp định của WTO về thủ tục cấp
phép nhập khẩu (Hiệp định ILP).
Hiệp định dệt may Việt Nam-
 5.1.3.
Hoa Kỳ 2003
Trong khuôn khổ BTA, ngày 25/4/2003, sau ba
tuần đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đã kí Hiệp
định dệt may song phương.
Hiệp định này đặt ra hạn ngạch cho 38 loại sản
phẩm may mặc nhập khẩu từ Việt Nam. Cả hai
bên nhất trí hợp tác trong việc thực thi, bao gồm
chia sẻ thông tin và tạo thuận lợi cho các chuyến
thăm nhà máy, điều tra và phạt vi phạm.
Hiệp định dệt may Việt Nam-Hoa Kỳ có hiệu
lực từ ngày 1/5/2003 tới ngày 31/12/2004.
Hiệp định có thể gia hạn hàng năm và đã
được gia hạn hai lần vào năm 2004 và năm
2005.
Điều 20 của Hiệp định quy định rằng khi Việt
Nam gia nhập WTO, các quy định của WTO
sẽ thay thế các quy định trong thoả thuận
song phương. Hiệp định này đã hết hiệu lực
khi Việt Nam gia nhập WTO vào tháng
1/2007
Hiệp định khung về thương mại
 5.1.4.
và đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ 2007
Ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, vào
tháng 6/2007, Hiệp định khung về thương mại
và đầu tư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ (viết tắt là TIFA) đã được kí kết
nhằm thúc đẩy ‘môi trường đầu tư hấp dẫn’ và
‘mở rộng và đa dạng hoá thương mại hàng hóa
và dịch vụ’.
TIFA thành lập Hội đồng thương mại và đầu tư
Việt Nam-Hoa Kỳ, cơ quan xem xét rất nhiều
vấn đề về quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai
bên, bao gồm:
- Thực thi các nghĩa vụ theo Hiệp định WTO và
BTA;
- Bảo hộ IPRs;
- Các vấn đề chính sách gây tác động tới thương
mại và đầu tư;
- Thương mại dịch vụ;
- Các vấn đề TBT;
- Các vấn đề SPS;
- Các vấn đề về quyền của người lao động được
công nhận ở tầm quốc tế;
- Các biện pháp khắc phục thương mại, bao
gồm cả vấn đề coi Việt Nam là một nền kinh tế
thị trường;
- GSP;
- Phối hợp trong các vấn đề về WTO và APEC
mà hai bên cùng quan tâm;
- Hỗ trợ kĩ thuật và xây dựng năng lực; và
- Các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm,
nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư và hợp tác
kinh tế giữa các bên.
Theo TIFA, Việt Nam và Hoa Kỳ tiến hành các
cuộc họp và đối thoại thường xuyên để rà soát
việc thực thi các cam kết WTO của Việt Nam, và
xem xét các sáng kiến khác nhằm cải thiện quan
hệ thương mại và đầu tư của hai bên.
Hiệp định TIFA cùng với cơ chế mà Hiệp định
thiết lập đã đặt nền tảng cho việc đàm phán các
hiệp định toàn diện về thương mại và đầu tư giữa
hai nước.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan,
tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương
năm 2022 đạt xấp xỉ 123,9 tỷ USD, tăng 11% so
với năm 2021. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu
sang Hoa Kỳ 109,4 tỷ USD, tăng 13,6% so với
năm 2021, chiếm 29,5% tổng xuất khẩu của Việt
Nam; nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt gần 14,5 tỷ USD,
giảm 5,2%, chiếm tỷ trọng 4% tổng nhập khẩu cả
nước.
Thặng dư thương mại Việt Nam với Hoa Kỳ đạt
94,9 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2021.
Theo số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, tính đến hết tháng
10/2022:
- Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hoa
Kỳ với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 129,6 tỷ
USD, tăng 26,7% so với năm 2021 và chiếm 2,7%
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ. Xuất
khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 119,0 tỷ USD
(chiếm xấp xỉ 4,0% tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ,
tăng 28,9%); nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 10,6 tỷ USD,
tăng 6,5% so với năm 2021.
- Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ 108,4 tỷ USD và
xếp thứ 3 trong số các nước có thặng dư thương mại
lớn nhất với Hoa Kỳ (sau Trung Quốc với 359,4 tỷ
USD và Mexico với 119,4 tỷ USD).
 5.2. VIỆT NAM – TRUNGQUỐC
 5.2.1.Khái quát về các hiệp định thương
mại giữa Việt Nam và Trung Quốc

Đến thời điểm năm 2023, hai nước đã kí kết trên


50 hiệp định, đặt cơ sở pháp lí cho quan hệ hợp tác
lâu dài giữa hai nước, trong đó có các hiệp định
tạo hành lang pháp lí cơ bản cho quan hệ thương
mại hai nước.
- Hiệp định thương mại 1991;
- Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới 1998;
Hiệp định về thương mại biên giới 2016 (thay thế Hiệp
định năm 1998);
- Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền 2009
- Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên
giới trên đất liền 2009;
- Hiệp định thanh toán về hợp tác giữa ngân hàng nhà nước
Việt Nam và ngân hàng nhân dân Trung Quốc 1993;
- Hiệp định về quá cảnh hàng hóa năm 1994;
- Hiệp định về bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu
và công nhận lẫn nhau năm 1994.
- Hiệp định hợp tác du lịch; Hiệp định về thành lập Ủy ban
hợp tác kinh tế; các hiệp định về giao thông, vận tải đường
sắt, đường bộ, đường hàng không…
Điều 1 Hiệp định thương mại năm 1991 quy
định:
Hai Bên dành cho nhau đãi ngộ tối huệ quốc
trong việc đánh thuế hải quan hàng nhập khẩu
và hàng xuất khẩu, cũng như trong việc giải
quyết các thủ tục quy chế về quản lý hải quan;
đãi ngộ này không liên quan tới các ưu đãi và lợi
ích mà mỗi nước đã và sẽ dành cho các đối
tượng thương mại đặc thù của mình
Điều 1 Hiệp định về thương mại biên giới 2016 quy
định:
1. “Thương mại biên giới” trong Hiệp định này là chỉ
hoạt động thương mại của các doanh nghiệp hoặc
thương nhân và cư dân biên giới được tham gia xuất
nhập khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới hai nước
theo quy định của pháp luật mỗi nước.
2. Thương mại biên giới được thực hiện thông qua các
cửa khẩu biên giới đất liền và khu (điểm) chợ biên
giới được hai Bên thỏa thuận nhất trí mở tại bảy tỉnh
Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào
Cai, Lai Châu và Điện Biên của Việt Nam và hai
tỉnh/khu Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc.
Hoạt động tại chợ biên giới của người và phương tiện
vận tải xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu ra,
vào các khu (điểm) chợ biên giới thông qua đường
qua lại biên giới mà hai Bên thỏa thuận mở.
Điều 8 Hiệp định về thương mại biên giới 2016
quy định:
Thanh toán trong thương mại biên giới do doanh
nghiệp hoặc thương nhân thương mại biên giới và
cư dân biên giới thỏa thuận phù hợp với quy định
của pháp luật mỗi nước, bao gồm:
1. Thanh toán bằng Đồng Việt Nam hoặc Nhân dân
tệ Trung Quốc hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi.
2. Căn cứ theo quy định của pháp luật mỗi nước,
thương mại biên giới có thể tiến hành các hình
thức thanh toán thông qua ngân hàng hoặc bằng
tiền mặt hoặc hàng đổi hàng.
Khuyến khích thanh toán thông qua ngân hàng
thương mại hai Bên.
Điều 2 Hiệp định thanh toán năm 1993 quy
định:
Mọi thanh toán hàng hóa và dịch vụ thực
hiện thông qua các ngân hàng thương mại
của hai nước theo thông lệ quốc tế, bằng
ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Điều 2 Hiệp định quá cảnh năm 1993 quy định:
Hai bên ký kết cho phép hàng hoá được qúa cảnh
lãnh thổ của nước mình trừ nhưng hàng hoá cấm
nhập khẩu, hàng hoá cấm xuất khẩu theo quy định
của từng nước.
(hàng đi nước thứ 3 hoặc về từ nước thứ 3).
Điều 6. Hàng hóa quá cảnh đi qua những cửa khẩu
sau :
Hữu Nghị – Hữu Nghị Quan
Lào Cai – Hà Khẩu
Đồng Đăng – Bằng Tường
Móng Cái - Đông Hưng
Ngoài ra,hàng quá cảnh sẽ được đi qua các cửa
khẩu quốc tế mà hai chính phủ thoả thuận mở thêm
sau này.
Điều 4 Hiệp định về chất lượng hàng XNK năm
1994 quy định:
“chỉ hàng hoá có giấy chứng nhận chất lượng
hoặc (và) có tem (dấu) kiểm nghiệm do cơ quan
được uỷ quyền của hai bên chấp nhận mới được
xuất khẩu”
Điều 2 Hiệp định về cửa khẩu năm 1994 quy
định: Hai Bên xác nhận các cặp cửa khẩu sau đã
mở trên vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc:
Tên cửa khẩu Việt Nam Tên cửa khẩu Trung Quốc
Ma Lù Thàng Kim Thủy Hà
Lào Cai (đường bộ) Hà Khẩu (đường bộ)
Lào Cai (đường sắt) Hà Khẩu (đường sắt)
Thanh Thủy Thiên Bảo
Trà Lĩnh Long Bang
Tà Lùng Thủy Khẩu
Đồng Đăng (đường sắt) Bằng Tường (đường sắt)
Hữu Nghị Hữu Nghị Quan
Móng Cái Đông Hưng
Điều 2 Hiệp định về cửa khẩu năm 1994 quy định: Hai
Bên thỏa thuận các cặp cửa khẩu sau sẽ được mở khi có
đủ điều kiện
Tên cửa khẩu Việt Nam Tên cửa khẩu Trung Quốc
A Pa Chải Long Phú
U Ma Tu Khoàng Bình Hà
Mường Khương Kiều Đầu
Xín Mần Đô Long
Phó Bảng Đổng Cán
Săm Pun Điền Bồng
Sóc Giang Bình Mãng
Pò Peo Nhạc Vu
Lý Vạn Thạc Long
Hạ Lang Khoa Giáp
Bình Nghi Bình Nhi Quan
Chi Ma Ái Điểm
Hoành Mô Động Trung
Hai nước đã nhất trí tiếp tục mở rộng và
làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác kinh tế, thương
mại thông qua việc kí kết ‘Quy hoạch phát triển
5 năm hợp tác kinh tế-thương mại giai đoạn
2012-2016’ vào ngày 15/10/2011. Quy hoạch
này sẽ tạo xung lực mới cho hợp tác kinh tế,
thương mại giữa hai nước.
Mục tiêu chủ yếu của quy hoạch là tiếp tục
mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác
kinh tế-thương mại Việt-Trung, đồng thời làm
phong phú thêm nội dung hợp tác, tạo ra phương
thức hợp tác mới; nghiên cứu những biện pháp
nhằm giảm mức độ mất cân bằng trong cán cân
thương mại giữa hai nước.
Theo thoả thuận được kí kết, hai bên xác định 7
lĩnh vực hợp tác trọng điểm, bao gồm:
(i) Nông nghiệp và nghề cá;
(ii) Giao thông-vận tải;
(iii) Năng lượng;
(iv) Khoáng sản;
(v) Công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ;
(vi) Dịch vụ; và
(vii) Hợp tác ‘Hai hành lang, một vành đai kinh
tế’.
5.2.2. Pháp luật trong nước của Việt Nam và
Trung Quốc liên quan đến quan hệ thương
mại song phương giữa hai nước
Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh chung quan hệ
thương mại giữa hai nước: Luật ngoại thương của
Trung Quốc, Luật thương mại Việt Nam năm 2005,
Luật Quản lý ngoại thương năm 2017, Nghị định số
187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật
Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá
cảnh hàng hóa với nước ngoài. Nghị định số 09/2018
quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý
ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các
hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam
Thứ hai, pháp luật điều chỉnh thương mại biên
giới giữa hai nước: Trên cơ sở Hiệp định về mua
bán hàng hóa ở vùng biên giới giữa Việt Nam và
Trung Quốc 1998, mỗi nước đều ban hành các quy
định pháp luật điều chỉnh thương mại biên giới Việt
Nam-Trung Quốc với các mục tiêu cơ bản như sau:
- Thúc đẩy hợp tác thương mại ở vùng biên giới
giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi;
- Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động mua bán hàng
hóa ở vùng biên giới phát triển lành mạnh, liên
tục, ổn định và có biện pháp tăng cường phối hợp
chống buôn lậu, gian lận thương mại;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động
xúc tiến thương mại, thúc đẩy mua bán hàng hóa
ở vùng biên giới giữa hai nước;
- Hoạt động mua bán hàng hóa ở vùng biên giới
phải được tiến hành trên cơ sở phù hợp với các
cam kết của hai nước và pháp luật của mỗi
nước.
Thứ ba, hệ thống thương mại biên giới của
Trung Quốc chịu sự quản lí kết hợp của cả
trung ương và địa phương.

Mặc dù chính quyền địa phương có vai trò quan


trọng trong việc quản lí thương mại biên giới
nhưng cũng phải tuân thủ sự quản lí thống nhất
của trung ương, vì thương mại biên giới cũng là
bộ phận của ngoại thương Trung Quốc.
Thương mại biên giới đã trở thành sức mạnh
kinh tế chủ đạo và đóng vai trò cơ bản trong
việc thực hiện mục tiêu của nhà nước Trung
Quốc - là ‘tăng cường sức sống cho vùng biên
giới, xây dựng xã hội phong lưu, mang lại lợi
ích cho nhân dân và ổn định đất nước’.
Cơ sở pháp lí chủ yếu của chính sách
thương mại biên giới của Trung Quốc là Luật về
khu tự trị dân tộc thiểu số và Luật ngoại thương.
Điều 42 của Luật ngoại thương Trung Quốc quy
định: Nhà nước áp dụng các biện pháp linh hoạt
và tạo thuận lợi cho thương mại giữa các thị xã
ở các vùng biên giới và các thị xã của các nước
láng giềng, cũng như thương mại của cư dân
biên giới.
Quan hệ thương mại biên giới Việt Nam-
Trung Quốc được đặc trưng bởi các thoả thuận
thương mại quy mô nhỏ và linh hoạt.
Thứ tư, theo Quyết định số 1151/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ngày
30/08/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch xây
dựng vùng biên giới Việt-Trung đến năm 2020,
Việt Nam đã ban hành hàng loạt các chính sách
và văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ
thương mại diễn ra ở khu vực biên giới Việt
Nam-Trung Quốc.
Hành lang pháp luật thông thoáng mà Việt
Nam xây dựng đã tạo thuận lợi và thúc đẩy các
hoạt động thương mại biên giới Việt Nam-Trung
Quốc phát triển.
Các vấn đề pháp luật về thương mại biên giới
Việt Nam-Trung Quốc được quy định trong rất
nhiều văn bản pháp luật khác nhau của Việt
Nam, trong đó chủ yếu phải kể đến một số văn
bản như:
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về
hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt
động đại lí mua, bán, gia công và quá cảnh hàng
hóa với nước ngoài;
- Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày
07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
quản lí hoạt động thương mại biên giới với các
nước có chung biên giới;

- Quyết định số 44/QĐ-BTC ngày 29/8/2006 của


Bộ tài chính về việc ban hành tờ khai hải quan
dùng cho phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
qua cửa khẩu biên giới đường bộ;
- Công văn số 1244/TCHQ-GSQL của Tổng cục
hải quan ngày 27/2/2007 về thủ tục hải quan đối
với hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới;
- Công văn số 4848/TCHQ-GSQL của Tổng cục
hải quan ngày 23/8/2007 về thủ tục hải quan đối
với hàng hóa qua cửa khẩu biên giới đường bộ;
- Quyết định số 689/2004/QĐ-NHNN ngày
07/06/2004 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước
Việt Nam về việc ban hành quy chế thanh toán
trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại
khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa
Việt Nam và Trung Quốc…
Quan hệ thương mại của Việt Nam với các
nước nói chung cũng như các quan hệ thương
mại biên giới nói riêng không thể không chịu sự
tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập sâu
rộng và mạnh mẽ của Việt Nam, sau khi Việt
Nam gia nhập WTO và cả hai nước đã cùng
tham gia vào Hiệp định ACFTA.
Trước đây, hoạt động xuất nhập khẩu giữa
hai nước chủ yếu dựa vào quan hệ song phương.
Hiện nay, các quan hệ đó còn phải được tiến
hành trên cơ sở các cam kết chặt chẽ trong
khuôn khổ WTO và các liên kết khu vực.
Do vậy, Việt Nam cũng như Trung Quốc phải
điều chỉnh chính sách và pháp luật về thương
mại của mình nhằm thực hiện các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật thương mại quốc tế (như các
nguyên tắc MFN, NT, mở cửa thị trường,
thương mại công bằng và minh bạch hoá) đối
với tất cả các hoạt động thương mại, không phân
biệt là hoạt động đó diễn ra ở đâu, biên giới hay
trong nội địa, không phân biệt đối tác là ai, bạn
hàng Trung Quốc hay bạn hàng đến từ các nước
thành viên WTO khác.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) ban
hành Lệnh 248 về Quy định Quản lý đăng ký
doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài
nhập khẩu ngày 12/4/2021, Lệnh 249 về Biện
pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu
ngày 14/4/2021 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Đối với Những doanh nghiệp nước ngoài, trong
đó có Việt Nam, GACC yêu cầu "BẮT BUỘC
TUÂN THỦ" tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu
nông sản, thực phẩm vào Trung Quốc phải đăng
ký mã số với GACC thì mới đủ điều kiện xuất
khẩu vào Trung Quốc.
Hiện nay, Việt Nam xk sang thị trường Trung
Quốc:
- 7 loại trái cây xuất khẩu truyền thống bao gồm
xoài, thanh long, nhãn, vải, dưa hấu, chôm
chôm, mít
Hiện nay, Việt Nam xk sang thị trường Trung
Quốc:
- 5 loại xuất khẩu theo hình thức ký kết Nghị
định thư là măng cụt, thạch đen, sầu riêng,
chuối và khoai lang.
Hiện nay, Việt Nam xk sang thị trường Trung
Quốc:
- Xuất khẩu tạm thời với quả chanh leo và ớt
tươi.
Hiện nay, Việt Nam xk sang thị trường Trung
Quốc:
- Các mặt hàng đang tiếp tục đàm phán mở cửa
thị trường là bưởi, na, dừa, roi, chanh…
Lô hàng xuất khẩu phải có Giấy chứng nhận
kiểm dịch thực vật và không nhiễm đối tượng
kiểm dịch thực vật của Trung Quốc.
Trung Quốc đưa ra 5 yêu cầu về vùng trồng xuất
khẩu:
- Phải áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP);
- Bộ NN&PTNT giám sát đối tượng kiểm dịch
thực vật mà Tổng cục Hải quan Trung Quốc
quan tâm;
- Phải không có các đối tượng kiểm dịch thực vật
mà Tổng cục Hải quan Trung Quốc quan tâm;
- Phải được theo dõi và giám sát sinh vật gây hại
từ cán bộ kỹ thuật; phải lưu trữ hồ sơ giam sát
và phòng trừ sinh vật gây hại.
Tiềm năng phát triển của mối quan hệ Việt
Nam-Trung Quốc là rất lớn. Với sự cố gắng
chung của cả hai nước, mối quan hệ đó sẽ không
ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp hơn
với phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác
toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’,
nhằm hướng tới việc đưa hai nước trở thành
‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác
tốt’.
Tiềm năng phát triển của mối quan hệ Việt
Nam-Trung Quốc là rất lớn. Với sự cố gắng
chung của cả hai nước, mối quan hệ đó sẽ không
ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp hơn
với phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác
toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’,
nhằm hướng tới việc đưa hai nước trở thành
‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác
tốt’.
Trong xu hướng phát triển chung đó, hoạt
động thương mại Việt Nam-Trung Quốc giữ vai
trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu và
hợp tác, không chỉ trong lĩnh vực thương mại
mà còn trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, chính
trị giữa hai nước.
5.3.2.7. Các thủ tục hải quan
- Sự minh bạch.
- Đơn giản hóa và hài hòa;
- Hợp tác và trao đổi thông tin
Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam với Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến
Trung Quốc đạt 57,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng
15,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ
Trung Quốc đạt 117,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng
32,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt
Nam.
Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc có giá trị
60,2 tỷ USD.
5.3. Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật
Bản (VJEPA)
5.3. Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật
Bản (VJEPA)
5.3.1. Giới thiệu về hiệp định
- Hiệp định được ký kết ngày 25/12/2008 và có
hiệu lực từ ngày 1/10/2009. Đây là FTA song
phương đầu tiên của Việt Nam, trong đó cả Việt
Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn
so với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện
ASEAN – Nhật Bản (AJCEP).
- Tuy nhiên, VJEPA không thay thế AJCEP mà cả
hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp
có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.
5.3.2. Pháp luật thương mại hàng hóa
quốc tế trong Hiệp định Đối tác Kinh tế
Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)
5.3.2.1. Nguyên tắc NT
Mỗi Bên sẽ áp dụng nguyên tắc đối xử quốc
gia đối với hàng hóa của Bên khác theo quy
định tại Điều III Hiệp định GATT 1994.
5.3.2.2. Thuế quan
Mỗi Bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế hải
quan đối với hàng hóa xuất xứ của Bên kia
theo đúng lộ trình tại Phụ lục 1. Các Bên sẽ
thoả thuận những vấn đề như nâng cao các
điều kiện gia nhập trị trường đối với hàng hóa
xuất xứ trong Lộ trình tại Phụ lục 1, phù hợp
với các điều khoản và điều kiện đưa ra trong
Lộ trình đó.
5.3.2.2. Thuế quan
Mỗi Bên xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế hải quan đối
với hàng hóa xuất xứ của Bên kia theo đúng lộ trình
tại Phụ lục 1 (trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện
Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hóa đối với
khoảng 87,66% kim ngạch thương mại và Nhật Bản
cam kết tự do hóa đối với 94,53% kim ngạch
thương mại).
Các Bên thoả thuận những vấn đề như nâng cao các
điều kiện gia nhập trị trường đối với hàng hóa xuất
xứ trong Lộ trình tại Phụ lục 1, phù hợp với các
điều khoản và điều kiện đưa ra trong Lộ trình đó.
5.3.2.3. Loại bỏ các rào cản phi thuế quan
(NTBs)
- Không Bên nào được áp dụng hoặc duy trì
các biện pháp trợ cấp xuất khẩu.
- Các Bên không được áp dụng hoặc duy trì
bất kỳ biện pháp phi thuế quan nào đối với
hàng hóa nhập khẩu của Bên kia hoặc đối với
hàng hóa xuất khẩu hoặc bán để xuất khẩu
dành cho Bên kia.
5.3.2.3. Loại bỏ các rào cản phi thuế quan
(NTBs)
Mỗi Bên sẽ đảm bảo tính minh bạch của các
biện pháp phi thuế quan được phép áp dụng
theo đoạn 1, bao gồm hạn chế số lượng; đồng
thời đảm bảo việc áp dụng này hoàn toàn phù
hợp với nghĩa vụ cam kết trong Hiệp định
WTO với mục tiêu giảm đến mức tối thiểu sự
bóp méo thương mại, tối đa hóa khả năng.
5.3.2.3. Loại bỏ các rào cản phi thuế quan
- Mỗi Bên có thể áp dụng một biện pháp tự vệ đối với
hàng hóa xuất xứ của Bên kia theo Điều XIX, Hiệp định
GATT 1994 và Hiệp định về Tự vệ trong Phụ lục 1A của
Hiệp định WTO hoặc Điều 5, Hiệp định về Nông nghiệp
trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO.
- Nếu một Bên đang gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc
duy trì cán cân thanh toán và tài chính đối ngoại, Bên đó có
thể thông qua việc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập
khẩu, theo Hiệp định GATT 1994 và các Điều khoản về
Cán cân thanh toán của Hiệp định GATT 1994 thuộc Phụ
lục 1A của Hiệp định WTO.
5.3.2.3. Loại bỏ các rào cản phi thuế quan
Từ ngày 01/12/2022, Nhật Bản áp dụng kiểm soát IUU
đối với thủy sản Việt Nam (Chống khai thác hải sản bất
hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định);
5.3.2.3. Loại bỏ các rào cản phi thuế quan
Từ ngày 01/12/2022, 4 loại thủy sản của Việt Nam
xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản phải có chứng
nhận khai thác.
Cụ thể, các lô hàng thủy sản và sản phẩm thủy sản chế
biến từ nguyên liệu thuộc các loại mực ống và mực
nang, cá thu đao, cá thu và cá trích được khai thác,
nhập khẩu từ ngày 01/12/2022 sẽ phải kèm theo giấy
chứng nhận khai thác hoặc xác nhận cam kết khi xuất
khẩu vào Nhật Bản.
5.3.2.4. Quy tắc xuất xứ
Một hàng hóa được coi là có xuất xứ của
một nước thành viên nếu hàng hóa đó:
(a) có xuất xứ thuần túy hoặc được sản
xuất toàn bộ tại nước thành viên đó (Cây
trồng và các sản phẩm từ cây trồng được
trồng và thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại
nước thành viên đó; Động vật sống được
sinh ra và nuôi dưỡng tại nước thành viên
đó…)
5.3.2.4. Quy tắc xuất xứ
Một hàng hóa được coi là có xuất xứ của
một nước thành viên nếu hàng hóa đó:
(b) có hàm lượng giá trị nội địa không
nhỏ hơn 40% và công đoạn sản xuất cuối
cùng để tạo ra hàng hóa đó được thực hiện
tại nước thành viên đó;
(c) hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước
thành viên đó từ những nguyên liệu có xuất
xứ của nước thành viên đó.
5.3.2.5 Các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch
Áp dụng với tất cả các biện pháp vệ sinh và
kiểm dịch của các Bên căn cứ theo quy định
tại Hiệp định về áp dụng các biện pháp Vệ
sinh và Kiểm dịch trong Phụ lục 1A thuộc
Hiệp định WTO (Hiệp định SPS), mà các
biện pháp này có thể, trực tiếp hoặc gián tiếp,
ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa giữa các
Bên.
5.3.2.6. Các Quy định kỹ thuật, Tiêu chuẩn,
và các Thủ tục Đánh giá Hợp chuẩn

Các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, và các


thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn không tạo nên các
hàng rào không cần thiết trong thương mại;
Thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau về các quy
định kỹ thuật, tiêu chuẩn, và các thủ tục đánh
giá sự hợp chuẩn ở mỗi Bên;
5.3.2.6. Các Quy định kỹ thuật, Tiêu chuẩn,
và các Thủ tục Đánh giá Hợp chuẩn

Tăng cường trao đổi thông tin và hợp tác


giữa các Bên liên quan tới chuẩn bị, thông
qua, và áp dụng các quy định kỹ thuật, tiêu
chuẩn, và thủ tục đánh giá hợp chuẩn;
Tăng cường hợp tác giữa các Bên tại các
diễn đàn quốc tế và khu vực về các công việc
liên quan tới tiêu chuẩn hóa và đánh giá hợp
chuẩn
Thương mại hàng hóa
Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam với Nhật Bản đạt 47,6 tỷ USD,
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Nhật
Bản đạt 24,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 6,5% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản
đạt 23,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 6,5% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Xuất siêu của Việt Nam đến Nhật Bản có giá trị 858,7
triệu USD
Thương mại hàng hóa
- Kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ
lực đều giảm mặc dù mức suy giảm đang dần được
thu hẹp. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
giảm 3,8% so với năm 2022
- sang thị trường Hàn Quốc giảm 3,3%,
5.4. Pháp luật thương mại hàng hóa quốc tế trong
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc
(VKFTA)
5.4.1. Giới thiệu hiệp định
5.4. Pháp luật thương mại hàng hóa quốc tế trong
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc
(VKFTA)

5.4.1. Giới thiệu hiệp định


Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc
(VKFTA) được ký kết ngày 5/5/2015 và chính thức có
hiệu lực từ ngày 20/12/2015. So với FTA ASEAN –
Hàn Quốc (AKFTA), trong VKFTA Việt Nam và Hàn
Quốc dành thêm nhiều ưu đãi cho nhau trong cả lĩnh
vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Tuy nhiên, VKFTA
không thay thế AKFTA mà cả hai FTA này đều cùng có
hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA
nào có lợi hơn.
5.4.2. Pháp luật thương mại hàng hóa quốc
tế trong Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – Hàn Quốc (VKFTA)
5.4.2.1. Nguyên tắc NT
- Mỗi Bên sẽ phải dành sự đối xử quốc gia đối
với hàng hóa của Bên kia phù hợp với Điều III
của GATT 1994.
+ Mỗi Bên sẽ phải cắt giảm dần hoặc xóa bỏ
thuế hải quan của mình đối với hàng hóa có
xuất xứ dựa theo Biểu cam kết tại Phụ lục 2-
A.
5.4.2. Pháp luật thương mại hàng hóa quốc tế
trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn
Quốc (VKFTA)
5.4.2.1. Nguyên tắc NT
+ Khi có đề nghị của một Bên, các Bên phải tham vấn
để xem xét việc đẩy nhanh việc cắt giảm hoặc xóa bỏ
thuế quan quy định trong Biểu cam kết tại Phụ lục 2-
A. Thỏa thuận của các Bên nhằm đẩy nhanh cắt giảm
hoặc xóa bỏ thuế quan đối với một mặt hàng sẽ thay
thế cho bất kỳ mức thuế hay lộ trình được xác định
trong Biểu cam kết tại Phụ lục 2-A đối với mặt hàng
đó khi được mỗi Bên chấp thuận dựa theo các thủ tục
pháp lý có thể áp dụng của mỗi Bên.
5.4.2. Pháp luật thương mại hàng hóa quốc tế
trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
Hàn Quốc (VKFTA)
5.4.2.1. Nguyên tắc NT
+ Một Bên có thể đơn phương đẩy nhanh việc cắt
giảm hoặc xóa bỏ thuế quan quy định trong Biểu
thuế tại Phụ lục 2-A vào bất cứ lúc nào nếu như
Bên đó có ý định sửa đổi Biểu thuế tại Phụ lục 2-
A. Bên đó cần phải nhanh chóng thông báo cho
Bên kia thông qua công hàm ngoại giao sau khi
hoàn tất các thủ tục cần thiết trong nước để các sửa
đổi có hiệu lực.
5.4.2. Pháp luật thương mại hàng hóa quốc tế
trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
Hàn Quốc (VKFTA)
5.4.2.1. Nguyên tắc NT
Những sửa đổi như vậy sẽ có hiệu lực kể từ ngày
được quy định trong công hàm ngoại giao, hoặc
trong bất cứ trường hợp nào, trong vòng 90 ngày
kể từ khi có thông báo. Bất cứ sự nhượng bộ nào
của một Bên trong việc đơn phương đẩy nhanh
việc cắt giảm hoặc xóa bỏ như vậy sẽ không thể
được rút lại.
5.4.2. Pháp luật thương mại hàng hóa quốc tế
trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
Hàn Quốc (VKFTA)
5.4.2.1. Nguyên tắc NT
+ Nếu bất cứ khi nào một Bên giảm mức thuế suất
tối huệ quốc đã được áp dụng của mình sau ngày
có hiệu lực của Hiệp định này, mức thuế suất đó sẽ
được áp dụng đối với hoạt động thương mại thuộc
Hiệp định này nếu như và miễn là mức thuế suất
đó thấp hơn mức thuế suất được tính toán dựa theo
Biểu thuế tại Phụ lục 2-A.
5.4.2.1. Nguyên tắc NT
- Trừ trường hợp được quy định khác trong Hiệp định,
không Bên nào được tăng bất cứ mức thuế hải quan
nào đã được xác định trong Biểu thuế của Bên đó tại
Phụ lục 2-A, hoặc áp dụng bất kỳ loại thuế hải quan
mới nào, đối với một mặt hàng có xuất xứ của Bên
kia. Tuy nhiên, không loại trừ việc một Bên có thể:
(a) tăng mức thuế hải quan đối với một mặt hàng có
xuất xứ của Bên kia mà trước đó đã được giảm một
cách đơn phương không theo quy định hoặc
(b) duy trì hoặc tăng mức thuế hải quan dưới sự cho
phép của Cơ quan Giải quyết tranh chấp của WTO.
5.4.2.2. Loại bỏ các rào cản phi thuế quan
(NTBs)
Các biện pháp hạn chế xuất nhập khẩu:
Trừ trường hợp có quy định khác trong Hiệp
định, không Bên nào có thể duy trì bất kỳ biện
pháp cấm hoặc hạn chế việc nhập khẩu
hàng hóa của Bên kia hay việc xuất khẩu bất cứ
hàng hóa nào vào lãnh thổ của Bên kia, trừ
những trường hợp phù hợp với các quyền và
nghĩa vụ của mình trong WTO.
5.4.2.2. Loại bỏ các rào cản phi thuế quan
(NTBs)
Các biện pháp phi thuế liên quan tới thương
mại:
Mỗi Bên cần phải đảm bảo sự minh bạch của
các biện pháp phi thuế có ảnh hưởng với
thương mại giữa các Bên và bất cứ biện pháp
nào như vậy cũng không được xây dựng, lựa
chọn hay áp dụng với quan điểm hay tác dụng
tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với
thương mại giữa các Bên.
5.4.2.3. Quy tắc xuất xứ
Hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một Bên
được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện đế được
hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng
một trong các quy định về xuất xứ dưới đây:
- Được sản xuất toàn bộ hoặc có xuất xứ thuần
túy tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu như:
 (a) cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng
được trồng và thu hoạch tại đó;
 (b) động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng
tại đó;
5.4.2.3. Quy tắc xuất xứ
(c) các sản phẩm chế biến từ động vật sống
được sinh ra và nuôi dưỡng tại đó;
(d) sản phẩm thu được từ săn bắn hoặc đặt
bẫy tại vùng đất của Bên đó, hoặc được đánh
bắt hay nuôi trồng trong vùng nội thủy hoặc
tại lãnh hải của Bên đó;
(e) khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên
khác chưa được liệt kê từ các điểm (a) đến
(d), được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước,
đáy biển hoặc dưới đáy biển của Bên đó;
5.4.2.3. Quy tắc xuất xứ
(f) sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển
khác đánh bắt bằng tàu được đăng ký tại một
Bên và được phép treo cờ của Bên đó, và các
sản phẩm khác do Bên hoặc người của Bên đó
khai thác từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển
bên ngoài lãnh hải của Bên đó, với điều kiện
Bên đó có quyền khai thác tài nguyên thiên
nhiên tại vùng nước, đáy biển và dưới đáy
biển đó theo luật quốc tế;
5.4.2.3. Quy tắc xuất xứ
(g) sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất
ngay trên tàu đăng ký tại một Bên và được phép treo
cờ của Bên đó, từ các sản phẩm được đề cập đến tại
điểm (f);
(h) sản phẩm được khai thác từ không gian vũ trụ với
điều kiện phải do một Bên hoặc một người của Bên
đó thực hiện;
(i) các vật phẩm thu được tại Bên đó nhưng không
thực hiện được những chức năng ban đầu hoặc không
thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể hủy
bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu thô, hoặc sử dụng
vào mục đích tái chế;
5.4.2.3. Quy tắc xuất xứ
(j) phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ:
(i) quá trình sản xuất tại Bên đó; hoặc
(ii) sản phẩm đã qua sử dụng được thu nhặt tại
Bên đó, với điều kiện hàng hóa đó chỉ phù hợp
với làm nguyên vật liệu thô; và
(k) hàng hóa thu được hoặc được sản xuất tại lãnh
thổ của Bên xuất khẩu đó từ các sản phẩm được
đề cập đến từ điểm (a) đến điểm (j) của Điều này.
5.4.2.3. Quy tắc xuất xứ
- Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được
sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất
khẩu, nhưng đáp ứng quy định tại Điều 3.3
hoặc 3.4 hoặc 3.5 hoặc 3.6; hoặc
- Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên
xuất khẩu chỉ từ những nguyên liệu có xuất xứ
từ Việt Nam hoặc Hàn Quốc.
5.4.2.4. Hàng rào kỹ thuật
- Hiệp định TBT được viện dẫn và trở thành
một phần của Hiệp định này, với những sửa
đổi phù hợp.
5.4.2.5. Các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm
dịch
Thực hiện theo Hiệp định về việc áp dụng
các biện pháp An toàn thực phẩm và Kiểm
dịch động thực vật được nêu tại Phụ lục 1A
của Hiệp định WTO.
5.4.2.6. Các biện pháp phòng vệ thương mại
a. Các biện pháp tự vệ
- Áp dụng biện pháp tự vệ: Nếu, do kết quả của sự
giảm bớt hay xóa bỏ một loại thuế hải quan theo
Hiệp định này, một hàng hóa xuất xứ của Bên kia
nhập khẩu vào lãnh thổ của một Bên với số lượng
tăng đột biến, cả về tuyệt đối và tương đối so với
sản xuất trong nước, và trong điều kiện là hàng hóa
nhập khẩu có xuất xứ từ Bên kia là nguyên nhân
trọng yếu gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa
gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất
trong nước của sản phẩm tương tự
5.4.2.6. Các biện pháp phòng vệ thương mại
a. Các biện pháp tự vệ
hoặc cạnh tranh trực tiếp của hàng hóa đó trong
lãnh thổ của Bên nhập khẩu, Bên nhập khẩu có thể
áp dụng một biện pháp tự vệ dưới hình thức:
(a) đình chỉ việc cắt giảm thêm bất kỳ mức thuế hải
quan đối với hàng hóa đó theo quy định của Hiệp
định này; hoặc
5.4.2.6. Các biện pháp phòng vệ thương mại
a. Các biện pháp tự vệ
b) tăng mức thuế hải quan đối với hàng hóa đó đến
một mức độ không vượt quá mức thấp hơn trong số
các mức thuế sau:
(i) mức thuế tối huệ quốc (MFN) đang áp dụng
cho hàng hóa đó có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện
pháp; hoặc
(ii) mức thuế hải quan cơ bản được quy định
trong Lộ trình tại Phụ lục 2-A (Cắt giảm hoặc xóa bỏ
thuế hải quan) theo Điều 2.3 (Cắt giảm hoặc xóa bỏ
thuế hải quan).
5.4.2.6. Các biện pháp phòng vệ thương mại
a. Các biện pháp tự vệ
- Các điều kiện và giới hạn áp dụng:
+ Một Bên phải thông báo cho Bên kia bằng văn
bản về việc khởi xướng một cuộc điều tra và phải
tham vấn với Bên kia sớm nhất có thể trước khi áp
dụng biện pháp tự vệ, nhằm xem xét lại các thông
tin thu được từ cuộc điều tra và trao đổi quan điểm
về biện pháp áp dụng.
5.4.2.6. Các biện pháp phòng vệ thương mại
a. Các biện pháp tự vệ
+ Một Bên chỉ được áp dụng biện pháp tự vệ trên
cơ sở một cuộc điều tra tiến hành bởi các cơ quan
có thẩm quyền của Bên đó theo quy định.
+ Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các cơ quan có thẩm
quyền của mình kết thúc bất kỳ cuộc điều tra này
trong vòng một năm kể từ ngày khởi xướng.
5.4.2.6. Các biện pháp phòng vệ thương mại
a. Các biện pháp tự vệ
+ Không Bên nào được áp dụng biện pháp tự vệ:
(a) ngoại trừ trong phạm vi, và trong thời gian
cần thiết để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại
nghiêm trọng và để tạo điều kiện cho ngành sản
xuất trong nước điều chỉnh;
5.4.2.6. Các biện pháp phòng vệ thương mại
a. Các biện pháp tự vệ
(b) trong khoảng thời gian dài hơn hai năm, trừ
trường hợp có thể gia hạn thêm một khoảng thời gian
lên đến 1 năm nếu cơ quan có thẩm quyền của Bên
nhập khẩu xác định, phù hợp với các thủ tục quy định
tại điều này, rằng biện pháp vẫn còn cần thiết để ngăn
ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng và để tạo
điều kiện cho ngành sản xuất trong nước điều chỉnh
và có bằng chứng cho thấy rằng ngành sản xuất trong
nước đang điều chỉnh, với điều kiện tổng thời gian áp
dụng một biện pháp tự vệ, bao gồm cả thời gian áp
dụng đầu tiên và bất kỳ thời gian gia hạn nào, không
được vượt quá ba năm; hoặc
5.4.2.6. Các biện pháp phòng vệ thương mại
a. Các biện pháp tự vệ
(c) vượt quá thời hạn chuyển đổi, trừ trường hợp
được sự đồng ý của Bên kia.
+ Không Bên nào được áp dụng một biện pháp tự
vệ nhiều hơn một lần đối với cùng một hàng hóa.
5.4.2.6. Các biện pháp phòng vệ thương mại
a. Các biện pháp tự vệ
+ Trường hợp thời gian dự kiến của biện pháp tự
vệ nhiều hơn một năm, Bên nhập khẩu phải từng
bước nới lỏng biện pháp một cách đều đặn.
+ Trường hợp một Bên hủy bỏ một biện pháp tự
vệ, mức thuế hải quan sẽ là mức thuế mà, theo Lộ
trình của Bên đó theo Phụ lục 2-A (Cắt giảm hoặc
xóa bỏ thuế hải quan), đáng lẽ đang có hiệu lực
nếu như không có biện pháp tự vệ.
5.4.2.6. Các biện pháp phòng vệ thương mại
a. Các biện pháp tự vệ
- Các biện pháp tự vệ tạm thời:
+ Trong các trường hợp khẩn cấp mà việc trì hoãn sẽ
gây ra thiệt hại khó có thể khắc phục được, một Bên
có thể áp dụng biện pháp tự vệ trên cơ sở tạm thời
căn cứ theo một quyết định sơ bộ của cơ quan có
thẩm quyền của Bên đó rằng có bằng chứng rõ ràng
rằng việc nhập khẩu một hàng hóa có xuất xứ từ Bên
kia đã gia tăng do kết quả của sự cắt giảm hay xóa bỏ
thuế quan theo Hiệp định này, và hàng nhập khẩu đó
là nguyên nhân trọng yếu gây ra thiệt hại nghiêm
trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho
ngành sản xuất trong nước.
5.4.2.6. Các biện pháp phòng vệ thương mại
a. Các biện pháp tự vệ
- Các biện pháp tự vệ tạm thời:
+ Bên áp dụng biện pháp tự vệ phải thông báo với
Bên kia trước khi áp dụng biện pháp tự vệ tạm
thời, và phải tiến hành tham vấn sau khi áp dụng
biện pháp tạm thời.
+ Thời hạn của bất kỳ biện pháp tạm thời nào
không được vượt quá 200 ngày, trong thời gian đó
Bên áp dụng tiến hành một cuộc điều tra bởi các
cơ quan có thẩm quyền.
5.4.2.6. Các biện pháp phòng vệ thương mại
a. Các biện pháp tự vệ
- Các biện pháp tự vệ tạm thời:
+ Bên áp dụng phải ngay lập tức hoàn trả bất kỳ
khoản thuế tăng thêm nào nếu cuộc điều tra không
đưa ra được kết luận rằng hàng hóa xuất xứ của
Bên kia nhập khẩu là nguyên nhân trọng yếu gây
ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại
nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
b. Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng
Trừ trường hợp có quy định khác trong Hiệp
định này, mỗi Bên giữ nguyên quyền và
nghĩa vụ của mình theo Hiệp định WTO về
việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế
đối kháng.
b. Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng
- Khi cơ quan có thẩm quyền của một Bên nhận
được Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán
phá giá hợp lệ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu
từ Bên kia, và không muộn hơn 15 ngày trước khi
khởi xướng điều tra, Bên điều tra phải có thông
báo bằng văn bản đến Bên kia về việc nhận được
đơn kiện và tổ chức một buổi họp với Bên kia
hoặc tạo các cơ hội khác tương đương liên quan
đến đơn kiện, phù hợp với các quy định và pháp
luật trong nước của Bên điều tra.
b. Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng
- Khi cơ quan có thẩm quyền của một Bên nhận
được Đơn yêu cầu áp dụng thuế đối kháng hợp lệ
liên quan đến hàng hóa nhập khẩu từ Bên kia, và
trước khi khởi xướng điều tra, Bên điều tra phải
có thông báo bằng văn bản đến Bên kia về việc
nhận được đơn kiện và tổ chức một buổi họp với
Bên kia để tham vấn với cơ quan có thẩm quyền
của Bên điều tra về đơn kiện.
b. Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng
- Sau khi cơ quan có thẩm quyền của một Bên
khởi xướng điều tra một vụ việc chống bán phá
giá hoặc chống trợ cấp, Bên khởi xướng đó phải
gửi thông tin bằng văn bản cho Đại sứ quán hoặc
cơ quan có thẩm quyền của Bên kia về các trình
tự thủ tục của mình cho việc yêu cầu các cơ quan
có thẩm quyền của Bên khởi xướng điều tra xem
xét một cam kết về giá bao gồm khung thời gian
cho việc đề xuất và kết luận về bất kỳ cam kết
nào như vậy nếu có thể.
b. Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng
- Trong một vụ việc điều tra chống bán phá giá,
khi cơ quan có thẩm quyền của một Bên đã ra
quyết định sơ bộ khẳng định về phá giá và thiệt
hại gây ra bởi sự phá giá đó, Bên đó phải xem xét
hợp lý, và tạo cơ hội thích hợp để tham vấn, cho
các nhà xuất khẩu của Bên kia về các cam kết giá
đề xuất mà, nếu được chấp nhận, có thể dẫn tới
việc đình chỉ điều tra mà không áp thuế chống
bán phá giá, thông qua các quy định của pháp
luật, quy định và thủ tục trong nước của Bên điều
tra.
b. Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng
- Trong một vụ việc điều tra chống trợ cấp, khi cơ
quan có thẩm quyền của một Bên đã ra quyết định
sơ bộ khẳng định về trợ cấp và thiệt hại gây ra bởi
trợ cấp đó, Bên đó phải xem xét hợp lý, và tạo cơ
hội thích hợp để tham vấn, cho Bên kia và các
nhà xuất khẩu của Bên kia về các cam kết giá đề
xuất mà, nếu được chấp nhận, có thể dẫn tới việc
đình chỉ điều tra mà không áp thuế chống trợ cấp,
thông qua các quy định của pháp luật, quy định
và thủ tục trong nước của Bên điều tra.
Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
Việt Nam với Hàn Quốc đạt 86,4 tỷ USD.,
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến Hàn
Quốc đạt 24,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 6,5% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn
Quốc đạt 62,1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 17,3%
trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc có giá trị
37,8 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị trường
chủ lực đều giảm mặc dù mức suy giảm đang dần
được thu hẹp. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường
Hàn Quốc giảm 3,3% so với năm 2022.
5.5. VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU
5.5. Pháp luật thương mại hàng hóa quốc tế
trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
EU (EVFTA)
5.5.1. Giới thiệu về hiệp định
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
(EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam
và 28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam
kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt
Nam từ trước tới nay.
5.5. Pháp luật thương mại hàng hóa quốc tế trong Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)
5.5.1. Giới thiệu về hiệp định
Tại Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 8 tại Bỉ, ngày
4/10/2010, Việt Nam đã kí Hiệp định khung về đối tác và
hợp tác toàn diện với EU. FTA giữa Việt Nam và Liên
minh châu Âu được ký kết.
Ngày 01/12/2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và
đến ngày 01/02/2016, văn bản hiệp định được công bố. Ngày
26/06/2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất.
Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp
định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu
tư (EVIPA); đồng thời chính thức kết thúc quá trình rà soát
pháp lý đối với Hiệp định EVFTA
Bộ trưởng Công Thương - Vũ Huy Hoàng và Cao ủy Thương mại EU - Cecilia
Malmstrom ký tuyên bố kết thúc đàm phán với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng và Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker. Ảnh: AFP ngày 2/12/2015
5.5. Pháp luật thương mại hàng hóa quốc tế
trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
EU (EVFTA)
5.5.1. Giới thiệu về hiệp định
Ngày 30/6/2019, tại Hà Nội, Việt Nam và EU ký
Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp
định Bảo hộ đầu tư (IPA) sau 9 năm đàm phán.
Sau ký kết, Việt Nam và EU chờ Nghị viện EU
và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn, để các hiệp
định này được thực thi.
5.5. Pháp luật thương mại hàng hóa quốc tế trong
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)
5.5.1. Giới thiệu về hiệp định
- Ngày 12/2/2020, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu về
Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo
hộ đầu tư (EVIPA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt
Nam.
Kết quả, EP đã thông qua:
EVIPA với tỷ lệ phiếu 407/188/53 (phiếu thuận,
phiếu chống và phiếu trắng).
EVETA được thông qua với tỉ lệ phiếu 401/192/40.
- Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu cũng đã thông qua
EVFTA.
5.5. Pháp luật thương mại hàng hóa quốc tế
trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
EU (EVFTA)
5.5.1. Giới thiệu về hiệp định
- Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày
8/6/2020.
Đối với EVFTA, do đã hoàn tất thủ tục phê
chuẩn, Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực
từ ngày 1/8/2020.
5.5. Pháp luật thương mại hàng hóa quốc tế
trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
EU (EVFTA)
5.5.1. Giới thiệu về hiệp định
Đối với EVIPA, về phía EU, Hiệp định sẽ còn
phải được sự phê chuẩn tiếp bởi Nghị viện của
tất cả 27 nước thành viên EU mới có hiệu lực.
Cao uỷ Liên minh châu Âu Cecilia Malmstrom trao IPA
cho Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng sáng
30/6/2019
Hiệp định IPA gồm các quy định hiện đại về
bảo hộ đầu tư và sẽ thay thế các hiệp định đầu tư
song phương mà 21 nước thành viên EU đã ký
với Việt Nam. Hiệp định này khi có hiệu lực sẽ
tạo ra khung pháp lý mới đảm bảo ngăn ngừa
xung đột về lợi ích cũng như tăng cường minh
Các văn bản
bạch. pháp luật
Sau ký kết, Việt Nam và EU chờ Nghị viện EU
và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn, để các hiệp
định này được thực thi.
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 103/2020/QH14 phê
chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Cộng hòa XHCN Việt
Nam và Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liên
minh châu Âu (Hiệp định được ký ngày 30/6/2019 tại Hà
Nội, Việt Nam)..
Quốc hội Việt Nam quyết nghị áp dụng trực tiếp
toàn bộ nội dung của Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA)
giữa Việt Nam và EU cùng các nước thành viên, trừ
các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 3.57 Chương 3 của HĐ.
Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội về
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết
của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp
định để thực hiện các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 3.57
Chương 3 của Hiệp định.
5.5. Pháp luật thương mại hàng hóa quốc tế
trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
EU (EVFTA)
5.5.2. Một số nội dung chính về thương mại
hàng hóa của EVFTA
- Thương mại hàng hóa, bao gồm: Các quy định
chung và các biểu cam kết thuế quan cụ thể (cam
kết mở cửa thị trường).
- Quy tắc xuất xứ, bao gồm: Các nguyên tắc xác
định xuất xứ chung và các quy tắc xuất xứ riêng
cho những loại hàng hóa nhất định.
- Hải quan và thuận lợi hóa thương mại.
- Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm
và kiểm dịch động thực vật (SPS).
- Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
(TBT).
- Phòng vệ thương mại (TR).
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa

a. Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU:


EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có
hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc
85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương
70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU;
Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực,
EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu
thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam vào EU.
Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao
gồm: 1 số sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm,
đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đường
cao, tinh bột sắn, cá ngừ đóng hộp), EU cam kết
mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan
(TRQs) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là
0%.
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa
Xuất khẩu gạo theo khu vực thị trường năm 2023
Năm 2023 Năm 2022 Tăng/giảm
Thị trường So với 2022 %
Lượng (tấn) Lượng (tấn)

Châu Á 6.099.302 4.966.862 + 22.8


Châu Phi 1.339.704 1.249.937 +7,18
Châu Mỹ 241.214 318.876 - 24,36
Châu Âu 132.651 172.196 - 22,97
Châu Đại 217.786 169.830 + 28,24
dương
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa

XK gạo 2023 đạt 8,1 triệu tấn, kim ngạch


đạt 4,7 tỷ USD trong đó XK vào châu Âu
đạt 0,016% = 132.651 tấn, giảm 22,97% so
với năm 2022 (năm 2022 XK 172.196 tấn)
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa
5.5.2.1. Cam kết mở cửa thị trường đối với hàng
hóa
b. Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam:
Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan ngay sau khi
EVFTA có hiệu lực cho hàng hóa của EU thuộc 65%
số dòng thuế trong biểu thuế;
Trong vòng 10 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực,
Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ trên 99% số dòng thuế
trong biểu thuế. Số dòng thuế còn lại sẽ áp dụng hạn
ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch là 0%.
5.5.2.2. Cam kết về thuế xuất khẩu

Việt Nam cam kết xóa bỏ hầu hết các loại thuế xuất
khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu sang EU, và cam
kết không tăng thuế đối với các sản phẩm còn lại
(trong đó có dầu thô và than đá).
5.5.2.3. Cam kết về hàng rào phi thuế

- Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT):


+ Hai Bên thỏa thuận tăng cường thực hiện các quy
tắc của Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật đối với
thương mại của WTO (Hiệp định TBT), trong đó
Việt Nam cam kết tăng cường sử dụng các tiêu
chuẩn quốc tế trong ban hành các quy định về TBT
của mình.
+ Hiệp định có 01 Phụ lục riêng quy định về các
hàng rào phi thuế đối với lĩnh vực ô tô, trong đó Việt
Nam cam kết công nhận toàn bộ Chứng chỉ hợp chuẩn
đối với ô tô (COC) của EU sau 5 năm kể từ khi
EVFTA có hiệu lực;
+ Việt Nam cam kết chấp nhận nhãn “Sản xuất tại
EU” (Made in EU) cho các sản phẩm phi nông sản
(trừ dược phẩm) đồng thời vẫn chấp nhận nhãn xuất
xứ cụ thể ở một nước EU.
- Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS):
+ Việt Nam và EU đạt được thỏa thuận về một số
nguyên tắc về SPS nhằm tạo điều kiện cho hoạt động
thương mại đối với các sản phẩm động vật, thực vật.
+ Đặc biệt, Việt Nam công nhận EU như một khu
vực thống nhất khi xem xét các vấn đề về SPS.
- Các biện pháp phi thuế quan khác:
Hiệp định cũng bao gồm các cam kết theo hướng
giảm bớt hàng rào thuế quan khác (ví dụ về cam kết
về cấp phép xuất khẩu/nhập khẩu, thủ tục hải
quan…) nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất
nhập khẩu giữa hai Bên.
Thương mại hàng hóa:
Kể từ khi có hiệu lực ngày 1/8/2020, EVFTA đã cho
thấy những đóng góp có ý nghĩa trong phát triển
kinh tế giữa Việt Nam và EU, đặc biệt là sự tăng
trưởng của Việt Nam.
Nhiều mặt hàng thủy sản như cá ngừ, mực và bạch
tuộc được hưởng thuế suất 0% từ năm 2020
Thương mại hàng hóa và hàng rào phi thuế

- Ngày 23/10/2017, EC cảnh báo thẻ vàng IUU


(Luật Chống đánh bắt bất hợp pháp) đối với Việt
Nam do không hợp tác và không đủ nỗ lực chống
khai thác thủy sản IUU.
Khi bị cảnh cáo "thẻ vàng" IUU thì 100% các lô
hàng hải sản Việt Nam vào thị trường này sẽ bị giữ
lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác, tốn thêm thời
gian, chi phí và rủi ro cho DN XK và cũng sẽ kéo
theo những thị trường khác áp dụng các biện pháp
kiểm soát ngặt nghèo hơn.
Thương mại hàng hóa và hàng rào phi thuế:
Phía EC đã đi kiểm tra thực tế tại Việt Nam 4 lần
vào các năm 2017, 2019, 2022 và 10/2023; ghi nhận
những nỗ lực, cố gắng của Việt Nam và giảm từ 9
xuống 4 khuyến nghị đối với Việt Nam. Tuy nhiên,
sau gần 6 năm thực hiện các khuyến nghị của EC,
Việt Nam còn rất nhiều vấn đề chưa đạt yêu cầu.
Đến nay, thẻ vàng IUU vẫn chưa được gỡ bỏ.
Thương mại hàng hóa:
Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sang Việt
Nam kiểm tra lần thứ 4 về chống khai thác hải sản
bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy
định (IUU) vào tháng 10/2023
Thương mại hàng hóa:
Tháng 2/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành "Kế
hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp,
không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị làm việc
với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4".
Việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm cũng chính là
cách để ngư dân khai thác có trách nhiệm, sớm gỡ cảnh
báo thẻ vàng từ Ủy ban châu Âu EC.

Tàu cá gắn thiết bị


giám sát hành trình
4 tàu cá công suất lớn đang đánh bắt thuỷ sản theo
hình thức giã cào trên biển vừa bị lực lượng chức
năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện, lập biên
bản vi phạm (ngày 27/03/2023).
3 phương tiện khai thác thủy sản trái phép trên vùng biển
tỉnh Quảng Ninh ngày 24/6/2023, đã bị Hải đội Biên phòng
2, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh bắt giữ do khai thác thuỷ
sản bằng hình thức cào đáy bằng khung sắt.
Thương mại hàng hóa:

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Hải đội biên phòng


2, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã bắt giữ
80 vụ với 81 phương tiện, tang vật tạm giữ tiêu
hủy theo quy định gồm: 55m lưới, 185m dây điện,
3 chiếc kích điện tự chế, 1 ắc quy, 1 cào đáy... và
194 đối tượng có hành vi vi phạm các quy định
cấm trong lĩnh vực khai thác thủy sản. Đơn vị đã
tiến hành xử phạt vi phạm hành chính với số tiền
1,267 tỷ đồng.
Thương mại hàng hóa:

28 tỉnh, thành phố ven biển đang thực hiện quyết


liệt các biện pháp để ngăn chặn khai thác bất hợp
pháp, không khai báo và không theo quy định
IUU.
Thương mại hàng hóa: EC kiểm tra lần thứ 4
Thương mại hàng hóa:
Đoàn thanh tra của EC kiểm tra lần thứ 4 tại Việt
Nam tiếp tục ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực chống
khai thác IUU, đặc biệt là quyết tâm chính trị, sự
quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ
Đoàn thanh tra đề nghị Việt Nam kiểm soát một số
vấn đề:
- Không để tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở
vùng biển nước ngoài;
- Không để tàu mất kết nối 10 ngày;
- Không để tàu 3 không như: không đăng kiểm,
không đăng ký, không giấy phép;
- Tỷ lệ xử phạt còn rất thấp;
- Tăng cường kiểm soát đối với nguyên liệu nhập
khẩu bằng tàu container đối với loài cá cờ kiếm, cá
ngừ vây ngực dài...
Thương mại hàng hóa:
Đoàn thanh tra sẽ kiểm tra lần thứ 5 trước tháng
10/2024.
Trong trường hợp ngành thủy sản Việt Nam bị EC
cảnh cáo thẻ đỏ, hậu quả sẽ giống như trường hợp
của Sri Lanka: tất cả các sản phẩm hải sản khai thác
đều bị cấm vào thị trường EU.
Lượng tính thiệt hại đối với xuất khẩu thủy sản Việt
Nam sang thị trường EU do thẻ đỏ là khoảng 480
triệu USD.
Một số rào cản phi thuế quan
- Quy định 2019/2072 về Thực vật, sản phẩm thực vật
vào EU phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
(PC).
Ví dụ, bưởi của Việt Nam (và quả có múi khác) để
xuất đi EU phải:
• Được thu hoạch từ địa điểm sản xuất đang được cán
bộ kiểm dịch thực vật giám sát và được Cục Bảo vệ
thực vật cấp mã số vùng trồng (PUC) để đảm bảo
không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch của EU và địa
điểm sản xuất đó có thể truy xuất được.
Ví dụ, bưởi của Việt Nam (và quả có múi khác)
dùng để xuất đi EU phải:
• Được xử lý bằng dung dịch Calcium hoặc
Potassium Hypochloride (nồng độ 200 ppm trong
vòng ít nhất 2 phút) bởi một đơn vị xử lý đã được
công nhận để loại bỏ Xanthomonas citri pv citri.
Các thông số xử lý phải được ghi trên PC

June 11, 2024 242


Chỉ có 5 loại trái cây (dứa, chuối, dừa, sầu riêng
và chà là) không cần PC.
• Trái cây, rau và các sản phẩm thực vật khác đã
qua chế biến nhìn chung không phải có PC. Các
mặt hàng này được coi là thực phẩm và cần phải
đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm.

June 11, 2024 243


- Ngày 3/11/2021, EU công bố Quy định số
2021/1900, ban hành ngày 27/10/2021, sửa đổi Quy
định (EU) 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các
biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số
thực phẩm được nhập khẩu vào EU. Theo đó, đối
với Việt Nam, tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực
vật với các loại rau thơm và hoa quả như sau:
Rau mùi: 50%; Húng quế: 50%; Bạc hà: 50%; Mùi
tây: 50%; Đậu bắp: 50%; Hạt tiêu: 50%; Thanh
long: 10%. Quy định này được áp dụng từ ngày
23/11/2021.
June 11, 2024 244
- Về cấp mã số vùng trồng
Đến cuối tháng 4/2023. Việt Nam có 6.439 vùng
trồng tại 53/63 tỉnh, thành phố và 1.618 cơ sở
đóng gói tại 33 tỉnh, thành phố được cấp mã số
xuất khẩu, bao gồm 25 sản phẩm như thanh long,
nhãn, vải, xoài, chôm chôm, vú sữa, chanh, bưởi,
măng cụt, dưa hấu, mít, chuối, thạch đen và khoai
lang, tập trung xuất khẩu đi 11 thị trường: Trung
Quốc, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc,
Nhật Bản, EU, Thái Lan, UAE, Malaysia và
Singapore.
June 11, 2024 245
Điều 68 Luật Trồng trọt 2018 quy định: Mã số
vùng trồng là mã số định danh cho một vùng
trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình
sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy
xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.

June 11, 2024 246


- Ngày 19/4/2023, Nghị viện châu Âu (EP) đã
thông qua luật mới cấm nhập khẩu các hàng hóa
bị cho là liên quan hoạt động phá rừng nhằm
thúc đẩy nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu,
bảo vệ đa dạng sinh học.
Dự luật này sẽ phải thi hành sau 18 tháng công
bố, tức là vào khoảng tháng 12/2024 hoặc chậm
nhất tháng 1/2025 sẽ có hiệu lực.

June 11, 2024 247


Quy định không phá rừng được đề xuất nhắm
vào những mặt hàng có tác động lớn nhất đến
nạn phá rừng và một số sản phẩm có nguồn gốc
từ chúng như cà phê, cacao, đậu nành, dầu cọ,
gia súc, gỗ và sản phẩm từ gỗ.

June 11, 2024 248


"Ngành gỗ và cà phê sẽ bị tác động lớn bởi quy
định của EU. Do đó, các quốc gia cần có hệ
thống theo dõi để đảm bảo sản phẩm nông sản
được sản xuất không có dính dáng gì đến mất
rừng trong chuỗi cung ứng".

June 11, 2024 249


Thương mại hàng hóa:

Năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam với khu vực châu Âu đạt hơn 72,3 tỷ USD,
giảm 5,1% so với năm 2022 và chiếm tỷ trọng 10,6%
trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Trong đó, xuất khẩu đạt 53,2 tỷ USD, giảm 4,4%.
Nhập khẩu đạt hơn 19,1 tỷ USD giảm 4,9%.
Thặng dư thương mại của Việt Nam với thị trường
các nước châu Âu trong năm 2023 đạt 34,1 tỷ USD.
Thương mại hàng hóa:

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng


hóa của Việt Nam với khu vực EU đạt 58,6 tỷ
USD, giảm 5,8% so với năm 2022 và chiếm 8,6%
trong tổng kim ngạch thương mại của cả nước.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang EU đạt 43,68 tỷ USD, giảm 6,7% so với
năm 2022. Việt Nam xuất siêu sang thị trường EU
đạt 28,7 tỷ USD, giảm 8,5% so với năm 2022.
Thương mại hàng hóa:
EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của
Việt Nam (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn
Quốc); thị trường xuất khẩu thứ 3 (sau Hoa Kỳ,
Trung Quốc) và thị trường nhập khẩu thứ 5 (sau
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan)
5.5.2.4. Cơ chế giải quyết tranh chấp

EVFTA thiết lập một cơ chế giải quyết các tranh chấp
có thể phát sinh giữa Việt Nam và EU trong việc diễn
giải và thực thi các cam kết của Hiệp định:
Cơ chế này áp dụng đối với hầu hết các Chương của
Hiệp định và được đánh giá trong một số mặt là nhanh
và hiệu quả hơn cơ chế giải quyết tranh chấp trong
WTO;
Cơ chế này được thiết kế với tính chất là phương thức
giải quyết tranh chấp cuối cùng, khi các bên không
giải quyết được tranh chấp bằng các hình thức khác;
5.5.2.4. Cơ chế giải quyết tranh chấp
Cơ chế này bao gồm các quy trình và thời hạn cố định
để giải quyết tranh chấp, theo đó hai Bên trước tiên
phải tham vấn, nếu tham vấn không đạt được kết quả
thì một trong hai Bên có thể yêu cầu thiết lập một Ban
hội thẩm bao gồm các chuyên gia pháp lý độc lập;
EVFTA cũng dự liệu một cơ chế khác mềm dẻo hơn:
cơ chế trung gian, để xử lý các vấn đề liên quan tới
các biện pháp có ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và
thương mại song phương.
5.5.2.4. Cơ chế giải quyết tranh chấp
Cơ chế này bao gồm các quy trình và thời hạn cố định
để giải quyết tranh chấp, theo đó hai Bên trước tiên
phải tham vấn, nếu tham vấn không đạt được kết quả
thì một trong hai Bên có thể yêu cầu thiết lập một Ban
hội thẩm bao gồm các chuyên gia pháp lý độc lập;
EVFTA cũng dự liệu một cơ chế khác mềm dẻo hơn:
cơ chế trung gian, để xử lý các vấn đề liên quan tới
các biện pháp có ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và
thương mại song phương.

You might also like