Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

------------------------

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: QUẢN LÝ TỔ CHỨC CÔNG

CHỦ ĐỀ: TỔ CHỨC

TỔ CHỨC: Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội


Lớp học phần: QLXH1122_01

Giảng viên: Lê Thị Thu Hương

Nhóm thực hiện: Nguyễn Phan Diệu Na (nhóm trưởng) - 11214092

Phạm Đức Hiếu – 11218916

Lã Thanh Hường – 11212565

Bùi Đức Minh – 11213759

Nguyễn Thị Minh Nguyệt - 11218924

Lê Hà Trang – 11215773

Đỗ Minh Tuấn – 11218931

Hà Nội, tháng 03/2024


2

MỤC LỤC
I. Tổng quan về Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội ............................................3 1.
Giới thiệu chung về Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội..............................3 1.1.
Tên gọi..............................................................................................................3 1.2. Hình
thức pháp lý, tư cách pháp nhân..............................................................3 1.3. Địa chỉ liên
hệ...................................................................................................3 1.4. Lĩnh vực hoạt
động...........................................................................................3 1.5. Sứ mệnh, tầm nhìn và
triết lý hoạt động ..........................................................3 1.6. Lịch sử phát
triển..............................................................................................4 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội............................5 II. Phân tích ưu, nhược điểm
theo 6 thuộc tính của cơ cấu tổ chức ................................6 1. Chuyên môn hóa và tổng
hợp hóa ...........................................................................6 1.1. Chuyên môn
hóa...............................................................................................6 1.2. Tổng hợp
hóa....................................................................................................6 1.3. Ưu, nhược điểm
của thuộc tính chuyên môn hóa và tổng hợp hóa..................6 2. Hình thành các bộ
phận ...........................................................................................7 2.1. Cơ cấu theo chức
năng .....................................................................................7 2.2. Cơ cấu theo địa
dư............................................................................................7 2.3. Ưu, nhược điểm của
thuộc tính hình thành các bộ phận ..................................7 3. Cấp quản lý và tầm quản
lý .....................................................................................8 4. Quyền hạn và trách
nhiệm.......................................................................................9 4.1. Quyền
hạn.........................................................................................................9 4.2. Trách
nhiệm......................................................................................................9 5. Tập trung và
phi tập trung của tổ chức....................................................................9 6. Phối hợp các bộ
phận của tổ chức .........................................................................10 III. Hoàn thiện cơ cấu
Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội ................................11 1. Đánh
giá.................................................................................................................11 2. Một số
sáng kiến để hoàn thiện .............................................................................11 2.1. Những
giải pháp chung trong tổ chức ............................................................11 2.2. Giải pháp về
công nghệ, chuyển đổi số..........................................................12 2.3. Giải pháp về nguồn
lực...................................................................................12
3

I. Tổng quan về Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội

1. Giới thiệu chung về Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội
1.1. Tên gọi
- Tên gọi đầy đủ: Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội
- Tên giao dịch: Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội
- Tên Tiếng Anh: Hanoi Power Corporation
- Thương hiệu: EVNHANOI
1.2. Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân
Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội là doanh nghiệp do Tập đoàn Điện lực Việt Nam
nắm giữ 100% vốn điều lệ, được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên và
hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con theo quy định của Luật Doanh nghiệp,
các quy định pháp luật có liên quan và Điều lệ Tổng công ty. 1.3. Địa chỉ liên hệ
Trụ sở: Số 69 Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố
Hà Nội.
1.4. Lĩnh vực hoạt động
- Phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện. -
Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện lực.
- Sửa chữa thiết bị điện.
- Giám sát lắp đặt thiết bị công trình, xây dựng hoàn thiện công trình điện dân dụng
công nghiệp.
- Sản xuất thiết bị điện.
- Lắp đặt hệ thống điện.
- Xây lắp các công trình điện.
- Thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 110KV.
- Xây dựng đường dây và trạm biến áp không giới hạn quy mô cấp điện áp. -
Tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
- Lập dự án; quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án; thực hiện dự án; điều hành, quản lý dự án. -
Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện.
- Bán lẻ đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện.
1.5. Sứ mệnh, tầm nhìn và triết lý hoạt động
- Sứ mệnh: Trở thành doanh nghiệp phân phối điện thuộc nhóm dẫn đầu khu vực
ASEAN.
- Tầm nhìn: Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điện phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế
và sinh hoạt của nhân dân Thủ đô. Vận hành cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định,
4

đặc biệt là cung cấp điện an toàn tuyệt đối phục vụ các hoạt động chính trị, an ninh quốc
phòng, văn hoá, ngoại giao của Đảng và Nhà nước diễn ra trên địa bàn Thủ đô. Kinh
doanh có hiệu quả, với chất lượng và dịch vụ tốt nhất
- Khẩu hiệu: “EVN thắp sáng niềm tin”
1.6. Lịch sử phát triển
Trước yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ mới, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà
nước tại công văn số 60/TTg-ĐMDN ngày 12/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập các Tổng công ty quản lý và phân phối điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt
Nam, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 738/QĐ-BCT
ngày 05/02/2010 của Bộ Công thương, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con
và là đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội được phê
duyệt tại quyết định số 401/QĐ-EVN ngày 14/10/2019 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
5

2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội

II. Phân tích ưu, nhược điểm theo 6 thuộc tính của cơ cấu tổ chức

1. Chuyên môn hóa và tổng hợp hóa


1.1. Chuyên môn hóa
Công ty gồm 1 tổng giám đốc, 4 phó tổng giám đốc, các trưởng ban và các giám đốc
công ty trực thuộc. Tất cả đều trực thuộc quản lý của ban tổng giám đốc. Các phòng ban
đều được bố trí chuyên môn hoá:
+ Phụ trách mảng Tham mưu (Ban pháp chế, ban kiểm tra và thanh tra..): Đề xuất
cho Tổng công ty triển khai công tác kế hoạch, sản xuất kinh doanh, điều hành hệ thống
điện, tích cực đóng góp quan trọng đối với việc cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã
hội. Ngoài ra đề xuất và đưa ra các giải pháp cụ thể trong công tác cân bằng tài chính;
triển khai các biện pháp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; nâng
cao chất lượng; đẩy mạnh chuyển đổi số, văn hóa doanh nghiệp.
+ Phụ trách mảng Chuyên môn (ban kỹ thuật, ban an toàn…): tập trung đào tạo và
bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ
quản lý các cấp và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ lao động trực tiếp. 1.2. Tổng hợp hóa
Dễ dàng nhận thấy, tính tổng hợp của EVNHANOI còn hạn chế, chủ yếu thể hiện ở
Ban Tổng Giám Đốc.
Ban Tổng giám đốc của EVN Hà Nội gồm 5 thành viên, bao gồm: 1 Tổng Giám đốc
và 4 Phó Tổng giám đốc. Các phó tổng giám đốc không phụ trách những nhiệm vụ riêng
biệt mà sẽ luân phiên đảm nhận và xử lý các nhiệm vụ của ban Tổng giám đốc tùy thuộc
vào sự phân công của Tổng giám đốc
Ngoài ra, mỗi ban mặc dù có những công việc hướng đến mục tiêu chung của tổng
công ty và có những am hiểu về công ty nhưng cũng như việc vì tính chuyên môn quá cao
mà các ban khó có thể đảm nhiệm hay hoán đổi các nhiệm vụ của nhau. 1.3. Ưu, nhược
điểm của thuộc tính chuyên môn hóa và tổng hợp hóa Ưu điểm:
+ Một điểm mạnh lớn của EVNHANOI là đã thành công tái cơ cấu để sở hữu một
bộ máy tổ chức tiên tiến, tinh gọn. Việc ban Tổng hợp và ban Kiểm soát nội bộ được đưa
lên vị trí cùng với Hội đồng thành viên, tiếp đó mới đến giám đốc đã thể hiện sự nghiêm
túc, chặt chẽ ngay từ khâu tổ chức bộ máy.
+ Phân ra các phòng ban rõ ràng trên cơ sở thực hiện các chức năng cụ thể giúp phát
huy điểm mạnh của nhân viên trong ngành và giúp việc quản lý dễ dàng hơn. Ngày
14/12/2022, tại Lễ Vinh danh và Trao chứng chỉ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN cho các kỹ
sư Việt Nam, ngành điện Thủ đô có 105 kỹ sư được công nhận kỹ sư chuyên nghiệp
ASEAN.
Nhược điểm:
7

+ Tổng công ty và hầu hết các đơn vị trực thuộc chưa tổ chức riêng bộ phận thực
hiện chức năng phân tích đánh giá rủi ro làm cơ sở thiết lập các thủ tục kiểm soát nội bộ.
+ Các ban thiếu sự liên kết với nhau, các ban hoạt động riêng rẽ và chỉ có Ban Tổng
Giám đốc phụ trách quản lý chung các ban. Điều này tạo ra khó khăn, vướng mắc khi phải
thực hiện những công việc phức tạp, đòi hỏi sự hợp sức của nhiều bộ phận.
+ Ở EVN Hà Nội việc chuyên môn hóa quá mức như vậy dễ hạn chế tầm nhìn của
cán bộ quản trị.

2. Hình thành các bộ phận


2.1. Cơ cấu theo chức năng
Mô hình tổ chức của Tổng công ty Điện lực Hà Nội mang tính cơ cấu theo chức
năng với việc được chia thành 16 các ban khác nhau với tính chuyên môn và nhiệm vụ
riêng biệt.
+ Ban văn phòng: điều hành công tác văn thư; công tác quản trị, lễ tân, phương tiện
đi lại phục vụ công tác Cơ quan; công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho các
nhân viên của EVNHANOI
+ Ban Tổ chức và nhân sự: điều hành công tác tổ chức bộ máy, đổi mới và phát triển
doanh nghiệp, cán bộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, lao động, tiền lương, y tế, vệ
sinh lao động, thi đua và khen thưởng
+ Ban An Toàn: điều hành công tác an toàn gồm: an toàn lao động, bảo hộ lao động,
an toàn điện, hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, văn hóa an toàn, phòng cháy chữa
cháy và cứu nạn cứu hộ, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, an toàn trong đầu tư
xây dựng của EVNHANOI
2.2. Cơ cấu theo địa dư
EVN Hà Nội có cơ cấu tổ chức theo địa dư. Bên cạnh 16 phòng ban giúp việc cho
Ban Tổng Giám Đốc còn có 38 đơn vị phụ thuộc là những công ty điện lực được chia ra
phụ trách theo vị trí địa lý của TP Hà Nội.
+ Công ty điện lực Hoàn Kiếm: có nhiệm vụ đảm bảo vận hành cung ứng điện an
toàn, liên tục, ổn định phục vụ các hoạt động chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng,
văn hóa, xã hội, phát triển kinh tế và đời sống nhân dân trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, với
xấp xỉ 50.000 khách hàng sử dụng điện.
+ Công ty điện lực Hai Bà Trưng: thực hiện nhiệm vụ quản lý vận hành, kinh doanh
bán điện trên địa bàn huyện Ba Vì.
2.3. Ưu, nhược điểm của thuộc tính hình thành các bộ phận
Ưu điểm:
+ Về cơ cấu tổ chức, do công ty đã và đang thực hiện tương đối thành công quá trình
tái cơ cấu nên cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ và các công ty thành viên của
Tổng công ty được xây dựng theo mô hình thống nhất, giúp các đơn vị chủ động và tự chủ
trong hoạt động của mình
8

+ Tạo ra sự đa dạng trong danh mục sản phẩm của tập đoàn, giúp tăng cơ hội thị
trường và đáp ứng nhu cầu điện cũng như nhu cầu về các mảng kinh doanh khác. + Việc
mở rộng của EVN Hà Nội đến từng vùng cũng giúp cho EVN hiện nay vẫn nằm trong top
dẫn đầu nhu cầu về thị trường điện trên cả nước.
+ Các công việc về cơ bản đã được hoàn thiện, sẵn sàng đi vào hoạt động trước khi
đưa đến ban lãnh đạo phê duyệt
Nhược điểm:
+ Chi phí tăng: do mỗi ban hay mỗi công ty cần có những khoản hoạt động riêng
biệt, cần có những sự đầu tư riêng
+ Công ty có thể gặp khó khăn trong việc điều phối hoạt động và chiến lược giữa
các ban đặc biệt khi chúng hoạt động trong các ngành khác nhau. Điều này đòi hỏi sự hòa
nhập và quản lý thông tin hiệu quả.
+ Hạn chế việc phát triển ban quản lý chung cho công ty, người đứng đầu các ban
chỉ giỏi trong lĩnh vực của mình mà chưa đủ năng lực để hướng dẫn, chỉ bảo thành viên
trong các ban khác.

3. Cấp quản lý và tầm quản lý


Từ sơ đồ cơ cấu, EVN HANOI phát triển theo tầm quản lý rộng.
Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên EVNHANOI là đại diện chủ sở hữu nhà
nước trực tiếp tại EVNHANOI. Hội đồng thành viên có quyền nhân danh EVNHANOI để
quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và
quyền lợi của EVNHANOI.
Tổng giám đốc là thành viên Hội đồng thành viên EVN do Bộ Công Thương bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật.
Ưu điểm: Từ mô hình cơ cấu tổ chức, có thể nhận thấy EVN Hà Nội đã cố gắng làm
giảm số cấp quản lý để có thể kết hợp được những ưu điểm của cơ cấu tổ chức chức năng
và bên cạnh đó là nâng cao hiệu quả chuyên môn làm việc.
Nhược điểm:
Tầm quản lý của Ban giám đốc quá rộng, ngoài việc quản lý công việc của công ty
do các phòng báo cáo, Ban giám đốc còn phải quản lý thêm các chi nhánh gây ra sự quá tải
trong công việc. Đặc biệt theo mục tiêu những năm 2016-2025 đòi hỏi EVNHANOI phải
đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ mới, tăng nhu cầu thông tin phục vụ quản lý, ra
quyết định. Vì vậy, lãnh đạo EVN HANOI càng phải dành thời gian nhiều hơn cho việc
đào tạo, bồi huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, công nghệ thông
tin để đáp ứng yêu cầu công việc, sắp xếp thời gian để điều hành hoạt động sản xuất - kinh
doanh nhằm hoàn thành các chỉ tiêu hàng năm với yêu cầu ngày càng cao.
Cơ cấu hình tháp khiến cho sự phát triển của các nhân viên tại các ban chỉ nằm trong
phạm vi của một nhóm chức năng. Điều này cũng dựa trên cơ sở của việc chuyên môn
hóa.
9

Thường sử dụng phương thức hành chính ra lệnh – kiểm tra. Công việc được mô tả
chi tiết và được kiểm soát gắt gao. Vì vậy có thể gây ra những áp lực trong công việc cho
các cấp dưới.

4. Quyền hạn và trách nhiệm


4.1. Quyền hạn
Cơ cấu tổ chức của công ty sử dụng cả 3 loại quyền hạn: trực tuyến, chức năng và
tham mưu.
- Quyền hạn trực tuyến: cho phép nhà lãnh đạo cấp cao Tổng giám đốc chỉ đạo
các hoạt động hàng ngày của EVNHANOI tới các ban chuyên môn sau khi các mục
tiêu, kế hoạch, nghị quyết, quyết định được Hội đồng thành viên thông qua.
- Quyền chức năng: Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn
phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ do Tổng giám đốc EVNHANOI quyết định
sau khi được Hội đồng thành viên EVN HANOI chấp thuận.
- Quyền tham mưu: Gồm có Văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ có
chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc trong quản lý,
điều hành EVNHANOI.
4.2. Trách nhiệm
Hội đồng thành viên EVNHANOI chịu trách nhiệm trực tiếp trước tổng công ty
điện lực EVN, trước pháp luật về hoạt động và về các quyết định của EVNHANOI Tổng
giám đốc EVNHANOI chịu trách nhiệm trước Bộ Công Thương, Hội đồng thành viên
EVN và trước pháp luật về điều hành hoạt động hàng ngày của EVN, về thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao.
Các ban chuyên môn chịu trách nhiệm về những công việc được giao trước Tổng
giám đốc.
5. Tập trung và phi tập trung của tổ chức
EVNHANOI có một cơ cấu tổ chức tập trung, trong đó quyền lực quản lý và ra
quyết định thường tập trung ở các cấp độ cao trong tổ chức. Chế độ Hội đồng quản lý,
Tổng giám đốc – hay chế độ một người chỉ huy của EVNHANOI tạo ra sự dẫn dắt trực
tiếp cùng nguyên tắc lãnh đạo tuyệt đối → việc hoạch định chiến lược diễn ra nhanh
chóng, đội ngũ cấp dưới nắm bắt thông tin và hành động đồng bộ.
Ưu điểm:
+ Quyết định nhanh chóng: Tính tập trung giúp EVNHANOI có khả năng ra
quyết định nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt là đối với các quyết định chiến lược và
quản lý cấp cao.
+ Đồng nhất trong hướng dẫn: Cơ cấu tập trung giúp đảm bảo sự đồng nhất trong
việc hướng dẫn và thực thi chiến lược tổ chức trên toàn bộ tập đoàn, giúp EVN duy trì sự
thống nhất và mạnh mẽ.
10

+ Phản ứng linh hoạt: Cấu trúc phi tập trung cho phép các đơn vị hoạt động độc
lập và phản ứng linh hoạt đối với các thách thức và cơ hội cụ thể tại địa phương hoặc
ngành công nghiệp.
+ Tăng cường sáng tạo: Tính phi tập trung thúc đẩy sự sáng tạo và sự năng động tại
các đơn vị cụ thể, bằng cách cho phép họ phát triển và thích nghi với môi trường cụ thể
mà họ hoạt động trong đó.
Nhược điểm:
+ Rủi ro về quyết định: Tính tập trung có thể tạo ra rủi ro khi mọi quyết định quan
trọng đều được đưa ra từ cấp quản lý cao nhất mà không có sự đánh giá kỹ lưỡng từ các
cấp dưới.
+ Thiếu sự linh hoạt: Mô hình tập trung có thể làm hạn chế sự linh hoạt và khả năng
thích nghi của tổ chức khi phải đối mặt với biến động và thách thức. + Rủi ro mất kiểm
soát: Sự phân tầng và tăng cường độc lập có thể dẫn đến rủi ro mất kiểm soát và sự phân
tán trong quản lý và hoạt động.

6. Phối hợp các bộ phận của tổ chức


Phối hợp trực tiếp giữa lãnh đạo EVNHANOI với lãnh đạo EVN qua các buổi
họp về việc giám sát kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính cũng như tiến độ
thực hiện các dự án so với chỉ tiêu EVN đã đề ra thông qua những văn bản, nghị quyết
trước đó.
Ngoài ra lãnh đạo EVN HANOI còn quản lý các cán bộ công nhân viên của các
phòng ban chuyên môn thông qua Hệ thống phần mềm quản lý nhân sự; quản lý đầu tư
xây dựng; quản lý kỹ thuật vận hành (PMIS-Power Network Management Information
System; chương trình OMS, SS-Smart Simulator...) quản trị tài chính-kinh doanh (MMIS,
CMIS...)
Ưu điểm:
+ Sự phối hợp toàn diện giữa các bộ phận trong tổ chức dẫn đến tăng tính hiệu
quả trong việc thực hiện các dự án, nâng cao hiệu suất cùng chất lượng sản phẩm và
dịch vụ, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng cùng tính linh hoạt trong việc
thích nghi các sự thay đổi của thị trường.
+ Tạo sự đoàn kết giữa các nhân viên trong doanh nghiệp và sự gắn kết của từng
nhân viên với công ty, tạo sự ổn định nhân sự và tiền đề cho việc phát triển đội ngũ cốt lõi
cho công ty.
Nhược điểm:
+ Khó khăn trong việc quản lý vì số lượng nhân sự, các bộ phận, chi nhánh→
giám sát các bộ phận chi tiết là một thách thức lớn.
+ Đòi hỏi cấp độ phối hợp cao: cần có sự đầu tư phối hợp trong thời gian dài vì cấp
độ cao nên các bộ phận, công ty cần có khả năng phối hợp tốt cùng người lãnh đạo toàn
diện.
11

+ Vì sự phối hợp nhiều nên khả năng chi phí hoạt động sẽ tăng cao, nên giám sát
chặt tránh trường hợp chi phí thực hiện tăng cao.
+ Dễ xảy ra mâu thuẫn vì cường độ phối hợp giữa các bộ phận cao.

III. Hoàn thiện cơ cấu Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội

1. Đánh giá
Một điểm mạnh lớn của EVNHANOI là đã thành công tái cơ cấu để sở hữu một bộ
máy tổ chức tiên tiến, tinh gọn; đồng thời, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ thông suốt
từ EVNHANOI tới các chi nhánh thành viên, góp phần quan trọng phòng ngừa rủi ro,
nâng cao hiệu quả công tác quản trị trong toàn EVN.
Thực hiện Chiến lược phát triển EVNHANOI, Tập đoàn đã xây dựng kế hoạch triển
khai cụ thể các nhiệm vụ; rà soát, sửa đổi ngành nghề kinh doanh. EVNHANOI đề ra các
chỉ tiêu nâng cao năng lực quản trị và tập trung vào 3 nhóm giải pháp: Hoàn thiện về thể
chế quản lý; hoàn thiện cách thức, công cụ quản trị; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực và cơ chế chính sách đãi ngộ đối với người lao động.
Nhà quản trị cấp cao của EVNHANOI cùng nhà quản trị cấp cao tại các công ty
thành viên thuộc Tập đoàn đã có những thay đổi đáng kể về phương châm quản lý và
phong cách điều hành. Các chính sách và thủ tục kiểm soát luôn được quan tâm đúng mức
và đã phát huy những tác dụng tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
EVNHANOI.
Do EVNHANOI đã và đang thực hiện tương đối thành công quá trình tái cơ cấu nên
cơ cấu tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ và các công ty thành viên của EVNHANOI
được xây dựng theo mô hình thống nhất, giúp các đơn vị chủ động và tự chủ trong hoạt
động của mình, chỉ còn một vấn đề là Công ty mẹ Tập đoàn và hầu hết các công ty thành
viên chưa tổ chức riêng bộ phận thực hiện chức năng phân tích đánh giá rủi ro là cơ sở
thiết lập các thủ tục kiểm soát nội bộ.
EVNHANOI là một trong những tập đoàn đi đầu trong việc thoái vốn đầu tư ngoài
ngành; tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp. Sau khi sắp xếp, đổi mới và tập trung vào
ngành, nghề kinh doanh chính, hoạt động của EVNHANOI thời gian qua đã được xã hội
và nhân dân đặc biệt trên địa bàn Hà Nội ghi nhận, Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành
đánh giá cao.
2. Một số sáng kiến để hoàn thiện
2.1. Những giải pháp chung trong tổ chức
Thúc đẩy sự liên kết khi làm việc với nhau, hạn chế những khó khăn, bối rối khi
phải thực hiện những công việc phức tạp, đòi hỏi hợp sức của nhiều bộ phận. Hỗ trợ giảm
bớt sự quá tải của ban giám đốc khi phải quản lý thêm các chi nhánh gây ra sự quá tải
công việc.
Xây dựng và thực hiện một số đề án lớn như Đề án Đào tạo chuyên gia, Đề án xây
dựng Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học, Đề án Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản
12

lý (bao gồm cán bộ quy hoạch và đương chức); chuẩn hóa hệ thống bồi dưỡng, thi và
kiểm tra sát hạch nghề cho công nhân; bắt đầu đưa hệ thống đào tạo trực tuyến (E learning)
áp dụng trong toàn bộ các đơn vị thuộc Tập đoàn và tăng cường đầu tư trang thiết bị thực
hành trong đào tạo…
2.2. Giải pháp về công nghệ, chuyển đổi số
Để đạt được các mục tiêu đề ra, đánh giá kỹ lưỡng những thuận lợi, khó khăn trong
triển khai chuyển đổi số. Đặc biệt, các hệ thống CNTT dùng chung đã cơ bản thống nhất
nghiệp vụ trong từng lĩnh vực hoạt động, đáp ứng những nghiệp vụ lõi trong công tác
quản lý điều hành. Tập đoàn cũng chuyển đổi các hệ thống ứng dụng từ phân tán sang vận
hành và khai thác tập trung ở các Trung tâm dữ liệu. Hầu hết các hệ thống CNTT cơ bản
đã chuyển sang ứng dụng công nghệ web, đáp ứng truy nhập bằng các phương tiện và từ
vị trí địa lý khác nhau.
“Số hóa quy trình nghiệp vụ”: Đẩy mạnh cải cách quy trình nghiệp vụ phù hợp với
quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong Tập đoàn, khuyến khích đổi mới, sáng
tạo. Trong công tác quản trị nội bộ lấy người lao động làm trung tâm để xây dựng các ứng
dụng số, cải tiến công việc bằng giải pháp mới cho việc sàng lọc, tìm kiếm và chia sẻ
thông tin, hỗ trợ tốt nhất cho công việc và tiết kiệm thời gian, sức lao động.
Tiếp tục lộ trình ứng dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động của Tập đoàn;
tận dụng thành tựu nghiên cứu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhân rộng các
Đề án mà EVNHANOI và các đơn vị đã và đang thực hiện có hiệu quả. 2.3. Giải pháp về
nguồn lực
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải có những giải pháp đồng bộ về quản lý,
đánh giá cán bộ, người lao động; cải cách tiền lương và các cơ chế khuyến khích người
lao động và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đào tạo chuyên sâu về kỹ năng quản lý cho Trưởng phòng, Phó phòng và các
chuyên viên nhằm đào tạo việc quản lý khoa học nhằm khắc phục nhược điểm cứng nhắc
của mô hình mang lại.
Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân
lực; đẩy mạnh chuyển đổi số và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; nghiên cứu,
thực hiện chiến lược chuyển dịch năng lượng…

You might also like