Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ THI ÔN CHUYÊN 2024-2025

Câu 1 (2,0 điểm)


1.1. Viết phương trình hóa học giải thích các phát biểu sau:
a) Trong phòng thí nghiệm, dùng bột lưu huỳnh rắc lên thuỷ ngân rơi vãi khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ.
b) Không dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy kim loại Mg.
c) Khi dùng nước giếng chứa muối Ca(HCO3)2 sau một thời gian thấy có lớp chất cặn rắn bám ở đáy dụng cụ
đun nuớc.
d) Khi điều chế khí sunfurơ để tránh khí thừa thoát ra ngoài thường để miếng bông tẩm xút trên miệng bình thu
khí.
e) Thuốc chữa đau dạ dày chứa muối NaHCO3 có tác dụng trung hòa bớt lượng axit HCl trong dạ dày
f) Sục khi SO2 vào dung dịch KMnO4 thì màu tím bị nhạt dần.
g) Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ rượu etylic.
h) Trong công nghiệp có thể sản xuất giấm ăn từ rượu etylic bằng phương pháp lên men.
1.2. Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ X (mạch hở, bền) bằng 6,72 lít khí oxi (đktc) chỉ thu được CO2
và H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được
10 gam kết tủa và 200 ml dung dịch muối nồng độ 0,5M có khối lượng lớn hơn dung dịch ban đầu là 8,6 gam.
Xác định công thức phân tử và viết các công thức cấu tạo có thể có của X, biết 40 < MX < 74.
Câu 2. (1,0 điểm) Học sinh A thực hiện thí nghiệm với các thao tác và kết quả
như sau: Gắn một cây nến nhỏ vào muôi sắt sạch, đốt cháy nến và đưa vào bính
chứa khí clo (xem hình). Nến tiếp tục cháy trong bình khí clo, màu khí clo nhạt
dần, trong bình có nhiều muội than. Khi nến tắt, lấy muôi sắt ra, đưa mẩu giấy
quì tím ẩm lên miệng bình, thấy mẩu giấy quỳ đổi màu. Học sinh A lại cho
thêm một ít nước nguyên chất vào bình, lắc đều và tiếp tục nhỏ từ từ dung dịch
NaOH vào bình, sau một thời gian, thấy có kết tủa xuất hiện ở dạng vết.
Đề xuất phương trình hoá học để làm cơ sở giải thích các hiện tượng thu
được từ thí nghiệm mà học sinh A đã thao tác.
Câu 3. (2,0 điểm)
3.1. Có một hỗn hợp gồm hai chất khí X và Y.
- Nếu trộn cùng số mol thì thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với khí Heli là 7,5.
- Nếu trộn cùng khối lượng thì thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với khí oxi là 11/15.
Tìm khối lượng mol của X và Y. Gọi tên hai khí có thể có của X và Y.
3.2. Nung m gam hỗn hợp A gồm FeS và FeS2 trong một bình kín dung tích không đổi chứa không khí (gồm
20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C.
Biết thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp C là: N2 = 84,77%; SO2 = 10,6%; còn lại là O2.
Hoà tan chất rắn B trong dung dịch H2SO4 vừa đủ, dung dịch thu được cho tác dụng với Ba(OH)2 dư. Lọc lấy
kết tủa làm khô nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thu được 12,885 g chất rắn. Tính m và phần trăm
khối lượng mỗi chất trong A.
Câu 4. (2,0 điểm)
4.1. Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm: axetilen (C2H2), vinylaxetilen (C4H4) và hiđro (H2) (với xúc tác Ni, giả
thiết chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được hỗn hợp Y chỉ chứa các hidrocacbon có tỉ khối so với H2 là 20,5.
Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,3 mol CO2 và 0,25 mol H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính a.
4.2. Hỗn hợp E gồm axit oleic (C17H33COOH), axit stearic (C17H35COOH) và chất béo X có tỉ lệ mol tương ứng
là 5 : 3 : 2. Cho m gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (NaOH dùng dư 25% so với lượng phản ứng), cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn Y gồm ba chất trong đó natri stearat chiếm p% về khối
lượng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng 3,665 mol O2 thu được 2,58 mol CO2. Tính giá trị của
p.
Câu 5: (2,0 điểm)
5.1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C và S rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình chứa 20
gam dung dịch NaOH 20% dư thấy khối lượng bình tăng thêm 1,94 gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được 5,31 gam chất rắn khan. Tính % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
5.2. Số mg nguyên tố Cd ở dạng muối Cd(II) tối đa cho phép trong một lít nước là 0,005 mg/l. Tiến đại hành
phân tích nước thải từ một nhà máy bằng cách thêm lượng dư dung dịch Na2S vào 500 ml mẫu nước thu được
gam kết tủa màu vàng (1 mol nguyên tố Cd ở dạng muối Cd(II) tạo được 1 mol kết tủa CdS màu
vàng). Mẫu nước thải trên có đạt tiêu chuẩn cho phép hay không?
5.3. Đa số oxit axit là oxit phi kim nhưng có oxit phi kim là oxit trung tính (CO, NO,...), ngược
lại có oxit axit là oxit kim loại (ví dụ X là một oxit axit có axit và muối tương ứng là Y, Z). Cho dãy chuyển hóa
chứa X, Y, Z, T (T là oxit).

Biết X, Y, Z, T đều chứa cùng một nguyên tố kim loại M có phần trăm khối lượng như bảng sau:
Hợp chất

a. Xác định công thức phân tử của oxit X (biết X có dạng ).


b. Viết phương trình hóa học trong dãy chuyển hóa trên.

Câu 6: (1,0 điểm)


6.1. (0,5 điểm) Hình ảnh bên minh hoạ phương pháp điều chế
khísunfurơ trong phòng thí nghiệm.
a. Khi sunfurơ được điều chế bằng phương pháp nào?
Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
b. Dung dịch X là một hoá chất rất dễ kiếm, rẻ tiền, được
tẩm vào bông dùng để loại bỏ lượng nhỏ khí sunfurơ
Bông tẩm
thoát ra ngoài. Công thức hoá học của X và tên thường Na2SO3 dd X
gọi của dung dịch X là gì? Viết phương trình hoá học
của phản ứng xảy ra.

6.2. (0,5 điểm) Trình bảy phương pháp hoả học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp rắn A gồm natri
cacbonat và đồng(II) hidroxit.

You might also like