Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

121.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong điều kiện nào thì cái chung có
thể chuyển hóa thành cái đơn nhất?
a. Khi cái chung phù hợp với sự vận động và phát triển của sự vật
b. Khi cái chung không phù hợp với sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng
c. Khi cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, như một thuộc tính chung của một số cái
riêng
d. Khi cái chung và cái đơn nhất hòa hợp với nhau
122. Phạm trù nguyên nhân theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin là:
a. Dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau và gây nên một sự biến đổi nhất định
b. Dùng để chỉ những sự vật, hiện tượng tạo nên những tác động gây ra một sự biến
đổi nhất định
c. Dùng để chỉ những qui trình có trước về mặt thời gian so với một kết quả nào đó
d. Dùng để chỉ kết quả ngẫu nhiên do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một
sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng
123. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện mệnh đề sau đây: “Tất nhiên là cái do những
.……bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những ……. nhất định nó phải
xảy ra như thế này chứ không thể như thế khác được”
a. Yếu tố cơ bản - thời gian
b. Nguyên nhân cơ bản - điều kiện
c. Nhân tố cơ bản - thời điểm
d. Điều kiện cơ bản - tác động
124. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, việc nhận thức hàng loạt cái ngẫu nhiên
nhằm mục đích gì?
a. Xác định chân lý
b. Hình thành kỹ năng quan sát và chọn lọc
c. Nhận thức cái tất nhiên
d. Kế thừa các quan điểm của những nhà khoa học tiền bối
125. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về phạm trù hiện tượng:
a. Hiện tượng biểu hiện các mặt, mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên ngoài
của sự vật
b. Hiện tượng biểu hiện mối liên hệ khách quan, tất nhiên tương đối ổn định bên trong
của sự vật
c. Hiện tượng và bản chất luôn luôn phù hợp với nhau
d. Hiện tượng là cái không bao giờ thay đổi
126. Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược
lại trong chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra điều gì?
a. Nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của thế giới hiện thực khách quan
b. Khuynh hướng của sự vận động và phát triển của thế giới hiện thực khách quan
c. Cách thức chung nhất của sự vận động, phát triển của thế giới hiện thực khách quan
d. Tính qui định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những
thuộc tính làm cho sự vật nó là nó chứ không phải là cái khác
127. Trong nội dung qui luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về
chất và ngược lại, phạm trù nào dùng để chỉ khoảng giới hạn tồn tại của sự vật, hiện
tượng mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi chất; sự vật hiện
tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành cái khác?
a. Điểm nút
b. Bước nhảy
c. Quá độ
d. Độ
128. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, phạm trù nào dùng để chỉ sự chuyển
hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra,
là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi cơ bản về lượng?
a. Điểm nút
b. Độ mới
c. Phủ định
d. Bước nhảy
129. Theo triết học Mác - Lênin, trạng thái nào của các mặt đối lập mà ở đó có sự
nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt
này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề?
a. Thống nhất giữa các mặt đối lập
b. Đấu tranh giữa các mặt đối lập
c. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
d. Không có trạng thái nào
130. Mâu thuẫn biện chứng là?
a. Chỉ sự đấu tranh của các mặt đối lập
b. Chỉ sự thống nhất của các mặt đối lập
c. Chỉ sự thống nhất, không bao hàm sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
d. Chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất vừa đấu tranh giữa các mặt
đối lập
131. Vị trí của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong phép biện
chứng duy vật?
a. Là “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật
b. Là quy luật thể hiện sự cụ thể hóa của phép biện chứng duy vật
c. Là quy luật về sự quan trọng của phép biện chứng duy vật
d. Là quy luật bổ sung trong nghiên cứu lý luận về phép biện chứng duy vật
132. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, luận điểm nào sau đây là đúng?
a. Có thể coi nguyên nhân và kết quả nằm ở hai sự vật khác nhau
b. Không thể coi nguyên nhân và kết quả nằm ở hai sự vật khác nhau, tách rời nhau
c. Nguyên nhân và kết quả không cùng một kết cấu vật chất
d. Nguyên nhân và kết quả là do ý muốn chủ quan của con người tạo ra
133. Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về quan hệ giữa nội dung và
hình thức?
a. Nội dung quyết định hình thức trong sự phát triển của sự vật
b. Hình thức quyết định nội dung trong sự phát triển của sự vật
c. Trong nhiều sự vật, nội dung và hình thức tồn tại tách rời nhau
d. Tồn tại hình thức thuần túy không chứa đựng nội dung
134. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây đúng?
a. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào khả năng
b. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào hiện thực, không cần tính đến khả năng
c. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào hiện thực, đồng thời phải tính đến khả năng
d. Hoạt động thực tiễn không bao hàm những khả năng
135. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây sai?
a. Chất là tính quy định vốn có của sự vật
b. Chất là tổng hợp hữu cơ các yếu tố, thuộc tính của sự vật nói lên sự vật là cái gì
c. Chất đồng nhất với thuộc tính
d. Chất là cái để phân biệt nó với cái khác
136. Nội dung nào sau đây được xem là một phát kiến vĩ đại của C.Mác đem lại một
cuộc cách mạng trong triết học về xã hội?
a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
b. Phép biện chứng duy vật
c. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
d. Học thuyết hình thái kinh tế xã hội
137. Cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch
sử nhất định của xã hội loài người được gọi là?
a. Phương thức sản xuất
b. Lực lượng sản xuất
c. Quan hệ sản xuất
d. Tư liệu sản xuấ
138. Tư liệu lao động bao gồm những yếu tố nào sau đây?
a. Công cụ lao động và phương tiện lao động
b. Công cụ lao động và đối tượng lao động
c. Đối tượng lao động và phương tiện lao động
d. Người lao động và công cụ lao động
139. Yếu tố nào được xem là yếu tố động nhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản
xuất?
a. Người lao động
b. Đối tượng lao động
c. Công cụ lao động
d. Phương tiện lao động
140. Nhân tố hàng đầu giữ vai trò quyết định trong lực lượng sản xuất là?
a. Người lao động
b. Tư liệu sản xuất
c. Tư liệu lao động
d. Đối tượng lao động
141. Quan hệ nào sau đây có vai trò quyết định các quan hệ còn lại trong quan hệ sản
xuất?
a. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
b. Quan hệ về tổ chức, quản lý sản xuất
c. Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động
d. Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quá trình sản xuất
142. Nhận định nào sau đây là đúng?
a. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại độc lập không tác động lẫn nhau
b. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản xuất có
tác động biện chứng
c. Quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất
d. Lực lượng sản xuất tác động trở lại quan hệ sản xuất
143. Đâu là khái niệm đúng về cơ sở hạ tầng trong chủ nghĩa duy vật lịch sử?
a. Cơ sở hạ tầng là tập hợp các công trình xây dựng, công trình công cộng
b. Cơ sở hạ tầng là hệ thống các công trình xây dựng, cầu cống, điện, đường,
trường,trạm
c. Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận
động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó
d. Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với những thiết chế tương
ứng của nó
144. Bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối
kháng giai cấp là bộ phận nào sau đây?
a. Chính trị
b. Pháp luật
c. Nhà nước
d. Đạo đức
145. Các yếu tố cơ bản của hình thái kinh tế-xã hội gồm?
a. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
b. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
c. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và cơ sở hạ tầng
d. Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
146. Định nghĩa giai cấp của Lênin được nêu trong tác phẩm nào sau đây?
a. Nhà nước và cách mạng
b. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản
c. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
d. Sáng kiến vĩ đại
147. Trong các quan hệ sau, quan hệ nào được xem là cơ bản và chủ yếu nhất quyết
định trực tiếp đến địa vị kinh tế xã hội của các giai cấp?
a. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất
b. Quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất
c. Quan hệ phân phối của cải xã hội
d. Quan hệ giữa người bóc lột và người bị bóc lột
148. Nguồn gốc của sự xuất hiện, mất đi của những giai cấp cụ thể và xã hội có giai
cấp đều dựa trên tính tất yếu thuộc lĩnh vực nào?
a. Kinh tế
b. Chính trị
c. Văn hóa
d. Xã hội
149. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời của giai cấp là gì?
a. Do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
b. Do xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
c. Do chiến tranh
d. Do tranh giành quyền lực
150. Giai cấp cơ bản trong xã hội Tư bản chủ nghĩa là giai cấp nào?
a. Giai cấp tư sản
b. Giai cấp vô sản
c. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
d. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân

You might also like