Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 17

NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIẢNG VIÊN

BÀI THU HOẠCH


MÔN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC

LỚP: K3.2024.TC.NVSP GIẢNG VIÊN

Họ và tên: Ngô Văn Mạnh


Ngày sinh: 14/09/1998
Nơi sinh: Hà Nội
STT: 79
Đề bài:
Trình bày những điều đã học mà Thầy (Cô) tâm đắc nhất trong chuyên đề “Nâng
cao chất lượng tự học”
Áp dụng những điều đã học đó để:
- Đặt một mục tiêu về việc học tập của bản thân.
- Lên kế hoạch thực hiện mục tiêu đó.

Bài làm:
Ý 1:
Trong chuyên đề “Nâng cao chất lượng tự học” tôi tâm đắc nhất nội dung:
1. Lập kế hoạch công việc

Hoạt động quan trọng đầu tiên trong kỹ năng xây dựng tác phong làm việc
chuyên nghiệp là bản thân mỗi cá nhân cần phải thiết lập cho mình những kế
hoạch công việc cụ thể. Kế hoạch đóng vai trò định hướng hành động, mục
tiêu, và đưa ra những định mức, giới hạn mà mỗi cá nhân cần đạt được trong
công việc. Vì vậy, một người được coi là làm việc chuyên nghiệp không bao
giờ được bỏ qua việc lập kế hoạch công việc dưới nhiều mức độ, hình thức và
cho nhiều giai đoạn khác nhau.

Một kế hoạch công việc cá nhân cần đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:

- Đảm bảo kế hoạch cá nhân thống nhất trong tổng thể.


Kế hoạch làm việc của mỗi cá nhân phải nằm trong kế hoạch tổng thể, thống
nhất và phù hợp với các kế hoạch khác của tổ chức, kế hoạch cấp trên, các kế
hoạch của các đơn vị khác. Sự thống nhất của kế hoạch sẽ đảm bảo cho kế
hoạch khả thi, là căn cứ cho công tác chuẩn bị tâm thế và nguồn lực để hành
động và đạt được mục tiêu, đặc biệt trong điều kiện nguồn lực hạn chế mà phải
thực hiện những mục tiêu khó khăn.

Cần xác định rõ bối cảnh và hiện trạng công việc chung của tổ chức để xây
dựng kế hoạch cá nhân.

- Xác định cụ thể mục tiêu, kết quả cần đạt được.

Đây là phần quan trọng trong kế hoạch công việc của mỗi cá nhân. Tùy vào
tính chất công việc, mục tiêu có thể bao gồm: Mục tiêu định lượng và mục tiêu
định tính, hay cũng có thể là mục tiêu cụ thể và mục tiêu vĩ mô.

Mục tiêu định lượng hay còn gọi là kết quả đạt được cần được mô tả cụ thể,
xác định rõ tiêu chí của sản phẩm về mặt số lượng, khối lượng và chất lượng,
quy cách sản phẩm... Mục tiêu định tính là việc xác định mục tiêu phù hợp với
mục tiêu chung của tổ chức, là những định hướng công việc khái quát, ví dụ
nhằm gây dựng phong trào, phát huy phẩm chất, những gía trị tốt đẹp của tổ
chức...

Một mục tiêu cụ thể sẽ tạo ra cơ hội hoàn thành lớn hơn nhiều so với mục
tiêu chung chung. Để thiết lập mục tiêu cụ thể, chúng ta phải trả lời các câu hỏi
sau:
+ Ai (Who): Ai tham gia, phối hợp?

+ Cái gì (What): Chúng ta muốn hoàn thành cái gì?

+ Ở đâu (Where): Xác định rõ ràng vị trí thực hiện.


+ Khi nào (When): Thiết lập khuôn khổ thời gian.

+ Cái nào (Which): xác định những yêu cầu và những hạn chế.

+ Tại sao (Why): những lý do cụ thể, mục đích hoặc lợi ích của việc hoàn
thành mục tiêu.

Mục tiêu và biện pháp mà mỗi cá nhân xây dựng trong kế hoạch công việc
nên đảm bảo tính định lượng, đo lường được, trên cơ sở đó đảm bảo thống
nhất, chính xác trong đánh giá, so sánh mục tiêu với kết quả, giữa mục tiêu, kết
quả các năm, đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch của các cá nhân. Bên cạnh
đó, mỗi cá nhân khi hướng đến sự chuyên nghiệp trong công việc cũng cần
thiết lập hệ thống tiêu chí chính xác để đo lường sự tiến triển hướng tới đạt
được từng mục tiêu cụ thể đã định trong kế hoạch cá nhân.

- Xác định cụ thể khung thời gian.

Để có căn cứ cho việc triển khai công việc và đảm bảo đúng tiến độ - một yếu
tố qua trọng trong tác phong làm việc chuyên nghiệp, mỗi một mục tiêu trong
kế hoạch công việc cá nhân cần được xác định trong một giai đoạn thời gian rõ
ràng để hoàn thành. Thông thường, giai đoạn thời gian là một tuần, một tháng,
3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.
Các khung thời gian này cũng chính là các mốc thời gian để mỗi người xác
định các hành động đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu, cũng như đưa ra
những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm tối thiếu hóa những sai lệch.

- Xác định nội dung công việc và đối tượng phối hợp.

Kế hoạch công việc cần thiết lập hệ thống nội dung công việc cần hoàn thành,
trong đó, xác định cụ thể trách nhiệm của bản thân người xây dựng kế hoạch và
đối tượng mà người đó cần phối hợp và đặt quan hệ hợp tác.
Xác định trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch cần xác định rõ mức độ,
phạm vi trách nhiệm trong từng trường hợp. Để đảm bảo tính hợp lý cho kế
hoạch, cần xem xét chính xác các căn cứ thực tiễn bao gồm: căn cứ khách quan
là tình hình, hoàn cảnh, môi trường bên ngoài cũng như các căn cứ chủ quan về
nguồn lực hiện có của cơ quan trong giai đoạn thực hiện kế hoạch.

Việc xác định nội dung công việc trong kế hoạch có thể được thể hiện thông
qua hình thức lập bảng theo dõi công việc. Việc lập bảng giúp cho mỗi cá nhân
phát hiện rõ nhất sự cân đối, hợp lý trong phân chia công việc, phân phối thời
gian để có những điều chỉnh thích hợp, qua đó cũng thấy rõ nhất các nhiệm vụ,
trách nhiệm, thời hạn thực hiện và yêu cầu công việc.

Việc lập bảng là công cụ đơn giản và hiệu quả, có tác dụng nhắc nhở thực
hiện tiến độ. Song công cụ bảng chỉ là loại công cụ hỗ trợ đơn giản, không thể
hiện đầy đủ các yếu tố phức tạp, các vấn đề phát sinh của kế hoạch.

Không nên lập quá nhiều bảng khiến cho việc theo dõi khó khăn. Mỗi cá
nhân tùy vào tính chất công việc có thể sử dụng một số bảng theo dõi công việc
như:
Bảng xác định nội dung công việc
STT Nhóm công Nội dung công Nhân sự phối Yêu cầu Thời hạn
việc việc hợp

- Biểu đồ thời gian


Biểu đồ Gant: Dạng thanh ngang biểu diễn hoạt động của dự án hoặc
một công việc và mối liên hệ chúng với thời gian

Nhiệm vụ Quý I Quý II Quý III Quý IV

- Xác định và chuẩn bị các nguồn lực vật chất cần huy động.

Để đảm bảo yếu tố khả thi cho kế hoạch, cần xác định và chuẩn bị nguồn lực
vật chất cần thiết, xác định khả năng huy động trong giai đoạn thực hiện kế
hoạch.

2. Phân tích năng lực của bản thân


- Đối với một người có tác phong làm việc chuyên nghiệp, cần nhận thức rõ
năng lực và cơ hội của bản thân, từ đó thiết lập kế hoạch hành động cụ thể. Vì
vậy, cần xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với cá
nhân trong công việc; xác định những nguyên nhân của thực trạng hoặc các
thành tố ảnh hưởng đến các mặt hoạt động của cá nhân, làm tiền đề cho việc
xác định mục tiêu và các chỉ tiêu trong kế hoạch làm việc.

- Có thể vận dụng công cụ phân tích là SWOT để đánh giá bản thân, từ đó xây
dựng kế hoạch cụ thể, thể hiện qua bảng phân tích bên trong và môi trường bên
ngoài:

S (Strengths): Điêm mạnh W (Weaknesses): Điêm yếu

1,................................................ 1,.................................................
... ...
2,................................................ 2,.................................................
... ..

O (Opportunities): Cơ hôi T (Threats): Thách thức


1,................................................. 1,......................................................
2,................................................. 2,......................................................

- Việc sử dụng công cụ phân tích SWOT là một trong những cách thức hữu
hiệu trong việc xác định những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân mỗi cá nhân,
các cơ hội và thách thức mà cá nhân đó có thể gặp phải. Phân tích những mặt
mạnh, mặt yếu, những cơ hội và thách thức giúp người lập kế hoạch tập trung
các hoạt động vào những lĩnh vực mà cá nhân đó có lợi thế và tận dụng cơ hội
một cách tối đa nhất.

- Khi tiến hành phân tích này thường sẽ làm sáng tỏ và chỉ ra những gì người
lập kế hoạch cần làm, và chuyển những vấn đề thành những triển vọng. Ví dụ:
một người với điểm mạnh về tuổi trẻ và khả năng tiếp cận công nghệ mới có
thể khai thác các cơ hội từ xu thế hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0,
nhưng bên cạnh đó cũng phải đối mặt với các thách thức từ sự hạn chế từ sự
quá tải trong công việc hay sự lạc hậu về công nghệ của tổ chức.

3. Quản lý thời gian trong công việc

Thời gian được ví như tiền bạc, vì vậy, mỗi người cần phải học cách quản lý
giữa thời gian làm việc và cá nhân sao cho thật hiệu quả. Để trở thành một
người có tác phong làm việc chuyên nghiệp, điều quan trọng và cốt yếu là cần
đảm bảo hoàn thành công việc đúng thời hạn đã cam kết. Muốn làm được điều
đó, cần có kỹ năng sắp xếp công việc một cách khoa học.

Quỹ thời gian của mọi người là như nhau, điều quan trọng là làm thế nào để
sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu
cuộc sống ngày càng cao bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có
thể thích nghi được với nó giúp chúng ta dễ dàng đạt được kết quả cao trong
công việc và trong các mối quan hệ khác ngoài xã hội.

Vậy để sử dụng thời gian của mình một cách tốt nhất thì mỗi cá nhân phả i
nhận định năng lực của mình và hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản
thân trước khi nhận một công việc gì hoặc đối mặt với tình huống nào đó để từ
đó biết được mình đang mong muốn gì trong sự nghiệp cũng như trong cuộc
sống.

Muốn kiểm soát và quản lý thời gian, cần phải học cách sắp xếp chúng.
Việc này lại cần phải bắt đầu từ khâu lập kế hoạch công việc của cá nhân.
Muốn kiểm soát được công việc mình đã làm và nó sẽ mất bao nhiêu thời
gian để thực hiện, trước hết, cần lên kế hoạch cụ thể, và viết nó ra giấy để
trên bàn làm việc mỗi ngày như một lời nhắc nhở và cố gắng thực hiện theo
đúng kế hoạch đề ra trong từng khoảng thời gian nhất định.

Có thể học tập phương pháp quản lý theo thứ tự ưu tiên của tổng thống Mỹ thứ
34, Dwight D. Eisenhower. Về cơ bản, công việc của mỗi cá nhân có thể chia ra
thành 4 cấp độ:

- P1: Quan trọng, khẩn cấp,

- P2: Quan trọng, không khẩn cấp,

- P3: Không quan trọng, khẩn cấp;

- P4: Không quan trọng, không khẩn cấp.

Đối với mỗi cấp độ, cần xây dựng kế hoạch phản ứng và xác định khung thời
gian xử lý sao cho phù hợp. Sự phân chia này là phương thức cơ bản giúp mỗi
cá nhân quản lý thời gian chuyên nghiệp và hiệu quả.

Đối với xã hội hiện đại, việc cân bằng thời gian cho công việc, nghỉ ngơi giải
trí và cho gia đình trở thành yếu tố quan trọng trong tác phong làm việc chuyên
nghiệp. Với một tổ chức mới ra đời hoặc đang trong giai đoạn phát triển cao,
thì luôn luôn bị áp lực về sự quá tải bởi công việc nhưng tình trạng đó không
thể kéo dài mãi, vì tình trạng ấy sẽ khiến nhân viên làm việc với tâm trạng mệt
mỏi, căng thẳng và điều đó ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả công việc.
Vì vậy, ở góc độ tổ chức, người quản lý phải biết cách xây dựng hệ thống,
quy trình làm việc, kế hoạch làm việc và giao trách nhiệm cho từng người nhất
định. Đồng thời phải đặt niềm tin vào nhân viên để họ có thể chủ động giải
quyết công việc của mình. Vì thế, có thể nói điều quyết định hiệu quả quản lý
thời gian của người lãnh đạo chính là hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên.

Ở góc độ cá nhân, để thời gian làm việc hiệu quả nhất, mỗi người phải biết
xác định mục tiêu của mình. Không nên ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc,
việc không giải quyết đúng tiến độ sẽ gây ảnh hưởng đến tổ chức, đến công
việc chung và tinh thần làm việc của chính người đó. Đồng thời phải biết sắp
xếp công việc khéo léo, biết tận dụng thời cơ để làm việc hiệu quả hơn. Tuy
nhiên mục tiêu và lợi ích của mỗi cá nhân phải gắn với mục tiêu của công ty.
Tính kỷ luật về thời gian với bản thân là thứ cực kỳ quan trọng. Vì vậy, khi đã
thống nhất về mục tiêu, giữa nhà quản lý và thành viên của tổ chức sẽ có động
lực làm việc, có mục tiêu để gắn kết và họ sẽ tận dụng tối đa thời gian làm việc
để đạt mục tiêu.

Một chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng trong việc xây dựng tác phong
làm việc chuyên nghiệp là “văn hóa đúng giờ”, đặc biệt là trong các cuộc họp
và trong các buổi gặp gỡ khách hàng, đối tác. Theo nghiên cứu của một trường
đại học tại Mỹ với khảo sát trên 2.000 nhà quản lý đã đưa ra kết quả: 30% thời
gian của các cuộc họp là thời gian lãng phí. Điều này bắt đầu từ nguyên nhân
mọi người đi họp không đúng giờ, mất tập trung khi đi họp hay không có sự
chuẩn bị kỹ lưỡng dẫn đến họp không có hiệu quả.
Vì vậy, để thể hiện sự chuyên nghiệp, nên đến sớm trước ít nhất 5 phút trước
khi cuộc họp bắt đầu hoặc trước khi đến giờ hẹn với đối tác, chuẩn bị kỹ nội
dung cuộc họp hoặc cuộc trao đổi, qua đó không chỉ thể hiện thái độ tôn trọng,
nghiêm túc trong công việc mà còn tạo nên hình ảnh đáng tin cậy trong mắt đối
tác và đồng nghiệp khi họ cần hợp tác trong một nhiệm vụ quan trọng nào đó.

4. Trau dồi kỹ năng giao tiếp trong công việc

Một trong những phương thức quan trọng nhất để xây dựng tác phong làm
việc chuyên nghiệp là trau dồi các kỹ năng giao tiếp, hướng các hoạt động giao
tiếp này theo những chuẩn mực chuyên nghiệp đã được công nhận . Giao tiếp là
một quá trình xã hội thường xuyên bao gồm các ứng xử rất đa dạng và phong
phú, thể hiện qua ngôn ngữ nói và viết: qua nét mặt, cử chỉ, tư thế, giọng nói,
trang phục, cách sử dụng không gian trong giao tiếp... Đó là một hệ thống toàn
vẹn, không có sự tách rời giữa biểu hiện ngôn từ và phi ngôn từ trong giao tiếp.

Đối với giao tiếp ngôn từ, đây là loại hình giao tiếp thể hiện thực chất nhất, rõ
ràng, chính thống nhất nội dung của cuộc giao tiếp. Ngôn từ là sản phẩm của tư
duy. Và vì vậy, qua việc sử dụng ngôn từ, người nghe có thể nhận biết và đánh
giá được người nói là một con người như thế nào. Để tạo dựng được ấn tượng
về một người có tác phong làm việc chuyên nghiệp, trong giao tiếp xã hội nói
chung và trong công việc nói riêng, nên sử dụng ngôn từ thanh nhã, dung dị (sử
dụng các từ ngữ “vui lòng”; “làm ơn”; “nên chăng”, “đáng tiếc”...); đảm bảo
chuẩn mực trong giao tiếp, hạn chế tối đa dùng từ "không", từ cứng nhắc, từ tạo
ra không khí nặng nề, căng thẳng, làm ức chế người nghe và tính thuyết phục
không cao đối với người nghe, nhất là những người phải tiếp nhận lời chê trách,
phàn nàn; sử dụng từ thể hiện sự tôn kính, lịch thiệp (“thưa ông”; “thưa bà”;
“thưa các anh, các chị”...)

Khi sử dụng ngôn từ, cần chú ý tới hoàn cảnh, ngữ cảnh và đối tượng giao
tiếp cụ thể, cũng như mối quan hệ giữa họ để chọn loại ngôn từ gì, ở chừng
mực nào cho thích hợp, chứ không nên lạm dụng chúng một cách thái quá.

Đối với giao tiếp phi ngôn tử, đây là loại hình giao tiếp không sử dụng ngôn
ngữ mà dùng những phương thức khác để truyền đạt thông tin, như: phát âm,
giọng nói, nhịp điệu, ngữ điệu, cách đi đứng, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, vẻ mặt,
tư thế, trang phục, khoảng cách, vị trí... Theo kết quả nghiên cứu của Allan
Pease và Albert Melrabian (Mỹ), trong giao tiếp trực tiếp, để tiếp thu được
100% thông tin nào đó thì 7% là nhờ nội dung thông tin; 38% là giọng nói của
người truyền thông tin, còn lại 55% là nhờ cử chỉ, điệu bộ của người truyền
thông tin.

Ngôn ngữ cơ thể là một phần không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp của
mỗi người. Với mỗi người, tâm điểm của sự chú ý mà chúng ta cần ý thức đó là
những cử chỉ, hành động của chúng ta dù có chủ ý hay không đều truyền đi một
thông điệp nào đó, đến với những người xung quanh. Nắm được những thói
quen, những quy tắc trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn từ
để không chỉ hiểu được ý đồ của người khác, mà cũng có thể diễn đạt được ý
đồ của mình một cách đa dạng, phong phú, và hơn hết, là phương thức trực tiếp
nhất thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc của mỗi người.

Ví dụ, ngay trong cách chào hỏi cúi người của người Nhật đã thể hiện sự tôn
trọng, kính trọng và lịch sự của họ. Tư thế chào hỏi thể hiện sự trang trọng,
trong cách chào hỏi còn chia ra thành chào hỏi thông thường hằng ngày, chào
hỏi thể hiện sự kính trọng, chào hỏi để cảm tạ, tôn kính. Trong công việc họ rất
coi trọng danh thiếp, khi nhận danh thiếp người Nhật thường cầm cả hai tay
đọc to các thông tin rồi bỏ vào hộp đựng danh thiếp hoặc đặt trên bàn ngay
trước mặt, theo họ không nên bỏ vào túi áo vì như vậy là thiếu tôn trọng.

Như vậy, muốn xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, cần trau dồi kỹ
năng giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ theo hướng chuẩn mực nghề nghiệp.
Những chuẩn mực này tất nhiên khác nhau tùy vào tính chất công việc và hoàn
cảnh giao tiếp, nhưng đặc điểm chung là đều hướng đến tính lịch sự, trang
trọng.

Ý 2:
Áp dụng những điều đã học đó để:
- Đặt một mục tiêu về việc học tập của bản thân.
- Lên kế hoạch thực hiện mục tiêu đó.
Bài làm:
Mục tiêu: Đạt 8.5 ielts trước tháng 9 năm 2025

+ Ai (Who): Ai tham gia, phối hợp? – Thầy Hoàng, giáo viên ielts, 8.5 ielts,
giảng viên khoa ngôn ngữ anh tại trường Đại học Hà Nội

+ Cái gì (What): Chúng ta muốn hoàn thành cái gì? – Đạt 8.5 ielts overall

+ Ở đâu (Where): Xác định rõ ràng vị trí thực hiện. – Thi tại IDP
+ Khi nào (When): Thiết lập khuôn khổ thời gian. – 15 tháng

+ Cái nào (Which): Xác định những yêu cầu và những hạn chế. – 9.0 kĩ năng
reading và kĩ năng listening, 8.0 speaking và 8.0 writing

+ Tại sao (Why): Những lý do cụ thể, mục đích hoặc lợi ích của việc hoàn
thành mục tiêu. – Có mức thu nhập tốt, có cơ hội đi du học và nhận học bổng
cho chương trình học thạc sĩ vào năm 2025.

Kế hoạch:

Nhiệm vụ Quý I Quý II Quý III Quý IV => Tháng


8 năm 2025

Đạt 8.5 ielts Học và nắm Luyện đề và Luyện đề và Thi thử lần 1, nếu
overall trước chắc chiến học gia sư 1-1 tham gia không đạt mục
tháng 9 năm lược xử lý với giáo viên câu lạc bộ tiêu, tiếp tục ôn tập
2025 từng dạng hằng tuần (3 Debate tại và thi thử vào
bài/ kĩ năng buổi/ tuần, Cầu Giấy 3 tháng kế tiếp cho
trong bài thi mỗi buổi 2 buổi/ 1 tuần. tới khi đạt mục tiêu
ielts. (Tự học tiếng) Mỗi ngày 8.5 ielts overall.
dưới sự định Hoàn thành viết 1 đề thi
hướng của bộ đề trong writing. Ôn
giáo viên) sách tập bộ đề
Cambridge từ forecast quý
12-18 tới.

You might also like