Tai Lieu Thi Nghiem Cao AP - Bac Thuy

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 101

KS.

Nguyễn Văn Thủy

THÍ NGHIỆM ĐIỆN

1
MỤC LỤC
Lời nói đầu - trang 3
Chương mở đầu 4
Chương I: Đo điện trở cách điện ---------------------------------------------------- 6
I - Nguyên lí làm việc & cấu tạo Mê gôm mét ------------------------------- 6
II - Ứng dụng 7
III - cách sử dụng 7
IV - Kiểm tra thiết bị điện bằng Mê gôm mét---------------------------------- 7
C hương II – Máy biến áp lực 12
I - nguyên lí làm việc 12
II - Tính năng MBA 12
III - Các hạng mục TN 13
IV - Phụ lục chương II 24
Chương III – Máy biến dòng điện 28
1 - Cấu tạo TI 28
2 - Nguyên lí làm việc 29
3 - Sơ đồ dẳng trị TI 30
4 - Các hạng mục TN TI 31.
Chương IV – Máy biến điện áp (TU) -------------------------------------------------------- 41
I - tính năng TI 41
II - nguyên lí làm việc 41
III - các hạng mục thí nghiệm 42
IV - Phụ lục chương IV 45
Chương V - Máy cắt điện 52
I - Tính năng máy cắt 52
II - Các hạng mục thí nghiệm 52
Chương VI –Tụ điện 62
1- Tính năng 62
2- Các hạng mục thí nghiệm 62
3 - Phụ lục chương VI 66
Chương VII – thí nghiệm cáp ngầm 73
I - Ưu khuyết điểm của cáp 73
II - Các hạng mục TN 73
Chương VIII – Điện trở tiếp đất & điện trở suất---------------------------------------------------78
I - Đo điện trở cột và hệ thống 78
II - Đo điện trở suất vùng đất 84
Chương IX - Thử đồng vị pha 87

2
Lời nói đầu.
Trong ngành điện & các đối tượng tham gia hoạt động về điện, thì công tác về thí nghiệm điện là
1 yêu cầu khách quan, bắt buộc phải có, đồng thời là 1 lĩnh vực kĩ thuật rất khó và vất vả cũng
như nguy hiểm. Cái khó, cái vất vả, cái nguy hiểm ở đây là:
1) Không những cần có kiến thức lí thuyết về kĩ thuật điện, đo lường điện, khí cụ điện… mà cần
có kiến thức hiểu biết cụ thể về các thiết bị điện cần thí nghiệm, cũng như nắm chắc, sử dụng
thành thạo các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm và đo lường về điện.
2) Các dụng cụ cũng như thiết bị thí nghiệm tại công trường đều là dạng dùng nguồn điện 1
pha, dung lượng nhỏ, nhưng lại dùng để thí nghiệm các thiết bị điện 3 pha, có công suất lớn.
Do vậy, trong quá trình thí nghiệm, sau khi có số liệu đo được của dạng thí nghiệm 1 pha còn
phải qui đổi về dạng 3 pha cho tương tự chế độ vận hành của các thiết bị điện này trong lưới
điện 3 pha.
Mặt khác, do nhiệt độ môi trường luôn biến đổi, khi đo được số liệu thực tế, còn phải qui đổi về
nhiệt độ tiêu chuẩn để đưa ra kết luận chuẩn xác.
3) Quá trình thí nghiệm cũng rất đa dạng ( thí nghiệm thiết bị mới trước khi đưa vào vận hành,
thí nghiệm thiết bị sau lắp đặt, thí nghiệm thiết bị sau sự cố, thí nghiệm thiết bị sau đại tu, thí
nghiệm thiết bị điện bị ảnh hưởng sự cố và thí nghiệm thiết bị theo định kì.)
4) Vị trí thí nghiệm cũng rất phức tạp (việc thí nghiệm tại phòng thí nghiệm là ít, thí nghiệm
phần nhiều ở các công trường xa, địa hình phức tạp, thí nghiệm trên cao, thí nghiệm gần các
thiết bị đang vận hành mang điện cao thế …vv)
5) Thời gian thí nghiệm trong mọi thời điểm khác nhau (ban ngày, ban đêm) và trong mọi thời
tiết khác nhau( trời nắng , trời mưa, nhiệt độ môi trường luôn biến đổi …)
6) Do áp lực về việc cung cấp điện an toàn liên tục, nên người làm công tác thí nghiệm nhiều
khi phải làm việc kéo dài, liên tục, nhất là khi xảy ra sự cố lớn, nên tinh thần có khi rất căng
thẳng mệt mỏi. Chính điều này có lúc có nơi đã xảy ra mất an toàn cho con người và thiết bị.
7) Công tác thí nghiệm ngoài tính chuyên môn cao, đồng thời còn mang tính pháp lí nghiêm
ngặt (mọi nhân viên thí nghiệm phải chịu trách nhiệm về biên bản, kết luận của mình đưa ra vì
nó mang tính quyết định cho công tác nghiệm thu để đóng điện, cũng như sự vận hành an
toàn các thiết bị điện sau này).
Trong quá trình thực hành, người làm công tác thí nghiệm nên tránh:
- Tránh dấu dốt ( vì kiến thức về điện, về thí nghiệm điện là lĩnh vực rất rộng )
- Tránh làm ẩu ( không biết, không hiểu rõ mà cứ làm liều sẽ gây ra hậu quả hỏng thiết bị điện,
mất an toàn cho con người )
- Tránh chủ quan, làm tắt, làm ẩu hoặc đưa ra các kết luận vội vàng ( khi có gì bất thường cần
kiểm tra kĩ, suy xét cẩn thận, điều gì còn nghi vấn thì nên xem xét hay thí nghiệm lại cho chắc
chắn và có sự phân tích kĩ rồi mới đưa ra kết luận cuối cùng)
- Tránh ỷ lại vào người khác ( nếu không tự mình học hỏi, tự mình thực hành tốt, thì dù có làm
việc lâu năm song cũng không hiểu, không tinh thục nghề nghiệp được )
Với cái khó, cái vất vả và nguy hiểm trên, người làm công tác thí nghiệm điện cần phải thường
xuyên liên tục học hỏi để trao dồi nghiệp vụ và tích lũy kinh nghiệm trong suốt quá trình làm việc
của mình.
Để trở thành một người làm công tác thí nghiệm giỏi thì mỗi chúng ta, những người theo nghiệp
thí nghiệm điện cần có lòng yêu nghề, ham mê hiểu biết, luôn tự học hỏi đúc rút kinh nghiệm để
từng ngày nâng cao nghiệp vụ của bản thân.
Để phần nào giúp cho những người làm công tác thí nghiệm nhanh chóng nắm bắt được công
việc và tránh được những sai sót đáng tiếc xảy ra trong khi thí nghiệm thiết bị điện, tôi viết cuốn
sách này để mọi người tham khảo và áp dụng.
KS. Nguyễn Văn Thủy

3
Chương mở đầu
Giới thiệu chung về các hạng mục thí nghiệm thiết bị điện cơ bản trong lưới điện.
Trong hệ thống điện Việt nam có rất nhiều các loại thiết bị điện khác nhau. Các thiết bị điện này
được phân loại theo nhiều cách ( theo cấp điện áp, theo vị trí lắp đặt hoặc theo mục đích sử
dụng) Trong lưới điện phân phối gồm các thiết bị điện cơ bản sau:
- Thiết bị biến đổi điện áp: Máy biến áp (MBA), máy biến điện áp(TU); biến đổi dòng điện (TI).
- Các thiết bị đóng, cắt mạch điện như: các máy cắt điện(MC), cầu dao cách li (CD),cầu chì tự
rơi.
- Các loại cáp ngầm với mọi cấp điện áp & đường dây dẫn điện.
- Các bộ bảo vệ cho các thiết bị điện là hệ thống các các rơ le bảo vệ.
- Các đồng hồ đo lường điện ( V, A, KV, KA, W, KW, KVAr, ….)
- Hệ thống tiếp địa cho các thiết bị điện, cho trạm điện & cho các tuyến đường dây…
Các hạng mục thí nghiệm cơ bản với các thiết bị điện trong lưới điện gồm:
1. Xem xét tình trạng bên ngoài thiết bị điện (TBĐ) bằng mắt .
Trước khi thử nghiệm, ta phải kiểm tra bằng mắt toàn bộ TBĐ xem:
- TBĐ còn đủ mức dầu không ( với MBA, TU, TI loại dầu …) , các sứ TBĐ có bị nứt vỡ không,
có bị rò rỉ dầu không.
- Đọc kĩ các thông số ghi trên mác máy: công suất S ( KVA), cấp điện áp. Dòng điện định
mức ở nấc trung bình ứng với Uđm, Tổ đấu dây, Uk% , Năm sản xuất , hãng và nước
sản xuất, tỉ số biến dòng , tỉ số biến áp, cấp chính xác … ( với TU, TI, MBA …)
Sau khi kiểm tra thấy bình thường, ta tiến hành TN gồm các hạng mục cơ bản thông
dụng sau:
2) Kiểm tra cách điện ( Mọi thiết bị điện đều phải kiểm tra cách điện)
Mục đích: kiểm tra cách điện giữa phần tử mang điện với vỏ(đất) và giữa các phần mang
điện với nhau ( pha - pha, cuộn dây sơ cấp với các cuộn dây thứ cấp). xác định trị điện trở
cách điện ( Rcđ) và trị số số hấp thụ Kht . (Kht =R60 // / R15// )
Cách đo: thông thường dùng mê gôm mét để TN.
3) Đo điện trở 1 chiều các cuộn dây.
Mục đích: kiểm tra sự tiếp xúc các đầu dây của các cuộn dây với các cực đầu ra ( với TU, TI,
MBA; kiểm tra sự tiếp xúc các tiếp điểm của bộ điều chỉnh điện áp ( với các MBA)
Dùng Phương pháp V - A, dùng các loại cầu đo điện trở P333T, cầu đo điện tử CA10 …
4) Đo tỉ số biến ( tỉ số biến áp Ku & tỉ số biến dòng Ki ).
Mục đích: kiểm tra tỉ số giữa số vòng dây của cuộn dây sơ cấp và các cuộn dây thứ cấp của
thiết bị điện theo 1 tỉ lệ có trước cuả nhà chế tạo.
Phương pháp kiểm tra: dùng nguồn 1 pha kết hợp với máy thử tỉ số biến, hoặc dùng
phương pháp 2 vôn mét …)
5) Xác định tổ đấu dây ( với MBA & TU)
Mục đích: xác định qui luật đấu nối liên kết giữa các pha của các cuộn dây.
Cách xác định: bằng phương pháp dùng pin tạo xung và dùng điện kế nhạy để đo …)
6) Thử không tải (Với MBA, TU)
Mục đích: kiểm tra chất lượng mạch từ , đồng thời kiểm tra cuộn dây có bị ngắn mạch 1 số
vòng dây, hoặc ngắn mạch cuộn dây với vỏ hoặc giữa các pha với nhau.
Phương pháp kiểm tra: bằng nguổn 1 pha đưa vào phía cuộn dây có cấp điện áp thấp nhất
để thí nghiệm , dùng hợp bộ đo V - A - W như K50, K505 để thí nghiệm )
7) Thí nghiệm Uk% ( Với MBA):
8) Mục đích: nhằm xác định tổng trở của cuộn dây các phía MBA.
Phương pháp thí nghiệm: dùng nguồn 1 pha đưa vào cuộn dây có cấp điện áp cao, nối
ngắn mạch phía có cấp điện áp thấp; Dùng hợp bộ V - A - W để thí nghiệm; Trong điều kiện
cho phép ta có thể dùng nguồn điện 3 pha và thiết bị thí nghiệm 3 pha để tiến hành)
4
9) Thử mẫu dầu TBĐ ( với các TBĐ làm mát và cách điện bằng dầu )
Mục đích: để đánh giá chất lượng dầu có đảm bảo các thông số kĩ thuật để cách điện và làm
mát.
Công tác thí nghiệm gồm: các máy phân tích mẫu dầu, máy đo độ chớp cháy, máy thí
nghiệm cao áp để kiểm tra điện áp đánh thủng của dầu…vv)
10)Thử Tg∂ TBĐ ( với sứ của TI, sứ MBA & cuộn dây MBA có cấp điện áp U đm ≥ 35KV)
Mục đích nhằm kiểm tra độ tổn hao điện môi của cách điện của sứ cách điện và của cuộn
dây.
Dụng cụ đo: dùng cầu đo Tg∂ để thí nghiêm.
11) Chụp sóng và lấy đồ thị vòng (với bộ điều chỉnh điện áp dưới tải MBA).
Mục đích kiểm tra sự hoạt động của bộ điều chỉnh điện áp MBA có đủ điều kiện vận hành an
toàn ( thời gian đóng , cắt của tiếp điểm bộ dập hồ quang, dạng sóng khi đóng cắt các cặp
tiếp điểm, số vòng chuyển động của bộ dao lựa chọn để đóng , cắt tiếp điểm …)
Thiết bị thí nghiệm: dùng máy chụp sóng TM - 1600, TM - 1800 … để thí nghiệm)
12) Xác định Tỉ số biến ( Ki,Ku ).
Mục đích: kiểm tra tỉ số vòng dây thứ cấp W2 với số vòng dây sơ cấp W1( đối với TI), còn
TU & MBA là số vòng dây cuộn sơ cấp W1 với các cuộn dây thứ cấp W2.
Để kiểm tra tỉ số biến KI, Ku ta dùng máy đo tỉ số biến để đo, hoặc dùng phương pháp
nguồn 1 pha xoay chiều kết hợp 2 vôn mét để xác định…
13) Xác định đặc tuyến từ hóa Vôn - Am pe ( với TI ).
Mục đích: kiểm tra chất lượng mạch từ của TI, đồng thời kiểm tra cuộn dây thứ cấp có bị
ngắn mạch các vòng dây hoặc ngắn mạch cuộn dây thứ cấp với vỏ.
Thiết bị kiểm tra: dùng hợp bộ V - A hoặc hợp bộ V -A như K540, K50 để thí nghiệm.
14)Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao.
Mục đích:Nhằm kiểm tra độ chịu đựng điện áp tăng cao giữa phần mang điện của TBĐ với
vỏ & giữa các pha với nhau, giữa các phần mang điện áp cao với phần mang điện hạ áp).
Thí nghiệm này dùng hợp bộ thí nghiệm cao áp để thí nghiệm ( AИД - 70, ALT-120…)
15)Thí nghiệm cách điện vòng dây bằng điện áp cảm ứng ( với TU)
Mục đích: kiểm tra sự chịu đựng các cuộn dây của TU khi điện áp tăng lên 1,3 lần Uđm hoặc
1,2 Uđm với loại cách điện giảm nhẹ ( TU khô)
Thí nghiệm này dùng nguồn điện xoay chiều 1 pha và hợp bộ đo V - A - W để tiến hành.
16) Xác định cực tính.
Mục đích: xác định đầu vào và đầu ra của dòng điện qua các cuộn dây của TBĐ.
Cách xác định : dùng phương pháp xung 1 chiều và điện kế xác định.
17) Thí nghiệm điện áp 1 chiều tăng cao ( với Tụ điện & Cáp điện )
Mục đích: xác định dòng điện rò của từng pha của cáp với các pha kia và với vỏ. xác định
dòng điện rò của từng điện cực của tụ với các cực khác và với vỏ.
Thiết bị thí nghiệm: dùng các hợp bộ cao áp 1 chiều để thí nghiệm ( PTS -130, AИД – 70…)
18) Đo điện trở tiếp đất cột và hệ thống.
Mục đích: nhằm kiểm tra khả năng tiêu tán dòng điện rò hay dòng điện sét từ TBĐ xuống
đât.
Dụng cụ đo : dùng các loại Te ro mét để đo (YEW 3235, M416 …)
19) Đo điện trở tiếp xúc pha.
Mục đích: Kiểm tra sự tiếp xúc các tiếp điểm của các thiết bị đóng cắt ở trạng thái đóng .
Dụng cụ kiểm tra: dùng thiết bị đo điện trở tiếp xúc ( MOM ) …
20) Sử lí các số liệu và đưa ra kết luận ( cấp biên bản thí nghiệm )

5
Chương I: Đo điện trở cách điện
1. Yêu cầu: Mọi thiết bị điện đều phải kiểm tra cách điện.
2. Để kiểm tra cách điện người ta thường dùng Mê gôm mét.
I - Nguyên lí làm việc và cấu tạo của Mê gôm mét.
a) Nguyên lí: Mê gôm mét làm việc dựa trên định luật Ôm
cho mạch điện 1 chiều trong 1 đoạn mạch, theo công thức:
U Từ công thức này suy U (2)
I= R (1) = I
raR:
Mê gôm mét hoạt động theo nguyên lí này. Theo công thức (2) thì:
R - Là điện trở cách điện của thiết bị điện cần đo.
Đơn vị đo: (103 ÷106) Ω ( Đơn vị đo tính từ Ki lô ôm đến Mê ga
ôm) Mê gôm mét 3112
U - là điện áp 1 chiều do mê gôm phát ra, đặt lên thiết bị cần thí nghiệm ( vôn, KV)
I - là dòng điện rò giữa phần tử mang điện với đất, hoặc giữa các phần tử mang điện với nhau.
b) Cấu tạo: a) Mê gôm mét quay tay: như hình 1
Cơ cấu hiển thị
Khối chỉnh lưu
& nhân áp RI 1
Cáp
Đ
UDC 2
MP U 3
C 250 ÷ 2.500V RU

Tay quay

Hình 1

Gồm 1 máy phát điện xoay chiều quay tay (MP): có điện áp của máy phát UAC = 110 ÷ 220V. Điện
áp này qua bộ chỉnh lưu và nhân áp lên điện áp 1 chiều UDC = ( 250 ÷ 1.500V) đưa tới cơ cấu đo
điện trở cách điện ( cơ cấu đo này là cơ cấu lô gô mét: Mạch dòng được nối tiếp qua RI là điện
trở hạn chế dòng, Mạch điện áp nối tiếp qua điện trở hạn chế Ru ). Mê gôm mét điên tử ( hình 2)
b. Mê gôm điện tử: Hình 2
N
Đ
G
UDC
Nguồn C
5 pin Khối 1.500 ÷ 10.000V
1,5V chỉnh
Khối
nghịch lưu &
E
nhân MBA
MBA
lưu
áp
Cơ cấu đo
-

Hình 2
II - Ứng dụng: Mê gôm mét dùng để kiểm tra điện trở cách điện của các thiết bị điện: giữa phần
mang điện với phần không mang điện ( như cuộn dây MBA với vỏ máy, ruột cáp với vỏ cáp …).
Kiểm tra điện trở cách điện giữa các phần tử mang điện với nhau ( như cuộn dây phía sơ cấp với
cuộn dây phía thứ cấp MBA, giữa các pha của cáp cao thế 3 pha, cáp hạ thế 4 lõi. ..).
Các giá trị đo được của Mê gôm mét bước đầu dùng để đánh giá chất lượng của thiết bị (đây
gọi là số liệu để tham khảo). Để đánh giá chất lượng 1 thiết bị điện còn cần nhiều hạng mục
thí nghiệm khác nữa. TD: khi MBA bị sự cố thì tối thiểu phải: 1- Đo điện trở cách điện; 2 – Đo
6
điện trở 1 chiều; 3 -Thử không tải , thì mới có thể kết luận được chất lượng của máy !

7
III - Cách sử dụng Mê gôm mét:
Mê gôm mét là 1 thiết bị thí nghiệm xách tay, người làm công tác thí nghiệm cần phải nắm vững
cách sử dụng thiết bị này nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, đồng thời phải giữ
gìn để trong quá trình vận chuyển cũng như khi đo điện trở cách điện không làm hỏng Mê gôm.
- Trong quá trình di chuyển không để Mê gôm bị rung xóc, va chạm.
- Khi làm việc trên cao, phải chọn vị trí đặt mê gôm chắc chắn, thuận tiện cho việc sử dụng. Phải
buộc dây chắc chắn để đưa lên và hạ xuống.
- Nơi bảo quản phải khô ráo. Các dây đo phải không để bị trầy, xước.
- Với mê gôm điện tử phải thường xuyên kiểm tra nguồn pin ( không để các pin chảy nước làm
hỏng mê gôm)
- Khi đo cách điện phần tử nào, thì phần tử đó phải được cô lập hoàn toàn, đủ khoảng cách để
không gây phóng điện, đồng thời phải có người giám sát ( TD: Đo điện trở cách điện của cáp
thì phải tách hết các đầu cáp ở cả 2 đầu ra. Quay cách điện 1 đầu cáp, thì đầu kia phải có
người giám sát ).
- Trước khi đo điện trở cách điện thì phải kiểm tra mê gôm ( Kiểm tra nguồn pin còn đủ dung
lượng và điện áp không? khởi động mê gôm: Chập ngắn mạch 2 que đo thì đồng hồ phải chỉ
giá trị (0 ) , tách 2 que đo ra thì đồng hồ phải chỉ giá trị bằng ∞)
- Khi đo: thì phải nối cực nối đất ( E )của mê gôm vào vỏ máy cần thử 1 cách chắc chắn rồi khởi
động mê gôm, xong mới đưa cực L ( cực có điện thế cao) của mê gôm vào phần tử cần đo. Duy
trì thời gian làm việc của mê gôm liên tục trong 15// đầu lấy trị số, tiếp cho đến 60// lấy trị số thứ
2 để tính hệ số hấp thụ (Kht); Kht = Điện trở cách điện đo được sau 60 //chia cho điện trở cách
điện đo được sau 15// ( Kht = R60/ R15 ).
- Phải tách que đo ( cực L ) ra khỏi phần tử cần đo rồi mới được tắt nguồn của mê gôm. Tuyệt
đối không được tắt nguồn mê gôm rồi mới tách que đo ( cực L) ra sau.
- Với mê gôm quay tay, khi quay tay phải đảm bảo đủ tốc độ, phải quay với tốc độ:
(80 ÷120 vòng / 1 phút). Phải tách que đo ( cực L ) ra khỏi phần tử cần đo rồi mới được ngừng
quay Mê gôm khi dừng đo.
- Sau khi đo điện trở cách điện phần tử nào xong, thì phải khử điện tích của phần tử đó rồi mới
đo tiếp các phần tử khác ( thí dụ: đo xong pha nào của cáp thì phải khử điện áp dư pha đó, rồi
mới thử tiếp các pha khác )
IV - Kiểm tra thiết bị điện bằng Mê gôm mét.
a) - Kiểm tra cáp ngầm: Kiểm tra từng pha với đất ( hình 3): Đưa cực E vào 2 pha cáp đã nối
chung lại với nhau và nối ra đất. Khởi động Mê gôm xong rồi đưa que đo L vào pha cần đo.
Ghi chú: với cáp ngầm, do mang tính điện dung lớn, ta không thể đo ( R60/// R15//) mà phải duy
trì thời gian dài ( thời gian này phụ thuộc vào loại cáp và chiều dài cáp ) để khi điện trở cách điện
không đổi thì lấy trị số này. Với loại cáp lớp ngoài cùng mỗi pha có bọc 1 lớp lá đồng hoặc nhôm
mỏng (lớp kim loại này đã được nối với vỏ cáp bằng kim loại và tiếp đắt ) thì ta chỉ cần kiểm tra
kiểu từng pha với đất tốt là xong, không cần kiểm tra pha với pha nữa.
2
3
1

E G L

Mê gôm mét
Hình 3

b) Kiểm tra Pha - Pha:( hình 4) tách 3 pha độc lập với nhau và với vỏ.

8
Cặp que đo E vào pha 1 xong, khởi động mê gôm, đưa que đo L vào pha 2 để đo. Đo xong lại
chuyển que đo L sang pha 3 đo. Cuối cùng đưa que đo E vào pha 2, khởi động mê gôm rồi đưa
que đo L vào pha 3 đo.
Lưu ý: quay cách điện của cáp, thì vào thời điểm đầu tiên, mê gôm bao giờ cũng chỉ giá trị rất
nhỏ ( có khi về 0), sau đó mới chỉ dần lên giá trị cao hơn.
Khi đo xong pha nào, nhớ phải khử điện áp dư trên pha đó ngay. Mục đích để đảm bảo an toàn
cho con người, đồng thời đảm bảo phép đo được chính xác.
Với loại mê gôm quay tay, muốn dừng đo, thì phải tách que đo L ra khỏi phần tử đo, rồi mới được
ngừng quay.
2
3
1

E G L
Mê gôm
mét

Hình 4

Sơ đồ thí nghiệm đo cách điện của cáp ngầm ( hình 4a)


Lớp cách điện

Vỏ cáp
Pha 1
E G L
Pha 2
Pha 3
Irò Pha 2 với vỏ cáp

Vỏ cáp

Hình 4a

a) Trường hợp chỉ nối cực E với vỏ cáp, còn cực L đưa vào từng pha để thử:
Chỉ phản ánh được dòng điện I rò của pha đó với đất.( Chỉ xác định được cách điện của phần
tử mang điện với vỏ, mà không xác định được cách điện của phần tử mang điện này với các
phần tử mang điện khác: Pha 2 với pha 1 & 3 )
U
Rcđ
= (Irò 2 - vỏ)
Lớp cách điện
Vỏ cáp

Pha 1

Irò Pha 2 với pha 1


E G L Pha 2
Irò Pha 2 với pha 3 Pha 3

Irò Pha 2 với vỏ cáp

Vỏ cáp
Hình 4b 9
U
Rcđ
= (Irò 2 - vỏ)

- Kiểm tra MBA ( Máy biến điện áp TU, Máy biến dòng TI …)
b)Trường hợp nối cực E với vỏ cáp và 2 pha, còn cực L đưa vào từng pha để thử:
phản ánh được dòng điện Irò của pha đó với đất và với 2 pha kia( xác định được cách điện của
phần tử mang điện với vỏ và với các phần tử mang điện khác: Pha 2 với pha 1 & 3 )
U
Rcđ =
(I rò2 - vỏ)+ (I rò2 - 1) + (I rò2 - 3)
1 - Ta kiểm tra từng cuộn dây với đất. ( hình 5)
Kiẻm tra cuộn dây phía nào, thì các cuộn dây còn lại các phía của MBA phải được nối tắt lại và
nối ra vỏ máy ( vỏ máy đã nối đất ). Đo R15//, rồi đo R60// để tính Kht .
Cách điện MBA phải đạt yêu cầu khi: Kht = R60/ R15 ≥ 1,3
Trường hợp Kht < 1,3 hoặc Kht = R60/ R15 ≥ 1,3, nhưng trị số R15// và R60// đều thấp, thì phải:
- vệ sinh sạch, lau khô sứ MBA rồi đo. Nếu điện trở cách điện vẫn thấp ta phải làm tiếp cách sau.
- làm màn chắn để khử dòng điện rò trên mặt sứ: Dùng lá đồng mềm hoặc dây đồng mềm nhiều
sợi quấn ôm chặt quanh cổ sứ MBA, rồi nối với cực G, rồi đo. ( hình 5)

A B C

a b c
E G L

MBA
MBA

Hình 5

a - Mê gôm mét khi đo không dùng màn chắn


R cách điện U
= (Irò ngoài sứ + Irò cuộn dây)
Do có dòng điện rò chạy theo mặt ngoài của sứ, nên điện trở cách điện khi đo đã bị giảm nhỏ đi
nhiều, không phản ánh đúng giá trị cách điện của cuộn dây máy điện cần đo với vỏ máy.

10
Irò ngoài sứ

E G L

Irò Trong
Irò của cuộn dây

Hình 6a

L Irò ngoài sứ
N Đ
+ Irò ngoài sứ
Nguồn C
UDC
5 pin Khối G
1.500 ÷ 10.000V
1,5V chỉnh
Khối
nghịch lưu &
- lưu nhân E
áp

Hình 6b I qua cơ cấu đo


(Irò qua cuộn dây + Irò qua sứ) I rò từ cuộn dây ra vỏ

11
b- Sử dụng Mê gôm dùng màn chắn
U
R cách điện =
I rò cuộn dây

Dùng màn chắn đã loại trừ được dòng điện rò ngoài bò trên mặt sứ, phản ánh chính xác điện trở
cách điện của cuộn dây máy điện cần đo ( như hình 7)

Irò trên mặt sứ Màn chắn

E G L

Irò của cuộn dây

Hình 7a

+L
N Đ
+ I rò qua mặt sứ
Nguồn
5 pin C
UDC G
1,5V Khối
chỉnh 1.500 ÷ 10.000V
Khối lưu &
nghịch nhân
- lưu áp E

-
Hình 7b I qua cơ cấu đo MΩ
Irò cuộn dây ra vỏ
(Irò qua cuộn dây)

Giải thích: ( trên hình 7b )


I rò qua bề mặt sứ theo qua cực G về nguồn không qua cơ cấu đo của Mê gôm .
I rò của cuộn dây ra vỏ máy sẽ chạy qua cơ cấu đo của Mê gôm về nguồn, phản ánh đúng cách
điện của cuộn dây máy.

12
Chương II - Máy biến áp lực

Máy biến áp 3 pha 110KV – 63 MVA

MBA dầu 35/0,4 – 560KVA MBA kiểu kín 22/0,4 – 560KVA MBA khô 22/0,4 – 1600KVA

13
I - Nguyên lí làm việc của MBA.
Nguyên lí làm việc của MBA dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ. Như hình 8 biểu diễn ta có:
0 A B C 0 A B C
Фc
ФT a b c

I1

UAC W1 ФH E
W2

Hình 8
a b c Hình 8a: MBA - Yo/Δ - 11
MBA có các cuộn dây W1 , W2 … quấn trên lõi thép kĩ thuật điện ( có độ dẫn từ tốt )
-
Khi ta đặt vào cuộn sơ cấp (W1) 1 điện áp xoay chiều , thì trong cuộn dây này có dòng điện I 1
chạy trong cuộn dây.
-
Dòng điện I1 này sẽ sinh ra 1 sức từ động F1 = I1.W1. Sức từ đông F1 sẽ sinh ra dòng từ thông
chính ФC chạy trong lõi thép và xuyên qua vòng dây thứ cấp W2. Đồng thời Sinh ra từ thông Фt
chạy ra ngoài không gian và từ thông hỗ cảm ФH móc vòng từ W1 sang W2. Nếu bỏ qua thành
phần ФH nhỏ thì: dòng từ thông ФC chạy qua cuộn dây W2 và biến thiên theo tần số f nên đã
sinh ra 1 sức điện động E trên cuộn dây W2 .
-
Sức điện động E2 được tính theo công thức: E2 = - n dФ /dt
Như vậy: năng lượng điện đầu vào cuộn dây sơ cấp W1 đã biến thành từ trường chạy trong lõi
thép, năng lượng từ trường này lại biến thành năng lượng điện tại cuộn dây thứ cấp W2 .
Đây là nguyên lí làm việc của MBA 1 pha. MBA 3 pha là tổ hợp của 3 MBA 1 pha ghép lại ( hình
8a)
II - Tính năng của MBA
MBA làm việc theo nguyên tắc Thuận - Nghịch: Tăng điện áp khi truyền tải điện năng đi xa và
giảm điện áp tới các nơi tiêu thụ.
III - Các hạng mục thí nghiệm 1 MBA
a) Các hạng mục thí nghiệm MBA trước lắp đặt.
Trước khi thử nghiệm, ta phải kiểm tra bằng mắt toàn bộ MBA xem ( MBA còn đủ mức dầu không
các sứ MBA có bị nứt vỡ không, MBA có bị rò rỉ dầu không - Đọc kĩ các thông số ghi trên mác
máy: công suất S ( KVA), cấp điện áp. Dòng điện định mức ở nấc trung bình ứng với U đm, Tổ đấu
dây, Uk% , Năm sản xuất , hãng và nước sản xuất …)
Sau khi kiểm tra thấy bình thường thì ta tiến hành TN gồm các hạng mục sau:
1) Kiểm tra cách điện.( dùng mê gôm mét TN: xác định trị số hấp thụ Kht = R60 // / R15// )
2) Đo điện trở 1 chiều các cuộn dây ( Dùng Phương pháp V - A, dùng các loại cầu đo điện trở 1
chiều P333T, cầu đo điện tử CA10 …)
3) Đo tỉ số biến áp ( dùng máy thử tỉ số biến, hoặc dùng phương pháp 2 vôn mét …)
4) Xác định tổ đấu dây ( bằng phương pháp dùng pin tạo xung và dùng điện kế nhạy để đo …)
5) Thử không tải MBA.
6) Thí nghiệm Uk% ( bằng phương pháp dùng nguồn 1 pha đưa vào cuộn dây có cấp điện áp
cao, nối ngắn mạch phía có cấp điện áp thấp)
7) Tùy theo công suất và cấp điện áp mà ta có thể phải thử Tg∂ sứ MBA và các cuộn dây.
8) Chụp sóng và lấy đồ thị vòng với bộ điều chỉnh điện áp dưới tải tại các MBA 110KV.
14
9) Thử mẫu dầu MBA.
10) Sử lí các số liệu và đưa ra kết luận ( cấp biên bản thí nghiệm )
b) Thí nghiệm định kì: thí nghiệm các hạng mục 1, 2, 5, 8, 10 ( và mục 7 trên với các MBA có
cấp điện áp U ≥ 35KV tại trạm TG hoặc trạm 110KV)
C) Khi có sự cố MBA ( bảo vệ so lệch, bảo vệ ga nặng làm việc với loại MBA có cấp điện áp
U ≥ 35KV; hoặc nổ chì cao thế MBA phân phối ): Thí nghiệm các hạng mục 1, 2, 5, 7, 8, 10.
III - Các hạng mục thí nghiệm cụ thể MBA lực.
1) Đo điện trở cách điện các cuộn dây.
a) Mục đích: Kiểm tra sơ bộ tình trạng cách điện giữa các cuộn dây với nhau và với vỏ máy (Khi
vỏ máy đã chắc chắn nối đất).
b) Phương pháp đo: thường dùng mê gôm mét có điện áp 2500V, dải đo nên chọn lớn hơn
5000 MΩ.
c) Sơ đồ đo: Đo cuộn dây nào MBA, thì các cuộn dây còn lại nối chung và nối với vỏ máy đã tiếp
đất. Trong trường hợp cần xác định rõ hơn về tình trạng cụ thể cách điện cần tiến hành đo
thêm điện trở cách điện giữa các đối tượng.
Sơ đồ đo đối với MBA 2 cuộn dây và 3 cuộn dây.
Loại Máy
MBA 2 cuộn dây MBA 3 cuộn dây
Sơ đồ
C– T+H
C– H
Sơ đồ bắt buộc +V T – C +
+V H –
H+V
C+V
H– C+T+V
Sơ đồ cần xác định rõ C – H; C – V. C – T; T – H; C – H
tình trạng cách điện H-V C – V; T – V; H - V

d) Sử lí số liệu đo: Sau khi có số liệu đo R60// và R15// , qui về nhiệt độ chuẩn, tính hệ số hấp
thụ
K = R60/// R15// . So sánh các trị số này với tiêu chuẩn. Trong cùng 1 nhiệt độ, điện trở cách
điện đo được của MBA không được nhỏ hơn 70% giá trị cách điện khi xuất xưởng, hoặc lần đo
trước gần nhất. Sau khi đã qui chuẩn theo nhiệt độ chuẩn, trị số điện trở cách điện MBA không
được nhỏ hơn giá trị qui định ở bảng 1.1
Bảng 1.1- giá trị nhỏ nhất cho phép điện trở cách điện cuộn dây MBA có điện áp đến 35KV, cuộn
dây ngâm trong dầu .
Công suất Giá trị R60// (MΩ.) khi nhiệt độ cuộn dây ( t0C )
MBA ( KVA) 10 20 30 40 50 60
≤ 6.300 450 300 200 130 90 60
≥ 10.000 900 600 400 260 180 120
//
Đối với MBA khô khi mới đưa vào vận hành, R60 không được nhỏ hơn:
- 100 MΩ đối với MBA có điện áp định mức đến 1 KV.
- 300 MΩ đối với MBA có điện áp định mức đến 6 KV.
- 500 MΩ đối với MBA có điện áp định mức đến 10 KV.
Bảng 1.2 – Bảng hệ số qui đổi R60// theo nhiệt độ cuộn dây MBA có cuộn dây ngâm trong dầu.
Hiệu nhiệt 1 2 3 4 5 10 15 20 25 30
độ T2-T1
Hệ số K 1,04 1,08 1,13 1,17 1,22 1,5 1,84 2,25 2,75 3,4

Thí dụ: Trị số R60// đo được ở 220C là 1000 MΩ , khi xuất xưởng ở nhiệt độ 580C đo được là
400 MΩ. Như vậy ta phải qui đổi 2 lần:

15
Qui đổi về 580C ( theo tiêu chuẩn xuất xưởng của nhà chế tạo ):

16
T2 – T1 = 58 – 22 = 36 = ( 30 + 5 + 1 ) ( 0C).
Kc = 3,4 x 1,22 x 1, 04 = 4,32. =>R60// qui đổi =1.000/ 4,32 = 231 MΩ. So sánh với nhà chế tạo
khi xuất xưởng: 232/400 = 0,58<70%. Không đạt.
Qui đổi về 200 C: R60// qui đổi = 1000 x 1,08 = 1080 MΩ. Theo tiêu chuẩn bảng 1.1 thì đạt tiêu
chuẩn.
Lúc này ta phải tùy thuộc vào dạng thí nghiệm để kết luận:
Nếu MBA mới đưa vào vận hành lần đầu thì điện trở qui về theo nhà chế tạo không đạt vì tốc độ
suy giảm cách điện quá lớn < 70%.
Nếu MBA đã vận hành lâu năm, trị số cách điện này đem so sánh với lần thí nghiệm trước và với
trị số cho trong bảng 1.1. để quyết định.
2 . Đo điện trở các cuộn dây ở tất cả các nấc phân áp bằng dòng điện 1 chiều ( gọi tắt là đo
điện trở 1 chiều )
a) Mục đích: Kiểm tra sự nguyên vẹn cuộn dây, kiểm tra tình trạng các mối nối, tiếp xúc của các
tiếp điểm bộ điều chỉnh điện áp.
b) Phương pháp đo:
Dụng cụ đo: Cầu đo 1 chiểu ; Vôn mét và am pe mét với dải đo phù hợp với giá trị cần đo.
Cấp chính xác dụng cụ đo thường chọn là 0,5. Dùng hợp bộ đo CA -10, P333T…
Sơ đồ đo: đo điện trở của các pha của cuộn dây MBA ở tất cả các nấc phân áp. Đối với cuộn
dây đấu Yo: có thể đo điện trở từng pha Rao, Rbo, Rco. Hoặc đo giữa các pha với nhau Rab,
Rbc, Rca. Cuộn dây đấu : đo được điện trở dây Rab, Rbc, Rca. Việc đo được tiến hành trên tất
cả các nấc phân áp của mỗi cuộn dây.
Sử lí số liệu đo:
Theo nhiệt độ: Để so sánh với số liệu của nhà chế tạo hoặc lần đo trước, cần qui đổi điện trở 1
chiều về cùng 1 nhiệt độ. Công thức qui đổi:
R2 = R1 ( 1 + k ( T2 - T1 )
Với Đồng K = 0,004; với nhôm K = 0,0042.
Thí dụ: Điện trở đo được ở 200 C của cuộn dây đồng là 1,056 Ω.
Điện trở qui đổi về 300C là: R30 = 1, 056 x  1 + 0,004( 20 - 30) = 1,09824 Ω.
Thông thường cuộn dây MBA có các kiểu đấu Y, Yo , , Zíc zắc. Với mối kiểu đấu đều phải qui
về điện trở pha ( phải qui về nhiệt độ và phương pháp đo … ) rồi mới so sánh kết quả đo của nhà
chế tạo hay lần đo trước.
Sai số lớn nhất giữa các pha ở cùng 1 nấc được tính theo công thức:
Rmax% =( Rmax - Rmin)/Rminx100%.
1-Đo điện trở cách điện MBA
(Sơ đồ đo đối với MBA 2 cuộn dây )
Loại Máy
MBA 2 cuộn dây
Sơ đồ
C – H +V
Sơ đồ bắt buộc
H– C+V
C– H
Sơ đồ cần xác định rõ tình
C– V
trạng cách điện
H-V

17
Dây nối tắt

Màn chắn

E G L
MΏ Dây nối tắt cực G +
cuộn Hạ áp + vỏ

Hình 9

2. Kiểm tra tỉ số biến ( Ku ): có nhiều phương pháp ( dùng hợp bộ thử tỉ số biến, dùng phương
pháp vôn mét …). Thông thường tại công trường ta dùng nguồn 1 pha, kết hợp với 2 vôn mét để
đo để tính tỉ số biến Ku. ( như hình 10)
Nguyên tắc là phải đưa điện áp thí nghiệm vào cuộn dây có cấp điện áp cao nhất để thí
nghiệm. MBA
A a
ATM BATN
V2
b
B
UAC V1
c
C 0

Hình 10

18
Cách đấu nối dây khi thí nghiệm tỉ số biến (Ku)
UTN 1 pha đưa vào cuộn AB BC CA Ghi chú
Nối tắt tại cuộn U cao AC BA CB MBA đấu D/ Y -11
Nối tắt tại cuộn U thấp bc ca ab MBA đấu Y/D -11
MBA có nhiều cách đấu dây ( Y/Y ; Y/Yo ; ∆/Y ; ∆/Yo ; Y/ ∆ ; Yo / ∆ … )
ở đây vẽ 3 kiểu đấu dây để minh họa như hình 1a, hình 1b, hình 1c dưới:
A B C
A B A B C
C

X Y Z X Y Z
X Y Z

X y Z
X y z X y Z

o a b c o a b c a b c
Hình 10a: Y / Y0 - 12 Hình 10b: ∆ / Y0 - 11 Hình 10c: Y / ∆ - 11
- Khi thí nghiệm tỉ số biến MBA 3 pha bằng nguồn điện áp xoay chiều 3 pha, đo đồng thời điện áp
dây 2 phía thì ta có công thức tính tỉ số biến như sau:

Kuđm UAB UBC UCA (1)


= Uab = Ubc = Uca
- Trong điều kiện thí nghiệm tại công trường ta thường thí nghiệm bằng nguồn điện xoay chiều 1
pha nên ta phải dùng công thức qui đổi để đúng như khi thí nghiệm bằng nguồn điện 3 pha (
đúng như khi vận hành MBA thực tế ):
a) Khi MBA đấu Y/Y hay ∆/∆ thì ta áp dụng công thức (1) trên.
b) Khi MBA đấu Y/∆ ( phía có cấp điện áp cao nhất đấu Y, phía thứ 2 có cấp điện áp thấp hơn
đấu ∆) có công thức tính tỉ số biến:
Kuđm √3 UAB √3 UBC √3 UCA 0, x UAB 0, 8666x 0, 8666x UCA
= x = x = x UBC
= =
=
2 2 Ubc 2 Uca Uab Ubc Uca
c) Khi MBA đấu ∆/Y ( phía có điện áp cao nhất đấu đấu ∆, phía thứ 2 có cấp điện áp thấp hơn
đấu Y) ta có công thức:
2 UAB 2
Ku UBC 2 x UCA 1,1547 x 1,1547 x = 1,1547 x UCA
UAB = U BC

19
đm = x x = = Uab Ubc Uca
= U
√3 Uab √3 Ubc √3 ca

20
( Triển khai ra ta có: √3 2
= 0, 8666 và = 1,1547 )
2 √3
Đây là 2 hệ số qui đổi từ thí nghiệm 1 pha sang 3 pha )
4 - Thí nghiệm không tải MBA.
Mục đích: nhằm kiểm tra chất lượng lõi thép, kiểm tra cuộn dây có còn nguyên vẹn. Thí nghiệm
này giúp ta phát hiện ra sự cố trong máy (chập vòng dây, chất lượng lõi thép, ngắn mạch trong
ruột máy)
Trình tự Thí nghiệm không tải MBA:
Ta đưa nguồn điện 1 pha vào phía có cấp điện áp thấp ( các phía còn lại phải để hở mạch và
đảm bảo khoảng cách để không gây ra phóng điện ngang và phải làm các biện pháp an toàn cho
con người).
Phải đưa nguồn điện thí nghiệm vào phía cuộn dây có cấp điện áp thấp vì: nguồn điện thí nghiệm
là 1 pha có điện áp 220V tương thích với các thiết bị thí nghiệm hiện có tại công trường. Mặt
khác, các MBA có cấp điện áp thấp nhất của cuộn dây từ 220V trở lên. Nếu nguồn thử nghiệm
này đặt vào cuộn dây có cấp điện áp cao thì không đủ độ nhạy cho các đồng hồ đo phản ánh,
nên phép đo sẽ kém chính xác, hoặc không đo được.
Sơ đồ thí nghiệm không tải MBA ( hình11)

a MBA
BATN A W
A
ATM
b
V B
UAC
c
C
0
Hình 11
Nguồn điện đưa Nối tắt các pha Nguồn điện đưa Các đầu còn lại cách li nhau
vào 2 đầu vào 2 đầu & cách điện
ab c+0 ao b, c
bc a+0 bo a, c
ca b+0 co a, b
Thí nghiệm không tải (phương pháp 1 pha): Đưa điện áp thí nghiệm vào cuộn hạ áp,Hở mạch
cuộn cao áp

Thông số tính toán Cuộn hạ MBA đấu Y Cuộn hạ MBA đấu 

IAB + IBC + ICA IAB + IBC + ICA


ITB
3 3
IQĐ = ITB √3
= 2
x I tb
UAB +U BC +UCA UAB +U BC +UCA
UTB
3 3
UQĐ √3 = UTB
= 2
x U tb

21
PAB + PBC +
PTB
PCA 2

IOđm IQđ x (Uđm hạ/UTB)2

IOđm% IOđm x100/Iđm hạ

IOđm% Io đm% - Io đm% (NCT)


x 100
(sai số ≤ 10%) Io đm% (NCT)

POđm PTB . (Uđm ha/UTB)2

POđm% Po đm. 100


S đm

5 - Xác định tổ đấu dây: Phương pháp xác định tổ đấu dây có nhiều cách ( dùng nguồn điện
xoay chiều 1 pha xác định , hoặc dùng phương pháp xung 1 chiều …)
Để vận hành song song 2 MBA thì phải xác định chính xác tổ đấu dây 2 MBA, đảm bảo chắc
chắn 2 MBA có cùng tổ đấu dây.

Tổ đấu dây (vector group):

Chiều kim milivôn


Nguồn pin đưa vào (State of milivoltmet) Tổ đấu dây
(DC source) + AB - + BC - + CA - (vector group)
+b , ac- - + - D/yo-11

Chiều kim milivôn


Nguồn pin đưa vào (State of milivoltmet) Tổ đấu dây
(DC source) + AB - + BC - + CA - (vector group)
+ b , ac - - + 0 Y/yo -12

Chiều kim milivôn


Nguồn pin đưa vào (State of milivoltmet) Tổ đấu dây
(DC source) + AB - + BC - + CA - (vector group)
+ b , ac - - + - Y/D -11

MBA có 2 cấp điện áp cuộn cao áp.


a. Cuộn cao áp 35 kV (HV winding):
Chiều kim milivôn
Nguồn pin đưa vào Tổ đấu dây
(State of milivoltmet)
(DC source) + AB - + BC - + CA - (vector group)
+ b , ac - - + + Y/D-11
b. Cuộn cao áp 22kV (HV winding):
Nguồn pin đưa vào Chiều kim milivôn Tổ đấu dây
(DC source) (State of milivoltmet) (vector group)

22
+ AB - + BC - + CA -
+ b , ac - - + 0 D/D-12
a. Cuộn cao áp 35 kV (HV winding):
Chiều kim milivôn
Nguồn pin đưa vào (State of milivoltmet) Tổ đấu dây
(DC source) + AB - + BC - + CA - (vector group)
+ b , ac - - + 0 Y/yn - 0
b. Cuộn cao áp 22kV (HV winding):
Chiều kim milivôn
Nguồn pin đưa vào (State of milivoltmet) Tổ đấu dây
(DC source) + AB - + BC - + CA - (vector group)
+ b , ac - - + - D/yo -11
Tổ đấu dây của MBA thể hiện cách đấu nối các cuộn dây của MBA theo 1 qui luật nhất định.
Trong tổ đấu dây những con số cuối ghi trong tổ đấu dây là bội số lần số đo góc lệch pha giữa véc tơ điện
áp dây cuộn dây phía này so với véc tơ điện áp dây của cuộn dây tương ứng so với 1 góc cố định là φ =
300( thí dụ: tổ đấu dây Y/Δ -11: chỉ phía cao áp đấu sao, phía hạ áp đấu Δ và Số 11 chỉ góc lệch pha giữa
điện áp dây phía cao và phía hạ áp là: 300 x 11 = 3300.
Mục đích phải xác định chính xác tổ đấu dây để phục vụ cho công tác vận hành ( tổ đấu dây là 1 yêu cầu
bắt buộc để hòa song song 2 MBA). Nếu xác định sai tổ đấu dây thì khi đưa 2 MBA vào vận hành song
song sẽ gây ra sự cố.Giới thiệu cách xác định 3 tổ đấu dây điển hình thường gặp:
A C A C N
- +
B
B

A B C

X Y Z X Y Z

X Y Z

X y z X y z

X y Z

0 a b c a b c
0

a b c
N
N
+
+
-
-
Hình 12a: Y / Y0 - 12 Hình 12c: Y / ∆ - 1120
Hình 12b: ∆ / Y0 - 11
6- Thí nghiệm Uk% ( bằng phương pháp dùng nguồn 1 pha đưa vào cuộn dây có cấp điện áp
cao, nối ngắn mạch phía có cấp điện áp thấp)
Mục đích tính Uk%: cho ta biết tổng trở giữa các cuộn dây MBA, giúp cho ta tính toán dòng điện
ngắn mạch trong tính toán rơ le bảo vệ.
Z = Uk% / Idm (Sơ đồ thí nghiệm như hình 13 ); Để tính toán vận hành song song 2 MBA.

a MBA
BATN A W
A
ATM
b
V B
UAC
c
C
0
Hình 13

Thí nghiệm ngắn mạch ( phương pháp 1 pha): đưa điện áp 1 pha vào cuộn cao áp , nối tắt cuộn
hạ áp

Thông số tính Cuộn cao MBA


Cuộn cao MBA đấu 
toán đấu Y
IAB + IBC + ICA IAB + IBC + ICA
ITB
3 3
√3
IQĐ = ITB
= x ITB
2
UAB +U BC +UCA UAB +U BC +UCA
UTB
3 3
√3
UQĐ = x UTB = UTB
2
PAB + PBC +
PTB
PCA 2
UK UQĐ . Iđm cao /IQĐ
Uk 100
UK% X
Uđm
UK% Uk% - Uk% (NCT)
X 100
(sai số ≤ 10%) Uk% (NCT)
PK PTB (Iđm cao/IQĐ)2
PK75o PK [310/(235+tđo)]
PK 75
PK % *100
Sdm

PK% PK 75 - PK (NCT )
PK (NCT ) x 100
(sai số ≤ 10%)

21
Trong các cơ sở chế tạo MBA , người ta có các thiết bị thí nghiệm điện 3 pha , khi thí nghiệm Uk
% người ta đưa điện áp 3 pha vào phía cuộn dây có cấp điện áp cao, nối tắt các pha phía điện áp
thấp hơn. Nâng điện áp dần lên cho đến khi dòng điện qua các cuộn dây bằng dòng điện định
mức MBA.
Khi đó, ta đem điện áp thí nghiệm này so sánh với điện áp định mức phía ta đưa điện áp thí
nghiệm vào MBA để tính Uk%.
Uk% = ( UTN / Uđm ) x 100% . Với thí nghiệm tại công trường ta dùng phương pháp dùng nguồn 1
pha để thí nghiệm ( hình 4a) nên phải qui đổi phức tạp hơn.
Sơ đồ thí nghiệm tính Uk% bằng nguồn 3 pha ( hình 14)

MBA đ/c A MBA


A A
B
B
C
C

V Hình 14

Khi thí nghiệm xác định tỉ số biến của MBA dùng nguồn điện thí nghiệm 1 pha , thì nguồn
điện thí nghiệm này được đấu nối vào cuộn dây phía cuộn dây có cấp điện áp cao nhất. Bởi vì:
Để đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị. Nếu đưa nguồn điện thí nghiệm 1 pha vào phía
cuộn dây có cấp điện áp thấp, thì cuộn dây có cấp điện áp cao sẽ cảm ứng 1 điện áp U cao =
UTN x Ku. Với điện áp này sẽ gây nguy hiểm cho con người và làm hỏng thiết bị. Sơ đồ thí
nghiệm như hình 15
MBA
A a
ATM BATN
V2
b
B
UAC V1
c

C 0

Hình 15
Các chú ý khi nối tắt các pha khi thí nghiệm:

UTN 1 pha đưa vào cuộn AB BC CA Ghi chú


Nối tắt tại cuộn U cao AC BA CB MBA đấu D/ Y -11
Nối tắt tại cuộn U thấp bc ca ab MBA đấu Y/D -11

22
IV - Phụ lục chương II
Về thí nghiệm tỉ số biến MBA
( Từ trang 23 đến trang 26, để tham khảo thêm )
I - MBA có nhiều cách đấu dây ( Y/Y ; Y/Yo ; ∆/Y ; ∆/Yo ; Y/ ∆ ; Yo / ∆ … )
ở đây vẽ 3 kiểu đấu dây để minh họa như hình 1a, hình 1b, hình 1c dưới:

A B C A B C
A B C

X Y Z
X Y Z X Y Z

X y z X y Z X y Z

o a b c o a b c a b c
Hình 1a: Y / Y0 Hình 1b: ∆ / Y0 Hình 1c: Y / ∆
- Khi thí nghiệm tỉ số biến MBA 3 pha bằng nguồn điện áp xoay chiều 3 pha, đo đồng thời
điện áp dây 2 phía thì ta có công thức tính tỉ số biến như sau:
Khi MBA đấu Y/Y hay ∆/∆ thì ta áp dụng công thức (1) dưới.
UAB UBC UCA
Kuđm = = = (1)
Uab Ubc Uca

Trong điều kiện thí nghiệm tại công trường ta thường thí nghiệm bằng nguồn điện xoay chiều 1
pha nên ta phải dùng công thức qui đổi để đúng như khi thí nghiệm bằng nguồn điện 3 pha ( đúng
như khi vận hành MBA thực tế ):
a) Khi MBA đấu Y/∆ ( phía có cấp điện áp cao nhất đấu Y, phía thứ 2 có cấp điện áp thấp hơn đấu
∆ ) có công thức tính tỉ số biến:
√3 √3 UBC √3 0,8666 x UAB = 0,8666 x UBC 0,8666 x UCA
Ku UAB UCA
x = = x = =
đm = Uab 2 x Ubc
2 Uca Uab Ubc Uca
2
b) Khi MBA đấu ∆/Y ( phía có điện áp cao nhất đấu đấu ∆, phía thứ 2 có cấp điện áp thấp hơn đấu
Y) ta có công thức:
2 UAB 2
Ku UBC 2 x UCA 1,1547 x 1,1547 x = 1,1547 x UCA
UAB = UBC
đm = Uab Ubc Uca
x = x = =
√3 √3
Uab Ubc √3 Uca
√3
( Triển khai ra ta có : pha sang 3 pha )
= 0,8666
23
2

√3 = 1,1547 Đây là 2
hệ số qui
đổi từ thí
nghiệm 1

24
II - Biến đổi công thức (1), ( 2 ) và ( 3) trên để tìm điện áp cần thí nghiệm đưa vào phía cuộn dây
có điện áp cao nhất trong 2 cuộn dây của MBA là UAB ; UBC ; UCA .
( Nguyên tắc thí nghiệm tỉ số biến là đưa điện áp thí nghiệm vào cuộn dây MBA có điện áp định
mức cao nhất trong 2 cuộn dây. Cấm không được đưa điện áp thí nghiệm vào phía cuộn dây có
điện áp thấp hơn )
- Từ công thức (1) dùng cho MBA đấu Y/Y hay ∆/∆ biến đổi ta tìm được điện áp cần thí
nghiệm đưa vào phía cuộn dây có cấp điện áp cao nhất trong 2 cuộn dây của MBA theo
công thức:
UAB = Kuđm x Uab UBC = Kuđm x Ubc UCA = Kuđm x Uca (4)

- Từ công thức (2) dùng cho MBA đấu Y/∆ biến đổi ta được điện áp cần thí nghiệm đưa vào
phía cuộn dây có điện áp cao theo công thức sau:

UAB = Kuđm x Uab Kuđm x Ubc Kuđm x Uca


UBC = UCA = (5)
0,8666 0,8666 0,8666
- Từ công thức (3) dùng cho MBA đấu ∆/Y , biến đổi ta được điện áp cần thí nghiệm đưa vào
phía cuộn dây có điện áp cao theo công thức sau:

UAB = Kuđm x Uab Kuđm x Uca


UBC Kuđm x Ubc (6
= 1,1547 UCA = 1,1547
1,1547
III - Cách tiến hành thí nghiệm đo Tỉ số biến bằng phương pháp dùng nguồn điện xoay
chiều 1 pha và dùng 2 vôn mét.
a) Bước 1: căn cứ vào mác MBA để biết:
- Số nấc của máy và cấp điện áp tương ứng theo các nấc đó.
- Biết tổ đấu dây của MBA là tổ đấu dây loại nào.
b) Bước 2: Biết điện áp các phía ứng với các nấc ta phải tính được tỉ số biến định mức (Kuđm)
các nấc này của MBA theo công thức 1
c) Bước 3: Tính toán để tìm điện áp thí nghiệm thực tế tại công trường cho phù hợp với thiết bị
thí nghiệm hiện có, nhưng phải đảm bảo độ chính xác cao nhất ( các thiết bị thí nghiệm hiện
tại của đơn vị chỉ tạo được điện áp hạ áp qua biến áp tự ngẫu ( Lát): U xoay chiều từ ( 0 ÷
250 V).
d) Bước 4: Chọn 1 giá trị điện áp phía cuộn dây có điện áp thấp là Uab , Ubc , Uca cho hợp lí để
tìm điện áp thí nghiệm đưa vào cuộn cao áp phù hợp với thiết bị thí nghiệm hiện có tại công
trường.
e) Bước 5: Có được điện áp chọn Uab , Ubc , Uca tìm điện áp UAB , UBC , UCA là điện áp 1 pha
mà ta cần đưa vào phía cuộn dây có điện áp cao hơn để thí nghiệm tỉ số biến theo công
thức (4) công thức (5) và công thức (6) trên.
f) Bước 6: lắp sơ đồ thí nghiệm dùng nguồn 1 pha, dùng 2 vôn mét đo điện áp 2 phía. Đóng
điện, nâng dần điện áp thí nghiệm lên , theo dõi điện áp tại đồng hồ vôn phía điện áp
thấp đến đúng giá trị lựa chọn trước thì đọc trị số vôn đo phía cao áp. Lần lượt chuyển
nấc MBA và đo tỉ số biến theo các nấc này. (Trường hợp lựa chọn điện áp phía hạ áp 1 giá
trị nào đó mà khi tăng hết máy biến áp tự ngẫu (Lát) mà chưa đạt tới trị số điện áp lựa chọn
thì ta phải chọn lại điện áp phía hạ áp cho nhỏ hơn giá trị đã chọn).
g) Bước 7: sau khi đo được điện áp các phía theo các nấc của MBA ta tính toán xử lí số liệu
( tính toán tỉ số biến thực tế các nấc và tính sai số % tỉ số biến các nấc đó )
Công thức tính sai số tỉ số biến: % =  ( Kuđm – Ku đo ) . 100% / Kuđm.
Thí dụ: Đo tỉ số biến MBA có các thông số sau: Sđm = 320KVA; 22/0,4KV; Tổ đấu dây D/Yo-11
Uđm = 23.000 - 22.500 - 22000 - 21.500 - 21.000/ 400V.
- Căn cứ vào mác máy ta có: tổ đấu dây là ∆/Y.
25
- Tính toán Tỉ số định mức các nấc: nấc 1 có Kuđm: 23.000/ 400 = 57,5
nấc 2 Kuđm = 22.500/ 400 = 56,25; nấc 3 Kuđm = 22.000/400 = 55
nấc 4 có Kuđm = 21.500/ 400 = 53,75 và nấc 5 Kuđm = 21000/ 400 = 52,5.
- Chọn điện áp ở cuộn dây có điện áp thấp phía 0,4 KV ( 400V ), ta cho nhỏ đi 100 lần:
400V / 100 = 4V.
- MBA đấu ∆ /Y, dùng công thức ( 6) để tính toán đưa điện áp vào phía cuộn dây có điện
áp cao để đo tỉ số biến như sau:

Chọn điện áp phía Tính toán điện áp thí nghiệm đưa vào
Nấc Tính tỉ số biến Ku
thấp ( Uab, Ubc, Uca phía cuộn dây điện áp cao 22 KV (UAB ,
MBA định mức của MBA
) UBC , UCA )
1 23.000/ 400 = 57,50 4 vôn (4 x 57,50 ) / 1,1547 = 199,185V
2 22.500/ 400 = 56,25 4 vôn (4 x 56,25 ) / 1,1547 = 194,850 V
3 22.000/ 400 = 55,00 4 vôn (4 x 55,00) / 1,1547 = 190,520V
4 21.500/ 400 = 53,75 4 vôn (4 x 53,75 ) / 1,1547 = 186,190 V
5 21.000/ 400 = 52,50 4 vôn ( 4 x 52,50 ) / 1,1547 = 181,860V

Thí dụ 2: MBA có điện áp 35 -10/0,4KV Tổ đấu dây MBA: Y - D/ Yo - 12 - 11.


Có điện áp: 36.750 - 35.875 - 35.000 - 34.125 - 33.250/400V
10.500 - 10.250 -10.000 - 9.750 - 9500/400V
a) Tính tỉ sỗ biến các nấc cấp điện áp 35/0,4KV (36.750 - 35.875 - 35.000 - 34.125 -
33.250/400V) , tiếp theo biết tổ đấu dây cuộn dây 35KV với cuộn dây 0,4KV là Y/Yo - 12, ta
tìm điện áp thí nghiệm đưa vào phía cao (35KV ) theo công thức (4) :
UAB = Kuđm x Uab ; UBC = Kuđm x Ubc ; UCA = Kuđm x UCA .
b) Tính tỉ số biến các nấc cấp điện áp 10/0,4KV (10.500 - 10.250 -10.000 - 9.750 – 9.500/400V
), tiếp theo biết tổ đấu dây cuộn dây phía 10 KV với phía 0,4KV là ∆ /Y0 - 11, ta tìm điện áp
thí nghiệm đưa vào phía điện áp cao (10KV) theo công thức ( 6 ):
Kuđm x Uab
U Kuđm x Ubc Kuđm x Uca
UBC =
AB = UCA =
1,1547 1,1547 1,1547
IV - Cách chọn điện áp phía hạ áp khi thử tỉ số biến cho phù hợp.
Thông thường khi thử nghiệm ta lấy điện áp là 220V đặt vào phía điện áp cao để thử tỉ số biến
MBA. Vậy điện áp cần chọn phía có điện áp thấp hơn sẽ là:
Theo thí dụ 2 trên: MBA có điện áp 35 -10/0,4KV Tổ đấu dây MBA: Y- D/ Yo - 12 - 11.
có điện áp: 36.750 - 35.875 - 35.000 - 34.125 - 33.250/400V
10.500 - 10.250 -10.000 - 9.750 - 9500/400V;
Nấc Tính tỉ số biến Ku định Chọn điện áp phía Tính toán điện áp thí nghiệm đưa vào phía
MBA mức của MBA thấp ( Uab, Ubc, Uca ) cuộn dây điện áp cao 35 KV (UAB , UBC , UCA )
1 36.750/400 = 91,8750 2 vôn 91,8750 x 2V = 183,750V
2 35.875/400 = 89,6875 2 vôn 89,6875 x 2V = 179,375V
3 35.000/400 = 87,5000 2 vôn 87,5000 x 2V = 175,000V
4 34.125/400 = 85,3125 2 vôn 85,3125 x 2V = 170,625V
5 33.250/400 = 83,1250 2 vôn 83,1250 x 2V = 166,250V
c) Tính tỉ số biến các nấc cấp điện áp 10/0,4KV (10.500 - 10.250 -10.000 - 9.750 –
9.500/400V ), tiếp theo biết tổ đấu dây cuộn dây phía 10 KV với phía 0,4KV là ∆ /Y0 - 11, ta
tìm điện áp thí nghiệm đưa vào phía điện áp cao (10KV) theo công thức ( 6 ):

UAB = Kuđm x Uab UBC = Kuđm


x Ubc
UCA =
Kuđm x Uca
1,1547 1,1547 25
1,1547
Nấc Tính tỉ số biến Ku định Chọn điện áp phía Tính toán điện áp thí nghiệm đưa vào phía cuộn
MBA mức của MBA thấp ( Uab, Ubc, Uca) dây có điện áp cao 10KV (UAB , UBC , UCA )
1 10.500 /400 = 26,250 10 vôn ( 26,250 x 10V ) / 1,1547 = 227,331V
2 10.250 /400 = 25.625 10 vôn ( 25.625 x 10V ) / 1,1547 = 221,919V
3 10.000 /400 = 25,000 10 vôn ( 25,000 x 10V ) / 1,1547 = 216,506V
4 9.750 /400 = 24,375 10 vôn (24,375 x 10V ) / 1,1547 = 211,093V
5 9.500 /400 = 23,750 10 vôn (23,750 x 10V ) / 1,1547 = 205,681V

(KuđmTB là: Tỉ số biến áp ở nấc trung bình MBA là nấc 3, với bộ điều chỉnh có 5 nấc . Hoặc nấc 2,
với bộ điều chỉnh có 3 nấc ), Suy ra:
Chọn UAB, UBC, UCA = 220V. Lấy Kuđm trung bình ( nấc 3 ) = 10/0,4 =25. áp dụng công thức ( 9 ) ta
có: Uhạ áp = (1,1547 x 220V ) / 25 = 10,16V. Làm tròn số là 10V
( Nếu điện áp nguồn thử thấp chỉ đạt 180V thì : ( 1,1547 x 180V) /25 = 8,31384 V. Làm tròn là 8V)
a) Khi thử tỉ số biến ở cấp điện áp 35/10KV ( tổ đấu dây Y/D - 11): từ công thức ( 5):

Kuđm x Uab
U UBC Kuđm x Ubc UCA = Kuđm x Uca
AB = =
0,8666 0,8666 0,8666
Biến đổi ta được điện áp phía điện áp nhỏ ( 10KV ):

0,8666 x UAB 0,8666 x UBC


Uab = Kuđm Ubc = Uca 0,8666 x UCA
= Kuđm
Kuđm
Tính tỉ số biến định mức là: Kuđm = 35/10 = 3,5.
Chọn điện áp thí nghiệm đưa vào cuộn có điện áp cao nhất ( cuộn 35KV ) là 220V. Áp dụng
công thức (10 ) ta tìm được điện áp cần chọn phía có điện áp nhỏ hơn ( cuộn 10KV ) là : Uab =
Ubc = Uca = ( 0,8666 x 220V) / 3,5 = 54,47 V. Làm tròn số là 54V.
( Trường hợp điện áp nguồn chỉ tạo được 180V, thì Uab = Ubc = Uca = ( 0,8666 x 180V) / 3,5 =
44,568 V. Làm tròn số là 44V )
Chú ý: Việc đo tỉ số biến MBA là 1 việc làm không dễ. Ngoài việc nắm chắc cách làm còn phải
thực hành nhiều trên thực tế thì mới có kinh nghiệm làm tốt được.
Khi thí nghiệm thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phép đo, nếu không cẩn thận sẽ dẫn
đến kết luận sai.
Muốn phép đo tỉ số biến được tương đối chính xác thì các trị số đọc trên các đồng hồ vôn phải
chiếm 2/3 giá trị thang đo trở lên mới đảm bảo cấp chính xác của Vôn mét. Với đồng hồ điện tử
thì các số hiện lên màn hình phải ổn định không nhảy số thì mới chính xác.
26
Chương III: Máy biến dòng điện ( TI )
1. Cấu tạo của TI: TI thường cấu tạo bởi 1 lõi thép gồm nhiều lá thép kĩ thuật điện ghép lại; Trên
lõi thép người ta quấn 1 cuộn dây sơ cấp ( nhất thứ ), W1 có số vòng dây ít ( thường là 1 vòng )
với tiết diện lớn để cho dòng điện nhất thứ lớn đi qua. Cuộn dây sơ cấp này được cách điện với
lõi thép và với cuộn dây thứ cấp W2. Cuộn dây thứ cấp W2 ( nhị thứ ) có số vòng dây nhiều hơn
cuộn dây W1, nhưng có tiết diện dây nhỏ để cho dòng điện thứ cấp I2 nhỏ đi qua. Cuộn dây nhất
thứ, nhị thứ và lõi thép được ngâm trong thùng dầu cách điện (với loại TI dầu), hoặc được bọc
lớp cách điện khô Epooc xi ( TI khô ). Các đầu dây nhất thứ, nhị thứ được đưa ra ngoài để đấu
nối vào mạch điện.
Thông thường, với TI cao áp là loại TI kép gồm 1 cuộn dây nhất thứ xuyên qua 2 mạch từ:
-
Mạch từ quấn cuộn dây thứ cấp W2 có cấp chính xác 0,5 cấp nguồn cho mạch đo đếm điện:
am pe mét, cuộn dòng điện công tơ;
-
Mạch từ thứ 2 quấn cuộn dây thứ cấp W2 có cấp chính xác 5P5. 5P10…cấp nguồn cho mạch
rơ le bảo vệ . (như hình 16a). I2đm được chuẩn hóa = 5A, hoặc 1A.
Cuộn dây thứ cấp W2 thường quấn kiểu tự ngẫu trích ra nhiều đầu dây ra, để có nhiều tỉ số biến:
(1S1-1S2- 1S3..1Sn; 2S1- 2S2 - 2S3...2Sn; vv...) ( Hình16c biểu diễn )
Cách nhận biết những đầu ra của cuộn thứ cấp TI cùng ở 1 cuộn dây như sau: Theo đánh số
đầu ra: có 1 con số đầu và 1 chữ liền kề giống nhau thì chung 1 cuộn dây.
Thí dụ: 1S1, 1S2, 1S3, 1S4 ....1Sn thì con số 1 và chữ S đều giống nhau ( 1S ). Vậy các đầu
dây có đánh số này là cùng 1 cuộn dây.
Trong thí nghiệm, để đảm bảo chắc chắn các đầu dây trích ra cùng trên 1 cuộn dây, thì ta phải
dùng đồng hồ vạn năng để thang đo Ω để xác định.
L1 L2 L1 L2 L1

Sứ đầu ra
W1
Cuộn
Vỏ dây
kim nhất 1S1
loại thứ 1S 1S2
1S 1S3
2 Mạch
Booc từ TI 1S4
Đấu
dây 1S Dầu
1S cách Hình16c: Ruột TI
điện Hình 16b: TI Khô L2

Hình 16a: TI dầu L1


A B C Φt

I1 Φc
Φh 1S3
A
1S2
W1 W2
1S1

I2
I1

L2 Hình 17a: sơ đồ nguyên lí


TI dầu 35KV
Hình16d: TIo 27
2. Nguyên lí làm việc của TI.
TI làm việc theo luật cảm ứng điện từ:
Khi cuộn dây nhất thứ W1 có dòng điện I1 chạy qua sẽ
sinh ra sức từ động F1 = I1. W1; Sức từ động F1 sẽ sinh
ra dòng từ thông chính Φc chạy trong lõi thép ( mạch từ )
của TI, đồng thời sinh ra từ thông hỗ cảm (Φh) móc vòng từ
cuộn dây sơ cấp W1 sang cuộn dây W2; F1 còn sinh ra từ
thông Φt chạy tản ra ngoài môi trường.
Cuộn dây thứ cấp W2 khi có dòng từ thông Φc xuyên
qua biến thiên theo tần số f thì sẽ cảm ứng 1 sức điện động E2.
Nếu cuộn thứ cấp W2 nối khép kín qua 1 phụ tải ( đồng hồ Am pe mét, rơ le, cuộn dòng điện
công tơ …) thì có dòng điện I2 chạy qua và tạo ra sức từ động W2 = I2. W2. Nếu bỏ qua từ thông
tản Φt và từ thông hỗ cảm Φh. Ta có biểu thức sau: F1 = F2 hay : I1. W1 = I2 W2. (1); Từ biểu thức
(1) suy ra: I1/ I2 = W2 /W1. Đây là tỉ số biến của Ti
Để thay đổi tỉ số biến Ki của TI, người ta có các cách:
1) Thay đổi đầu ra của mạch thứ cấp W2 của TI để có số vòng dây khác nhau, dẫn đến các tỉ số
biến khác nhau.
2) Thay đổi cách đấu nối mạch cuộn dây sơ cấp W1 của TI ( đấu nối tiếp , hoặc đấu song song
các cuộn dây sơ cấp W1 )
- Nối tiếp cuộn dây sơ cấp ( nối A2 với B1) như hình 17b. Hoặc nối song song cuộn dây sơ cấp
( nối A1 với A2 & B1 với B2 ) - hình 17c
Khi đấu nối tiếp ta có: KI = W2/ W1.
- Khi đấu song song ta có:
Ki / = W2/( W1/ 2 ) = 2W2/ W1 = 2Ki.
Như vậy: khi đấu song song cuộn sơ cấp thì tỉ số biến của TI tăng gấp 2.
3) Ta có thể thay đổi tỉ số biến Ki bằng cách thay đổi đấu nối cuộn dây sơ cấp W1 và thay đổi
đồng thời đầu ra cuộn dây thứ cấp W2.
Thí dụ: như hình 17c: cuộn dây sơ cấp W1 đấu nối tiếp ( nối đầu A2 với B2) , dùng đầu ra thứ
cấp 1S1 - 1S2 ta có tỉ số biến ki = 200/1A. Muốn có tỉ số biến của Ti là 800/1A, ta thay đổi cách
đấu nối cuộn sơ cấp từ nối tiếp sang đấu song song ( nối A1 với A2, nối B1 với B2); dùng đầu ra
cuộn dây thứ cấp đầu 1S1 - 1S3 ta sẽ được Ki = 800/1A. L1
L1

A1 1S1 A1 1S1
200/1 400/1
A2 1S2 A2 1S2
400/1 800/1
B1 1S3 B1 1S3
600/1 1200/
B2 1S4 B2 1S4

L2 Hình 17b
L2 Hình 17c

3. Sơ đồ đẳng trị mạch điện Ti


Trong sơ đồ đẳng trị ( hình 3)
28
- R1, X1 là điện trở và điện kháng cuộn W1.
- Rµ, Xµ là điện trở và điện kháng mạch từ. R1 R2
X1 X2
- R2, X2 là điện trở và điện kháng cuộn W2
- Rt, Xt - là điện trở và điện kháng phụ tải.
- I1 - là dòng điện sơ cấp đã qui đổi theo tỉ số I1 I2
Rµ Rt
biến Ki Iµ
- I2 - là dòng điện thứ cấp qua phụ tải .
- Iµ - là dòng điện từ hóa lõi thép. Xµ Xt
Bình thường trong vận hành: I1 = I2 + Iµ.
Khi hở mạch cuộn dây thứ cấp W2, thì I2 = 0.
Hình 18: sơ đồ đẳng trị

Lúc này I1 = Iµ => mạch từ bão hòa nhanh, e; i, Ф


từ thông Ф bằng đầu. E = dΦ/dt nhọn đầu, e
chọc thủng cách điện, làm hỏng TI ( hình 19)

t
0

Hình 19 Ф

4. Trường hợp phải nối tắt cuộn thứ cấp TI (Khi vận hành TI )
Các cuộn dây cuốn trên các lõi thép khác nhau, cuộn nào không dùng đến đều phải nối tắt lại (
như hình 20) L1 I Ф
1
L1
1S1 I2
A 1S1
A
1S2 W1 1S2
2S1 W2
C1 1S3
1S4
2S2
C1
Hình20: cuộn dây 2S1 - 2S2 Hình20a: cuộn dây 1S3 - 1S4 không được
phải nối tắt
I1 nối
5. Những trường hợp không được nối tắt mạch L1 tФắt
thứ cấp TI. I2 1S1
Khi 1 cuộn dây thứ cấp W2 được trích nhiều đầu ra A
từ 1S1 - 1S2 …..1Sn . khi dùng cấp nào rồi W1 W2.1 1S2
( TD: Dùng đầu 1S1 - 1S2 ) thì các đầu dây còn lại
C 2S1
W2.2
1 2S2
của cuộn dây thứ cấp W2
không được nối tắt.
Hoặc có 2, 3 cuộn dây thứ cấp cuốn trên 1 mạch từ 6 ) Thí nghiệm TI.
thì dùng cuộn nào rồi, các cuộn còn lại không được A) Các hạng mục thí nghiệm
nối tắt ( như hình 20a, 20b )

29
Hình 20b: cuộn dây W2.2 không nối tắt đầu
2S1- 2S2

30
a) Thí nghiệm cách điện các cuộn dây.
b) Thí nghiệm Điện trở 1 chiều các cuộn dây thứ cấp
c) Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao.
d) Xác định Tỉ số biến
e) Xác định đặc tuyến từ hóa (Vôn - Am pe ).
f) Xác định cực tính các cuộn dây.
B) Các bước tiến hành thí nghiệm.
a) Thí nghiệm cách điện (Dùng mê gôm mét để đo)
Mục đích: Kiểm tra cách điện dùng mê gôm mét để:
Kiểm tra cách điên giữa phần tử mang điện với các phần tử không mang điện ( Các cuộn dây TI
với mạch từ và vỏ Ti), và giữa các phần tử mang điện với nhau ( cuộn sơ cấp với các cuộn thứ cấp: W1
- W2, hoặc các cuộn dây thứ cấp với nhau: cuộn 1S1-1Sn với cuộn 2S1- 2Sn…)
Thực chất là xác định dòng điện rò Irò giữa các phần tử với nhau.
Cách đo:
1) Kiểm tra nguồn pin của mê gôm điện tử ( khóa chuyển mạch để vị trí Chek. Nhấn nút, kim mê gôm chỉ
trạng thái nằm trong vạch xanh Batery)
2) Kiểm tra mê gôm mét trước khi đo:
- Chập tắt que đo L với E.
- Khởi động mê gôm, giá trị đo trên mê gôm chỉ giá trị 0.
- Tách 2 que đo ra cách điện, mê gôm chỉ giá trị vô cùng.( chú ý các dây đo không để chạm nhau)
3) Đo cách điện cuộn sơ cấp W1: nối tắt các cuộn dây thứ cấp với vỏ và nối đất.
4) Đo cách điện từng cuộn dây thứ cấp: nối cuộn sơ cấp và các cuộn thứ cấp khác với vỏ.
Trường hợp đo mà cách điên thấp, thì ta phải dùng màn chắn. (Tiêu chuẩn theo bảng 1)
b) Đo điện trở 1 chiều các cuộn dây của TI ( dùng cầu đo điện trở 1 chiều để đo, hoặc dùng nguồn điện
1 chiều và phương pháp V - A để xác định điện trở 1 chiều )
Mục đích: nhằm kiểm tra sự sự tiếp xúc các điểm liên kết, kiểm tra nguyên vẹn cuộn dây, 1 số trường
hợp phát hiện được chập 1 số vòng dây hoặc đứt cuộn dây thứ cấp.
Thông thường ta chỉ đo điện trở 1 chiều các cuộn dây thứ cấp, còn cuộn sơ cấp có điện trở vô cùng nhỏ
nên không đo.
c) Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao.
Mục đích: kiểm tra sự chịu điện áp xoay chiều tăng cao tương tự như khi bị quá điện áp nội bộ.
Cách tiến hành thí nghiệm.
- Tách TI hoàn toàn độc lập ra khỏi các thiết bị khác. Đảm bảo khoảng cách không gây phóng điện
ngang sang các phần tử khác và an toàn cho con người.
Chú ý: Cử người giám sát an toàn.
- Các cuộn dây thứ cấp được nối tắt với vỏ và nối chung với đất.
- Dùng máy thí nghiệm tăng áp đưa điện cao áp thí nghiệm vào cuộn dây sơ cấp, nâng dần đến điện áp
cần thử nghiệm và duy trì trong 1 phút. ( tiêu chuẩn thí nghiệm theo bảng 1 trang 31 )
a) sơ đồ thí nghiệm cách điện.
L1 L2

Màn chắn

Nối tắt các


E G L
TI dầu
đầu dây nhị
MΩ thứ với vỏ và

Hình 21
31
L1 L2
b) Sơ đồ thí nghiệm cao áp TI ( hình 22)

TI dầu

Khối
Khối Cao áp
Điều
khiển

Các đầu thứ cấp nối tắt lại và nối với vỏ & đất
Hình 22: thí nghiệm cao áp TI dầu

Bảng1: tiêu chuần thí nghiệm TI

Cuộn dây thứ cấp (Hạ


Cuộn sơ cấp (Cao áp )
Rcách điện áp)
1000M 300M
R một chiều So sánh giữa các pha ≤ 10%

Thí nghiệm cao áp bằng điện áp xoay chiều ( duy trì trong 1 phút)
Điện áp định mức TI (KV) 3 6 10 15 20 35
U cao áp tiêu chuẩn (KV) 22 29 38 49 58 85
U cao áp với cách điện giảm nhẹ (KV) 12 19 29 43

32
d) Xác định tỉ số biến Ki ( Ki = I1 / I2 )
Dùng máy đo tỉ số biến để xác định. Hoặc so sánh với TI mẫu ( hình 23 ).Trong trường hợp không
đòi hỏi chính xác, ta có thể dùng phương pháp 2 vôn mét để xác định tương đối tỉ số biến Ti.
TI mẫu TI thí nghiệm

ATM Máy tạo I A A


BATN

220V/AC

e) Thí nghiệm từ hóa mạch từ ( đặc tính V - A ) Hình 23


Mục đích: để kiểm tra chất lượng mạch từ của Ti, Đồng thời xác định cuộn dây thứ cấp có bị ngắn
mạch ra vỏ và ngắn mạch các vòng dây không.
Sơ đồ thí nghiệm như (hình 24)
Đường biểu diễn đặc tính V - A như hình 25; Đường cong sai số 10% như (hình 26)
( đường cong sai số cho phép ± 5% so với đường cong của TI khi xuất xưởng )
ATM BATN L1
1S1
A
220V V
1S2

A
Hình 24 A Đường cong sai số 10%
L2

M
I4 N
I ΔI1
M N
I3 4
I3 ΔI2
I2
I2
I1
V I1
0 V1 V2 V3 V4 V5 V
0 V1 V2 V3 V4 V5
Hình 25
Hình 26

Chú ý: khi thử đặc tính V-A với TI có tỉ số biến nhỏ ( KI ≤ 100/5A do tổng trở cuộn thứ cấp Z rất nhỏ
cỡ dưới 1Ω), thì ta phải hết sức cẩn trọng ( dùng 2 máy biến áp tự ngẫu để thí nghiệm như hình 27,
hoặc dùng điện trở thích hợp nối tiếp vào mạch ( hình 28) để hạn chế dòng điên tăng đột biến gây
hỏng TI và thiết bị thí nghiệm)
ATM BATN
BATN1 BATN2 L1 L1
ATM
1S1 R 1S1
A A
220V 220V
V V
1S2 1S2
1S2 32
Hình 27 Hình 28
L2 L2
I - Thí nghiệm loại TI có đặc tính Vôn - Am pe thấp ( loại TI có tỉ số biến KI thấp: 5/5A; 10/5A,
15/5A, 20/5A...hoặc có công suất bé S = 5VA ÷ 15VA)
Do số vòng dây thứ cấp loại TI này ít, nên tổng trở Z 2 mạch nhị thứ cũng nhỏ, chỉ cần đặt vào cuộn
này điện áp vài vôn là dòng sẽ tăng rất lớn. Nếu không cẩn thận sẽ làm cháy TI và hỏng thiết bị thí
nghiệm. Do vậy ta phải dùng 2 máy biến áp tự ngẫu, đấu nối theo cách: đầu vào biến áp 1 đấu vào
nguồn điện, đầu ra của biến áp 1 đấu vào đầu vào của biến áp thứ 2, đầu ra của biến áp 2 đầu qua hợp
bộ K50, hay K540... để thử . Trong sơ đồ này biến áp tự ngẫu thứ nhât đóng vai trò là nguồn cho biến
áp tự ngẫu thứ 2. Là máy biến áp tự ngẫu, nên máy biến áp 1 có thể điều chỉnh được điện áp từ đầu ra
từ ( 0 ÷ 250V). Do vậy, nó có thể đáp ứng mọi loại điện áp nguồn thấp cần thiết cho công tác thí
nghiệm loại TI có đặc tính V- A thấp.
Trong trường hợp này: Máy biến áp tự ngẫu thứ nhất điều chỉnh để lấy điện áp ra chừng 20÷30V, như
vậy điện áp đặt vào đầu vào biến áp tự ngẫu thứ 2 có điện áp U vào = 20÷30V. Điều chỉnh đầu ra của
biến áp tự ngẫu thứ 2 từ điểm (0) ban đầu cho đến đầu dây 220 thì đầu ra của biến áp tự ngẫu thứ 2 cho
điện áp đầu ra qua hợp bộ K50 hay K540 tới cuộn dây nhị thứ TI là: U = 20 ÷ 30V.
Nếu có vặn hết cỡ về điểm 250V thì điện áp cũng chỉ từ 23 ÷34 V. Như vậy, điện áp đặt vào cuộn dây
nhị thứ TI đã được điều chỉnh hết sức từ từ, nên rất an toàn cho TI và thiết bị thí nghiệm. Đồng thời
đường đặc tính V-A của TI cũng lấy được rất chính xác. ( hình 29 thí nghiệm thực tế) T

220V/AC
1S1 1S2
Hợp bộ K50
BATN1 BATN2

Hình 29
II - Thí nghiệm TI có đặc tính V - A cao: TI có đặc tính V - A cao là loại TI có tỉ số biến cao
( Ki ≥ 1000/5A, 1000/1A …) nhất là cuộn dây thứ cấp dùng cấp nguồn dòng điện cho các Rơ le
bảo vệ ( cuộn dây có cấp chính xác 5P10, 5P20 …)
1. Dùng 2 máy biến áp tự ngẫu (Lát ):(3 ÷5) KVA - 220/(0 ÷ 250V)Tạo ra điện áp U = ( 0 ÷ 500V)
Cách đấu: Hình 30.
 Đấu đầu (0) của biến áp tự ngẫu thứ nhất vào đầu (0) của biến áp tự ngẫu thứ 2.
 Đấu 2 dây từ sau áp tô mát nguồn vào 2 cực 110V của 2 biến áp tự ngẫu.
 Đấu đầu nối với 2 chổi than của 2 biến áp tự ngẫu thứ hợp bộ K50 (hoặc K540 …)
 Đấu 2 cực ra hợp bộ đo K50 ( hoặc K540 …) vào mạch nhị thứ TI cần thử.
Cách thử nghiệm: Giảm cả 2 biến áp tự ngẫu về chế độ ( 0V ). Đặt các thang đo (V), (A) tại hợp bộ
K50 ( hoặc K540 …) cho phù hợp với chế độ thử nghiệm. Cấp nguồn điện 220V/ AC vào áp tô mát
nguồn. Đóng áp tô mát nguồn. Điều chỉnh tăng điện áp qua biến áp tự ngẫu thứ nhất, sau đó tăng
điện áp qua biến áp tự ngẫu thứ 2 để đạt được yêu cầu của việc có thể điều chỉnh 2 biến áp tự ngẫu 33
đồng thời để tăng dần điện áp thí nghiệm để thử nghiệm.
Phân tích sơ đồ đấu 2 biến áp tự ngẫu để điều chỉnh điện áp từ U =( 0 ÷ 500V) dùng để thử
đặc tính
V - A cao.
250 A2
Tới
Các hợp
220
bộ
K50,
φA1 = 220V (K540)
110
A1 UA2 - B2

B1 0
0
φB1= 0V

0 0

110
B2

220

250
φ = - 140V
Hình 32
Phân tích sơ đồ: Theo sơ đồ hình 32 trên ta có: Nguồn điện lấy từ nguồn 220V~ ( UA1B1 = 220V).
 Cuộn dây 110V của biến áp tự ngẫu 1 nối nối tiếp với cuộn dây 110 V của biến áp 2 ( 2 cuộn
110V nối tiếp sẽ chịu được điện áp nguồn 220V).
 Đầu chổi than của ( biến áp 1 là cực A 2 , của biến áp 2 là B2 ). Điện áp đầu ra chung là điện áp
ở 2 cực chổi than của biến áp 1 và 2 là UA2B2.
Trường hợp 1: nguồn điện vào: Cực A1 mang điện thế φA = 220V( dây lửa), còn cực B 1 có điện
thế φB = 0V ( dây nguội). Khi đóng nguồn điện vào 2 biến áp thì:
- Biến áp 1 ( trên ): Cực (0) mang điện thế φ =110 V; cực 110V mang điện thế φ = 220 V; cực
220V mang điện thế φ = 330V; cực 250V mang điện thế φ = 360V.
- Biến áp 2 (dưới ): Cực (0) mang điện thế φ =110 V; cực 110V có điện thế φ = 0 V.
- Cực 220V mang điện thế φ = - 110 V, còn cực 250V mang điện thế φ = - 140V.
Khi 2 chổi than của 2 biến áp để ở vị trí ( 0 ): φA2 = 110V, còn φB2 = 110V.
Điện áp đầu ra UA2B2 = φA2 - φB2 = 0V.
Điều chỉnh biến áp 1 tăng dần ( chổi than A 2 quét đến cực 250V, lúc này điện thế đầu ra cực A 2 có
điện thế φA2 = 360V. Điều chỉnh biến áp 2 tăng dần ( chổi than B 2 quét đến cực 250V, lúc này điện
thế đầu cực ra B2 có điện thế φB2 = - 140 V. Vậy điện áp ra của 2 biến thế là UA 2B2= φA2 - φB2 =
360V – ( - 140V) = 500V( ở chế độ không tải ). Nếu có tải thì UA2B2 < 500V
Trường hợp 2 nguồn điện vào:Cực A1 mang điện thế φA = 0V (dây nguội) còn cực B1 có điện
thế là φB; φB = 220V (dây lửa ). Đóng nguồn điện vào 2 biến áp thì ta phân tích tương tự như trên.
Điện áp ra của 2 biến áp cũng là 500V ( ở chế độ không tải ). Nếu có tải thì UA2B2 < 500V
Ta có thể có nhiều cách đấu khác, ở đây chỉ xin trình bày 1 kiểu đấu cũng như cách phân tích để
mọi người tham khảo và áp dụng.

34
2 - Dùng 2 biến áp tự ngẫu: ( 3 ÷5) KVA - 220V/(0 ÷ 250V ) để tạo ra điện áp từ ( 0 ÷ 430V )
Dùng nguồn điện áp dây 380V )
Sơ đồ này dùng để thí nghiệm đặc tính Vôn - Am pe cao ( 0 ÷ 400V ) và có công suất định mức
TI lớn: Sđm từ vài chục VA đến hàng trăm VA.
L1
250V
1S1
220V
A
380V/AC TI
110V
V TI
380V/AC

1S2
L2
BATN 1 BATN 2
1S1 1S2
Hợp bộ K50

220 220

0 0
BATN 1 BATN 2

Hình 33

3 - Dùng qua Máy biến áp tăng áp để thí nghiệm TI có đặc tính V- A cao, công suất S đm
lớn.
( Chú ý: Do làm việc tại công trường, ta không có Am pe đơn lẻ kèm theo mà phải dùng các
hợp bộ K50, K540 …, nên ta chỉ đấu 1 dây qua các hợp bộ này như hình 2 để đọc dòng thí
nghiệm. Còn đo điện áp ta có thể dùng đồng hồ vạn năng, đặt thang đo ở điện áp cao để đo)
A
MBA tự ngẫu
250V L1
380V/AC 1S1
220V
V T
W1 W2
380V/AC TI
1S2
0V L2
MBA tăng áp

Hình 34: Sơ đồ nguyên lí


MBA tăng áp
Hợp bộ đo V-A - W 1S2 1S1
220/ 1500V
BATN

V
220

0 0 Hình 34a: Sơ đồ đấu nối thực


tế 35
4 - Thí nghiệm đặc tính V - A khi cuộn dây thứ cấp TI đã nối đất tại chỗ.
Trước khi đưa điện vào thí nghiệm, thì phải xác định cuộn dây thứ cấp TI nối đất ở đâu để tách
ra rồi mới thí nghiệm. Trong trường hợp cuộn dây thứ cấp đã nối đất trực tiếp tại chỗ không
thể tách ra được.( Trong trường hợp này phải xác định đúng cực Lửa mang điện ( +)
đưa vào đầu cuộn dây nhị thứ TI không nối đất. Cực trung tính ( - ) phải đấu vào đầu dây cuộn
thứ cấp TI đã nối đất trực tiếp ). Nếu không kiểm tra kĩ mà đưa điện vào thí nghiệm sẽ gây ra
ngắn mạch làm hỏng TI và thiết bị thí nghiệm !

ATM L1
BATN + 1S1
A
+
V
220V/AC
_
1S
_
2
L2
Hình 19

Để đơn giản, khi thử đặc tính V- A khi không tách được điểm nối đất mạch nhị thứ TI, ta dùng
máy biến áp quấn kiểu cảm ứng
Loại biến áp kiểu cảm ứng để thử nghiệm như hình 20 dưới. Khi dùng loại biến áp tự ngẫu này
thì khi thí nghiệm ta không phải quan tâm tới mạch thứ cấp TI có nối đất hay không !
Máy biến áp cảm ứng L1
ATM 1S2
A

W1
220V/AC W2 V
1S1

g. Đo tỉ số biến của TI. Hình 20 L2


a) Phương pháp so sánh dòng điện: KI = I1 / I2 (Thực tế dùng máy đo tỉ số biến đo KI
chính là phương pháp này )
250V

Máy tạo dòng I1 L1


220V
ATM điện A1 1S2

A2 I2
W1 W2
380V/AC
1S1
0V L2

Hình 21

b) Đo tỉ số biến của TI trong cổ sứ của MBA dùng phương pháp 2 vôn mét.
L1
250V
1S2
220V
ATM

V1 TI V2
220V/AC
1S1
0V
Hình 22a- Sơ đồ nguyên lí L2
36
220V/AC

A 0
V2

BATN

1S1
TI

V1 1S2
Máy biến áp

W1 W2

Hình 22b: sơ đồ đo thực tế


Giải thích tỉ số biến TI: KI = U2 / U1; Ta biết: KI = I1 / I2 = W2 / W1 (*)
Còn Tỉ số biến của máy biến áp Ku: Ku = U1 / U2 = W1 / W2 ( **)
Từ biểu thức (*) và biểu thức ( **) ta rút ra: KI = 1/ Ku = 1/ ( U1 / U2 ) = U2 / U1
Trong đó:
U2 - là điện áp đặt vào cuộn thứ cấp TI (W2 )
U1 - là điện áp cảm ứng tại cuộn sơ cấp TI (W1 )
( U2 / U1 ). Với cách tính tỉ số biến này sẽ có sai số từ ( 2 ÷ 5% )

Chú ý: trước khi thử tỉ số biến, ta cần thử đặc tính vôn - am pe trước để xác định cuộn dây nhị
thứ TI chịu được điện áp đặt vào là bao nhiêu vôn thì đến gần độ bão hòa.
Từ đó ta nâng điện áp thí nghiệm lên ở mức cao nhất mà không gây bão hòa lõi thép và không
làm hỏng cuộn dây nhị thứ TI. Nếu V2 đo được điện áp càng cao thì V1 tương ứng sẽ đo được
điện áp cao hơn, do vậy tính KI chính xác hơn. Đồng thời, các đồng hồ V1, V2 phải có cấp
chính xác cao và độ nhạy lớn ( Kn ≥ 20.000 Ω.V )
h.Xác định cực tính Ti.
Mục đích: việc xác định cực tính TI rất quan trọng. Nếu xác định sai cực tính khi đấu mạch đo
đếm hay mạch rơle bảo vệ sẽ dẫn đến đo đếm sai, mạch bảo vệ rơ le tác động nhầm.
Cách xác định: Dùng phương pháp xung điện 1 chiều ( như hình 23)
Nhấn nút N, kim điện kế ĐK chỉ thuận là đúng cực tính, nếu kim ngược chiều kim đồng hồ thì
ngược cực tính.
37
L1
+ L2
N

1S2 * L1 +
* 2S2
ĐK
- 2S1
1S1

L2 1S12S2
0
11SS11

Hình 23
Điện kế
Hình N24
N

+ 1S2 * L1 +
1S2 * L1
* D *
D
- -
1S1
6V 1S1
L2
L2

Hình 23a: dùng Đi ốt + đèn Hình 23a: dùng Đi ốt phát


6V Kiểm tra cực tính TI quang Kiểm tra cực tính
TI

38
Chương IV: Máy biến điện áp ( TU )
I - Tính năng tác dụng:
- Biến đổi điện áp cao phía sơ cấp xuống điện áp hạ áp phía
thứ cấp với điện áp chuẩn là 100V hoặc 110V.
( điện áp dây Uab = Ubc = Uca = 100V hoặc = 110V)
- Để cách li giữa phần mang điện cao áp và phần mang
điện hạ áp.
- Dùng cấp nguồn điện áp cho mạch đo đếm và mạch rơ le bảo vệ.
- Cấp nguồn cho bộ chỉnh lưu trong máy cắt tự đóng lại đường dây Reclos.
II - Nguyên lí làm việc:
Biểu diễn nguyên lí làm việc TU như hình 25a.
Dựa trên nguyên lí cảm ứng điện từ: Cuôn dây sơ cấp W1 có
dòng điện chạy qua sẽ sinh ra sức từ động:
F1 = W1. I1 ; Sức từ động này sinh ra: ΦT Hình 25: TU dầu 35KV
ΦC
-
Dòng từ thông chính ΦC chạy khép kín trong lõi thép ,
-
Dòng từ thông hỗ cảm ΦM ( móc vòng qua các cuộn
dây thứ cấp )
Từ thông này thường rất nhỏ, ta có thể bỏ qua.
I1 ΦH
-
Dòng từ thông tản ra ngoài không gian ( ΦT ).Giá trị U1
từ thông này lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào chất lượng lõi E
W1 W2
thép Và công suât của phụ tải.
Dòng từ thông chính ΦC chạy xuyên qua các cuộn dây thứ
cấp W2 đã làm cho các cuộn dây thứ cấp cảm ứng 1 sức điện
động: Hình 25a
E = - n.dΦ/dt

3. Các thông số Máy biến điện áp ( TU )


- Điện áp UAB = UBC = UCA là Điện áp dây phía cao áp. 0 A B C
- Điện áp UAO = UBO = UCO là điện áp pha phía cao thế.
- Điện áp dây = √3 điện áp pha.
(UAB = √3 UAO; UBC = √3 UBO; UCA =√3 UCO )
Ngược lại: Điện áp pha = 1/√3 điện áp dây
(UAO = UAB / √3; UBO = UBC /√3; UCO = UCA /√3) X Y Z
- Điện áp Uab = Ubc = Uca là điện áp dây phía hạ áp.
X
- Điện áp Uao = Ubo = Uco là điện áp pha phía hạ thế x y Z y Z
- Điện áp dây phía hạ thế = √3 điện áp pha hạ thế
(Uab = √3Uao; Ubc = √3Ubo; Uca =√3UCO)
Ngược lại: điện áp pha hạ thế =1/√3 điện áp dây hạ thế. a b c
- Uao = Uab / √3; Ubo = UBC /√3; Uco = Uca / √3
- Uao = Ubo = Uco = 100 V / √3 = 57,7 V 0 a b ad xd
 Cuộn ad - xd: là cuôn tam giác hở: nối tiếp các cuộn của c
3 pha với nhau: (a – x) + ( b - y) + ( c – Z) Hình 26: cách đấu nối TU 3 pha
- Trong vận hành bình thường thì điện áp của cuộn tam
giác hở = 0 vôn.
- Trong lưới điện có trung tính cách điện bị chạm đất 1 pha
thì 2 đầu cuộn tam giác hở (ad – xd) có điện áp:
U = 3Uo =100V.

39
A B C X
ad xd
0 A B C
x a b c
a b c 0

Hình 27: Sơ đồ đấu TU 3 pha 5 trụ ban đầu


Hình 27a: Sơ đồ đấu nối lõi TU 3 pha 5 trụ hiện nay.
III - Các hạng mục thí nghiệm:
a) Kiểm tra cách điện: mục đích kiểm tra độ cách điện giữa các phần tử mang điện với các
phần tử không mang điện ( cuộn dây với vỏ máy, lõi máy ) và giữa các phần tử mang
điện với nhau ( cuộn sơ cấp với các cuộn thứ cấp ), xác định độ ẩm trong dầu máy
b) Kiểm tra điện trở 1 chiều: mục đích kiểm tra sự nguyên vẹn các cuộn dây, kiểm tra sự
tiếp xúc giữa các phần tử đấu nối với nhau. 1 số trường hợp có thể phát hiện sự chập các
vòng dây
c) Thử tỉ số biến: nhằm kiểm tra hệ số biến đổi Ku của TU.
Tính tỉ số biến áp : Ku = U1 / U2 ( Với cuộn tam giác hở: Ku = (U1: √3)/ (U2 : 3 ) = √3U1 / U2 )
d) Thử bằng phương pháp cảm ứng ( bằng điện áp định mức và tăng thêm 1,2 hay 1,3 lần
Uđm bên thứ cấp ): để kiểm tra chất lượng lõi thép, sự chịu được điện áp tăng cao hơn định
mức của các cuộn dây và trong1 số trường hợp còn có thể phát hiện chập vòng dây.
e) Thử cực tính: xác định đúng các cực tính và đúng thứ tự các pha.
Chú ý: thí nghiệm bằng phương pháp cảm ứng với loại Tu 3 pha 5 trụ dầu, thì điện áp thí
nghiệm đặt vào 2 pha ab, bc, ca với U thí nghiệm = 115V, khi tăng 1,3 lần =150V). Riêng với
loại TU có cách điện giảm nhẹ ( loại Tu khô – cách điện bằng vật liệu khô như Epoocxi …) thì
chỉ tăng điện áp thí nghiệm lên 1,2 lần Uđm.
Máy biến điện áp ( TU): là 1 thiết bị điện dùng để biến đổi điện áp cao ra điện áp hạ áp theo các
giá trị qui chuẩn là: Uab = Ubc = Uca = 100V hoặc 110V. Nguồn hạ áp này cấp cho mạch đo đếm
điện và mạch rơ le bảo vệ.
Tu có nhiều loại khác nhau ( TU dầu , TU khô … TU 1 pha , TU 3 pha 5 trụ, TU kiểu tụ 110KV ,
220KV ….)
TU được đấu song song với các phụ tải theo cấp điện áp cùng loại.
1 ) Các hạng mục thí nghiệm TU:
a. Thí nghiệm cách điện ( dùng mê gôm mét )
b. Thí nghiệm đo điện trở 1 chiều các cuộn dây.( dùng cầu đo điện trở 1 chiều P333T, cầu
điện tử )
c. Thí nghiệm không tải ( dùng biến áp tự ngẫu, Hợp bộ đo lường V - A - W )
d. Thí nghiệm cách điện vòng dây bằng điện áp cảm ứng .
e. Thí nghiệm tỉ số biến.
f. Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp.
g. Kiểm tra cực tính và tổ đấu dây.
1.Đo điện trở cách điện cuộn dây:Dùng mê gôm mét có điện áp 1000 và 2500V, dải đo chọn
lớn hơn 5000 MΩ.
Sơ đồ đo: Đo cuộn nào thì các cuộn còn lại nối chung với vỏ. Trường hợp cần xác định rõ hơn
về tình trạng cách điện cụ thể của từng cuộn, thì ta đo cuộn dây đó với từng cuộn khác và
cuộn đó với vỏ.
40
Sơ đồ đo chính: Sơ đồ đo phụ:
C – H1 + H2 + vỏ C – H1 C-V
H1 – C + H2 + vỏ C – H2 H1 - V
H2 – C + H1 + vỏ H1 – H2 H2 - V
Chú ý:
- Có một số TU, nhất là loại 1 pha, đầu cuối cuộn cao áp đấu vỏ sẵn. Có loại cuộn hạ áp đã
nối sẵn 1 đầu ra vỏ. Trường hợp này điện trở cách điện của các cuộn này Rcđ = 0.
- Có một số TU cuộn cao áp có 1 đầu cuối nối qua cách điện giảm thấp ( được nối qua con
nối ) Khi đo phải tách con nối này ra .
- Có 1 số TU mà cuộn hạ áp được đấu theo kiểu tự ngẫu để lấy ra các tỉ số biến khác nhau.
Cần đọc kĩ lí lịch để tránh sai sót.
Sử lí số liệu: Điện trở cách điện của TU ít phụ thuộc vào nhiệt độ mà chủ yếu phụ thuộc
vào phẩm chất cách điện trong máy và độ sạch bề mặt của sứ cách điện.
- Đối với loại TU có cách điện đầu cuối cuộn cao áp giảm thấp ( 3HOM, 3HOЛ, HKФ …) thì
cách điện cuộn cao áp chỉ vài trăm MΩ. Còn cách điện 2 đầu cuộn cao áp là tiêu chuẩn
thì điện trở cách điện cuộn cao áp khoảng vài ngàn MΩ. Điện trở cuộn hạ áp không qui
chuẩn , song thường không dưới vài trăm MΩ. Nên so sánh điện trở cách điện cua TU
cùng loại để quyết định. Có thể thay thế việc thử điện áp xoay chiều tăng cao cho cuộn
dây hạ áp bằng cách đo điện trở cách điện bằng mê gôm mét loại 2.500V. Trị số R60// /
R15// ,ít khi đạt 1,3.
2) Đo điện trở 1 chiều các cuộn dây ( tương tự như đo máy biến áp ) Độ lệch điện trở giữa
các pha với Tu 3 pha ≤ 2%. Với TU 1 pha, không qui định sai số giữa các máy. Tuy vậy
với các TU cùng loại, điện trở 1 chiều tương ứng giữa các máy không nên sai lệch quá
5%.
c) Thí nghiệm không tải: Mục đích và phương pháp đo, phương pháp cũng như phương
pháp sử lí số liệu tương tự như MBA.
Lưu ý:
- Việc TN không tải chỉ tiến hành với cuộn dây hạ áp 1, không tiến hành với cuộn tam giác
hở.
- Việc thí nghiệm chỉ được tiến hành khi đã nối đất các đầu cuộn cao áp có cách điện giảm
thấp ( và điểm cuối cuộn cao áp X )
- Phải đảm bảo các biện pháp an toàn cho người và thiết bị, nhất là khoảng cách an toàn.
3) Thí nghiệm cách điện vòng dây bằng điện áp cảm ứng ( với điện áp đưa vào phía hạ
áp tăng lên 1,3 lần ). Mục đích kiểm tra sự chịu đựng điện áp tăng lên 1,3 lần Uđm.
Phương pháp đo như thử không tải ( với các TU cách điện khô thì đưa U thử = 1,2 Uđm )
4) Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao: Kiểm tra cách điện chính của các cuộn dây
TU so với các cuộn dây còn lại. Trị số điện áp thí nghiệm tần số công nghiệp đối với TU
( KV )

Điện áp định mức Loại cách điện


cuộn dây (KV) Định mức ( tiêu chuẩn ) Giảm nhẹ
3 22 12
6 29 19
10 38 29
15 49 43
20 58
35 85
Chú ý:
 Các TU có cách điện giảm nhẹ, TU khô phải thử theo tiêu chuẩn giảm nhẹ.

41
 Các TU có trung tính với cách điện thấp hơn các pha , phải thử theo tiêu chuẩn của
trung tính.
 Các TU khác , nếu tiêu chuẩn của nhà chế tạo khác với trị số theo bảng , phải thử theo
tiêu chuẩn của nhà chế tạo.
 Các cuộn nhị thứ của TU được thử với điện áp xoay chiều 1KV, thời gian duy trì là 01
phút.
 Các TU khô ( cách điện bằng vật liệu hữu cơ rắn , thời gian duy trì điện áp thử là 5 phút)
5) Kiểm tra cực tính và tổ đấu dây: Mục đích là kiểm tra việc kí hiệu và đấu đúng đầu dây
của các pha theo thiết kế .
a) Phương pháp :
 Kiểm tra cực tính các cuộn dây TU 1 pha kiểu cảm ứng: tiến hành bình thường như
MBA 1 pha ( bằng xung 1 chiều , hoặc phương pháp điện áp xoay chiều.)
 Đối với TU 1 pha kiểu tụ, chỉ có thể sử dụng phương pháp điện áp xoay chiều .
 Đối với TU 3 pha ( thường là kiểu cảm ứng ): Tổ đấu dây giữa cuộn cao và cuộn hạ áp
1 được xác định bằng cả phương pháp xung 1 chiều và phương pháp điện áp xoay
chiều.
6) Đo tỉ số biến: Mục đích kiểm tra việc đấu đúng các đầu dây theo thiết kế và tỷ số vòng dây
của các cuộn dây.
Phương pháp:
Đối với TU 1 pha kiểu tụ, hoặc cảm ứng , phép đo tương tự như khi đo tỉ số biến MBA 1 pha. Tỉ
số biến giữa cuộn cao áp và cuộn Tam giác hở được tiến hành như sau: Nếu có nguồn 3 pha
điều hòa điều chỉnh được, trung tính lưới điện cách li, ta tạo tình trạng sự cố giả để đo điện áp
trên các cực cuộn tam giác hở, sau đó tính qui đổi về chế độ điện áp định mức. Sơ đồ thí
nghiệm như hình 28.
A ad
A
B
B V2
C
C xd

Hình 28: Sơ đồ tạo sự cố giả để đo tỉ số biến cuộn tam giác hở


trong lưới có trung tính cách điện

A Ad
A
B
B V2
C
C Xd

Hình 29: Sơ đồ tạo sự cố giả để đo tỉ số biến cuộn tam giác hở


trong lưới có trung tính nối đất trực tiếp
42
AB
BATN
A ad
B
220V/ AC V1 C V2

0 xd

Hình 30: Sơ đồ thí nghiệm dùng nguồn 1 pha để thí nghiệm kiểm tra tỉ số biến giữa cuộn cao áp và cuộn
Ttỉasmố gbii áếcn hcởủ aT Uc u3ộ np hcaa. o áp TU với cuộn tam giác hở được hiểu là tỉ số điện áp
dây cao áp so với điện áp xuất hiện trên cuộn tam giác hở khi có chạm đất 1 pha phía lưới
cao áp.
√3 UA
- Đối với các TU dùng cho lưới có trung tính cách điện với đất, tỉ số này bằng: K =
Trong đó: UA là điện áp đo được trên các cực ABC và 0 . UB
UB là điện áp đo được trên các cực ad – xd.. ( theo sơ đồ hình 30 )
- Đối với các TU dùng cho lưới có trung tính nối đất trực tiếp, tỉ số này bằng : K 3 √3
= UA
Trong đó: UA là điện áp đo được trên các cực ABC và 0 .
UB

UB là điện áp đo được trên các cực ad – xd.. ( theo sơ đồ hình 30 )


-----------------------------------------------------------------------------------------------
IV - Phụ lục chương IV: Máy biến điện áp TU
I - Cách đấu nối đất TU sai sẽ gây nguy hiểm.
Trong thực tế do thiếu hiểu biết và làm ẩu đã đấu sai mạch TU, nên đã gây ra nhiều sự cố cháy
nổ TU, gây phóng điện từ mạch cao áp sang mạch hạ áp rất nguy hiểm.
A - Các chú ý đặc biệt khi đấu nối TU:
1) Điểm trung tính phía cao áp các TU phải được nối đất đảm bảo chắc chắn ( dây tiếp đất phải
bằng dây đồng mềm nhiều sợi). Phải dùng đầu cốt để bắt tiếp địa , không uốn khuy để đấu.
Không dùng dây một ruột để đấu nối.
Riêng với TU 1 pha, phải nối điểm cuối cuộn dây cao áp (X ) với đất riêng từng pha, rồi nối
chung 3 điểm cuối này lại với nhau. Tránh chỉ nối chung 3 điểm cuối này lại và nối với đất
bằng 1 dây. Vì như vậy, nếu đứt dây nối của 1 pha bất kì sẽ gây phóng điện từ điểm cuối
cuộn cao áp sang các cuộn dây nhị thứ TU làm hỏng TU và nguy hiểm cho con người khi
đang làm việc.
2)Tuyệt đối cấm không được tiếp đất pha b phía nhị thứ đồng thơì tiếp địa trung tính phía thứ
cấp TU vì như vậy sẽ gây ngắn mạch pha b ( nếu đã tiếp đất pha b thì không nối đất trung
tính cuộn thứ cấp và ngược lại đã tiếp đất trung tính thì không được nối đất pha b )
Sự nguy hiểm khi trung tính cuộn cao thế không được nối đất ( bị đứt, hở mạch …)
- Khi này, phía cao thế mất điện áp 1 pha do nổ cầu chì ( thí dụ
mất pha A ), tại trung tính phía cao của TU xuất hiện điện áp
bằng 1/2 điện áp pha UP ( như sơ đồ véc tơ hình 31d ) TU có X a x ad xd
điện áp phía cao là 35 KV, thì lúc này trên điểm trung tính
phía cao thế có điện thế là :
00/ = 1/2 UB = 35 /√ 3 : 2) = 10,1 KV. Với điện áp này sẽ của TU ( phóng điện từ X sang
phóng điện từ điểm trung tính ra vỏ từ (X ra vỏ TU), và a ).
phóng điện sang các cuộn dây thứ cấp ở ngay booc đấu dây
43
H32c: Booc đấu dây TU bị phóng điện cao áp

44
TU 1 pha: khi đứt dây nối từ điểm cuối cuộn cao áp (X): lúc này điện thế tại điểm (X) bằng
điện áp pha Uf = 35 KV / √ 3 = 20,23 KV, sẽ gây phóng điện sang cuộn thứ cấp và vỏ TU. Rất
nguy hiểm cho con người và phá hỏng thiết
A B C
A B C

UA
O

300
Uc UB
O X Y Z O/
X Y Z X,Y,Z = UA / 2
Uc
Hình 31c: Hở mạch nối
UB Hình 31d: sơ đồ véc tơ
Hình 31a: sơ đất chung, đứt chì 1
khi mất 1 pha
đồ đấu pha ( pha A)
Hình 31b: sơ đồ véc tơ
đúng đấu đúng
Đầu cốt bắt vào điểm cuối
trung tính cuộn cao áp

Dây nối đất, dây nối chung


nhiều sợi có vỏ bọc

Đầu cốt nối đất

H32d: Bộ tiếp địa trung tính phía cao áp


TU ( 3 tu 1 pha ghép lại - loại tiêu
chuẩn )

B - Cách đấu nối đúng tổ hợp 3 TU 1 pha thành TU 3 pha


Để vận hành được an toàn cũng như việc đo đếm điện được chính xác, việc đấu nối các TU 1
pha thành tổ hợp TU 3 pha dùng cho lưới điện 3 pha phải theo các qui định sau:
1) 3 TU 1 pha phải cùng chủng loại và các thông số cơ bản như nhau ( cùng cấp điện áp, cùng
tỉ số biến, có công suất bằng nhau, có điện trở 1 chiều các cuộn dây các phía tương tự
nhau, có cùng tổ đấu dây …)
2) Các hạng mục thí nghiệm cho từng TU 1 pha phải đạt tiêu chuẩn vận hành.
3) Cách đấu nối 3 TU 1 pha thành tổ hợp TU 3 pha phải đúng ( Điểm cuối cuộn dây phía cao
thế của mỗi TU 1 pha ( cực N hoặc X – kí hiệu này tùy theo loại TU ) phải được nối đất chắc
chắn, sau đó chúng được nối chung lại với nhau ; Điểm cuối các cuộn dây hạ thế ( cực n
hoặc cực x ) được nối chung với nhau và đưa ra cực chung ( 0), Điểm (0) này chỉ được
nối đất khi pha b phía hạ thế không nối đất. Nếu pha b phía hạ thế nối đất thì tuyệt đối
không nối đất điểm ( 0 ) với đất ! Nếu nối đất cả pha b và trung tính phía thứ cấp (0) sẽ
gây ra ngắn mạch pha b!
Cuộn tam giác của các TU 1 pha được nối nối tiếp với nhau: điểm cuối cuộn này nối vào
đầu cuộn kia, điểm cuối cuộn tam giác của TU thứ 3 là cực xd được nối đất; Lõi thép của
các TU 1 pha cũng phải nối đất ) Tất cả được biểu diễn như hình 33a, 33b dưới.

45
A B C
A X

a x ad N
xd

Hình 33a: TU 1 pha

xd
a b c o ad
Hình 33b: TU 3 pha ( gồm 3 tu 1 pha ghép lại )

Fa A Fa B Fa C

0
Ua Ub Uc ad
xd
X a ad X a ad X a ad
x xd x xd x xd

Hình 34: Cách đấu nối TU 3 pha ( gồm 3 tu 1 pha ghép lại )

46
Cách đấu 2 TU vào lưới điện 3 pha.

A B C

35KV

A B C

V
a
V
a x x
x x

0,1 KV a b c
a
Hình 1: Sơ đồ 1 Hình 2: Sơ đồ nguyên lí b
sợi
c
Hình 3: Sơ đồ thực tế

Pha B
Pha A
Pha C

47
Một số hình ảnh về các loại TU.

TU 220KV TU 110KV

Tu dầu 22KV
TU dầu 35KV

TU khô 22KV

48
C - Lưới điện có trung tính cách điện, khi bị chạm đất 1 pha.

A
B
C

A B C

x y z

a b C
0 a b C
ad xd
Đưa điện áp tới hệ thống đo, đếm
V Khi bình thường đồng hồ chỉ 0 vôn
điện trong lưới Khi trong lưới có chạm đất
( KV, KW, KWh, KVAr…) Đồng hồ sẽ chỉ 100 V

UA UA
UA0

Ub0

O O
UC0
Uc UB
Ub Uc

Hình 25a: véc tơ thứ tự


thuận Hình 25b: véc tơ thứ tự Hình 25c: véc tơ thứ tự không
nghịch

UA0 Ub0 UC0

3U0 = Uao + Ubo + Uco

49
Giải thích: qui đổi nguồn 1 pha để tương tự như khi vận hành thiết bị trong lưới điện 3
pha.
( dùng để giải thích khi dùng nguồn 1 pha để thí nghiệm tỉ số biến MBA và thí nghiệm TU)
1- Đưa điện áp 3 pha vào: Điện áp 1 pha
UA UA/
A B C
A 0

UB /
UCA UAB UA/B/

0
0
UC 0
( Đưa điện áp 3 pha vào UB
UBC 0 0
cuộn dây MBA đấu sao ) ( Đưa điện áp 1 pha vào
cuộn dây MBA đấu sao ) U / /

/
UAB UA = UB/ = A B
( 2)
Ufa = UA = UB = (1) 2
√ 3
Về trị s ố : UAB = UA/B/ . Từ công thức (1) và (2) ta rút ra :
U A/
UAB UAB UAB x √3 √3
= : = = = 0,8666
2 √3 2 UAB 2
UA

Đưa điện áp vào cuộn dây MBA đấu 

Điện áp 3 pha

A B C - Khi đưa điện áp 3 pha vào cuộn dây MBA đấu , thì
điện áp đặt trêncuộn dây mỗi pha là điện áp dây:
 Điện áp trên pha A là UAB
 Điện áp trên pha B là UBC
 Điện áp trên pha C là UCA
So với trường hợp đưa điện áp 3 pha Vào cuộn dây đấu
Y thì trường hợp đưa điện 3 pha vào cuộn dây đấu  có
điện áp trên các pha tăng lên √3 lần.
( Đưa điện áp 3 pha Qui đổi về đấu Y:
vào cuộn dây MBA UA1 = UB1 = UC1 = √3UA
đấu  ) = √3UB = √3UC

Điện áp 1 pha
A 0
- Khi đưa điện áp 1 pha vào phía cuộn dây đấu tam giác (với
điện áp có trị số bằng trị số điện áp 3 pha ) thì mỗi pha cuộn
dây này sẽ chịu toàn bộ điện áp đưa vào là U /A /B, nghĩa là
điện áp trên mỗi pha sẽ tăng lên 2 lần so với trường hợp
đấu Y.
Qui đổi về trường hợp đấu Y:

( Đưa điện áp 1 pha 1 1


UA1/ = UB / = UC / = 2UA = 2UB = 2UC
vào cuộn dây MBA
đấu  )
50
Đem UA1/ chia cho UA1 ta có: 2UA / √3UA = 2/√3 = 1,1547. Điều này giải thích rằng: Khi đưa điện
áp 1 pha vào cuộn dây MBA đấu tam giác sẽ phải lớn hơn đưa điện áp 3 pha vào cùng cuộn
dây này của MBA: 1,1547 lần thì mới tương đương nhau.

51
Chương V: Máy cắt điện
I - Tính năng của Máy cắt điện: MC là thiết bị điện dùng để đóng, cắt mạch điện trong mọi
trường hợp ( đóng cắt không điên, đóng cắt có điện, kết hợp với các mạch rơ le bảo vệ để cắt
điện khi trong lưới điện có sự cố ngắn mạch ). Để cung cấp điện an toàn và liên tục, MC còn
dùng trong các mạch đường dây thực hiện việc Tự đóng lại khi có ngắn mạch thoảng qua.

Hình 44: MC SF6 - 110KV Hình 45: MC SF6 - 500KV

II – Các hạng mục thí nghiệm MC:


4.1- Đo điện trở cách điện: dùng mê gôm mét có điện áp 2500V, dải đo nên chọn lớn hơn 5000
MΩ.
Cách đo:
- Giữa các hàm của 1 pha khi MC ở trạng thái cắt.
- Giữa các pha với vỏ khi MC ở trạng thái đóng .
- Giữa các pha MC với nhau khi MC ở trạng thái đóng ( thường để chỉ tham khảo )
- Giữa cuộn cắt vởi vỏ.
- Giữa cuộn đóng với vỏ.
- Giữa cuộn dây động cơ tích năng ( nếu có ) với vỏ.
Sử lí số liệu đo:
a) Điện trở cách điện nhỏ nhất cho phép đối với cách điện phần động, phần dẫn hướng
bằng vật liệu hữu cơ của máy cắt dầu
Bảng 4.1 - Điện trở cách điện nhỏ nhất cho phép đối với cách điện phần động, phần dẫn
hướng bằng vật liệu hữu cơ của máy cắt dầu.

Điện trở cách điện nhỏ nhất Điện áp danh định của máy cắt ( KV)
(MΩ) 3 -10 15 - 150 220
Khi giao nhận 1000 3000 5000
Trong vận hành 300 1000 3000

b)Trị số điện trở cách điện nhỏ nhất của mỗi cuộn cắt, cuộn đóng , cuộn dây động cơ tích năng
( nếu có ): RCĐ ≥ 1 MΩ.Trong thực tế , điện trở cách điện của các MC thường lớn hơn nhiều so
với các trị số trên. Nên so sánh kết quả đo được với số liệu của các máy cắt cùng loại, hoặc số
liệu đo lần trước gần nhất để kết luận.

52
4.2 - Đo hành trình độ ngập tiếp điểm.
Mục đích:
 xác định chiều dài khoảng cách điện giữa các tiếp điểm khi cắt , sơ bộ đánh giá mức tiếp
xúc của các tiếp điểm ở trạng thái đóng
 Phát hiện sự không tiếp xúc của các tiếp điểm hoặc hoạt động cưỡng bức của cơ
cấu truyền động khi đóng, khi cắt không hoàn toàn ( sót pha).
 Không đảm bảo khoảng cách cách điện khi cắt.
 Sơ bộ đánh giá sự đóng cắt đồng thời các tiếp điểm.
4.3 - Đo điện trở tiếp xúc pha.
Mục đích: Kiểm tra sự tiếp xúc các tiếp điểm máy cắt ở trạng thái đóng .
Cách đo:
a) dụng cụ đo: có thể sử dụng hợp bộ đo với dòng điện của dụng cụ tạo được 200A hoặc
lớn hơn; hoặc các thiết bị lẻ ( milivôn, Am pe met 1 chiều , bộ nguồn 1 chiều và các dụng
cụ lẻ thích hợp) – Phương pháp chủ yếu là Vôn – Am pe.
b) Phương pháp dùng hợp bộ MOM 200 để đo: ( đóng MC, đấu sơ đồ như hình vẽ 46)

I1 V1 V2 I2
MC

MOM - 200

Hình 46: sơ đồ đo điện trở tiếp xúc MC bằng MOM - 200


4.4 - Đo điện trở 1 chiều cuộn đóng, cuộn cắt & cuộn dây động cơ tích năng.
Mục đích: kiểm tra sự toàn vẹn của các cuộn dây đóng cắt và cuộn dây động cơ tích năng . Đảm
bảo quá trình đóng, cắt tích năng theo qui chuẩn.
Phương pháp đo: Tiến hành bình thường như đo điện trở 1 chiều cuộn dây MBA. Cần chú ý
dòng điện qua các đối tượng đo không vượt quá 10% dòng định mức của các đối tượng đo. So
sánh giá trị đo được với tiêu chuẩn của nhà chế tạo. Trường hợp 1 số nhà chế tạo không có qui
chuẩn thì ta so sánh giá trị đo này với giá trị đo của các MC cùng chủng loại, nếu có sự đột biến
cần xem xét để sử lí.
4.5. Đo thời gian tích năng .
Mục đích: Kiểm tra thời gian tích năng của MC cho các chu trình đóng , cắt.
Phương pháp: Đo bằng đồng hồ bấm giây, tính từ thời điểm bắt đầu tích năng cho đến khi kết
thúc quá trình tích năng. So sánh kết quả đo thời gian với nhà chế tạo. Thông thường thời
gian tích năng không quá 15 giây.
4.6. Kiểm tra đóng, cắt.
Mục đích: Kiểm tra hoạt động của toàn bộ cơ cấu cơ khí và điện ở trạng thái bình thường và
không bình thường của nguồn thao thao tác.
Phương pháp: thực hiện khi MC ở trạng thái không mang điện.
- Thao tác đóng, cắt bằng cơ khí 5 lần.
53
- Thao tác đóng, cắt bằng bằng khóa điện 5 lần ở điện áp thao tác bằng 70% điện áp định
mức.
- Thao tác đóng, cắt bằng bằng khóa điện 5 lần ở điện áp thao tác bằng 110% điện áp định
mức.
- Thao tác chu trình Cắt - Đóng - Cắt bằng khóa điều khiển 5 lần ở điện áp bằng 70% điện áp
thao tác định mức .
Trong các lần thao tác nếu có 1 lần không thực hiện được, thì phải tìm hiểu nguyên
nhân, sửa chữa và sau đó tiến hành lại từ đầu.
4.7. Đo thời gian đóng, cắt.
Mục đích: Kiểm tra sự hoạt động của bộ truyền động, các tiếp điểm MC so với tiêu chuẩn chế
tạo.
Phương pháp: có thể bằng phương pháp đơn lẻ gồm đồng hồ thời gian và các thiết bị phù trợ ,
hoặc bằng hợp bộ ghi trạng thái tiếp điểm MC ( máy chụp sóng TM - 1600, TM -1800)
Sơ đồ thí nghiệm dùng máy chụp sóng ( như hình 47)
+ 220 V 0
Ghi chú: Bản vẽ này chỉ thể hiện K CTT
mạch thao tác đóng - cắt 1 2 B
A B
của máy chụp sóng.
Riêng mạch nối dây tới
các tiếp điểm máy cắt 5 CĐ
3 CTT 4
không thể hiện.
1 - Đo điện trở cách điện: dùng mê gôm mét
có điện áp 2500V, dải đo nên chọn lớn hơn 5000
MΩ.
a - Đo hành trình độ ngập tiếp điểm.
---
b - Đo điện trở tiếp xúc pha.
---
c- Đo điện trở 1 chiều cuộn đóng, cuộn cắt
---
& cuộn dây động cơ tích năng.
d - Đo thời gian tích năng. TM 1600
e - Kiểm tra đóng, cắt.
g - Đo thời gian đóng, cắt.
h - Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng
cao tần số công nghiệp.
i - Đo Tgδ sứ đầu vào của MC với loại
máy cắt dầu có cấp điện áp U ≥
35KV.

Hình 47

54
4.8. Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp.
Mục đích: Kiểm tra khả năng cách điện của MC ở điện áp cao.
Hình 20a: sơ đồ thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao cho khoảng cắt Máy cắt ( khoảng mở
của tiếp điểm ) .

Khung máy cắt

Bộ điều
khiển máy
thử Máy
thử cao Dây nối đất
áp

Hình 48a: Sơ đồ thí nghiệp điện áp xoay chiều tăng cao đối với
khoảng mở của tiếp điểm MC.

Khung máy cắt

Bộ điều khiển máy


thử
Máy thử
cao áp

Hình 48b: Sơ đồ thí nghiệp điện áp xoay chiều tăng cao cho cách điện MC.

55
Khung máy cắt

Bộ điều khiển
máy thử

Máy thử
cao áp

Hình 48c: Sơ đồ thí nghiệp điện áp xoay chiều tăng cao cho cách điện các pha MC.
Bảng 4.2 . Giá trị điện áp thí nghiệm tần số công nghiệp cho máy cắt điện theo tiêu chuẩn việt
nam.

Điện áp thí nghiệm ( KV) trước khi đưa vào vào vận
Điện áp định mức
hành và trong vận hành . Thời gian duy trì là 1 phút
của máy cắt ( KV )
Cách điện gốm sứ Cách điện hữu cơ
3 24 22
6 32 29
10 42 38
15 55 41
20 65 56
35 95 85

Bảng 4.3. giá trị điện áp thí nghiệm tần số công nghiệp cho máy cắt, thời gian duy trì điện áp 01
phút theo tiêu chuẩn IEC – 56

Điện áp định Giá trị điện áp thí Điện áp định Giá trị điện áp thí
mức của máy nghiệm mức của máy nghiệm
cắt ( KV ) cắt ( KV )
( KV ) ( KV )
4,76 19 25,8 và 27 60
8,25 36 38 80
15 36 48,3 105
15,5 50 72,5 160

56
4.9. Kiểm tra sứ đầu vào.
Kiểm tra trạng thái cách điện của sứ máy cắt ở điện áp xoay chiều .
Phương pháp đo
1 - Đo Tgδ ( tiến hành tương tự như đo tang MBA )
Bảng 4.4 . Giá trị lớn nhất cho phép của Tgδ sứ đầu vào máy cắt dầu .

Giá trị lớn nhất cho phép của Tgδ (% ) sứ đầu vào máy cắt ở điện áp định mức (KV)
3 đến 15 20 - 35 60 - 110
Dạng
Trước khi Trong vận Trước khi Trong vận Trước khi Trong
cách điện
đưa vào vận hành đưa vào vận hành đưa vào vận vận
hành hành hành hành
Giấy - Ba
3 12 3 7 2 3
kê lít
Giấy -
0,9 1.5
Êbôxy
Nạp dầu 2 5
Giấy -
0,8 1,5
dầu

1 .Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao chỉ tiến hành trước khi lắp rắp máy cắt. Trị số điện
áp thí nghiệm như với thí nghiệm máy cắt.
4.10. Thí nghiệm bằng điện áp chỉnh lưu có kết hợp đo dòng điện rò cho cách điện chính.
Mục đích: Kiểm tra tình trạng cách điện của khoảng cắt, thanh giằng truyền động, sứ, tụ phân
áp.
Hạng mục này không có trong “ Khối lượng tiêu chuẩn , tiêu chuẩn ngành TCN 26 – 87 “ . Việc
thí nghiệm chỉ tiến hành nếu nhà chế tạo yêu cầu ( bằng văn bản chính thức , hoặc chỉ dẫn thí
nghiệm của nhà chế tạo có hạng mục này)

IV - Phụ lục chương V: Chụp sóng máy cắt điện.


Việc chụp sóng các thiết bị đóng cắt ( máy cắt điện, bộ dập lửa điều áp dưới tải MBA…vv) là 1
trong những việc làm mang tính kĩ thuật cao với thiết bị thí nghiệm hiện đại và đắt tiền. Do vậy,
việc thí nghiệm chụp sóng các thiết bị đóng cắt cần phải được chú trọng đầy đủ.
Qua thực tế chụp sóng các máy cắt, cũng như sửa chữa máy chụp sóng TM1600 tôi xin đề cập
đến những việc cần phải chú ý đặc biệt khi tiến hành chụp sóng các loại máy cắt điện.
§ I - Khi tiến hành chụp sóng máy cắt cần xác định được chính xác mạch thao tác đóng -
cắt với mạch điện của nguồn điện.
Trong khi tiến hành chụp sóng MC thì ngoài việc đấu nối sơ đồ thí nghiệm ra, ta phải xác định
được nguồn thao tác đóng - cắt các máy cắt điện. Thực tế, trên lưới điện của Tổng công ty
điện lực Hà Nội có rất nhiều chủng loại máy cắt điện khác nhau, do nhiều hãng của nhiều
quốc gia sản xuất. Việc xác định chính xác mạch điện dùng để thao tác đóng, cắt các máy cắt
điện nhiều trường hợp khá phức tạp ( khóa thao tác đóng - cắt các máy cắt tổng thường nằm
tại tủ điều khiển ở phòng trung tâm rất xa vị trí các máy cắt. Hoặc 1 số máy cắt: khóa đóng,
cắt tuy ở ngay tủ máy cắt, nhưng nằm trong hộp kín không mở ra để kiểm tra để thao tác chụp
sóng được…)
Chính vì vậy ta phải tìm mạch thao tác đóng – cắt qua hàng kẹp đấu dây tại các tủ bảng thì
mới tiến hành chụp sóng máy cắt được. Cái khó là phải xác định đúng mạch thao tác đóng -
cắt máy cắt.
Nếu xác định nhầm nguồn điện 1 chiều với mạnh đóng - cắt của máy cắt, khi ta thao tác máy
chụp sóng sẽ gây ra ngắn mạch, làm hỏng máy chụp sóng !

57
Thí dụ: Xác định đúng mạch cắt máy cắt như hình 49a.
Nếu muốn chụp sóng máy cắt( chụp cắt ) thì 2 đầu que của máy chụp sóng mạch thao tác cắt
máy cắt phải được đưa vào chân 1 và chân 2 của khóa cắt của mạch cắt máy cắt ( hình 49a).
Nếu không xác định đúng, ta lại đưa nhầm sang cực A ( hoặc 1) và cực B là mạch nguồn 1
chiều, khi vặn khóa cắt tại máy chụp sóng TM1600 sẽ gây ra ngắn mạch trong máy chụp sóng,
phá hỏng thiết bị này ( hình 49b)
Để xác định đâu là nguồn 1 chiều? đâu là nguồn thao tác mạch đóng - cắt máy cắt? nếu chỉ
dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp 1 chiều thì không xác định được vì: khi máy cắt đã cắt, đo
điện áp 1 chiều tại cực 1 và 2 của khóa đóng ( K ) như hình 49a trên thì đồng hồ vạn năng đo
được điện áp 220V/DC - Đây đúng là mạch đóng máy cắt.
Nhưng đo điện áp tại cực A ( hoặc chân 1) và cực B thì đồng hồ vạn năng cũng chỉ điện áp
220V/DC. Đây lại là nguồn điện 1 chiều !
Nếu chỉ căn cứ vào điện áp đo được rất dễ nhầm lẫn giữa mạch thao tác đóng - cắt máy cắt với
nguồn điện 1 chiều!
Vì vậy, khi chụp sóng cần phải có sơ đồ chính xác mạch đóng - cắt máy cắt và sơ đồ
hàng kẹp đấu dây để biết đâu là mạch thao tác đóng - cắt máy cắt và đâu là nguồn điện.
+ 220 0
K C
1 2 B
A B

-
- Bùm

TM 1600 TM 1600

Hình 49a
Hình 49b

Bộ kiểm tra nguồn thao tác đóng , cắt máy cắt như hình 50 ( sáng kiến của tôi đã áp dụng
cho công ty thí nghiệm điện – tổng công ty điện lực Hà nội ):
- Đ1 và Đ2 là 2 đi ốt phát quang ( đèn lét),
- N - là nút đóng 220V - 5A.
- CT: là công tắc 220V - 5A.
- 2 điện trở 100 KΩ - 0,25W.
- 1 bóng đèn điện sợi đốt 220V– 40W.
- 1 đồng hồ vạn năng.
Cách sử dụng: Đưa 2 đầu que đo I và II của bộ kiểm tra vào 2 điểm cần xác định:
a) Nếu 2 đèn Đ1 và Đ2 đều sáng thì đó là nguồn điện xoay chiều.
b) Nếu 1 đèn sáng, 1 đèn tắt thì đó là nguồn điện 1 chiều. Khi này:
- Đ1 sáng thì đầu ( I ) là cực dương (+), đầu (II) là cực âm ( - ).
- Đ2 sáng thì đầu (II) là: cực dương (+), còn đầu (I) là: cực âm ( - ).
58
Biết cực dương và âm của nguồn, ta dùng vạn năng đưa 2 đầu que đo vào đúng các cực
dương, âm ( đồng hồ vạn năng để thang đo điện áp 1 chiều ở thang đo ≥ 220V/DC).
Đóng công tắc CT, đọc trị số điện áp 1 chiều trên vạn năng. Sau đó, ấn nút đóng N, bóng đèn
sợi đốt phát sáng. Đọc trị số vôn trên vạn năng:
- Nếu điện áp lúc này giảm xuống thì đó là mạch đóng - cắt máy cắt ( trường hợp này ta
có thể chụp sóng )
- Nếu điện áp vẫn không thay đổi so với khi chưa đóng nút N, thì đó là nguồn 1 chiều
( trường hợp này không được chụp sóng máy cắt ) !
I II
+ 220 V 0
Đ
1 K 2 B 100K
A B

100K
N
Đ CT

N 220V - 40W II
I

Hình 50a

H ì nh 5 0 b
Trong trường hợp không có sơ đồ mạch điều khiển và bảo vệ của máy cắt, đ ể x á c đị nh
đâu là mạch thao tác đóng cắt máy cắt, ta có thể làm theo cách đơn giản sau:
Dùng đồng hồ vạn năng, kết hợp với 1 bóng đèn 220V - 40W ( như sơ đồ hình 50a) để xác
định:
- Khi dùng đồng hồ vạn năng đo được điện áp tại điểm 1 và 2 được U = 220V/DC.
- ấn nút đóng (N), đèn Đ sáng, đồng hồ vạn năng chỉ điện áp giảm xuống: U < 220V/DC.
Vậy điểm 1 và 2 thuộc mạch đóng của máy cắt !
- Khi dùng đồng hồ vạn năng đo được điện áp tại điểm A(hoặc điểm 1) và điểm B được
U = 220V/DC.
- ấn nút đóng (N), đèn Đ sáng, đồng hồ vạn năng chỉ điện áp không thay đổi : U = 220V/DC.
Vậy điểm A( hoặc điểm 1) và điểm B là nguồn điện, chứ không phải nguồn mạch thao tác
đóng máy cắt.
( Với mạch cắt của máy cắt điện, ta cũng xác định tương tự như cách này )
Nếu có điều kiện thì ta lắp 1 bộ kiểm tra nguồn: dùng để xác định nguồn điện 1 chiều hay
xoay chiều. Nếu là nguồn 1 chiều thì xác định ngay được đâu là cực dương và đâu là cực
âm. Đồng thời dùng bộ này để xác định nguồn thao tác mạch đóng – cắt máy cắt. ( hình 50b)
§II - Cần xác định được cuộn đóng - cắt của máy cắt, thuộc loại nào để tiến hành chụp
sóng
( loại cuộn đóng - cắt có dòng điện lớn, hay cuộn đóng- cắt có dòng điện nhỏ )
Trong các loại máy cắt, nhất là loại máy cắt do Liên xô chế tạo ( BKЭ10, C35, BMП10 vv…
thường có dòng thao tác đóng máy cắt rất lớn ( I đóng: từ 50 ÷ 100A). Để đóng được các
loại máy cắt này, nguồn thao tác đóng máy cắt phải thông qua 1 công tắc tơ ( CTT) trung

59
gian để cấp dòng cắt qua tiếp điểm chính công tắc tơ chịu dòng điện lớn. Khi chụp sóng máy
cắt, ta phải đưa mạch thao tác đóng máy cắt của máy chụp sóng TM1600 vào mạch đi đóng
công tắc tơ (CTT), chứ không được đưa trực tiếp vào mạch cuộn đóng loại máy cắt này!
Nếu đưa nhầm trực tiếp vào mạch đóng máy cắt này sẽ phá hỏng máy chụp sóng!
Thí dụ: Khi chụp sóng máy cắt có dòng điến đóng máy cắt lớn ( như hình51, 51b )
Hình 51a: chụp sóng MC đúng. Hình 51b: chụp sóng MC sai, gây hỏng máy chụp sóng.

+ 220
+ 220 0
0 K CT CT
1 B K B
2 1
A B A 2 B

CĐ CĐ
3 4 5 3 CTT 4 5

CTT

-
-
Bùm !
TM 1600 TM 1600

Hình 51a
Hình 51b
Ghi chú: Các bản vẽ trong tập sách này chỉ thể hiện mạch thao tác đóng – cắt của máy
chụp sóng. Riêng mạch nối dây tới các tiếp điểm máy cắt không thể hiện.
§III - Những giải pháp thực tế khi đi chụp sóng máy cắt ( điều này không khuyến khích ).
Khi đi chụp sóng tại các trạm ở xa, lại thiếu sơ đồ của mạch điều khiển và bảo vệ, hoặc thiếu
thiết bị, nhất là khi sử lí sự cố bị nhiều áp lực. Do vậy, người làm công tác thí nghiệm phải khôn
ngoan, sáng tạo để giải quyết các vấn đề tình thế tại hiện trường.
 Chụp sóng máy cắt loại mới chưa từng làm quen, sơ đồ mạch điều khiển và bảo vệ
không có.
Trong trường hợp này, nếu không hiểu biết thì: hoặc là ta không thể chụp sóng được, hoặc là
ta làm liều sẽ gây nên những hậu quả đáng tiếc. Để giải quyết vấn đề này, xin nêu 1 vài cách
làm như sau:
a) Với máy cắt tổng, chỉ có khóa đóng cắt ở phòng trung tâm:
- Tiến hành quan sát trực tiếp tại máy cắt ( tìm xem cuộn đóng, cuộn cắt máy cắt ở vị trí nào,
được đấu nối qua hàng kẹp tại tủ máy cắt ra sao? Với các loại máy cắt thế hệ mới thì đầu
dây của cuộn đóng hay cuộn cắt được nối qua giắc cắm…) Sau khi quan sát xong, 1 người
vào phòng trung tâm tiến hành thao tác đóng, cắt máy cắt tại khóa đóng, cắt ( nhớ rằng
máy cắt đã được cắt ra khỏi lưới điện vận hành, đảm bảo an toàn khi đóng, cắt máy cắt ).
Một người ở tại máy cắt quan sát xem cuộn dây nào là cuộn đóng, cuộn dây nào là cuộn
cắt của máy cắt khi mà máy cắt đóng - cắt. Sau khi xác định chính xác cuộn đóng và cuộn
cắt của máy cắt, thì ta tách 1 đầu dây đưa vào cuộn đóng ra, đấu nối tiếp mạch thao tác
đóng máy cắt của máy chụp sóng vào cuộn đóng đồng thời chuẩn bị sơ đồ chụp sóng cho
60
đầy đủ. Người ở phòng trung tâm vặn khóa đóng máy cắt, người chụp sóng sẽ tiến hành
chụp sóng máy cắt “ đóng ”. Sau khi chụp đóng máy cắt xong đạt kết quả, ta đấu lại dây
đấu cuộn đóng

61
như ban đầu. Tương tự, ta chụp sóng máy cắt “ cắt ”: tách 1 đầu cuộn cắt ra, nối tiếp mạch
điều khiển cắt của máy chụp sóng với cuộn cắt của máy cắt. Người ở phòng trung tâm vặn
khóa cắt chờ sẵn, người chụp sóng sẽ tiến hành chụp sóng máy cắt “ cắt ”. Sau khi chụp
cắt đạt kết quả, thì ta đấu lại các đầu dây vào cuộn cắt của máy cắt như ban đầu. (Sơ đồ
chụp sóng như hình 53a, 53b)
Hình 53a: chụp đóng; hình 53b: chụp cắt.( ở đây, cuộn đóng và cuộn cắt có dòng điện nhỏ )
b) Máy cắt có khóa đóng cắt tại chỗ: ta thực hiện đóng cắt tại chỗ máy cắt để xác định được
cuộn đóng và cuộn cắt của máy cắt. Sau đó ta tách 1 đầu cuộn đóng ra, rồi nối tiếp với
mạch đóng của máy chụp sóng để chụp đóng. Tiếp theo ta tách 1 đầu cuộn cắt ra nối tiếp
với mạch cắt của máy chụp sóng, rồi chụp cắt.

Sơ đồ điều khiển mạch đóng, cắt Máy cắt bằng điện


+ 220 V 0
K Đ
1 2 B1
A B

K C
B

3 4
Hình 52

+ 220
0
Đ
B Cuộn Đ
1 2
A B

C Cuộn cắt
B

3 4

-
-
-

Hình 53b
Hình 53a

62
CHƯƠNG VI: TỤ ĐIỆN
1. Tính năng:
2. Tụ điện dùng để bù Cosφ cho lưới điện ( bù ngang: các bộ tụ đấu song song với phụ tải.
Nhằm nâng cao khả năng truyền tải điện năng, làm giảm tổn thất điện năng & đảm bảo
giữ cho điện áp của lưới ổn định).
3. Dùng để bù dọc cho lưới siêu cao áp ( nối tiếp tụ điện trên đường dây với phụ tải ).
Nhằm làm giảm nhỏ tổng trở đường dây, để giảm nhỏ tổn thất điện áp khi truyền tải điện
năng đi xa .
Các hạng mục thí nghiệm tụ điện
1. Điện trở cách điện ( trước và sau khi thí nghiệm cao áp )
2. Thí nghiệm cao áp ( xoay chiều & 1 chiều )
3. Kiểm tra dung lượng ( Điện dung C & công suất QC )

Tụ điện 1 pha
Tính dung C Công suất SC
I đo
C= SC = 314.C. U 2 = ( I đo/ U đo ). U 2
314.Uđo đm đm

Tụ điện 3 pha
Pha Cực nối tắt Đưa nguồn điện vào cực Kí hiệu
1 2-3 1-23 C1-23
2 1-2 3-12 C3-12
3 1-3 2-13 C2-13
Điện dung tụ 3 pha Công suất tụ 3 pha

C1 - 23 + C2 – 13 + C3 - 12 SC = 314.C.U2đm
 3/2.(Io/Uo).U2đm
CS =
2
Thí nghiệm cao ap đối với tụ điện (KV)
Uđm (KV) 0,22 0,38 0,5 0,66 3,15 6,3 10,5
Uthử AC (Cực – cực) 0,42 0,72 0,95 1,25 5,9 11,8 20,3
U thử AC ( cực – vỏ) 2,1 2,1 2,1 5,1 5,1 15,3 21,3
U thử DC ( cực –
0,82 1,44 1,9 2,5 11,8 23,6 40
cực )
U thử DC ( cực – vỏ ) 4,2 4,2 4,2 10,2 10,2 30,6 42,6

Tụ điện 3 pha 22 KV Tụ điện 3 pha 0,4 KV


Dàn Tụ điện 110KV

63
Sơ đồ thí nghiệm Tụ điện 3 pha bằng nguồn điện 1 pha.

ATM MBATN

A
220V/ AC
V
1 2 3
Hình 54a C1 C2 C3
Trên hình57a
có: Đưa điện vào
a &b ( C2 bị nối
tắt)
C1 - 23 = C1 + C3

ATM MBATN

A
220V/ AC
V
1 2 3
Hình 54b Trên hình 57b có:
C1 C2 C3
Đưa điện vào b &
C (C3 bị nối tắt)
C 2 - 13 = C1 + C2

ATM MBATN

A
220V/ AC
V
1 2 3
C1 C2 C3
Hình 54c
Trên hình 57c có:
Đưa điện vào C &
a (C1 bị nối tắt)
C 3 - 12 = C2 + C3

64
I - Chứng minh công thức tính điện dung của tụ 3 pha C ∑

2 3
1 1 2 3
C1 C2 C3 1 2
C1 C2 C3 3
C1 C2 C3

Hình 57a
Hình 57b Trên hình 3 có:
C1 - 23 = C1 + C2 - 13 = C1 + C = C2 + C3
C3 C2
3 - 12

Đem kết quả đo điện dung sau 3 lần thí nghiệm cộng lại ta có:
C∑tn = C1 – 23 + C2 – 13 + C3 – 12 = 2 ( C1 + C2 + C3 ).

Vậy C∑ = C1 + C2 + C3 = ( C1 – 23 + C2 – 13 + C3 – 12 ) / 2

Ghi chú: Công thức trên chỉ dùng cho việc dùng nguồn 1 pha thí nghiệm cho tụ hạ thế 3 pha
đấu Tam giác ( trong 1 bình tụ).
 Với các tụ cao thế, hầu hết người ta dùng các tụ 1 pha đấu trong lưới 3 pha theo hình sao đủ.
 Khi điện áp của lưới cao hơn điện áp của tụ, thì người ta đấu nối tiếp các tụ lại để có
tổng điện áp các tụ bằng điện áp lưới.
Vì cách điện của các cực tụ với vỏ tụ theo cấp điện áp của tụ, nên khi đấu nối tiếp các tụ vào
lưới có điện áp cao hơn, thì người ta còn phải đặt các tụ này theo từng pha trên giá cách điện
với mặt đất và với các pha khác. ( như hình 58 )
 Để tăng dung lượng của mạch, người ta đấu song song các tụ với nhau, hoặc đấu các
nhánh (gồm nhiều tụ nối tiếp) song song với nhau.( như hình 4)
 Để bảo vệ cho các tụ hạ thế, người ta dùng khởi động từ, áp tô mát và các cầu chì.
 Để bảo vệ cho các tụ cao thế, người ta dùng máy cắt, cầu chì tự rơi.
 Với lưới 110KV, khi dùng tụ đấu vào lưới, người ta phân thành 2 nhóm tụ ( mỗi nhóm đấu
sao vào 3 pha ) điểm cuối nối sao của 2 nhóm này được liên hệ với nhau qua 1 TI ( 5/5A
hoặc 10/5A…)kết hợp với rơ le, máy cắt dùng để bảo vệ cho các nhóm tụ khi có sự cố tụ (như
hình 58). Mỗi nhóm: cả 3 pha phải có cùng số nhánh như nhau, nếu không thì bảo vệ Rơ le
sẽ tác động cắt máy cắt ngay!
Chú ý:
a) khi cắt điện các tụ điện, thì ít nhất là sau 30 phút các cực tụ mới có điện áp an toàn. Muốn
làm việc thì phải dùng điện trở thích hợp để khử điện tích trên các cực của tụ cho hết điện, rồi
mới làm việc.
b) Khi thí nghiệm cao áp thường chỉ thí nghiệm được giữa các pha riêng biệt với vỏ tụ, còn giữa
các pha với nhau thì dung lượng máy thí nghiệm phải có công suất lớn mới thử được. Trong
trường hợp thí nghiệm tại hiện trường thì ta thí nghiệm bằng điện áp 1 chiều tăng cao!

65
C1 C2 C3 C4 C5

Pha A

Điểm cuối pha A nối


chung
Với điểm cuối của
pha B & C

Giá đỡ tụ

Sứ cách điện

Nhóm tụ I Nhóm tụ Hình 58


II
A B B
A C
C
CA CB CC IA IA
CA CB CC

Io1 - o2 = 0
O1 TI O2 O1
O2

Tới các
Ki = 5/5A IC IB IC IB
rơ le
bảo vệ
Hình 59: sơ đồ bảo vệ tụ điện Hình 59a: Khi các nhóm tụ bình thường

IA

IA
Io1 - o2 ≠ 0

66
RL
O1_________________________________O2

IC IB IC IB

Hình 59b: Khi 1 nhóm tụ bị sự cố: nhóm I ( pha A)


(bảo vệ so lệch ngang bộ tụ các pha)

67
Phụ lục chương VI
I -Tính toán lại các thông số của tụ điện

Công thức công suất (Q ): Q = U2. ω. C.10-9 = U2.2∏f.C.10 -9 (1)


Từ công thức này ta rút ra:
Q .109 (2)
C=
2∏f. U2
Trong đó: Q (tính bằng KVAr ), U ( tính bằng vôn); C ( tính bằng μF )
Thí dụ: cho Q = 4,2KVAr , U = 220V, tìm C = ? ; C = 4,2 . 109 / 2 .3,14 . 50 .2202 = 276,359μF
Từ công thức 1 ta rút ra:

U = √ Q . 109
(3)
2∏f. C
Thí dụ: Tụ liên xô kiểu KM2 - 0,5 cã các thông số ghi trên mác : C = 134μF ; Qc = 10,5KVAr;
Uđm = 500V. Ic
1) Tính kiểm tra lại U đm = ?.

Giải: thay các giá trị vào công thức (3) ta tính được:
UTN I∑
U= √ 10,5 . 109
= 499,549V IR
314. 134
Hình 60
2) Tính lại tìm S = U2.2∏f .C.10- 9 = 5002. 314.134.10-9 =10,519KVAr
3) Tính tìm lại C:
Q . 109 10,5. 109
C= = 133,76μF
2∏f. U2 2.3,14. 50.
= 5002

Như vậy, muốn tìm được S, C & Q chính xác phải tính toán theo Uđm của tụ IC I∑
ghi trên mác.
TD: Tính công suất bù trung bình thì ta dùng công thức sau:
QbTB = P ( tgφ2 - tg φ1)
Tính công suất bù đủ thì ta phải dùng công thức sau:
Qb đủ = P ( tgφ2 - tg φ1). (Uđm tụ / U thực lưới )2
Trong công việc thí nghiệm Tụ điện còn có 1 số yếu tố làm cho kết quả tính toán
không được chính xác như: 0 IR
Trong tụ điện, người ta còn đấu các điện trở thuần song song với các bản cực của tụ (hình 56).
Khi thí nghiệm
Tính C = I đo / ω. U đo ; Iđo sẽ khác với dòng chỉ thuần điện dung Ic. Thông thường người ta
đấu điện trở song song có công suất: ( 1W/ 1KVAr - Điện trở này để khử điện áp trên cực tụ khi
tách tụ ra khỏi lưới điện, nhằm bảo bảo an toàn cho con người )

68
II - Đặt tụ bù để nâng cao hệ số công suất Cos để giảm tổn thất điện năng
Với các hộ phụ tải dùng nhiều công suất phản kháng Q mang tính cảm kháng XL như (các xí
nghiệp may công nghiệp, các trạm bơm nước, các nhà máy cơ khí dùng nhiều động cơ, các lò
nấu thép cảm ứng tần số cao). Ta phải đặt hệ thống tụ bù để tăng cao hệ số Cos. Điều này sẽ
dẫn đến giảm tổn thất điện n
Q1 S1 Q1
Qb
B1 B2
Q2
S2

0
2
A2
1 P
0 A1

Hình 61: đồ thị véc tơ ( P, Q, S ) khi chưa bù. Hình 62: đồ thị véc tơ ( P, Q, S ) khi được bù.
Khi bù: góc2 < Góc1  Cos2 > Cos1;
Q2 = Q1 - Qb => Q2 < Q1; P = không đổi .
∆P1 = 2
P + Q1
2
. R; ∆P =
2
P + (Q1 - Q b)
2
. Ta thấy: ∆P < ∆P  ∆A < ∆A
2 R 2 1 2 1

Ud2 Ud2
Khi được bù thì tổn thất điện năng sẽ được giảm xuống.
b - Phương pháp xây dựng công thức tổng quát tính toán công suất bù.
Từ hình 3 trên: xét ∆ OA1B1 ta có cạnh A1B1 là 1 cạnh góc vuông có giá trị Q1;
Q1 = P.tg1 (*)
Từ hình 4 trên: - Xét ∆ OA2B2 ta có cạnh A2B2 là cạnh 1 góc vuông có giá trị Q2 ;
Q2 = P.tg2 (**)
Có Qb = Q1 - Q2 . Thay giá trị Q1 ở (*) và Q2 ở (**) vào biểu thức này ta được:
Qbtb = P.tg1 - P.tg2 = P ( tg1 - tg2) = P. ∆ tg
Từ công thức cơ bản này, người ta đã lập sẵn bảng ∆ tg, biết công suất P ta có thể tính ngay
được Qbtb bằng cách tra bảng tìm ∆ tg, xong ta đem nhân với P. Nếu không có bảng ∆ tg ta
dùng máy tính tay kĩ thuật để tính.
IV. Cách tính toán lượng tổn thất công suất tác dụng giảm được khi đặt tụ bù.
Ta biết rằng tổn thất công suất ∆P được tính theo công thức: Khi tính toán tụ bù, ngoài chuyện
tính toán để tìm công suất bù trung bình, ta còn phải xét đến kết quả sau khi bù thì sẽ giảm
được lượng tổn thất công suất tác dụng là bao nhiêu, hoặc tổn thất ∆P giảm đi bao nhiêu % so
với khi chưa được bù.
-
Tổn thất công suất trên một pha: ∆Pf = If2 . R .
-
Tổn thất công suất trên 3 pha: 3 ∆Pf = 3 .If2. R . ( * )
-
Dòng điện 1 pha được tính : If = S / √3 Ud ( **)
Thay giá trị dòng điện tai công thức (**) vào công thức (*) ta được:
∆P = 3. ( S / √3 Ud )2. R = ( S2/U2 ). R ;
Trong đó:
- ∆P là tổn thất công suất tác dụng của cả 3 pha.
- S : là công suất biểu kiến.
- U: là điện áp dây.
- R: là điện trở thuần của 1 pha.
Khi được bù ta có ∆P2 < ∆P1 .2 2 2
2 2 P + (Q - Q ) S2
d =
∆P1 = P + Q1
. R 2 =
S1 Ud2
U
69
2
.R (1) = 1
b .R Ud2
.R ( 2)
Ud2
 Sau khi bù, ta giảm được 1 lượng tổn thất công suất tác dụng so với khi chưa bù:

70
Với S1 = P/ cos1 ; S2 = P/ cos2 ( trong trường hợp bù từ cos1 lên cos2 , công suất tác dụng
của phụ tải P không thay đổi )
Từ S1 = P/ cos1 ; S2 = P/ cos2 . Ta có:

2 2
∆P1 = P + Q 1 . R S1 2
.R = P2 . R = RP2 1
U2 . cos21
U2 = Ud
2
cos 1 2
U2
d 2
P
RP2 1
2
S
∆P2 = 2
.R . R .
= = U2 2
cos 2
2
cos 2
2
2 U
Ud

Dựng phương pháp biến đổi ta tìm được công thức chung tổng quát:
1 _ 1 RP
2
=
( )
∆PG = ∆P1 - ∆P1 cos21 (3 )
cos22 U
2

Tính theo %: ∆P1 - ∆P2 ∆PG . 100 %


∆PG % = ∆P1 . 100 % = ∆P1
Thay giá trị ∆PG ở biểu thức (3) vào và biến đổi ta có:
cos1
∆PG % = [ 1 –( ) 2 ] .100%
cos2 (4) *
Thí dụ: bù công suất vô công cho trạm biến áp phân phối hạ thế: MBA có dung lượng 560KVA,
điện áp 22/ 0,4KV.
Công suất mang tải p =330KW, Cos1 = 0,7. Điện trở pha R = 0,01Ω . bù lên cos2 = 0,95.
1) Tính công suất bù trung bình Qbtb = ?
2) Sau khi bù thì giảm tổn thất công suất tác dụng bao nhiêu so với khi chưa được bù?
Giải: 1)Tính công suất bù trung bình: Qbtb = P . ∆tg = 330. 0,691 = 228,03KVAr.
2) Sau khi bù giảm được tổn thất công suất, dùng công thức (3) trên ta có :

∆PG = 1 1
( _ 1 RP
2
=(
0,01 . 330 2 = 5.487,528W _ 1
cos21 cos22 ) 2
0,4 2 0,7 2
0,92 )
U
3) Sau khi bù giảm được tổn thất công suất tác dụng tính theo ( %), dùng công thức (4) trên
ta được:
cos1 0,7 2
∆PG % = [1 - ( )2 ].100% = [1 - ( ) ] .100% = 45,71%
cos2 0,95
Chú ý: Việc lắp tụ bù cos mục đích là để giảm tồn thất điện năng và đảm bảo điện áp cho các hộ dùng điện.
Tuy nhiên việc tính toán công suất bù là khá phức tạp, đòi hỏi người tính toán phải có đủ năng lực tính toán thiết
kế mới đem lại hiệu quả kinh tế và kĩ thuật.
* Công thức tổng quát (4)(*): tôi lập ra để tính được lượng giảm tổn thất công suất tính theo % khi bù so với khi
không được bù, giúp cho công tác thiết kế và công tác quản lí về tổn thất điện năng rất hiệu quả - NVT )
Nếu cứ đặt tụ bù mà không tính toán sẽ dẫn đến hiện tượng cộng hưởng điện áp sẽ gây ra sự cố hỏng các tụ bù
và cháy Máy biến áp. Hoặc bù quá công suất ( bù thừa ) sẽ tốn tiền đầu tư và kém hiệu quả về kinh tế và kĩ thuật
cũng như khi phụ tải phát triển có thể gây ra cộng hưởng điện áp gây ra sự cố. vì vậy không được bù thừa công
suất phản kháng .

Qb S1 S1
Q1 Q1 A2
S2
Q2
Qb
1 2 B2
0 P
Hình 63a: bù thiếu, cos ≤ 0,95

Hình 63b: bù thừa, cos ≤ 0,95. Nhưng Qb rất lớn .


66

1
P
0
2

Q2 S2
Khi cộng hưởng điện áp:QL = QC hay XL = XC. Lúc này tổng trở Z của mạch điện:
Z = √ ( XL - XC )2 + R2 = √ R2 = R ; Điện trở thuần R có giá trị rất nhỏ so với các trở kháng,
nên dòng điện I trong mạch: I = U/ Z = U/R rất lớn gây ra sự cố cho thiết bị. Mặt khác điện áp
đặt trên điện trở XL và XC rất lớn làm tụ điện gây quá điện áp có thể làm nổ tụ điện.
Để xác định nhanh được tổn thất điện năng giảm được khi ta lắp hệ thống tụ bù cos, tôi đó
tính toán và lập bảng tính sẵn kết quả giảm tổn thất cụng suất tác dụng tính theo % như trang
70 sau.
Cách tra tìm ( ∆PG %) theo bảng dưới:
-
Tìm giá trị Cos1 tra tìm ở cột thứ nhất rồi gióng ngang. Tìm giá trị Cos2 tra tìm ở hàng thứ
nhất rồi gióng dọc.
-
Giao nhau theo 2 đường gióng sẽ cho ta kết quả ( ∆PG %).
Thí dụ: Cho Cos1 = 0,55, Cos2 = 0,95 , tìm ( ∆PG %) ? .Từ cột thứ nhất tìm giá trị 0,55 gióng
ngang, từ hàng thứ nhất tìm giá trị 0,95 gióng theo cột dọc, 2 đường gióng này gặp nhau tại ô
có giá trị 66,48. Vậy ( ∆PG %) = 66.48% .

67
Bảng tính sẵn ∆tg dùng để tính công suất Qb ( Qb = P. ∆ tg)
cos 0,80 0,86 0,90 0,91 0,92 0,93 0,94 0,95
0,54 0,809 0,959 1,075 1,103 1,130 1,164 1,196 1,230
0,55 0,769 0,918 1,035 1,063 1,090 1,124 1,156 1,190
0,56 0,730 0,879 0,996 1,024 1,051 1,085 1,117 1,151
0,57 0,692 0,841 0,958 0,986 1,013 1,047 1,079 1,113
0,58 0,665 0,805 0,921 0,949 0,976 1,010 1,042 1,076
0,59 0,618 0,768 0,884 0,912 0,939 0,973 1,005 1,039
0,60 0,584 0,733 0,849 0,878 0,905 0,939 0,971 1,005
0,61 0,549 0,699 0,815 0,843 0,870 0,904 0,936 0,970
0,62 0,515 0,665 0,781 0,809 0,836 0,870 0,902 0,936
0,63 0,483 0,633 0,749 0,777 0,804 0,838 0,870 0,904
0,64 0,450 0,601 0,716 0,744 0,771 0,805 0,837 0,871

0,65 0,419 0,569 0,885 0,713 0,740 0,774 0,806 0,840


0,66 0,388 0,538 0,654 0,682 0,709 0,743 0,775 0,809
0,67 0,358 0,508 0,624 0,652 0,679 0,713 0,745 0,779
0,68 0,329 0,478 0,595 0,623 0,650 0,684 0,716 0,750
0,69 0,299 0,449 0,565 0,593 0,620 0,654 0,686 0,720
0,70 0,270 0,420 0,536 0,564 0,591 0,625 0,657 0,691
0,71 0,242 0,392 0,508 0,536 0,563 0,597 0,629 0,663
0,72 0,213 0,364 0,479 0,507 0,534 0,568 0,600 0,634
0,73 0,186 0,336 0,452 0,480 0,507 0,541 0,573 0,607
0,74 0,159 0,309 0,425 0,453 0,480 0,514 0,546 0,580
0,75 0,132 0,282 0,398 0,426 0,453 0,487 0,519 0,553
0,76 0,105 0,255 0,371 0,399 0,426 0,460 0,492 0,526
0,77 0,079 0,229 0,345 0,373 0,400 0,434 0,466 0,500
0,78 0,053 0,202 0,319 0,347 0,374 0,408 0,440 0,474
0,79 0,026 0,176 0,292 0,320 0,347 0,381 0,413 0,447
0,80 0,150 0,266 0,294 0,321 0,355 0,387 0,421
0,81 0,124 0,240 0,268 0,295 0,329 0,381 0,395
0,82 0,098 0,214 0,242 0,269 0,303 0,335 0,369
0,83 0,072 0,188 0,216 0,243 0,277 0,309 0,343
0,84 0,048 0,162 0,190 0,217 0,251 0,283 0,317
0,85 0,020 0,136 0,164 0,191 0,225 0,257 0,291

Cách tra tìm ∆ tg :


- tìm giá trị Cos1 tra tìm ở cột thứ nhất rồi gióng ngang,
- tìm giá trị Cos2 tra tìm ở cột thứ nhất rồi gióng dọc.
- Giao nhau của 2 đường gióng sẽ cho ta kết quả ∆ tg cần tìm.
Thí dụ: Cho Cos1 = 0,55, Cos2 = 0,9 , tìm ∆ tg?
Từ cột thứ nhất tìm giá trị 0,55 gióng ngang, từ hàng thứ nhất tìm giá trị 0,9 gióng theo cột dọc,
giao nhau 2 đường gióng có giá trị 1,035. Vậy ∆ tg = 1,035.

68
Bảng tính sẵn ( ∆PG %) khi đặt tụ bù.(*)
Cos2 0,95
0,85 0,86 0,87 0,88 0,89 0,90 0,91 0,92 0,93 0,94
Cos1
0,50 65,39 66,19 66,97 67,71 68,44 69,14 69,81 70,46 71,09 71,71 72,30
0,51 64,00 64,83 65,64 66,41 67,16 67,89 68,59 69,26 69,93 70,56 71,18
0,52 62,57 63,43 64,28 65,08 65,86 66,61 67,35 68,05 68,74 69,40 70,04
0,53 61,12 62,02 62,89 63,73 64,54 65,32 66,08 66,81 67,52 68,21 68,88
0,54 59,64 60,57 61,47 62,35 63,19 64,00 64,79 65,55 66,29 67,00 67,69
0,55 58,13 59,10 60,03 60,94 61,81 62,65 63,47 64,26 65,02 65,77 66,48
0,56 56,60 57,60 58,57 59,50 60,41 61,28 62,13 62,94 63,74 64,51 65,25
0,57 55,03 56,07 57,07 58,04 58,98 59,89 60,77 61,61 62,43 63,23 64,00
0,58 53,44 54,51 55,56 56,56 57,53 58,47 59,38 60,26 61,11 61,93 62,73
0,59 51,81 52,93 54,00 55,05 56,05 57,02 57,96 58,87 59,75 60,60 61,43
0,60 50,17 51,33 52,44 53,51 54,55 55,56 56,53 57,47 58,38 59,26 60,11
0,61 48,50 49,69 50,84 51,95 53,02 54,06 55,07 56,04 56,98 57,89 58,77
0,62 46,80 48,03 49,21 50,36 51,47 52,54 53,58 54,58 55,56 56,50 57,41
0,63 45,07 46,34 47,56 48,75 49,89 51,00 52,07 53,11 54,11 55,08 56,02
0,64 43,31 44,62 45,88 47,11 48,29 49,43 50,54 51,61 52,64 53,64 54,61
0,65 41,52 42,87 44,18 45,54 46,66 47,84 48,98 50,08 51,15 52,18 53,19
0,66 39,71 41,10 42,45 43,75 45,00 46,22 47,40 48,53 49,63 50,70 51,73
0,67 37,87 39,31 40,69 42,03 43,33 44,58 45,79 46,96 48,10 49,20 50,26
0,68 36,00 37,48 38,91 40,29 41,62 42,91 44,16 45,37 46,54 47,67 48,76
0,69 34,10 35,63 37,10 38,52 39,89 41,22 42,51 43,75 44,95 46,12 47,25
0,70 32,18 33,75 35,26 36,73 38,14 39,51 40,83 42,11 43,35 44,55 45,71
0,71 30,23 31,84 33,40 34,90 36,36 37,77 39,13 40,44 41,72 42,95 44,14
0,72 28,25 29,91 31,55 33,06 34,55 36,00 37,40 38,75 40,06 41,33 42,55
0,73 26,24 27,95 29,59 31,19 32,72 34,21 35,65 37,04 38,39 39,69 40,95
0,74 24,21 25,96 27,65 29,29 30,87 32,39 33,87 35,03 36,69 38,03 39,32
0,75 25,15 23,95 25,68 27,36 28,99 30,56 32,07 33,54 34,96 36,34 37,67
0,76 20,51 21,90 23,69 25,41 27,08 28,69 30,25 31,76 33,22 34,63 36,00
0,77 17,94 19,84 21,67 23,44 25,15 26,80 28,40 29,95 31,45 32,90 34,30
0,78 15,79 17,74 19,62 21,44 23,19 24,89 26,53 28,12 29,66 31,15 32,59
0,79 13,62 15,62 17,55 19,41 21,21 22,95 24,63 26,26 27,84 29,37 30,85
0,80 11,42 13,47 15,44 17,36 19,20 20,99 22,71 24,39 26,00 27,57 29,09
0,81 9,190 11,29 13,32 15,28 17,17 19,00 20,77 22,48 24,14 25,75 27,30
0,82 6,930 9,086 11,16 13,17 15,11 16,99 18,08 20,56 22,57 23,90 25,50
0,83 4,650 6,855 8,984 11,04 13,03 14,95 16,81 18,61 20,35 22,03 23,67
0,84 2,340 4,597 6,778 8,884 10,92 12,89 14,79 16,64 18,42 20,14 21,82

Cách tra bảng: Thí dụ: khi Cosφ1 = 0,55 , bù lên Cosφ2 = 0,95. Ta tra cột dọc thứ nhất có số
0,55 rồi gióng ngang. Tra cột dọc có số 0,95 tại hàng đầu bảng gióng dọc xuống. 2 đường gióng
giao nhau ở ô nào sẽ cho kết quả ∆PG%. (∆PG% tra được là 66,48%)

69
(*)
Ghi chú: tôi xây dựng công thức tính được độ giảm tổn thất công suất tác dụng tính theo % khi
bù Cosφ: cos1
∆PG % = [ 1 – ( ) 2 ] .100%
cos2

Và tôi đã lập bảng tính sẵn kết quả trên giúp cho mỗi chúng ta thấy ngay hiệu quả của việc bù
Cosφ – NVT.

70
MẠCH CỘNG HƯỞNG ĐIỆN ÁP
( Trường hợp này đã xảy ra khi đấu 1 đoạn cáp cao áp vào phía cuộn dây cao áp MBA tại điện lực Long
biên , như hình 64)

A
B
C

Cầu chì tự rơi

Cáp 3 pha

MBA –
R L C 22/0,4KV

I
UAC
Hình 64

Tổng trở Z:
Z = √ ( XL - XC)2 + R2
Trường hợp cộng hưởng điện áp:Cáp mang tính điện dung C có Xc và điện trở thuần R.
Cuộn dây MBA mang tính điện cảm XL và điện tở thuần R.
XL = XC hay ωL = 1/ ωC; XL - XC = 0; Z = R; R << XL
I = U/R gần như bị ngắn mạch => nổ chì

71
Chương VII
Thí nghiệm cáp ngầm.
I. Ưu khuyết điểm khi truyền tải điện năng dùng cáp ngầm và dùng đường dây không
ĐDK).
a) Cáp ngầm có những ưu điểm: Cáp được bố trí 3 pha theo hình tam giác đều suốt cả chiều
dài, nên tổng trở các pha được coi là đều nhau.
- Có tổng trở phụ thuộc vào cách bố trí các pha và phụ thuộc vào chiều dài của cáp, với
cùng loại cáp chiều dài càng lớn thì điện dung C càng lớn dẫn đến tổng trở lại càng giảm:
Xc = 1/ ωC. Tổng trở giảm thì tổn thất điện áp ΔU nhỏ. Đồng thời tổng trở nhỏ ( tuy cùng 1
tiết diện dây dẫn, cùng loại vật liệu làm dây dẫn) nhưng khả năng chuyên tải điện năng
của cáp sẽ cao hơn ĐDK. Cáp ngầm mang tính chất điện dung lớn, nó được coi như 1 tụ
bù Cosφ, sẽ nâng cao hệ số truyền tải và làm giảm nhỏ tổn thất điện năng trong quá trình
vận hành. Với lưới điện dùng cáp ngầm chuyên tải điện, thì khi ta lắp tụ bù phải tính toán
để có lắp hay không!
- Cấp ngầm được chôn ngầm trong lòng đất nên không chiếm không gian mặt bằng như
đường dây trên không, làm đẹp cho các đô thị , thành phố và đặc biệt không bị sét đánh
trực tiếp vào cáp. Mặt khác, cáp còn có tác dụng tiêu dòng sét khi bị sóng sét lan truyền
qua cáp. Vì sóng sét có tần số f rất lớn, có khi đến hàng triệu HZ ( f = 106 Hz.) Do vậy tổng
trở cáp Zc = 1/ ωC = 1/ 2Πf. C sẽ rất nhỏ, làm cho dòng điện Ic là dòng điện giữa các pha
với đất lớn, đây chính là dòng sét được tiêu tán ra đất nhanh! Vậy nên các MFĐ đều
nối qua 1 đoạn cáp đưa điện đến thanh cái MFĐ.
b) Nhược điểm dùng cáp chuyên tải điện năng so với đường dây không:
- Giá thành đầu tư cho 1 đơn vị chiều dài của cáp lớn hơn của ĐDK.
- Khi sự cố cáp ngầm thì việc giải quyết phức tạp và khó khăn hơn, thời gian sử lí chậm
hơn so với ĐDK.
- Khi cắt điện muốn tiếp xúc với các đầu cáp thì phải khử điện áp dư trên các pha của cáp
thì mới được phép làm việc.
R
0
ZC = 1/ω.C Z∑ = √ (1/ω.C)2 + R2

ZL = ω.L
Z∑ = √ (ω.L)2 + R2 0
R

Hình 65b: Sơ đồ véc tơ tổng trở cáp ngầm


Hình 65a: Sơ đồ véc tơ tổng trở
ĐDK
II - Các hạng mục thí nghiệm cáp mới trước khi đưa vào vận hành. Các chú ý trong
quá trình thí nghiệm.
a) Các hạng mục thí nghiệm cáp mới trước khi đưa vào vận hành gồm:
- Kiểm tra cách điện bằng mê gôm mét thích hợp giữa các pha với nhau, và giữa các pha với
đất.( quay mê gôm từng pha, các pha còn lại dùng dây dẫn điện nối chung và nối với vỏ cáp
đã tiếp đất ( như hình 66a )
- Thí nghiệm điện áp 1 chiều tăng cao và xác định dòng điện rò của từng pha của cáp với (các
pha kia đã nối tắt với nhau và nối ra vỏ cáp đã tiếp đất). Khi thí nghiệm nâng dần điện áp
thử, cứ nâng 10KV/DC ta lại lấy trị số dòng điện Irò 1 lần. Nâng điện áp tới điện áp qui định
theo từng loại cáp có cấp điện áp khác nhau, duy trì điện áp ở trị số qui định trong 15 phút,
lấy giá trị dòng điện rò. (Như hình 66b )
- Sau khi thí nghiệm điện áp 1 chiều tăng cao, dùng mê gôm mét kiểm tra lại cách điện xem
cách điện có bị suy giảm sau khi thử cao áp không ? Trong trường hợp cách điện thấp, thì ta
phải dùng màn chắn để khử dòng điện rò để phép đo được chính xác.
72
b) Các chú ý trong quá trình thí nghiệm cáp:
- Trước khi thí nghiệm phải xác định chính xác tuyến cáp đi từ đâu đến đâu? Phải tách 2
đấu cáp ra khỏi mọi thiết bị và đảm bảo khoảng cách giữa các đầu cáp khi thí nghiệm ( đo
điện trở cách điện và thử cao áp) không để phóng điện ngang sang các phần tử xung
quanh.
- Phải lập rào chắn hay căng dây báo hiệu quanh khu vực thí nghiệm tại 1 đầu cáp. Đầu kia
của cáp phải có người đứng giám sát an toàn.
- Với cáp có chiều dài lớn, thì khi thí nghiệm điện áp tăng cao, ta phải tăng điện áp hết
sức từ từ, nếu tăng nhanh thì máy thử sẽ tự cắt. Trường hợp này giống như cáp bị phóng
điện. Nếu không cẩn thận sẽ đưa ra kết luận sai.
- Trước khi ngừng thí nghiệm điện áp tăng cao, ta phải giảm điện áp thí nghiệm về điện
áp thấp nhất ≈ 0 KV, rồi mới được tắt máy thử.
- Thí nghiệm cao áp xong phải khử điện áp dư trên cáp ( theo đúng kĩ thuật theo từng
loại máy thử cao áp khác nhau )
- Nếu chập cả 3 pha của cáp mà quay mê gôm hoặc thí nghiệm điện áp 1 chiều tăng cao thì
kiểm tra dòng rò sẽ không thật chính xác vì :
Với cáp hạ thế nếu 2 pha, hay 3 pha ngắn mạch với nhau nhưng cách điện với vỏ tốt, thì
ta không phát hiện được sự ngắn mạch này !

Mê gôm mét
Hình 66a

BATA D
μA
ATM BATN

KV
220V

Hình 66b: thí nghiệm cao áp 1 chiều

I – THÍ NGHIỆM CÁP LỰC


1. Điện trở cách điện trước và sau thí nghiệm cao áp;
2. Đo dòng điện rò ở điện áp thí nghiệm cao áp 1 chiều.
3. Đo dòng điện rò theo thời gian duy trì điện áp thí nghiệm cao áp.

73
Điện áp thí nghiệm ( KV) ứng với điện
áp định mức cáp (KV) Thời gian duy trì điện
i cáp
áp thí nghiệm ( phút )
2 3 6 10 20 35 110

Cách điện giấy - dầu 12 18 36 60 100 175 300 10

Cách điện cao su 6 12 5

Nhựa tổng hợp 15 10

Điện áp định mức cáp (KV tương ứng U thí nghiệm(kV) Thời gian
Cáp XLPE 1,8/3 3,6/6 6/10 8,7/15 12/20 18/30 duy trì điện
0,6/1 áp thí nghiệm
(3,6) (7,2) (12) (17,5) (24) (36)
(phút)
Trước lắp đặt 8,4 15,6 26,4 36 52,8 72 108 5

Sau lắp đặt và


đang vận 6 11 18,5 25 37 50 76 15
hành
R cách điện 0,5M  500M

I rò Tùy thuộc vào loại cáp và chiều dài của cáp, cũng như việc thi công đường
cáp

I – CÁCH XÁC ĐỊNH ĐÚNG ĐƯỜNG CÁP ĐỂ CÔNG TÁC.


Khi đi Thí nghiệm định kì, hoặc đi giải quyết sự cố, thì công tác bàn giao tiếp nhận đúng đường
cáp cần thí nghiệm là rất quan trọng. Nếu bàn giao tiếp nhận không đúng đường cáp thì hậu
quả khôn lường ( bị tai nạn điện, chêt người , hỏng thiết bị vv…)
Cách xác định đúng đường cáp tiến hành như sau ( hình 67)
a) Nhận bàn giao đường cáp, dùng bút điện kiểm tra hết điện tại 2 đầu cáp.
b) Nối tắt 3 pha tại 1 đầu cáp.
c) Dùng đồng hồ vạn năng , để thang đo ôm, đo từng cặp pha ( đo RAB, RBC, RAC) nếu:
- Nếu đo RAB = RBC = RAC = 0 thì đúng là đường cáp được bàn giao.
- Nếu 1 lần đo điện trở R = 0, còn 2 lần đo còn lại = ∞ thì cáp bị đứt 1 pha . Đây cũng
là đường cáp được bàn giao.
- Nếu cả 3 lần đo mà R = ∞ thì có thể là 2 pha bị đứt hoặc đường cáp bàn giao không
đúng. Vậy ta phải rút ngay ra khỏi hiện trường và yêu cầu xác định lại đường cáp bàn
giao cho chính xác. Khi xác định lại đúng đường cáp cần kiểm tra thì mới tiến hành làm
thí
nghiệm! B
C
A
1 2
3
Ω
I II

Vạn năng Đai thép vỏ cáp

74
Hình 67: cách xác định đúng cáp cần thí nghiệm

75
B
C
A
1 2 3
M
I II
Đai thép vỏ cáp

Vạn năng
Hoặc

Hình 67: cách xác định các pha của cáp, có vỏ thép

Cách xác định các pha của các loại cáp.


1. Cách làm bộ xác định các pha của cáp.
- Dùng 1 cục pin hàn 2 dây đo vào như hình 68.
- Dùng 2 đi ốt phát quang - đèn lét ( D1 là đèn lét đỏ, D2 là đèn lét xanh ). 2 đèn này
đấu ngược cực tính như hình 68a.
- Kiểm tra cực dương và cực âm của đèn lét như hình 68b. Chân I là cực dương ( I+ ) ,
Chân II là cực Âm ( II - ). Đánh dấu Cực dương và cực Âm đèn lét D lại.
I
+
D1 I (+) + D1
II D2
+ II (- )
D2
Hình 68a
+ +
D1

D2 _
Hình 68b
Hình 68 Hình 68a
2. Kiểm tra xác định các pha của cáp cao thế vỏ cáp không có đai thép ( như hình 69 ).
- Tại 1 đầu cáp ta ghi chữ các pha là A, B, C. ( qui ước là các pha A, B, C )
- Đưa dương pin vào pha ghi chữ A, âm pin vào pha ghi chữ B.
- Đưa đầu que đo ( I+ ) của đèn lét vào 1 pha, đầu que đo ( II - ) vào 1 pha khác. Đèn lét D1 phát
sáng thì: đầu ( I) là pha A; Đầu ( II ) sẽ là pha B. Nếu đèn D2 xanh phát sáng thì đầu II là pha A,
còn đầu I sẽ là pha B.
Pha còn lại là pha C. Như vậy, xác định 1 lần là tìm ra các pha của cáp ngay.

A I +
D1
A
B B II D2
+
+ C
C
3V
Hình 69

76
3.Trường hợp cáp hạ thế có 4 pha (A, B, C, N ) ( như hình 5 )
 Xác định pha A, B tương tự như trường hợp trên ( hình 4 )
 Chuyển nguồn pin ( cực + vào pha C, âm pin vào pha trung tính N)
 Đưa bộ đèn lét dò 2 đầu của cáp còn lại ở đầu kia của cáp ( như hình 5).
Khi đèn lét D1 phát sáng thì đầu ( I +) nối vào sẽ là pha C, còn đầu ( II - ) nối vào là pha N.
Nếu đèn D2 phát sáng Thì đầu II là pha C, còn đầu I là pha N.
A
A
B B
I +
C D1
C
N
+ Hình 70 II D2
3V N +

4. Trường hợp dò tìm xác đinh 2 đầu của 1 dây dẫn trong cáp nhiều dây dẫn điện. ( hình 71
)
Trong những cáp thông tin, cáp điều khiển thì 1 cáp có nhiều dây dẫn điện. Muốn xác định chính
xác 2 đầu của 1 sợi dây dẫn 1 cách chính xác và nhanh nhất thì ta dùng bộ xác định gồm Pin và
đền lét như trên hình 1 & 2.
Cách tiến hànn:
- Tại đầu I cáp ta đáng số từ 1 theo thứ tự là đến đầu cuối ( 1,2,3,4 …n ) đến hết các đầu
dây dẫn.
- Đưa cực âm pin vào đầu số 1, cực dương pin vào đầu số 2.
- Dùng 2 đầu que dò đèn lét dò tìm các cặp đầu dây cho đến khi 1 đèn phát sáng. lúc này ta
đánh dấu:
- Nếu D1 phát sáng : đầu (II - ) ở đầu dây dẫn nào sẽ là chân 1. Đầu ( I +) đấu vào đầu
dây dẫn nào thì đầu đó đánh dấu số 2.
- Nếu D2 phát sáng : đầu I ở đầu pha dẫn nào thì là chân
- Tại đầu I cáp: Cố định âm pin vào đầu 1, chuyển đầu dương pin sang đầu 3. Tại đầu II cáp
, ta cố đinh chân ( II - ) vào đầu 1 vừa xác định được. Sau đó đưa đầu (I + ) dò các đầu
các dây, khi đèn lét sáng thì đó là đầu số 3. Cứ tiến hành tương tự ta xác định được các
đầu các dây dẫn còn lại.
5
4
3
I II I +
2 D1
1 2

Hình 71 II D2
3V 1 +

77
Chương VIII: ĐIỆN TRỞ TIẾP ĐẤT VÀ ĐIỆN TRỞ SUẤT.

I. Đo điện trở tiếp đất cột và hệ thống


I.1. Mục đích :
Kiểm tra khả năng thoát điện năng do sét hoặc dòng điện rò từ hệ thống xuống đất nhằm
đảm bảo an toàn cho người và thiết bị .
I.2. Sơ đồ
a/ Đo điện trở tiếp đất cột :
Khi độ dài cọc đóng dưới 6m ta có các sơ đồ sau :

Rd
30m

Rx
15m
30m

Rf

Hình 1 . Sơ đồ hình tia đo điện trở tiếp đất cột đóng theo chiều thẳng đứng, độ dài cọc
dưới 6m

Rd
Rx Rf
30m 15m

Hình 2 . Sơ đồ đường thẳng đo điện tiếp đất cột đóng theo chiều thẳng đứng, độ dài cọc
dưới 6m

Trong các sơ đổ H1 , H.2 và các sơ đồ:


Rx - Cọc cần đo điện trở tiếp đất
Rd - Cọc dò
Rf - Cọc phụ

Khi độ dài cọc đóng sâu dưới đất lớn hơn 6m ta có các sơ đồ sau
Rd

a
a
Rx

Rf

Rd
Rx Rf
a a

78
Hình 3 . Sơ đồ đo điện trở tiếp địa cọc đóng thẳng đứng, độ dài cọc trên 6m. Trong đó a > 3 lần
chiều dài cọc .
Các cọc dò và cọc phụ có đường kính 10 - 20mm dài 0,8-1m , được đóng sâu dưới mặt đất trên
0,5m.
Ở những nơi có sẵn các kết cấu kim loại có thể sử dụng các kết cấu này thay cho cọc phụ và
cọc dò với điều kiện chúng không trực tiếp tiếp xúc với nhau, nghĩa là các điểm đấu dây không
phải là phần tử của cùng một kết cấu kim loại.
b/ Đo điện trở tiếp đất của hệ thống
Hệ thống tiếp đất được tạo bởi ít nhất 3 cọc hoặc điện cực được đóng sâu dưới đất có liên kết
kim loại với nhau .
B Rd
5D

Rx
D D
A
C

5D
Rf
D

Hình 4: Sơ đồ hình tia đo tiếp địa hệ thống

Rx Rd Rf
D
A
C 1,5D 1,5D

Hình 5 . Sơ đồ đường thẳng đo điện trở tiếp đất hệ thống

D - đường kính hệ thống là khoảng cách xa nhất của các điện cực trong hệ thống.
Đôi khi để giảm điện trở tiếp đất của hệ thống người ta phải làm thêm những hệ thống phụ
và nối chung với hệ thống chính . Khi đó đường kính hệ thống được tính là khoảng cách xa
nhất của các điện cực trong toàn bộ hệ thống chính và phụ .

Hệ thống phụ
Đường liên kết Hệ thống chính

Hình 6 . Sơ đồ hệ thống tiếp đất chính - phụ


79
I. 3. Một số sơ đồ với máy đo cụ thể
a/ Đo điện trở tiếp đất bằng phương pháp Vôn – Ampe
Khoảng cách giữa các cọc và điểm đo theo các sơ đồ trên .
Đóng điện, nâng từ từ điện áp sao cho dòng điện qua Am pe mét nằm trong khoảng 20 -30A ,
đọc trị số trên Vôn mét và Am pe mét .

220V 50Hz

AB

T1

A
T2

Rx Rd Rf
Hình 7- Sơ đồ đo điện trở tiếp đất bằng phương pháp Vôn – Ampe

AB - Áp tômát hoặc bảo vệ tương đương


T1 - Biến áp điều chỉnh vô cấp
T2 - Biến áp cách ly
A – Am pe mét
V – Vôn mét
Nếu điện trở cọc dò nhỏ hơn điện trở vôn mét ( điện trở cọc dò ≤ 0,02 điện trở Vôn mét ) thì có
thể bỏ qua điện trở cọc dò và điện trở cần đo Rx được tính :

U
R= [Ω,V,A]
I
Nếu điện trở cọc dò đáng kể so với điện trở Vôn mét thì phải quy đổi điện áp giáng trên Rx:

Rd
Ux = U ( 1 + ) [ V, Ω ]
Rv

Có thể dùng phương pháp ba điểm đo để tính Rx, trong phương pháp này ta lần lượt tạo dòng
điện trong các cặp cọc và đo điện áp giáng trên mỗi cọc với cọc còn lại. Từ hệ thống phương
trình có thể tìm ra Rx

80
b/ Đo điện trở tiếp đất bằng Terômét M416

Rx Rd Rf

10
1 2 3 5 20
1

K
S
I

N M

Hình 8 . Đo điện trở tiếp đất bằng Terômét M416

1,2 ,3,4 – các cực của terômét


N – nút ấn
M – núm xoay
I – thang hệ số
nhân S - mặt số
Đấu sơ đồ như hình vẽ .
Để khoá I ở vị trí K , ấn nút N, xoay M để cân bằng kim:
 nếu trị số ở khoảng dưới 5 Ôm thì các cọc dò và cọ phụ đạt yêu cầu.
 Nếu trị số lớn hơn 5 Ôm thì xem lại cọc dò, cọc phụ .
Nhả nút N, chuyển khoá I sang vị trí 1 hoặc bất kỳ vị trí nào thích hợp trừ vị trí K. Ấn nút N,
dùng M để cân bằng kim.
Giá trị điện trở bằng trị số đọc trên mặt số nhân với hệ số nhân: Rx = K. Rmặt số

81
C/ Đo điện trở tiếp đất bằng Terômét YEW 3235

Rx Rd Rf

E P C M

B V Ώ

Hình 9 . Sơ đồ đo điện trở tiếp đất bằng Terômét YEW


3235 E , P , C – các cực của Terômét
S - mặt số
M – núm xoay
V – Khoá chuyển đo điện áp hoặc điện trở
B - vị trí đo điện áp , kiểm tra nguồn
Ώ - vị trí đo điện trở
Tiến hành:
1. Đấu sơ đồ như hình vẽ.
2. Để khoá V ở vị trí B, ấn nút N nếu kim nằm trong giải mầu xanh thì nguồn còn đủ dùng, nếu
ngược lại hãy thay pin.
3. Để khoá V ở vị trí V, ấn nút N, đồng hồ sẽ chỉ giá trị điện áp nhiễu do dòng điện trong đất
gây nên, điện áp này làm sai lệch kết quả đo. Nhả nút N. Thay đổi vị trí các cọc dò , cọc phụ
và lặp lại thao tác 3 để tìm vị trí có điện áp nhiễu nhỏ nhất.
4. Để khoá V ở vị trí Ώ, ấn nút N và dùng núm M để cân bằng kim. Đọc trị số Rx tại vị trí kim
cân bằng. Nhả nút N.
I.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị điện trở nối đất đo được
a/ Vị trí tương đối giữa các cọc.
Lx-d1 là khoảng cách giữa cọc dò và điểm cần đo.
U1 là điện áp tương ứng giữa cọc dò và điểm cần đo.
Trên hình 10 ta thấy nếu khoảng cách Lx-d1 nhỏ hơn L - xd thì U1 nhỏ hơn U và do đó điện trở
đo được Rx1 cũng nhỏ hơn giá trị thật Rx.
Tình hình cũng tương tự khi Lx-d1 lớn hơn Lx-d song khi đó điện trở đo được lớn hơn giá trị thật
Rx.
Nếu khoảng cách giữa cọc phụ và điểm cần đo điện trở tiếp địa quá nhỏ: độ dốc của đường
cong phân bố điện áp rất lớn nên khó tìm được đúng điểm cắm cọc dò.
82
b/ Hướng của cọc so với đường dây
Khi đo điện trở tiếp đất của các cột trên đường dây tải điện cần chú ý:
Nếu các cọc của các cột có liên kết kim loại với nhau thì khi đó phải cô lập tiếp đất tại điểm cần
đo,
nghĩa là tách nó ra khỏi các phần tử khác
U

U1
L

Lx-d1

Lx-d

Hình 10 . Phân bố điện áp trên đất khi đo điện trở tiếp địa.
Phải chú ý đến các biện pháp an toàn để tránh nguy hiểm do có sét hoặc quá điện áp gây ra
cho người và thiết bị.
Nên bố trí sơ đồ đo sao cho hướng từ điểm cần đo đến các cọc dò, cọc phụ vuông góc hoặc
gần vuông góc với hướng đường dây, không nên chạy song song với đường dây vì dễ bị
nhiễu.
c/ Sơ đồ đo và máy đo:Khi đo các điện trở tiếp địa có trị số nhỏ phải dùng máy đo có 4 cực
đo và dùng hai dây riêng biệt đấu với điểm cần đo. Nếu máy đo chỉ có 3 cực hoặc máy đo 4
cực song lại nối tắt ngay đầu cực và dùng một dây nối với điểm cần đo thì điện trở đo được sẽ
cộng thêm cả phần dây đo.
d/ Độ ẩm của đất khi đo:Tiêu chuẩn điện trở tiếp địa của thiết bị là trị số giới hạn đảm bảo an
toàn cho người và thiết bị cũng như sự vận hành an toàn của thiết bị và lưới . Điện trở tiếp địa
đo được lại phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái của đất khi tiến hành đo. Nếu đất ẩm thì điện
trở tiếp địa đo được nhỏ hơn khi đất khô. Chính vì vậy sau khi đo được điện trở tiếp địa, người
ta phải hiệu chỉnh theo trị số mùa.Đó là hệ số đã được thực nghiệm và tính toán để đảm bảo
rằng: Nếu trị số điện trở tiếp địa của một điểm nào đó đã được hiệu chỉnh theo hệ số mùa và
nằm trong tiêu chuẩn thì các trị số điện trở thực tế của nó trong cả năm cũng sẽ không vượt
quá tiêu chuẩn cho phép.
Bảng hệ số mùa ứng của một số loại tiếp địa cụ thể
Đặt sâu 0,7- 0,8m Đặt sâu 0,5m
Dạng tiếp địa Kích thước cọc
K1 K2 K3 K1 K2 K3
Điện cực nằm ngang L=5m 4,3 3,6 2,9 8,0 6,2 4,4
Cọc đóng thẳng đứng dài 5m ≥ 10 cọc 1,5 1,4 1,3 2,0 1,9 1,7
L = 2,5m 2,0 1,75 1,5
Một cọc đóng thẳng đứng L = 3,5 m 1,6 1,4 1,3
L = 5m 1,3 1,23 1,15
K1 – dùng khi đo đất ẩm, trời mưa
K2 – dùng khi đo đất ẩm vừa, trời mưa nhỏ
K3 – dùng khi đo đất khô, trời nắng
Rx = K . Rx đo
83
II. Đo điện trở suất của vùng đất
2.1. Mục đích : Xác định khả năng tiêu tán năng lượng điện của vùng đất được đo, phục vụ
việc thiết kế và đánh giá trị số điện trở tiếp địa đo được.
2.2. Phương pháp
a/ Đo bằng terômét
a a a

1 2 3 4

Hình 11. Sơ đồ đo điện trở suất của đất bằng


terômét Đấu sơ đồ như hình vẽ, trong đó chú ý:
 4 cọc được đóng thẳng hàng trong vùng đất cần đo điện trở suất
 khoảng cách a giữa các cọc được xác định theo h là chiều sâu lớp đất cần đo: a  4h/3
 Độ sâu của cọc dưới mặt đất L được xác định theo h : L ≥ h/20
Điện trở suất  được tính theo công thức:  = 2.a.Rx
Trong đó : Rx là điện trở hiển thị trên máy đo
b/ Đo bằng phương pháp Vôn – ăm pe
Trong sơ đồ hình 12 . khoảng cách giữa các cọc, chiều sâu cọc đóng xuống đất tương tự
như phương pháp đo bằng terô mét.
Công thức tính điện trở suất:  = 2.a.U/I
trong đó U và I là trị số điện áp và dòng điện đo được bằng Vôn mét (V) và ămpe mét ( A )
220V 50Hz

AB

T1

T2
A
V

1 2 3 4
Hình 12 . Sơ đồ đo điện trở suất của đất bằng phương pháp V-A

84
Điện trở tiếp
Tên thiết bị Đặc tính thiết bị Ghi chú
địa ( )

0,5
Thiết bị điện, điện Trung tính nối đất trực tiếp
áp >1000V (trừ
đường dây trên
Trung tính cách điện 250/I < 10( )
không )
Nối đất của chống sét riêng 25
rẽ
15 Lưới 660/380V
Trung tính nối đất trực tiếp
30 Lưới 380/220V
Thiết bị điện, điện 60 Lưới 220/127V
áp <1000V (trừ Trung tính nối đất qua tổng 2 Lưới 660/380V
đường dây trên trở 4 Lưới 380/220V
không ) 8 Lưới 220/127V
10 S biến áp <100KVA
Trung tính cách điện
4 S biến áp >100KVA
10  < 100 .m
15 100.m <  < 500 .m
Tiếp địa cột , xà ...
20 500.m <  < 1000 .m
Đường dây trên
30  >1000 .m
không
Thiết bị đặt trên cột 10 Đường dây 3-35KV
điện áp >1KV
Cuối đường dây dẫn
Chống sét 5 đến trạm có máy điện
quay
10 Lưới 660/380V
Cột có tiếp địa lặp lại ở lưới
30 Lưới 380/220V
Đường dây trên trung tính nối đất trực tiếp
60 Lưới 220/127V
không
Cột sắt ở lưới trung tính 50
điện áp < 1KV
cách điện
Tiếp địa 30

85
Đo điện trở thực tế .

Rd
Rf
R
E P C M
≥ 0,8mét
0,5 mét Đất ẩm

B V Ώ N

Hình 13: đo điện trở tiếp đất


cột

86
Chương IX -Thử đồng vị pha
1- Mục đích:Thử đồng vị pha nhằm xác định các pha trong hai nguồn cấp đến có đúng các
pha với nhau không ? để quá trình vận hành chuyển đổi nguồn không làm thay đổi thứ tự
pha ( nếu phụ tải là động cơ mà thay đổi thứ tự pha từ thứ tự thuận sang nghịch, sẽ quay
ngược, Đặc biệt khi ta hòa 2 nguồn với nhau sẽ gây ra ngắn mạch các pha …)
Cách thử nghiệm: dùng bút thử nghiệm ( chiều 2 đầu mũi tên biểu tượng cho bút thử như
hình vẽ dưới: khi thử hàm trên và hàm dưới máy cắt thì đèn tăt – khi đó hàm trên và hàm
dưới đồng vị pha)
T G P T G P T G P

T G
T G P T G P
P

T G P T G P T G P

T G T G P T G P
P
Các chú ý: Khi thí nghiệm phải tập trung tư tưởng, không để dây nối giữa 2 sao thí nghiệm
chạm đất hay thành tủ. Hệ qui chiếu nhìn phía trước tủ vào phía trong các hàm tĩnh máy cắt theo
thứ tự: T – G – P ( Trái – Giữa – Phải ) thì từ mặt sau tủ máy cắt nhìn vào sẽ ngược 1800 là:
P – G – T .Hàng trên: các bảng thí nghiệm đồng vị pha có thể xảy ra 1 trong 6 trường hợp
này.

Trên Trên Trên


T G P T G P T G P
Dưới Dưới Dưới
T o s s T s o s T s s o
G s o s G s s o G o s s
P s s o P o s s P s o s

Trên
Trên T G P Trên
T G P Dưới T G P
Dưới Dưới
T
T T
G
G Đã đồng G
P 87
P vị pha P
Bảng trên cho biết cách đào pha của hàm dưới MC cho đồng vị với hàm trên MC

Trên Trên Trên


T G P T G P T G P
Dưới Dưới Dưới
T o s s T s s o T s s o
G s s o G s o s G o s s
P s o s P o s s P s o s

Trên Trên
T G P Trên T G P
Dưới T G P Dưới
Dưới
T T
T
G G
G
P P
P
Bảng trên cho biết cách đào pha của hàm dưới MC cho đồng vị với hàm trên MC

Nhìn từ phiá sau tủ MC

Trên Trên Trên


p G T P G T P G T
Dưới Dưới Dưới
P o s s P s o s P s s o
G s o s G s s o G o s s
T s s o T o s s T s o s

Trên
Trên P G T
Trên P G T Dưới
P G T Dưới
Dưới P
P P G
G Đã đồng G T
T vị pha T

Trên Trên Trên


P G T P G T P G T
Dưới Dưới Dưới
P o s s P s s o P s s o
G s s o G s o s G o s s
T s o s T o s s T s o s

Trên Trên Trên


P G T P G T P G T
Dưới Dưới Dưới
P P P
G G G
T T T

88
Bảng trên cho biết cách đào pha của hàm dưới MC cho đồng vị với hàm trên MC nhìn từ
mặt sau tủ MC ( Hệ qui chiếu ngược so với nhìn từ mặt trước của tủ máy cắt là 1800 )

Thử đồng vị pha Tại hàm máy cắt điện.

Thanh cái cao thế 22 – 35KV


A

C
Sứ xuyên MC

A B C
MC

C A B

Thảm cách điên

Cáp cao thế 22 – 35KV

89

You might also like