Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

THUONGMAI UNIVERSITY

FACULTY OF ENGLISH
TRANSLATION AND INTERPRETING DEPARTMENT

THEORY OF INTERPRETING AND TRASLATION

LECTURER: Nguyen Thi Xuan Phuong


ASSIGNMENT: No.10
STUDENTS: Do Thi Bich Ngoc_22D170159
Nguyen Thi Ngoc_22D170164
CLASS: 232_ENTI0311_01

HANOI, 2024
TEXT A. VN resists China intrusion
QUANG NGAI (VNS) – Fishermen from Ly Son Island off Viet Nam’s central coast
are still casting their nets around the Hoang Sa archipelago, their traditional fishing
ground, despite the presence of an illegal Chinese oil rig in the area. China set up the
rig with the aid of a large number of vessels, including warships, last weekend. Viet
Nam has said the move seriously violates Viet Nam’s sovereignty over the Hoang Sa
(Paracel) archipelago and its jurisdiction over its exclusive economic zone and
continental shelf. The act is also said to violate Viet Nam’s sovereignty over territorial
waters and threatens local fishermen’s operations. "It is unacceptable," said 39-year-
old fisherman Nguyen Hong from An Hai commune’s Fisheries Trade Union in Ly
Son island district, central Quang Ngai province. Another fisherman, Le Binh, said
fishermen would still operate in its traditional Hoang Sa and Truong Sa fishing
grounds to contribute to the nation’s economic development and protect its
sovereignty.
Meanwhile at Nghia Phu Fishing Port in Quang Ngai city, fisherman Tran Tho said he
had spent 30 years fishing around the Hoang Sa and Truong Sa (Spartly)
archipelagoes. He said his boat criss-crossed the area where China had positioned the
oil rig on his way to the Hoang Sa sea area. The Chinese oil rig has forced fishermen
to take a longer route to their fishing grounds, he said, maintaining that he and his
colleagues would not be intimidated. On the morning of May 9, thousands of people
in Ly Son Island and surrounding areas strongly protested China’s illegal act in the
East Sea.

2
Dịch văn bản A: Đỗ Thị Bích Ngọc_MSV: 22D170159
BẢN DỊCH
Việt Nam phản đối sự xâm phạm của Trung Quốc
QUẢNG NGÃI (VNS) – Ngư dân đảo Lý Sơn ngoài khơi duyên hải miền Trung Việt
Nam vẫn thả lưới, đánh bắt quanh quần đảo Hoàng Sa, ngư trường truyền thống của
họ, bất chấp sự hiện diện của giàn khoan dầu trái phép của Trung Quốc trong khu vực.
Vào cuối tuần trước, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan với sự yểm trợ của một số
lượng lớn tàu thuyền, bao gồm cả tàu chiến. Việt Nam cho rằng động thái này vi phạm
nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quyền tài phán
của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Hành động này cũng bị
cho là vi phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam và đe dọa đến hoạt động đánh bắt
của ngư dân địa phương. “Hành động này là không chấp nhận được”, ngư dân Nguyễn
Hồng, 39 tuổi, thuộc Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi, bức xúc nói. Một ngư dân khác, anh Lê Bình, cho biết ngư dân vẫn sẽ vươn khơi
bám biển, bám ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa để góp phần phát triển
kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Trong khi đó, tại Cảng cá Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi, ngư dân Trần Thọ cho
biết, ông đã có 30 năm đánh bắt quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên đường
tới vùng biển Hoàng Sa thì tàu của ông phải đi ngang qua khu vực Trung Quốc đặt
giàn khoan. Ông cho hay, sự xuất hiện của giàn khoan dầu Trung Quốc đã buộc ngư
dân phải đi đường vòng để đến ngư trường, nhưng đồng thời cũng khẳng định ông và
các thuyền viên của mình sẽ không e ngại gì. Sáng 9/5, hàng nghìn người dân đảo Lý
Sơn và các vùng lân cận đã biểu tình phản đối mạnh mẽ hành động phi pháp của
Trung Quốc trên Biển Đông.

3
Nhận xét văn bản A: Nguyễn Thị Ngọc_MSV: 22D170164
1. Bản dịch có trung thành với bản gốc hay không? (the truth)
- Về phần tiêu đề của bản dịch “Việt Nam phản đối sự xâm phạm của Trung Quốc”,
em thấy khá sát nghĩa với bản gốc “VN resists China intrusion” và đầy đủ nội dung
mà bản gốc muốn truyền tải. Ngoài ra, em cũng đề xuất một số phương án dịch tiêu đề
như sau: “Việt Nam chống lại sự xâm phạm của Trung Quốc”, “Việt Nam phản đối
Trung Quốc xâm lược”, “Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược”.
- Bản dịch của bạn sử dụng chủ yếu phương pháp dịch thuật Faithful Translation
(Dịch trung thành). Trước khi đọc bản gốc, em đọc bản dịch của bạn thấy rất dễ hiểu
và đã nắm được thông tin của bài báo. Và sau khi đọc bản gốc, em thấy bản dịch của
bạn khá trung thành với bản gốc. Em nghĩ bạn có tra nghĩa cẩn thận và các nghĩa này
khá sát với ngôn ngữ gốc. Bản dịch đã không làm thay đổi hay làm sai lệch nội dung
mà tác giả muốn truyền tải tại bản gốc. Bản dịch cũng nêu lên được thông tin mà tác
giả bản gốc đang muốn truyền tải đó là các ngư dân ở đảo Lý Sơn nói riêng và người
dân Việt Nam nói chung kiên quyết chống lại sự xâm lược của Trung Quốc và quyết
tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
2. Từ ngữ có được sử dụng phù hợp với ngữ cảnh hay không? (in and out of
context)
- Nhìn chung, các từ được sử dụng trong bản dịch đã được bạn xem xét và dùng vào
ngữ cảnh một cách hợp lý và dễ hiểu. Nó khá phù hợp với ngữ cảnh của bài báo và nội
dung mà tác giả muốn truyền tải. Ví dụ như: Fishermen - Ngư dân, Viet Nam’s
sovereignty - chủ quyền của Việt Nam, commune’s Fisheries Trade Union – nghiệp
đoàn nghề cá xã An Hải, take a longer route – đi đường vòng,..
3. Bản dịch có tự nhiên hay không? (naturalness)

- Về yếu tố tự nhiên, bản dịch của bạn tương đối tự nhiên do bạn dịch theo ngôn ngữ,
ngữ pháp thông thường mà các bài báo của Việt Nam hay sử dụng cũng như theo văn
phong của người Việt. Cách dịch từ, dịch câu cũng rất hợp lý. Do đó, em không thấy
sự gượng gạo khi đọc bài của bạn. Ví dụ như bạn đã sử dụng các cụm từ rất tự nhiên,
phù hợp như: ngư trường truyền thống (traditional fishing ground), hạ đặt giàn khoan
(set up the rig), đặc quyền kinh tế (exclusive economic zone), thềm lục địa
(continental shelf), vươn khơi bám biển (operate),...Đây là các cách nói rất phổ biến
của các bài báo khi nói về chủ quyền biển đảo của dân tộc ta. Điều đó cho thấy bạn
cũng đã tra cứu và nghiên cứu rất kỹ bản gốc. Tuy nhiên, vẫn có một số câu bị thiếu tự
nhiên do câu văn khá dài và bản dịch giữ nguyên trật tự như bản gốc.
- Sau khi đọc câu đầu của bạn “QUẢNG NGÃI (VNS) – Ngư dân đảo Lý Sơn ngoài
khơi duyên hải miền Trung Việt Nam vẫn thả lưới, đánh bắt quanh quần đảo Hoàng
Sa, ngư trường truyền thống của họ, bất chấp sự hiện diện của giàn khoan dầu trái
phép của Trung Quốc trong khu vực”, em có đề xuất bản dịch của mình: “QUẢNG

4
NGÃI (VNS) - Bất chấp sự hiện diện của giàn khoan dầu trái phép của Trung Quốc,
ngư dân đảo Lý Sơn ngoài khơi duyên hải miền Trung Việt Nam vẫn tiếp tục thả lưới
quanh quần đảo Hoàng Sa, ngư trường truyền thống của họ”.
- Cùng với đó, sau khi đọc bản dịch của bạn “Việt Nam cho rằng động thái này vi
phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quyền tài
phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Hành động này
cũng bị cho là vi phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam và đe dọa đến hoạt động
đánh bắt của ngư dân địa phương”, em cũng có đề xuất bản dịch của mình như sau:
“Việt Nam cho rằng động thái này không chỉ vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của
Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chủ quyền lãnh hải và quyền tài phán của Việt
Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà còn đe dọa trực tiếp đến hoạt
động đánh bắt của ngư dân nơi đây”.
4. Bản dịch đã sử dụng những chiến lược nào? (strategies)
Em thấy bạn đã sử dụng và vận dụng tương đối tốt các chiến lược trong bản dịch của
mình. Các chiến lược dịch được sử dụng là:
- Strategy 1: Non-equivalence at word level
 Translation by a more specific word:
“the aid” → “yểm trợ”
“Trade Union” → “Nghiệp đoàn”
“It” → “Hành động này”
“set up” → “hạ đặt”
 Translation by a more general word:
“oil rig” → “giàn khoan dầu”
 Translation by paraphrase:
“Viet Nam’s sovereignty over territorial waters” → “chủ quyền lãnh hải của
Việt Nam”
“take a longer route” → “đi đường vòng”
“still operate in its traditional Hoang Sa and Truong Sa fishing grounds” →
“vẫn sẽ vươn khơi bám biển, bám ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường
Sa”
- Strategy 3: Voice, number and person
 Voice:
“The act is also said to violate Viet Nam’s sovereignty over territorial waters
and threatens local fishermen’s operations” → “Hành động này cũng bị cho là
vi phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam và đe dọa đến hoạt động đánh bắt
của ngư dân địa phương”
“he and his colleagues would not be intimidated” → “ông và các thuyền viên
của mình sẽ không e ngại gì” => Bản dịch đã lược đi nghĩa bị động của bản gốc
khiến nó trở nên tự nhiên hơn.
 Number:

5
“a large number of” → “một số lượng lớn”
“thousands of people” → “hàng nghìn người dân”
 Person:
“Fishermen” → “Ngư dân”
“he” → “ông”
- Strategy 4: Deal with proper names
 Names of organizations:
“An Hai commune’s Fisheries Trade Union” → “Nghiệp đoàn nghề cá xã An
Hải”
“Nghia Phu Fishing Port” → “Cảng cá Nghĩa Phú”
- Strategy 6: Newspaper headlines
“VN resists China intrusion” → “Việt Nam phản đối sự xâm phạm của Trung
Quốc”=> Bản dịch tiêu đề khá sát với bản gốc.
Bản dịch đề xuất
Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược
QUẢNG NGÃI (VNS) – Bất chấp sự hiện diện của giàn khoan dầu trái phép của
Trung Quốc, ngư dân đảo Lý Sơn ngoài khơi duyên hải miền Trung Việt Nam vẫn tiếp
tục thả lưới quanh quần đảo Hoàng Sa, ngư trường truyền thống của họ. Vào cuối tuần
trước, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan với sự hỗ trợ của một số lượng lớn tàu
thuyền, bao gồm cả tàu chiến. Việt Nam cho rằng hành động này không chỉ vi phạm
nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, chủ quyền lãnh
hải và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
mà còn đe dọa trực tiếp đến hoạt động đánh bắt của ngư dân nơi đây. “Thật không thể
chấp nhận được”, ngư dân Nguyễn Hồng, 39 tuổi, thuộc Nghiệp đoàn nghề cá xã An
Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, bức xúc nói. Một ngư dân khác, anh Lê
Bình, khẳng ngư dân vẫn sẽ vươn khơi bám biển, bám ngư trường truyền thống
Hoàng Sa, Trường Sa để góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo của
Tổ quốc.
Trong khi đó, tại Cảng cá Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi, ngư dân Trần Thọ cho
biết ông đã có 30 năm đánh bắt quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông nói
rằng, trên đường tới vùng biển Hoàng Sa thì tàu của ông phải đi ngang qua khu vực
Trung Quốc đặt giàn khoan. Sự xuất hiện của giàn khoan này đã buộc ngư dân phải đi
đường vòng để đến ngư trường, nhưng ông cũng khẳng định rằng ông và các thuyền
viên của mình không hề lo sợ gì. Sáng 9/5, hàng nghìn người dân đảo Lý Sơn và các
vùng lân cận đã kịch liệt phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển
Đông.

TEXT B: Inflation expected to remain stable, enable lending: HSBC

6
HCM CITY (VNS)-HSBC's Vietnam at a Glance monthly report has said inflation is
likely to gradually accelerate, especially in the second half, but remain under control,
enabling the central bank to keep interest rates low. The prognosis is based on the fact
that the April headline CPI rose slightly (4.4 per cent year-on- year). However, core
inflation decelerated to 5.3 per cent from 5.7 per cent in March. The latter excludes
food and energy from the basket of goods whose prices are tracked. "We expect core
and headline inflation to converge. Even as domestic activity picks up, thanks to
measures such as lowering the deposit and OMO (the central bank's open market
operations) rates to induce lending growth, as the year progresses, headline inflation is
expected to only rise slightly," the report said.
It expected the rate to end at 5.6 per cent this year even with an assumption of higher
social services and electricity costs in August and September. The manufacturing
sector would be the main bright spot for Viet Nam, it said. Negotiations are underway
for the Trans Pacific Partnership and the EU Free Trade Agreement. Should they
prove successful, tariffs on Viet Nam's key items such as garments and textiles should
decline in major markets such as the US and EU.

7
Dịch văn bản B: Nguyễn Thị Ngọc_MSV:22D170164
BẢN DỊCH

HSBC: Lạm phát dự kiến ổn định, tạo điều kiện cho vay

Thành phố Hồ Chí Minh (VNS) – Báo cáo hàng tháng Tổng quan về Việt Nam của
HSBC cho biết lạm phát có thể sẽ dần tăng tốc, đặc biệt là trong nửa cuối năm, nhưng
vẫn trong tầm kiểm soát, tạo điều kiện cho Ngân hàng Trung ương duy trì lãi suất ở
mức thấp. Dự báo này dựa trên thực tế là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng nhẹ
(4,4% so với cùng kỳ năm trước). Tuy nhiên, lạm phát lõi, không bao gồm thực phẩm
và năng lượng trong giỏ hàng hóa được theo dõi giá cả, đã giảm xuống 5,3% từ mức
5,7% trong tháng 3. “Chúng tôi kỳ vọng lạm phát lõi và lạm phát toàn phần sẽ hội tụ.
Ngay cả khi hoạt động trong nước khởi sắc trở lại, nhờ các biện pháp như giảm lãi
suất tiền gửi và lãi suất OMO (nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Trung ương)
để kích thích tăng trưởng cho vay, trong năm tới, lạm phát toàn phần dự kiến chỉ tăng
nhẹ”, báo cáo cho biết.

Báo cáo cũng kỳ vọng mức tăng cả năm sẽ đạt 5,6% dù giả định chi phí điện và dịch
vụ xã hội tăng cao vào tháng 8 và tháng 9. Nó còn cho biết rằng ngành sản xuất sẽ là
điểm sáng chính của nền kinh tế Việt Nam. Hiện các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối
tác xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu đang
diễn ra. Nếu thành công, thuế quan đối với các mặt hàng chính của Việt Nam như
hàng dệt may sẽ giảm khi xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ và Liên minh
châu Âu.

8
Nhận xét văn bản B: Đỗ Thị Bích Ngọc_MSV: 22D170159
1. Bản dịch có trung thành với bản gốc hay không? (the truth)
- Bản dịch sử dụng chủ yếu phương pháp dịch thuật Faithful Translation (Dịch trung
thành), khá trung thành với bản gốc, các từ ngữ được dịch tương đối sát nghĩa và dễ
hiểu.
- Tiêu đề bản dịch khá phù hợp với nội dung của bài, bao hàm được nội dung, ý nghĩa
của cả văn bản
- Những từ ngữ tên riêng được dịch sát nghĩa với từ gốc.
- Tuy nhiên cụm “Vietnam at a Glance” nên giữ nguyên bởi nó vốn là tên riêng của
bài báo cáo

2. Từ ngữ có được sử dụng phù hợp với ngữ cảnh hay không? (in and out of
context)
- Từ ngữ đa số được sử dụng phù hợp với ngữ cảnh của bài dịch là một bài báo, tin tức
về về tài chính, kinh tế. Cụ thể như: “expect - kỳ vọng/dự kiến”, “picks up - khởi sắc”,
“measures - các biện pháp”, “induce - kích thích”, “operations - nghiệp vụ”,
“agreement - hiệp định”

3. Bản dịch có tự nhiên hay không? (naturalness)


- Bản dịch truyền tải được ý nghĩa của tác giả bài viết, sử dụng nhiều cụm động từ và
thể chủ động
- Tuy nhiên, còn một số chỗ bản dịch mang hướng literal translation nên thiếu tự
nhiên hoặc gây khó hiểu, chẳng hạn như “core inflation - lạm phát lõi”, “However,
core inflation decelerated to 5.3 per cent from 5.7 per cent in March. The latter
excludes food and energy from the basket of goods whose prices are tracked - Tuy
nhiên, lạm phát lõi, không bao gồm thực phẩm và năng lượng trong giỏ hàng hóa
được theo dõi giá cả, đã giảm xuống 5,3% từ mức 5,7% trong tháng 3”,

4. Bản dịch đã sử dụng những chiến lược nào? (strategies)


Những chiến lược được sử dụng ở bản dịch là:
- Strategy 1: Non-equivalence at word level
 Translation by a more specific word:
“central bank” → “Ngân hàng Trung ương”
“it” → “báo cáo”
 Translation by a more general word
“decelerate” → “giảm xuống”
 Translation using a loan word plus explanation
“CPI” → “chỉ số giá tiêu dùng (CPI)”
 Translation by paraphrase
“as the year progresses” → “trong năm tới”

9
 Translation by omission
“Should they prove successful…” → “nếu thành công”, bản dịch đã lược dịch
“they prove”, điều này khá hợp lý, tạo sự mượt mà cho bản dịch

- Strategy 3: Voice, number and person


 Voice:
“headline inflation is expected to only rise slightly” → “lạm phát toàn phần dự
kiến chỉ tăng nhẹ”, trong bản gốc là câu bị động nhưng trong bản dịch không có
từ “bị/được”
 Number:
“ in the second half” → “trong nửa cuối năm”
“measures” → “các biện pháp”
“negotiations” → “các cuộc đàm phán”
“key items” → “các mặt hàng chính”
 Person:
“it” → “nó”, “báo cáo”
“we” → “chúng tôi”

- Strategy 4: Deal with proper names


 Geographical terms:
“the US” → “Mỹ”
“EU” → “Liên minh Châu Âu”
“HCM CITY” → “THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

- Strategy 6: Newspaper headlines


“Inflation expected to remain stable, enable lending: HSBC”
→ “HSBC: Lạm phát dự kiến ổn định, tạo điều kiện cho vay”

Bản dịch đề xuất


Thành phố Hồ Chí Minh (VNS) - Báo cáo hàng tháng Vietnam at a Glance của
Ngân hàng HSBC cho biết lạm phát có xu hướng tăng dần, đặc biệt trong nửa cuối
năm, nhưng vẫn đảm bảo trong tầm kiểm soát, cho phép Ngân hàng Trung ương duy
trì lãi suất ở mức thấp. Dự báo này được đưa ra dựa trên tình hình thực tế chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng nhẹ (tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước). Tuy nhiên,
lạm phát cơ bản, nghĩa là không bao gồm các mặt hàng lương thực, thực phẩm và
năng lượng nằm trong danh mục hàng hóa có giá do Nhà nước quản lý, đã giảm từ
mức 5,7% xuống còn 5,3% trong tháng 3. “Chúng tôi kỳ vọng lạm phát lõi và lạm
phát toàn phần sẽ không quá chênh lệch. Ngay cả khi hoạt động trong nước khởi sắc
trở lại nhờ các biện pháp như giảm lãi suất tiền gửi và lãi suất OMO (nghiệp vụ thị
trường mở của Ngân hàng Trung ương) để kích thích tăng trưởng cho vay thì trong

10
năm tới, lạm phát toàn phần được dự báo chỉ tăng nhẹ”, báo cáo cho biết. HSBC cũng
dự kiến mức lạm phát năm nay đạt ngưỡng 5,6% dù giả định chi phí điện và dịch vụ
xã hội tăng vào tháng 8 và tháng 9. Báo cáo cũng nhận định ngành sản xuất sẽ là điểm
sáng của nền kinh tế Việt Nam. Hiện các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương và Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu đang được tiến
hành. Nếu thành công, thuế quan đối với các mặt hàng quan trọng của Việt Nam như
hàng dệt may sẽ giảm khi sang các thị trường lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu.

11

You might also like