Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

181. Theo Ăngghen trong các chế độ xã hội sau thì xã hội nào chưa có “Nhà nước”?

a. Công xã nguyên thủy


b. Chiếm hữu nô lệ
c. Phong kiến
d. Tư bản chủ nghĩa
182. Nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện Nhà nước là do?
a. Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự dư thừa tương đối của cải, xuất hiện
chế độ tư hữu
b. Mâu thuẫn giữa các giai cấp không thể điều hòa
c. Chiến tranh mở rộng bờ cõi
d. Nhu cầu trị thủy chống lại thiên tai
183. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện của Nhà nước?
a. Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt không thể điều hòa được
b. Chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
c. Sự xâm chiếm đất đai mở rộng bờ cõi
d. Nhu cầu đoàn kết chống lại thiên tai
184. Nhà nước dù tồn tại dưới hình thức nào thì cũng phản ánh và mang bản chất của?
a. Dân tộc
b. Quốc gia
c. Giai cấp
d. Tôn giáo
185. Đâu không phải là đặc trưng cơ bản của Nhà nước?
a. Nhà nước quản lý cư dân trên một vùng lãnh thổ nhất định
b. Nhà nước là một cộng đồng thống nhất về văn hóa, tâm lý, tính cách
c. Nhà nước có hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế
đối với mọi thành viên
d. Nhà nước có hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy chính quyền
186. Bản chất giai cấp đã quy định chức năng nào của Nhà nước được đặt lên hàng
đầu?
a. Chức năng thống trị chính trị
b. Chức năng xã hội
c. Chức năng giáo dục
d. Chức năng đối ngoại
187. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, đã từng tồn tại mấy kiểu nhà nước
trong lịch sử?
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
188. Kiểu nhà nước nào sau đây được xem là nhà nước đặc biệt, nhà nước của số đông
thống trị số ít?
a. Nhà nước chủ nô quý tộc
b. Nhà nước phong kiến
c. Nhà nước tư sản
d. Nhà nước vô sản
189. Để thực hiện sứ mệnh của mình giai cấp vô sản phải thực hiện những chức năng
nào sau đây?
a. Chức năng đối nội và đối ngoại
b. Chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội
c. Chức năng tổ chức xây dựng và chức năng trấn áp
d. Chức năng thống trị chính trị và chức năng trấn áp
190. Theo quan điểm mácxít, nhà nước nào khi đã hoàn thành chức năng của nó thì lúc
đó nhà nước sẽ “tự tiêu vong”?
a. Nhà nước chủ nô
b. Nhà nước phong kiến
c. Nhà nước tư sản
d. Nhà nước vô sản
191. Sự thay đổi căn bản về chất toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội được gọi là?
a. Cách mạng xã hội
b. Cải cách xã hội
c. Tiến hóa xã hội
d. Đảo chính
192. Lực lượng của cách mạng xã hội là?
a. Những giai cấp, tầng lớp có lợi ích gắn bó với cách mạng, tham gia vào phong trào
cách mạng, đang thực hiện mục đích cách mạng
b. Những giai cấp có lợi ích gắn bó chặt chẽ và lâu dài đối với cách mạng
thực tiễn”.
c. Những những giai cấp và lực lượng đối lập cần phải đánh đổ của cách mạng
d. Những giai cấp có hệ tư tưởng tiến bộ, đại diện cho xu hướng phát triển xã hội,
phương thức sản xuất tiến bộ
193. Ai là người đã cho rằng nhiệm vụ hàng đầu của của chuyên chính vô sản là: “phát
triển nền dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm
những hình thức ấy trong thực tiễn”
a. C.Mác
b. Ph.Ăngghen
c. V.I.Lênin
d. Stalin
194. Yếu tố cơ bản nhất của tồn tại xã hội là gì?
a. Phương thức sản xuất vật chất
b. Điều kiện tự nhiên
c. Hoàn cảnh địa lý
d. Dân số và mật độ dân số
195. Nhận định nào sau đây là đúng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
a. Tồn tại xã hội quyết định hoàn toàn ý thức xã hội
b. Ý thức xã hội quyết định hoàn toàn tồn tại xã hội
c. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và ý thức xã hội có tác tác động ngược
trở lại tồn tại xã hội
d. Ý thức xã hội quyết định tồn tại xã hội và tồn tại xã hội có tác tác động ngược trở lại
ý thức xã hội
196. Hình thức đặc biệt và cao nhất của tri thức cũng như của ý thức xã hội là?
a. Ý thức pháp quyền
b. Ý thức đạo đức
c. Ý thức khoa học
d. Ý thức triết học
197. Hình thái ý thức nào sau đây được xem là sự phản ánh hư ảo sức mạnh của giới
tự nhiên bên ngoài lẫn các quan hệ xã hội vào đầu óc con người?
a. Ý thức đạo đức
b. Ý thức thẩm mỹ
c. Ý thức tôn giáo
d. Ý thức triết học
198. Những tư tưởng, quan điểm được tổng hợp, được hệ thống hóa và khái quát thành
các học thuyết xã hội dưới dạng các khái niệm, phạm trù, quy luật được gọi là?
a. Ý thức cá nhân
b. Ý thức thông thường
c. Ý thức lý luận
d. Tâm lý xã hội
199. Nguồn gốc trực tiếp dẫn đến cách mạng xã hội là do?
a. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
b. Đấu tranh giai cấp
c. Kết quả đấu tranh của các lực lượng xã hội tiến bộ
d. Giai cấp cầm quyền muốn duy trì trật tự xã hội
200. Một trong những biểu hiện tính độc lập tương đối của ý thức xã hội là?
a. Hoàn toàn độc lập với tồn tại xã hội
b. Biến mất cùng tồn tại xã hội ngay lập tức
c. Nó vận động chỉ bằng những quy luật nội tại của đời sống tinh thần
d. Nó có thể vượt trước tồn tại xã hội
201. Câu nói sau đây là của ai? “Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào, về mặt khách
quan những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện.”
a. C.Mác
b. Ph.Ăngghen
c. V.I.Lênin
d. Platon
202. Theo triết học Mác - Lênin thì Nhà nước có mấy chức năng cơ bản
a. 2 chức năng
b. 3 chức năng
c. 4 chức năng
d. 5 chức năng
203. Hoạt động điều hành các công việc chung như thủy lợi, giao thông, y tế, giáo dục,
bảo vệ môi trường… thuộc chức năng nào của nhà nước?
a. Chức năng thống trị chính trị
b. Chức năng đối nội
c. Chức năng đối ngoại
d. Chức năng xã hội
204. Nhà nước thành bang Xpac ở Hy Lạp thời cổ đại là điển hình của kiểu nhà nước
nào sau đây?
a. Nhà nước quân chủ chủ nô
b. Nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô
c. Nhà nước phong kiến tập quyền
d. Nhà nước phong kiến phân quyền
205. “Những hình thức của nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ
là một: chung quy lại thì tất cả những hình thức nhà nước ấy, vô luận thế nào, cũng tất
nhiên phải là nền chuyên chính tư sản”. Câu nói này được trích trong tác phẩm nào sau
đây?
a. “Tư bản” của Mác và Ăngghen
b. “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ăngghen
c. “Nhà nước và cách mạng” của Lênin
d. “Phê phán cương lĩnh Gôta” của Mác
206. Nguồn gốc sâu xa của cách mạng xã hội là gì?
a. Mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa
b. Đấu tranh giai cấp
c. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
d. Nhu cầu cải tạo xã hội
207. Sự thay đổi dần dần, thay đổi từng bộ phận, lĩnh vực của đời sống xã hội được gọi
là?
a. Cách mạng xã hội
b. Tiến hóa xã hội
c. Cải cách xã hội
d. Đảo chính
208. Phương thức tiến hành của một nhóm người với mục đích giành chính quyền song
không làm thay đổi căn bản chế độ xã hội được gọi là?
a. Cách mạng xã hội
b. Tiến hóa xã hội
c. Cải cách xã hội
d. Đảo chính
209. Thời cơ cách mạng là gì?
a. Là điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, chính trị bên ngoài tác động đến, là tiền đề
diễn ra các cuộc cách mạng xã hội
b. Là ý chí, niềm tin trình độ giác ngộ và nhận thức của lực lượng cách mạng vào mục
tiêu và nhiệm vụ cách mạng, khả năng tập hợp lực lượng cách mạng của giai cấp lãnh
đạo cách mạng
c. Là sự chín muồi của mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,
sự phát triển đến đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp dẫn tới những đảo lộn sâu sắc
trong nền tảng kinh tế - xã hội của nhà nước đương thời
d. Là thời điểm đặc biệt khi điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của cách mạng
xã hội đã chín muồi, là lúc thuận lợi nhất có thể bùng nổ cách mạng, có ý nghĩa quyết
định đối với thành công của cách mạng
210. Tình thế cách mạng là gì?
a. Là điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, chính trị bên ngoài tác động đến, là tiền đề
diễn ra các cuộc cách mạng xã hội
b. Là ý chí, niềm tin trình độ giác ngộ và nhận thức của lực lượng cách mạng vào mục
tiêu và nhiệm vụ cách mạng, khả năng tập hợp lực lượng cách mạng của giai cấp lãnh
đạo cách mạng
c. Là sự chín muồi của mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,
sự phát triển đến đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp dẫn tới những đảo lộn sâu sắc
trong nền tảng kinh tế - xã hội của nhà nước đương thời
d. Là thời điểm đặc biệt khi điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của cách mạng
xã hội đã chín muồi, là lúc thuận lợi nhất có thể bùng nổ cách mạng, có ý nghĩa quyết
định đối với thành công của cách mạng

You might also like