Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Điểm cấp ba và điểm đại học có thể mua được mà", câu nói từng gây phẫn nộ cộng

đồng mạng vì sự ngạo mạn được cho là bịa đặt của một hotgirl trẻ tuổi hiện nay đã
không hoàn toàn chỉ là một câu nói xốc nổi. Trên thực tế cho thấy, tình trạng gian lận
trong thi cử đang xuất hiện ngày một nhiều và diễn biến công khai, rầm rộ.
Gian lận trong thi cử là hành vi sử dụng tài liệu giấy, "phao" hay các thiết bị điện tử
tinh vi như tai nghe, máy tính bỏ túi,... để quay cóp bài trong quá trình thi. Hành động
vi phạm quy chế thi này xảy ra rất thường xuyên, đặc biệt là những bài thi học thuộc
hoặc những kì thi quan trọng như thi cuối kì, thi Đại học,...
Việc gian lận trong thi cử có quy mô rải rác từ nhỏ đến lớn. Học sinh đi học ít nhất
cũng có một lần không thuộc bài, đến gì kiểm tra thì tìm cách mở sách vở, lên mạng
tra bài nhắm chép lại vào bài thi của mình, tránh bị điểm kém. Tại trường học, sự gian
lận có thể bắt gặp từ những mảnh phao ruột mèo chữ nhỏ li ti vứt trong thùng rác,
trong ngăn bàn mỗi lần thi học kì xong, xuất hiện nhiều sau những môn thi đòi hỏi sự
chăm chỉ, kiên nhẫn như Văn, Lịch Sử, Địa lý,... Các bạn học sinh không ngại ngần
kết hợp với nhau để được cùng mở sách, cùng dùng tài liệu, trao đổi bài cho nhau,
nhắc bài, thậm chí lợi dụng sơ hở của giáo viên để đổi đề làm bài hộ nhau. Sự "thông
minh" và lanh lợi này của học trò dường như đã trở thành thói quen, một phòng thi vài
chục thí sinh, giáo viên coi thi cũng khó có thể kiểm soát được toàn bộ tình hình để
đưa ra hình thức xử phạt hợp lý.
Tinh vi hơn, có tổ chức hơn phải kể đến những hành vi gian lận sử dụng thiết bị công
nghệ tiên tiến. "Siêu tai nghe" được thiết kế rất nhỏ, có kết nối với hệ thống bên ngoài
để nhắc bài, hỏi bài trực tiếp mà các giám thị rất khó có thể phát hiện. Trước kì thi
THPT Quốc gia năm 2018, phòng Bảo vệ an ninh Chính trị và công an Hà Nội đã bắt
giữ đối tượng buôn bán hơn 40 bộ tai nghe siêu nhỏ định bán cho thí sinh có ý muốn
thực hiện hành vi gian lận. Như vậy, việc gian lận trong thi cử còn được mua bán như
một món hàng, thực hiện tinh vi và có tổ chức. Ngoài ra, trong hai kì thi Trung học
phổ thông Quốc gia vừa qua, cả nước bàng hoàng khi phát hiện ra hàng loạt vụ gian
lận, nâng điểm cho các thí sinh con ông cháu cha, thậm chí, thí sinh thủ khoa Sư
Phạm năm 2019 còn được nâng tới 19 điểm. Chưa kể đến hàng loạt những tỉnh thành
như Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La có tỉ lệ thí sinh được nâng điểm cao chóng mặt, rất
nhiều trong số các học sinh này đã nhập học các trường nổi tiếng thuộc bộ công an,
quân đội, y khoa,...
Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ nhiều khía cạnh. Đối với học sinh, xét
cho cùng việc gian lận cũng chỉ để có điểm cao, không bị cha mẹ quở mắng. Như vậy,
phụ huynh vô hình dung đặt lên vai con cái gánh nặng điểm số, điểm kém đồng nghĩa
với việc ngu dốt, lười biếng mà không xét theo cả một quá trình cố gắng rèn luyện.
Chính từ đó, các bậc phụ huynh có xu hướng mua điểm cho con để con được vào
trường chuyên lớp chọn, làm rạng danh gia đình. Giáo viên vì áp lực dạy, nhà trường
vì áp lực đầu vào,... tạo nên một hệ thống gian lận nhằm đảm bảo cho cái danh, cái vỏ
ngoài lộng lẫy với những điểm giả cao chót vót.
Có ý kiến cho rằng, sự gian lận là do chính bản thân học sinh, vì lười biếng, ham chơi,
dành thời gian học để chơi điện tử, trò chuyện với bạn bè, nước đến chân mới nhảy,
không có ý chí vươn lên trong học tập mà chỉ muốn có điểm số để duy trì. Ý kiến này
đúng nhưng dường như chưa đủ, vì một đứa trẻ sẽ không thể tự sinh ra những tính
xấu, tìm cách lách luật nếu sống trong môi trường trong sạch, không bị đe dọa bởi đòn
roi khi bị điểm kém mà thay vào đó là những lời động viên, giúp đỡ để cải thiện điểm
số.
Tình trạng gian lận thi cử công khai này là một tiếng chuông báo động về tình trạng
dối trá của cả một hệ thống từ nhà trường, học sinh và phụ huynh. Học sinh quen thói
gian lận, quay cóp trở nên phụ thuộc, tư duy đình trệ, lười biếng, chỉ nghĩ đến việc
gian lận mà không tập trung ôn luyện. Gia đình chạy theo cuộc đua điểm số, phung
phí tiền bạc với thứ "hữu danh vô thực". Điều cốt lõi nhất là khi gian lận trở thành thói
quen, học sinh hoàn toàn không có kiến thức nền tảng trong đầu để ứng dụng vào
cuộc sống, điểm số trên bảng thành tích cao vời vợi nhưng bản chất lại rỗng tuếch.
Thay vì được lấp đầy bằng kiến thức trong quá trình học tập, các em lại thuần thục
những thói hư tật xấu như gian lận, dối trá,... Nhà trường từ đó không có hướng giải
quyết để bù đắp lỗ hổng kiến thức cho các em học sinh, khi điểm thi học kì không
phản ánh đúng thực chất. Các trường Đại học có các sinh viên vào trường do gian lận
thi cử vừa bị ảnh hưởng tới danh tiếng, vừa không thể kiểm soát được quá trình đào
tạo những cử nhân Đại học tương lai.
Gian lận là một hành vi xấu, gian lận trong thi cử là hành vi thể hiện sự mục ruỗng và
thiếu vững chắc trong nền tảng giáo dục. Để có được một thế hệ có thể tự lực gồng
gánh vận mệnh quốc gia, bản thân mỗi học sinh thay đổi thôi chưa đủ, cần có sự tác
động từ cả gia đình trong việc quán xuyến, hình thành tính cách thật thà, trong sạch
cho trẻ và nhà trường trong việc khuyến khích các em không đặt nặng điểm số mà hãy
chú tâm vào chất lượng kiến thức. Học sinh cần hiểu rằng, điểm số không quan trọng,
quan trọng là các em có gì trong tay để ra đời, có thể vận dụng những kiến thức bổ ích
ấy vào xã hội.
Thế kỉ của hội nhập và phát triển sẽ không dung túng cho những trường hợp gian lận
để đạt lấy thành công. Nếu chế tài xử phạt không quản lý được, ắt hẳn cuộc sống sẽ tự
cô lập và đào thải các cá nhân, tổ chức có hành vi dối trá trong học tập và làm việc. Là
mầm non tương lai của đất nước, bản thân mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi đạo
đức và nói không với gian lận thi cử, chung tay xây dựng và kiến thiết môi trường học
đường sạch sẽ, văn minh.

You might also like